Tội phạm xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, đồng thời tội phạm cũng xâm phạm đến lợi ích của tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ. Hành vi khách quan của tội này được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: hành vi chiếm đoạt (chiếm giữ bất hợp pháp) hoặc sử dụng bất hợp pháp (sử dụng không được sự cho phép của chủ sở hữu hoặc sử dụng trong trường hợp pháp luật cấm) các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ tại Việt Nam như sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại
50 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3387 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại theo luật tố tụng hình sự Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người bảo vệ lợi ích của toàn xã hội, Nhà nước có quyền khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử người phạm tội, buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm tương ứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm mà họ đã gây ra”.. Trần Quang Tiệp, Một số vấn đề lý luận về khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, Tạp chí kiểm sát, tháng 1/2006, tr 29.
Bên cạnh đó, các nhà làm luật cũng cho rằng, những vụ án hình sự được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại là các vụ án tư tố, quyền yêu cầu của người bị hại là quyền tư tố bởi đó “là việc nhân danh lợi ích cá nhân, riêng tư để tố giác hành vi sai phạm, tội phạm nào đó". Thư viện trường Đại học Luật Hà Nội, Bàn về quyền công tố, Hà Nội 2003, tr. 55
và "tư tố là một hình thức… mà pháp luật dành cho những người bị hại hoặc người thân thích của họ sử dụng để khởi kiện, khởi tố chống lại người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, hành vi phạm tội, xâm phạm các quyền và lợi ích cá nhân”.. Thư viện trường Đại học Luật Hà Nội, Bàn về quyền công tố, Hà Nội 2003, tr. 55
Như vậy, quyền yêu cầu khởi tố của người bị hại sẽ mâu thuẫn với quyền công tố của Nhà nước, vì quyền công tố là nhân danh lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước để phát giác, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật. Một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật TTHS Việt Nam là nguyên tắc công tố, tức là mọi hành vi phạm tội đều phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bằng Hiến pháp, bằng pháp luật và bằng cơ chế đảm bảo thực hiện. Mọi hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại đến quyền và lợi ích của công dân đều sẽ bị Nhà nước xử lý nghiêm minh.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu, tham khảo pháp luật của một số nước đặc biệt là pháp luật tố tụng của Liên Xô, các nhà lập pháp cũng nhận thấy “quyền tư tố” của người bị hại được xã hội chấp nhận khi nó ở trong giới hạn nhất định và không làm ảnh hưởng đến quyền công tố của Nhà nước. Do đó, BLTTHS 1988 đã chính thức ghi nhận chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.
Khởi tố theo yêu cầu của người bị hại theo quy định của BLTTHS 1988 chỉ áp dụng đối với những hành vi phạm tội có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp, không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và thuộc hai nhóm tội là các tội xâm phạm sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người và các tội xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân. Sau đó khi BLHS 1999 ban hành, do có sự sửa đổi bổ sung trong phân nhóm tội phạm cũng như khi áp dụng vào thực tế, chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại có những điểm hạn chế, thiếu sót nên khi xây dựng BLTTHS 2003, bên cạnh việc ghi nhận chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trên cơ sở kế thừa các quy định của BLTTHS 1988, chúng ta đã có những sửa đổi, bổ sung nhất định.
Việc BLTTHS 2003 tiếp tục ghi nhận chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại cho thấy sự cần thiết của chế định này trong hệ thống pháp luật tố tụng hình sự của nước ta. Một mặt góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của người bị hại, mặt khác, vẫn bảo vệ được lợi ích của Nhà nước, xã hội. Chế định này thể hiện tính dân chủ, sự tôn trọng và cảm thông trước những thiệt hại mất mát của người bị hại.
