Đề tài Chất lượng sản phẩm thủy sản và một số giải pháp đối với ngành thủy sản Việt Nam hiện nay

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 3

I. KHÁI QUÁT VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 3

1.1.Khái niệm chất lượng sản phẩm. 3

1.2. Đặc điểm của chất lượng sản phẩm. 5

1.3. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm 6

1.3.1. Đứng trên góc độ người tiêu dùng. 6

1.3.2. Trên góc độ của nhà sản xuất 6

1.4. Vai trò của chất lượng sản phẩm 8

II. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG HACCP 9

2.1. Mục đích và phạm vi áp dụng của HACCP 10

2.2. Các nguyên lý của HACCP 10

PHẦN II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY 12

I. VAI TRÒ CỦA NGÀNH THỦY SẢN Ở VIỆT NAM. 12

I.1. Thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia. 12

I.2. Cung cấp những sản phẩm thực phẩm quý cho tiêu dùng của dân cư, cung cấp nguyên liệu để phát triển một số ngành khác. 14

I.3. Tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo 15

I.4. Ngành thủy sản tham gia vào hoạt động xuất khẩu, thu ngoại tệ cho đất nước 16

II. TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM THỦY SẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 16

II.1. Những quy định chung về chất lượng thủy sản 16

II.2. Thực trạng chất lượng sản phẩm thủy sản Việt Nam hiện nay 18

II.2.1. Thành tựu 18

II.2.2. Những tồn tại về chất lượng sản phẩm thủy sản ở Việt Nam 21

II.2.3. Đánh giá chất lượng sản phẩm thuỷ sản Việt Nam 23

PHẦN III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỦY SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY 26

I. Định hướng phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam giai đoạn 2010- 2020 26

II. Giải pháp với ngành thuỷ sản Việt Nam hiện nay. 27

KẾT LUẬN 31

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

 

 

