LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 3
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ 3
TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH DU LỊCH 3
1.1 Hoạt đồng cung ứng dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân 3
1.1.1 Khái quát về hoạt động cung ứng dịch vụ 3
1.1.1.1 Hoạt động thương mại 3
1.1.1.2 Hoạt động cung ứng dịch vụ 4
1.1.2 Vai trò của hoạt động cung ứng dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân 5
1.1.3 Mục tiêu và yêu cầu đối với hoạt động cung ứng dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân 7
1.2 Hợp đồng kinh tế trong hoạt động cung ứng dịch vụ 8
1.2.1 Khái quát về hợp đồng dịch vụ 8
1.2.1.1 Khái niệm hợp đồng kinh tế 8
1.2.1.2 Khái niệm hợp đồng dịch vụ 10
1.2.2 Đặc điểm của hợp đồng dịch vụ 10
1.2.3 Phân loại hợp đồng dịch vụ 12
1.3 Hợp đồng dịch vụ trong lĩnh vực kinh doanh du lịch 13
1.3.1 Hoạt động kinh doanh du lịch 13
1.3.2 Pháp luật điều chỉnh hợp đồng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch 14
1.3.3 Chế độ giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ trong lĩnh vực kinh doanh du lịch 15
1.3.3.1 Chế độ giao kết hợp đồng dịch vụ trong lĩnh vực kinh doanh du lịch 15
1.3.3.2 Thực hiện hợp đồng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch 19
1.3.3.3 Sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng dịch vụ trong lĩnh vực kinh doanh du lịch 22
1.3.3.4 Các chế tài áp dụng khi vi phạm hợp đồng, gây thiệt hại 24
1.3.3.5 Tranh chấp và các hình thức giải quyết tranh chấp trong hợp đồng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch 25
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ TẠI CÔNG TY DLDV QUÂN KHU THỦ ĐÔ 30
2.1 Tổng quan về Công ty Du lịch Dịch vụ Quân khu Thủ đô 30
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 30
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty Du lịch Dịch vụ QKTĐ 34
2.1.2.1 Hội đồng quản trị 34
2.1.2.2 Giám đốc 35
2.1.2.3 Phó giám đốc 35
2.1.2.4 Phòng kế toán 35
2.1.2.5 Phòng kinh doanh 36
2.1.2.6 Phòng hành chính-tổng hợp 36
2.1.2.7 Văn phòng du lịch 37
2.1.2.8 Tổ lễ tân 37
2.1.2.9 Tổ buồng 39
2.1.2.10 Tổ bếp 40
2.1.2.11 Tổ nhà hàng 40
2.1.2.12 Tổ hành chính bảo vệ 41
2.1.3 Đặc điểm nhân sự của Công ty 42
2.1 .4 Các lĩnh vực kinh doanh 47
2.1.5 Tình hình và phương hướng hoạt động của công ty 48
2.2 Thực tiễn áp dụng hợp đồng dịch vụ trong ký kết, thực hiện và giải quyết tranh chấp tại Công ty DLDV Quân Khu Thủ Đô 52
2.2.1 Trình tự giao kết, thực hiện và giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ tại Công ty 52
Thông thường việc giao kết thực hiện và giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ tại Công ty được tiến hành theo theo các bước sau: 52
2.2.2 Những loại hợp đồng dịch vụ thường được sử dụng tại Công ty DLDV Quân Khu Thủ Đô 56
2.2.2.1 Phiếu đăng ký giữ chỗ trong khách sạn 56
2.2.2.2 Hợp đồng hội nghị, hợp đồng bán tiệc 57
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN 60
HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ TẠI CÔNG TY DLDV QKTĐ 60
3.1 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ tại Công ty Du lịch Dịch vụ Quân khu Thủ đô 60
3.1.1 Thuận lợi trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ tại Công ty 60
3.1.2 Những khó khăn trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng tại công ty 61
3.1.2.1 Những khó khăn do hạn chế của hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam 61
3.1.2.2 Những khó khăn do hạn chế của công ty 66
3.2 Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ tại Công ty Du lịch Dịch vụ Quân khu Thủ đô 68
3.2.1 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ 68
3.2.2 Một số kiến nghị với Chính phủ, các cơ quan ban ngành có liên quan 71
KẾT LUẬN 75