b. Cơ sở thực tiễn
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng có nhiệm vụ quan trọng, có tính chất quyết định đến các hoạt động, các giai đoạn khác của quá trình tố tụng. Tuy nhiên, không phải cứ phát hiện có dấu hiệu tội phạm rồi khởi tố vụ án là cơ quan có thẩm quyền sẽ bảo vệ lợi ích của người bị hại một cách tốt nhất. Trong thực tế, có những người bị hại chỉ bị thiệt hại về thể chất, có người bị hại chỉ bị thiệt hại về tài sản, nhưng cũng có những người bị thiệt hại cả về thể chất, tinh thần và tài sản. Đối với những thiệt hại về tài sản do tội phạm gây ra thì có thể khôi phục được, còn đối với thiệt hại về tinh thần hoặc thể chất thì chỉ có thể bù đắp được phần nào mà không thể khôi phục lại được như cũ. Trong đó, thiệt hại về tinh thần là thiệt hại không thể tính toán được vì đó là những tổn thương vô hình, những sợ hãi hoặc ám ảnh mà người bị hại không muốn nhắc lại và càng không muốn bị công khai. Đối với những trường hợp này, cách tốt nhất là để cho người bị hại và người gây thiệt hại chủ động giải quyết với nhau. Còn nếu người bị hại thật sự muốn kẻ gây thiệt hại phải bị pháp luật trừng phạt thì sẽ yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khởi tố và giải quyết vụ án.
Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu người bị hại là một chế định được quy định và áp dụng khá phổ biến trong pháp luật một số nước.
Tại khoản 2 Điều 20 BLTTHS Liên Bang Nga quy định: “Các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các Điều 115, 116, khoản 1 Điều 129 và Điều 130 BLHS Liên Bang Nga được coi là các vụ án tư tố. Các vụ án này chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ”. Còn Điều 105 BLTTHS Trung Quốc quy định: “Những vụ án hình sự do người bị hại tố cáo hoặc có tình tiết giảm nhẹ sẽ do một thẩm phán điều hành việc xét xử”. Như vậy, pháp luật TTHS Trung Quốc cũng đã gián tiếp ghi nhận quyền yêu cầu khởi tố vụ án của người bị hại.
Bên cạnh những quốc gia ghi nhận chế định khởi tố theo yêu cầu của người bị hại trong Luật TTHS thì có những quốc gia lại quy định yêu cầu khởi tố của người bị hại là một yếu tố cấu thành tội phạm. Điều 22 Bộ luật hình sự Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào quy định: “Chỉ bị coi là tội phạm khi có đơn kiện của người bị hại. Nếu hành vi không nguy hiểm cho xã hội và nếu người bị hại không có đơn kiện thì toà án sẽ không kết tội trong các trường hợp: Xâm phạm thân thể giữa những người thân (nếu không gây thương tích nặng hay gây thiệt hại về sức khoẻ), xúc phạm, vu khống, có hành vi thô bạo đối với thi thể hay danh dự của người đã chết, xâm phạm tài sản của họ hàng thân thiết, xâm phạm thô bạo đối với danh dự, bí mật riêng tư của gia đình, cá nhân. Việc người bị hại rút đơn kiện sẽ chấm dứt quá trình tố tụng tại toà án”.. Bộ Tư pháp, Pháp luật hình sự một số nước. Tạp chí dân chủ và pháp luật số chuyên đề năm 1998.
Hay Điều 135 BLHS Nhật Bản quy định: “Các tội phạm quy định tại chương các tội xâm phạm bí mật chỉ được khởi tố theo đơn yêu cầu của người bị hại”. Còn luật hình sự Cộng hoà dân chủ Đức đã đưa yêu cầu khởi tố của người bị hại như một yếu tố cấu thành tội phạm đối với một số tội như: Vô ý gây thương tích, xâm phạm đến sở hữu riêng, sử dụng xe không có giấy phép, xâm phạm sở hữu giữa những người thân thuộc.. Võ Thọ, Một số vấn đề của Bộ luật tố tụng hình sự, NXB Pháp lý, năm 1995
Như vậy, dù được quy định trong luật TTHS hay luật hình sự thì chế định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại vẫn thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đến nguyện vọng và lợi ích chính đáng của người bị hại.
