Đề tài Cấu trúc hệ thống và trường chuyển mạch của tổng đài EWSD

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Chương I: Giới thiệu chung về tổng đài 2

I. Vị trí của tổng đài trong mạng Viễn Thông 2

1. Định nghĩa 2

2. Vị trí của tổng đài trong mạng Viễn Thông 2

II. Quá trình phát triển của tổng đài 2

III.Chức năng của tổng đài 3

IV. Tổng quan về hệ thống tổng đài EWSD : 4

Chương II: Khả năng ứng dụng và đặc trưng cơ bản của hệ thống 5

I. Các khả năng xử lý của hệ thống : 5

II. Ứng dụng của hệ thống EWSD : 5

1. Khối giao tiếp thuê bao DLU ( Digital Line Unit ) : 5

2. Tổng đài nội hạt ( Local Exchange ) : 5

3. Tổng đài nội hạt và chuyển tiếp ( Local/Transit Exchange ) : 6

4. Tổng đài cổng quốc tế ( International gateway Exchange ) : 6

5. Trung tâm chuyển mạch di động ( Mobile Switching Center ) : 6

6. Tổng đài nông thông ( Rural / Container Exchange ) : 6

7. Khai thác và bảo dưỡng tập trung (Centralized Operation & Maintenance) 6

8. Khả năng ứng dụng hệ thống báo hiệu số 7 ( Common Channel Signalling System No.7 ) : 7

9. Khả năng sử dụng trong mạng ISDN (Integrated Service Digital Network) và khả năng sử dụng dịch vụ giá trị gia tăng (VAS – Value Added Service ) 7

