Trang phụ bìa . i
Lời cảm tạ . . ii
Tóm tắt .iii
Abtract .iv
Mục lục .v
Danh sách bảng .vii
Danh sách hình vii
CHƯƠNG 1 .1
GIỚI THIỆU .1
1.1Đặt vấn đề . 1
1.2Mục tiêu nghiên cứu . 2
1.3Nội dung nghiên cứu .2
CHƯƠNG 2 .3
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1 Đặc điểm sinh học cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) .3
2.1.1 Đặc điểm phân loại .3
2.1.2 Hình thái . 3
2.1.3 Đặc điểm sinh sản và phân bố . 4
2.1.4 Sinh trưởng và dinh dưỡng .5
2.2 Tình hình nuôi cá tra trên thế giới . 6
2.3 Tình hình nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long .7
2.4 Động thái vật chất dinh dưỡng trong ao nuôi thủy sản nói chung và ao nuôi
cá da trơn nói riêng .9
2.4.1 Đặc điểm môi trường nước trong ao nuôi thủy sản .9
2.4.2 Chu trình dinh dưỡng trong ao nuôi cá da trơn thâm canh .16
2.4.3 vấn đề ô nhiễm trong việc phát triển nghề nuôi cá tra thâm canh . 19
CHƯƠNG 3 .20
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.1 Địa điểm nghiên cứu và thời gian thực hiện .20
v
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
3.2 Phương pháp nghiên cứu 20
3.2.1 Khảo sát khía cạnh kỹ thuật và môi trường của nghề nuôi cá tra trong
ao . 20
3.2.2 Khảo sát biến động các yếu tố chất lượng nước trong suốt vụ nuôi .21
3.2.3 Xác định lượng vật chất dinh dưỡng, chất thải thải ra từ hệ thống nuôi
cá . 22
3.2.4 Phương pháp thu và phân tích . 25
3.2.5 Phương pháp tính toán và xử lý số liệu 25
CHƯƠNG 4 .28
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .28
4.1 Tình hình nuôi cá tra thâm canh trong ao tại quận Ô Môn – Cần Thơ .28
4.1.1 Tổng quan về mô hình nuôi .28
4.1.2 Các thông tin chung về hộ nuôi 28
4.1.3 Thông tin về kỹ thuật .31
4.2 Biến động các yếu tố môi trường trong ao nuôi cá tra thâm canh 38
4.2.1 Các yếu tố vật lý .38
4.2.2 Các yếu tố hóa học .39
4.2.3 Các yếu tố hóa học của bùn đáy ao .50
4.2.4 Chất lượng nước ao trước khi thả nuôi và sau khi thu hoạch cá .53
4.3 Tích lũy vật chất dinh dưỡng trong ao nuôi .54
4.3.1 Phân bố đạm và lân trong ao nuôi 54
4.3.2 Cân bằng dinh dưỡng trong ao nuôi 60
CHƯƠNG 5 .63
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 63
5.1 Kết luận .63
5.2 Đề xuất .63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
PHỤ LỤC 74
135 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 2170 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chất lượng nước và tích lũy vật chất dinh dưỡng trong ao nuôi cá tra thâm canh ở quận ô môn, thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
CAO VĂN THÍCH
CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÍCH LŨY VẬT CHẤT DINH
DƯỠNG TRONG AO NUÔI CÁ TRA (Pangasianodon
hypophthalmus Sauvage, 1878) THÂM CANH Ở QUẬN Ô
MÔN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
2008
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
CAO VĂN THÍCH
CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÍCH LŨY VẬT CHẤT DINH
DƯỠNG TRONG AO NUÔI CÁ TRA (Pangasianodon
hypophthalmus Sauvage, 1878) THÂM CANH Ở QUẬN Ô
MÔN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGs. Ts. TRƯƠNG QUỐC PHÚ
2008
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
LỜI CẢM TẠ
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa
Thủy sản, Phòng Đào tạo Trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện để tôi
được học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ trong những năm qua.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Thầy hướng dẫn, PGs.Ts Trương Quốc
Phú đã động viên, giúp đỡ và cho tôi những lời khuyên quý báu trong suốt thời
gian học tập cũng như khi thực hiện đề tài và viết luận văn.