ở Việt Nam, qua thực tiễn xét xử cũng như thực tế cho thấy, mặc dù bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra nhưng có trường hợp người bị hại không muốn đưa ra xử lý vì có thể ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín và tương lai của họ hoặc giữa người bị hại và kẻ gây thiệt hại có những mối quan hệ nhất định. Trong quá trình áp dụng chế định này cho thấy, mặc dù còn có nhiều vướng mắc nhưng quy định này đã từng bước phát huy hiệu quả, quyền và lợi ích của người bị hại đã được bảo vệ tốt hơn.
CHƯƠNG 2
NỘI DUNG CHẾ ĐỊNH KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CỦA NGƯỜI BỊ HẠI
2.1. YÊU CẦU KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
2.1.1. Chủ thể có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự
Chủ thể có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự là người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
a. Người bị hại
Khái niệm người bị hại lần đầu tiên được quy định trong Thông tư số 16/TATC ngày 27/09/1974 của TANDTC. Theo đó, người bị hại được định nghĩa "là công dân đã bị kẻ phạm pháp trực tiếp xâm phạm đến thể chất, tài sản, hoặc xâm phạm về tinh thần (như bị lăng nhục, đánh, giết, trộm cắp, lừa đảo...)". Định nghĩa đã chỉ ra người bị hại là cá nhân, không thể là cơ quan, tổ chức, đồng thời đối tượng tác động của tội phạm là thể chất, tinh thần hoặc tài sản của cá nhân đó.
Sau đó, BLTTHS 1988 đã đưa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm người bị hại tại khoản 1 Điều 39 như sau: "Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc về tài sản do tội phạm gây ra".
Theo quy định tại khoản 1 Điều 51 BLTTHS 2003, "người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra".
Như vậy, giữa hai khái niệm về người bị hại trong hai BLTTHS không có sự thay đổi về chất mà chỉ có sự thay đổi về hình thức, văn phạm ngắn gọn hơn. Đây có thể được coi là một quy phạm định nghĩa nêu ra khái niệm pháp lý về người bị hại. Quy phạm này chứa đựng các dấu hiệu để xác định người bị hại.
Về chủ thể, người bị hại chỉ có thể là cá nhân - một con người cụ thể. Pháp nhân hay tổ chức không được coi là người bị hại.
Về thiệt hại, người bị hại bị tội phạm xâm phạm đến thể chất, tinh thần hoặc tài sản. Thiệt hại về thể chất là bị xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ như bị giết, bị gây thương tích… Thiệt hại về tinh thần là bị xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín như bị xỉ nhục, vu khống, thoá mạ, miệt thị… Thiệt hại về tài sản là tài sản của người bị hại bị cướp, bị cưỡng đoạt, bị trộm cắp…
Về nguồn gốc, thiệt hại của người bị hại do tội phạm trực tiếp gây ra bởi cái mà tội phạm hướng đến chính là thể chất, tinh thần hoặc tài sản của người bị hại. Nhưng thế nào là "do tội phạm gây ra?", theo tác giả Đinh Văn Quế: "khoa học luật hình sự chỉ coi là tội phạm khi có đủ 4 yếu tố cấu thành và khi đã là tội phạm rồi thì lúc đó mới có người bị hại trong vụ án hình sự". . Đinh Văn Quế, Pháp luật hình sự thực tiễn và xét xử, NXB Lao động xã hội, 2003
Bên cạnh ba dấu hiệu luật định thì xét về mặt hình thức, người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra chỉ trở thành người bị hại trong TTHS khi họ được cơ quan tiến hành tố tụng công nhận là người bị hại thông qua hành vi triệu tập họ đến khai báo với tư cách người bị hại. Trong nhiều trường hợp, hành vi phạm tội không bị phát hiện và xử lý hoặc không xác định được người bị thiệt hại thì mặc dù trên thực tế có người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do hành vi phạm tội trực tiếp gây ra nhưng người đó cũng không thể trở thành người bị hại trong vụ án hình sự.