III. Các đặc trưng cơ bản của hệ thống : 7

1. Các đặc trưng cho hệ thống : 7

2. Các dịch vụ cung cấp cho thuê bao Analog : 8

Chương III: Cấu trúc khái quát phần cứng của hệ thống 9

I. Sơ đồ tổng quan hệ thống : 9

II. Khối giao tiếp thuê bao ( DLU ) : 11

1. Chức năng của khối giao tiếp thuê bao DLU : 11

2. Các nhiệm vụ chính của DLU : 12

3. Cấu trúc cơ bản của DLU : 13

3.1 Module đường thuê bao tương tự : 15

3.2 Nhiệm vụ của SLMCP : 15

3.3 Khối kiểm tra TU ( Test Unit ): 15

3.4 Thiết bị thực hiện dịch vụ khẩn EMSP và thiết bị điều khiển dịch vụ hoạt động cô lập SASC: 15

3.5 Khối giao tiếp số DIU-DLU ( Digital Interface Unit for DLU ) : 15

3.6 Bộ điều khiển DLUC : 16

3.7 Module giao tiếp thuê bao số SLMD : 16

4. Phân bố Module trong tủ DLU ( thế hệ cũ A ): 16

5. Phân bố module trong tủ DLU thế hệ mới ( DLUB ) : 17

6. Quy tắc đấu nối cáp từ tủ DLU đến giá MDF : 19

III. Khối giao tiếp trung kế LTG ( Line Trunk Group ) : 21

1. Chức năng của LTG trong hệ thống EWSD : 21

2. Phân loại chức năng của LTG ( Line Trunk Group ) : 22

3. Cấu trúc của khối giao tiếp trung kế số : 24

4. Cấu trúc module trong LTG : 26

4.1. /LTGG ( chức năng C ) với đường truyền dẫn 2048 Kb/s : 26

4.2. LTGG ( chức năng B ) với đường truyền dẫn số 2048 Mb/s : 26

IV. Trường chuyển mạch SN ( Switching Network ) : 27

1. Chức năng của mạng chuyển mạch SN : 27

2. Cấu trúc và phân chia khối chức năng trong mạng chuyển mạch SN : 27

2.1. Đối với trường chuyển mạch SN 504LTG, 252LTG, 126LTG : 27

2.2. Đối với trường chuyển mạch SN 63LTG : 28

3. Mô hình giao tiếp của SN với các khối chức năng khác và dung lượng của SN 28

V. Khối báo hiệu kênh chung CCNC ( Common Channel Network Control System ) : 36

1. Chức năng khối báo hiệu kênh chung : 36

2. Cấu tạo hoạt động của CCNC : 37

2.1. Vị trí của CCNC trong EWSD : 37

2.2. Cấu tạo phần cứng của CCNC : 38

VI. Bộ đệm bản tin MB (Message Buffer) : 45

1. Cấu trúc, chức năng của MB : 45

2. Cấu trúc module của MB : 50

VII. Khối tạo tín hiệu đồng hồ trung tâm CCG (Central clock generator) : 51

1. Cấu trúc, chức năng của bộ tạo tín hiệu đồng hồ CCG : 51

2. Phân phối tín hiệu đồng hồ trong EWSD : 54

3. Sơ đồ module của CCG : 56

VIII. Bộ xử lý kết hợp CP113 và CP113C : 56

1. Cấu trúc, chức năng của CP113 và CP113C : 56

2. Chức năng các khối trong CP 113 và CP113C : 59

3. Sơ đồ cấu trúc Module của CP113 và CP113C : 64

Chương IV: Một số các lệnh thực hành trong EWSD 65

I. Các quy trình bảo dưỡng hệ thống 65

1. Công việc hàng ngày: 65

2. Công việc bảo dưỡng hàng tuần: 65

3. Công việc bảo dưỡng hàng tháng: 66

II. Các lệnh về Thuê bao: 66

1. Các lệnh tạo, xoá và chuyển đổi một số máy thuê bao: 66

2. Các lệnh tạo xoá và chuyển đổi số máy cho thuê bao nhóm: 66

3. Các lệnh cài dịch vụ cho thuê bao và thuê bao nhóm: 67

4. Lệnh kiểm tra trạng thái, test, xem cước cho thuê bao: 67

5. Lệnh giám sát thuê bao và lấy kết quả: 67

III. Các lệnh về Trung kế: 67

1. Lệnh xem các tham số của một nhóm trung kế: 67

2. Xem các tham số của các trung kế trong nhóm trung kế: 67

3. Lệnh tạo nhóm trung kế: 67

4. Tạo các trung kế trong nhóm trung kế: 67

5. Xoá các trung kế trong nhóm trung kế: 67

6. Xoá nhóm trung kế: 67

7. Xem trạng thái các kênh trong nhóm trung kế: 67

8. Khoá mở nhóm trung kế: 68

IV. Hướng gọi: 68

1. Xem tham số của một hướng gọi: 68

2. Tạo hướng gọi: 68

3. Xoá một hướng gọi: 68

V. Tuyến gọi: 68

1. Xem tham số của một tuyến gọi: 68

2. Tạo tuyến cho một hướng gọi: 68

3. Thay đổi tuyến gọi cho một hướng gọi: 68

4. Xoá một tuyến gọi: 68

VI. Mã gọi: 68

1. Xem tham số của một mã gọi: 68

2. Tạo một mã gọi: 68

3. Xoá một mã gọi: 68

VII. Vùng tính cước: 68

1. Kiểm tra vùng tính cước cho một mã gọi: 68

2. Tạo vùng tính cước cho một mã gọi: 68

 

 