Chân thành cảm ơn công ty thủy sản Sông Hậu, anh Huỳnh Trường Giang, chị
Nguyễn Lê Hoàng Yến về sự quan tâm và giúp đỡ trong thời gian tôi thực hiện
đề tài.
Xin gởi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô giảng dạy đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi được học tập và đã tận tâm truyền đạt cho chúng tôi những kiến thức
chuyên môn trong suốt thời gian học tập.
Cám ơn các anh, chị lớp Cao học Thủy sản khóa 12 đã cùng tôi đoàn kết, gắn
bó vượt qua chặng đường dài trong học tập.
Có được sự thành công trong ngày hôm nay là nhờ phần đóng góp và động
viên không kể hết của gia đình tôi, xin được ghi ơn tất cả những người thân.
i
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.
Ngày 30 tháng 10 năm 2008
Ký tên
CAO VĂN THÍCH
ii
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
TÓM TẮT
Đề tài Chất lượng nước và tích lũy vật chất dinh dưỡng trong ao nuôi cá tra
thâm canh đã được thực hiện trên 3 ao nuôi có diện tích 1000m2/ao, tại công ty
thủy sản Sông hậu, huyện Ô Môn, thành phố Cần Thơ. Trọng lượng và mật độ
cá thả nuôi trung bình ở 3 ao là 20g/con và 48 con/m2. Thức ăn sử dụng dạng
viên nổi chứa 26% đạm. Trong 3 tháng đầu cho ăn 3 lần/ngày với khẩu phần
10 – 12% trọng lượng thân, từ tháng thứ 4 cho ăn 1 lần/ngày với khẩu phần
theo nhu cầu của cá. Trao đổi nước được thực hiện tùy theo môi trường ao
nuôi và nguồn nước cấp.
Kết quả cho thấy, các hộ hầu hết người dân nuôi có học vấn thấp, không được
tập huấn kỹ thuật (87%). Tất cả hộ nuôi đều không có hệ thống xử lý nước
thải, nước thải được xả trực tiếp ra sông hoăc kênh. Các chỉ tiêu môi trường
trong các ao khảo sát đều nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, chỉ tiêu
COD, TN, TSS vượt quá mức B tiêu chuẩn nước thải của Việt Nam (TCVN
5945: 2005).
Vật chất khô, nitơ, phospho tích lũy trong cá chiếm 32,6%; 42,7%; 29,8%. Vật
chất khô thải ra môi trường 67,4% (5% trong nước, 45,63% trong bùn đáy và
16,74% mất đi do bay hơi hoặc thẩm thấu). Lượng nitơ thải ra môi trường
57,3% (5,43% trong nước, 50,4% tích lũy trong bùn đáy và 1,5% thất thoát do
bay hơi hoặc thẩm thấu. Lượng phospho thải ra môi trường 70,2% (1,8% trong
nước, 64,5% trong bùn đáy và 3,9% thất thoát do bay hơi hoặc thẩm thấu)
Để sản xuất 1 kg cá cần cung cấp 1.420 g vật chất khô, trong đó chứa 43,8 g
nitơ và 18 g phospho. Lượng vật chất khô, nitơ và phospho chứa trong cá
tương ứng với các giá trị 490 g , 18,3 g và 5,2 g. Lượng vật chất khô, nitơ,
phospho, thải ra môi trường tương ứng là 920 g, 25,2 g; 12,6 g
iii
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Abstract
The study on balance of nutrient matters was carried out at Song Hau
Aquaculture Joint-Stock Company from Aug. 2007 to Jul. 2008. The objective
of this study is evaluation the accumulation of nitrogen and phosphorus in fish
and the dispersion of those in the environment. The trial was conducted in
three earthen ponds of 1,000 square meters area and three meters depth. The
fingerling of 20 g in size was stocked in ponds at the density of 46-48
fingerlings per square meter. Fishes were fed with pellet content 26% protein.
The diets for fishes was about 10-12% of body weight in three first months
and the rest time fishes were fed at ad libitum rate. Water was exchanged
depending on water quality and water supply source.
