Đề tài Chất lượng nước tưới cho huyện Diễn Châu

Tất cả các loại nước sử dụng cho tưới đềuchứa một mức độ khác nhau về các chất hoà tan, lơ lững,muối và các chất rắn. Các chất này có ảnh hưởng rất lớn đến đất và cây. Nên khi thực hiện một dự án tưới rất cần thiết phảI xác định chất lượng nướctưới cho nông nghiệp.

Cung cấp đủ nước không phải là vấn đề duy nhất về nước mà nhiều vùng đang phải đương đầu. Chất lượng nước tưới cũng là vấn đề rất quan trọng. Sự lo lắng về chất lượng nước đã tăng lên từ những năm 1960. Trước tiên sự chú ý tập trung vào ô nhiễm nước mặt từ đầu nguồn. Nhưng gần đây hơn, ô nhiễm nước ngầm và ô nhiễm nước mặt không phảI từ đầu nguồn đã trở thành những vấn đề quan trọng hơn.

 

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1814 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chất lượng nước tưới cho huyện Diễn Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cư là 1283.25 ha. Diễn châu có điều kiện địa hình, kinh tế tương đối thuận lợi. Huyện có hai tuyến quốc lộ chạy qua là 1A và 7A. Ngoài ra còn ba đường tỉnh lộ 38, 48, 205. Hệ thống giao thông liên huyện được xây dựng kiên cố, hệ thống thuỷ lợi phần lớn được bê tông hoá. Trình độ dân trí ngày càng cao, vấn đề đưa khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất được nhiều người dân tham gia. Huyện Diễn châu được xem là trung tâm văn hoá - kinh tế nằm trong khu vực phát triển kinh tế trọng tâm của tỉnh Nghệ an và phấn đấu trở thành thị xã. Thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Tỉnh Nghệ an đang phấn đấu đến năm 2010 sẽ cơ bản phân vùng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Riêng huyện Diễn châu tập trung phát triển tiểu thủ công nghiệp do vậy nguồn nước dùng cho sản suất nông nghiệp cũng đang đứng trước nguy cơ bị ô nhiễm, vì vậy chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nước tưới cho sản suất nông nghiệp tại Huyện Diễn châu. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn của huyện Diễn châu trong những năm gần đây mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực song vẫn là hệ thống nông nghiệp tự cung tự cấp và chưa thực sự ổn định, thu nhập, tỷ xuất hàng hoá các sản phẩm nông nghiệp thấp. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp vẫn còn chậm và phân tán, quan hệ sản xuất chưa thực sự đáp ứng cho yêu cầu sản xuất hàng hoá quy mô lớn. Vấn đề đặt ra cho nền nông nghiệp của Diễn châu hiện nay là đa nền nông nghiệp phát triển theo hướng nông nghiệp hàng hoá, tiến tới xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái hội tụ đủ các yếu tố đa dạng sinh học, phát triển bền vững nhằm cung cấp các sản phẩm nông nghiệp sạch cho thị trường tại chỗ, thành phố Vinh, các vùng phụ cận và tiến tới xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế của huyện trong những năm tới, thực hiện tốt công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết IX của Đảng Cộng sản Việt Nam, cần phải tạo ra một khối lượng lớn sản phẩm hàng hóa nông nghiệp với hệ thống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt đáp ứng được nhu cầu của công nghiệp chế biến, hạ giá thành sản phẩm, chất lượng hàng hóa nông sản đảm bảo đủ sức cạnh tranh, chuẩn bị tốt cho sự hội nhập thị trường quốc tế và trong khu vực các nước ASEAN, nhất là sau khi xóa