docx73 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 3119 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cấu trúc hệ thống và trường chuyển mạch của tổng đài EWSD, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiếp với các hệ thống báo hiệu chuẩn khác nhau. Có khả năng chuyển mạch trong mạng ISDN và dễ dàng kết hợp mạng thoại đang tồn tại vào trong mạng ISDN. Các thuê bao số và thuê bao analog được kết nối tới tổng đài trong cùng một khối giao tiếp thuê bao DLU. Linh hoạt trong việc sử dụng báo hiệu, kế hoạch đánh số, định tuyến, phân vùng và tích cước. Có thể vận hành, bảo dưỡng ngay tại tổng đài hay tập trung ở một trung tâm vận hành bảo dưỡng từ xa. Có hệ thống đo lưu lượng cho tổng đài, có khả năng bảo vệ hệ thống khi quá tải. Lập trình bằng ngôn ngữ bậc cao CHILL. Sử dụng ngôn ngữ đặc tả SDL và ngôn ngữ giao tiếp người máy MML theo các tiêu chuẩn của CCITT. Có cấu trúc module nên dễ dàng phát triển và mở rộng dung lượng. Các giao tiếp chuẩn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới công nghệ. Có khả năng tạo các hướng tràn để khắc phục sự cố đường truyền và giờ cao điểm ( có thể có tới 7 tuyến dự phòng ). Có các phần mềm hỗ trợ cho việc phát triển tổng đài. Có thể đáp ứng cho các thuê bao số với tốc độ cơ sở 2B+D hoặc 30B+D 2. Các dịch vụ cung cấp cho thuê bao Analog : Hệ thống EWSD đáp ứng cho các thuê bao Analog với các dịch vụ như là : Dịch vụ quay số tắt, dịch vụ đường dây nóng. Dịch vụ hạn chế gọi ra, gọi vào ( điều khiển bởi các từ khoá - Keyword ). Dịch vụ báo vắng ( thông báo nhân công, thiết bị thông báo tự động hoặc tới máy khác ). Chuyển đổi chế độ quay số cho thuê bao. Hạn chế cuộc gọi theo yêu cầu. Cuộc gọi ưu tiên ( ngay cả khi tổng đài có sự cố ). Dịch vụ tính cước cho thuê bao sử dụng xung tính cước có tần số 16 Khz hoặc 12 Khz và dịch vụ tính cước chi tiết. Dịch vụ thoại hội nghị. Tự động chuyển đổi máy khác khi bận ( Diversion on Busy ). Dịch vụ báo trước cuộc gọi. Dịch vụ đường dây nhóm PBX. CHƯƠNG III CẤU TRÚC KHÁI QUÁT PHẦN CỨNG CỦA HỆ THỐNG I. Sơ đồ tổng quan hệ thống : Trong đó : DLU : Khối giao tiếp thuê bao DLUC : Khối điều khiển giao tiếp thuê bao LTG : Nhóm đường trung kế GP : Khối xử lý nhóm CCNC : Khối báo hiệu kênh chung CCNP : Bộ xử lý báo hiệu kênh chung EM : Bộ nhớ ngoài Hình 36 Sơ đồ tổng quan hệ thống OMT : Thiết bị đầu cuối khai thác và bảo dưỡng CP : Bộ xử lý cuộc gọi SYP : Panel hệ thống cảnh báo SYPC : Bộ điều khiển Panel hệ thống cảnh báo MB : Bộ đệm bản tin MBC : Bộ điều khiển đệm bản tin CCG : Bộ tạo đồng hồ trung tâm SN : Trường chuyển mạch SGC : Bộ xử lý chuyển mạch nhóm. II. Khối giao tiếp thuê bao ( DLU ) : 1. Chức năng của khối giao tiếp thuê bao DLU : Trong hệ thống EWSD, khối giao tiếp thuê bao DLU được trang bị cùng với những tính năng thuận lợi như : Dung lượng kết nối linh hoạt, độ tin cậy cao, độ bền cao. Tính đa dạng trong dịch vụ của DLU được thể hiện qua việc đáp ứng mọi loại hình thuê bao : có thể là thuê bao Analog, thuê bao ISDN, tổng đài PBX tương tự, hay tổng đài PBX của mạng ISDN. Khối DLU có thể được lắp đặt ngay trong nội bộ tổng đài hay ở các trạm xa tổng đài. Chúng tập trung lưu lượng các đường dây thuê bao và có thể thích ứng với các mức lưu lượng khác nhau thông qua sự phân định mềm dẻo các đường dây thuê bao đầu vào, cũng như các đường truyền số sơ cấp PDC tới khối giao tiếp trung kế LTG. Khối DLU kết nối với trường chuyển mạch SN thông qua khối tiếp giáp trung kế LTG. Để đảm bảo tính an toàn và độ tin cậy cao mỗi DLU được kết nối tới hai LTG và các khối chức năng trung tâm của DLU có cấu trúc kép làm việc theo chế độ phân tải. Mỗi DLU đấu nối với hai LTG thông qua 4 đường PDC ( đường truyền số sơ cấp ) 1544Kb/s hoặc 2048Kb/s. Khi cả 4 đường PDC được đấu nối thì cứ hai đường đấu nối tới một LTG. Với DLU gần ( local ) thì sử dụng đường số có tốc độ 4096Kb/s. Các đường PDC được dùng để truyền thông tin thoại của người sử dụng, thông tin điều khiển, thông tin báo hiệu và thông tin vận hành bảo