The results showed that most of farmers have low educational level and did
not participate any technical training (87%). All of farms have not treatment
ponds, wastes were discharged directly into the rivers or canals. Water quality
parameters were almost lower than standards but COD, TN and TSS were
over level B of national standard, TCVN 5945: 2005. The dry matter, nitrogen
and phosphorus were accumulated in fishes 32.6%, 42.7% and 29.8%,
respectively. The dry matter was dispersed to environment 67.4%, 5%
dissolved in water and 45.6% deposited in sediment and 16.7% lost by
evaporation or leaking out. Similarly, nitrogen was dispersed to environme t
57.3%, 5.4% dissolved in water and 50.4% deposited in sediment and 1.5%
lost by evaporation or leaking out. Phosphorus was also dispersed to
environment 70.2%, 1.8% dissolved in water and 64.5% deposited in sediment
and 3.9% lost by evaporation or leaking out. In order to produce one kilogram
of fish, it is necessary supplying 1,420 g dry matter in which content 43.8 g
nitrogen and 18 g phosphorus. The accumulation of dry matter, nitrogen and
phosphorus in fish was 490 g and 18.3 g and 5.2 g, respectively. So the
dispersion of dry matter, nitrogen and phosphorus into environment was 920 g
and 25.2 and 12.6 g, respectively.
Title: Water quality parameters and balance of nutrient matters in striped catfish (Pangasianodon
hypophthalmus) intensive culture ponds
iv
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
MỤC LỤC
Trang phụ bìa……………………………………………………………….. i
Lời cảm tạ………………………………………………….. ……………. ii
Tóm tắt ……………………………………………………………………... iii
Abtract ……………………………………………………………………….iv
Mục lục……………………………………………………………………….v
Danh sách bảng……………………………………………………………...vii
Danh sách hình………………………………………………………………vii
CHƯƠNG 1…………………………………………………………………..1
GIỚI THIỆU………………………………………………………………….1
1.1 Đặt vấn đề……………………………………………………………….. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………….. 2
1.3 Nội dung nghiên cứu…………………………………………………….. 2
CHƯƠNG 2…………………………………………………………………. 3
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU…………………………………………………… 3
2.1 Đặc điểm sinh học cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)…………….. 3
2.1.1 Đặc điểm phân loại………………………………………………….. 3
2.1.2 Hình thái…………………………………………………………….. 3
2.1.3 Đặc điểm sinh sản và phân bố………………………………………. 4
2.1.4 Sinh trưởng và dinh dưỡng………………………………………….. 5
2.2 Tình hình nuôi cá tra trên thế giới………………………………………. 6
2.3 Tình hình nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long…………………….. 7
2.4 Động thái vật chất dinh dưỡng trong ao nuôi thủy sản nói chung và ao nuôi
cá da trơn nói riêng ......................................................................................... 9
2.4.1 Đặc điểm môi trường nước trong ao nuôi thủy sản…………………. 9
2.4.2 Chu trình dinh dưỡng trong ao nuôi cá da trơn thâm canh………….. 16
2.4.3 vấn đề ô nhiễm trong việc phát triển nghề nuôi cá tra thâm canh…... 19
CHƯƠNG 3…………………………………………………………………. 20
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………………………20
3.1 Địa điểm nghiên cứu và thời gian thực hiện…………………………….. 20
v
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
3.2 Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………20
3.2.1 Khảo sát khía cạnh kỹ thuật và môi trường của nghề nuôi cá tra trong
ao……………………………………………………………………………. 20
3.2.2 Khảo sát biến động các yếu tố chất lượng nước trong suốt vụ nuôi…. 21
3.2.3 Xác định lượng vật chất dinh dưỡng, chất thải thải ra từ hệ thống nuôi
cá……………………………………………………………………………. 22
3.2.4 Phương pháp thu và phân tích………………………………………. 25
3.2.5 Phương pháp tính toán và xử lý số liệu………………………………25
CHƯƠNG 4…………………………………………………………………. 28
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN………………………………………………. 28