77 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chế độ pháp lý về hợp đồng dịch vụ và thực tiễn áp dụng tại Công ty Du lịch Dịch vụ Quân khu Thủ đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể có những lựa chọn khác nhau cho hành vi của mình trên cơ sở các quy phạm pháp luật mang tính tùy nghi, các chủ thể có những hành vi và thỏa thuận mà pháp luật không dự liệu những vẫn không bị xem là trái pháp luật. Đứng trước góc độ Nhà nước thì Nhà nước được quyền chủ động đưa các tranh chấp đó ra xét xử. Tuy nhiên, quyền tự do thỏa thuận của các chủ thể kinh doanh phù hợp với pháp luật là một quyền trong quyền tự do kinh doanh được pháp luật bảo hộ. Vì vậy, các chủ thể kinh doanh có quyền lựa chọn hình thức giải quyết các tranh chấp nhằm bảo vệ lợi ích cho mình mà không chịu sự áp đặt ý chí của Nhà nước. Theo quy định của pháp luật, các phương thức được sử dụng để giải quyết tranh chấp gồm thương lượng, hòa giải, trọng tài, tòa án.
Trong đó, thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp không cần đến vai trò của người thứ ba. Đặc điểm cơ bản của thương lượng là các bên cùng nhau trình bày quan điểm, chính kiến, tìm các biện pháp thích hợp và đi đến thỏa thuận thống nhất. Yêu cầu của quá trình thương lượng là: đòi hỏi các bên phải có thiện chí, hợp tác và có đầy đủ những am hiểu cần thiết về chuyên môn. Kết quả của thương lượng là những cam kết, thỏa thuận về những giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ bế tắc hoặc bất đồng phát sinh mà các bên thường không ý thức được trước đó.
Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp một cách thân thiện nhằm tiếp tục gìn giữ và phát triển các quan hệ kinh doanh trong một thời gian dài vì lợi ích chung của cả hai bên. Các giao dịch thương mại ngày càng gia tăng với tốc độ phức tạp ngày càng cao, việc các bên không chỉ đạt được thỏa thuận trong một tranh chấp, mà còn gìn giữ các quan hệ làm ăn lâu dài là điều cơ bản và nhạy cảm với các nhà kinh doanh. Để đạt được mục tiêu này, các bên phải có được cơ hội để bộc lộ, giải tỏa, xóa bỏ những hiểu lầm, xác định các lợi ích nền tảng của mình và những lĩnh vực có thể thỏa thuận để tìm ra giải pháp chung.
Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp tại trung tâm trọng tài trong đó các bên tranh chấp sẽ lựa chọn trọng tài viên cho mình để giải quyết tranh chấp. Hai trọng tài viên được chọn sẽ chọn một trọng tài viên làm chủ tịch hội đồng trọng tài để giải quyết tranh chấp.
Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ quan tài phán Nhà nước, nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên phải có nghĩa vụ thi hành, trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng sức mạnh cưỡng chế. Đương sự thường tìm đến sự trợ giúp của Tòa án như một giải pháp cuối cùng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi họ không thể giải quyết thông qua cơ chế hòa giải, thương lượng hay không muốn lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp.
Theo điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự 2003 thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm:mua bán hàng hóa; cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý; ký gửi; thuê, cho thuê, thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; đầu tư, tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác;
Phương thức giải quyết thông qua Tòa án hay Trung tâm Trọng tài là những thủ tục giải quyết tranh chấp mang tính chất tài phán. Trong đó, Trọng tài được coi là Tòa án tư trong việc giải quyết tranh chấp. Thẩm quyền của Tòa án và Trọng tài đều là giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại, tuy nhiên thủ tục tố tụng của hai phương thức này được tiến hành khác nhau. Tòa án nhân danh quyền lực của Nhà nước trong việc xét xử, còn trọng tài nhân danh ý chí tối cao của các bên đương sự. Trong quá trình xét xử tại Tòa án, các bên không có quyền lựa chọn Thẩm phán và Tòa án xét xử, còn trọng tài thì ngược lại, các bên có quyền lựa chọn trọng tài viên, trung tâm trọng tài để giải quyết tranh chấp của mình.