dưỡng. Trong hệ thống hiện đang dùng, đường PDC đấu nối giữa DLU và LTG là đường truyền số 2048Kb/s và tín hiệu kênh chung CCS giữa một DLU và bộ xử lý nhóm GP trong hai LTG truyền qua cặp kênh thứ 16 trong PDC0 và PDC2. Trong trường hợp tất cả các đường PDC của DLU nối tới các LTG tương ứng cùng bị lỗi, EWSD cung cấp dịch vụ khẩn cấp đảm bảo toàn bộ thuê bao trong một tủ DLU vẫn có khả năng liên lạc với nhau. Hình dưới mô tả cách thức đấu nối DLU vào hệ thống. Dây thuê bao và các đường PBX PDC0 LTG . . DLU vệ tinh SN PDC3 Dây thuê bao và các đường PBX LTG PDC0 . . DLU nội đài PDC1 CP Hình 37 Cách thức đấu nối DLU vào hệ thống 2. Các nhiệm vụ chính của DLU : Tập trung các đường thuê bao Nhận và hợp nhất các xung quay số Ngắt tone quay số Gửi các tín hiệu và các thông báo qua đường kênh chung tới các LTG Nhận các lệnh từ LTG qua đường kênh chung Phát tín hiệu chuông cung cấp cho các thuê bao Cung cấp nguồn cho bộ chỉ thị cuộc gọi ( với thuê bao công cộng ). Kiểm tra đường thuê bao. Kiểm tra mạch thuê bao Phát hiện các cảnh báo xa và gửi chúng đến LTG. 3. Cấu trúc cơ bản của DLU : Những đơn vị chức năng chính của DLU bao gồm : Các module đường dây thuê bao SLM ( Subscriber Line Module ) : + SLMA dùng cho việc đấu nối tới các đường dây thuê bao Analog + SLMD dùng cho việc đấu nối tới các đường dây thuê bao ISDN Hai module giao tiếp số DIUD ( Digital Interface Unit for DLU ) dành cho việc đấu nối các đường số sơ cấp PDC Hai module điều khiển DLUC ( Control for DLU ) Hai mạng 4096 Kb/s để truyền dẫn thông tin của người sử dụng giữa các SLM và đơn vị giao diện số DIUD. Hai mạng điều khiển để truyền dẫn thông tin điều khiển giữa các SLM và các bộ điều khiển DLUC. Một đơn vị kiểm tra TU ( Test Unit ) dành cho việc kiểm tra các đường dây thuê bao và các mạch điện, cũng như việc kiểm tra từ trung tâm vận hành và bảo dưỡng từ xa. Hình dưới mô tả cấu trúc của tủ DLU. Hình 38 Cấu trúc của DLU 3.1 Module đường thuê bao tương tự : Các đường thuê bao tương tự được đấu nối tới SLMA, trong một SLMA có một bộ xử lý đường thuê bao SLMCP và mạch thuê bao SLCA. Một module SLMA có 8 mạch SLCA tức là tương ứng với 8 thuê bao, trong tủ thuê bao thế hệ mới DLUB mỗi module SLMA có 16 mạch SLCA tưương ứng cho 16 thuê bao. Nhiệm vụ của SLCA : Thực hiện chức năng giao tiếp thuê bao BORSCH : + Xác định các trạng thái nhấc, hạ máy. + Cung cấp nguồn cho thuê bao + Biến đổi tín hiệu 2 dây/4dây + Nhận mã, giải mã, lọc và cân bằng + Cung cấp nguồn chuông + Là giao diện của 2 mạng 4096Kb/s + Thực hiện ngắt chuông và âm tone + Phát nguồn cho bộ chỉ thị cước cuộc gọi 16 hoặc 12 Khz + Cung cấp tín hiệu đảo cực cho máy cardphone 3.2 Nhiệm vụ của SLMCP : + Xử lý các thông tin báo hiệu + Trao đổi dữ liệu điều khiển với DLUC + Điều khiển SLCA + Là giao diện của hai mạng điều khiển trong DLU + Giám sát các chức năng của SLMA, các tham số đường thuê bao và các mạng lưới điều khiển. 3.3 Khối kiểm tra TU ( Test Unit ): Gồm 3 module là FTEM, LMEM, LVMM + FTEM thực hiện kiểm tra chức năng trong SLM + LMEM đo các đường dây thuê bao + LVMM xác định mức đo 3.4 Thiết bị thực hiện dịch vụ khẩn EMSP và thiết bị điều khiển dịch vụ hoạt động cô lập SASC: Dùng để thiết lập các cuộc gọi của thuê bao đa tần trong nội bộ DLU trong trường hợp các liên kết tới LTG bị gián đoạn. 3.5 Khối giao tiếp số DIU-DLU ( Digital Interface Unit for DLU ) : + DIUD là giao diện của 2 đường PDC và mạng 4096 Kb/s trong DLU local và 4 đường PDC trong DLU distant. + Hợp nhất các đường vào từ LTG và gửi chúng tới các SLCA + Nhận các tín hiệu từ SLCA và phân kênh chúng chuyển tới LTG. + Giám sát hoạt động và hiển thị cảnh báo của các đường PDC. 3.6 Bộ điều khiển DLUC : + Là bộ tập trung của tất cả các SLMCP và các khối khác có chứa bộ xử lý của chúng + Trực tiếp truyền lệnh tới các SLMCP và các khối có bộ vi xử lý. + Điểu khiển tín hiệu theo đường kênh chung giữa LTG và DLU + Điều khiển hoạt động của DLU trong trường hợp có dịch vụ khẩn cấp + Thực hiện các thủ tục kiểm tra, giám sát và chẩn đoán lỗi. 3.7 Module giao tiếp thuê bao số SLMD : Các đường thuê bao số được đấu nối tới SLMD, trong một SLMD có một bộ xử lý đường thuê bao SLMCP và mạch thuê bao SLCD. SLCD thực hiện chức năng giao tiếp với thuê bao số ( GAZPACHO ). 