doc35 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7862 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chất lượng sản phẩm thủy sản và một số giải pháp đối với ngành thủy sản Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uy và các biện pháp cụ thể để kiểm soát chúng. Hệ thống này có 7 nguyên lý cơ bản: Nguyên lý 1: Nhận biết các mối hiểm nguy tiềm tàng liên quan đến quá trình sản xuất thực phẩm trong rất cả các giai đoạn từ nuôi trồng, chế biến, sản xuất và phân phối đến các địa điểm tiêu thụ. Đách giá khả năng xuất hiện các mối hiểm nguy và nhận biết các biện pháp phòng ngừa để kiểm soát chúng. Nguyên lý 2: Xác định các vị trí, quy trình, công đoạn có thể kiểm soát để loại bỏ các mối hiểm nguy hoặc làm giảm khả năng xuất hiện của chúng. Một “công đoạn” nghĩa là một giai đoạn trong sản xuất thực phẩm bao gồm các hoạt động nông nghiệp, thu mua nguyên liệu, phân loại, chế biến, bao gói, vận chuyển và bán cho người tiêu dùng. Nguyên lý 3: Thiết lập các giới hạn nguy hiểm, và các giới hạn đó phải phù hợp để đảm bảo rằng mỗi điểm kiểm soát quan trọng đề nămg dưới sự kiểm soát. Nguyên lý 4: Thiết lập một hệ thống giám sát để đảm bảo các điểm kiểm soát quan trọng được kiểm soát bởi một lịch trình kiểm tra và theo dõi. Nguyên lý 5: Các hoạt động khắc phục được đưa ra khi sự kiểm soát chỉ ra rằng một điểm kiểm soát quan trọng không nằm dưới sự kiểm soát. Nguyên lý 6: Thiết lập các qui trình kiểm tra bao gồm các bài kiểm tra và các thủ tục kiểm tra để chứng tỏ rằng hệ thống HACCP làm việc có hiệu quả. Nguyên lý 7: Thiết lập các tài liệu liên quan đến tất cả các qui trình, thiết lập các hồ sơ phù hợp với các nguyên lý này và sự áp dụng của chúng. Đó là một quy trình logic gồm 14 bước. Việc áp dụng quy trình của hệ thống HACCP trong sản xuất cũng như được cấp chứng nhận phù hợp HACCP đặc biệt là với các doanh nghiệp chế biến thực phẩm sẽ giúp đem lại lờng tin cho khách hàng thông qua dấu hiệu chứng nhận. Đồng thời nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của doanh nghiêp trên thị trường. PHẦN II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY I. VAI TRÒ CỦA NGÀNH THỦY SẢN Ở VIỆT NAM. I.1. Thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia. Từ một lĩnh vực sản xuất nhỏ bé, nghèo nàn và lạc hậu, ngành thủy sản đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, có tốc độ tăng trưởng cao, có tỷ trọng trong GDP ngày càng lớn và chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nếu như trong những năm 60 của thế kỉ XX, tổng sản lượng thủy sản ở miền Bắc đạt trên dưới 200.000 tấn thì đến năm 1976- tổng sản lượng thủy sản đạt 840.000 và đến năm 2001 là 2.434.700 tấn. Tổng sản phẩm thủy sản hiện chiếm 21% trong nông- lâm- ngư nghiệp và chiếm hơn 4% GDP trong nền kinh tế quốc dân. Năm 2005 tổng sản lượng đạt 3.408.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,5 tỷ USD tính tới ngày 5/12/2005. Theo số liệu đã công bố của Tổng cục thống kê, GDP của ngành thủy sản giai đoạn 1995- 2003 tăng từ 6.664 tỷ lên 24.125 tỷ đồng. Trong các hoạt động của ngành, khai thác thủy sản giữ một vị trí rất quan trọng. Sản lượng khai thác trong 10 năm gần đây tăng liên tục với tốc độ tăng bình quân hàng năm khoảng 7,7% (giai đoạn 1991- 1995) và 10% giai đoạn (1996- 2003). Nuôi trồng thủy sản ngày càng có vai trò quan trọng hơn khai thác thủy sản cả về số lượng, chất lượng cũng như tính chủ động trong sản xuất. Biểu 1: Sản lượng thủy sản thời kì 2001-2005 ( đơn vị: 1000 tấn) Năm Sản lượng thủy sản Chia ra Nuôi trồng Khai thác 2001 2.434,7 709,9 1.742,8 2002 2.647,4 844,8 1.802,6 2003 2.859,2 1.003,1 1.856,1 2004 3.142,5 1.155,6 1.992,9 2005 3.408,0 1.403,0 2.005,0 Nguồn: Niên giám Thống kê Nông- Lâm- Thuỷ sản. Theo số liệu trên, sản