Mỗi phương thức đều có những ưu thế cũng như những hạn chế của nó, do đó khi tranh chấp xảy ra các bên có thể thỏa thuận chọn phương thức giải quyết tranh chấp thích hợp nhất. Để tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh, trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, thời gian là vàng là bạc, do đó việc giải quyết tranh chấp cũng phải được tiến hành nhanh chóng thuận lợi cho các bên.
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ TẠI CÔNG TY DLDV QUÂN KHU THỦ ĐÔ
2.1 Tổng quan về Công ty Du lịch Dịch vụ Quân khu Thủ đô
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
* Quyết định thành lập
Hàng trăm doanh nghiệp làm nhiệm vụ tạo nguồn thu cho ngân sách Đảng và góp phần phát triển kinh tế – xã hội, giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn người. Lợi nhuận của các doanh nghiệp ngày một tăng, đóng góp một phần ngân sách cho Nhà nước, đồng thời tạo nguồn thu bổ sung vốn để mở rộng sản xuất - kinh doanh cho các doanh nghiệp của Đảng. Dưới sự chỉ đạo đó, Ban Thường vụ Thành uỷ Hà nội đã có nghị quyết chỉ rõ công tác tài chính Đảng có vị trí quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng là đảm bảo vật chất cho sự lãnh đạo nhiệm vụ chính trị của toàn Đảng Bộ. Cụ thể, việc đầu tư vốn cho sản xuất - kinh doanh phải chú trọng vào thực hiện phương hướng chính: kinh doanh bất động sản, quảng cáo, khách sạn kết hợp dịch vụ du lịch chủ yếu trên địa bàn Hà nội các doanh nghiệp làm kinh tế Đảng phải kinh doanh có hiệu quả, gương mẫu thực hiện đường lối chính sách của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước. Thực hiện đúng đường lối chỉ đạo của Thường vụ Thành uỷ Hà nội, những năm qua các Doanh nghiệp của Đảng Bộ Hà nội đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu được giao, đóng góp ngân sách cho Nhà nước và một phần quan trọng cho ngân sách của Đảng Bộ Hà nội.
Công ty Du lịch Dịch vụ Quân khu Thủ đô - ra đời theo Quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước số 96 QĐ/UB ngày 14/1/1994 của UBND thành phố Hà nội - nhằm đáp ứng mục tiêu bổ sung ngân sách Đảng cho Thành uỷ Hà nội. .
Trụ sở chính: Khách sạn ATS - 33B Phạm Ngũ Lão Hà nội.
Ngành nghề kinh doanh:
+ Kinh doanh lữ hành nội địa, quốc tế; kinh doanh vận chuyển hành khách;
+ Kinh doanh khách sạn, ăn uống;
+ Kinh doanh du lịch phục vụ khách trong và ngoài nước;
+ Tổ chức các dịch vụ, thương mại;
+ Liên doanh, liên kết với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
+ Kinh doanh rượu ngoại, thuốc lá ngoại;
+ Dịch vụ giải trí.
- Cơ quan chủ quản cấp trên: Ban Tài chính Quản trị - Thành uỷ Hà nội.
* Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Du lịch Dịch vụ Quân khu Thủ đô chính thức đưa khách sạn ATS - 33B Phạm Ngũ Lão vào hoạt động từ tháng 12/1994. Đối tượng khách chủ yếu của khách sạn ATS là khách nước ngoài. Công suất sử dụng buồng phòng 75%. Hàng năm có khoảng 10 nghìn lượt khách đã lưu trú tại khách sạn ATS.