bỏ hàng rào thuế quan. 2.1.2. Khí hậu, thời tiết Bảng 1. Diễn biến một số yếu tố khí hậu ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ an (Số liệu trung bình 10 năm, từ 1994 - 2004) Tháng Nhiệt độ (0C) ẩm độ không khí (%) Lượng mưa (mm) Lượng bốc hơi (mm) Số giờ nắng giờ/tháng Tối cao Tối thấp Trung bình 1 25,3 16,0 18,6 87,8 33,1 66.7 80,1 2 21,7 15,8 17,0 84,2 57,0 32,7 55,3 3 23,3 18,6 20,8 91,1 37,6 45,2 59,4 4 28,6 21,3 24,2 90,9 42,1 85,2 102,8 5 30,3 25,0 27,6 87,2 134,4 107,0 163,2 6 34,1 27,4 29,5 80,2 47,0 155,8 175,4 7 33,8 26,4 28,5 78,4 89,6 104,1 184,8 8 31,0 25,8 28,6 85,0 151,8 98,6 158,7 9 30,3 23,5 25,3 87,7 232,0 102,3 149,6 10 25,8 21,9 25,7 84,3 358,4 111,3 148,4 11 25,1 19,4 23,4 84,0 8,7 104,2 112,4 12 25,2 18,6 19,6 79,6 4,2 106,4 99,5 Diễn Châu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng Nghệ an, có nhiệt độ cao vừa phải với 2 mùa chính: mùa hè khí hậu nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của gió Tây (gió Lào) khô nóng; mùa đông khô hanh, có đặc trưng chủ yếu như sau: - Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ trong năm 8.100 - 8.500oC, riêng vụ mùa chiếm khoảng 58% nên nhiệt độ tương đối cao; mùa đông lạnh và có sương muối, nhiệt độ trung bình 15,5 - 16,5oC, ở tháng 1 (tối thấp 1oC, cá biệt có nơi 0oC); nhiệt độ cao nhất vào tháng 7, trung bình 27 - 280C; cao nhất tuyệt đối 38 - 40oC. - Bức xạ mặt trời tổng cộng hàng năm theo lý thuyết là 225 - 230 Kcal/cm3, nhưng thực tế bức xạ tổng cộng đo được cả năm xấp xỉ tổng lượng bức xạ lý thuyết. Tổng giờ nắng trong năm là 1.658 giờ, tháng có số giờ nắng nhiều nhất là tháng 7 (217 giờ), tháng 2 có số giờ nắng ít nhất (49 giờ), số ngày không có nắng trung bình năm là 83,5 ngày. - Mưa: Lượng mưa bình quân năm 1.600 - 1.900 mm, vụ mùa chiếm 86 - 89% lượng mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 - 10, trung bình tháng đạt 200 - 300 mm, lớn nhất vào tháng 10 đạt 380,4 mm. Từ tháng 11 đến tháng 12 ít mưa, trung bình đạt 4,2 - 8,7 mm/tháng. Hàng năm có khoảng 130 ngày có mưa (Nguồn: Trung tâm dự báo Khí tượng Thuỷ văn và UBND huyện Diễn Châu, Nghệ an). - Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình là 86%. Mùa đông vào những ngày hanh heo độ ẩm xuống thấp tới 50% (thường xẩy ra vào tháng 12). Cuối đông sang xuân vào những ngày mưa phùn độ ẩm lên tới 89% và có thời điểm đạt bão hoà, ẩm ướt (thường xảy ra vào tháng 2 - 3). Lượng bốc hơi trung bình hàng năm khoảng 788 mm, chỉ số ẩm ướt K (lượng mưa/lượng bốc hơi) trung bình năm 2,2 - 2,7. Từ tháng 1 đến tháng 7 hàng năm chỉ số K < 1, thường xảy ra hạn hán, vì vậy cần có kế hoạch chống hạn cho cây trồng. - Gió bão: Tốc độ gió trung bình 1 - 1,5 m/s. Tốc độ gió mạnh nhất đo được trong bão 30 - 35 m/s và đo được trong gió mùa đông bắc không quá 25 m/s; hướng gió chủ yếu là hướng Đông bắc vào mùa đông và hướng Đông nam vào mùa hè. Hàng năm có khoảng 20 ngày chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng thường xuất hiện vào tháng 5 - 6. Nhìn chung, khí hậu vùng Diễn Châu thuận lợi cho phát triển sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi, nhưng có một số thời điểm thường không thuận cho sản xuất nông nghiệp như lũ quét, rét đậm, gió Tây … xảy ra, cần có các giải pháp chủ động phòng tránh. Hệ thống