lượng thủy sản khai thác có tăng nhưng tốc độ tăng không đều và thấp hơn sản lượng thủy sản nuôi trồng. Năm 2001, tăng 3,8%, năm 2002 tăng 4,5%, năm 2003 tăng 3% , năm 2004 tăng 3,6%. Nét nổi bật trong hoạt động khai thác thủy sản thời kì 2001-2005 là sự chuyển biến mạnh từ phương thức khai thác nhỏ lẻ, cá thể trong các vùng biển gần bờ sang nghề cá thương mại mang tính công nghiệp, quy mô lớn, tàu thuyền công suất cao, trang bị hiện đại để khai thác vùng biển xa bờ dài ngày, gắn khai thác với bảo vệ môi trường sinh thái và tài nguyên biển. Do tăng trưởng cao và khá bền vững nên vị trí của thủy sản nuôi trồng trong tổng sản lượng thủy sản đã tăng nhanh từ 20,6% năm 2001 lên 37,5% năm 2004 và 41% năm 2005. Việt Nam có tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản ở khắp mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Đến năm 2003, đã sử dụng 612.778 ha nước mặn, lợ và 254.835 ha nước ngọt để nuôi thủy sản trong đó đối tượng nuôi chủ lực là tôm với diện tích 580.465ha. Bên cạnh những tiềm năng đã biết, Việt Nam còn có những tiền năng mới được xác định có hể sử dụng để nuôi trồng thủy sản như sử dụng vật liệu chống thấm để xây dựng công trình nuôi trên các vùng đất cát hoang hóa, chuyển đổi mục đích sử dụng các diện tích trồng lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản… Nuôi biển là một hướng mở mới cho ngành thủy sản, đã có bước khởi động ngoạn mục với các loài tôm hùm, cá giò, cá mú, trai ngọc… với các hình thức nuôi lồng, bè. Ngành thủy sản có tốc độ tăng trưởng rất nhanh so với các ngành kinh tế khác. Tỷ trọng GDP của ngành thủy sản trong tổng GDP toàn quốc liên tục tăng, từ 2,9% năm 1995 lên 3,4% năm 2000 và đạt 3,93% năm 2003. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản tương đương với các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Điều đó chứng tỏ ngành thủy sản đang dần chuyển từ sản xuất mang nặng tính nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh theo hướng công nghiệp hóa. Biểu 2: Giá trị xuất khẩu toàn quốc giai đoạn 1996- 2001 GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU (triệu USD) Năm Toàn quốc Công nghiệp -Xây dựng - Dịch vụ Nông- Lâm- Thủy sản Tổng số Riêng thủy sản 1996 7.255,9 4.214,1 3.041,8 670,0 1997 9.185,0 5.952,0 3.233,0 776,5 1998 9.360,3 6.036,0 3.324,3 858,6 1999 11.540,0 8.627,8 2.912,2 976,1 2000 14.308,0 10.186,8 4.121,2 1.478,5 2001 15.100,0 10.090,4 5.009,6 1.816,4 Tốc độ tăng trưởng bình quân(%) 13,0 14,9 9,5 14,6 Nguồn: Niên giám Thống kê Nông - lâm - Thủy sản. I.2. Cung cấp những sản phẩm thực phẩm quý cho tiêu dùng của dân cư, cung cấp nguyên liệu để phát triển một số ngành khác. Các kết quả nghiên cứu của các chuyên gia về dinh dưỡng đã khẳng định hầu hết các loại thủy sản đều là loại thực phẩm giàu đạm, dễ tiêu hóa, phù hợp với sinh lý dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi. Càng ngày thủy sản càng được tin tưởng như một loại thực phẩm ít gây bệnh tật (tim mạch, béo phì, ung thư…) và ít chịu ảnh hưởng của ô nhiễm hơn. Trong thịt bò, tỷ lệ tính theo phần trăm của đạm là 16,2 – 19,2%. của mỡ là 11- 28%, khoáng chất là 0,8 – 1%, cũng tương tự như trên trong cá thu tỷ lệ thứ tự là 18,6% - 0,4% - 1,2%; ở cá muối là 16,4%- 1,6% - 2,3%; ở cá hồng là 17,8% -5,9% - 1,4%. Sản phẩm của thủy sản rất đa dạng như tôm, cá, ốc, nghêu, rong, trong đó tôm lại có rất nhiều loại như: tôm sứ, tôm chân trắng, tôm càng xanh; cá thì có cá basa, ca tra, cá rô phi… và có thể chế biến thành rất nhiều món ăn phù hợp với từng lứa tuổi đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho người tiêu dùng. Thủy sản cung cấp một phần cho chăn nuôi, đặc biệt là cho chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Bột cá và các phế phẩm, phụ phẩm