A : LỜI MỞ ĐẦU 1
B. NỘI DUNG: 2
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ 2
1. Những quy định chung về nhãn hiệu hàng hoá . 2
1.1.Nhãn hiệu hàng hoá là gì? 2
1.2.Các dấu hiệu của nhãn hiệu hàng hoá. 3
1.2.1 Các dấu hiệu được dùng làm nhãn hiệu hàng hoá. 3
1.2.2. Dấu hiệu không được dùng làm nhãn hiệu hàng hóa 4
1.3. Chế tài đối với các điều kiện về giá trị nhãn hiệu hàng hoá 4
1.4. Phân biệt sự khác nhau giữa nhãn hiệu hàng hoá và nhãn hàng hoá. 5
1.4.1. Về khái niệm 5
1.4.2. Về cách sử dụng 5
1.4.3. Về quản lý 5
2. Tầm quan trọng của nhãn hiệu hàng hoá 6
2.1. Vai trò của nhãn hiệu hàng hoá . 6
2.2. Định giá thương hiệu 6
II - LUẬT QUỐC TẾ VỀ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ. 7
1-Công ước Pari . 7
1.1. Đồng hoá công dân các nước tham gia với người bản xứ: 7
1.2. Thời hạn ưu tiên. 8
1.3. Việc khai thác nhãn hiệu. 8
1.4. Tính độc lập của nhãn hiệu 8
1.5. Đăng ký y nguyên nhãn hiệu. 8
2. Thoả ước Madrid 8
2.1. Thủ tục. 9
2.2. Nghị định thư ngày 27/06/1898 về thoả ước Madrid 9
III. QUYỀN BẢO HỘ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ 10
1. Cơ sở bảo hộ quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hàng hoá 10
1.1.Đơn yêu cầu bảo hộ 10
1.2.Xét nghiệm đơn 11
1.3. Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu 11
2.Quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá . 12
2.1. Sử dụng quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá 12
2.1.1 Chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu 12
2.1.2 Li xăng nhãn hiệu. 13
2.2.Mất quyền về nhãn hiệu 14
2.2.1.Huỷ bỏ 14
2.2.2. Từ bỏ. 14
2.2.3. Không khai thác. 14
3. Bảo hộ quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá 14
3.1. Các điều kiện bảo hộ 14
3.2. Các chế tài đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu. 15
3.2.1. Thẩm quyền xử lý vi phạm. 15
3.2.2. Người có quyền khởi kiện 16
3.3.3. Các chế tài. 16
4. Tầm quan trọng của bảo hộ sở hữu công nghiệp 17
3.1. Nguyên nhân của tình trạng vi phạm. 17
4.2. ý nghĩa của bảo hộ quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá 17
IV. THỰC TRẠNG VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ HIỆN NAY CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 18
1. Nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về bảo hộ quyền sỏ hữu nhãn hiệu hàng hoá . 19
1.1. Nhận thức của doanh nghiệp 19
1.2. Nguyên nhân 19
2. Thực trạng về quyền bảo hộ quyền sỏ hữu nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam . 20
2.1. Về phía doanh nghiệp . 20
2.2. Về phía Nhà nước 21
2.3. Về phía pháp luật 22
V. NHỮNG GIẢI PHÁP 22
1. Những giải pháp về phía doanh nghiệp . 22
2. Giải pháp về phía Nhà nước 23
3.Những giải pháp về hệ thống pháp luật . 25
C : KẾT LUẬN 26
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1511 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ché độ bảo hộ về sở hữu nhãn hiệu hàng hoá trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng hoá
1.1.Đơn yêu cầu bảo hộ
Theo điều 14.2 Nghị định 63/CP ngày 24-10-1996 quy định những ngưòi có quyền nộp đơn yeu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá là:
- Cá nhân hay pháp nhân , các chủ thể khác tiến hành các hoạt động sản xuất hay dịch vụ hợp pháp có quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá dùng cho sản phẩm do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
- Cá nhân , pháp nhân, các chủ thể khác tiến hành hoạt dộng thương mại hợp pháp có quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá cho sản phẩm của mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất ( nhãn hiệu thương mại) với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu hàng hoá đó cho sản phẩm tương ứng và không phản đối việc nộp đơn nói trên
- Đối với nhãn hiệu tập thể, quyền nộp đơn thuộc về cá nhân, pháp nhân đại diện cho tập thể đó .
Đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ được nộp cho cục sở hữu công nghiệp
Theo điều 15 nghị định 63/ CP ngày 24/10/1996 quy định cá nhân, pháp nhân , các chủ thể khác của Việt Nam có thể trực tiếp hoặc gián tiếp uỷ quyền cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp tiến hành việc nộp đơn . Cá nhân, pháp nhân thuộc các nước thành viên của Công ước Paris hoặc các nước ký kết với Việt Nam các thoả thuận bảo hộ lẫn nhau hoặc cùng chấp nhận nguyên tăc có đi có lại trong việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp , thực hiện việc nộp đơn như sau: Cá nhân nước ngoài mà thường trú tại Việt Nam , có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức dịng vụ đại diện sở hữu công nghiệp ; cá nhân, pháp nhân nước ngoài không ở các trường hợp kể trên chỉ có thể nộp đơn không qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp .
Thông tư 3055 ngày 31/12/1996 của Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường liệt kê các văn kiện phải kèm theo đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá . Đơn phải bao gồm các tài liệu sau:
- Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, trên đó có găn mẫu nhãn hiệu làm theo mẫu do cục sở hữu công nghiệp ban hành
- Mẫu nhãn hiệu gồm 15 bản
- Bản sao xác nhận quyền kinh doanh hợp pháp
- Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (chứng nhận thừa kế, chứng nhận hoặc chuyển giao quyền nộp đơn…)
- Giấy uỷ quyền (nếu cần)
- Bản sao đơn đầu tiên nếu trong đơn yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo điều ước quốc tế
Phần mô tả nhãn hiệu trong tờ khai phải làm rõ khả năng phân biệt của nhãn hiệu, trong đó ghi từng yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu, nếu nhãn hiệu có chứa từ ngữ không phải tiếng việt thì phỉ dịch ra tiếng việt
Người nộp đơn yêu cầu cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thẻ yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở một đơn yêu cầu tương tự được nộp sớm hơn tại một nước khác với điều kiện nước naỳ phải là thành viên của Công ước Paris và người nộp đơn là công dân nước này . Ngoài ra đơn yêu cầu hưởng quyền ưu tiên tại Việt Nam phải được nộp trong thời hạn 6 tháng tính từ ngày nộp đơn đầu tiên tại nuớc ngoài
1.2.Xét nghiệm đơn
Đơn yêu cầu cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được cục sở hữu công nghiệp xét nghiệm về mặt hình thức . Mụch dích của việc xét nghiẹm này là kiểm tra xem đơn có đáp ứng nhu cầu của đơn hợp lệ hay không, nếu được coi là hợp lệ thì xác định ngày nộp đơn hợp lệ(ngày ưu tiên). Việc xét nghiệm về nội dung sẽ được tiến hành sau khi người nộp đơn đóng lện pphí xét nghiêm. Mục đích của việc xét nghiệm nội dung là đánh giá khả năng được bảo hộ của dáu hiệu ghi trong đơn theo các điều kiện quy định .
Đơn sẽ bị bác nếu không hội đủ điều kiện về hình thức, nếu dấu hiệu lựa chọn không hội đủ các đặc tính quy định hoặc bị pháp luật cấm doán. Đơn cũng sẽ bị bác nếu có đơn yêu cầu của người thứ ba và đơn này được công nhận là có cơ sở.
Người nộp đơn có quyền khiếu nại quyết định bác đơn yêu cầu của Cục sở hữu công nghiệp ; Đơn khiếu nại phải nộp cho Cục sở hữu công nghiệp trong thời hạn ba tháng kể từ ngày ra quyêt định , trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đơn khiếu nại cơ quan này phaỉ có ý kiến trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại . Nếu không đồng ý với ý kiến trả lời của Cục sở hữu công nghiệp, người nộp đơn có quyền khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi trường hoặc khởi kiện trước toà án hành chính . Trường hợp khiếu nại Bộ trưởng Bộ khoa học- Công nghệ và Môi trường phải thông báo kết quả giải quyết cho người khiếu nại trong thời hạn 60 ngày tính từ ngày nhận đơn khiếu nại (điều 27 nghị định 63/ CP)
1.3. Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Nếu nhãn hiệu hàng hoá đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ và người nộp đơn đã đóng lệ phí theo quy định, Cục sở hữu công nghiệp ra quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của người được cấp chứng nhận, ngày nộp đơn, ngày ưu tiên tương ứng, thời hạn bảo hộ( 10 năm, có thể ra hạn nhiều lần). Giấy chưng nhận được ghi vào sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và được công bố trong công báo sở hữu công nghiệp .
