MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUÁT CHUNG 4
1- Toàn cầu hóa 4
1.1 Toàn cầu hoá là gì? 4
1.3 Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế với Việt Nam 8
2- Tổng quan về chất lượng sản phẩm, hàng hóa 9
2.1 Các khái niệm về chất lượng hàng hoá 9
2.2 Vai trò của chất lượng 11
2.3 Quy trình hình thành chât lượng 13
2.4 Phương pháp quản lý chất lượng 16
3- Những nét chung về gạo 19
3.1. Một số khái niêm 19
3.2 Đặc điểm của một số loại gạo Viêt Nam 20
3.3 Các tiêu chuẩn đánh giá chất lương gạo 21
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GẠO XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 25
1 Tình hình xuất khẩu gạo nói chung của Việt Nam. 25
1.1Cơ hội và kết quả thu được trong những năm qua. 25
1.2 Những thách thức trong sản xuất và xuất khẩu gạo. 29
1.3 Dự báo đến năm 2010. 32
2 Thực trạng về chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam nói riêng. 34
2.1 Tín hiệu khả quan về chất lượng gạo Việt Nam. 34
2.2 Những khó khăn về chất lượng gạo xuất khẩu Việt Nam. 37
2.3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng về chất lượng gạo xuất khẩu gạo Việt Nam. 46
CHƯƠNG III : MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GẠO VIỆT NAM 50
1.Về phía chính phủ. 50
1.1.Hỗ trợ cung cấp các nguyên liệu đầu vào. 50
1.1.1.Nghiên cứu,lai tạo các giống lúa cho năng suất cao. 50
1.1.1.1.Biện pháp về khoa học công nghệ 51
1.1.1.2.Biện pháp về nguồn nhân lực 52
1.1.1.3.Biện pháp về mở rộng hợp tác nghiên cứu với nước ngoài 52
1.1.1.4.Chủ trương chính sách trong nghiên cứu lai tạo giống 53
1.1.1.5.Chương trình sản xuất giống lúa lai. 53
1.1.2.Đầu tư cho thuỷ lợi 54
1.1.3.Về phân bón 56
1.2.Một số chương trình hỗ trợ của chính phủ trong dài hạn 60
1.2.1.Chương trình 3 giảm,3 tăng. 60
1.2.2.Các chương trình khác 61
1.3.Một số biện pháp về thị trường. 61
1.4.Biện pháp xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam của chính phủ 62
2.Về phía doanh nghiệp thu mua 64
2.1.Về kĩ thuật công nghệ và phương pháp bảo quản 64
2.2.Biện pháp về xây dựng thương hiệu đối với doanh nghiệp 66
KẾT LUẬN 68
68 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1888 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h còn lớn, khoảng 10% - 13%. Trong khi đó, Việt Nam phải cạnh tranh với các nước xuất khẩu gạo khác như Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc…Và Indonexia, một trong những thị trường nhập khẩu của ta, sẽ bắt đầu xuất khẩu gạo chất lượng cao sang một số nước châu Á khác như Nhật Bản, Malaixia, Brunõy, từ tháng 3 hoặc tháng 4 năm 2009 với mức dự kiến 100.000 tấn/thỏng.
Nguyên nhân của những hạn chế trong sản xuất lúa và xuất khẩu gạo hiện nay có nhiều, trong đó chủ yếu là:
Một là, dân số tăng nhanh và quy mô dân số lớn làm tăng sức ép cầu lương thực, chủ yếu là lúa. Ngoài ra còn làm tăng cầu về đất thổ cư do san tách hộ nông nghiệp làm giảm đất lúa. Quỹ đất canh tác lúa có xu hướng giảm dần do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra nhanh. Hai vùng trọng điểm lúa là vùng ĐBSCL và ĐBSH đất lúa giảm dần với tốc độ nhanh.
Hai là, sản xuất lỳa cũn phân tán theo quy mô nhỏ, tự cung tự cấp là phổ biến ở cỏc vựng nông thôn, nhất là miền Bắc và miền Trung.
Ba là, thị trường giá phân bón, xăng dầu và thuốc bảo vệ thực vật không ổn định, xu hướng tăng nhanh hơn tốc độ tăng giá lúa làm tăng chi phí trung gian, giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Bốn là, công nghệ sau thu hoạch lúa, từ vận chuyển, ra hạt, phơi sấy, bảo quản, sơ chế, chế biến gạo xuất khẩu... còn nhiều hạn chế.