Nằm trong khuôn viên cây xanh là 2 toà nhà 4 tầng gồm 56 phòng với đầy đủ tiện nghi hiện đại đạt tiêu chuẩn khách sạn 3 sao (Do Tổng cục Du lịch Việt nam cấp). Khách sạn ATS toạ lạc trên diện tích 2.500 m2 gần Hồ Gươm. Bên cạnh đó là khách sạn ARMY 33C - Phạm Ngũ Lão; Nhà khách Bộ Quốc Phòng chuyên đón khách ngoại giao của Chính Phủ. Hệ thống liên hoàn 3 khách sạn trên cùng một đoạn phố Phạm Ngũ Lão tạo cho khách sạn ATS có một thế mạnh đặc biệt:
Một là: An ninh cho khách và tài sản của khách, Khu vực Quân khu Thủ đô có chế độ gác 24/24 giờ. Đoạn phố Phạm Ngũ Lão không có nhiều ôtô đi lại nên rất yên tĩnh, tạo cho khách cảm giác thật là sảng khoái, an toàn trong giấc ngủ sâu sau một ngày đi du lịch mệt mỏi.
Hai là: Do cơ chế cạnh tranh để tăng doanh thu, đạt được các chỉ tiêu giao nộp cho Ngân sách và cho cấp trên nên ở khách sạn ATS có một phong cách chăm sóc khách thật sự chu đáo. Khách đến ATS tựa như là về chính nhà mình. Mọi dịch vụ đầy đủ được phục vụ quý khách như: giặt là quần áo, gửi thư ảnh, thư điện tử, mạng internets, xem tivi với đầy đủ các kênh quốc tế, giải trí hát karaoke, bể bơi nước mặn Nếu khách muốn đi tham quan danh lam thắng cảnh của thủ đô Hà nội thì có đột ngũ hướng dẫn viên du lịch nhiều kinh nghiệm giới thiệu nhiệt tình. Các Tours lữ hành vệ tinh phối hợp nhịp nhàng tạo cho khách một kỳ nghỉ thật thoải mái và hợp lý.
* Chức năng,nhiệm vụ
Chức năng
Công ty du lịch dịch vụ QKTĐ là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Thành Ủy Hà Nội là một doanh nghiệp hạch toán độc lập.
Chức năng chính của công ty bao gồm:
- Kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn phục vụ nhu cầu tiếp đón khách trong nước và quốc tế của các cơ quan thuộc khối Thành Ủy Hà Nội.
- Thực hiện các hoạt động thương mại, dịch vụ, chất lượng cao theo hợp đồng với khách hàng.
Nhiệm vụ
- Xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh và dịch vụ, phát triển theo kế hoạch và mục tiêu chiến lược của công ty;
- Xây dựng ngân sách Đảng cho Thành Ủy Hà Nội;
- Thực hiện việc chăm lo và không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất tinh thần, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong công ty;
- Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, làm tròn nhiệm vụ quốc phòng.
Mối quan hệ giữa công ty với các cơ quan hữu quan
- Chấp hành pháp luật, thực hiện nghiêm túc các quy định của Chính phủ có liên quan đến công ty;
- Thực hiện quy hoạch, chiến lược phát triển công ty trong tổng thể quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lãnh thổ của Nhà nước;
- Chấp hành các quy định về thành lập, tách, nhập, giải thể, các chính sách về tổ chức, cán bộ, chế độ tài chính, tín dụng, thuế, thu lợi nhuận, các chế độ về kế toán, thống kê;
- Chịu sự kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật, chủ trương, chính sách, chế độ của nhà nước tại công ty;
- Được đề xuất, kiến nghị về các giải pháp, cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước đối với công ty.
- Được quản lý và sử dụng vốn, tài sản, đất đai, vùng nước các nguồn lực khác do Nhà nước giao để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và phải bảo toàn, phát triển các nguồn lực đó.
- Đựơc hưởng các chế độ trợ cấp, trợ giá và các chế độ khác theo quy định của Chính phủ.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty Du lịch Dịch vụ QKTĐ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty DLDV QKTĐ
Để đáp ứng được nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh trong ngành khách sạn bộ máy quản lý được sắp xếp bố trí khoa học, gọn nhẹ, phân định chức năng rõ ràng.