Hiệu lực của chưng nhận đăng ký nhãn hiệu được tính từ ngày nộp đơn hợp lệ , quyền sở hữu nhãn hiệu được tạo lập từ lúc đó; ngày hiệu lực này có thể được xác định vào ngỳ nộp đơn đầu tiên trong trường hợp có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Paris.
Lệ phí được đóng một lần cho suốt thời gian hiệu lực 10 năm của giấy chứng nhận, sau đó muốn xin gia hạn thì phải đóng lệ phí cho thời gian hiệu lực mới.
2.Quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá .
2.1. Sử dụng quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá
Sau khi được cấp giấy chưng nhận đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn được tạo lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hàng hoá, trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá và độc quyền sử dụng, khai thác nhãn hiệu của mình.
Chúng ta đều biết , khi sở hữu một nhãn hiệu nghĩa là sẽ quảng bá nhãn hiệu đó, làm cho nhãn hiệu được nhiều người biết đến và tín nhiệm- nhờ đó sẽ tạo được uy tín của doanh nghiệp trên thương trường và sẽ thu được nhiều lợi nhuận . Đó là cách sử dụng nhãn hiệu cơ bản để thâm nhập thị trường .
Mặt khác, chủ sở hữu cũng có thể khai thác nhãn hiệu mà mình độc quyền làm cho doanh thu tăng lên gấp bội . Đó là việc chuyển nhượng quyến sở hữu nhãn hiệu và Lixăng nhãn hiệu . Thực tế cho thấy việc chuyển nhượng thương hiệu thu được lợi nhuận rất lớn. năm 2000, trung nguyên đã chuyển nhượng thương hiệu sang thị trường Mỹ với giá 100.000 USD một bang một đối tác trong vòng 3 năm. Các đối tác tại Đức, Los Angeles để dùng thương hiệu của Trung Nguyên.
Việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu và li xăng nhãn hiệu được pháp luật quy định.
2.1.1 Chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu
Nhãn hiệu hàng hoá đã được đăng ký có thể được chuyển nhượng không nhất thiết phải kèm theo sự chuyển nhượng cửa hàng thương mại hoặc các kĩ năng để chế tạo sản phẩm mang nhãn hiệu. Nếu nhãn hiệu thuộc nhiều người thì phải áp dụng các nguyên tắc chuyển nhượng tài sản thuộc sở hữu chung
Về hình thức hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu phải lập thành văn bản và hợp đồng này phải được đăng ký tại Cục sở hữu công nghiệp .Trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ, Cục sở hữu công nghiệp ra quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký, trường hợp việcchuyển giao chỉ liên quan đến một phần danh mục sản phẩm đăng ký thì đồng thời cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho bên nhận chuyển nhượng về phần danh mục sản phẩm liên quan. Cục sở hữu công nghiệp phải ghi nhận việc chuyển nhượng cào sổ đăng kí hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp( điều 20_thông tư số 3055 ngày 31/12/1996 của bộ kjoa học công nghệ và môi trường).
Bên nhận chuyển nhượng đương nhiên phải trả giá tiền đã thoả thuận. Vấn đề này các bên được tự do định đoạt trong hợp đồng. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu về bản chất là hợp đồng mua bán, cũng như với mọi hợp đồng mua bán khác, bên chuyển nhượng có nhiệm vụ bảo đảm cho bên nhận chuyển nhượng về mọi hành vi quấy rối hoặc truất đoạt xuất phát từ chính bên chuyển nhượng hoặc người thứ ba. Trong trường hợp quyền sơ hữu nhãn hiệu bị cục sở hữu công nghiệp ra quyết định thu hồi hay đình chỉ hiệu lực, hượp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu đương nhiên bị huỷ bỏ và bên chuyển nhượng sẽ phải hoàn trả giá.