các công trình thuỷ lợi của Diễn Châu bao gồm kênh mương nội đồng, đê đập, trạm bơm, hồ chứa nước đã được quan tâm đầu tư, đang phát huy tác dụng, đảm bảo tới cho 45,66% diện tích canh tác; trong đó 14,14% diện tích được tới bằng kênh mương tự chảy, 37% tới bằng hồ đập và 48,86% diện tích tới bằng bơm điện. Diễn Châu còn nhiều tiềm năng xây dựng đập thuỷ lợi nhưng chưa được đầu t xây dựng. 2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.2.1. Tăng trưởng kinh tế - Tổng giá trị sản xuất và dịch vụ của huyện tăng dần qua các năm, từ 208.507 triệu đồng năm 1995 tăng lên 327.265 triệu đồng năm 2004. Bình quân thu nhập đầu người từ 1,43 triệu đồng/năm 1995 tăng lên 2,68 triệu đồng/năm 2004. - Thực hiện công cuộc đổi mới, kinh tế của huyện có bước phát triển tương đối nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 1996 - 2000 là 5,83% và thời kỳ 2001 - 2004 là 7,77%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế của ngành nông lâm nghiệp đang còn thấp và tăng chậm so với các ngành nghề khác trong cơ cấu kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của ngành nông, lâm nghiệp thời kỳ 1996 - 2000 là 4,83% và thời kỳ 2001 - 2004 là 4,89%; trong khi đó tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp, xây dựng là 19,33% và 19,46%. Bình quân GDP thời kỳ 1996 - 2000 tăng 6,3% và thời kỳ 2001 - 2004 tăng 6,53%. Do ngành nông, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (55,03% năm 2004) và tốc độ tăng trưởng GDP khá nhanh (từ 5,81% thời kỳ 1996 - 2000 lên 6,47% thời kỳ 2001 - 2004) nên đã đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng nền kinh tế quốc dân của huyện. 2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại đều tăng về giá trị và tỷ trọng trong cơ cấu GDP. Lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản tăng về giá trị nhưng giảm về tỷ trọng trong cơ cấu GDP 2.2.3. Thực trạng phát triển các ngành Ngành nông, lâm, thuỷ sản: Nét nổi bật trong thời gian qua là việc sản xuất lương thực có sự tăng trưởng đáng kể. Tổng sản lượng lương thực (ngô, lúa) ngày càng tăng dần, từ 47.645 tấn/năm 1995 tăng lên 69.798 tấn/năm 2000 và 86.400 tấn/năm 2004. Bình quân lương thực đầu người từ 264 kg/năm 1995 lên 357 kg/năm 2000 và 422 kg/năm 2004. Trong sản xuất lương thực, sản lượng lúa chiếm 72 - 77% tổng sản lượng, còn lại là sản lượng ngô. Hoạt động lâm nghiệp theo chiều hướng giảm dần: Năm 2003 giảm so với năm 2002, năm 2004 giảm so với năm 2003 ở tất cả các lĩnh vực, chỉ có công tác khoanh nuôi và bảo vệ rừng là còn ổn định. Chăn nuôi phát triển chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của huyện miền núi. Chăn nuôi đại gia súc cả trâu bò đều giảm, một diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản còn bỏ hoang; giá trị thu nhập của ngành chăn nuôi chiếm chưa đến 30% trong giá trị sản xuất nông nghiệp. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ bé, chậm phát triển, phần lớn là thủ công nghiệp gia đình chế biến nông sản, sửa chữa cơ khí nhỏ (xay xat, đan lát, đúc. Ngành xây dựng tuy chiếm tỷ trọng chưa cao nhưng có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Tổng giá trị sản xuất năm 1995 là 6.353 triệu đồng, năm 2000 đạt 16.722 triệu đồng, tốc độ bình quân thời kỳ 1995 - 2000 là 21,36%. Năm 2004 đạt 34.700 triệu đồng, tốc độ bình quân thời kỳ 2001 - 2004 là 27,55%. Thương mại dịch vụ là ngành kinh tế đang phát triển, phục vụ đắc lực cho sản xuất và đời sống nhân dân. Năm 2004 nhóm ngành dịch vụ - thương mại có mức tăng cao nhất là 92.868 triệu đồng, tăng 46,44% so với năm 1995, trong đó chủ yếu là tăng dịch vụ. Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng của Diễn Châu khá đầy đủ cả về chất và lượng, cơ bản phục vụ tốt cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, trao đổi hàng hoá, nông sản trong và ngoài huyện. Đây cũng là những tiền đề thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ câu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá và phát triển nông nghiệp bền vững. Giao thông về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của vận tải, giao lưu kinh tế và văn hoá của huyện. Hệ thống mạng lưới giao thông đường bộ tương đối khá, các đường huyện lộ, liên xã, liên thôn đều được cấp phối 1 phần, phần còn lại là đường đất nhưng vận chuyển cũng tương đối thuận lợi. Ngoài ra, huyện còn có 52 km giao thông đường thuỷ là điều kiện thuận lợi để giao lưu kinh tế, văn hoá của nhân dân trong huyện với các vùng lân cận. Hệ thống các công trình thuỷ lợi bao gồm kênh mương nội đồng, đê, đập, trạm bơm, hồ chứa nước đã được quan tâm đầu tư đang phát huy tác dụng, đảm bảo tới cho 45,66% diện tích canh tác. Diễn Châu còn nhiều tiềm năng xây dựng đập thuỷ lợi nhưng chưa được đầu tư  xây dựng. Mạng lưới điện rộng khắp 23/23 xã, thị trấn, với tổng số 195/201 thôn có điện lưới quốc gia, 92,4% số hộ được dùng điện thắp sáng, nhưng giá điện bình quân vẫn còn cao hơn quy định của nhà nước, đòi hỏi nâng cao chất lượng lưới điện và công tác phục vụ. Bưu chính viễn thông: Toàn huyện có 1 trạm phát lại truyền hình, có hơn 80% số hộ được xem truyền hình; 23/23 xã, thị trấn có nhà bưu điện văn hoá xã, 23/23 xã có điện thoại ở trụ sở làm việc (Nguồn: Cục Thống kê Nghệ an, 2004) 2.2.4. Thực trạng phát triển xã hội Mặc dù lực lượng lao động nhiều, nhưng tỷ lệ người có trình độ tay nghề cao lại thấp. Tỷ lệ người có trình độ học vấn từ cao đẳng, đại học trở lên của huyện Diễn Châu tương đối thấp so với tỉnh và cả nước. Bình quân đạt 14 người/1000 dân, trong khi đó toàn tỉnh là 15 người và cả nước là 17 người. Lao động đang làm việc trên địa bàn huyện có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chiếm tỷ lệ 8,52% (toàn tỉnh 11,85%). Nhìn chung, tư duy về nghề và học nghề chưa ngang tầm với yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cơ chế thị trường, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn (Nguồn: Cục Thống kê Nghệ an, 2004). Sự tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với văn hoá - xã hội trên địa bàn huyện cũng được thể hiện rõ nét. Đến nay, đã có nhiều nhà ở kiên cố và bán kiên cố, các địa phơng đã có nhiều cố gắng tạo công ăn việc làm cho nhân dân nh chơng trình vay vốn giải quyết việc làm, thành lập các HTX dịch vụ, tổ hợp sản xuất thủ công, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, lao động hợp tác quốc tế, lao động tỉnh ngoài… đã giải quyết được hàng ngàn lao động có thêm việc làm. Trong giai đoạn tới nếu thực hiện tốt công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên quy mô rộng, xây dựng nhiều mô hình thâm canh, lưuân