2.1.2.1 Hội đồng quản trị
Chịu trách nhiệm trong việc tổ chức kinh doanh, quản lý quy trình làm việc đồng thời kiểm tra giám sát mọi hoạt động các bộ phận trong toàn khách sạn,kịp thời xử lý các tình huống cấp thiết xảy ra. Quản lý trực tiếp toàn diện đội ngũ các cán bộ công nhân viên tuyển chọn lao động, xây dựng quy chế tiền thưởng hợp lí áp dụng trong khách sạn
2.1.2.2 Giám đốc
Giám đốc trực tiếp điều hành và quản lý công ty, xem xét các ý kiến đóng góp của các phòng,từ đó đề ra những chiến lược kinh doanh cho công ty. Thông báo tình hình kinh doanh của công ty cho hội đồng quản trị. Thực hiện so sánh các kỳ kinh doanh để đề ra phương án kinh doanh cho phù hợp với tình hình cụ thể của khách sạn.
Chịu trách nhiệm điều hành và quản lý khách sạn;
Quyết định đường lối hoạt động của khách sạn;
Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động cao nhất của khách sạn:
+ Về nghiên cứu thị trường;
+ Về quảng cáo Marketting du khách;
+ Về giá cả,các dịch vụ khách sạn;
+ Về các mối quan hệ trong khách sạn và các cơ sở kinh doanh du lịch khác.
Trưởng các bộ phận có trách nhiệm thực hiện các kế hoạch đã đặt ra và chịu trách nhiệm trước Giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc giúp việc Giám đốc điều hành và quản lý khách sạn hàng ngày chịu trách nhiệm quản lý phân viêc được phân.Phó giám đốc trực tiếp quản lý tổ hành chính bảo vệ ,giám sát các hoạt động của tổ và chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả hoạt động của tổ hành chính bảo vệ.
Phòng kế toán
Tham mưu cho Giám đốc công ty về lĩnh vực tài chính kế toán,thực hiện kiểm tra,giám sát về việc thực hiện các chế độ chính sách,các quy chế trong lĩnh vực tài chính theo quy định của Nhà nước và của công ty. Thực hiện công tác hạch toán kế toán theo quy định của Nhà nước,đảm bảo nguồn vốn kinh doanh của Công ty.
Kế toán trưởng có chức năng nhiệm vụ kiểm tra,cố vấn cho Giám đốc về tình hình tài chính cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Hai kế toán viên có chức năng nhiệm vụ theo dõi mọi hoạt động nhập,xuất của khách sạn,các khoản thu chi vơi mụ địch phòng chống sự lãng phí tài sản. Cung cấp các số liệu phục vụ hoạt động phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của khách sạn
Phòng kinh doanh
Là một bộ phận cực kỳ quan trọng không thiếu trong bất kì đơn vị nào.Trong công ty Dịch vụ Quân khu Thủ Đô,phòng kinh doanh có trách nhiệm thay mặt Giám đốc quản lý,giám sát và điều hành các tổ lễ tân,tổ buồng,tổ bếp,tổ nhà hàng .Phòng kinh doanh chịu sự giám sát chặt chẽ của Giám đốc,chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám đốc về kết quả kinh doanh trong kì của các tổ trên.
Phòng hành chính-tổng hợp
Phòng hành chính – tổng hợp có chức năng nhiệm vụ
Nghiên cứu đề xuất Giám đốc và triển khai thực hiện mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh đã được Công ty phê duyệt và tổ chức lao động trong khách sạn.
Triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công nhân viên chức về nghiệp vụ chuyên môn.
Xây dựng và tổ chức kế hoạch lao động,tiền lương,lựa chọn các hình thức trả lương phù hợp,thanh toán tiền lương hàng tháng kịp thời để khuyến khích sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Văn phòng du lịch
Phòng kinh doanh du lịch có chức năng nhiệm vụ :
+ Xây dựng chương trình và tổ chức các tour du lịch cho khách du lịch lưu trú tại khách sạn,khách vãng lai (đặc biệt là khách quốc tế ) . Phòng kinh doanh du lịch vừa đóng vai trò tổ chức trực tiếp vừa làm hướng dẫn viên . Khi khách đông,phòng có thể thuê thêm nhân viên hướng dẫn và phương tiện của nơi khác.
+ Đưa đón khách ở sân bay,đặt vé,mua vé. Cung cấp các thông tin về kinh tế ,xã hội văn hóa,tuyến điểm mà khách sẽ thăm quan cho khách . + Nghiên cứu các nhu cầu của khách hàng để đưa ra các chương trình du lịch phù hợp.Chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả kinh doanh của phòng .