Năm là, đã hơn 17 năm xuất khẩu gạo, hiện nay Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới, nhưng vẫn chưa có quy hoạch tổng thể về sản xuất gạo xuất khẩu. Một số vùng và địa phương đã quy hoạch nhưng vẫn nặng tính tự phát. Mạng lưới thu mua, vận chuyển, công nghệ chế biến lúa hàng hóa vẫn phụ thuộc quá lớn vào tư thương, chưa có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp lương thực nhà nước. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ chế biến, bảo quản lúa gạo nói chung, gạo xuất khẩu nói riêng, còn yếu kém lại phân bố không đều.
Sáu là, thiên tai, nhất là bão, lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh và các biến cố bất thường khác xảy ra hằng năm là thách thức lớn đối với an ninh lương thực. Những năm gần đây, thời tiết, sâu bệnh diễn biến phức tạp: 3 năm liền lũ lớn, kéo dài ở ĐBSCL, ĐBSH gây thiệt hại nặng nề về sản xuất lúa trong vùng cũng như cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, làm ngập và mất trắng hàng trăm nghỡn hộc-ta lỳa. Cuối năm 2006, ĐBSCL thiệt hại nặng do vàng lùn và rầy nâu lây lan trên diện rộng.
Bảy là, Một tác động dễ thấy nhất của khủng hoảng toàn cầu là sự suy giảm nhanh chóng về nhu cầu nhập khẩu trên thế giới trong khi nền kinh tế Việt Nam đang hướng đến xuất khẩu. Khi kinh tế suy thoái, người tiêu dùng trên thế giới sẽ thắt chặt chi tiêu và xuất khẩu của chúng ta đến các thị trường quốc tế sẽ bị suy giảm, qua đó, làm giảm tăng trưởng của Việt Nam.
1.3 Dự báo đến năm 2010.
Những căn cứ để dự báo sản xuất lúa gạo Việt Nam: Mục tiêu Đại hội X của Đảng đề ra bảo đảm an ninh lương thực quốc gia vững chắc đến năm 2010, đồng thời ổn định lượng gạo xuất khẩu bình quân hằng năm từ 4 - 4,5 triệu tấn, chủ yếu là gạo chất lượng cao. Thực hiện chủ trương không tăng diện tích lúa, chuyển một phần đất lúa năng suất thấp, không ăn chắc, sang trồng rau màu, cây công nghiệp, cây ăn quả hoặc nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch có lợi hơn. Với mục tiêu đó sản lượng lúa bình quân đầu người năm 2010 đạt mức 460 kg - 470 kg và sản lượng lúa đạt 40 triệu tấn, chủ yếu là lúa chất lượng cao. Năng suất lúa bình quân đạt từ 53 - 55 tạ/hộc-ta/vụ.
Các điều kiện cơ bản của sản xuất lúa đến năm 2010 của Việt Nam là đất, nước, phân bón, giống, khoa học - công nghệ, thị trường tiêu thụ gạo có nhiều thuận lợi:
+ Quỹ đất trồng lúa cả nước trong 5 năm tới ổn định ở mức 4 triệu hộc-ta, diện tích gieo trồng có xu hướng ổn định ở mức trên, dưới 7,3 triệu hộc-ta/năm và xu hướng giảm dần.
+ Các yếu tố kỹ thuật canh tác lúa: 100% đất lúa được thủy lợi hóa, trong đó tỷ lệ đất lúa được tưới tiêu ổn định đạt trên 60%.
+ Phân bón sản xuất trong nước đang tăng dần do các nhà máy sản xuất phân đạm Phú Mỹ đã đi vào hoạt động, sắp tới công trình khí - điện - đạm Cà Mau sẽ đi vào hoạt động cùng với các nhà máy phân lân, su-pe phốt-phỏt tăng công suất bảo đảm ổn định nguồn cung trong nước.
+ Ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, nhất là giống mới vào sản xuất để thực hiện các biện pháp thâm canh lúa nhằm tăng năng suất và chất lượng, giảm chi phí trung gian, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm lúa gạo trên thị trường.
+ Tổ chức và quản lý nông nghiệp không ngừng đổi mới và hoàn thiện theo hướng phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ nông dân, tăng cường sự hỗ trợ của Nhà nước, phù hợp với yêu cầu sản xuất lúa hàng hóa gắn với xuất khẩu gạo khi Việt Nam gia nhập WTO.
+ Thị trường xuất khẩu gạo mở rộng do Việt Nam là thành viên của WTO và uy tín lúa gạo Việt Nam trên thị trường thế giới được cải thiện. Quá trình hội nhập vào kinh tế thế giới và khu vực, bên cạnh thách thức, gạo Việt Nam cũng có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu. Trong khi đó nhu cầu gạo trên thị trường thế giới và khu vực 5 năm tới dự báo là tiếp tục do cầu vẫn tăng như In-đụ-nờ-xi-a, Phi-lip-pin, Nhật Bản. Những năm gần đây, Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan và Việt Nam đó cú sự phối hợp trong các hoạt động xuất khẩu gạo giữa 2 nước trên thị trường thế giới và khu vực nên tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi nước.
