Đề tài Chất lượng dịch vụ trong mạng GSM

LỜI NÓI ĐẦU 1

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 3

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 4

MỤC LỤC 11

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN MẠNG DI ĐỘNG GSM 15

1.1. Giới thiệu chương 15

1.2. Cấu trúc chung của mạng GSM 15

1.2.1. Phân hệ vô tuyến (RSS) 17

1.2.2. Phân hệ chuyển mạch SS (Switching SubSystem) 19

1.2.3. Phân hệ khai thác và bảo dưỡng OSS (Operation and Support System) 22

1.3. Các giao diện cơ bản của mạng GSM 23

1.3.1. Giao diện nội bộ :. 23

1.3.2. Giao diện ngoại vi : 26

1.4. Báo hiệu trong mạng di động 27

1.4.1. Cuộc gọi thuê bao di động gọi thuê bao cố định 28

1.4.1. Cuộc gọi thuê thuê bao cố định gọi bao di động 31

1.5. Đặc điểm tổng quát của mạng di động GSM 34

1.6. Chỉ tiêu kỹ thuật chung của mạng GSM 34

CHƯƠNG 2 :CÁC THÔNG SỐ,CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CỦA MẠNG GSM 36

2.1. Giới thiệu chương 36

2.2. Các yêu cầu chức năng mạng 38

2.2.1. Chức năng mạng cung cấp các dịch vụ cơ sở 38

2.2.2. Chức năng mạng hỗ trợ cho khai thác cellular 39

2.2.3. Các chức năng bổ xung của mạng điều khiển cuộc gọi 40

2.3. Các chỉ tiêu về cấu hình mạng 41

2.3.1. Các chỉ tiêu của MSC 41

2.3.2. Chỉ tiêu HLR và VLR 49

2.4. Các chỉ tiêu về truyền dẫn 49

2.4.1. Trễ kênh tiếng nói 49

2.4.2. Trễ kênh dữ liệu 50

2.4.3. Tổn hao toàn phần/ Âm lượng danh định 52

2.4.4. Tổn hao ổn định 52

2.4.5. Tín dội : 53

2.4.6. Tạp nhiễu kênh rỗi 53

2.4.7. Đường đặc trưng độ nhạy tần số 54

2.4.8. Méo tín hiệu 55

2.4.9. Xuyên âm 56

2.5. Các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ 57

A. Chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật 57

2.5.1. Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công 57

2.5.2. Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi 57

2.5.3. Chất lượng thoại 57

2.5.4. Độ chính xác ghi cước 58

2.5.5. Tỷ lệ cuộc gọi tính cước, lập hoá đơn sai 59

B. Chỉ tiêu chất lượng phục vụ 59

2.5.6. Độ khả dụng của dịch vụ 59

2.5.7. Khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ 60

2.5.8. Hồi âm khiếu nại của khách hàng 60

2.5.9. Dịch vụ hỗ trợ khách hàng 61

2.6. Các loại dịch vụ cho mạng thông tin di động thế hệ thứ 3 62

2.6.1. Các dịch vụ điều khiển cuộc gọi và truyền tải 64

2.6.2. Các dịch vụ cơ sở 65

2.6.3. Các dịch vụ mạng UMTS 66

CHƯƠNG 3 :CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA CÁC MẠNG GSM TẠI VIỆT NAM 67

3.1. Giới thiệu chương 67

3.2. Đặc điểm chung của các mạng di động chính tại Việt Nam 68

3.2.1. Mạng GPC- VinaPhone 68

3.2.2. Mạng VMS- MobiFone 71

3.2.3. Mạng di động Viettel Telecom 74

3.3. Tình hình quản lý chất lượng dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ di động tại Việt Nam . 76

3.3.1. Các dịch vụ di động của các nhà cung cấp dịch vụ tại Việt Nam 76

3.3.2. Thực trạng quản lý chất lượng dịch vụ của các nhà cung cấp 77

CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 87

4.1. Xu hướng phát triển chung và yêu cầu chất lượng mạng di động 87

4.2. Xu hướng phát triển của mạng di động tại Việt Nam 88

4.3. Một số kiến nghị và đề xuất 89

KẾT LUẬN 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

 

 

