Bể BIOGAS hoạt động theo chu trình gồm 2 giai đoạn:
giai đoạn tích khí và giai đoạn sử dụng khí.
Giai đoạn tích khí: lúc bắt đầu, áp suất khí bằng 0. khí bắt đầu sinh ra và tích lại ở phần trên của bể phân giải. Khối không khí được tích ngày càng nhiều và đẩy dịch phân giải dâng lên ở bể điều áp và ống lối vào. Bề mặt dịch phân giải trong bể phân giải dần hạ xuống còn bề mặt dịch trong bể điều áp tăng lên. Nếu khí không được sử dụng, dịch phân giải sẽ tiếp tục tăng và đến một lúc nào đó sẽ tràn khỏi bể điều áp qua đường xả tràn;
Giai đoạn sử dụng khí: Khi khí được lấy đi sử dụng, bể mặt dịch ở bể điều áp giảm xuống và bề mặt dịch phân giải ở bể phân giải tăng dần lên. Khi độ chênh giữa 2 bề mặt dịch này bằng 0, thiết bị sẽ trở lại trạng thái ban đầu của chu trình hoạt động.
77 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 5279 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chất thải chăn nuôi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG KHOA: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Chất thải chăn nuôi GVHD: Ths. Dương Thị Nam Phương SVTH: Vương Văn Minh MSSV: 0707081 Lớp: 04SH02 Mở đầu Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế ở nướ c ta, vấn đề ô nhiễm môi trường trở thành vấn đề bức thiết hiện nay. Một trong những nguồn chất thải gây ô nhiễm môi trường là từ chăn nuôi. Ngành chăn nuôi ở nước ta những năm gần đây đã và đang phát triển nhanh chóng về cả chất lượng và quy mô. Tuy nhiên, chăn nuôi hộ gia đình nhỏ lẻ cũng như trại chăn nuôi lớn việc quản lý và sử dụng các nguồn chất thải từ chăn nuôi còn nhiều bất cập. Một số trang trại lớn đã có những biện pháp xử lý nguồn chất thải chăn nuôi. Trong khi đó, việc xử lý chất thải ở một số trang trại chưa được quan tâm. Đặc biệt, chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình việc xử lý chất thải hầu như còn bị thả nổi. Một trong những nguyên nhân là do người chăn nuôi chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc xử lý nguồn chất thải; kinh phí phục vụ cho việc xử lý chất thải còn thấp; luật xử lý chất thải còn chưa đồng bộ và khó áp dụng; chăn nuôi nhỏ lẻ cũng là một trong những nguyên nhân làm việc quản lý và xử lý chất thải còn gặp nhiều khó khăn;… Hiện trạng các trang trại ở nước ta Hiện nay, phát triển chăn nuôi của thành phố Hà Nội chiếm trên 50% tỷ trọng trong nông nghiệp và đang trên đà tăng trưởng khá, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống của bà con nông dân - 80% cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường - Các trang trại chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi tự phát, tận dụng, phân tán, nhỏ lẻ. Trong đó, đến 80% cơ sở chăn nuôi xây dựng chuồng trại ngay trong khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường, tăng nguy cơ dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và con người. Tuy nhiên, hiện nay việc đáng lo ngại nhất là dù chăn nuôi ở quy mô nhỏ hay lớn các loại chất thải trong chăn nuôi đa phần vẫn chưa được xử lý Chỉ cần một gia đình nuôi 5-10 con lợn không vệ sinh chuồng trại, xử lý phân không hợp lý thì tất cả các hộ xung