Việt Nam đã là thành viên của WTO nên thị trường nông sản nói chung, thị trường lúa gạo Việt Nam nói riêng sẽ mở rộng cửa cho hàng nhập khẩu từ các nước. Hàng rào thuế quan và sự bảo hộ của Nhà nước đối với sản xuất và xuất khẩu gạo sẽ hạn chế và tiến tới bãi bỏ. Gạo Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt ngay trờn sõn nhà, trong khi đó cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, chế biến gạo còn yếu kém. Gạo Thái Lan, Mỹ, Trung Quốc, Pa-ki-xtan và các nước khác có chất lượng cao, giá rẻ hơn sẽ tràn vào thị trường Việt Nam với thuế nhập khẩu không đáng kể.
+ Dân số vẫn tăng nhanh, đất lúa có hạn, năng suất lúa nhiều vùng, nhất là vùng ĐBSH, đã chạm trần nên khả năng tăng năng suất là có hạn, nếu không tìm cách làm cho đồng đều năng suất trên tổng số diện tích lúa. Trong khi đó tập quán sản xuất nhỏ, quy mô gia đình, tự cung tự cấp, chạy theo năng suất, xem nhẹ chất lượng gạo vẫn phổ biến trong hầu hết các hộ trồng lúa của cỏc vựng. Trình độ dân trí, khoa học công nghệ, kiến thức thị trường của nông dân trồng lúa vẫn còn thấp, chưa nói đến khả năng giữ gìn thương hiệu gạo Việt Nam trong lâu dài.
Dự báo sản xuất lúa và xuất khẩu gạo:
- Chung cả nước: Xuất phát từ thực trạng những năm qua và các điều kiện của 5 năm tới, dự báo xu hướng sản xuất lúa và xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2010 sẽ diễn ra như sau (xem bảng).
Bảng: Dự báo triển vọng lúa gạo Việt Nam thời kỳ 2006 - 2010.
ĐVT
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Diện tích gieo cấy
Nghìn ha
7320
7315
7313
7307
7304
Năng suất bình quân 1 vụ
Tạ/ha
49,0
49,6
51,1
52,7
54,9
Sản lượng cả năm
Triệu tấn
35,90
36,32
37,41
38,55
40,10
Lượng gạo xuất khẩu
Triệu tấn
5,0
5,1
5,2
5,4
5,5
Nguồn: Tổng cục Thống kê
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long: Quỹ đất lúa của vùng từ 2006 - 2010 ổn định ở mức 1,95 triệu hộc-ta, chiếm gần 50% tổng diện tích đất canh tác lúa cả nước. Dự báo trong 5 năm diện tích gieo trồng lúa của toàn vùng ổn định ở mức 3,8 triệu hộc-ta/năm, năng suất lúa bình quân 1 vụ sẽ tăng chậm lại với mức 1 tạ/hộc-ta và năm 2010 sẽ đạt 55 tạ/hộc-ta vụ. Sản lượng lúa năm 2010 của vùng này sẽ đạt mức 21,25 triệu tấn, trong đó 60% là lúa chất lượng cao.
- Vùng đồng bằng sông Hồng: Dự báo trong 5 năm 2006 - 2010 diện tích gieo cấy lỳa vựng này giảm bình quân 40 - 50 nghỡn hộc-ta/năm và đến năm 2010 cũn trờn 1 triệu hộc-ta, năng suất lúa của vùng sẽ đạt mức 5,9 đến 6,0 tấn/hộc-ta/vụ. Như vậy, sản lượng lúa của vùng đến năm 2010 sẽ đạt mức trên dưới 6,65 triệu tấn, chủ yếu do tăng năng suất và tăng chất lượng gạo.