canh, xen canh để đạt được mục tiêu sản xuất nông nghiệp đạt giá trị sản xuất 50 triệu đồng/ha canh tác/năm; đồng thời giải quyết được việc làm tại địa phơng, nâng cao được số người có công ăn việc làm của huyện, góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội. * Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội - Những mặt làm được: Trong những năm gần đây nền kinh tế của Diễn Châu đã có những chuyển biến rõ rệt. Năm 2004, chỉ số tăng trưởng kinh tế của huyện là 10,1%, cơ cấu kinh tế đã có những chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng sản phẩm của nhóm ngành nông, lâm nghiệp ngày càng giảm, tỷ trọng của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại ngày càng tăng. Tổng giá trị sản xuất và dịch vụ năm 2004 tăng gấp 1,57 lần so với năm 1995, số hộ nghèo giảm và không còn hộ đói. Các cơ sở hạ tầng đã đầu tư xây dựng ngày càng nhiều và đang phát huy tác dụng. Tiềm năng đất đai và lao động được huy động phục vụ phát triển kinh tế, giá trị sản xuất/ha canh tác tăng từ 15 triệu đồng lên 17 triệu đồng/năm, có nơi đạt tới 50 triệu đồng/ha/năm. Từ ý thức sản xuất nông nghiệp hàng hoá, đất đai đã được khai thác và tận dụng tốt. Một số nơi đã tiến hành “đổi điền dồn thửa”, tập trung ruộng đất, cơ cấu đất đai đã có sự chuyển biến theo hướng sử dụng hợp lý hơn cho sản xuất nông nghiệp hàng hoá, nhiều vùng hoang hoá đã được đưa vào sản xuất, kinh doanh. Với mục tiêu là hiệu quả kinh tế, nhiều địa phơng trong huyện đã có sự chuyển đổi đúng hướng. - Những mặt chưa làm được cần quan tâm giải quyết: Diễn Châu là một huyện thuần nông, sản xuất nông lâm nghiệp đang chiếm tỷ trọng lớn, thu nhập của người dân chủ yếu từ sản phẩm nông nghiệp, bình quân đất nông nghiệp thấp, tỷ lệ lao động nông nghiệp lớn nên công ăn, việc làm lưuôn là vấn đề cần được quan tâm, giải quyết. Nền sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên, do đó cần có chiến lợc giải quyết vấn đề thuỷ lợi một cách triệt để, cơ bản để phấn đấu tới tiêu được 80 - 90% diện tích nông nghiệp. Mặc dù trong thời gian qua đã có một số địa phơng, một số hộ thực hiện việc “đổi điền dồn thửa”, chuyển đổi đất đai sang sản xuất các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn, song phần đa sản xuất nông nghiệp của huyện đang còn mưanh mún, thiếu tập trung, còn mưang nặng tính tự cấp tự túc. Do vậy, hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp đang còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế - xã hội của huyện. Để giải quyết thực trạng này cần phải làm tốt một số nội dung sau: - Xúc tiến việc hình thành các cụm công nghiệp khai thác và chế biến lâm sản, nông sản, triển khai thực hiện quy hoạch các thị tứ, thị trấn, nhanh chóng tạo đà cho việc tăng trưởng GDP ổn định và vững chắc, thu hút lao động, mở thêm ngành nghề mới, tạo việc làm ngày càng nhiều cho người lao động. - Đối với sản xuất nông nghiệp, tiếp tục thực hiện việc “đổi điền dồn thửa”, tập trung ruộng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để sản xuất lớn, mang tính hàng hoá, gắn sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ; đồng thời bảo vệ được môi trường, đất đai. Chú trọng đầu tư thâm canh, mở rộng liên doanh, liên kết, thực hiện tốt cơ chế liên kết 4 nhà (nhà nông - nhà nước - nhà khoa học và doanh nghiệp). Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá và phát triển nông nghiệp bền vững. Huyện Diễn châu có khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, giao thông thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá, nguồn lao động dồi dào… để nông nghiệp trở thành động lực cho sự phát triển công nghiệp và để cho nông nghiệp phát triển một cách bền vững, sản phẩm nông nghiệp thực sự là sản phẩm an toàn cho nhu cầu sử dụng của con người, thì việc thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng nước tưới cho các vùng sản xuất nông nghiệp đang có nguồn nước bị ô nhiễm và tổ chức quản lý, sử dụng tốt tài nguyên nước là vô cùng cần thiết hiện nay. III. Khái quát về hệ thống tưới tiêu nước huyện diễn châu Như đã trình bầy ở trên Huyện Diễn châu thuộc vùng đồng bằng thuần nhất, địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao 0,6 - 0,3 m so với mực nước biển. Khu vực thấp nhất thuộc xã các xã ven biển thường bị ngập úng vào mùa mưa lũ. Nhìn chung hệ thống cung cấp nước tưới cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đây là tương đối qui mô có đầy đủ các kênh cấp nước theo tiêu chuẩn Công trình đầu mối: Hệ thống cung cấp nước tưới chính là sông bắt nguồn từ một số hồ chứa của huyện Đô lương, Yên thành, Quỳnh lưu, Nghĩa đàn và Diễn châu Kênh cấp nước: Là đường truyền dẫn nước từ công trình đầu mối đưa trực tiếp vào bể điều áp. Đường cấp nước này đi qua một số khu dân cư và một số khu tiểu công nghiệp. Kênh dẫn chính: Nối trực tiếp nguồn nước ( công trình lấy nước và phân nước ) hoặc kênh cấp nước với hệ thống phân phối Hệ thống phân phối: Nó bao gồm kênh chính, kênh cấp hai, kênh cấp ba và tất cả các công trình phụ trợ và thiết bị Các nguồn gây ảnh hưởng đến chất lượng nước tưới huyện Diễn châu * Ô nhiễm về hoá học: - Các chất hữu cơ, vô cơ và các kim loại nặng trong nước thải công nghiệp và khu dân cư không qua xử lý mà đổ thẳng vào hệ thống thoát nước, chúng nhanh chóng bị phân huỷ tạo các axitamin, axit béo, H2S, nhiều Bazơ khác và các chất chứa S, P có tính độc hại và gây mùi khó chịu. - Các loại thuốc sát trùng, thuốc trừ sâu và phân bón hoá học: Trong mấy choc năm gần đây con người ngày càng sử dụng nhiều loại hoá chất, đặc biệt là những hợp chất hữu cơ mang tính độc trong lĩnh vực nông nghiệp, y tế và bảo quản thực phẩm tạo đIều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh trong nước thải lớn. * Ô nhiễm nước về mặt vật lý: - Màu sắc: Nhiều loại chất thảI công nghiệp chứa các chất thảI có màu, các chất khử nước… - Độ đục: Do các chất lơ lửng gây ra làm tăng sự phát triển của tảo - Ô nhiễm nhiệt: Từ các cơ sở sản xuất nhỏ có quá trình làm lạnh bằng nước, làm nước có nhiệt độ cao hơn bình thường. Khi nhiệt tăng lên thì nồng độ Ôxy hoà tan sẽ giảm, tạo đIều kiện thuận lợi cho vi sinh vật yếm khí phân giảI, tạo ra các sản phẩm gây thối và độc hại dẫn tới ô nhiễm nước ngày càng trầm trọng hơn. * Ô nhiễm do sinh vật: Tác nhân gây ô nhiễm bao gồm các vi khuẩn gây bệnh, một số loàI nấm, tảo, virut, động vật nguyên sinh, giun ký sinh…hoặc bất kỳ một loàI động vật nào khi chết và trảI qua quá trình phân huỷ sẽ tạo ra H2S gây mùi hôI thối khó chịu, cùng với sản phẩm độc hại khác đồng thời mang nhiều mầm bệnh nguy hiểm… * Ngoài ra trong nước thải còn chứa