Đề tài Cấu tạo máy phá rung tim TEC-7200
I.Cơ sở phát sinh điện thế sinh vật của tế bào. Cơ sở phát sinh điện thế sinh vật của tế bào liên quan chặt chẽ đến chức năng dẫn truyền của nó. Bên trong và bên ngoài của tế bào đều có các ion dương và các ion âm. Những chất chủ yếu quyết định điện tích hai bên màng tế bào là Na+,K+,Cl-. Nồng độ ion ở hai bên màng rất khác nhau. Tất cả các tế bào sống có tính chất của một pin có cực tính dương quay ra ngoài và âm quay vào trong. Người ta coi tính chất phân cực của màng và trạng thái điện bình thường gọi là điện thế nghỉ ( Khoảng 90 mV). Khi có kích thích, màng tế bào thay đổi tính thấm và vận chuyển ion, ion Na+ vào trong và K+ ra ngoài. Sự vận chuyển tích cực đó dẫn đến trạng thái cân bằng ion rồi sau đó lại đảo ngược cực tính tế bào. Sự biến đổi lượng ion gây biến đổi điện thế gọi là điện thế động. Như vậy khi tế bào bắt đầu hoạt động (bị kích thích) điện thế mặt ngoài tế bào sẽ trở thành âm, tính tương đối so với so với mặt trong (khử cực dương). Hiện tượng này gọi là khử cực. Sau đó tế bào dần lập lại thế cân bằng ion lúc nghỉ , điện thế mặt ngoài trở thành dương tính tương đối (tái lặp cực). Hiện tượng này gọi là tái cực. II. Cơ sở hình thành tín hiệu điện tim: Một sợi cơ đồng nhất bao gồm nhiều tế bào, khi hoạt động sợi cơ co lại, lúc đó xuất hiện điện thế động, giữa phần đã được và phần đang được khử cực xuất hiện một điện trường lưỡng cực. Điện trường này lan truyền cùng một tốc độ với sóng dọc theo sợi cơ. Sau đó khoảng nửa giây bắt đầu xuất hiện quá trình tái cực, kèm theo điện trường có cực ngược lại với quá trình khử cực và chuyển động chậm hơn. Hiện tượng khử cực của một sợi cơ xảy ra rất nhanh và hiệu điện thế cao nên sóng khử cực có biên độ lớn và biến thiên nhanh còn quá trình tái cực xảy ra chậm hơn và điện thế cũng thấp hơn, do đó có tốc độ biến thiên chậm và biên độ nhỏ. * Quá trình hoạt động co bóp của tim: Tim là một khối cơ rỗng gồm bốn buồng dầy mỏng không đều nhau. Cấu trúc phức tạp làm cho tín hiệu của tim phát ra (Khử cực và tái cực), thực chất là tổng cộng các tín hiệu điện của các sợi cơ tim, cũng phức tạp hơn một tế bào hay của một sợi cơ như đã nói trên. Hình.2 Tim hoạt động co bóp theo một thứ tự nhất định, hoạt động này lặp đi lặp lại và mỗi vòng được gọi là chu chuyển của tim. Một chu chuyển của tim gồm 3 giai đoạn : +Tâm nhĩ thu. +Tâm thất thu. +Tâm trương. Tim hoạt động được là nhờ một xung động truyền qua hệ thống thần kinh tự động của tim. Đầu nút xoang của tim phát xung động toả ra cơ nhĩ của tim làm cho cơ nhĩ khử cực trước, nhĩ bóp và đẩy máu xuống thất. Sau đó nút nhĩ thất Tawara tiếp nhận xung động truyền qua bó His xuống thất làm thất khử cực, lúc này thất đã đầy máu sẽ bóp mạnh đẩy máu ra ngoại biên. Hiện tượng nhĩ và thất khử cực lần lượt trước sau như thế chính là duy trì quá trình huyết động bình thường của hệ thống tuần hoàn. Đồng thời điều đó cũng tạo cho điện tâm đồ 2 phần: +Nhĩ đồ: Ghi lại dòng điện hoạt động của nhĩ, đi trước. +Thất đồ : Ghi lại dòng hoạt động của thất, đi sau . * Quy ước về việc đặt dấu của máyghi tin hiệu điện tim như sau: +Điện cực dương B đặt bên trái của tim , điện cực âm A đặt bên phải của tim +Khi tim ở trạng thái nghỉ (tâm trường) không có điện thế động, đường ghi chỉ là đường thẳng ngang gọi là đường đồng điện .Khi tim hoạt động ( tâm thu) mà khi điện cực B thu được điện thế dương(+) so với bên A thì ta có sóng dương(+) ở mé trên đường đồng điện.Ngược lại nếu điện thế A dương hơn B thì ta có sóng âm ở dưới đường đồng điện.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cấu tạo máy phá rung itm TEC-7200.DOC