2 Thực trạng về chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam nói riêng.
2.1 Tín hiệu khả quan về chất lượng gạo Việt Nam.
Để đáp ứng yêu cầu về chất lượng gạo xuất khẩu, Việt Nam đã xây dựng bảng tiêu chuẩn gạo xuất khẩu Việt Nam (bảng dưới):
Tiêu chuẩn gạo VN xuất khẩu
Tiêu chuẩn gạo VN xuất khẩu
Loại gạo
Phân loại (mm)
Thành phần hạt
Chỉ tiêu chất lượng (không quá %)
>7
6-7
Hạt ngắn
Kích thước tấm (mm)
Hạt nguyên vẹn
Tấm và tấm nhỏ
Hạt đỏ
Hạt sọc đỏ
Hạt vàng
Hạt phấn
Hạt hư
Hạt nếp
Hạt non
Thuốc /kg
Độ ẩm
Tấm
Tấm nhỏ
Loại A
90
<10
0,5-0,8
>60
4,5
≤0,1
0
0,25
0,2
5,0
0,25
1,5
0
10
14
Loại B
90
<10
0,5-0,8
>60
50
≤0,1
0
0,5
0,2
5,0
0,5
1,5
0
10
14
5%
85
<15
0,35-0,75
>60
5±2
≤0,2
0
1,0
0,5
6,0
0,75
1,5
0
15
14
10%
80
<20
0,35-0,70
>55
10±2
≤0,3
0
1,25
0,75
7,0
1,0
1,5
0,2
20
14
15%
70
<30
0,35-0,65
>50
15±2
≤0,5
2,5
1,0
7,0
1,25
2,0
0,2
25
14
20%
>50
<50
0,25-0,60
>45
20±2
≤1,0
3,0
1,0
7,0
1,25
2,0
5,0
25
14,5
25%
>50
<50
0,5L
>40
25±2
≤2,0
5,0
1,0
8,0
1,5
2,0
1,0
30
14,5
35%
>50
<50
0,5L
>32
35±2
≤2,0
5,0
1,5
10,0
2,0
2,0
1,5
30
14,5
45%
>50
<50
0,5L
>28
45±2
≤3,0
7,0
1,5
10,0
2,5
2,0
1,5
30
14,5
ngắn
5%
>75
<15
0,35-0,75
>60
5±2
0,2
1,0
0,5
6,0
0,75
1,5
0
15
14
10%
<20
0,35-0,70
>55
10±2
≤0,3
1,25
0,75
7,0
1,0
1,5
0,2
20
14
15%
<30
0,35-0,65
>50
15±2
≤0,5
2,5
1,0
7,0
1,25
2,0
0,2
25
14
20%
<50
0,25-0,60
>45
20±2
≤1,0
3,0
1,0
7,0
1,25
2,0
5,0
25
14,5
Hạt gạo Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng đã có mặt trờn cỏc thị trường lớn ở Đông Nam Á và những thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản; ngoài ra, sản phẩm gạo của Việt Nam cũng có khả năng sẽ vươn tới một số thị trường tiềm năng của châu Phi, Trung Đông và Mỹ La-tinh. Chúng ta có nhiều giống lúa thơm nổi tiếng như: Nàng thơm chợ Đào, nàng thơm Hoa Lài, nàng Hương, nàng Chá, nàng Sóc, tài nguyên chợ Đào, VD 20, Jasmin… (Nam Bộ)…; tám xoan, tám thơm, Bắc Hương, Ải Hương… (Bắc Bộ)… được thị trường các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và các tỉnh lỵ, thị xó… sử dụng phổ biến. Đời sống ngày một nâng cao, nhu cầu ăn uống cũng tăng lên về chất lượng. Vì vậy việc ăn gạo thơm không còn là xa xỉ với nhiều gia đình. Như vậy, thị trường gạo thơm ở trong nước rất rộng. Giờ đây chúng ta đang vươn tới xuất khẩu gạo thơm. Tuy sản lượng xuất khẩu mới đạt 100.000 tấn nhưng so với cách đây 3 năm chúng ta không bán được một tấn gạo thơm nào khách hàng nước ngoài mới thấy đây là sự khởi đầu hết sức tốt đẹp. Ở Cần Đước (Long An), Hải Hậu (Nam Định)…đó hình thành những vựng chuyờn trồng lúa thơm với diện tích, năng suất rất lớn. Qua chào hàng với 260 công ty nước ngoài thấy gạo thơm Việt Nam được đánh giá cao về chất lượng. Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tiếp tục chỉ đạo các Viện chọn lọc các giống lúa thơm để đạt độ thuần chủng cao nhất, hạt gạo mang các đặc trưng giống lúa gốc… từ đó mới nhân ra đại trà. Công việc này đang được Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam, Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, trường Đại học Cần Thơ, Đại học An Giang… phối hợp thực hiện, có tiến triển tốt. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã lựa chọn đầu vào trồng 5-8 giống lúa thơm có hương vị đặc trưng và giao cho một số địa phương chuyên trồng lúa thơm. Mục tiêu của Việt Nam là sẽ chiếm giữ 40% thị phần gạo thơm thế giới. Năm nay, Việt Nam phấn đấu xuất khẩu từ 200.000 - 250.000 tấn gạo thơm. Đây sẽ là cỳ hớch mạnh để chúng ta có được 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu gạo.