Chuyển nhượng thương hiệu hiện nay vẫn còn là lĩnh vực mới mẻ ở Việt Nam . Mặc dù kinh doanh chuyển nhượng thương hiệu khá hấp dẫn, doanh thu cao, nhưng vấn dề không nên chỉ dừng ở chỗ chỉ nhằm vào việc kinh doanh. Vấn đề quan trọng nhất với cá doanh nghiệp hiên nay là làm sao để xây dựng được uy tín thương hiệu thì mới có thể chuyển nhượng được quyền kinh doanh, vì một điều tất yếu là người muốn mua thương hiệu sẽ chỉ mua thương hiệu co chất lượng va có thể khai thác được.
2.1.2 Li xăng nhãn hiệu.
Hợp đồng li xăng nhãn hiệu là hợp đồng theo đó chủ sơ hữu một nhãn hiệu cho phép một người thứ ba được dán nhãn hiệu trên các sản phẩm do người đó sản xuất và được sử dung nhãn hiệu trong việc kinh doanh.
Hợp đồng li xăng nhãn hiệu giống như một hợp đòng cho thuê tài sản. Không nên lẫn lộn hợp đồng này với hợp đồng rất thông dụng thực tế là hợp đồng đại lý, theo đó chủ sở hữu nhãn hiệu giao cho một người thứ ba bán các sản phẩm mang nhãn hiệu của mình. Trong loại hợp đồng này người thứ ba không được tự mình dán nhãn hiệu lên cá sản phẩm do chính mình sản xuất ra hoặc trên các dịch vụ do chíng mình thực hiện.
Về hình thức hợp đồng li xăng nhãn hiệu phải được lập thành văn bản và phải được đăng ký tại cục sở hữu công nghiệp.
Về hiệu lực hợp đồng, nếu đứng ở góc độ người lixăng thì người này xem như từ bỏ quyền khởi kiện người nhận lixăng về hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu .Ơ góc độ bên nhận lixăng thì trái lại hợp đồng tạo cho người này quyền được khai thác nhãn hiệu của người khác .Nói chung hiệu lực của hợp đồng lixăng tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của hai bên, họ được tự do hoạch định các nghĩa vụ trong hợp đồng miễn là không trái với đạo đức xã hội hoặc trật tự công cộng
Vì vậy hợp đồng lixăng về bản chất là hợp đồng thuê tài sản cho nên bên cấp lixăng có nghĩa vụ phải đảm bảo cho bên nhận được hưởng dụng yên ổn nhãn hiệu trong suốt thời gian hiệu lực của hợp đồng
Về phía bên nhận lixăng họ có nghĩa vụ phải khai thác nhãn hiệu bởi vì nhãn hiệu không khai thác trong thời hạn 5 năm sẽ bị đình chỉ hiệu lực .Việc khai thác nhãn hiệu phải phù hợp với các điều khoản của hợp đồng, mọi hành vi ra ngoài phạm vi cho phép của hợp đồng sẽ bị coi là xâm phạm quyền sỏ hữu nhãn hiệu . Bên nhận lixăng phải thanh toán giá tiền cho bên cấp
Trong trường hợp quyền sở hữu nhãn hiệu bị xâm phạm thì chủ sở hữu có quyên yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyên buộc người có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại . Ngoài ra, về pháp lý quyền khai thác nhãn hiệu của bên nhận lixăng là một quyền dân sự được xác lập từ hợp đồng hợp pháp, quyền này được pháp luật bảo vệ, do đó khi quyền này bị xâm phạm bởi hành vi của người thứ ba, bên nhận lixăng có quyền khởi kiện yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm
2.2.Mất quyền về nhãn hiệu
Doanh nghiệp được tạo lập quyền sỏ hữu và được phép sử dụng nhãn hiệu của mình đã đăng ký, nhưng doanh nghiệp cũng có thể bị mất quyền về nhãn hiệu. Nhãn hiệu có thể bị huỷ bỏ do quyết định của Cục sở hữu công nghiệp hoặc bị Toà tuyên vô hiệu, chủ sỏ hữu cũng có thể từ bỏ nhãn hiệu, hoặc chủ sỏ hữu không khai thác thì sẽ bị mất.
