Mở đầu 1
Chương I 5
Những vấn đề lý luận chung về chất lượng 5
sản phẩm và khả năng cạnh tranh 5
I. Các khái niệm chất lượng sản phẩm. 5
1. Các quan niệm về chất lượng sản phẩm. 5
2. Các đặc tính của chất lượng sản phẩm. 7
2.1.Chất lượng sản phẩm là một phạm trù kinh tế– xã hội – kỹ thuật. 7
2.2.Chất lượng sản phẩm có tính tương đối. 7
2.3.Chất lượng sản phẩm có thể đo lường và đánh giá thông qua các chỉ tiêu và tiêu chuẩn cụ thể. 8
2.4.Chất lượng sản phẩm biểu thị ở hai cấp độ và phản ánh hai mặt khách quan và chủ quan hay còn gọi là hai loại chất lượng: 8
2.5.Chất lượng sản phẩm của mỗi loại sản phẩm được xác định trong những điều kiện sử dụng cụ thể với những mục đích cụ thể tương ứng với một đối tượng tiêu dùng. 9
3.Phân loại chất lượng sản phẩm: 9
4.Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm. 11
4.1. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu xác định chất lượng trong chiến lược phát triển kinh tế. 11
4.2. Hệ thống các chỉ tiêu kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm hàng hóa trong sản xuất kinh doanh. 12
5.Các nhân tố tác động đến chất lượng sản phẩm. 13
5.1. Nhóm nhân tố bên ngoài. 13
5.2. Nhóm nhân tố bên trong. 15
II. Vai trò của việc nâng cao chất lượng sản phẩm với việc tăng khả năng cạnh tranh. 17
1. Khái niệm và đặc điểm của cạnh tranh. 17
2.Các hình thức cạnh tranh. 18
2.1.Cạnh tranh bằng sản phẩm 18
2.2.Cạnh tranh bằng giá 19
2.3. Cạnh tranh bằng hệ thống phân phối và bán hàng. 20
2.4.Cạnh tranh bằng các dịch vụ bán và dịch vụ sau khi bán. 20
2.5. Cạnh tranh bằng thời cơ thị trường. 21
2.6. Cạnh tranh bằng thời gian và không gian. 21
3. Mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh: 21
III. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. 25
1.Giải pháp về kinh tế 25
2. Giải pháp tổ chức quản lý. 25
3. Giải pháp kỹ thuật. 26
Chương II 27
Thực trạng chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng và khả năng cạnh tranh ở Công ty bánh kẹo Hải Hà 27
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty bánh kẹo Hải Hà. 27
1. Lịch sử phát triển của công ty. 27
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty. 28
II. Một số đặc điểm kinh tế- kỹ thuật ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của Công ty bánh kẹo Hải Hà 29
1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty. 29
2. Đặc điểm về sản phẩm 32
3. Đặc điểm về máy móc thiết bị và công nghệ 33
4. Đặc điểm về vốn sản xuất và cơ cấu vốn 37
5. Đặc điểm về lao động và tiền lương 39
6. Đặc điểm về thị trường nguyên vật liệu 41
7. Đặc điểm về thị trường và hình thức tiêu thụ sản phẩm. 42
III. Thực trạng chất lượng sản phẩm và tác động của nó đến khả năng cạnh tranh. 43
1. Các chỉ tiêu đánh gía chất lượng sản phẩm bánh kẹo. 43
2. Thực trạng chất lượng sản phẩm của công ty trong một số năm qua. 46
88 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chất lượng sản phẩm với việc nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Bánh kẹo Hải Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ty phải chú ý đến cơ cấu mặt hàng hợp lý để đảm bảo khai thác tốt nhất công suất của máy móc thiết bị, giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.