Trong cơ cấu thị trường hiện nay, mặt hàng gạo trắng vẫn chiếm ưu thế. Hiện gạo trắng Việt Nam đang là đối thủ cạnh tranh của gạo cấp trung và cấp thấp của Thái Lan. Chất lượng gạo cấp thấp của Việt Nam hơn hẳn chất lượng gạo cấp thấp của Thái Lan, cho nên giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cú lỳc đuổi kịp và vượt qua gạo Thái Lan. Do vậy, sắp tới nhu cầu của Việt Nam đối với các mặt hàng này là chính, bên cạnh đó chúng ta cũng có những mặt hàng gạo tiềm năng như: gạo thơm Jasmine, nếp hay các loại gạo đặc sản. Có một điều đáng mừng là hiện nay có một số nông dân ý thức được rằng “khụng phải sản xuất lúa với bất cứ giá nào mà cần phải sản xuất đúng mục tiêu, đúng địa chỉ”. Mặc dù số nông dân này chưa nhiều lắm, nhưng nên xem đây là thành tựu lớn và từ những nhân tố này chúng ta sẽ dần nhân rộng ra. Ngoài ra, khâu cơ giới hóa trong sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL ngày càng hoàn thiện hơn. Năm 2008, ngành sản xuất lúa gạo trong nước sẽ tiếp tục đạt được những thành tựu lớn. GS.TS. Bựi Chớ Bửu cho rằng, khi xác định bộ giống lúa cho từng vựng, cú những vùng chúng ta phát triển những giống lúa phẩm chất không cao lắm, như IR 50404 có tính kháng rầy tốt và đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu gạo cấp thấp. Tuy nhiên, chúng ta không chủ trương nhân rộng giống lúa này mặc dù đó là giống lúa có tính kháng rầy nâu rất cao so với các giống lỳa khỏc.
Đặc biệt trong sản xuất lương thực và xuất khẩu gạo, do áp dụng công nghệ sau thu hoạch, nhất là công nghệ bảo quản, chế biến, chất lượng gạo xuất khẩu cũng thay đổi theo hướng tỷ trọng gạo có chất lượng cao tăng lên và tỷ trọng gạo có chất lượng thấp giảm xuống. Năm 1990 gạo phẩm chất thấp tỷ lệ tấm 40% chiếm 55,5% tổng khối lượng gạo xuất khẩu; gạo phẩm chất cao 5% tấm, chỉ chiếm 3,3 tổng khối lượng xuất khẩu. Năm 1998, gạo phẩm chất cao tăng lên 27%, gạo phẩm chất thấp 40% tấm, giảm xuống chỉ còn 1,8%; từ năm 1999 đến nay, gạo phẩm cấp cao xuất khẩu đạt mức 35-40%.
Công nghệ chế biến gạo tiên tiến, đặc biệt là công nghệ tách hạt và đánh bóng gạo đã góp phần quan trọng đưa Việt Nam lên hàng thứ hai trong số các nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới (sau Thái Lan).
2.2 Những khó khăn về chất lượng gạo xuất khẩu Việt Nam.
Tuy nhiên, chất lượng gạo Việt Nam và khả năng cạnh tranh của nó vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm:
Thứ nhất, trên thực tế, thị trường gạo thơm còn biên độ khá rộng. Ấn Độ là quê hương của phần lớn các giống lúa thơm hiện nay tại châu Á: 72/104 giống vì vậy các giống lúa thơm của Ấn Độ rất đa dạng, hạt nhiều màu sắc, cơm dẻo và đậm, chủ yếu được người dân trồng, sử dụng trong các dịp tế lễ. Hiện Ấn Độ là một trong vài quốc gia xuất khẩu gạo thơm hàng đầu. Tuy nhiên, nước trồng và xuất gạo thơm lớn nhất lại là Thái Lan. Người Thái rất nhạy bén trong việc tìm kiếm các đặc sản độc đáo của riêng họ để xuất khẩu ra nước ngoài. Trong 6,6 triệu tấn gạo thơm được mua bán trên thị trường thế giới năm 2004, Thái Lan nắm giữ 47% nguồn hàng, Ấn Độ 32%, còn lại là một số quốc gia Nam Á khác, Việt Nam chỉ có 100.000 tấn.