quanh phải cùng chịu hậu quả: nguồn nước, không khí bị ô nhiễm và nguy hiểm hơn là việc lây lan dịch bệnh rất nhanh. Hình : Xả nước thải sau chăn nuôi ra ao Trong những năm gần đây, sự xuất hiện và diễn biến phức tạp của nhiều loại dịch bệnh trên vật nuôi như cúm gia cầm, dịch heo tai xanh, lở mồm long móng…cùng với sự ảnh hưởng trầm trọng của ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi... đã làm cho cả ngành chăn nuôi lao đao, đặc biệt những cơ sở không cầm cự vượt qua được thì đã xóa sổ hoặc đang bên bờ vực thẳm. Hình : Bể tập trung nước thải, chất thải Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi Chất thải trong chăn nuôi được phân ra làm 3 loại: chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí bao gồm CO2, NH3… trong khi đó ước tính ở Hà Nội có khoảng 1 triệu tấn/năm chất thải rắn được thải ra môi trường. Chỉ một phần nhỏ của chất thải rắn được ủ để làm phân bón, một phần được dùng trực tiếp tưới cho hoa màu và nuôi cá. Chất thải lỏng bao gồm nước tiểu, nước tắm cho vật nuôi, nước rửa chuồng... đa phần đều chảy trực tiếp ra hệ thống cống thoát nước chung trong khu dân cư. - tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh tật, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người dân. Đất -Chất thải chăn nuôi làm nguy hại tới độ phì đất, có thể gây ô nhiễm đất do nhiễm các kim loại nặng Nước - Làm phì dưỡng nước, ô nhiễm nước mặt, nước ngầm Hình : ô nhiễm nước trầm trọng do chất thải chăn nuôi không khí - Chất thải chăn nuôi còn phát thải vào khí quyển nhiều khí nhà kính như CO2, NH3, N2, O. - Gây mùi khó chịu, ảnh hưởng sức khỏe các hộ dân xung quanh. Hình : chất thải được thải tràn lan gây mùi khó chịu Nguyên nhân - Phần lớn các trại chưa xây dựng được hệ thống xử lý chất thải khép kín (hệ thống hầm biogas) nên tình trạng ô nhiễm môi trường từ các hộ chăn nuôi ngày càng trở nên phổ biến. Trang trại này đã nằm tách biệt với khu dân cư nhưng công nghệ xử lý chất thải phần lớn vẫn là chôn lấp do thiếu kinh phí và công nghệ. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân về các quy định pháp luật bảo vệ môi trường trong chăn nuôi còn rất hạn chế. Nguyên nhân Đa số quy mô trang trại chăn nuôi còn nhỏ; thiếu sự quy hoạch tổng thể và lâu dài của các địa phương dẫn đến sự phát triển manh mún, thiếu sự đầu tư, thậm chí gây ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân Tính liên kết trong phát triển kinh tế trang trại chưa cao, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm sản xuất, quản lý kể cả thông tin thị trường của hầu hết các chủ trang trại còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân Các biện pháp khắc phục 1. Lựa chọn vị trí xây dựng chuồng trại hợp lý: Chuồng nuôi xây dựng phải được đảm bảo mỹ quan, tách biệt với nơi sinh hoạt của con người, không bị gió lùa; thuận tiện cho quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phải giữ ấm vào mùa đông, mát về mùa hè, thuận tiện về nguồn nước và tiện cho công tác thu gom xử lý chất thải. Chuồng trại phải được xây xa đường giao thông chính, tránh được tiếng ồn và những hoạt động qua lại của