4. Phân bố Module trong tủ DLU ( thế hệ cũ A ): Trong tủ DLU gồm các module điều khiển và module thuê bao. Khi mở tủ DLu ra, nhìn từ mặt trước và từ trên xuống, ta thấy cách bố trí module trong tủ DLU như sau : 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 D C C R 0 1 2 3 4 5 6 7 R G M G B D B B D C G D L U C D I U F T E M L M E M L V M M 6 A L E X D C C R D C C R 0 1 2 3 4 5 6 7 R G M G B D B B D C G D L U C D I U 3 4 5 6 7 D C C R Hình 39 Phân bố các module trong ngăn cơ sở tủ DLU 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 D C C R 0 1 2 3 4 5 6 7 B D E B D E 0 1 2 3 4 5 6 7 D C C R D C C R 0 1 2 3 4 5 6 7 B D E B D E 0 1 2 3 4 5 6 7 D C C R Hình 40 Phân bố các module trong ngăn bình thường tủ DLU Các khe có đánh số chỉ các khe cắm module thuê bao Trong đó DCCR là các module nguồn. BDE : module phân bố bus bên ngoài BDB : module phân bố bus cơ bản BDCG : module phân bố bus và clock RGMG : module cung cấp điện áp và tín hiệu chuông DIU : module giao tiếp giữa tủ DLU và LTG DLUC : module điều khiển FTEM, LMEM, LVMM : các module dùng cho kiểm tra và đo thử. Qua cấu trúc trên ta thấy, 1 tủ DLU có tối đa 04 ngăn kép sẽ lắp đặt được 32 x 3 + 22 = 118 module thuê bao tức là 118 x 8 = 944 thuê bao. 5. Phân bố module trong tủ DLU thế hệ mới ( DLUB ) : 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 D C C D C R G B 0 E M S P S L M S A S C S L M S A S C S L M (T L C M M U) F M T U D L U C 0 D I D 0 L D I D G C G 0 B D 0 G C G 1 D I D 1 L D I D D L U C 1 A L E X S L M M T A M S L M E M S P L T A T B A S L M E M S P S L M R G B 1 D C C D C D C C D F D C C D F S L M S L M S L M S L M S L M S L M S L M M G B S L M B D 1 S L M S L M S L M S L M S L M S L M S L M S L M D C C D F D C C D F Hình 41 Phân bố các module trong ngăn cơ sở DLUB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 D C C D F D C C D F S L M S L M S L M S L M S L M S L M S L M S L M B D 2 S L M S L M S L M S L M S L M S L M S L M S L M D C C D F D C C D F D C C D F D C C D F S L M S L M S L M S L M S L M S L M S L M S L M B D 3 S L M S L M S L M S L M S L M S L M S L M S L M D C C D F D C C D F Hình 42 Phân bố module trong ngăn DLUB mở rộng. Kiểm tra trạng thái các module : + module RGMG : Công tắc S1 bật lên trên và đèn sáng xanh + module BDB : Các đèn không sáng + module BDCG ở shelf0 có các đèn sau sáng : DCM, LCM sáng màu xanh, M sáng màu vàng, UNA không sáng, công tắc M bật lên trên. + module BDCG ở shelf1 có các đèn sau sáng : DCM sáng màu xanh, UNA, M, LCM không sáng, công tắc M bật lên trên. + module DLUC : công tắc T2 bật lên trên và đèn G1 sáng nhấp nháy. + Các đèn khác trên các module còn lại không sáng. 6. Quy tắc đấu nối cáp từ tủ DLU đến giá MDF : Trong tủ DLU có các module điều khiển và module thuê bao. Thông thường mỗi module thuê bao có 8 mạch thuê bao ( với các module thuê bao thế hệ mới của tủ DLUB có 16 thuê bao ). Từ module thuê bao được đấu nối tới MDF bằng các cáp thuê bao 16 đôi hoặc 64 đôi, như vậy mỗi cáp thuê bao được đấu nối với 2 hoặc 8 module thuê bao ( Với DLUB là 1 hoặc 4 module thuê bao ). Mỗi tủ DLU được đấu nối với 4 phiến ngang của giá MDF, các phiến ngang này được đấu nối với các shelf như hình dưới đây. Số thứ tự phiến ngang Nối với Shelf của tủ DLU 1 0 và 1 2 2 và 3 3 4 và 5 4 6 và 7 Trong một phiến bất kỳ cách đánh số các Shelf theo thứ tự từ trái qua phải với số shelf tăng dần. Ví dụ : phiến ngang 1 gồm shelf 0 và shelf 1, phiến ngang 2 gồm shelf 2 và shelf 3... Trong một shelf thứ tự các module thuê bao được tính tăng dần từ trái qua phải và được đấu nối vào phiến ngang như sau. Đối với phiến ngang kiểu cũ : các mạch của mỗi module được bố trí trên hai dải dọc của phiến ngang : 0 4 1 5 2 6 3 7 Đối với phiến ngang đời mới : Các mạch của mỗi module được bố trí trên 1 dải dọc của phiến, mỗi dải dọc có 8 thuê bao : 0 1 2 3 4 5 6 7 Cách bố trí NE trong phiến ngang MDF đời cũ : SHELF thứ n SHELF thứ n+1 0 1 2 3 4 5 6 7 0 4 0 4 0 4 0 4 0 4 0 4 0 4 0 4 1 5 1 5 1 5 1 5 1 5 1 5 1 5 1 5 2 6 2 6 2 6 2 6 2 6 2 6 2 6 2 6 3 7 3 7 3 7 3 7 3 7 3 7 3 7 3 7 Cách bố trí NE trong phiến ngang đời mới như sau : 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 Khi có một NE là X-Y-Z-K cần tra nó nằm ở vị trí nào trên giá MDF ta làm như sau : X là chỉ số tủ DLU, Y là chỉ số Shelf, Z-K là số thứ tự module và số thứ mạch của module đó. Do Shelf 0 và 1 của tủ DLU có các module điều khiển nên trên phiến ngang 1 của tủ DLU có các vị trí được bỏ trống đó là những chỗ có các vị trí tương ứng : + Shelf 0 : có vị trí từ 8-0 đến 11-7 + Shelf 1 : có vị trí từ 8-0 đến 9-7. III. Khối giao tiếp trung kế LTG ( Line Trunk Group ) : 1. Chức năng của LTG trong hệ thống EWSD : Khối giao tiếp trung kế số thực hiện chức năng giao tiếp giữa mạng ngoại vi với trường chuyển mạch SN, tất cả các cuộc nối đều thông qua LTG. Các đường nối đến LTG bao gồm : + Đường dây thuê bao từ DLU tới + Đường dây trung kế số và các đường dây số truy nhập sơ cấp của ISDN + Đường dây trung kế Analog qua bộ biến đổi tín hiệu ghép kênh. Khối LTg được thiết kế phù hợp cho khả năng làm việc với các hệ thống báo hiệu chuẩn của CCITT ( như báo hiệu R2, báo hiệu số 5, và CCS-No7 ). Mặc dù các đường dây thuê bao và trung kế nối đến sử dụng các phương thức báo hiệu khác nhau, nhưng LTG sử dụng một hệ giao tiếp báo hiệu độc lập với mạng chuyển mạch. Chính nhờ hệ giao tiếp báo hiệu này đã tạo điều kiện tăng độ linh hoạt khi sử dụng và thay đổi các thủ tục báo hiệu. Trong LTG bộ triệt tiếng dội cũng được trang bị, nó được sử dụng trong các đường liên lạc tuyến dài, như đường liên lạc vệ tinh. Mỗi LTG được nối đến 2 Side ( side 0 và side 1 ) của mạng chuyển mạch SN cấu tạo kép ( SN0 và SN1 ) bằng các đường Highway có tốc độ 8192Kb/s. Mỗi đường Highway 8192 Kb/s này có 128 kênh, mỗi kênh có tốc độ 64 Kb/s. Các chức năng chính của LTG : + Gửi các lệnh qua đường kênh chúng đến DLU + Nhận các thông báo trên đường kênh chung từ DLU đến LTG + Gửi các thông báo đến bộ xử lý trung tâm CP + Xử lý các lệnh đến từ bộ xử lý CP và các thông báo từ DLU + Tiếp nhận các xung quay số của máy đa tần + Xử lý các bản tin báo hiệu từ các thuê bao gọi tới . + Chuyển các số liệu của thuê bao bị gọi đến CP + Xác định khe thời gian cho thuê bao bị gọi và thuê bao chủ gọi + Cung cấp tone quay số, chuông, tone báo bận... + Thực hiện kiểm tra vòng, Test các đường trung kế. + Gửi các tín hiệu trả lời tới CP. 2. Phân loại chức năng của LTG ( Line Trunk Group ) : Nhóm đường trung kế chức năng B ( LTGB ) : + Đấu nối với DLU thông qua 2 hoặc 4 đường PDC ( đấu nối với 2 LTG ) + Đấu nối với DLU thông qua 2 đường SDC 4Mb/s ( đấu nối với 2 LTG ) + Đấu nối với tổng đài cơ quan PABX không có ISDN. + Đấu nối với tổng đài cơ quan PABX có ISDN qua đường truy nhập cơ sở PA ( Primary Access ). Nhóm đường trung kế loại B:OSS : + Đấu nối vào bàn điện thoại viên DSB thông qua đường truyền số . Nhóm đường trung kế loại C : + Đấu nối đường trung kế liên đài với các hệ thống báo hiệu khác nhau. + Đấu nối các tổng đài PABX không ISDN. Nhóm đường trung kế loại D : + Đấu nối với các trung kế quốc tế với các hệ thống báo hiệu khác nhau, trung kế laọi này có chứa các bộ bù hay triệt tiếng vọng. Nhóm đường trung kế loại H : + Được sử dụng cho thuê bao ISDN với truy nhập cơ sở PA và mạng chuyển mạch gói X25. Bảng sau phân loại các loại LTG trong hệ thống EWSD : Loại chức năng Loại LTG B:DIU LTGB (DIU) LTGF(B) LTGG(B) LTGM(B) B:OSS LTGB(OSS) LTGG(OSS) C LTGC LTGF(C) LTGG(C) LTGM(C) D H LTGD LTGH Cấu trúc phần cứng của LTG như hình dưới đây : Hình 43 Cấu trúc phần cứng của LTG Cấu trúc phần mềm LTG : Phần mềm xử lý cuộc gọi ( call processing ) Phần mềm quản lý và bảo dưỡng ( Operation & Maintenance ) Phần mềm bảo vệ ( Safeguarding ) Hoạt động của