doc89 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 2509 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chất lượng dịch vụ trong mạng GSM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chỉ tiêu đầu tiên của MSC là chỉ tiêu về tải chuẩn bao gồm: tải chuẩn trên các mạch vào liên tổng đài và tải chuẩn cho các cuộc gọi MS. Tải chuẩn trên các mạch vào liên tổng đài bao gồm: • Tải chuẩn A: Tải chuẩn A là độ chiếm dụng trung bình 0.7 Erl trên tất cả các mạch vào với 35 lần gọi thử /giờ/mạch vào. Con số này giả định 45% lần gọi thử không hiệu quả. • Tải chuẩn B: Tải chuẩn B là độ chiếm dụng trung bình 0.85Erl trên tất cả các mạch vào với 42 lần gọi thử/giờ/mạch vào. Tải chuẩn cho các cuộc gọi MS : Các cuộc gọi MS bao gồm lưu lượng bắt đầu và lưu lượng kết thúc của MS. Các cuộc gọi thử kết thúc từ PSTN/ISDN đến MS được đo tại giao diện PSTN/ISDN của mạng GSM. Các cuộc gọi thử kết thúc (là một phần của cuộc gọi thử từ MS đến MS trong mạng GSM nội bộ) được đo tại chức năng GMSC trong VMSC. Bảng 2.2 : Mô hình lưu lượng cho các cuộc gọi MS chuyển mạch Kiểu MS Cường độ lưu lượng trung bình (Erl/thuê bao) BHCA trung bình/thuê bao Thời gian giữ trung bình chung (s) W X Y Z 0.010 0.018 0.030 0.050 0.60 1.00 1.50 2.00 60 65 72 90 • Tải chuẩn A: Các bộ dữ liệu về các loại MS từ W đến Y được lựa chọn để kiểm soát khả năng quan sát trường trong các lục địa, các quốc gia và các vùng khác nhau. • Tải chuẩn B: tải chuẩn B là sự tăng thêm lưu lượng trên tải chuẩn A + 20% về Erl + 20% về BHCA 2.3.1.2. Cuộc gọi thử không được điều khiển thích đáng • Chỉ tiêu về cuộc gọi thử không được điều khiển thích đáng được định nghĩa và quy định như sau: Cuộc gọi thử không được thích đáng là cuộc gọi thử bị ngăn chặn hoặc bị trì hoãn quá lâu trong tổng đài. Trễ quá lớn là trễ lớn gấp 3 lần giá trị của “xác suất 95% không vượt quá” được khuyến nghị trong các bảng sau. Bảng 2.3: Xác suất xuất hiện các cuộc gọi thử bị trì hoãn quá lâu trong tổng đài Kiểu kết nối Tải chuẩn A Tải chuẩn b Nội bộ Bắt đầu Kết thúc Chuyển tiếp £ 10-2 £ 5x10-3 £ 2x10-3 £ 10-3 £ 4x10-2 £ 3x10-2 £ 2x10-2 £ 10-2 2.3.1.3. Xác suất trễ Trễ là một chỉ tiêu rất quan trọng trong quản lý chất lượng mạng. Trễ được chia thành rất nhiều loại, sau đây là các loại trễ được tiêu chuẩn ngành quy định: • Trễ báo nhận báo hiệu người dùng : Là khoảng thời gian từ lúc thu được bản tin báo hiệu của người dùng từ kênh Dm cho đến khi bản tin báo nhận việc thu đó được chuyển tiếp trở lại từ MSC đến kênh Dm. Bảng 2.4: Trễ báo nhận báo hiệu của người dùng Giá trị trung bình, ms Tải chuẩn A Tải chuẩn B £ 400 £ 800 Xác suất 95% không vượt quá, ms 60 1000 • Trễ chuyển báo hiệu: Trễ chuyển báo hiệu của MSC là thời gian cần cho MSC chuyển một bản tin từ một hệ thống báo hiệu đến một hệ thống báo hiệu khác với tối thiểu hoặc không yêu cầu những hoạt động trao đổi khác. Khoảng thời gian được đo từ lúc thu được bản tin từ hệ thống báo hiệu cho đến thời điểm chuyển tiếp bản tin tương ứng tới hệ thống báo hiệu khác. Bảng 2.5: Trễ chuyển báo hiệu Giá trị trung bình, ms Tải chuẩn A Tải chuẩn B £ 200 £ 350 Xác suất 95% không vượt quá, ms 400 700 • Trễ kết nối liên tục: - Đối với lưu lượng bắt đầu ra, trễ kết nối liên tục được xác định là khoảng thời gian từ lúc yêu cầu thông tin báo hiệu để thiết lập một kết nối qua MSC (thu được từ hệ thống báo hiệu vào), cho đến lúc đường truyền dẫn là khả dụng để mang lưu lượng giữa các điểm kết thúc vào và ra trên MSC. Việc chuyển mạch liên tục cho các cuộc gọi di động bắt đầu từ MSC diễn ra theo hai giai đoạn : + Giai đoạn 1: là lúc