2.2.1.Huỷ bỏ
Bất cứ người thứ ba nào có lợi ích đều có quyền nộp đơn yêu cầu Cục sở hữu công nghiệp ra quyết định huỷ bỏ hiệu lực của chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.Nếu kết quả việc xem xét đơn khẳng định rằng chứng nhận đựơc cấp không phù hợp với quy định pháp luật, quyết định huỷ bỏ này phải công báo trên công báo sở hữu công nghiệp.
2.2.2. Từ bỏ.
Việc từ bỏ này có thể là minh thị hay mặc nhiên. Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể tuyên bố từ bỏ quyền về nhãn hiệu, tuyên bố này được làm bằng văn bản do chủ sở hữu ký tên, nếu thuộc sở hữu nhiều người thì phải có tất cả chữ ký của mọi người. Đơn tuyên bố từ bỏ được gửi cho cục sở hữu công nghiệp. Trên thực tế việc từ bỏ thường xảy ra tiếp theo trong một cuộc thương thảo trong kinh doanh.
2.2.3. Không khai thác.
Theo điều 28-NĐ63/CP ngày 24/10/1996 quy định về việc không khai thác. Việc chấm dứt hiệu lực của nhãn hiệu không khai thác nhằm mục đích giảm bớt số nhãn hiệu đăng ký mà không sử dụng, gây khó khăn cho việc lựa chọn một nhãn hiệu mới.
Chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá không sử dụng nhãn hiệu trong vòng 5 năm liên tục mà không có lý do chính đáng thì giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bị đình chỉ hiệu lực.
3. Bảo hộ quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá
Về mặt pháp lý, quyền sở hữu cho phép chủ sở hữu được quyền khởi kiện bất cứ ai có hành vi xâm phạm dù là vô tình hay cố ý.
Không những ý thức được giá trị của nhãn hiệu hàng hoá mà còn ý thức được tác hại của những hành vi được coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá, các doanh nghiệp đã chú trọng đến việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá
3.1. Các điều kiện bảo hộ
Điều 796 và 804 bộ luật dân sự, khi quyền sở hữu nhãn hiệu bị xâm phạm, chủ sở hữu có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc buộc người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại. Pháp luật quy định các điều kiện được bảo hộ:
- Chỉ những nhãn hiệu đã được cấp chứng nhận đăng ký và chứng nhận này được công bố trên công báo sở hữu công nghiệp mới được sự bảo hộ của pháp luật vì chỉ từ khi đó nhãn hiệu mới có thể đối kháng với người thứ ba. Các hành vi thực hiện trước khi nhãn hiệu được đăng ký và công bố, trên nguyên tắc không được xem là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Một nhãn hiệu không có tính mới mẻ có thể bị vô hiệu tương đối. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu chỉ có thể bị khởi kiệu mới xảy ra tại Việt Nam.
- Quyền khởi kiện chống lại hành vi xâm phạm nhãn hiệu thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký, người nhận li xăng. Người nhận li xăng nhãn hiệu dù độc quyền hay không trước khởi kiện yêu cầu chủ sở hữu hành động, ngoài ra người nhận li xăng không có quyền khởi kiện nếu hợp đồng li xăng giành quyền khởi kiện cho riêng chủ sở hữu. Trong trường hợp chuyển nhượng quyền ển dụng nhãn hiệu có thời hạn, hành vi xâm phạm có thể liên quan đến cả bên cấp lẫn bên nhận li xăng, và cả hai người này đều có quyền khởi kiện.
- Ngay sau khi hợp đồng li xăng hết hạn, việc bên nhận li xăng tiếp tục sử dụng nhãn hiệu chính là hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu. Tuy vậy, thông thường chủ sở hữu cho bên nhận li xăng một thời hạn hợp lý sau hợp đồng để thanh toán hàng tồn kho.
3.2. Các chế tài đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu.
Điều 796 Bộ luật dân sự qui định chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người vi phạm quyền sở hữu của mình phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại. Và cơ quan nhà nước đã có một số chế tài qui định.
3.2.1. Thẩm quyền xử lý vi phạm.
Chủ sở hữu nhãn hiệu bị xâm phạm có thể yêu cầu cục sở hữu công nghiệp xử lý bằng nhiều cách như không cấp văn bằng bảo hộ cho một đơn yêu cầu đăng ký nhãn hiệu hoặc đình chỉ hay thu hồi một chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã cấp.