4.1 Tình hình nuôi cá tra thâm canh trong ao tại quận Ô Môn – Cần Thơ….. 28
4.1.1 Tổng quan về mô hình nuôi…………………………………………. 28
4.1.2 Các thông tin chung về hộ nuôi………………………………………28
4.1.3 Thông tin về kỹ thuật ……………………………………………….. 31
4.2 Biến động các yếu tố môi trường trong ao nuôi cá tra thâm canh……… 38
4.2.1 Các yếu tố vật lý……………………………………………………...38
4.2.2 Các yếu tố hóa học…………………………………………………... 39
4.2.3 Các yếu tố hóa học của bùn đáy ao………………………………….. 50
4.2.4 Chất lượng nước ao trước khi thả nuôi và sau khi thu hoạch cá……..53
4.3 Tích lũy vật chất dinh dưỡng trong ao nuôi……………………………... 54
4.3.1 Phân bố đạm và lân trong ao nuôi……………………………………54
4.3.2 Cân bằng dinh dưỡng trong ao nuôi………………………………… 60
CHƯƠNG 5…………………………………………………………………. 63
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT………………………………………………… 63
5.1 Kết luận………………………………………………………………….. 63
5.2 Đề xuất…………………………………………………………………... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………65
PHỤ LỤC…………………………………………………………………… 74
vi
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần thức ăn trong dạ dày cá tra trong tự nhiên……………5
Bảng 4.1 Giá trị các chỉ tiêu chất lượng nước thời điểm trước khi thả cá và
sau khi thu hoạch……………………………………………………………. 53
Bảng 4.2 Độ ẩm, nitơ, phospho của cá, thức ăn, bùn đáy lúc thả và thu hoạch
………………………………………………………………………………..55
Bảng 4.3 Phân bố nitơ trong ao nuôi…………………………………………56
Bảng 4.4 Phân bố phospho trong ao nuôi……………………………………57
Bảng 4.5 Phân bố vật chất khô trong ao nuôi……………………………….. 57
Bảng 4.6 Phân bố nitơ, phospho, vật chất khô trong ao nuôi lúc thu hoạch ... 58
vii
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus).......................................... 4
Hình 2.2 Diện tích nuôi cá tra ao, hầm ở các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Đồng
Tháp, Bến Tre từ năm 2005 đến 2007..............................................................8
Hình 2.3 Sản lượng nuôi cá tra ao, hầm ở cá tỉnh An Giang, Cần Thơ, Đồng
Tháp, Bến Tre từ năm 2005 đến 2007………………………………………. 8
Hình 3.1 Sơ đồ thu mẫu bùn đáy ao…………………………………………23
Hình 4.1 Phân bố nhóm tuổi lao động trong hoạt động nuôi cá tra…………. 30
Hình 4.2 Phân bố trình độ học vấn trong hoạt động nuôi cá tra…………….. 31
Hình 4.3 Kiến thức chuyên môn của nông hộ nuôi cá tra…………………... 32
Hình 4.4 Mùa vụ thả nuôi trong năm………………………………………. 33
Hình 4.5 Diện tích ao nuôi cá tra tại vùng nghiên cứu……………………… 34
Hình 4.6 Mật độ thả nuôi tại vùng nghiên cứu……………………………… 35
Hình 4.7 Loại thức ăn sử dụng trong quá trình nuôi tại vùng nghiên cứu…... 37
Hình 4.8 Biến động nhiệt độ qua các tháng nuôi…………………………… 39
Hình 4.9 Biến động pH qua các tháng nuôi………………………………… 40
Hình 4.10 Biến động DO qua các tháng nuôi……………………………….. 41
Hình 4.11 Biến động COD qua các tháng nuôi……………………………... 42
Hình 4.12 Biến động TAN qua các tháng nuôi……………………………....43
Hình 4.13 Biến động N – NO2 qua các tháng nuôi..........................................44
Hình 4.14 Biến động N – NO3 qua các tháng nuôi..........................................46
Hình 4.15 Biến động TKN qua các tháng nuôi............................................... 47
Hình 4.16 Biến động TN qua các tháng nuôi.................................................. 48
Hình 4.17 Biến động P – PO4 qua các tháng nuôi...........................................49
Hình 4.18 Biến động TP qua các tháng nuôi....................................................50
Hình 4.19 Biến động TSS qua ác tháng nuôi...................................................51
Hình 4.20 Biến động OSS qua các tháng nuôi.................................................51
Hình 4.21 Biến động % OSS............................................................................52
Hình 4.22 Biến động TN của bùn đáy qua các tháng nuôi...............................53