đường dẫn ngược với trễ giữa thiết lập từ MS và kết nối đường dẫn cho biên D, giai đoạn này bao gồm trễ thiết lập cuộc gọi do đó áp dụng các giá trị trong bảng 2.11 dưới đây. + Giai đoạn 2: là lúc đường dẫn thuận với trễ giữa trả lời và kết nối đường dẫn cho biên A, giai đoạn này bao gồm trễ chuyển báo hiệu giữa trả lời và kết nối, do đó áp dụng các giá trị trong bảng 2.5 trên. - Đối với lưu lượng nội bộ và kết thúc, trễ kết nối liên tục được xác định là khoảng thời gian từ lúc thu được bản tin kết nối từ kênh Dm cho đến khi kết nối liên tục được thiết lập và khả dụng (để mang lưu lượng) và chuyển tiếp các bản tin trả lời và nhận báo kết nối đến các hệ thống báo hiệu thích hợp. Bảng 2.6: Trễ kết nối liên tục Giá trị trung bình, ms Tải chuẩn A Tải chuẩn B £ 250 £ 400 Xác suất 95% không vượt quá, ms 300 600 • Trễ gửi chỉ báo cuộc gọi vào (cho các kênh lưu lượng nội bộ và kết thúc) Trễ gửi chỉ báo cuộc gọi vào được xác định là khoảng thời gian từ lúc thu được thông tin báo hiệu cần thiết từ hệ thống báo hiệu cho đến khi chuyển tiếo bản tin thiết lập đến hệ thống báo hiệu của thuê bao được gọi. Pha này gồm có ba phần được điều khiển trong BSS hoặc trong MS, cụ thể là nhắn tin, báo hiệu RACH và SDCCCH để truy nhập vào mạng. Bảng 2.7: Trễ chỉ gửi báo hiệu cuộc gọi vào (Trường hợp phát chồng lặp trong hệ thống báo hiệu vào) Giá trị trung bình, ms Tải chuẩn A Tải chuẩn B £ 4000 £ 4700 Xác suất 95% không vượt quá, ms 4700 5200 Bảng 2.8: Trễ chỉ gửi báo hiệu cuộc gọi vào (Trường hợp phát gộp toàn bộ trong hệ thống báo hiệu vào) Giá trị trung bình, ms Tải chuẩn A Tải chuẩn B £ 4600 £ 4900 Xác suất 95% không vượt quá, ms 4900 5300 • Trễ giải phóng kết nối Trễ giải phóng kết nối là khoảng thời gian từ lúc thu được bản tin không kết nối hoặc giải phóng từ một hệ thống báo hiệu cho đến khi kết nối không còn khả dụng trên cuộc gọi (và khả dụng trên cuộc gọi khác) và bản tin giải phóng hoặc không kết nối tương ứng được chuyển tiếp đến hệ thống báo hiệu khác (có liên quan đến kết nối). Bảng 2.9: Trễ giải phóng kết nối Giá trị trung bình, ms Tải chuẩn A Tải chuẩn B £ 250 £ 450 Xác suất 95% không vượt quá, ms 300 700 • Trễ xoá cuộc gọi Việc xoá cuộc gọi và không kết nối luôn được thực hiện đồng thời, tuy nhiên, trên cuộc gọi nào đó, sau khi xảy ra việc ngưng kết nối tổng đài có thể tiếp tục cần dùng các tham chiếu cuộc gọi cho đến khi thu được một bản tin xoá. Khi đó, tổng đài có thể loại bỏ thông tin tham chiếu cuộc gọi. Bản tin giải phóng tương ứng được chuyển tiếp đến các hệ thống báo hiệu liên quan trong khoảng thời gian tính đến trễ chuyển báo hiệu. • Định thời bắt đầu tính cước (các cuộc gọi chuyển mạch) Khi cần, việc định thời tính cước tại MSC bắt đầu sau khi thu được chỉ báo trả lời từ tổng đài đang kết nối hoặc từ người dùng được gọi. Bảng 2.10: Định thời bắt đầu tính cước Giá trị trung bình, ms Tải chuẩn A Tải chuẩn B £ 200 £ 350 Xác suất 95% không vượt quá, ms 400 700 • Trễ thiết lập cuộc gọi Trễ thiết lập cuộc gọi đối với các cuộc gọi di động bắt đầu ra khỏi MSC, được đo từ khi thu thiết lập đến khi gửi IAM. Pha này cũng bao gồm việc phân định kênh lưu lượng giao diện không gian trong BSS (tất cả dữ liệu điều khiển cuộc gọi là khả dụng trong VLR tại thời gian thiết lập). Bảng 2.11: Trễ thiết lập cuộc gọi Giá trị trung bình, ms Tải chuẩn A Tải chuẩn B £ 1900 £ 2200 Xác suất 95% không vượt quá, ms 2100 2400 • Trễ thiết lập cuộc gọi vô tuyến OACSU Trễ OACSU là độ trễ trong chuyển mạch đường dẫn thoại từ thuê bao A đến thuê bao B do sự chiếm đường dẫn vô tuyến sau khi thuê bao B đã bị ngắt kết nối. OACSU