Thứ hai, thách thức về chất lượng và giá thành. Để tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo thì ngoài việc tăng khối lượng hàng xuất, việc cải tiến chất lượng để tăng giá thành là vấn đề hết sức quan trọng. Trong những năm vừa qua để phù hợp với yêu cầu thị trường, chất lượng gạo của Việt Nam đã được cải thiện một bước đáng kể, loại gạo chất lượng trung bình chiếm tỷ lệ từ 22,4% (năm 1996) tăng lên 85% (năm 2003). Loại gạo chất lượng thấp chiếm tỷ lệ 23% giảm xuống còn 8%. Nhưng so với gạo của Thái Lan thì gạo xuất khẩu của Việt Nam phần lớn có chất lượng trung bình. Qua khảo sát cho thấy gạo xuất 5% tấm của Việt Nam mới đạt 35%; 15% tấm chiếm 40%; 25% tấm chiếm 12%; các loại khác là 13%.
Do chất lượng gạo chưa cao nên giá bán bình quân các loại gạo xuất khẩu luôn thấp hơn giá gạo bình quân của Thái Lan. Khoảng cách chênh lệch giá gạo xuất khẩu Việt Nam với Thái Lan loại 5% tấm năm 2000 là 40-50USD/tấn, nay tuy có rút ngắn nhưng gạo 5% tấm của ta vẫn thấp hơn từ 20- 35USD/tấn so với Thái Lan. Còn so sánh bình quân tất cả các loại gạo xuất khẩu thì hàng của ta luôn thấp hơn hàng Thái Lan khoảng 12-24 USD/tấn. Gạo Việt Nam được xuất sang nhiều thị trường với mức độ khác nhau, bao gồm. Châu Á 46%; Trung Đông 25%; Châu Phi 12%; Châu Mỹ 1%; các nước khác 13,5%. Ngoài ra Việt Nam còn xuất sang Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan... Phần lớn các khu vực thị trương này có trình độ tiêu dùng thấp, khả năng thanh toán hạn chế. So với Thái Lan việc gạo Việt Nam dành được những thị trường tiêu thụ có chất lượng tiêu dùng cao còn rất hạn chế. Nhìn chung việc xuất khẩu gạo của ta vào thị trường có chất lượng tiêu dùng cao đang bị cạnh tranh quyết liệt.
Sở dĩ không giành được thị trường tốt ngoài việc chất lượng gạo còn do chúng ta chậm trong xây dựng thương hiệu về các loại gạo có chất lượng cao, đặc sản . Không phải chúng ta hoàn toàn yếu kém về chất lượng, chúng ta cũng có nhiều sản phảm chất lượng cao và độc đáo như gạo thơm, gạo đồ nhưng nhiều người tiêu dùng thế giới lại không biết đến. Họ tưởng chỉ Thái Lan mới cú, vỡ chúng ta chưa sớm xây dựng thương hiệu cho những mặt hàng độc đáo này.
Thứ tư, Chất lượng gạo trong các thị trường chủ lực.
Thị trường Nhật Bản:
Hiệp hội lương thực Việt Nam cho biết trong năm 2007 các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ ưu tiên số 1 cho thị trường Nhật Bản và dự kiến sẽ xuất sang thị trường này khoảng 150.000 – 170.000 tấn gạo. Nhật Bản được đánh giá là thị trường khó tính, nhưng bù lại giá xuất khẩu gạo sang thị trường này luôn ở mức cao hơn sao với các thị trường khác. Ưu tiên xuất khẩu gạo sang thị trường này là phù hợp với chiến lược nâng cao chất lượng và giá gạo xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Theo cơ quan thương vụ tại Nhật Bản, kết quả đấu thầu gạo theo phương thức thông thường được chính phủ Nhật tổ chức ngày 16/2/2007 tại thủ đô Tokyo, Việt Nam đã trúng thầu 14000 tấn gạo tẻ hạt dài với giá trúng thầu cao. Cùng trúng thầu lần này có Mỹ và Thái Lan. Giá gạo trung bình đợt đấu thầu lần này của các nước nói trên là 63.433 Yờn/tấn (khoảng 528.6 USD/ tấn). Từ năm 2002 đến nay, gạo Việt Nam đã liên tiếp trúng thầu tại Nhật Bản với số lượng tăng dần. Điều này chứng tỏ gạo Việt Nam có giá cả cạnh tranh và đáp ứng được những qui định khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật.
Tuy nhiên, để việc xuất khẩu gạo vào thị trường này được bền vững, theo thương vụ, ngoài việc đáp ứng qui định về dư lượng các chất nông dược đã được qui định từ trước đến nay, các doanh nghiệp xuất khấu gạo cần tăng cường kiểm tra dư lượng đối với chất Orysastrobin. Đây là chất mới được bổ sung vào qui định và bắt đầu thực hiện từ 25/09/2006 (dư lượng cho phép dưới 0.2 ppm).