con người. Hình : chuồng trại thoáng mát 2. Mật độ và diện tích chuồng nuôi: Mật độ nuôi là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và sức đề kháng bệnh của vật nuôi, song hầu như ít được tuân thủ một cách nghiêm ngặt trong tổ chức bố trí sản xuất, do đó đã tạo ra một môi trường kém về độ thông thoáng, dễ phát sinh dịch bệnh và khả năng lây nhiễm bệnh cao. Hình : trang trại heo 3. Bố trí, sắp xếp các dãy chuồng nuôi hợp lý - Xây dựng chuồng trại cần đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa các dãy chuồng từ 5 - 7m, như vậy sẽ thuận tiện trong quá trình sản xuất, dễ áp dụng các biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng, thuận tiện cho việc cách ly để điều trị khi có dịch bệnh xảy ra và phân tách được các lứa tuổi vật nuôi theo từng dãy chuồng. - Quy mô nhỏ thì chuồng nuôi nên chia thành các ngăn để thuận tiện cho việc thực hiện các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và công tác phòng trị bệnh. 3. Bố trí, sắp xếp các dãy chuồng nuôi hợp lý Hình: dãy chuồng sắp xếp hợp lý 4. Xây dựng công trình xử lý chất thải Đối với chăn nuôi quy mô lớn và theo phương thức công nghiệp nên xây hầm Biogas là biện pháp hữu hiệu để xử lý chất thải và tận dụng được nguồn chất đốt cho sinh hoạt. Đối với chăn nuôi quy mô nông hộ nhỏ lẻ thì trong quy hoạch chuồng nuôi phải xây dựng bể chứa chất thải lỏng và ủ phân. Hàng ngày tiến hành thu gom phân rác để tập trung về hố ủ hoai mục trước khi sử dụng bón cho cây trồng . Nền chuồng nuôi và hố xử lý chất thải phải được xây và láng xi măng để dễ dàng cho quá trình cọ rửa vệ sinh và tránh được sự thẩm thấu chất lỏng ra ngoài môi trường, tạo được độ yếm khí của hố ủ, giúp phân chóng hoai mục. 4. Xây dựng công trình xử lý chất thải Đối với chất thải lỏng tiến hành xử lý tại bể chứa bằng vôi bột hoặc các chất hoá học sát trùng trước khi dẫn ra ao nuôi các hoặc tưới nước cho cây trồng (ngoài ra có thể xây dựng hệ thống bể lắng lọc có trồng cỏ thuỷ sinh và bèo tây để xử lý). 4. Xây dựng công trình xử lý chất thải 5. Công tác vệ sinh chuồng trại Ngoài việc hàng ngày tiến hành dọn vệ sinh phân rác và nước tiêu vật nuôi, thì cần định kỳ hàng tuần quy định 1 ngày thực hiện tổng vệ sinh chuồng trại và khu vực chăn nuôi, thu gom rác về nơi quy định để đốt và phun khử trùng khu vực chăn nuôi bằng thuốc sát trùng để tiêu diệt nguồn mầm bệnh cư trú hoặc tiềm ẩn trong môi trường. Hình : vệ sinh chuồng trại 6. Trồng cây xanh Xung quanh khu vực chăn nuôi tiến hành trồng cây xanh để tạo bóng mát và chắn được gió lạnh, gió nóng, ngoài ra cây xanh còn quang hợp hút khí CO2 và thải khí O2 rất tốt cho môi trường chăn nuôi. Nên trồng các loại cây như: nhãn, vải, keo dậu, muồng…. Hình : trại chăn nuôi thoáng mát, gần gũi thiên nhiên BIOGAS Việc xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải từ chăn nuôi là biện pháp mang lại hiệu quả lớn. BIOGAS - Khái niệm : Biogas là nguồn năng lượng tái sinh chứa methane và khí carbonic được sinh ra từ sự phân huỷ kỵ khí hay sự lên men của chất hữu cơ của chất thải gia súc... trong điều kiện thiếu không khí. - Thành phần Biogas : CH4, CO2, N2 ,H2, H2S …, trong đó CH4, CO2 là chủ yếu. BIOGAS Chất hữu cơ phức tạp VI SINH VẬT TRONG BIOGAS Quá trình sản sinh khí sinh học không thể xảy ra nếu không có các vi sinh vật. Có 3 nhóm vi sinh vật chủ yếu: Vi khuẩn thủy phân (VK lên men) Vi khuẩn sinh axetat và hidro. Vi khuẩn sinh mê tan. Vi khuẩn thủy phân là một nhóm vi khuẩn rất phức tạp và gồm nhiều loài khác nhau. Chức năng của chúng là thuỷ phân các chất hữu cơ phức tạp và không tan thành các hợp chất hữu cơ đơn giản và tan được. Tuỳ theo thành phần các hợp chất bị chúng phân huỷ mà người ta chia thành vi khuẩn phân huỷ celluloza, VK phân huỷ protein, VK phân huỷ axit béo...; Vi khuẩn lên men yếm khí hầu hết là trực khuẩn có bào tử nằm rải rác ở các họ: Clostridium, Plectridium, Cacduccus, Endosponus, Terminosporus… Nhóm vi sinh vật tạo acid bao gồm các loài Clostridium spp., Peptococcus anaerobus, Bifidobacterium spp., Desulphovibrio spp., Corynebacterium spp., Lactobacillus, Actonomyces, Staphylococcus và Escherichia coli. có chức năng phân huỷ các chất sinh ra ở giai đoạn đầu như axit propionic, các axit béo bậc cao...; Nhóm vi sinh vật sinh methane gồm các loài dạng hình que (Methanobacterium, Methanobacillus), dạng hình cầu (Methanococcus, Methanosarcina). VK sinh mêtan có chức năng chuyển hóa các axit axetic, axit fomic... thành khí mêtan, CO2, O2, N, H2S... LỢI ÍCH CỦA BIOGAS Việc sử dụng các công trình khí sinh học góp phần quan trọng giảm ô nhiễm môi trường do chất thải (ước tính xử lý được 7,5 - 8 triệu tấn chất thải chăn nuôi). Phụ phẩm khí sinh học được sử dụng làm phân bón cho đồng ruộng và hoa màu có tác dụng cải tạo đất, nâng cao độ phì chống bạc màu và xói mòn đất, góp phần bảo vệ và cải tạo nguồn tài nguyên đất canh tác, giúp cho cây trồng tăng sản lượng từ 20 đến 30%. Sử dụng khí sinh học làm chất đốt nhằm giảm tiêu thụ gỗ củi phục vụ các mục đích khác nhau và cũng góp phần giảm các bệnh về mắt và phổi do khói bụi gây ra khi đun nấu. 3 GIAI ĐỌAN CỦA BIOGAS Thuỷ phân (phân hủy các chất hũu cơ cao phân tử)= (giai đọan lên men). Sinh axít và H2. Sinh mêtan. Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III Tác dụng của vi khuẩn Vi khuẩn Vi khuẩn sinh khí lên men và thủy phân acetogenic Metan Giai đoạn I : Chất hữu cơ phức tạp: Chất hữu cơ đơn giản (PROTEIN, A.AMIN, LIPID) Vi khuẩn closdium bipiclobacterium, bacillus gram âm không sinh bào tử, staphy loccus. (ALBUMOZ PEPIT,GLYXERIN, A.BÉO) Giai đoạn II : hình thành acid (pha acid) Nhờ vào vi khuẩn acetogenic bacteria (vi khuẩn tổng hợp acetat), các hydrates carbon acid có phân tử lượng thấp (C2H5COOH, C3H7COOH, CH3COOH …) và pH môi trường ở dưới 5 nên gây thối. Các vi khuẩn tham gia trong pha này : Giai đoạn III : hình thành khí Metan Sản phẩm của pha acid là nguyên liệu để phân huỷ ở giai đoạn này, tạo ra hỗn hợp khí : CH4, CO2, H2S, N2, H2, và muối khoáng (pH của môi trường chuyển sang kiềm). Các vi khuẩn tham gia : CƠ CHẾ HỌAT ĐỘNG CỦA CÔNG TRÌNH BIOGAS Bể BIOGAS hoạt động theo chu trình gồm 2 giai đoạn: giai đoạn tích khí và giai đoạn sử dụng khí. Giai đoạn tích khí: lúc bắt đầu, áp