Theo điều 11 pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thì toà án nhân dân tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền xét xử về dân sự các tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp. Thẩm quyền lãnh thổ thuộc toà án nơi cư trú của bị đơn hoặc của một trong số các bị đơn. Nguyên đơn có quyền yêu cầu toà án thụ lý vụ kiện.
Bộ luật hình sự Việt Nam có dự liệu tội làm và buôn bán hàng giả quy định tại điều 156.
*Luật quy định hàng giả là hàng hoá có một trong các dấu hiệu:
-Giả chất lượng hoặc công dụng
+ Hàng hoá không có giá trị sử dụng hoặc sử dụng không đúng bản chất tự nhiên, tên gọi của nó.
+ Hàng hoá đưa thêm tạp chất hoặc chất phụ gia không đựơc phép sử dụng
+ Hàng hoá không đủ thành phần nguyên liệu hoặc bị thay thế nguyên liệu phụ tùng khác so với tiêu chuẩn chất lượng đã công bố
- Giả về nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá.
* Hàng kém chất lượng:
- Hàng hoá có giá trị sử dụng công dụng nhưng các chỉ tiêu, thành phần cấu tạo về chất lượng chưa đầy đủ như công bố trên nhãn hàng hoá, hoặc quảng cáo tiếp thị nhưng không gây hại đến sức khoẻ người, động vật, môi trường
- Hàng hoá có chất lượng thực tế thấp hơn mức ghi trên nhãn hàng hoá hoặc quảng cáo.
- Hàng hoá bị đưa thêm tạp chất hoặc nguyên liệu khác làm thay đổi định lượng hàng hoá.
So sánh việc khởi kiện về dân sự, việc khởi kiện hình sự có điểm lợi hơn vì mức án quy định bởi điều 167 bộ luật hình sự có tác dụng răn đe và có sức thuyết phục hơn.
3.2.2. Người có quyền khởi kiện
Về dân sự quyền khởi kiện trước hết thuộc về chủ sỏ hữu nhãn hiệu, người này có thể là người được cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hay là người nhận chuyển nhượng nhãn hiệu .Quyền khởi kiện cũng có thể do người nhận chuyển nhượng lixăng thực hiện, trước khi khởi hiện phải báo cho chủ sỏ hữu nhãn hiệu để người này có hành động thích hợp và tham gia vụ kiên nếu cần
Về hình sự trên nguyên tắc khi có dấu hiệu phạm tội, cơ quan điều tra, viên kiểm sát có thể tự động ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với hành vi làm, mua bán hàng giả; Việc khởi tố cũng có thể được tiến hành theo tố giác của chủ sỏ hữu nhãn hiệu hàng hoá bị xâm phạm
Mọi hành vi xâm phạm đều có thể là bị đơn, bị can, khi có nhiều người cùng tham gia vào hành vi xâm phạm thì về dân sự đơn khởi kiện có thể chống lại tất cả hoặc một số người trong số họ .Về hình sự tất cả những người này được coi là đồng phạm về tội làm và buôn bán hàng giả.
3.3.3. Các chế tài.
Về hành chính thì hành vi xâm phạm quyền sỏ hữu nhãn hiệu là một lệnh cấm ngưòi vi phạm không được tiếp tục hành vi trái pháp luật .Về dân sự, tại toà chế tài có thể là tịch thu các sản phẩm mang nhãn hiệu trái phép .Chủ sỏ hữu nhãn hiệu hay người nhận lixăng có quyền đòi bồi thường thiệt hại
Về hình sự, chế tài là các hình phạt được quy định tại điều 167 bộ luật hình sự
-Khung cơ bản thông thường từ 1 đến 7 năm tù
-Khung tăng nặng với tội nghiêm trọng từ 5 năm đến 15 năm tù
-Tội đặc biệt nghiêm trọng từ 12 đến 20 năm tù, tù từ trung thân đến tử hình
Ngoài ra, trước toà hình sự có thể đứng nguyên đơn dân sự yêu cầu người có hành vi xâm phạm nhãn hiệu phải bồi thường thiệt hại .Tại toà hình sự cúng có thể tuyên bố tịch thu các sản phẩm mang nhãn hiệu trái phép.