Tổ lễ tân
a. Chức năng
Là bộ phận tiếp xúc trực tiếp chủ yếu giữa khách sạn với khách hàng.Đây là đầu mối liên hệ giữa khách du lịch với các bộ phận khác,có vai trò định hướng tiêu dùng của khách khi đang lưu trú,thay mặt khách sạn đáp ứng nhu cầu của khách.Ngoài ra còn là trung tam phối hợp mọi hoạt động của các bộ phận khác trong khách sạn và giúp các bộ phận hoạt động có hiệu quả.
Bên cạnh đó,tổ lễ tân còn có chức năng tham mưu cho giám đốc cung cấp các hoạt động thông tin từ khách hàng đến ban ban lãnh đạo,giúp họ có thể điều chỉnh kế hoạch và hoạt động kinh doanh phù hợp
b. Nhiệm vụ
Có nhiệm vụ đăng ký đặt phòng liên quan đến việc quản lý những yêu cầu đặt phòng trước qua điện thoại,internet,fax.
Làm thủ tục check in và check out liên quan đến việc chào đón,đăng ký khách đến,quản lý khách đến,quản lý phòng hiện có,bố trí phòng,trao chìa khóa và làm thủ tục trả phòng cho khách khi họ rời khách sạn.
Có nhiệm vụ thông tin liên lạc bao gồm cả việc quản lý thông tin ,thư từ cà điện tín của khách đến và đi. Nhân viên ở bàn đón tiếp có trách nhiệm nhận thông tin và các yêu cầu từ phía khách.Trao cho khách các thông tin về hoạt động ,dịch vụ của khách sạn nếu khách có yêu cầu.
Hoạt động thu ngân của khách sạn bao gồm cả việc xác định tình trạng nợ,đưa hóa đơn khi trả phòng và quản lý các khoản thanh toán của khách ,thu tiền trả cho dịch vụ khách đã dùng của khách sạn.
Nhân viên bộ phận đón tiếp cũng cần phải thống kê các hoạt động đặt phòng và sử dụng phòng,duy trì các mối liên hệ với bộ phận quản lý trong phòng và cân đối việc đặt phòng hàng ngày
c. Tổ chức nhân sự
Tổ lễ tân bao gồm 6 nhân viên với 1 phụ trách bộ phận với 5 nhân viên lễ tân . Phụ trách bộ phận lễ tân có trách nhiệm tổ chức phân công lao động,tham mưu cho Giám đốc về các hoạt động,thay mặt bộ phận giao dịch ,ký kết văn bản của bộ phận.
Về trình độ chuyên môn ,các nhân viên trong tổ lễ tân đều biết ít nhất một ngoại ngữ và tất cả các nhân viên đều qua các lớp chuyên ngành du lịch và có bằng đại học hoặc trung cấp.
Các nhân viên trong tổ lễ tân làm việc theo 3 ca,bảo đảm phục vụ khách hàng tốt nhất 24/24 :
Ca I : Từ 6h đến 14h
Ca II : Từ 14h đến 22h
Ca III : Từ 22h đến 6h sáng hôm sau.
2.1.2.9 Tổ buồng
Đây là bộ phận tạo ra doanh thu chủ yếu cho khách sạn vì dịch vụ lưu trú chiếm tỉ lệ lớn nhất trong cơ cấu tiêu dùng của khách hàng.
Tổ buồng có các nhiệm vụ sau:
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về con người về toàn bộ công việc được giao. Có trách nhiệm phục vụ khách đến nghỉ tại khách sạn, có kế hoạch phân công lao động trong tổ điều hành hợp lý hoạt động giữa các nhóm.
Theo dõi giám sát và tham mưu cho Giám đốc và các bộ phận khác trong khách sạn về thực hiện chất lượng sản phẩm và kiểm soát chi phí phòng.
Theo dõi các nhu cầu của khách khi tiêu dùng dịch vụ lưu trú,từ đó tham mưu cho các bộ phận khác để thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách.Đảm bảo cho khách luôn cảm thấy thoải mái trong sinh hoạt, an toàn về người và tài sản khi đông khách cũng như vắng khách.