suất khí bằng 0. khí bắt đầu sinh ra và tích lại ở phần trên của bể phân giải. Khối không khí được tích ngày càng nhiều và đẩy dịch phân giải dâng lên ở bể điều áp và ống lối vào. Bề mặt dịch phân giải trong bể phân giải dần hạ xuống còn bề mặt dịch trong bể điều áp tăng lên. Nếu khí không được sử dụng, dịch phân giải sẽ tiếp tục tăng và đến một lúc nào đó sẽ tràn khỏi bể điều áp qua đường xả tràn; Giai đoạn sử dụng khí: Khi khí được lấy đi sử dụng, bể mặt dịch ở bể điều áp giảm xuống và bề mặt dịch phân giải ở bể phân giải tăng dần lên. Khi độ chênh giữa 2 bề mặt dịch này bằng 0, thiết bị sẽ trở lại trạng thái ban đầu của chu trình hoạt động. CÁC KIỂU HẦM Ủ BIOGAS Loại hấm sinh khí kiểu vòm cố định Loại hầm sinh khí có nắp đậy di động Loại hầm sinh khí kiểu túi Hình : biogas Các yếu tố chính ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sinh khí sinh học : Môi trường Nhiệt độ Độ pH Hàm lượng chất khô Thời gian lưu Các độc tố Ứng dụng sản phẩm biogas Sử dụng chế phẩm sinh học (EM - Effective Microoganisms) - EM là chế phẩm sinh học bao gồm 87 chủng vi sinh vật khác nhau, trong đó 5 nhóm vi khuẩn lên men là Lactic, lên men rượu, vi khuẩn quang hợp, xạ khuẩn và nấm men. Năm nhóm vi khuẩn này tạo ra a xít amin tự do, a xít hữu cơ, vitamin hòa tan trong nước, kháng sinh tự nhiên và tạo ra các hoóc môn tự nhiên. Vì thế khi các vi khuẩn này được sử dụng vào trong tự nhiên sẽ tạo ra mối liên kết nhằm khống chế các vi khuẩn gây hại đối với các loại cây trồng và vật nuôi. - Làm tăng sức khoẻ vật nuôi, tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu đối với các điều kiện ngoại cảnh - Tăng cường khả năng tiêu hoá và hập thụ các loại thức ăn, - Tích thích khả năng sinh sản, - Tăng sản lượng và chất lượng trong chăn nuôi, - Tiêu diệt các vi sinh vật có hại, hạn chế sự ô nhiễm trong chuồng trại chăn nuôi. Điều kỳ diệu ở đây là : EM có tác dụng đối với mọi loại vật nuôi, bao gồm các loại gia súc, gia cầm và các loài thuỷ, hải sản. Tác dụng của chế phẩm EM: - Có nhiều cách sử dụng chế phẩm EM trong chăn nuôi như: Cho vào thức ăn, nước uống của vật nuôi; phun xịt xung quanh chuồng trại, cho vào bồn chứa phân... Nếu sử dụng để khử mùi hôi thì dùng 20 – 30ml EM hòa vào 8 lít nước sạch phun trực tiếp vào chuồng trại, cách 7 ngày một lần. Hình : dùng Em xử lý nước thải chăn nuôi Do có tác dụng tiêu diệt các vi sinh vật gây thối (sinh ra các loại khí H2S, SO2,NH3…) nên khi phun EM vào rác thải, cống rãnh, toalet, chuồng trại chăn nuôi…sẽ khử mùi hôi một cách nhanh chóng. Đồng thời số lượng ruồi, muỗi, ve, các loại côn trùng bay khác giảm hẳn số lượng. Rác hữu cơ được xử lý EM chỉ sau một ngày có thể hết mùi và tốc độ mùn hoá diễn ra rất nhanh. Trong các kho bảo quản nông sản, sử dụng EM có tác dụng ngăn chặn được quá trình gây thối, mốc - Nước thải rửa chuồng và nước tiểu của động vật nên tách riêng với phân và dẫn vào bể chứa riêng. Để xử lý nước này ta cho EM thứ cấp trực tiếp vào bể theo tỷ lệ 1 lít EM thứ cấp/1000 lít nước thải. Nên cho hàng ngày theo lượng nước thải chảy vào bể để bổ xung kịp thời VSV EM đủ để xử lý nước thải. Và