Sau đây chúng ta xem xét một số máy móc thiết bị và dây truyền công nghệ của công ty bánh kẹo Hải Hà
Bảng 2: Danh mục thiết bị công nghệ sản xuất bánh kẹo được trang bị từ năm 1990 đến nay
Tên thiết bị
Nước sản xuất
Năm sử dụng
Công suất (kg/giờ)
1.Thiết bị sản xuất kẹo
-Nồi nấu kẹo chân không
-Máy gói kẹo cứng
-Máy gói kẹo mềm kiểu gấp xoắn
-Máy gói kẹo mềm kiểu gói gối
-Dây chuyền kẹo Jelly đổ khuôn
-Dây chuyền kẹo Jelly cốc
-Dây chuyền kẹo Caramen béo
2.Thiết bị sản xuất bánh
-Dây chuyền sản xuất bánh Cracker
-Dây chuyền đóng gói bánh
-Dây chuyền sản xuất bánh Biscuits
-Dây chuyền sản xuất bánh kem xốp
Đài Loan
Italia
Đức
Hà lan
Austraylia
Inđônêxia
đức
Đan mạch
Nhật bản
Italia
Malaixia
1990
1995
1993
1996
1996
1997
1998
1992
1995
1999
1999
300
500
600
1000
2000
120
200
300
100-200
500
500
Mặc dù công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm nhưng có thể gộp lại thành 3 chủng loại đó là kẹo mềm, kẹo cứng, và bánh các loại. Sau đây chúng ta xem xét ba quy trình công nghệ:
Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất bánh Biscuit
Shortening, Magarin
Đánh trộn bông xốp
Bổ xung gluco,lecithin
Đường xay, bột mỳ
Xếp hộp thành phẩm
Đóng túi
Máy dập hình
Nướng bánh
Băng tải nguội
Đánh trộn
Băng tải nguội
Đóng túi
Xếp hộp thành phẩm
Sơ đồ 3: Quy trình sản xuất kẹo mềm
Đường kính, mật, tinh bột
Hoà tan
Lọc
Nấu kẹo
Đánh trộn
Quật kẹo
Làm nguội
Cán kẹo
Sắt kẹo
Gói tay
Chặt miếng
Gói máy
Vuốt kẹo
Lăn côn
Phụ liệu, hương liệu
Sơ đồ 4 : Quy trình sản xuất kẹo cứng
Đường kính, gluco
Hoà, lọc đường
Thùng chứa
Nấu tại nồi nấu
liên hoàn
Phòng làm lạnh
Tạo dịch nhân
Hương liệu bơm dịch nhân
Nhập kho
Đóng thành phẩm
Bao gói
Lựa chọn
Sàng, làm nguội
Thành hình
4. Đặc điểm về vốn sản xuất và cơ cấu vốn
Vốn là một nhân tố quan trọng quyết định năng lực sản xuất kinh doanh của công ty, là một công cụ cần thiết để bước đầu sản xuất kinh doanh rồi đến việc tái mở rộng sản xuất.
Bảng 3: Một số chỉ tiêu tài chính của công ty
Vốn
Thực hiện
1999
Thựchiện
2000
Thựchiện
2001
So sánh
2000/1999
So sánh
2001/2000
Mức
(Tr.đ)
Tỷ trọng (%)
Mức
(Tr.đ)
Tỷ trọng (%)
Mức
(Tr.đ)
Tỷ trọng
(%)
Tuyệt đối
(Tr.đ)
Tương đối (%)
Tuyệt đối
(Tr.đ)
Tương đối
(%)
I.Theo cơ cấu
1.vốnlưu động
95409
90,27
99350
89,7
105470
88,6
3941
4,13
6120
6,25
2.Vốn cố định
10286
9,73
11400
10,3
13600
11,4
1114
10,83
2200
19,3
Tổng vốn
105695
100
110750
100
119070
100
5055
4,78
8320
7,51
II.Theo nguồn
1.Ngân sách
50370
47,65
52530
47,43
58650
49,3
2160
4,3
6120
11,8
2.Vốn vay
21400
20,25
22935
20,71
24030
20,2
1535
7,173
1095
4,8
3.Nguồn khác
33925
32,1
35285
31,86
36390
30,5
1360
4,01
1105
3,13
Tổng vốn
105695
100
110750
100
119070
100
5055
4,78
8320
7,51
Cũng như một số doanh nghiệp khác Hải Hà có nguồn vốn ngân sách chiếm một tỷ trọng đáng kể, nó được bổ xung và tích luỹ hàng năm. Số vốn lưu động tăng lên đáng kể, năm 2000 so với năm 1999 tăng lên là 3,941 tỷ VNĐ, năm 2001 vốn lưu động tăng 6,120 tỷ VNĐ so với năm 2000.
Bên cạnh đó ta thấy nguồn tăng lên của công ty chủ yếu là vốn vay từ bên ngoài, nguồn vốn này không ngừng tăng lên qua các năm. Điều này đã giúp công ty ngày càng phát triển, có số vốn đầu tư cải tạo sản xuất. Tuy nhiên chúng ta dễ nhận thấy rằng các hệ số thanh toán, hệ số vay trên vốn chủ sở hữu của công ty vẫn nằm trong giới hạn an toàn, nó chỉ gây ra khó khăn cho công ty trong việc phải trả một khoản lãi tiền vay khá lớn, hàng năm là 650-700 triệu đồng do đó làm tăng chi phí sản xuất khó khăn trong việc hạ giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận và làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Nếu so với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cùng sản xuất mặt hàng này thì lượng vốn của công ty là tương đối lớn, nhưng so với các đối thủ là liên doanh nước ngoài thì năng lực nguồn vốn của công ty còn rất hạn chế. Vốn ít dẫn đến khả năng cho các đại lý trả chậm sẽ bị hạn chế so với các đối thủ có tiềm lực về vốn, điều này cũng phần nào ảnh hưởng đến khả năng của công ty.