Hình 4.23 Biến động TP của bùn đáy qua các tháng nuôi...............................54
viii
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Hình 4.24 Biến động vật chất hữu cơ trong bùn đáy ao nuôi...........................54
Hình 4.25 Lượng đạm tích lũy trong ao nuôi lúc thu hoạch............................60
Hình 4.26 Lượng lân tích lũy trong ao nuôi lúc thu hoạch............................. 61
Hình 4.27 Lượng vật chất khô tích lũy trong ao nuôi lúc thu hoạch................61
Hình 4.28 Phân bố nitơ khi sản xuất 1 kg cá....................................................62
Hình 4.29 Phân bố phospho khi sản xuất 1 kg cá............................................63
Hình 4.30 Phân bố vật chất khô khi sản xuất 1 kg cá...................................... 63
Hình 4.31 Lượng nitơ, phospho, vật chất khô thải ra môi trường trên 1ha......64
ix
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm qua, thủy sản đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của cả
nước. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng từ 15 – 20%, đặc biệt là lĩnh vực
nuôi trồng thủy sản, năm 2006, Việt Nam đứng hàng thứ 3 trên thế giới về nuôi
trồng thủy sản và là một trong những nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất trên thế
giới (Trung tâm Tin học - Bộ Thủy sản, 2007). Tổng sản lượng nuôi thủy sản Việt
Nam gia tăng từ 389.100 tấn vào năm 1995 đến 1.437.400 tấn vào năm 2005 (Bộ
Thủy sản, 2006)
Đồng bằng sông Cửu Long vốn là vùng trọng điểm về sản xuất nông nghiệp và
thủy sản của cả nước, chiếm khỏang 55 – 60% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản
và hơn 60% tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu của cả nước (Bộ Thủy sản, 1995 –
2005). Các đối tượng nuôi thủy sản ở ĐBSCL tương đối đa dạng gồm các loài cá
bản địa (rô đồng, lóc, bống tượng, trê, tra, basa,..) và cá nhập nội như rô phi,
chép, mè trắng,…Trong các loài cá nuôi thì các loài cá thuộc nhóm cá da trơn,
đặc biệt là cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là loài cá nuôi quan trọng và
hiện có sản lượng cao nhất. Năm 2007 xuất khẩu cá tra đạt 1 tỷ USD, tăng 34%
so với năm 2006, dự kiến con số này đạt khoảng 1,2 tỷ USD vào năm 2008 (Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008)
Kỹ thuật nuôi cá da trơn, đặc biệt là cá tra đã có bước nhảy vọt đáng kể. Năng
suất nuôi tăng nhanh và có thể đạt sản lượng khoảng 166 kg/m3 (nuôi bè), 345
tấn/ha (nuôi đăng quầng) (Nguyễn Thanh Phương et al, 2004), 501 tấn/ha (nuôi
ao) (Lê Bảo Ngọc, 2004).
Việc phát triển nhanh diện tích nuôi cá tra, cùng với việc quản lý chất thải và bảo
vệ môi trường , nhất là việc sử dụng không hợp lý nguồn thức ăn, phương pháp
cho ăn đã dẫn đến ô nhiễm môi trường do chất thải từ thức ăn thừa được đưa ra
sông, rạch qua những lần thay nước. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự phát
sinh dịch bệnh, đặc biệt khi mực nước sông thấp và dòng chảy chậm trong suốt
mùa khô làm cho các chất thải không phân tán kịp thời đang là vấn đề nan giải
cho nghề nuôi cá tra hiện nay.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2
Trong khi có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện trên phương diện sản xuất
giống, ương giống, dinh dưỡng - thức ăn, nuôi cá thịt và bệnh thì còn rất ít nghiên
cứu về chất thải từ nuôi cá da trơn và ảnh hưởng của nó đến môi trường. Trước
tình hình trên, đề tài: “Chất lượng nước và tích lũy vật chất dinh dưỡng trong ao
nuôi cá tra thâm canh“ được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Đánh giá khả năng gây ô nhiễm môi trường từ nguồn chất
thải ở ao nuôi cá tra thâm canh làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp bảo vệ
môi trường và phát triển nghề nuôi cá da trơn bền vững ở vùng Đồng bằng sông
Cửu Long.