là khoảng thời gian từ khi thu được chỉ báo trả lời từ thuê bao B cho đến khi chiếm được đường dẫn vô tuyến thành công. Bảng 2.11: Trễ thiết lập cuộc gọi vô tuyến Giá trị trung bình, ms Tải chuẩn A ≤ 200 Xác suất 95% không vượt quá, ms 400 2.3.1.4. Chỉ tiêu xử lý cuộc gọi Bên cạnh chỉ tiêu về cấu hình MSC, tiêu chuẩn ngành cũng đưa ra chỉ tiêu xử lý cuộc gọi. Các chỉ tiêu đó bao gồm: - Giải phóng sớm : Xác suất một sự cố của MSC dẫn đến việc giải phóng sớm một kêt nối được thiết lập trong khoảng thời gian một phút bất kỳ, phải ≤ 2x10-5 - Sự cố giải phóng: Xác suất một sự cố MSC ngăn cản việc giải phóng cần phải có của một kết nối, phải ≤ 2x10-5 - Tính cước sai: Xác suất một cuộc gọi thử nhận được sự tính cước sai do sự cố của MSC phải ≤ 10-4 - Định tuyến sai: Xác suất một cuộc gọi bị định tuyến sai, sau khi nhận được một địa chỉ hợp lệ phải ≤ 10-4 - Không có tín hiệu số trên đường dây điện thoại: Xác suất của một cuộc gọi thử gặp hiện tượng không có tín hiệu số sau khi nhận được một địa chỉ hợp lệ từ MSC phải ≤ 10-4 - Những sự cố khác: Xác suất MSC gây ra một sự cố cuộc gọi (vì bất kỳ lí do nào chưa được nhận dạng cụ thể ở trên) phải ≤ 10-4 - Hiệu suất truyền: Xác suất một kết nối đang được thiết lập với một chất lượng truyền không thể chấp nhận được qua tổng đài phải ≤ 10-4 . Chất lượng truyền qua tổng đài, được xem là không thể chấp nhận được khi hệ số lỗi bít vượt qua điều kiện báo động. (Điều kiện báo động còn phải xác định thêm). - Tốc độ trượt bít: Trong trường hợp bình thường, tốc độ trượt được điều khiển tại một tổng đài đang hoạt động với miền đồng bộ hoá khác, phải ≤ 1trượt bit/ 70 ngày tại bất cứ kênh 64Kbps nào. Một trượt bít được điều khiển xuất hiện sẽ gây ra sự mất đòng chỉnh khung . 2.3.2. Chỉ tiêu HLR và VLR 2.3.2.1. Tải chuẩn của HLR Tải chuẩn điều khiển cuộc gọi : 0.4 toàn tác/thuê bao/ giờ Tải chuẩn quản lý di động : 1.8 toàn tác/thuê bao/ giờ 2.3.2.2. Tải chuẩn của VLR Tải chuẩn điều khiển cuộc gọi : 1.5 toàn tác/thuê bao/ giờ Tải chuẩn quản lý di động : 8.5 toàn tác/thuê bao/ giờ 2.3.2.3. Chỉ tiêu của HLR và VLR Các chỉ tiêu sau đây cho các thời gian trễ độc lập với kích cỡ của HLR, VLR và là 95% các giá trị: Xác suất các bản tin không rõ ràng phải ≤ 10-7 Trễ cho việc truy tìm và mang ra phục hồi thông tin từ HLR (hoặc VLR và là 95% các giá trị ): + Xác suất các bản tin không rõ ràng, phải ≤ 10-4 + Trễ cho việc truy tìm và mang ra phục hồi thông tin từ HLR (hoặc VLR), phải < 1000ms. + Trễ cho việc đăng kí vị trí trong HLR (hoặc trong VLR) sẽ, phải < 2000ms. Các chỉ tiêu về truyền dẫn Trễ kênh tiếng nói Tiêu chuẩn ngành quy định trễ kênh tiếng nói theo cả hai hướng là 180ms. Điểm tham chiếu miệng(MRP)/ điểm tham chiếu tai (ERP) trong MS và điểm kết nối (POI) với PSTN/ISTN là một mục tiêu cho nhà điều hành GSM khi xây dựng mạng của họ. • Các phần tử có thể gây ra trễ là: Trễ chuyển mã thoại Trễ mã hoá kênh vô tuyến Trễ của mạng GSM • Sự phân bố trễ đối với mạng GSM khi sử dụng một hệ thống tốc độ toàn phần. Trễ tối đa theo cả hai hướng trong mạng GSM giữa MRP/ ERP và điểm kết nối sẽ là 180ms. Trong trường hợp bộ chuyển mã được định vị bên ngoài BTS khoảng cách tối đa giữa POI và biên xa nhất của cell do BTS điều khiển bị giới hạn bởi trễ do truyền lan một chiều là 1.5ms (khoảng 300Km). Nếu bộ chuyển mã định vị tại BTS thì giới hạn là 6.5ms ( khoảng 1300km). Trễ kênh tiếng nói tốc độ toàn phần được phân bố rất lỏng lẽo cho các thực thể hệ thống khác nhau. • Phân bố trễ đối với mạng GSM khi sử dụng một hệ thống nữa tốc độ Nếu giả thiết rằng chất lượng thoại liên kết với