5. Đặc điểm về lao động và tiền lương
Đặc điểm sản xuất công ty đòi hỏi sự khéo léo của người lao động do vậy lao động nữ chiếm tỷ lệ lớn trong công ty. Hiện nay số lao động nữ chiếm khoảng 70% số lao động trong công ty.
Trong các năm qua, lao động của công ty tăng cả về số lượng và chất lượng. Công ty đặc biệt quan tâm đến trình độ và năng lực làm việc của công nhân viên. Công ty thường xuyên tuyển dụng, sắp xếp bố trí lại lao động một cách hợp lý nhất, tránh tình trạng nơi này thừa lao động, nơi khác thì thiếu. Công ty thường xuyên cử cán bộ đi học, đào tạo và bồi dưỡng kiến thức nhằm nâng cao tay nghề, trình độ cho cán bộ công nhân viên.
Công ty luôn quan tâm đến thực lực, khả năng của mỗi người hơn là dựa vào bằng cấp để đánh giá. Vì vậy trước khi nhân viên vào làm việc họ phải trải qua một thời gian thử việc để khẳng định năng lực của mình.
Bảng 4: Cơ cấu lao động theo chức năng
XN Kẹo
XN bánh
XN
phụ trợ
XN
Nam Định
XN
Việt trì
I.Theo hình thức làm việc
1. Lao động gián tiếp
-Nghiệp vụ kinh tế
-Nghiệp vụ kỹ thuật
-Phục vụ, vệ sinh,cơ khí
2. Lao động trực tiếp
68
6
14
48
455
24
3
11
10
264
8
4
4
0
34
12
3
8
1
55
38
10
19
9
762
Tổng số
523
288
42
67
800
II.Theo thời hạn sử dụng
1. Lao động dài hạn
2. Lao động hợp đồng
3. Lao động thời hạn
362
158
5
64
75
149
37
5
0
54
13
0
387
196
117
Tổng số
523
288
42
67
700
Do đặc điểm của sản phẩm bánh kẹo lượng tiêu thụ thường không đồng đều giữa các mùa trong một năm. Lượng tiêu thụ thường lớn vào mùa cưới, lễ tết nên số lao động của công ty thường thay đổi theo mùa vụ. Đây là một khá khăn lớn của công ty trong ngành sản xuất bánh kẹo nói chung và của công ty bánh kẹo Hải Hà nói riêng. Việc bố trí lao động phải hợp lý, tránh tình trạng dư thừa và thiếu hụt.
Chính vì vậy công ty đã bố trí một lượng lao động sản xuất theo mùa vụ. Vấn đề đặt ra là liệu lượng lao động mùa vụ này có đáp ứng được về khả năng và trình độ chuyên môn hay không? Đó là bài toán khó đối với các cấp lãnh đạo của công ty.
Hiện nay công ty có 192 người có trình độ đại học, 52 người đạt trình độ cao đẳng và 207 người đạt trình độ trung cấp, bậc thợ bình quân của công nhân trong công ty là 4/7. Nếu đem so sánh với các công ty sản xuất nói chung và các công ty sản xuất bánh kẹo nói riêng thì trình độ lao động của công ty bánh kẹo Hải Hà tương đối cao. Điều này đã tạo nhiều thuận lợi cho công ty trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty.
Số cán bộ làm công tác khoa học quản lý, công tác khoa học và kỹ thuật là 249 người chiếm 15% tổng số lao động, trong đó trình độ đại học chiếm 11%, cao đẳng và trung cấp chiếm 4,8%. Đối với đặc điểm của ngành sản xuất bánh kẹo thì đây là một tỷ lệ khá cao đó là điều kiện thuận lợi công ty tiến hành sản xuất kinh doanh
Với thu nhập bình quân trên đầu người của cán bộ công nhân viên trong công ty là 900.000đ/tháng, một tỷ lệ tương đối cao so với các công ty Nnà nước nói chung. Ngoài khoản lương cố định trên công ty còn áp dụng các hình thức thưởng phù hợp nhằm khuyến khích sự sáng tạo của cán bộ công nhân viên, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh trong công ty. Công ty thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, thực hiện đầy đủ các quy chế về an toàn lao động và vệ sinh thực phẩm. Công ty luôn quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên. Thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu, liên hoan.. để gần gũi nhau hơn. Công đoàn chịu trách nhiệm tổ chức các cuộc thăm viếng, lễ hỏi khi cán bộ của công gặp chuyện vui buồn. Đó là phong cách lãnh đạo của các nhà quản trị trong công ty. ở đây công ty đã áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ một cách thành công. Chính nó đã phát huy tính sáng tạo của mỗi thành viên trong công ty.