Mục tiêu cụ thể: Xác định mức độ tích lũy và lượng chất dinh dưỡng thải ra từ ao
nuôi cá tra thâm canh. Làm cơ sở cho việc đánh giá và đề xuất các giải pháp xử lý
chất thải (nước và bùn) trước khi thải vào môi trường.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Điều tra các khía cạnh kỹ thuật và môi trường của nghề nuôi cá tra trong ao
Đánh giá sự biến động các yếu tố chất lượng nước trong ao nuôi cá tra thâm canh.
Xác định lượng vật chất tích lũy trong cá và lượng vật chất thải ra môi trường
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
3
Chương 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)
2.1.1 Hệ thống phân loại
Loài cá tra nuôi được mô tả lần đầu bởi Sauvage năm 1878 ở Campuchia, tên
khoa học của cá tra có nhiều tên khác nhau dựa trên cơ sở những tài liệu các tác
giả nước ngoài mô tả cá ở các khu hệ cá lân cận như Thái Lan (Smith, 1945).
Trước đây, cá tra được xếp vào họ Shilbeidae và tên khoa học của chúng là
Pangasius micronemus Bleeker, 1847 (Mai Đình Yên và ctv, 1992; Trương Thủ
Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Ngoài ra, ở Thái Lan, Indonesia, Malaysia,
cá tra còn có tên khoa học khác là Pangasius sutchi (Cacot, 1998). Gần đây một
số tác giả lại xếp cá tra vào một giống khác Pangasianodon hypophthalmus
(Komarudin và Pariselle, 2000). Theo kết quả định danh lại của Roberts và
Vidthayanon (1991) cá tra có tên khoa học là Pangasius hypophthamus. Fishbase
(www.fishbase.org, 9/2008) cá tra có hệ thống phân loại như sau:
Bộ : Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasius
Loài: Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878
2.1.2 Hình thái
Cá tra có vẩy bị thoái hóa, mắt nhỏ hoặc tiêu biến, có cơ quan hô hấp phụ và có
khả năng hô hấp qua da, qua xoang miệng... vì vậy chúng có khả năng sống lâu
trong bùn, trên cạn nhưng phải đảm bảo đủ độ ẩm cho da. Cá có thể tồn tại trong
môi trường nước có hàm lượng oxy hòa tan thấp, nước bị nhiễm phèn có pH=4
(pH<4 cá bị sốc sẽ bỏ ăn), ít chịu đựng được nhiệt độ thấp hơn 15oC và lớn hơn
39oC.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
4
Hình 2.1 Cá tra - Pangasianodon hypophthalmus (
9/2008)
2.1.3 Đặc điểm sinh sản và phân bố
Cá tra thành thục chậm so với các loài cá da trơn khác, chúng thành thục sinh dục
vào cuối mùa khô và đầu mùa mưa. Mùa vụ sinh sản của cá basa kéo dài từ tháng
2 đến tháng 6, trong khi đó mùa vụ sinh sản của cá tra từ tháng 3 đến tháng 8 đối
với cá nuôi bè, nhưng đối với cá tra nuôi ao thì thời gian này ngắn hơn, từ tháng 6
đến tháng 8. Sự thành thục của cá tra cái cũng diễn ra vào cuối mùa khô và đầu
mùa mưa (Cacot, 1999). Sinh sản cá tra lần đầu tiên được công bố tại Thái Lan