LTG trong giao tiếp với CP : CP GP Message channel ( Code & data ) Với LTG cùng loại : MCH GP CP . . . GP GP 3. Cấu trúc của khối giao tiếp trung kế số : Sơ đồ khối giao tiếp trung kế số LTG như ở hình 35. Bộ xử lý nhóm GP ( Group Processor ) : có nhiệm vụ điều khiển các đơn vị chức năng trong LTG. Cấu trúc của GP bao gồm : + Bộ hợp kênh tín hiệu + Đơn vị nhớ. + Bộ đệm tín hiệu cho đơn vị xử lý. + Bộ tạo Clock cho LTG + Điều khiển đường báo hiệu khi DLU hoặc PA nối vào LTG. SU DIU 0 DIU n GS hoặc SPMUX LIU GP DLU, PA, Trung kế liên đài Tới SN 8Mb/s Hình 44 Cấu trúc khối giao tiếp trung kế số LTG Đơn vị chuyển mạch nhóm GS và bộ ghép kênh thoại SPMX ( Speech multiplexer or Group Switch ) : Thực hiện ghép các đường tín hiệu thoại và báo hiệu từ DLU thành đường Highway gửi tới mạng chuyển mạch SN với tốc độ 8192 Mb/s và ngược lại. Bộ ghép kênh thoại SP được sử dụng thay cho GS trong trường hợp LTG chỉ liên kết với các kênh số. Khối giao tiếp đấu nối LIU ( Link Interface Unit ) : Có chức năng cung cấp một giao tiếp đấu nối cho khối LTG với mạng chuyển mạch. Đơn vị báo hiệu SU ( Signaling Unit ) : Gồm các khối sau : + Bộ tạo Tone TOG ( Tone Generator ) : Phát các bít mẫu dành cho tone nghe và kiểm tra. + Bộ thu mã CR ( Code Receiver ) : nhận mã đa tần cho các đường trung kế và các thuê bao. + Kiểm tra RM:CTC ( Receiver Module for Continue Check ) : dùng để kiểm tra các khối trong LTG và các phần liên quan khác. + Bộ triệt tiếng vọng DES ( Digital Echo Suppressor ). Khối giao tiếp số DIU ( Digital Interface Unit ) : Thực hiện đấu nối các đường trung kế từ các DLU hoặc PA. Tối đa có thể có tới 4 DIU giao tiếp 2,048Mb/s hoặc 5 DIU giao tiếp 1,544Mb/s. 4. Cấu trúc module trong LTG : Các hình dưới mô tả sơ đồ module trong LTG 4.1. /LTGG ( chức năng C ) với đường truyền dẫn 2048 Kb/s : D C C D I U 30 D b) D I U 30 D c) b) D I U 30 D c) b) d) D I U 30 D c) b) d) C R c)* a) T O G G S L C G S M P M U C R D I U 30 D b) D I U 30 D c) b) D I U 30 D c) b) d) D I U 30 D c) b) d) C R c)* a) T O G G S L C G S M P M U C R D C C Trong đó : RM : CTC với CCS để trống nếu TOGD được sử dụng. COUB được sử dụng cho đấu nối điện thoại hội nghị ( Conference Unit B). OCANEQ : thiết bị âm thông báo được lắp đặt, c)* : được dùng để lắp đặt SU. ETEAE, TEM:LE, ATE:TM được sử dụng cho thiết bị test tự động. 4.2. LTGG ( chức năng B ) với đường truyền dẫn số 2048 Mb/s : D C C D I U 30 D b) c) f) D I U 30 D e) b) c) f) D I U 30 D e) b) f) f) D I U 30 D e) b) d) f) C R e) d) T O G G S L C G S M P M U S I L C B/ D C R a) D I U 30 D b) c) f) D I U 30 D e) b) c) f) D I U 30 D e) b) f) f) D I U 30 D e) b) d) f) C R e) d) T O G G S L C G S M P M U S I L C B/ D C R a) D C C RM:CTC với CCS phải bỏ trống khi có lắp TOGD COUB được sử dụng cho điện thoại hội nghị. DIU :LDIB thay cho DIU30 ở LTU0,LTU1 khi đấu nối DLU local. ETEAE, TEM:LE, ATE:TM được sử dụng cho thiết bị test tự động. Thiết bị âm thông báo có thể được lắp đặt mở rộng. DIUF khi đấu nối cho giao tiếp V5.1. IV. Trường chuyển mạch SN ( Switching Network ) : 1. Chức năng của mạng chuyển mạch SN : Mạng chuyển mạch trong hệ thống EWSD được cấu tạo bởi các tầng chuyển mạch thời gian T ( Time Stage ) và các tầng chuyển mạch không gian S ( Space Stage ). Tầng chuyển mạch thời gian T thực hiện chuyển mạch cho các bytes số liệu (octet) thông qua việc trao đổi khe thời gian và các đường Highway phù hợp với đích đến của chúng. Tầng chuyển mạch không gian chỉ thực hiện chuyển đổi giữa các đường Highway. Trường chuyển mạch có cấu trúc kép với cấu trúc phụ thuộc vào dung lượng hay khả năng đấu nối mà có thể là T-S-T, T-S-S-S-T. Mỗi cuộc kết nối cuộc gọi được chuyển mạch đồng thời qua cả hai side của mạng chuyển mạch ( SN0 và SN1 ). Do đó luôn đảm bảo tính an toàn và liên tục cho thông tin trên mạng vì nếu có sự cố xảy ra ở 1 SN thì tuyến nối đến SN kia lập tức sẽ thay thế. Việc thu, phát các octets giữa thuê bao bị gọi và thuê bao chủ gọi theo hai hướng riêng biệt nhau. Khối điều khiển nhóm chuyển mạch SGC sẽ thực hiện việc điều khiển chuyển mạch qua các tầng chuyển mạch T và S phù hợp theo thông tin điều khiển chuyển mạch từ bộ xử lý trung tâm CP. Đồng thời bản thân SGC cũng có khả năng thiết lập các đấu nối qua trường chuyển mạch để trao đổi số liệu giữa các bộ vi xử lý. Các tầng chuyển mạch có cấu tạo bởi các module chuyển mạch, chúng thực hiện chuyển mạch cho các kênh thoại và các kênh bán cố định. Kênh bán cố định được dùng để trao đổi các thông tin điều khiển giữa các bộ xử lý, trao đổi các bản tin báo hiệu giữa LTG và CCNC. Trường chuyển mạch của EWSD được thiết kế có độ tiếp thông hoàn toàn có nghĩa là tất cả các từ mã 8 bit trên một tuyến đầu vào có thể được chuyển đến một khe bất kỳ tại đầu ra. 2. Cấu trúc và phân chia khối chức năng trong mạng chuyển mạch SN : 2.1. Đối với trường chuyển mạch SN 504LTG, 252LTG, 126LTG : Các đơn vị chức năng thuộc hệ thống chấp hành chuyển mạch : + Module LIL ( LTG – TSM Link Interface Module ) : cung cấp một giao tiếp kết nối giữa khối giao tiếp trung kế LTG và mạng chuyển mạch SN. + Module TSM ( Time Stage Module ) thực hiện chức năng chuyển mạch về mặt thời gian phục vụ cho các kết nối thoại. Một module TSM được trang bị với một tầng thời gian hướng vào ( TSI ) và một tầng thời gian hướng ra ( TSO ). + Module LIS ( TSG - SSG Link Interface Module ) : thực hiện chức năng giao tiếp giữa chuyển mạch thời gian T và chuyển mạch không gian S. + Module SSM ( Space stage Module ) : thực hiện chức năng chuyển mạch về mặt không gian cho các kênh thoại từ tầng thời gian hướng vào, được tiếp thông với tầng thời gian hướng ra gắn với LTG đích. Module SSM có 2 loại : SSM8/15 và SSM 16/16. Các đơn vị chức năng thuộc hệ thống điều khiển chuyển mạch : + Module LIM ( Link Interface Module ) : Có chức năng cung cấp một giao tiếp giữa bộ xử lý phối hợp CP và mạng chuyển mạch SN. Qua giao tiếp các lệnh, các bản tin và các thông tin điều khiển được trao đổi giữa CP và đơn vị điều khiển chuyển mạch SGC của SN. + Module SGC ( Switch Group Control ) : có chức năng điều khiển các tiến trình chuyển mạch trong SN. Module SGC thực hiện chức năng điều khiển dựa trên cơ sở các dữ liệu thiết lập kết nối thu được từ các lệnh của CP. Ngoài ra SGC còn có chức năng kết cấu các bản tin thông báo lỗi, thông báo kết quả thực hiện lệnh để gửi tới bộ xử lý phối hợp. 2.2. Đối với trường chuyển mạch SN 63LTG : Trường chuyển mạch SN 63LTG không có các Module SSM8/15 và SSM16/16 mà nó tích hợp chung vào 1 loại Module SSM Trường chuyển mạch SN 63LTG không có các Module giao tiếp LIS, LIM 3. Mô hình giao tiếp của SN với các khối chức năng khác và dung lượng của SN Dung lượng của SN theo bảng dưới đây : Dung lượng của SN SN 63LTG DE4 SN 126LTG DE5.1 SN 252LTG DE5.2 SN504LTG DE5.3 Khả năngchuyển mạch (erl) 3150 6300 12600 25200 Tổng đài thuê bao ( số lượng thuê bao ) Tổng đài transit ( số lượng trung kế ) 30.000 7.500 60.000 15.000 125.000 30.000 250.000 60.000 Cấu trúc TST TSSST TSSST TSSST Số lượng đấu nối LTG và CCNC 63 hoặc 62+1CCNC 126 hoặc 125+1CCNC 252 hoặc 251+1CCNC 504 hoặc 503+1CCNC Số lượng đường SDC báo hiệu cho TSG 1 2 4 8 Số lượng đường SDC báo hiệu cho SGC 1 1 2 4 Trong đó : + Đường báo hiệu SDC:TSG là giao tiếp giữa SN và LTG, như chúng ta đã biết 1LTG có 128 kênh ( 0-127 ) thì kênh 0 là kênh báo hiệu MCH0, sẽ được ghép lên đường SDC:TSG nối đến CP thông qua MBU:LTG với mục đích xử lý báo hiệu. Mỗi TSG ( 63LTG ) cần 01 SDC:TSG. + Đường báo hiệu SDC : SGC là giao tiếp giữa SN và CP thông qua MBU:SGC với mục đích thiết lập hay giải phóng cuộc gọi. Hai TSG (126LTG) cần 01 SDC:SGC . Sơ đồ giao tiếp của SN với các khối chức năng khác như hình 46 dưới đây. Hình 46. Sơ đồ kết nối SN với các khối chức năng trong EWSD Một số sơ đồ cấu tạo của SN như các hình kèm theo dưới đây. V. Khối báo hiệu kênh chung CCNC ( Common Channel Network Control S

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxCấu trúc hệ thống và trường chuyển mạch của tổng đài EWSD.docx
Tài liệu liên quan