thủy sản chế biến la nguồn thức ăn giàu đạm được sử dụng làm thức ăn hoặc để chế biến thức ăn phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngành thủy sản cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và một số ngành công nghiệp khác. Nguồn nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến thực phẩm gồm: tôm, cá, nhuyễn thể, rong biển… Các nguyên liệu thủy sản còn được sử dụng là mguyên liệu cho ngành công nghiệp dược phẩm, mỹ nghệ… I.3. Tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo Ngành thủy sản với sự phát triển nhanh chóng của mình đã tạo ra hàng loạt việc làm và thu hút một lực lượng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn sản xuất, làm giảm sức ép của nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước. Số lao động của ngành thủy sản tăng liên tục từ 3,12 triệu người năm 1996 lên khoảng 3,8 triệu người năm 2001, như vậy mỗi năm tăng thêm 100 nghìn người. Tỷ lệ tăng bình quân số lao động thường xuyên của ngành thủy sản là 2,4%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của cả nước (2%/năm). Cụ thể lĩnh vực nuôi trồng và khai thác thủy sản đã ngày càng thu hút được nhiều người lao động, nhiều ngư dân trong vùng tham gia do các hoạt động này chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình. Đến năm 2003, cả nước có trên 230,9 nghìn hộ ngư dân được tranh bị 7150 tàu thuyền đánh cá cơ giới với tổng công suất 1,76 triệu CV, đóng mới 253 chiếc với tổng công suất 4287 CV đưa tổng số tàu khai thác xa bờ lên 6258 chiếc. Với số tàu đánh cá xa bờ đưa vào hoạt động, hàng năm đã tạo ra trên 20 nghìn chỗ làm cho người lao động ven biển (khoảng 10 nghìn lao động trực tiếp đi biển và 10 nghìn lao động dich vụ trên bờ) nhờ đó đã giảm bớt được tình trạng căng thẳng do thiếu việc làm, tạo thu nhập ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo cho ngư dân và nhân dân vùng biển nói chung. Do lao động có việc làm mới, thu nhập và đời sống ổn định nên các tệ nạn xã hội, nhất là hoạt động tiêu cực trong khai thác thủy hải sản như: vô tổ chức, tự phát, hủy hoại nguồn lợi thủy sản và tài nguyên môi trường các vùng ven biển giảm dần, xu hướng khai thác bền vững đã đi vào cuộc sống của nhân dân vùng biển. I.4. Ngành thủy sản tham gia vào hoạt động xuất khẩu, thu ngoại tệ cho đất nước Từ đầu những năm 1980, ngành thủy sản đã đi đầu trong cả nước về mở rộng quan hệ thương mại sang những khu vực, thị trường mới trên thế giới và có những đóng góp quan trọng vào hoạt động xuất khẩu của cả nước. Năm 1980, sản lượng thủy sản cả nước đạt 558,66 nghìn tấn trong đó xuất khẩu 2,72 nghìn tấn, đạt kim ngạch 11,3 tỷ USD. Năm 1996 ngành thủy sản mới chỉ có quan hệ với 30 nước và vùng lãnh thổ. Đến năm 2001, quan hệ này đã được mở rộng ra 60 nước và vùng lãnh thổ trong đó sản lượng xuất khẩu là 358,833 nghìn tấn, giá trị kim ngạch XKTS đạt 1,76 tỷ USD. Năm 2002 Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu đứng thứ 7 trên thế giới. Năm 2003, vượt qua những rào cản thương mại của một số nước, những diễn biến phức tạp của thị trường thế giới, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 2,3 tỷ USD và có quan hệ với 75 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Năm 2005 kim ngạch xuất khẩu đạt 2,5 tỷ USD và dự kiến đến năm 2006 sẽ là 2,8 tỷ USD. Như vậy có thể khẳng định, ngành thủy sản đã tạo dựng được uy tín lớn trên trường quốc tế, ngay cả những nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, hay các nước trong khối liên minh EU cũng đã làm bạn hàng lớn và thường xuyên của ngành thủy sản. Hơn nữa, giá trị xuất khẩu thủy sản trên các thị trường này chiếm tới 75% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Trên các thị trường lớn này, nhiều doanh nghiệp Việt đã chứng