vào năm 1959, sau đó là ở Indonesia vào năm 1981 và ở Malaysia năm 1983. Ở
Việt Nam, sinh sản nhân tạo cá tra vào năm 1981 nhưng kết quả đạt được rất
thấp, cho đến năm 1995 với công trình nghiên cứu của Philip Cacot, đã sản xuất
giống nhân tạo thành công 2 đối tượng cá tra và cá basa, chính thành quả này đã
mở ra triển vọng lớn cho nghề nuôi cá tra. Cá bố mẹ nuôi vỗ trong ao hay bè đều
cho kết quả sinh sản nhân tạo tốt với các loại hormon thông thường là HCG và
Ovaprim (Cacot, 1999)
Cá tra phân bố nhiều trên lưu vực sông Mekong và sông Chaophraya – Thái Lan
(Roberts và Vidthayanon, 1991). Ở Việt Nam cá tra phân bố trên sông Tiền, sông
Hậu, rất nhiều ở vùng hạ lưu. Cá tra giống được vớt chủ yếu trên sông Tiền, cá
trưởng thành chỉ thấy trong ao nuôi, rất ít khi tìm thấy trong tự nhiên (Mai Đình
Yên và ctv, 1992). Theo Cacot (1998), ở hạ lưu sông Cửu Long có 11 loài chủ
yếu thuộc giống Pangasius, trong đó có 8 loài có kích thước lớn (chiều dài lơn
hơn 50 cm). Đặc biệt có 2 giống loài cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) và
cá basa (Pangasius bocourti) được nuôi rất nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
5
2.1.4 Sinh trưởng và dinh dưỡng
2.1.4.1 Đặc điểm sinh trưởng
Cá tra tăng trưởng tương đối cao, cá tra cùng cá vồ cờ (Pangasius sanitwongsei)
là hai loài cá tăng trưởng rất nhanh nhất trong 10 loài thuộc họ Pangasiidae
(Lazard, 1998). Cá tra bột hết noãn hoàng có chiều dài trung bình từ 1 – 1,1 cm,
sau 14 ngày ương đạt 2,0–2,3 cm và có trọng lượng là 0,52 g. Cá 5 tuần tuổi đạt
1,28–1,5 g chiều dài 5-6 cm. Sau 1 năm cá đạt 0,7 – 1,5 kg và đến 3 – 4 tuổi đạt 3
– 4 kg. Cá còn nhỏ tăng nhanh về chiều dài, khi cá đạt 2,5 kg là bước vào thời kỳ
tích lũy mỡ, cần có chế độ nuôi dưỡng thích hợp để phát dục tốt. Tuy nhiên tốc độ
tăng trưởng còn tùy thuộc rất lớn vào mật độ nuôi, chất lượng và số lượng thức ăn
cung cấp. Độ béo cũng tăng dần theo sự phát triển của cá, ở năm đầu tiên độ béo
tăng nhanh nhất, qua các năm sau độ béo biến đổi không đáng kể: cá có trọng
lượng 11,2 g có độ béo 0,99%, cá 560 g có độ béo 1,6%, nhưng cá 3 tuổi nặng
3,62 kg có độ béo là 1,62%. Cá đực có độ béo cao hơn cá cái (Trần Thanh Xuân,
1994).
2.1.4.2 Tập tính dinh dưỡng
Miệng cá có răng sắc nhọn trên các xương hàm, xương lá mía và xương khẩu cái.
Gai trên cung mang thưa và ngắn nên không có tác dụng lọc thức ăn như các loài
cá phiêu sinh động vật. Dạ dày dạng chữ U, ruột ngắn và không gấp khúc. Với
đặc điểm nên trên nên trong tự nhiên, tính ăn của cá tra thiên về động vật. Ở giai
đoạn cá bột và cá huơng, chúng thích ăn mồi sống, nhưng trong quá trình phát
triển thì chúng thích ăn mồi chết và phổ thức ăn rất rộng.