b. Người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.. Sau đây gọi là người đại diện hợp pháp của người bị hại,
So với Điều 88 BLTTHS 1988, Điều 105 BLTTHS 2003 có quy định thêm một chủ thể có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự, đó là người đại diện hợp pháp của người bị hại. Đây được coi là một tiến bộ trong kỹ thuật luật pháp. Không phải tất cả những người đại diện hợp pháp của người bị hại đều có quyền yêu cầu khởi tố vụ án. Người đại diện hợp pháp của người bị hại chỉ có quyền yêu cầu khởi tố vụ án khi người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
Thứ nhất, khi người bị hại là người chưa thành niên. "Những người bị hại chưa thành niên là những người theo quan điểm lập pháp của chúng ta chưa có đầy đủ năng lực hành vi để thực hiện quyền chủ thể của mình. Họ chưa ý thức được một cách đầy đủ những thiệt hại mà hành vi phạm tội gây ra cho họ và thiếu các điều kiện chủ quan để tự bảo vệ những lợi ích của mình”.. Viện Khoa học pháp lý, Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự 2003, NXB Tư pháp, tr. 218.
Do đó, việc người đại diện hợp pháp của người bị hại tham gia tố tụng là cần thiết và việc họ có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự để bảo vệ quyền lợi cho người bị hại là hợp lý.
Thứ hai, khi người bị hại có nhược điểm về tâm thần. Khoản 1 Điều 105 BLTTHS 2003 sử dụng thuật ngữ "[người bị hại] có nhược điểm về tâm thần" là không chính xác vì trên thực tế, người bị hại có thể trong tình trạng tâm thần hoặc có nhược điểm về tâm thần. Nhược điểm về tâm thần là hạn chế trong việc nhận thức hoặc điều khiển hành vi. Còn trong trường hợp người bị hại hoàn toàn không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi thì phải xác định là người bị hại tâm thần chứ không phải là người bị hại có nhược điểm về tâm thần. Những người bị hại tâm thần hoặc có nhược điểm về tâm thần bị hạn chế về khả năng hoặc không có khả năng tự thể hiện được ý chí để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nên người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự.
Thứ ba, khi người bị hại là người có nhược điểm về thể chất. Người có nhược điểm về thể chất là những người bị khuyết tật về thể chất như bị mù, bị câm, bị điếc… Nhược điểm này tuy không làm mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của người bị hại nhưng có thể làm cho người bị hại không thể hiện được hoặc thể hiện không đầy đủ yêu cầu của mình. Do đó, pháp luật quy định cho người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại.
2.1.2. Các trường hợp chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại
Khoản 1 Điều 105 BLTTHS 2003 quy định 11 trường hợp mà cơ quan có thẩm quyền chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại:
a. Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 104 BLHS: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác là hành vi cố ý gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác dưới dạng thương tích hoặc tổn thương khác. Xem Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội 2006, tập I, tr.404.
Hậu quả của tội cố ý gây thương tích theo quy định tại khoản 1 là gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác có tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 104 BLHS như: dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại (điểm a), thực hiện hành vi nhiều lần đối với cùng một người hoặc với nhiều người (điểm c)… Mức hình phạt cao nhất đối với những trường hợp phạm tội thuộc khoản này là cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Như vậy, đây là hành vi phạm tội ít nghiêm trọng, có thể giải quyết bằng bồi thường dân sự hoặc biện pháp khác… Do đó, pháp luật quy định đối với những trường hợp này chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại.
b. Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 105 BLHS: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
So với hậu quả của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác được quy định tại Điều 104 – BLHS, thì hậu quả của tội phạm này ở mức nghiêm trọng hơn (tỉ lệ thương tật là từ 31% trở lên). Tuy nhiên, đây lại là hậu quả của trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Tình trạng tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình. Xem Nghị quyết số 04/NQ-HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán TANDTC. Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội là do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân của người phạm tội gây ra. Xem Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội 2006, tập I, tr.380
- do lỗi của người bị hại nên pháp luật hình sự quy định đây là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và chế tài áp dụng cho những trường hợp phạm tội ở khoản 1 có thể là hình phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến hai năm. Vì vậy mà BLTTHS 2003 quy định đây là một trong những trường hợp chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại.
c. Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 106 BLHS: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 BLHS, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được quy định là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự. Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội là nhằm bảo vệ lợi ích của mình, của Nhà nước hoặc của tổ chức…nhưng do vượt quá giới hạn phòng vệ cho phép. Người bị hại là người có lỗi vì họ đã gây ra tình huống nguy hiểm trước. Do đó, mặc dù hậu quả của hành vi nguy hiểm là nghiêm trọng nhưng chủ thể tội phạm chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có đơn yêu cầu khởi tố của người bị hại
d. Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 108 BLHS: Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác được hiểu là hành vi vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên. Xem Viện khoa học pháp lý- Bộ tư pháp, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam 1999, NXB Chính trị quốc gia, tập II, quyển 1, tr.88.
Hành vi này do chủ thể tội phạm thực hiện với lỗi vô ý, vi phạm các quy tắc đảm bảo an toàn về sức khoẻ con người trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Tỷ lệ thương tật tối thiểu là 31% và phải là hậu quả của hành vi phạm tội. Mức hình phạt cao nhất của tội phạm này là đến hai năm tù (có thể có hình phạt bổ sung). Người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có yêu cầu khởi tố vụ án từ người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại.
đ. Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 109 BLHS: Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội do lỗi vô ý; họ không cố tình và cũng không có mâu thuẫn với người bị hại. Họ không mong muốn hậu quả xảy ra.
Quy tắc an toàn trong trường hợp này là quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính. Do đó, đòi hỏi chủ thể phải có trách nhiệm cao hơn trong việc tuân thủ các quy tắc này. Đây được xem là trường hợp phạm tội nặng hơn so với trường hợp phạm tội do vô ý được quy định tại Điều 108 BLHS. Chính vì vậy, khung hình phạt của tội này được quy định nặng hơn. Mức hình phạt cao nhất có thể đến ba năm tù (có thể có hình phạt bổ sung). Tuy nhiên, tội phạm này vẫn thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 105 BLTTHS 2003.
e. Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 111 BLHS: Tội hiếp dâm. Tội hiếp dâm là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc dùng thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái ý muốn của họ. Xem Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội 2006, tập I, tr.415
Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi giao cấu với phụ nữ trái ý muốn của họ bằng các thủ đoạn: dùng vũ lực (dùng sức mạnh vật chất để đè bẹp sự kháng cự của nạn nhân như xô ngã, bóp cổ nạn nhân…); đe doạ dùng vũ lực (đe doạ gây thương tích, đe doạ giết…) nhằm làm tê liệt ý chí của nạn nhân; lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được (người phụ nữ bị ốm, bị say rượu…); thủ đoạn khác (cho dùng chất gây mê, lợi dụng sự kém hiểu biết…).
Điều 111 BLHS quy định 3 khung hình phạt. Chỉ khi nào tội phạm thuộc khung hình phạt cơ bản được quy định tại khoản 1 (có mức hình phạt là từ hai đến bảy năm tù) thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ mới có quyền yêu cầu khởi tố vụ án.
f. Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 113 BLHS: Tội cưỡng dâm. Tội cưỡng dâm là hành vi ép buộc bằng những thủ đoạn khác nhau người phụ nữ lệ thuộc mình hoặc người phụ nữ đang trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu. Xem Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội 2006, tập I, tr.421.
Người phạm tội có hành vi ép buộc bằng các thủ đoạn khác nhau người phụ nữ lệ thuộc mình hoặc người phụ nữ đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu. Người bị hại là người phụ nữ bị lệ thuộc (sự lệ thuộc về công tác, về kinh tế, nuôi dưỡng, tôn giáo) hoặc người phụ nữ đang trong tình trạng quẫn bách (hoàn cảnh khó khăn, éo le…). Các thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng để khống chế nạn nhân có thể là đe doạ hoặc hứa hẹn… Từ đó, người phụ nữ buộc phải giao cấu trong khi mình không muốn.