Ngày 12/10/2007, Nhật Bản đã tổ chức đấu thầu theo phương thức MA (đấu thầu thong thường) và đó cú 3 nước trúng thầu gồm Việt Nam, Thái Lan, Mỹ, trong đó Việt Nam đã trúng thầu 21000 tấn gạo tẻ hạt dài. Từ đầu năm 2007 đến nay, Việt Nam đã 4 lần trúng thầu với tổng số 60050 tấn gạo.
Giá gạo trúng thầu bình quân lần này của 3 nước là 62,949 yờn/tấn (khoảng 547,38 USD/tấn). Trong quá trình thực hiện hợp đồng trúng thầu gạo lần thứ 2 và 3, lô hàng 700 tấn gạo đầu tiên của Việt Nam đã vi phạm qui định của luật vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản về dư lượng chất acetamiprid nên Nhật Bản quyết định tăng cường kiểm tra 30% gạo Việt Nam về dư lượng chất acetamiprid và gạo Việt Nam đứng trước nguy cơ bị Nhật Bản áp dụng lệnh kiểm tra 100%. Tuy nhiên, bộ công thương thông qua thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản đã phối hợp với bộ y tế, lao động và phúc lợi Nhật Bản, các cơ quan hữu quan và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nên việc thực hiện hợp đồng trúng thầu đã hoàn thành tốt đẹp và tránh được lệnh kiểm tra 100% của Nhật.
Từ đấy, ta thấy được rằng bước được chân vào thị trường cao cấp đó khú thỡ việc đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn đặt ra của thị trường đú cũn khú hơn. Đòi hỏi, Bộ công thương, cơ quan ban ngành có liên quan đến xuất khẩu gạo, doanh nghiệp và người nông dân phải kết hợp với nhau để giữ gìn thị trường cao cấp tiềm năng này.
Thị trường Châu Phi:
Gạo là một trong 4 loại lương thực quan trọng nhất của châu Phi, cùng với kờ, ngụ và lúa miến. Với số dân khoảng gần 1 tỷ người, nhu cầu tiêu thụ gạo ở châu Phi đang trở nên lớn hơn, bởi sự tiện dụng của việc chế biến gạo so với kê và những loại ngũ cốc khỏc... Giỏ gạo cũng không còn quá cao so với thu nhập của đại bộ phận người dân châu Phi, đó là lý do khiến gạo ngày càng trở nên phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Những nước có mức tiêu thụ gạo bình quân đầu người cao nhất trong khu vực là Guinea Bissau (112kg/người/năm), Sierra Leon (88,6 kg/người/năm), Guinea (73 kg/người/năm) và Gabon (72 kg/người/năm)... Mặc dù mức tiêu thụ lớn nhưng sản xuất luụn khụng đáp ứng được nhu cầu đối với mặt hàng gạo. Theo số liệu mới nhất của Trung tâm lúa gạo châu Phi (WARDA), sản lượng sản xuất lúa bình quân của châu Phi là gần 19 triệu tấn, chỉ tương đương 3,14% tổng sản lượng của thế giới là 606 triệu tấn. Những nước có sản lượng gạo cao nhất trong khu vực như Nigeria (3,3 triệu tấn), Madagascar (2,5 triệu tấn), Cụte d’Ivore (1,3 triệu tấn), Tanzania (810 nghìn tấn). Lý do chính của hiện tượng này là do hiện tại giống lúa phổ biến là giống lúa châu Á chưa được cải thiện, lai tạo để phù hợp với điều kiện thời tiết của châu Phi. Công nghệ canh tác lạc hậu, máy móc nông nghiệp cũ kỹ, chi phí và thuế nói chung đối với các loại mặt hàng đầu vào nông nghiệp như máy móc, phân bón còn cao.
Chớnh vì sản xuất không đáp ứng tiêu dùng nờn Chõu Phi phải nhập khẩu một lượng lớn gạo. Các nước xuất khẩu sang Châu Phi như Thái Lan, Indonexia, Trung Quốc… trong đó có Việt Nam.
Kim ngạch 10 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất sang Châu Phi
năm 2007
Đơn vị: triệu USD
TT
Mặt hàng
Kim ngạch
Tỷ trọng (%)
Thị trường chính
1
Gạo
201,3
30
Cốt-đi-voa (45,6), Ghana (39,7), Ăng-gô-la (36,2), Congo (16,1), Tan-da-ni-a (15,6), Nam Phi (15,2), Mô-dăm-bích (9,3), Ca-mơ-run (7,5)..