4. Tầm quan trọng của bảo hộ sở hữu công nghiệp
3.1. Nguyên nhân của tình trạng vi phạm.
Những quy định của pháp luật về quyền bảo hộ sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá chỉ là hành lang pháp lý cơ bản, còn việc áp dụng nó để giải quyết các trường hợp xâm phạm quyên sở hữu công nghiệp , thực tế với cơ quan chức năng không phải là dễ dàng .Những nguyên nhân của việc xâm phạm quyền sỏ hữu công nghiệp có rất nhiều, nhưng ta có thể đưa ra một số nguyên nhân cơ bản như :
- Người Việt Nam chua có tập quán về bảo hộ các đối tượng của sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp, hệ thống này chưa có truyền thống.
- Hệ thống pháp luật của chúng ta thiếu những chế tài.
- Hệ thống quản lý nhà nước, cơ quan xử lý hành chính về vi phạm sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp như cơ quan hải quan, quản lý thị trường thậm chí chưa biết đến sở hữu trí tuệ bao giờ, nay cũng cần có thời gian.
- Vấn đề sở hữu trí tuệ , sở hữu công nghệ liên quan đến tài sản nên vịêc vi phạm vẫn xuất hiện và tồn tại lâu dài
Để giải quyết những vấn đề bức xúc đó, cần phải có một hệ thống văn bản rõ ràng, chi tiết đồng bộ hơn nữa và việc giải quyết nhiều trường hợp vi phạm phải hết sức thận trọng và nghiêm minh, tránh để hàm oan các doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi sự công tâm của các cơ quan chức năng và sự phối hợp nhịp nhàng từ trung ương đến cơ sở.
4.2. ý nghĩa của bảo hộ quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá
Trước hết cần khẳng định không thể nào loại bỏ hết tình trạng xâm phạm sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp vì bản chất của cạnh tranh là người tham gia cạnh tranh về sử dụng bất kỳ phương tiện nào để cạnh tranh. Việc vi phạm quyền sở công nghiệp về nhãn hiệu hàng hoá là đương nhiên, là một phần bản chất của kinh tế thị trường.
Thương hiệu đóng một vai trò quan trọng đối với hàng hoá và doanh nghiệp, nó là phương tiện cạnh tranh khi bước vào thương trường, thông báo cho mọi người sự xuất hiện của mình bên cạnh những hàng hoá cùng chủng loại có sẵn, cùng với đặc tính vật chất và tinh thần của món hàng mới tạo được ấn tượng ban đầu trong người tiêu dùng, thương hiệu có tác dụng định hướng khách hàng, giữ gìn khách hàng, đại đa số người tiêu dùng ngày nay thường sử dụng hàng hoá của những thương hiệu quen thuộc, việc chuyển sang thương hiệu khác là điều khó khăn miễn cưỡng đối với họ. Thương hiệu lại là một tài sản, thương hiệu càng nổi tiếng thì tài sản ấy càng lớn. Để có một thương hiệu thành công doanh nghiệp phải mất khá nhiều thời gian và tiền của.
Tuy nhiên, một khi thương hiệu được bảo vệ và phát triển, doanh nghiệp sẽ thu được những lợi ích đặc bịêt. Quan trọng nhất là một thị trường ổn định và không ngừng mở rộng nhưng nhiều thương hiệu mới bị những kẻ cơ hội lợi dụng hiện tượng ăn cắp thương hiệu thay vì cạnh tranh lành mạnh hiện nay càng trở lên phổ biến, chúng lôi kéo doanh nghiệp vào những vụ kiện tụng vừa hao tốn tiền của lại mất nhiều thời gian, làm tổn hại uy tín của doanh nghiệp.