6. Đặc điểm về thị trường nguyên vật liệu
Chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp từ chất lượng nguồn nguyên liệu. Cho nên công tác thu mua và bảo quản nguyên vật liệu có vai trò quan trọng tới việc thực hiện và triển khai thực hiện chiến lược sản phẩm của công ty. Do đặc điểm của sản phẩm bánh kẹo là hầu hết nguyên vật liệu của nó đã qua chế biến như một số nguyên vật liệu chính như đường, gluco, tinh bột, tinh dầu…. Ngoài ra còn một số nông sản khác như trứng, sữa…Đặc điểm nguồn nguyên liệu này là dễ bị hỏng theo thời gian, khó bảo quản, giá cả không ổn định. Để đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu bên cạnh vấn đề giá cả hợp lý, nó còn phải đảm bảo chất lượng tốt, dễ bảo quản.
Nguyên vật liệu phụ của công ty bao gồm: giấy lót, hộp bìa, hộp các tông, nhã, tem…
Một số nguyên liệu cơ bản như đường công ty mua của các nhà máy đường Quảng Bình. Còn phần lớn các loại hương liệu công ty đều phải nhập từ nước ngoài. Đó là một khó khăn lớn cho công ty khi phải chịu sự biến động về giá cả trên thị trường cũng nhự thay đổi những chính sách tiền tệ của chính phủ trong việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái.
Sau đây là một số nguồn cung ứng chính của công ty.
Bảng 5: Nguồn cung ứng chính của công ty.
STT
Tên bạn hàng
Tên
nguyên liệu
Hợp đồng
Số lượng (tấn)
Giá trị (trđ)
1
2
3
4
5
6
CT đường Quảng Bình
CT Vinaflour
CT Liksil
CT Tân Tiến
CT Degula
CT Cái lân
Đường
Bột
Bao bì
Bao bì
Sữa
Dầu
1
1
1
1
1
1
100
100
20
7
40
100
200
200
100
50
(Số liệu năm 2001)
Công ty đã thực hiện chế độ kiểm tra và bảo quản nghiêm ngặt các nguồn nguyên vật liệu để giảm thiểu tình trạng ẩm mốc, hư hỏng.
Để chống hao hụt thất thoát công ty quản lý vật tư qua định mức. Định mức được xác định qua hai bước.
-Dựa vào kinh nghiệm của một số công nhân tiên tiến, tài liệu về định mức trước đó, điều kiện đặc trưng của sản xuất và thực tế của sản xuất để hình thành sơ bộ định mức vật tư.
-Đưa định mức vật tư sơ bộ vào áp dụng thí điểm trong sản xuất, sau đó điều chỉnh dần để có được hệ thống tiên tiến. Hàng năm hệ thống này được rà soát lại cho phù hợp hơn.
Chính vì vậy trong thời gian gần đây nguồn nguyên liệu luôn được cung ứng một cách đầy đủ, kịp thời, góp phần ổn định dần hoạt động sản xuất kinh doanh, là tiền đề cho việc triển khai thực hiện các mục tiêu chiến lược.
7. Đặc điểm về thị trường và hình thức tiêu thụ sản phẩm.
Lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty bánh kẹo Hải Hà được phân bổ hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, tuy nhiên tập trung nhiều nhất ở Hà Nội, Thanh Hoá, Nghệ An…So với công ty khác thì thị phần tiêu thụ của công ty tương đối lớn trong ngành sản xuất bánh kẹo nói chung. Sản phẩm của công ty có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước với một số lượng lớn. Với hơn 200 đại lý trên toàn quốc, Hệ thống kênh phân phối của công ty được coi là mạnh nhất trong ngành sản xuất bánh kẹo. Tuy nhiên việc các đại lý dải đều các tỉnh , thành cũng gây không ít khó khăn cho việc quản lý, giám sát của cán bộ, công nhân viên trong công ty. Hiện nay công ty thực hiện quản lý tiêu thụ thông qua các cán bộ nghiên cứu thị trường. Các cán bộ này chịu trách nhiệm quản lý một vùng thị trường cụ thể, có nghĩa vụ giám sát bán hàng, thu thập thông tin từ các đối tượng hữu quan như các đại lý, khách hàng, địa phương trong vùng thị trường mà mình quản lý. Chính nhờ việc quản lý tiêu thụ như vậy mà thông tin thu thập được không bị chồng chéo, góp phần tích cực trong việc xây dựng và triển khai các kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Có thể nói thị trường miền Nam là thị trường tiềm năng còn bị bỏ ngỏ của công ty. Mức sống của người dân miền Nam cao nhất trong cả nước. Việc mở rộng thị trường vào khu vực này phải có kế hoạch mang tính chiến lược mới hy vọng thu được thành công. Trong thời gian tới công ty cần mở rộng cơ cấu sản phẩm bằng việc tăng tỷ trọng của các sản phẩm cao cấp, phục vụ những đoạn thị trường có nhu cầu và khả năng thanh toán cao.