hệ thống nữa tốc độ là giống như hệ thống tốc độ toàn phần (xét cả hai hệ thống vô tuyến con và vô tuyến chuyển mã thoại), để thu được chất lượng truyền toàn bộ như nhau thì trễ tối đa trong phạm vi mạng GSM sẽ được duy trì ở 180ms. Trễ kênh dữ liệu Hai yêu cầu dịch vụ được áp dụng trên trễ truyền dẫn quá lớn đối với các kênh dữ liệu là: • Bảo đảm vận hành đúng giao thức RLP bằng các bộ định thời T1 và T2 đang lưu trú trong MSC/TWF và trong MS/TA, vì thế trễ trở về giữa các thực thể đó của mạng phải thấp( trễ trở về < T1-T2) để tránh những thời gian không tính của bộ định thời T1 trong sự phát lại RLP. Điều này chỉ áp dụng cho dữ liệu không trong suốt. • Bảo đảm vận hành đúng bất cứ giao thức báo nhận đầu cuối – đầu cuối nào theo cách tương tự. Điều này áp dụng cho mọi kênh dữ liệu. Bảng 2.13/1 Giao diện vô tuyến và các độ dài của khung V.110 đối với các kênh lưu lượng Kênh lưu lượng Độ dài khung (ms) Giao diện vô tuyến (z) V.110 (r) TCH/FS 20 - TCH/HS [tbd] - TCH/F9.6 20 5 TCH/F4.8 20 10 TCH/H4.8 40 10 TCH/F2.4 0 10 TCH/H2.4 40 10 Bảng 2.13/2: Trễ của phương pháp đan xen/ giải đan xen đối với các kênh lưu lượng Kênh lưu lượng Phương pháp đan xen/ giải đan xen (TDMA- khung/ khe thời gian) Trễ (y) (ms) TCH/FS 7+1/1 37.5 TCH/HS [tbd] [tbd] TCH/F9.6 18+3+2/1 105.8 TCH/F4.8 18+3+2/1 106.8 TCH/H4.8 36+6+4/1 212.9 TCH/F2.4 7+1/1 37.5 TCH/H2.4 36+6+4/1 212.9 Bảng 2.13/3: Trễ đối với sự chuyển đổi bit/kí tự (11bits) Ruser(bit/s) Tchar(x)(ms) 75 146.7 300 36.7 1200 9.2 2400 4.6 4800 2.3 9600 1.2 Bảng 2.13/4: Tdframe và Tdbuff được quy định cho các kiểu TCH khác nhau Kênh lưu lượng Tdframe (u)(ms) Tdbuff( v)(ms) TCH/FS - - TCH/HS - - TCH/F9.6 0 0 TCH/F4.8 0 20 TCH/H4.8 20 0 TCH/F2.4 0 20 TCH/H2.4 20 0 Tổn hao toàn phần/ Âm lượng danh định • Kết nối bằng MS cầm tay: Các giá trị danh định của âm lượng phát danh định(SLR)/ âm lượng thu danh định(RLR) đến điểm kết nối (POI) là: + SLR = 8 ± 3 dB + RLR = 2 ± 3 dB Khi đặt điều khiển âm lượng đến tối đa, RLR phải ≥ -13 dB. • Kết nối bằng MS không cầm tay sử dụng loa: Các giá trị SLR/RLR đến từ POI là: + SLR = 8 ± 3 dB + RLR = 2 ± 3 dB (đặt điều khiển âm lượng ở vị trí trung bình) Âm lượng thu được điều khiển trong khoảng giữa ±7dB và ± 15dB • Kết nối bằng các MS tai nghe : Các giá trị SLR/RLR đến từ POI là: + SLR = 8 ± 3 dB + RLR = 2 ± 3 dB (đặt điều khiển âm lượng ở vị trí trung bình) Bất cứ sự điều khiển âm lượng thu nào cũng có một khoảng tối đa tạm thời là ±6 dB Tổn hao ổn định Sự suy giảm giữa đầu vào số và đầu ra số tại điểm két nối ít nhất là 6dB tại mọi tần số trong khoảng từ 200Hz đến 4 KHz trong các điều kiện âm thanh tại MS ở trường hợp xấu nhất . Tín dội : Có hai nguồn tín dội chính: - Tín dội âm thanh do đường dẫn âm thanh giữa các máy biến năng phát và thu gây ra - Tín dội điện do liên kết giữa các hướng phát và thu gây ra. Nguồn ban đầu của tín dội này là một bộ đổi điện từ hai đến bốn dây. Có thể triệt tín dội điện bằng cách sử dụng truyền 4 dây đầu cuối - đầu cuối. Tín dội âm thanh phát sinh trong mọi dụng cụ trừ khi các tai nghe được thiết kế cẩn thận. Với trễ mong muốn tối đa theo một hướng trong mạng GSM là 90ms, yêu cầu phải điều khiển âm thanh trong MS để làm giảm tín dội trở lại đầu ra và yêu cầu tín dội điện tai POI để làm giảm tín dội từ PSTN trở lại người dùng mạng GSM. Các thiết bị điều khiển tín dội này được thiết kế nhằm cung cấp sự điều hành trong chế độ song công hoàn toàn. Tổn hao của tín dội (EL) được biểu diễn bởi mạng GSM tại POI ít nhất là 46dB trong một cuộc gọi. Giá trị này tính đến thực tế là một MS có thể được dùng