có thể sử dụng để tưới cây hoặc cho vào ao nuôi cá. - EM thứ cấp được sản xuất từ EM gốc. Có 5 loại chế phẩm EM thứ cấp: + EM2 + EM5 + EM-FPE + EM Bokashi-CN + EM Bokashi-MT Sử dụng Zeolit (SiO2) - Zeolit là loại vật liệu không gây độc đối với người và vật nuôi có ứng dụng hiệu quả trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, chăn nuôi, bảo vệ môi trường... Hình : vật liệu Zeolite nuôi trồng thủy sản - Zeolite được sản xuất dưới dạng bột hoặc dạng viên xốp từ cao lanh tự nhiên sẵn có ở Việt Nam. Nhờ cấu trúc của cao lanh bị phá vỡ hoàn toàn và tự chúng sắp xếp lại tạo thành lỗ rỗng, nên nó có khả năng hấp phụ các ion kim loại, amoni, chất hữu cơ độc hại lơ lửng trong nước và tự chìm xuống đáy. Sử dụng Zeolit (SiO2) - Ngoài ra, người ta còn có thể dùng loại sản phẩm này trộn lẫn với phân bón để tạo ra một loại phân bón phân huỷ chậm, vừa có tác dụng tiết kiệm lượng phân bón, giữ độ ẩm mà còn có tác dụng điều hòa độ pH cho đất. - Chế phẩm zeolite làm phụ gia thức ăn cho lợn và gà vì khi được trộn vào thức ăn chế phẩm sẽ hấp phụ các chất độc trong cơ thể vật nuôi, tăng khả năng kháng bệnh, kích thích tiêu hóa và tăng trưởng. Sử dụng Zeolit (SiO2) Nước thải từ các trại chăn nuôi chứa rất nhiều nitrogen, phosphorus và những hợp chất vô cơ có thể hoà tan được. Rất khó tách những chất thải này khỏi nước bằng cách quét rửa hay lọc thông thường. Tuy nhiên một số loại cây thủy sinh như bèo lục bình, cỏ muỗi nước có thể xử lý nước thải, vừa ít tốn kinh phí lại thân thiện với môi trường. Dùng thực vật - Cây muỗi nước (còn gọi cây cần tây nước) là loại bản địa của vùng Đông Nam Á, thân và lá của nó có thể ăn sống hoặc chín như một loại rau. Nó sinh sản theo cách phân chia rễ và sinh trưởng tốt trong môi trường nước nông cho tới 20cm. Dùng thực vật - Cây bèo lục bình (bèo Nhật Bản) có nguồn gốc Nam Mỹ, sinh trưởng và phát triển nhanh, khoẻ và nổi trên mặt nước. - Dùng thủy trúc, rau chai xử lý nước thải chăn nuôi Ngoài ra, các cây thuỷ sinh này có thể thu hoạch và dùng làm phân hữu cơ. Bản thân chúng có thể trực tiếp làm phân xanh hoặc phân trộn. Dùng thực vật Hình: cây lục bình Cây thủy trúc Ngoài ra, có biện pháp rất hữu hiệu và bền vững để xử lý chất thải chăn nuôi tiến tới nền nông nghiệp sạch là phát triển mô hình VAC. Gắn kết chặt chẽ trồng trọt với chăn nuôi, vừa hạn chế ô nhiễm môi trường, vừa sử dụng ít phân bón hoá học, tiết kiệm năng lượng. Và đây cũng là mô hình dễ thực hiện đối với chăn nuôi trang trại. VAC Hình : chuồng tra Trong các kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi hiện mới chỉ thường được nhắc đến công nghệ Biogas nhưng thực tế thì không phải chỉ có công nghệ khí sinh học là tối ưu, là thay thế được tất cả các phương pháp khác, giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây ra, còn chưa kể đến giá thành đắt, công nghệ nhập từ nhiều nguồn khác nhau hiện còn chưa thống nhất, đòi hỏi người sử dụng phải có hiểu biết kỹ thuật, …. Khó khăn Tuy nhiên, số lượng các hộ chăn nuôi áp dụng các công nghệ này còn rất khiêm tốn. Bên cạnh đó, hiện nay kỹ thuật xây hầm biogas của nhiều gia