Hiện nay các sản phẩm bình dân vẫn là nguồn thu chủ yếu của công ty. Việc tiêu thụ các loại này mạnh ở những nơi có thu nhập thâp như các tỉnh thành trong cả nước. Vì vậy việc duy trì các sản phẩm bình dân cũng cần xem xét trong chiến lược tiêu thụ sản phẩm.
III. Thực trạng chất lượng sản phẩm và tác động của nó đến khả năng cạnh tranh.
Các chỉ tiêu đánh gía chất lượng sản phẩm bánh kẹo.
Bất kỳ sản phẩm nào cũng có hệ thống chỉ tiêu chất lượng cho sản phẩm đó. Hệ thống chỉ tiêu này được trung tâm đo lường chất lượng Nhà nước phê chuẩn. Để đánh giá chất lượng sản phẩm đó có đạt tiêu chuẩn hay không người ta phải dựa vào hệ thống chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm đó.
Sản phẩm bánh kẹo thuộc sản phẩm thực phẩm nên để đánh giá chất lượng của sản phẩm này ta phải dưạ trên các chỉ tiêu lý, hoá, chỉ tiêu vệ sinh. Ngoài ra ta còn phải dựa vào cảm quan để đánh giá. Nếu tất cả các chỉ tiêu đó đều đạt thì sản phẩm đó mới được coi là đạt yêu cầu chất lượng.
Công ty bánh kẹo Hải Hà dựa trên tình hình nghiên cứu thị trường và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, dựa trên tiềm lực về máy móc thiết bị, nguyên vật liệu tay nghề công nhân.. đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu chất lượng nhà nước và đã đăng ký với trung tâm đo lường chât lượng Nhà nước, được trung tâm cho phép sản xuất các loại bánh keọ theo tiêu chuẩn đã đăng ký. Hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng bánh của công ty được thể hiện như sau:
Bảng 6: Các chỉ tiêu lý hoá của bánh.
Các chỉ tiêu
Tiêu chuẩn
Thực hiện
1.Chỉ tiêu lý hoá
Độ ẩm
Hàm lượng protein
Hàm lượng chất béo
Hàm lượng đường glucoza
Hàm lượng tro không tan trong axits HCL 10%
Chất ngọt tổng hợp
Trọng lượng thanh
Trọng lượng gói
Bao gói
2. Chỉ tiêu vệ sinh
3. Tỷ lệ khuyết tật
4. Thời gian bảo hành
<=4
>=3,7
>=20
>=15
<=0,01
Theo quy định của bộ y tế
10-11 g/thanh
500gr, 250 gr
Túi PE
Không có vi khuẩn hiếm khí gây khuẩn
2%
60 ngày
3,8
3,7 - 4,3
21 -22,5
17,4
0,07 - 0,1
Theo quy định của bộ y tế
10,3-11,2 g/thanh
500gr, 250 gr
Túi PE
Đảmbảo tuyệt đối yêu cầu
2%
60 ngày
Bảng 7: Các chỉ tiêu cảm quan của bánh.
Tên chỉ tiêu
Yêu cầu
1.Hình dạng bên ngoài
Bánh có hình dạng theo khuôn mẫu, vân hoa rõ nét, bánh không bị biến dạng, dập nát. Không có bánh sống.
2.Mùi vị
Bánh có mùi thơm đặc trưng của từng loại
3.Trạng thái
Dòn, xốp, mịn mặn
4.Màu sắc
Màu đặc trưng theo tên gọi từng loại bánh, không có vết chảy đen
5.Tạp chất lạ
Không có
Bảng 8: Các chỉ tiêu lý hoá của kẹo.
Chỉ Tiêu
Kẹo cứng có nhân
Kẹo mềm hoa quả
Kẹo dẻo
Đ.mức
T.hiện
Đ.mức
T.hiện
Đ.mức
T.hiện
1.Độ ẩm (%)
2-3
2-3
6,5-8,0
6,5-8,5
10-12
10-12
2. Hàm lượng đường glucoza (%)
15-18
17-19
18-25
19-23
35-45
35-45
3.Hàm lượng đường sacaroza (%)
³40
³39,5
³40
³42
³40
³40
4.Hàm lượng tro không tan trong
HCl 10% (%)
Ê0,1
0,08-0,1
Ê0,1
0,07-0,1
Ê0,1
0,07-0,1
Bảng 9: Các chỉ tiêu cảm quan của kẹo.