trong phạm vi rộng các môi trường tạp nhiễu. Yêu cầu này sẽ thoã mãn cho cả MS cầm tay và xách tay. Yêu cầu cho các MS không cầm tay còn nghiên cứu thêm nữa. Phương pháp thử được xác định bằng cách sử dụng một bộ lọc có độ rộng dải tần từ 300Hz đến 3400Hz và một bộ phận tai nghe bịt kín. Tạp nhiễu kênh rỗi • Phát tín hiệu : Mức tạp nhiễu tối đa tại giao diện điều biến xung mã đều (UPCMI) trong các điều kiện không ồn phải ≤ -64dBm. Mức tạp nhiễu tối đa này phải bao gồm phần đóng góp của tạp nhiễu cuối cùng của một bộ triệt tín dội âm thanh trong điều kiện không thu được tín hiệu nào và mức này có thể áp dụng với tín hiệu tạp nhiễu dải rộng. Mức nhiễu loạn của tần số đơn phải < 10dB. • Thu tín hiệu: Mức tạp nhiễu (âm thanh) tối đa tại MS cầm tay khi không thu được tín hiệu nào (mức 0) từ bộ chuyển mã tiếng nói, phải ≤ -57dBPa(A) khi một tín hiệu PCM điều khiển tương ứng với giá trị đầu ra của bộ giải mã số 1. 2.4.7. Đường đặc trưng độ nhạy tần số ● Phát tín hiệu: Đường đặc trưng độ nhạy phát/ tần số (từ ERP đến UPCMI) ở trong một mặt nạ, mặt nạ này được vẽ bằng đường thẳng giữa các điểm cắt trong bảng 2.14 sau . Tất cả các giá trị của độ nhạy là dB trên một thang bất kỳ. Bảng 2.14/1: Mặt nạ của độ nhạy phát/ tần số Tần số (Hz) Giới hạn trên (dB) Giới hạn dưới (dB) 100 -12 200 0 300 0 -12 1000 0 -6 2000 4 -6 3000 4 -6 3400 4 -9 4000 0 ● Thu tín hiệu: Đường đặc trưng độ nhạy thu/ tần số (từ UPCMI đến ERP) ở trong một mặt nạ. Mặt nạ này được vẽ bằng các đường thẳng giữa các điểm cắt trong bảng 2.14/2 sau. Tất cả các gía trị của độ nhạy là dB trên một thang bất kỳ. Bảng 2.14/2: Mặt nạ của độ nhạy thu/ tần số Tần số (Hz) Giới hạn trên (dB) Giới hạn dưới (dB) 100 -12 200 0 300 2 -7 1000 * -5 2000 0 -5 3000 2 -5 3400 2 -10 4000 2 Trong đó: (*) là giới hạn tại các tần số trung gian nằm trên một đường thẳng được vẽ giữa các giá trị đã cho trên một thang lôga(tần số)- tuyến tính (dB). Méo tín hiệu ● Phát tín hiệu: Phần phát giữa MRP và UPCMI phải thoả mãn yêu cầu của hai phương pháp sau: - Phương pháp 1: Kích thích tạp nhiễu giả ngẫu nhiên Tỷ số công suất của tín hiệu trên méo toàn phần (điều hoà và lượng tử hoá ) của đầu ra tín hiệu số được thiết bị đầu cuối mã hoá sẽ vượt quá các giới hạn đã cho trong 2.15 trừ khi áp suất âm thanh tại MRP > +5dBPa. Bảng 2.15: Các giới hạn cho tỷ số tín hiệu/ méo toàn phần đối với phương pháp 1 Mức tổn hao tương ứng với ARL (tổn hao âm lượng danh định) (dB) Mức thu tại giao diện số(dBmO) Tỷ số phát (dB) Tỷ số thu (dB) -45 -55 5.0 5.0 -30 -40 20.0 20.0 -24 -34 25.5 25.5 -17 -27 30.2 30.6 -10 -20 32.4 33.0 0 -10 33.0 33.7 +4 -6 33.0 33.8 +7 -3 23.5 24.0 Phương pháp 2: Tín hiệu thử hình sin Tỷ số công suất của tín hiệu/ méo toàn phần được đo bằng tạp nhiễu riêng sẽ vượt quá các giới hạn đã cho trong bảng 2.16 trừ khi áp suất âm thanh tại MRP > +10dBPa. Bảng 2.16: Các giới hạn cho tỷ số tín hiệu/ méo toàn phần đối với phương pháp 2 Mức phát tương ứng với ARL Mức thu tại giao diện số(dBmO) Tỷ số phát (dB) Tỷ số thu (dB) -35 -45 17.5 17.5 -30 -40 22.5 22.5 -20 -30 30.7 30.5 -10 -20 33.3 33.0 0 -10 33.7 33.5 +7 -3 31.7 31.2 +10 -0 25.5 25.5 ● Thu tín hiệu : - Phương pháp 1: Tỷ số công suất của tín hiệu / méo toàn phần (điều hoà và lượng tử hoá) của tín hiệu tại tai nhân tạo sẽ vượt quá các giới hạn đã cho trong bảng 2.15 trừ khi tín hiệu tai nhân tạo > +5dBPa hoặc < -50dBPa. - Phương pháp 2: Tỷ số công suất của tín hiệu / méo toàn phần được đo trong tai nhân tạo sẽ vượt quá các giới hạn đã cho trong bảng 2.16 trừ khi tín hiệu tai nhân tạo > +10dBPa hoặc < -50dBPa. 2.4.9. Xuyên