các chất phóng xạ và các chất độc hại khác như các muối sắt, Phenol, Xyanua, Clo tự do IV. Chất lượng nước tưới: Tất cả các loại nước sử dụng cho tưới đềuchứa một mức độ khác nhau về các chất hoà tan, lơ lững,muối và các chất rắn. Các chất này có ảnh hưởng rất lớn đến đất và cây. Nên khi thực hiện một dự án tưới rất cần thiết phảI xác định chất lượng nướctưới cho nông nghiệp. Cung cấp đủ nước không phải là vấn đề duy nhất về nước mà nhiều vùng đang phải đương đầu. Chất lượng nước tưới cũng là vấn đề rất quan trọng. Sự lo lắng về chất lượng nước đã tăng lên từ những năm 1960. Trước tiên sự chú ý tập trung vào ô nhiễm nước mặt từ đầu nguồn. Nhưng gần đây hơn, ô nhiễm nước ngầm và ô nhiễm nước mặt không phảI từ đầu nguồn đã trở thành những vấn đề quan trọng hơn. Khi sử dụng nước thải để tưới cần tuân theo tiêu chuẩn thải. Theo TCVN 5945-1995, giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất thành phần của nước thải công nghiệp sử dụng làm nước tưới phải phù hợp với qui định sau: Bảng 2. Tiêu chuẩn nước tưới TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn 1 Nhiệt độ 0C 40 18 Photpho hữu cơ mg/l 0,5 2 pH 5,5-9,0 19 Photpho tổng số mg/l 6 3 BOD5 (200C) mg/l 50 20 Sắt mg/l 5 4 COD mg/l 100 21 Tetracloetylen mg/l 0,1 5 Chất rắn lơ lửng mg/l 100 22 Thiếc mg/l 1 6 Asen mg/l 0,1 23 Thuỷ ngân mg/l 0,005 7 Cadimi mg/l 0,02 24 Nitơ tổng số mg/l 60 8 Chì mg/l 0,5 25 Tricloetylen mg/l 0,3 9 Clo dư mg/l 2 26 Amoniac (N) mg/l 1 10 Crom (VI) mg/l 0,1 27 Florua mg/l 2 11 Crom (III) mg/l 1 28 Phenola mg/l 0,05 12 Dầu mỡ khoáng mg/l 1 29 Sulfua mg/l 0,5 13 Dầu động thực vật mg/l 10 30 Xianua mg/l 0,1 14 Đồng mg/l 1 31 Tổng hoạt độ phóng xạ mg/l 0,1 15 Kẽm mg/l 2 32 Tổng hoạt độ phóng xạ mg/l 1 16 Mưangan mg/l 1 33 Coliorm MPN/100ml 10000 17 Niken mg/l 1 Theo tiêu chuẩn của Mỹ, nước thải dùng để tưới cho đất nông nghiệp thì hàm lượng các kim loại nặng phải dưới mức sau: Cd = 0,01mg/l Ni = 0,20 mg/l Pd = 5,00 mg/l Cu = 0,20 mg/l Cr = 0,10 mg/l Zn = 2,00 mg/l. 4.1. Độ pH Khi pH 7 có tính kiềm, pH = 7 trung tính, nước có pH từ 6,5 - 8,4 là thích hợp tưới cho các loại cây trồng. 4.2. Tổng số muối hoà tan (TSMHT) TSMHT cho biết khả năng thích hợp của nước dùng để tưới. Khi muối hoà tan nhiều thì áp suất thẩm thấu của dung dịch đất tăng gây ra căng thẳng nước trong đất trong vùng rễ cây ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất cây trồng. Khi mới tưới nước thì nồng độ muối chưa ảnh hưởng xấu đến cây, nhưng sau một thời gian tưới do bốc hơi nước nồng độ muối trong đất có thể tăng mức độ độc hại cho cây. Nồng độ muối trong dung dịch đất (Cs) sau khi tiêu thụ nước (Cu) được tính theo công thức sau: C x Q Cs = --------------------- [Q – (Cu – Pe)] Trong đó: Q: Tổng lượng nước tưới Cu: Tổng lượng nước cây trồng sử dụng để sinh trưởng Pe: Lượng mưa hiệu quả C: Nồng độ muối trong nước tưới. Nồng độ muối được tính bằng ppm hay mg/l. Giới hạn chấp nhận để đánh giá khả năng thích hợp của nước tưới dựa vào TSMHT và chỉ tiêu pH như bảng sau: Bảng 3 : Khả năng thích hợp của nước tưới liên quan tới TSMHT và pH TT TSMHT Nước thích hợp Nước không phù hợp 1 >400ppm Thích hợp cho tưới - 2 400-600ppm pH<9,0 pH>9,0 3 600-800ppm pH<8,5 pH>8,5 4 800-1000ppm pH<8,0 pH>8,0 5 1000-1200ppm - Không phù hợp cho tưới 4.3. Độ dẫn điện trong nước Nồng độ muối được xác định bằng độ dẫn điện (ECw), tính bằng àmhos/cm hay mmhos/cm. Giá trị ECw mmhos/cm ở 250C nếu nhân với 640 thì có thể chuyển thành nồng độ muối tính bằng ppm hay mg/l. Bảng 4 : Phân loại và sử dụng nước tưới theo trị số ECw TT Loại nước Sử dụng để tưới 1 Muối trong nước thấp (C1), độ dẫn điện giữa 100-250àmhos/cm ở 250C Có thể sử dụng để tưới cho hầu hết cây trồng trên hầu hết các loại đất, chỉ cần rửa muối nhẹ 2 Muối trong nước trung bình (C2), độ dẫn điện từ 250-750 àmhos/cm ở 250C Có thể sử dụng tưới nếu tiến hành rửa muối ở mức độ trung bình, sử dụng cây trồng có khả năng chịu muối trung bình mà không cần phòng chống muối mặn 3 Muối trong nước cao (C3), độ dẫn điện từ 750-2250 àmhos/cm ở 250C Không thể sử dụng loại nước này để tưới trên đất thoát nước kém, trên đất thoát nước tốt sử dụng để tưới cần phải có sự phòng chống muối và đưa cây trồng có khả năng chịu mặn tốt 4 Muối trong nước rất cao (C4), độ dẫn điện trên 2250 àmhos/cm ở 250C Không thích hợp cho tưới trong điều kiện bình thường, nếu sử dụng để tưới cần áp dụng trên đất phải thấm nước và thoát nước tốt, lượng nước tưới phải lớn hơn bình thường để rửa và cây trồng có khả năng chịu được muối tốt 4.4. Tỉ lệ ion Na và các cation khác Nồng độ Na cao trong nước tưới ảnh hưởng đến cấu trúc đất, tốc độ thấm của đất. Để đánh giá Na trao đổi trong đất cục nông nghiệp Mỹ đã đưa ra tỷ lệ hấp thụ Na với các cation Ca và Mg được ký hiệu SAR, được tính theo công thức sau: Na+ SAR = (me/l) ệ (Ca++ + Mg++)/2 Giá trị SAR có thể giảm xuống khi cho thêm thạch cao (CaSO4) vào nước tưới hoặc vào đất. Khi xác định được SAR và biết được độ dẫn điện của nước ECw thì có thể phân loại nước tưới dựa vào độ mặn (C) và Na. C1, C2, C3, C4 biểu hiện sự tăng mức độ mặn và S1, S2, S3, S4 biểu hiện sự tăng nguy cơ Na. Kết hợp hai điều kiện trên có thể phân loại thành 16 nhóm khác nhau. Chất lượng nước tưới tốt được nằm ở các nhóm C1S1, C2S1. Chất lượng nước trung bình ở nhóm C1S2, C2S2, C3S2 và C3S1; còn lại là chất lượng nước kém đối với nước tưới. Bảng 5 : Phân loại và sử dụng nước tưới theo chỉ tiêu SAR TT Loại nước Sử dụng tưới 1 Nước có hàm lượng Na thấp SAR = 0 - 10 Có thể sử dụng để tưới cho các loại đất với tác hại nhỏ của sự phát triển về mức độ độc hại của Na trao đổi, tuy nhiên cũng có một số cây trồng nhạy cảm với Na như một số cây ăn quả. 2 Nước có hàm lượng Na trung bình SAR = 10 - 18 Thể hiện mối nguy cơ Na trong đất mịn, có khả năng trao đổi cation lớn, đặc biệt trong điều kiện rửa thấp, trừ khi sự có mặt của CaSO4trong đất, loại nước này có thể sử dụng cho đất thô hoặc đất chứa chất hữu cơ với sự thấm nước tốt 3 Nước có hàm lượng Na lớn SAR = 18 - 26 Có thể gây ra các mức độ độc hại của Na trao đổi trong hầu hết các loại đất, cần phải quản lý đất đặc biệt, thoát nước tốt cho đất, rửa muối tốt và đất chứa chất hữu cơ để tưới nước được thích hợp. 4 Nước có hàm lượng Na rất cao SAR> 26 Thường là không phù hợp cho nước tưới trừ khi đất bị mặn thấp hoặc trung bình được sử dụng thêm canxi và thạch cao hoặc các chất khác bón cho đất 4.5. Nồng độ Bicacbonat liên quan đến nồng độ Ca và Mg Nồng độ các ion bicacbonat cao (HCO3) có thể dẫn tới s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnuoc.doc
Tài liệu liên quan