Điều đó khẳng định tầm quan trọng của bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trong phạm vi một quốc gia và trên bình diện quốc tế trong thời đại kinh tế ngày nay. Bất kỳ nền kinh tế thị trường nào mà không có hệ thống bảo hộ sở hữu nhãn hiệu cũng lâm vào tình trạng cạnh tranh hỗn loạn, thiếu lành mạnh và không có năng lực công nghệ nội sinh. Vì vậy, việc tăng cường hoàn thiện hệ thống bảo hộ sở hữu công nghiệp nói chung, bảo hộ sở hữu nhãn hiệu nói riêng trở thành một nhu cầu mang tính toàn cầu. Sở hữu công nghiệp luôn là một nội dung thường xuyên trong các hoạt động kinh tế quốc tế thuộc các khối, các tổ chức, khu vực như EU, NAFTA, NATO. Đối với Việt Nam trong bối cảnh hầu như không có nền công nghệ riêng thì vấn đề sở hữu công nghiệp lại càng chiếm một vị trí đặc biệt.
Khi một doanh nghiệp bỏ ra tiền của, thời gian và rất nhiều nỗ lực để tạo ra chỗ đứng của mình trên thị trường, là một doanh nghiệp biết nhìn xa, điều đầu tiên phải nghĩ đến là việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của sản phẩm mình sản xuất nếu như không muốn nhãn hiệu hàng hoá của mình bị người khác chiếm hữu.
Hầu như mọi thị trường xuất khẩu lớn các loại hàng hoá Việt Nam đều là do các thị trường có hệ thống bảo hộ sở hữu công nghiệp khá chặt chẽ, điều đó sẽ là thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam nếu biết cách sử dụng hệ thống đó, còn nếu không thì doanh nghiệp phải trả giá đắt cho sự thiếu hiểu biết của mình .Vì vậy doanh nghiệp cần nhận thức rằng việc xây dựng thương hiệu mạnh là rất quan trọng và việc bảo vệ thương hiệu đó còn quan trọng hơn .Mọi doanh nghiệp cần phải đầu tư cho hoạt động sở hữu công nghiệp , việc đầu tiên là về nhãn hiệu hàng hoá của mình, và phải có chiến lược xây dựng và phát triển lâu dài mới mong có được thương hiệu mạnh được nhiều người biết đến và đủ sức cạnh tranh trên thi trường.
IV. Thực trạng về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam
Đến nay đã có hơn 90.000 nhãn hiệu hàng hoá đã được đăng ký và đang bảo hộ tại Việt Nam, trong số đó các đơn vị, cá nhân trong nước chỉ chiếm khoảng 15% trong tổng số nhãn hiệu đã đăng ký, và 85% còn lại là nhãn hiệu hàng hoá nước ngoài của hơn 70 quốc gia khác nhau, nhiều nhất là ở các nước phat triển như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Nhật…cũng như các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Đài Loan,Thái Lan…đây cũng là những nước đang đầu tư hoặc có quan hệ thương mại nhiều nhất với Việt Nam .Theo số liệu thông kê của Cục sở hữu công nghiệp Bộ Khoa Học –Công Nghệ và Môi Trường thì đã có tổng số đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung là 52384 trong đó số đơn đăng ký yêu cầu bảo hộ quyền sỏ hữu nhãn hiệu hàng hoá là 35919 đơn, và số văn bằng bảo hộ quyền sỏ hữu nhãn hiệu hàng hoá đã cấp là 24343 trong tổng số văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung đã cấp là 31485 .Như vậy , số đơn đăng ký bảo hộ sỏ hữu nhãn hiệu hàng hoá chiếm 68,56% trong tổng số đơn đăng ký yêu cầu bảo hộ , và số văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được cấp chiếm 73,32%
Kết quả khảo sát sơ bộ cho thấy phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chỉ đầu tư ở mức dưới 3% cho công tác phát triển thương hiệu so với 7-10% của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam
Với tình hình thực tế như vậy chung ta cần xem xét lại thực trạng kinh doanh và nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam đối với lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá
1. Nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về bảo hộ quyền sỏ hữu nhãn hiệu hàng hoá .
1.1. Nhận thức của doanh nghiệp
Nghiên cứu thị trường và hành vi mua của người Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng, Việt Nam tuy được coi là một trong những nước nghèo nhất thế giới, nhưng Việt Nam lại là một trong những nước rât ưa chuộng hàng hiệu . Rất nhiếu thương hiệu tưởng chừng như không thể đứng vững trong một nước nghèo như Việt Nam, nhưng nó lại khá thành công ở khu vực thị trường này như RADO, ELECTROLUX, SONY …Mặc dù vậy, nói chung các doanh nghiệp trong
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33648.doc