âm Xuyên âm là hiện tượng đường dây tín hiệu âm tần khác lọt sang đường dây đang sử dụng. Cũng có thể định nghĩa xuyên âm là nhiễu điện giữa các phần tử truyền dẫn không nối với nhau về điện. ● Xuyên âm đầu xa và xuyên âm đầu gần: tỷ sô xuyên âm đầu xa và xuyên âm đầu gần giữa hai kết nối hoàn thành mạng GSM phải ≥ 65dB . ● Xuyên âm đi/ về: Tỷ số xuyên âm giữa các kênh đi và về của một kết nối mạng GSM phải ≥ 55dB. Yêu cầu này áp dụng cho một tín hiệu đầu vào âm thanh tại MRP với phép đo tại UPCMI theo hướng truyền ngược lại. Các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ A. Chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật 2.5.1. Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công Định nghĩa: Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công là tỷ số giữa số cuộc gọi được thiết lập thành công trên tổng số cuộc gọi. Chỉ tiêu: Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công ³ 92%. Phương pháp xác định: - Mô phỏng cuộc gọi: Số lượng cuộc gọi mô phỏng cần thiết ít nhất là 1000 cuộc thực hiện vào các giờ khác nhau trong ngày, trong vùng phủ sóng. Khoảng cách giữa hai cuộc gọi mô phỏng liên tiếp xuất phát từ cùng một thuê bao chủ gọi không nhỏ hơn 10 giây. - Giám sát bằng các tính năng sẵn có của mạng: số lượng cuộc gọi lấy mẫu tối thiểu là toàn bộ cuộc gọi trong một tuần. 2.5.2. Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi Định nghĩa: Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi là tỷ số giữa số cuộc gọi bị rơi trên tổng số cuộc gọi được thiết lập thành công. Chỉ tiêu: Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi £ 5% Phương pháp xác định: - Mô phỏng cuộc gọi: Số lượng cuộc gọi mô phỏng cần thiết ít nhất là 1500 cuộc thực hiện vào các giờ khác nhau trong ngày, trong vùng phủ sóng. Độ dài cuộc gọi lấy mẫu trong khoảng từ 60 giây đến 180 giây. Khoảng cách giữa hai cuộc gọi mô phỏng liên tiếp xuất phát từ cùng một thuê bao chủ gọi không nhỏ hơn 10 giây. - Giám sát bằng các tính năng sẵn có của mạng: Số lượng cuộc gọi lấy mẫu tối thiểu là toàn bộ cuộc gọi trong một tuần. 2.5.3. Chất lượng thoại Định nghĩa: Chất lượng thoại là chỉ số tích hợp của chất lượng truyền tiếng nói trên kênh thoại được xác định bằng cách tính điểm trung bình với thang điểm MOS từ 1 đến 5 theo Khuyến nghị P.800 của Liên minh Viễn thông Thế giới ITU. Chỉ tiêu: Chất lượng thoại trung bình phải ³ 3,0 điểm. Phương pháp xác định: - Phương pháp sử dụng thiết bị đo: Phương pháp đo thực hiện theo Khuyến nghị ITU-T P.862 và quy đổi ra điểm MOS theo Khuyến nghị ITU-T P.862.1. Số lượng cuộc gọi lấy mẫu ít nhất là 1000 cuộc vào các giờ khác nhau trong ngày, trong vùng phủ sóng. Khoảng cách giữa hai cuộc gọi mô phỏng liên tiếp xuất phát từ cùng một thuê bao chủ gọi không nhỏ hơn 10 giây. - Phương pháp lấy ý kiến khách hàng: Số khách hàng lấy ý kiến tối thiểu là 1000 khách hàng đối với mạng có số thuê bao từ 10.000 trở lên hoặc lấy 10% số khách hàng đối với mạng có số thuê bao nhỏ hơn 10.000. Mẫu lấy ý kiến khách hàng qua thư, thư điện tử, fax hoặc điện thoại. 2.5.4. Độ chính xác ghi cước 2.5.4.1. Tỷ lệ cuộc gọi bị ghi cước sai Định nghĩa: Tỷ lệ cuộc gọi bị ghi cước sai là tỷ số giữa số cuộc gọi bị ghi cước sai trên tổng số cuộc gọi. Cuộc gọi bị ghi cước sai bao gồm: - Cuộc gọi ghi cước nhưng không có thực; - Cuộc gọi có thực nhưng không ghi cước; - Cuộc gọi ghi sai số chủ gọi và/hoặc số bị gọi; - Cuộc gọi được ghi cước có độ dài lớn hơn 01 giây về giá trị tuyệt đối so với độ dài đàm thoại thực của cuộc gọi; - Cuộc gọi được ghi cước có thời gian bắt đầu sai quá 9 giây về giá trị tuyệt đối so với thời điểm thực lấy theo đồng hồ chuẩn quốc gia. Chỉ tiêu: Tỷ lệ cuộc gọi bị ghi cước sai £ 0,1%. 