Tên chỉ tiêu
Yêu cầu
Kẹo cứng có nhân
Kẹo mềm hoa quả
Kẹo dẻo
1.Hình dạnh bên ngoài
Viên kẹo có hình nguyên vẹn không bị biến dạng nhân không bị chảy ra ngoài vỏ kẹo. Trong cùng một gói kẹo các viên tương đối đồng đều
Viên kẹo có hình nguyên vẹn không bị biến dạng. Trong cùng một gói kẹo các viên tương đối đồng đều
Viên kẹo có hình nguyên vẹn không bị biến dạng, trên mỗi viên được tẩm bột áo. Trong cùng một gói kẹo các viên tương đối đồng đều
2.Mùi vị
Thơm đặc trưng theo tên gọi của nhãn (dứa, cam)
Thơm đặc trưng theo tên gọi
Thơm đặc trưng, vị ngọt thanh
3.Trạng thái
Vỏ: cứng dòn, không dính răng.
Nhân: đặc sáng
Mềm mịn đều, không bị hồi đường
Dẻo, mềm, hơi dài, không dính răng
4.Màu sắc
Vỏ: màu vàng trong nhân có màu đặc trưng theo tên gọi của từng loại kẹo
Màu đặc trưng theo tên gọi
Kẹo trong, có màu sắc đặc trưng theo từng loại
5.Tạp chất lạ
Không có
Không có
Không có
2. Thực trạng chất lượng sản phẩm của công ty trong một số năm qua.
Chất lượng sản phẩm được quyết định bởi nhiều yếu tố kết hợp như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, trình độ tay nghề của công nhân, trình độ tổ chức quản lý sản xuất..
Sản phẩm bánh kẹo của Công ty bánh kẹo Hải Hà trong những năm 80 và thời kỳ trước đó sản xuất theo tiêu chuẩn quy định của cấp trên, sản phẩm đã có uy tín trên thị trường, được người tiêu dùng yêu thích bởi chất lượng sản phẩm. Công ty đã đạt được thành quả này trong cơ chế kinh tế cũ vì thời gian này máy móc thiết bị của công ty còn mới, còn hoạt động tốt, nguyên vật liệu được bao cấp hết. Hơn nữa thời kỳ đó trên thị trường chưa có nhiều sản phẩm bánh kẹo của các đơn vị khác sản xuất. Chưa có bánh kẹo ngoại nhập nên sản phẩm của công ty được ưa chuộng và tiêu thụ với khối lượng lớn.
Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, các đối thủ cạnh tranh bắt đầu vươn lên gây khó khăn trong quá trình hoà nhập vào cơ chế mới của công ty. Đứng trước tình hình đó Công ty đã kịp thời có những thay đổi để bắt kịp và hoà nhập với xu hướng phát triển của nền kinh tế mới. Công ty đã đầu tư chú trọng rất nhiều vào sản xuất bằng công tác đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao uy tín của mình trên thị trường cạnh tranh. Công ty đã từng bước sửa chữa nâng cấp máy móc thiết bị hiện có, mua thêm một số dây chuyền công nghệ tiên tiến của Đức, Italia, Đan Mạch, Balan. Mở rộng danh mục hàng hoá bằng những sản phẩm mới, củng cố và mở rộng nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất bằng cách ký hợp đồng với nhiều bạn hàng để đảm bảo cung cấp đầy đủ, đúng loại nguyên liệu theo yêu cầu của sản xuất, củng cố và hoàn thiện hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm. Đồng thời, phòng kỹ thuật của công ty nghiên cứu, tiến tới các phương pháp mới và đạt kết quả cao nhất. Cùng với nó tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cũng thay đổi cho phù hợp với điều kiện mới. Bên cạnh sự nỗ lực và cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty thì vẫn còn những vấn đề tồn tại mà công ty chưa giải quyết như: thiết bị, phụ tùng thay thế chưa sẵn có, nguyên liệu cung ứng nhiều khi còn chậm, không đúng tiêu chuẩn chất lượng yêu cầu sản xuất, trình độ công nhân viên còn nhiều hạn chế… Những tồn tại đó ảnh hưởng rất lớn đến công tác nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty. Thực tế chất lượng sản phẩm của công ty trong một số năm qua thể hiện như sau:
Bảng 10: Tình hình chất lượng sản phẩm ở Công ty bánh kẹo Hải Hà.