Theo Trần Thanh Xuân (1994), khi nghiên cứu thành phần thức ăn trong dạ dày
của cá tra đánh bắt trong tự nhiên có tỉ lệ thành phần thức ăn trong dạ dày được
trình bày ở Bảng 2.1
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
6
Bảng 2.1 Thành phần thức ăn ở dạ dày cá tra trong tự nhiên
Loại thức ăn Tỉ lệ (%)
- Cá tạp
- Ốc
- Thực vật
- Mùn bã hữu cơ
37,8
23,9
6,67
31,6
Cũng như các loài cá khác, khi bắt đầu ăn thức ăn ngoài, cá tra ăn phiêu sinh
động vật. Thức ăn ưa thích của chúng là nhóm Cladocera, nhóm Rotifer cũng
xuất hiện trong dạ dày nhưng do kích thước nhỏ nên vai trò dinh dưỡng của
Rotifera không cao. Trong điều kiên ương nuôi trên bể, chúng có thể sử dụng
nhiều loại thức ăn như: Artemia, trùn chỉ, Moina, Rotifera, thức ăn chế
biến…Tuy nhiên, ấu trùng Artemia và trùn chỉ cho tỉ lệ sống cao và sinh trưởng
của cá tốt nhất (Lê Thanh Hùng và ctv, 1998).
Cá tra 3 -4 ngày tuổi có thể bắt đầu ăn lẫn nhau và chúng tiếp tục ăn nhau nếu cá
ương không cho ăn thức ăn đầy đủ. Khi khảo sát cá bột vớt trong tự nhiên vẫn
thấy chúng ăn lẫn nhau ngay trong các đáy chứa cá bột vớt được, ngoài ra còn
trong dạ dầy của chúng có rất nhiều phần cơ thể và mắt cá con các loài cá khác
(Nguyễn Tường Anh và ctv, 1979).
Cá con 20 ngày tuổi sử dụng hiệu quả thức ăn chế biến (Lê Như Xuân và ctv,
2000). Cá tra càng lớn, phổ thức ăn của chúng càng rộng. Nhìn chung, loài cá này
có tập tính ăn thiên về động vật. Trong ao, bè nuôi chúng có thể sử dụng được
tấm, cám, rau, bèo, phế phẩm các nhà máy chế biến thủy sản, thức ăn tự chế dạng
ẩm với hàm lượng protein thấp. Đặc điểm này có ý nghĩa rất quan trọng đối với
sự phát triển nuôi rộng rãi loài cá này (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu
Hương, 1993; Lê Như Xuân và ctv, 2000). Cá tra có khả năng thích nghi với
nhiều loại thức ăn có hàm lượng protein khác nhau, trong điều kiện thiếu thức ăn
cá có thể sử dụng các loại thức ăn bắt buộc như mùn bã hữu cơ, thức ăn có nguồn
gốc từ động vật (Trần Thanh Xuân, 1994).
2.2 Tình hình nghề nuôi da trơn trên thế giới
Cá tra và cá basa phân bố ở một số nước Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan,
Indonesia và Việt Nam. Đây là 2 lòai cá có giá trị kinh tế cao, được nuôi phổ biến
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
7
hầu hết ở các nước Đông Nam Á và là một trong những loài cá nuôi quan trọng
nhất khu vực này. Ba nước trong khu vực hạ lưu sông Mekong có nghề nuôi cá
tra truyền thống là Campuchia, Thái Lan và Việt Nam, do có nguồn cá tự nhiên
phong phú. Ở Campuchia tỷ lệ cá tra thả nuôi chiếm 98% trong 3 loài họ cá tra,
chỉ có 2% là cá basa và vồ đém. Một số nước trong khu vực như Malaysia,
Indonesia cũng đã nuôi cá tra có hiệu quả từ thập niên 70 – 80 của thế kỷ XX
(Phân viện Kinh tế và quy hoạch thủy sản thành phố Hồ Chí Minh, 2006)
Ở Thái Lan và Campuchia thì cá Pangasius sutchi được nuôi trong ao và bè. Từ
xưa nhóm cá Pangasius được nuôi trong những bè nổi bằng tre ở Thái Lan và
Campuchia. Hê thống nuôi này cũng được áp dụng ở Châu Âu và Mỹ (Pillay,
1990). Trước đây nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chất lượng nước và tích lũy vật chất dinh dưỡng trong ao nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) thâm canh ở quận ô môn, thành phố cần.pdf