Hàng ngày làm vệ sinh dọn dẹp phòng nghỉ các khu vực công cộng trong khách sạn, vệ sinh chăm sóc cây cảnh
Thông báo cho tổ lễ tân,phòng kinh doanh về tinh hình hàng ngày (số phòng sẵn sàng đón khách,số phòng khách đã đi nhưng chưa làm vệ sinh phòng ). Kiểm tra bảo quản các trang thiết bị nội thất, thiết bị vệ sinh phòng nghỉ, các khu vực công cộng trong khu vực đã được phân công quản lý. Đáp ứng nhu cầu bổ xung của khách như :giặt là.
Thông báo cho phòng kế toán (để làm hóa đơn) về những tiêu dùng của khách đối với dịch vụ giặt là,mini bar trong phòng
Tiếp nhận và bảo quản vật tư hàng hóa phục vụ cho làm việc buồng .
Về tổ chức nhân sự :tổ buồng có tổng số 11 người bao gồm 1 tổ trưởng buồng và 10 nhân viên buồng .Tổ trưởng buồng làm nhiệm vụ điều hành ,tổ chức giám sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong bộ phận,chịu trách nhiệm trước phòng kinh doanh và giám đốc về chất lượng vệ sinh các khu vực công cộng.
2.1.2.10 Tổ bếp
Tổ bếp chịu trách nhiệm trước phòng kinh doanh và Giám đốc về cung cấp dịch vụ ăn uống cho khách cũng như đặt tiệc. Chế biến thực phẩm theo đúng quy trình ký thuật và theo đúng thực đơn mà khách đã đặt. Thực hiện trang trí phòng ăn ,bàn tiệc gọn gàng,sạch sẽ,có thẩm mỹ hấp dẫn khách.
Tổ bếp bao gồm 7 người,trong đó có 1 tổ trưởng bếp và 14 nhân viên bếp.
Thời gian làm việc của tổ bếp chia làm 2 ca chính :
+ Ca I : từ 6h đến 14h
+ Ca II : từ 14h đến 22h
Ngoài ra,còn có ca sớm bắt đầu từ 5h sáng để thuận lợi cho việc phục vụ buổi sáng. Trong trường hợp khách sạn có tiệc thì trưởng bộ phận có thể quyết định nhân lực cả 2 ca làm để kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng, trường hợp có tiệc lưu động thì có thể điều nhân viên của bộ phận khác đến hỗ trợ.
Về trình độ chuyên môn,các nhân viên ở tổ bếp đều tốt nghiệp đại học hoặc trung cấp du lịch .
2.1.2.11 Tổ nhà hàng
Tổ nhà hàng có chức năng nhiệm hỗ trợ cho tổ bếp trong việc phục vụ thức ăn,đồ uống cho khách;sắp xếp,trang trí bàn ăn gọn gàng,sạch sẽ,mỹ thuật,hấp dẫn,thu hút khách.
Tổ nhà hàng có 6 người bao gồm 1 tổ trưởng nhà hàng chịu trách nhiệm tổ chức quản lý các nhân viên trong tổ,lắng nghe các ý kiến,nhận xét của khách về chất lượng đồ ăn,đồ uống,phong cách phục vụ của nhân viên để có thể tham mưu cho Giám đốc,cùng Giám đốc đề ra những phương án kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng chung của khách sạn.
Tổ hành chính bảo vệ
Tổ hành chính có chức năng nhiệm vụ :
+ Bảo đảm an ninh trong nội bộ và khu vực lân cận khách sạn 24/24.
+ Kiểm tra,kiểm soát đồ vật,tư trang của nhân viên ra vào khách sạn tránh tình trạng làm thất thoát tài sản của khách.
+ Lập kế hoạch trình Giám đốc về phương án tổ chức bảo vệ bảo đảm khả năng an toàn cao nhất cho khách cũng như cho khách sạn.
+ Chịu trách nhiệm bảo dưỡng ,sửa chữa tất cả máy móc,hệ thống điện nước trong khách sạn bảo đảm hoạt động bình thường .