Năm
Chi phí sản xuất /1 triệu đồng
Chi phí sản xuất sản phẩm hỏng/1 triệu đồng
Tỷ lệ sản phẩm hỏng (%)
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
120900
131995
139000
153000
182950
211684,1
254615,4
3022,5
2503
2363
2295
2034,8
2011
1986
2,5
1,9
1,72
1,52
1,1
0,95
0,78
Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ sai hỏng của công ty ngày càng giảm chứng tỏ chất lượng sản phẩm ngày càng tăng. Trong những năm gần đây, Công ty đã đầu tư máy móc thiết bị hiện đại góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty. Mỗi dây chuyền sản xuất, ngoài những công nhân phân xưởng được bố trí còn có kỹ sư phụ trách về kỹ thuật nhằm đảm bảo cho dây chuyền hoạt động liên tục và khắc phục những sự cố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Cán bộ KCS thường xuyên theo sát quá trình sản xuất để nắm bắt tình hình chất lượng kịp thời, ngăn không cho sản phẩm kém chất lượng đến tay người tiêu dùng. Để khắc phục điều đó công ty đã đầu tư các thiết bị phục vụ quá trình sản xuất như bảng sau:
Bảng 11: Các thiết bị phân tích được sử dụng
Tên thiết bị
Đơn vị
Số lượng
Nước sản xuất
Năm nhập
1.Cân phân tích
Max.200g
2
Đức
1983
2.Tủ sấy thường
00- 2000C
1
Balan
1986
3.Tủ sấy chân không
00- 2500C
1
Balan
1991
4.Bơm chân không
0,4kw/h
1
Đài loan
1991
5.Máy bơm nước
31kw/h
1
Liên xô cũ
1991
6.Lò nung
6000-12000C
1
Đức
1995
7.Cân điện tử
1
Đức
1995
Chất lượng sản phẩm của công ty ngày càng được nâng cao nhưng chưa đạt đến mức tối ưu, sản phẩm hỏng vẫn còn nhiều. Nguyên nhân của vấn đề này là do trình độ tay nghề của công nhân còn thấp, máy móc thiết bị cũ vẫn còn hoạt động bên cạnh những dây chuyền hiện đại nên đôi khi gây ra sự ngứng trệ không đáng có. Để đạt được mục tiêu đến năm 2005 không có sản phẩm sai lỗi Công ty phải thực hiện chương trình làm đúng ngay từ đầu. Điều đó đòi hỏi các cán bộ công nhân viên trong công ty phải tận tâm tận lực hơn với quá trình sản xuất, thực hiện công tác kiểm tra sát sao tất cả các quá trình: chọn người cung ứng, kiểm tra nguyên vật liệu nhập kho, xuất kho, sản xuất và kiểm tra sản phẩm.
Để thấy rõ hơn về tình hình chất lượng sản phẩm chúng ta nghiên cứu về chất lượng từng loại sản phẩm.
2.1.Thực trạng chất lượng các loại kẹo cứng
Các loại kẹo cứng được sản xuất trên dây chuyền đồng bộ của Balan, được nhập từ thế hệ sản xuất năm 1975-1976. Vì vậy, sau hơn 20 năm khai thác sử dụng thì hệ thống thiết bị này đã trở nên cũ và lạc hậu dẫn tới khó khăn cho việc sản xuất. Trong khi đó, cùng với sự tăng trưởng như vũ bão của khoa học kỹ thuật thì các công ty cạnh tranh với Hải Hà trên thị trường đã tiến sang một bước công nghệ mới. Vì vậy sản phẩm bánh kẹo trên thị trường hiện nay rất đa dạng, phóng phú chất lượng ngày càng cao, đáp ứng được nhu cầu cũng như sở thích của người tiêu dùng. Do đó, công ty bánh kẹo Hải Hà cần phải có sự cải tiến cả về chất lượng và mẫu mã sản phẩm để giữ được khách hàng cũ và tạo thêm khách hàng mới cho công ty.