tỏ được bản lĩnh trên trường quốc tế và vững vàng vượt qua các thử thách bởi đây là những thị trường khó tính nhất về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thủy sản. Sự mở rộng quan hệ thương mại quốc tế của ngành thủy sản đã góp phần mở ra những con đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập hơn và khu vực và thế giới. II. TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM THỦY SẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY II.1. Những quy định chung về chất lượng thủy sản Thủy sản là một ngành kinh tế cung cấp các sản phẩm thực phẩm cho người tiêu dùng nên điều kiện quan trọng về sản phẩm khi cung ứng ra thị trường là sản phẩm phải đảm bảo chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng. Theo điều 2 quyết định số 07/2005/QĐ-BTS của Bộ trưởng Bộ thuỷ sản về việc ban hành danh mục hoá chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản quy định: “Không được phép trộn lẫn quá 02 loại hoạt chất kháng sinh trong 01 sản phẩm thuốc, hóa chất; không cho phép trộn lẫn các hoạt chất cùng nhóm Fluoquinolone với nhau. Trong trường hợp một sản phẩm có chứa 02 loại hoạt chất kháng sinh, cơ sở sản xuất phải có đủ bằng chứng khoa học và thực tiễn để đảm bảo việc trộn lẫn không làm giảm tính năng tác dụng của từng loại và không làm phát sinh tác dụng xấu đối với động vật nuôi và môi trường….”. Tại khoản a điều 6 chỉ thị số 03/2005/CT- BTS ban hành ngày 07/03/2005 của Bộ trưởng Bộ thuỷ sản về việc tăng cường kiểm soát dư lượng hoá chất, kháng sinh có hại trong hoạt động thuỷ sản có ghi: “Các doanh nghiệp chế biến thủy sản cần tăng cường kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm trong toàn bộ quá trình sản xuất từ nguyên liệu đến thành phẩm. Tuân thủ nghiêm túc các quy định của Bộ thủy sản về kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh thủy sản, đặc biệt là kiểm sóat dư lượng các loại hóa chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng”. Tuy nhiên, thuỷ sản là ngành tạo nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia nên ngoài việc đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm trong nước thì sản phẩm thuỷ sản còn phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng khi xuất khẩu sang thị trường bạn. Đặc biệt là thị trường EU, Canada, Mỹ, Nhật- những thị trường được cho là “kỹ tính” về an toàn thực phẩm. Điều 6 chỉ thị số 03/2005/CT- BTS có quy định: - Tại khoản b: “Tuyệt đối không được sử dụng nguyên liệu thuỷ sản không rõ nguồn gốc vào chế biến các lo hàng xuất khẩu vào EU, Canada và những thị trường có yêu cầu tương đương. Từng lô nguyên liệu nhập vào nhà máy phải có phiếu kiểm tra hoá chất, kháng sinh. Trong trường hợp chưa có phiếu kiểm tra, phải lấy được mẫu kiểm tra để biết chắc lô nguyên liệu đó không chứa kháng sinh cấm (đặc biệt là Malachite Green)”. - Tại điều c: “Các lô hàng thuỷ sản nuôi xuất khẩu vào EU, Canada, và các thịt rường có yêu cầu tương đương phải được chứng nhận không nhiễm dư lượng hoá chất, kháng sinh, đặc biệt là Malachite Green, Leucomalachite Green”. Đó là một vài yêu cầu, quy định của Bộ thuỷ sản, của Chính phủ … về các tạp chất, kháng sinh,… không được lẫn trong sản phẩm thủy sản. Còn về phía các thị trường nhập khẩu, họ có những yêu cầu rất cao về chất lượng thuỷ sản nhập khẩu. Với Mỹ, luật pháp Mỹ quy định: thực phẩm sạch và tươi, an toàn khi sử dụng, được sản xuất trong các điều kiện về sinh tốt, được ghi nhãn và đóng gói đúng, đầy đủ thông tin và không gây nhằm lẫn cho người tiêu dùng. Các nhà sản xuất phải có và đăng ký thực hiện kế hoạch HACCP, phải đăng ký với Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ… Còn để được vào thị trường EU, các nhà sản xuất, chế biến phải tuân thủ các quy định bắt buộc và tự nguyện của EU, và của từng thành viên EU. Để đảm bảo an toàn cho người tiêu dung EU quy định “cấm” dử dụng 16 loại hoá chất trong đó có chloramphenicol và nitrofuran trong thực phẩm tức là “dư lượng kháng sinh bằng 0”, thực tế EU cho phép dư lượng đó dưới 0,3 là đạt yêu cầu…. II.2. Thực trạng chất lượng sản phẩm thủy sản Việt Nam hiện nay Trong những năm qua, ngành thủy sản đã có những bước chuyển biến hết sức căn bản về công tác quản lý an toàn vệ sinh trong khu vực chế biến để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm thủy sản của các thị trường. Số lượng nhà máy chế biến thuỷ sản được cấp chứng nhận HACCP cũng như số doanh nghiệp được phép xuất khẩu thuỷ sản sang các thị trường tăng lên. Số lượng các lô hàng bị nhiễm hoá chất, dư lượng kháng sinh đã giảm đi rất nhiều so với các năm trước đây. Có lẽ các doanh nghiệp đã dần ý thức được rằng “chừng nào các doanh nghiệp còn muốn bán hàng ở thị trường Châu Âu, Mỹ… thì không thể có sự nhân nhượng nào đối với vấn đề dư lượng kháng sinh, dù chỉ là lượng nhỏ nhất”. II.2.1. Thành tựu Chế biến thủy sản là lĩnh vực có nhiều thay đổi, các nhà máy chế biến của Việt Nam đạt trình độ khu vực và được phép cung cấp sản phẩm vào các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Mỹ… Lĩnh vực an toàn vệ sinh thủy sản được cải thiện nhiều qua các hoạt động hỗ trợ quốc tế với nhiều nước mà trước tiên là Chương trình quản lý chất lượng thủy sản HACCP được giới thiệu và áp dụng thành công ở Việt Nam từ những năm đầu của thấp kỉ 90. Nhiều phòng thí nghiệm ở địa phương, trong đó có 6 trung tâm vùng thuộc NAFIQAVED- Cục Quản lý chất lượng an toàn vệ sinh và thú y thủy sản Việt Nam- cũng được hỗ trợ trang thiết bị tiên tiến để kiểm tra chất lượng theo HACCP, đồng thời tạo điều kiện để áp dụng Quy trình phân tích dư lượng kháng sinh và hóa chất. Các thỏa thuận về công nhận hệ thống kiểm tra chất lượng song phương với Hàn Quốc, Trung Quốc đã chứng tỏ uy tín của hệ thống kiểm tra chất lượng hàng thủy sản của Việt Nam. Đặc biệt, nhiều cán bộ của Việt Nam đã được đào tạo về các phương pháp kiểm tra chất lượng, phân tích dư lượng kháng sinh…. Đến nay cả nước có 439 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, trong đó có 171 doanh nghiệp được xếp vào danh sách 1 xuất khẩu vào EU, 300 doanh nghiệp áp dụng quy trình quản lý chất lượng sản phẩm theo HACCP đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Mỹ, 222 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Hàn Quốc, 295 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Trung Quốc… Trong những mặt hàng xuất khẩu của VN thì thủy sản luôn đứng ở vị trí cao. Trong số các nước có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn thì VN là nước có tốc độ tăng nhanh nhất. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình thời kỳ 1992- 2003 là 20,4%, mức tăng bình quân năm đạt 9,97%. Đến năm 2003, VN đứng thứ 7 trong số các nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Năm 1992 xuất khẩu thủy sản đạt 308 triệu USD, nhưng tới năm 2003 là 2,2 tỷ USD; năm 2005 vượt mức 2,5 tỷ USD và dự tính đến năm 2006 kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 2,8 tỷ USD. Biểu 3: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản VN qua các thời kỳ (đơn vị: triệu USD) Năm 1992 1996 2000 2001 2002 2003 2005 KNXK 308 697 1479 1778 2023 2200 2500 % tăng so với năm trước 126,3 112,2 20,2 13,8 8,7 13,6 Nguồn: Trung tâm tin học- Bộ Thuỷ sản. Biểu 4: Xuất khẩu thủy sản của VN vào thị trường EU Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Kim ngạch (triệu USD) 71,8 90,7 73,7 116,7 231,5 367,3 Khối lượng(tấn) 20.290.8 26.659,1 28.612,8 38.186,8 73.459,2 110.911,2 Nguồn: Trung tâm tin học- Bộ Thuỷ sản. Trong 3 tháng đầu năm 2006, thuỷ sản xuất khẩu qua kiểm tra chất lượng đạt 84.800 tấn, tăng 15% so với cùng kì năm trước trong đó khối lượng hàng kiểm tra chứng nhận chất lượng các chỉ tiêu dư lượng kháng sinh, hoá chất là 54.400 tấn, chiếm 62,27%. Hàng xuất khẩu qua kiểm tra chiếm tỷ trọng lớn vẫn là thị trường EU (30%), Nhật Bản (17%), Mỹ (12%). Các trung tâm vùng cũng đã cấp 25 giấy chứng nhận xuất khẩu cho 337,35 tấn tôm xuất khẩu vào Mỹ, 17 giấy chứng nhận tôm không thu hoạch cho xuất khẩu tôm vào thị trường Oxtraylia. Chất lượng hàng thuỷ sản qua kiểm tra chất lượng chứng nhận ổn định. Trong 6 tháng đầu năm 2006, tổng sản lượng đạt 1.697.300 tấn bằng 49,34% kế hoạch năm nay và 108,1% so với cùng kì năm trước, xuất khẩu đạt 1,409 tỷ USD, bằng 50,32% so với kế hoạch, và tăng 29,03% so với cùng kì năm trước trong đó thị trường Nhật Bản chiếm 23,31%; EU: 23,26%; Mỹ: 18,21%, hai sản phẩm chính là tôm và cá trong đó tôm chiếm 38,3% và cá chiếm 37,4% tỷ trọng xuất khẩu thuỷ sản. Nhờ các biện pháp tăng cường kiểm soát của Bộ thuỷ sản, tình trạng nhiễm dư lượng kháng sinh cấm đã giảm mạnh (từ 42 lô hàng trong 9 tháng đầu năm 2005 xuống còn 3 lô trong 3 tháng cuối năm 2005 và 6 lô trong 3 tháng đầu năm 2006). Đến tháng 6 năm nay, Cục quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản Việt Nam- NAVIQAVED- thông báo, Mỹ và Canada vừa dành cho Việt Nam một ngoại lệ là công nhận vô điều kiện chứng thư kiểm tra chất lượng sản phẩm do Naviqaved cấp cho thuỷ sản xuất khẩu. Với ưu tiên này, hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ và Canada sẽ tiết kiệm được chi phí và thời gian do chỉ cần kiểm tra một lần. Chất lượng hàng thuỷ sản Việt Nam đã được cải thiện rất nhiều và đang dần ngang tầm với các nước lớn trên thế giới. Đó là sự cố gắng của toàn ngành thuỷ sản, từ các cơ quan quản lý chất lượng thuỷ sản tới các nhà máy chế biến và ở thành tựu đó có một phần không nhỏ của những người nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản. Họ đã tạo ra nguồn nguyên liệu thuỷ sản sạch cho công tác chế biến rồi từ đó cung ứng sản phẩm sạch ra thị trường. Tất cả tạo nên một hệ thống chất lượng thuỷ sản ổn định. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được của ngành thủy sản về sản lượng sản xuất, giá trị thủy sản, kim ngạch xuất khẩu thì hiện nay ngành thủy sản còn tồn tại những yếu kém chất lượng sản phẩm thủy sản II.2.2. Những tồn tại về chất lượng sản phẩm thủy sản ở Việt Nam Chất lượng và an toàn vệ sinh nguyên liệu thủy sản vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của thị trường, công tác quản lý đối với khu vực sản xuất và thương mại ở khâu trước chế biến thể hiện nhiều bất cập. Hậu quả là chất lượng sản phẩm thủy sản của Việt Nam chưa ngang tầm với thế giới, xuất khẩu tuy vẫn tăng hàng năm nhưng tỷ lệ tăng trưởng không ổn định và tiềm ần nhiều nguy cơ. Các doanh nghiệp khi xuất khẩu thủy sản còn lo lắng khi mà không biết sản phẩm thủy sản của doanh nghiệp mình có đáp ứng được yêu cầu cầu của thị trường nhập khẩu hay không. Chất lượng thuỷ sản xuất khẩu luôn là mối quan tâm trong công tác chỉ đạo sản xuất kinh doanh của ngành. Hiện nay vấn đề lớn nhất đối với chất lượng sản phẩm thuỷ sản Việt Nam đó là nguyên liệu thuỷ sản có lẫn tạp chất hoá học và việc sử dụng các loại hoá chất, kháng sinh trong nguyên liệu thuỷ sản. Về thực trạng thuỷ sản nhiễm tạp chất vào nguyên liệu thuỷ sản. Đã xuất hiện hoạt động gian lận thương mại nhằm kiếm lời bất chính từ năm 1983- 1995, bắt đầu từ việc đưa đinh hoặc chì vào thân tôm tại 3 tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu. Vào những năm 1996- 1997 tình trạng bơm các loại chất lỏng vào nguyên liệu tôm bắt đầu xuất hiện và lan nhanh đến mức trở thành phổ biến ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Trước