đình hạn chế nên không ít trường hợp xây dựng hầm quá nhỏ so với quy mô chăn nuôi. Việc lựa chọn vật liệu chưa bảo đảm nên hầm nhanh chóng bị ngấm, bị thấm làm cho mùi hôi thoát ra ngoài không những không cải thiện được môi trường sống mà còn làm cho bầu không khí trở nên khó chịu hơn. Khó khăn Nhiều hộ có thói quen xả cả nước có hóa chất khử trùng, vắcxin phòng chống bệnh cho gia súc, gia cầm xuống bể chứa làm cho các vi sinh vật hiếm khí bị tiêu diệt nên hầm biogas không được phát huy tác dụng... Do đó, để áp dụng biện pháp này rộng rãi đến toàn bộ các hộ chăn nuôi trên địa bàn thành phố, rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước về kinh phí, tập huấn chuyển giao về khoa học kỹ thuật. Qua đó, để họ có những kiến thức cơ bản về kỹ thuật để xây dựng hầm biogas như thế nào là hợp lý với trang trại của mình, để tránh tình trạng quy mô trang trại quá lớn mà hầm thì quá nhỏ dẫn đến không có hiệu quả, gây lãng phí tiền của. Khó khăn Tuy nhiên, việc sử dụng hầm biogas vẫn xảy ra một số lỗi về sự cố kỹ thuật trong xây dựng cũng như trong vận hành dẫn đến tình trạng hầm hoạt động không hiệu quả. Chi phí xây hầm biogas khá tốn kém, kỹ thuật xây hầm còn hạn chế, nhiều trường hợp xây dựng hầm quá lớn, hoặc quá nhỏ so với quy mô chăn nuôi. Có hộ lựa chọn vật liệu chưa bảo đảm, nên hầm nhanh bị thấm làm cho mùi hôi thoát ra ngoài. Khó khăn Việc di dời cũng như khắc phục tình trạng ô nhiễm gặp nhiều khó khăn, do việc chăn nuôi chủ yếu là tự phát, chưa có vùng quy hoạch dành riêng cho chăn nuôi. Khó khăn Kết luận Chăn nuôi là một ngành đặc biệt quan trọng bởi cung cấp cho con người nguồn thực phẩm: trứng, sữa, thịt... là nhu cầu thiết yếu của con người. Do vậy, để chăn nuôi phát triển vững mạnh đáp ứng được những yêu cầu cấp thiết của cuộc sống, thì công tác xử lý môi trường trong chăn nuôi phải được thực hiện tốt và triệt để Công tác xử lý môi trường trong chăn nuôi là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm vật nuôi, giữ gìn môi trường sinh thái. Tuy nguồn chất thải của vật nuôi có những ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và hiệu quả chăn nuôi xong bên cạnh đó nếu chúng ta tuân thủ và xử lý triệt để nguồn chất thải thì đây là nguồn phân hữu cơ chủ yếu để phục vụ cho ngành trồng trọt, góp phần đẩy mạnh phát triển song song giữa trồng trọt và chăn nuôi, tạo ra môi trường trong sạch và bảo vệ sức khoẻ con người. Kết luận Kiến nghị Ngoài chính sách ưu đãi cho vay, huy động vốn, các chủ trang trại, sản xuất khối lượng hàng hoá lớn, cần có thị trường ổn định, bền vững, với việc ưu tiên đầu tư, xây dựng cơ sở chế biến, giết mổ. Nhân rộng mô hình trang trại chăn nuôi an toàn, di dời các cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường ra xa khu dân cư. Vấn đề xử lý môi trường ở các trang trại chăn nuôi cũng được đặt ra, khu chăn nuôi tập trung xây dựng mới phải có phương án xử lý nước thải; các trang trại chăn nuôi hiện đang nằm trong khu dân cư sớm có kế hoạch di dời đến những điểm đảm bảo an toàn sinh học Kiến nghị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chất thải chăn nuôi.ppt