Nhận thức được tình hình công ty đã có dự án đầu tư cũng như cố gắng sửa chữa máy móc thiết bị. Cho đến nay ngoài những thiết bị đã có, công ty còn đầu tư thêm hai dây chuyền EWS & EW8 của Đức. Gần đây trên thị trường xuất hiện kẹo Caramel béo được người tiêu dùng ưa chuộng, nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng, công ty đã đã đầu tư dây chuyền công nghệ và đã thành công trong sản xuất và thử nghiệm, đang trong quá trình sản xuất đại trà kẹo này. Kẹo Caramel là loại kẹo rót khuôn, có đặc trưng ngọt vừa phải, có hương vị Caramel, mằu sắc đậm đà, là kết quả phản ứng tạo mầu và hương của sữa, đường trong quá trình nấu kẹo tạo cảm giác trong miệng ngọt, dịu, béo và mát. Thực chất công nghệ sản xuất kẹo Caramel phát triển mạnh ở Châu Âu nên khi lựa chọn dây chuyền thiết bị để sản xuất. Công ty đã lựa chọn công nghệ của nhà sản xuất Makat- Cộng hoà liên bang Đức với công suất 200gr/ giờ phù hợp với khả năng tài chính của công ty. Dây chuyền sản xuất kẹo đúc khuôn trên khuôn nhôm tráng nhựa nhập của hãng Makat là dây chuyền sản xuất kẹo công nghệ cao, dây chuyền khép kín, vì vậy giảm tiêu hao vật tư , không làm bẩn môi trường, không tạo ra chất thải rắn cùng khí độc.
Bảng 12: Định mức tiêu hao vật liệu để sản xuất 1 tấn kẹo Caramel béo.
Tên nguyên liệu
Đơn vị
Số lượng
Tên nguyên liệu
Đơn vị
Số lượng
1.Đường cát trắng
2.Gluco
3.Sữa đặc
4.Nhãn
5.Bơ nhạt
6.Shortening
7.Lecithin
8.Muối tinh
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg
340,1
408,2
199
18
105,4
52,7
5,1
8,5
9.NaHCO3
10.Chất chống ôxy hoá
11.Varilin
12.Tinh dầu Caramel
13.Túi in
14.Băng dính
15.Hộp Carton
16.Bìa lót
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg
kg
1,7
0,2
0,9
2,1
10000
200
400
500
Kẹo cứng có nhân có mặt đầu tiên ở Hà Nội do Công ty bánh kẹo Hải Hà sản xuất. Có thể nói rằng ngay từ khi mới xuất hiện, nó đã chiếm được ưu thế của người tiêu dùng, bên cạnh sự có mặt của các loại kẹo truyền thống như: kẹo lạc, vừng, cốm.. với đặc trưng dòn thơm vị ngọt đậm đà, hương vị hài hoà. Kẹo cứng có nhân gồm có nhiều loại như kẹo nhân dứa, kẹo nhân sôcôla, kẹo nhân cam..và mỗi loại kẹo lại có hương vị, màu sắc tương ứng. Đây là sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền sản xuất nhập của Balan. Chất lượng của loại sản phẩm này ngày càng được nâng cao và nó đã trở thành mặt hàng truyền thống của công ty.
2.2.Thực trạng chất lượng các loại kẹo mềm
So với kẹo cứng thì kẹo mềm vẫn chiếm ưu thế hơn cả về chất lượng và số lượng. Trong những năm gần đây công ty luôn đổi mới công nghệ tiên tiến, hiện đại, kẹo mềm được sản xuất trên dây chuyến Balan, Hà Lan, Đức với công nghệ nấu kẹo của Châu Âu. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất kẹo mềm còn một vài điểm cần chú ý .
- ở khâu cắt kẹo, máy cắt nhiều khi không đều nên hình dáng kẹo có cái ngắn cái dài làm mất sự đồng đều về kích cỡ ảnh hưởng không nhỏ đến tính thẩm mỹ của sản phẩm.
- ở khâu gói kẹo, máy gói hay làm kẹo hở đầu hoặc do cắt vỏ kẹo không dứt khoát làm hai hay nhiều kẹo dính vào nhau, công nhân phải ngồi dứt kẹo ra. Những sản phẩm kẹo hở đầu chỉ cần cho lại khâu cán kẹo máy sẽ tự xử lý tạo thành thành phẩm nhưng nếu không phát hiện ra, để lâu chúng sẽ bị chảy nước làm ảnh hưởng tới những kẹo khác.
- Hiện tượng hồi đường: đây là nguyên nhân từ khâu nấu kẹo do công nhân khi đặt nhiệt độ cho nồi nấu chưa đạt nhiệt độ cần thiết làm cho kẹo bị nấu non. Thêm vào đó do bảo quản kẹo không cẩn thận cùng với những tác động của thời tiết dó đó rễ làm kẹo nhanh hồi đường, mặc dù tỷ lệ đó rất ít khoảng 0,01% song nó vẫn làm chất lượng kẹo giảm hẳn. Vì vậy những kẹo hồi đường này phải được phát hiện kịp thời và xử lý nấu lại.
Những sai sót hỏng hóc trong quá trình sản xuất sản phẩm không lớn, song nếu chú ý sửa chữa, khắc phục thì chất lượng sản phẩm sẽ hoàn thiện hơn.
2.3.Thực trạng chất lượng các
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- J0044.doc