Điều 113 BLHS quy định ba khung hình phạt. Những tội phạm quy định ở khoản 1 (mức hình phạt từ 6 tháng đến 5 năm tù) chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại.
g. Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 121 BLHS: Tội làm nhục người khác. Tội làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Xem Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội 2006, tập I, tr.431.
Hình thức biểu hiện của hành vi làm nhục người khác rất đa dạng, có thể là những lời nói có tính chất thoá mạ, xỉ nhục, hạ thấp danh dự, chửi bới nhạo báng, xúc phạm đến nhân phẩm nhưng cũng có thể là các hành vi, cử chỉ… có tính chất bỉ ổi, xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác. Những hành vi này có thể được thực hiện một cách trực tiếp, công khai trước mặt người bị hại hoặc có thể được thực hiện gián tiếp thông qua những người khác.
Điều 121 BLHS quy định hai khung hình phạt, trong đó khung cơ bản được quy định tại khoản 1 có mức hình phạt cao nhất là hai năm tù áp dụng đối với trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng và không có tình tiết tăng nặng. Với những trường hợp phạm tội thuộc khoản này, nếu không có yêu cầu khởi tố từ phía người bị hại thì cơ quan có thẩm quyền không được khởi tố vụ án.
h. Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 122 BLHS: Tội vu khống
Tội vu khống được hiểu là hành vi bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
Hành vi phạm tội của tội này có ba dạng: hành vi bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc nhằm gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác (như đưa ra các thông tin không đúng sự thật, thông tin có nội dung xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín…); hành vi loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xâm phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (người thực hiện hành vi không tự đưa ra thông tin không đúng sự thật nhưng có hành vi loan truyền tiếp những thông tin mà người khác đã đưa đến); hành vi bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
Khung cơ bản của tội này được quy định tại khoản 1 có mức hình phạt cao nhất là đến hai năm tù, áp dụng cho trường hợp ít nghiêm trọng và không có tình tiết tăng nặng. Trong trường hợp này, khi có yêu cầu của người bị hại thì cơ quan có thẩm quyền mới được khởi tố vụ án.
i. Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 131 BLHS: Tội xâm phạm quyền tác giả
Tội phạm xâm phạm quyền nhân thân phi tài sản và quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm được pháp luật bảo vệ.
Hành vi khách quan của tội phạm này bao gồm các dạng hành vi: chiếm đoạt quyền tác giả; mạo danh tác giả trên các tác phẩm; sử dụng bất hợp pháp nội dung của tác phẩm; công bố, phổ biến bất hợp pháp các tác phẩm.
Các hành vi trên cấu thành tội phạm khi gây hậu quả nghiêm trọng hoặc khi người thực hiện đã bị xử lý về hành chính hoặc bị kết án mà chưa được xoá án tích về loại hành vi này.
Khoản 1 Điều 131 BLHS ngoài quy định về các dạng hành vi phạm tội còn quy định về khung hình phạt cơ bản với mức hình phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm.
k. Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 171 BLHS: Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Tội phạm xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, đồng thời tội phạm cũng xâm phạm đến lợi ích của tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ. Hành vi khách quan của tội này được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: hành vi chiếm đoạt (chiếm giữ bất hợp pháp) hoặc sử dụng bất hợp pháp (sử dụng không được sự cho phép của chủ sở hữu hoặc sử dụng trong trường hợp pháp luật cấm) các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ tại Việt Nam như sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại…. Khoản 2 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
Hành vi trên cấu thành tội phạm khi gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về tội này nhưng chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
Điều 171 quy định hai khung hình phạt, trong đó tại khung cơ bản (khoản 1) quy định hình phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm. Trong trường hợp này, người bị hại có thể yêu cầu khởi tố vụ án để pháp luật bảo vệ quyền lợi cho mình.
Như vậy, 11 trường hợp phạm tội chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của họ hầu hết là những tội phạm ít nghiêm trọng. Điều 8 – BLHS quy định: “ Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại theo luật tố tụng hình sự Việt Nam.doc