tình hình đó, Thanh tra các bộ, Vụ kỹ thuật và trung tâm KCS đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát rất chặt chẽ. Nhưng chỉ được một thời gian thì tình trạng trên lại tiếp tục và ngày càng phát triển tinh vi hơn, có tổ chức riêng và sử dụng những chất khó phát hiện hơn. Trên thực tế, cũng đã nảy sinh hiện tượng các tổ liên ngành của địa phương lợi dụng quyền hành làm sai hoặc thông đồng kiềm lợi nên đã gây phiền hà và thiệt hại kinh tế cho các đại lý nguyên liệu, mặt khác do công tác đấu tranh chống tệ nạn này đạt hiệu quả không cao, không kiểm soát liên tục nên vấn nạn trên chưa được khắc phục. Về việc sử dụng hoá chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng trong nguyên liệu thuỷ sản. Việc sử dụng hoá chất kháng sinh để phòng bệnh cho vật nuôi là yêu cầu của nghề nuôi thuỷ sản. Cùng với sự phát triển của khoa học và sự gia tăng mối quan tâm về bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng thực phẩm, ngày càng có nhiều loại hoá chất kháng sinh được các nước phát triển đưa vào danh sách cấm và hạn chế sử dụng, điển hình là chính sách “dư lượng bằng không” của EU. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, Bộ thuỷ sản đã ban hành nhiều văn bản quy định các hoá chất kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng, xuất Thủ tướng Chính phủ họp để thống nhất giải pháp quản lý việc nhập khẩu, buôn bán và sử dụng hoá chất kháng sinh. Tháng 3 năm 2005, Bộ thuỷ sản đã ký chỉ thị số 03/2005/CT-BTS về việc tăng cường kiểm soát dư lượng hoá chất, kháng sinh có hại cho hoạt động thuỷ sản. Đồng thời, Bộ cũng đã ban hành Quyết định số 07/2005/ QĐ- BTS về danh mục 17 hoá chất kháng sinh cấm sử dụng và 34 hoá chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh thuỷ sản. Mặc dầu vậy, tình trạng sử dụng hoá chất, kháng sinh bị cấm và hạn chế sử dụng vẫn còn dai dẳng, gây nhiều bức xúc trong dư luận và đã tác động xấu đến hoạt động xuất khẩu thuỷ sản. Đầu năm 2005, thị trường EU đã phát hiện 30 lô hàng bị nhiễm malachite green và leucomalachite green, 2 lô hàng nhiễm fluoroquinolone; thị trường Canada phát hiện 48 lô hàng nhiễm malachite green và leucomalachite, 5 lô hàng nhiễm fluoroquinolone. Tại thị trường Hoa Kì, qua kiểm tra của Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho thấy hàng thuỷ sản nhập khẩu từ Việt Nam có tỷ lệ nhiễm hoá chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng. Đến tháng 11/2005 đã có 9 lô hàng nhiễm chloramphenicol, 7 lô hàng nhiễm malachite green và leuco -malachite green, 7 lô hàng nhiễm fluoroquinolone. Từ khi Nhật Bản áp dụng lệnh kiểm tra 100% đối với mặt hàng mực của Việt Nam cừ cuối tháng 7/2005, chỉ trong vòng tháng 8, Bộ Y tế và Lao động Nhật Bản lại liên tiếp phát hiện thêm gần 10 trường hợp khác của 7 doanh nghiệp có lô hàng có dư lượng chloramphenicol và có vi trùng đường ruột, những chất không được phép có trong thực phẩm theo Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật. Điều này đồng nghĩa với việc buộc các doanh nghiệp xuất khẩt Việt Nam phải thu hồi hoặc tiêu huỷ tại chỗ các lô hàng này. Tổng cộng là 20 tấn mực đông lạnh. Đến cuối năm 2005, chất lượng các lô hàng xuất khẩu đã được cải thiện. Tuy nhiên, số lô hàng đi EU vẫn được duy trì kiểm soát dư lượng kháng sinh chloramphenicol (CAP), nitrfurans (NTRs) và malachite Green (MR), leucoma- lachite green (LMG). Tại thị trường Hoa Kì, thông qua hoạt dộng kiểm tra chứng nhận đối với các lô hàng thuỷ sản xuất khẩu vào Mỹ, NAFIQAVED đã thực hiện kiểm tra 995 lô hàng (14.473 tấn) phát hiện 12 lô không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChất lượng sản phẩm thủy sản và một số giải pháp đối với ngành thủy sản Việt Nam hiện nay.DOC
Tài liệu liên quan