2
Sản phẩm dệt may
93,2
14
Nam Phi (13,0), Ethiopia (9,8), Ăng-gô-la (7,8), Ni-giê-ri-a (6,2) Benin (5,9), Ma-đa-gát-xca (5,9), Mali (5,1)…
3
Cà phê
78,2
11
An-giê-ri (29,6), Ai Cập (16,5), Ma-rốc (14,0), Nam Phi (12,3), Tuy-ni-di (3,2)
4
Giày dép các loại
43,5
6
Nam Phi (37,9), Xu-đăng (2,6)
5
Máy vi tính, sản phẩm điện tử
33,7
5
Ai Cập (10,6), Ni-giê-ri-a (6,7), Ma-rốc (5,6), Nam Phi (4,2)
6
Hải sản
30,0
4
Ai Cập (20,5), Ni-giê-ri-a (1,6)
7
Hạt tiêu
29,4
4
Ai Cập (16,2), An-giê-ri (3,2), Nam Phi (3,0)
8
Thuốc lá và nguyên phụ liệu
12,6
2
Nam Phi (4,5), Sierra Leon (3,1)
9
Than đá
11,2
2
Ai Cập (9,0), Nam Phi (2,2)
10
Sản phẩm chất dẻo
8,1
1
Gambia (2,0)
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Nhìn vào tỷ trọng của 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2007, ta có thể thấy gạo hiện vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Châu Phi (chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu), trong khoảng 5 năm tới thì gạo vẫn sẽ là mặt hàng xuất khẩu số một của ta do nhu cầu của Châu Phi về gạo cao trong khi nguồn cung hạn chế. Mỗi năm Châu Phi phải nhập khẩu hơn 1 tỷ USD mặt hàng gạo như vậy giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam chiếm xấp xỉ 1/5 lượng gạo nhập khẩu của Châu Phi.
TT - Mặc dù gạo VN hiện vẫn xuất đều sang châu Phi, song so với tiềm năng thực tế vẫn còn dư địa rất lớn để có thể tăng sản lượng xuất khẩu vào thị trường này. Ngày 25-11, tại TP.HCM, Bộ Công thương và Tổ chức Pháp ngữ (OIF) đã tổ chức hội nghị với nhiều đại biểu đến từ châu Phi nhằm tìm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của VN. Phát biểu tại hội nghị, bà Macaria Baira - phó chủ tịch Tổ chức Hợp tác quốc tế và hội nhập khu vực Nam châu Phi - khẳng định: “Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy gạo VN có chất lượng rất tốt và giá cả cạnh tranh, vì vậy nhiều doanh nghiệp châu Phi muốn chuyển sang nhập khẩu gạo VN”.
Theo bà Macaria Baira, hằng năm các thành viên của tổ chức này nhập khẩu một khối lượng gạo khoảng 140.000 tấn và dự kiến chuyển khoảng 50% sản lượng này sang nhập gạo VN thay vì các nước Thái Lan, Ấn Độ... như trước. Bà Macaria Baira cũng khẳng định các đối tác châu Phi đều muốn nhập khẩu gạo trực tiếp từ VN, chứ không phải thông qua các tổ chức trung gian như thời gian qua để giảm giá thành.
Ông Jules Touka Tchakonte - Phòng Thương mại và công nghiệp Cameroon - cho biết mức tiêu thụ gạo tại CEMAC (Cộng đồng kinh tế và tiền tệ Trung Phi) với 35 triệu dân này đã tăng gấp đôi trong bốn năm qua, với tổng giá trị nhập khẩu hằng năm khoảng 180 triệu USD. Riêng năm 2009, dự kiến thị trường này tiêu thụ khoảng 550.000 tấn. “Nhưng hiện nay VN chỉ là nhà xuất khẩu (XK) gạo thứ năm vào thị trường này, vị trí này chưa tương xứng với tiềm năng của một đất nước XK gạo hàng đầu như VN” - ông Jules Touka Tchakonte nói.
Tương tự, ông Namadou Samb - đại diện khu vực Liên minh kinh tế và tiền tệ Tây Phi (IUEMOA) - cho biết khu vực hơn 80 triệu dân này có nhu cầu nhập khẩu gạo khá lớn, nhưng đến nay gạo VN chỉ mới chiếm 14% thị trường, thấp hơn nhiều so với con số 36% của gạo Thái Lan. Theo số liệu cung cấp tại hội nghị, trong những năm gần đây châu Phi đã trở thành một trong những thị trường XK gạo chủ lực của VN, chiếm bình quân 15-20% tổng sản lượng gạo XK hằng năm của VN, đứng thứ ba sau hai thị trường XK gạo của chính VN là châu Á và Trung Đông.
Riêng năm 2008, đến ngày 18-11 VN đã xuất sang châu Phi khoảng 1 triệu tấn gạo, chiếm 25,6% tổng sản lượng XK gạo của VN. Đặc biệt, kim ngạch XK gạo của VN sang các nước IUEMOA trong chớn t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 70.doc