2.5.4.2. Tỷ lệ thời gian đàm thoại bị ghi cước sai Định nghĩa: Tỷ lệ thời gian đàm bị ghi cước sai là tỷ số giữa tổng giá trị tuyệt đối thời gian ghi sai của các cuộc gọi bị ghi cước sai trên tổng số thời gian của các cuộc gọi. Chỉ tiêu: Tỷ lệ ghi cước sai về thời gian đàm thoại £ 0,1%. Phương pháp xác định: (cho cả chỉ tiêu 3.4.1 và 3.4.2) Tổng số cuộc gọi lấy mẫu cần thiết ít nhất là 10.000 cuộc gọi đối với từng chỉ tiêu nêu trên. Việc xác định có thể áp dụng một trong hai hoặc kết hợp cả hai phương pháp sau: - Mô phỏng cuộc gọi: Thực hiện mô phỏng vào các giờ khác nhau trong ngày, trong vùng phủ sóng và theo các hướng nội mạng và liên mạng. Khoảng cách giữa hai cuộc gọi mô phỏng liên tiếp xuất phát từ cùng một thuê bao chủ gọi không nhỏ hơn 10 giây. Số cuộc gọi mô phỏng có độ dài từ 01 giây đến 90 giây ít nhất là 60% của tổng số cuộc gọi mô phỏng. - Giám sát báo hiệu: Các cuộc gọi lấy mẫu vào các giờ khác nhau trong ngày. Điểm đấu nối máy giám sát báo hiệu tại các tổng đài và thực hiện trên các luồng báo hiệu hoạt động bình thường hàng ngày của mạng viễn thông di động mặt đất và bảo đảm không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của mạng. 2.5.5. Tỷ lệ cuộc gọi tính cước, lập hoá đơn sai Định nghĩa: Tỷ lệ cuộc gọi tính cước, lập hoá đơn sai là tỷ lệ cuộc gọi bị tính cước hoặc lập hoá đơn sai trên tổng số cuộc gọi. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phải lưu trữ số liệu gốc tính cước trong vòng tối thiểu 180 ngày, bao gồm: ngày, tháng, năm thực hiện cuộc gọi; thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc (hoặc độ dài cuộc gọi); số máy bị gọi (cuộc gọi quốc tế: mã quốc gia, mã vùng, số thuê bao; cuộc gọi trong nước: mã vùng, số thuê bao), cước phí từng cuộc gọi. Chỉ tiêu: Tỷ lệ cuộc gọi tính cước, lập hoá đơn sai £ 0,01%. Phương pháp xác định: So sánh ít nhất 10.000 cuộc gọi được tính cước với số liệu ghi cước. B. Chỉ tiêu chất lượng phục vụ 2.5.6. Độ khả dụng của dịch vụ Định nghĩa: Độ khả dụng của dịch vụ (D) là tỷ lệ thời gian trong đó mạng sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho khách hàng. trong đó: Tr : Thời gian xác định độ khả dụng của dịch vụ; Tf : Thời gian mạng có sự cố thuộc trách nhiệm DNCCDV và được tính theo công thức: N : Tổng số lần xảy ra sự cố trong thời gian xác định độ khả dụng; Ri : Tổng số kênh thoại của mạng viễn thông di động mặt đất tại thời điểm xảy ra sự cố thứ i; ri : Số kênh thoại bị mất liên lạc trong sự cố thứ i; ti : Thời gian sự cố thứ i. Chỉ tiêu: D ³ 99,5% Phương pháp xác định: Thống kê toàn bộ các sự cố trong thời gian xác định độ khả dụng. Thời gian xác định độ khả dụng ít nhất là 3 tháng. 2.5.7. Khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ Định nghĩa: Khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ là sự không hài lòng của khách hàng được báo cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bằng đơn khiếu nại. Chỉ tiêu: Tỷ lệ khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ không được vượt quá 0,25 khiếu nại trên 100 khách hàng trong 3 tháng. Phương pháp xác định: Thống kê toàn bộ khiếu nại của khách hàng trên toàn mạng viễn thông di động mặt đất về chất lượng dịch vụ trong khoảng thời gian tối thiểu là 3 tháng. 2.5.8. Hồi âm khiếu nại của khách hàng Định nghĩa: Hồi âm khiếu nại của khách hàng là văn bản của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông báo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDATN- dang quoc cuong.doc