+ Chịu trách nhiệm duy trì bảo dưỡng và nân cấp các phòng ốc trong khách sạn
Về tổ chức nhân sự ,tổ hành chính bảo vệ có 13 người 1 trưởng phòng hành chính làm nhiệm vụ quản lý tổ chức quản lý và điều hành mọi hoạt động của nhân viên trong bộ phận và chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi hoạt động của bộ phận,2 nhân viên sửa chữa chịu trách nhiệm bảo dưỡng ,sửa chữa tài sản của khách sạn và 10 nhân viên bảo vệ.
Để phù hợp với công việc và bảo đảm an toàn cho khách cũng như khách sạn,thời gian làm việc của tổ hành chính bảo vệ chia làm 3 ca : ca I từ 6h đến 14,ca II từ 14h đến 22h và ca III từ 22h đến 6h sáng hôm sau.
2.1.3 Đặc điểm nhân sự của Công ty
* Đặc điểm của đội ngũ lao động của công ty
Đội ngũ lao động là nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng dịch vụ trong toàn khách sạn. Một khách sạn hiện đại, đồng bộ chỉ có thể có chất lượng phục vụ tốt khi có một đội ngũ nhân viên giàu kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi. Công nghệ sản xuất chế biến chỉ được áp dụng với một cơ sở vật chất kĩ thuật tốt và một đội ngũ lao động hợp lý.
Hiện nay,tại công ty Dịch vụ Quân khu Thủ đô có 56 người và được chia theo bảng cơ cấu lao động sau :
Bảng 2.1: Bảng cơ cấu lao động theo độ tuổi
Các bộ phận
Số người
Giới tính
Nhóm tuổi
nam
TL %
Nữ
TL %
< 24
%
25-41
%
41-55
%
>56
%
Phòng
kế toán-văn phòng
6
3
50
3
50
0
0
3
50
3
50
0
0
Phòng
kinh doanh-du lịch
7
5
71.4
2
28.6
1
14.3
6
85.7
0
0
0
0
Tổ lễ tân
6
0
0
6
100
0
0
5
83.3
1
16.7
0
0
Tổ nhà phòng
11
2
18.2
9
81.8
0
0
9
81.8
2
18.2
0
0
Tổ nhà hàng
6
1
16.7
5
83.3
0
0
6
100
0
0
0
0
Tổ bếp
7
6
85.7
1
14.3
0
0
4
57.1
3
42.9
0
0
Tổ
hành chính-bảo vệ
13
11
84.6
2
15.4
0
0
7
53.8
6
46.2
0
0
Tổng cộng
56
28
50
28
50
1
2
40
71.4
15
26.6
0
0
Nguồn: “Danh sách tổ chức biên chế Công ty DLDV QKTĐ” ngày 1/1/2008
Nhìn vào bảng 1 và đồ thị 1,2 ta thấy công ty Dịch vụ Quân khu Thủ đô có tỉ lệ lao động giữa nam và nữ bằng nhau.Nhìn chung lao động trong khách sạn về độ tuổi từ 25-41 chiếm 71,43 %,chứng tỏ cơ cấu lao động trong khách sạn là trẻ.
Nhìn vào bảng ta cũng thấy việc phân bổ nam nữ trong các bộ phận lại không đồng đều do tính chất của ngành du lịch nói chung và của mỗi công việc ở mỗi khâu nói riêng .Ví dụ như ở tổ lễ tân nữ chiếm 100% còn ở tổ hành chính bảo vệ nam chiếm 84,6%
Phòng hành chính có số lượng lao động chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng số lao động tại Công ty do đặc thù chức năng, nhiệm vụ của phòng hoạt động trên 10 lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ. Hầu hết cán bộ, công nhân viên trong công ty còn ở độ tuổi còn rất trẻ, chủ yếu là từ 25- 41 tuổi do chính sách tuyển dụng của Công ty nhằm trẻ hóa đội ngũ cán bộ,tạo điều kiện thận lợi trong việc xây dựng và đào tạo mở rộng nguồn nhân lực trong tương lai của Công ty. Số cán bộ nhân viên còn lại của Công ty có độ tuổi trên 41 tuổi là đội ngũ cán bộ chủ chốt, giàu kinh nghiệm, đã gắn bó nhiều năm trong suốt quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Do đặc thù nghiệp vụ hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, tỷ lệ chênh lệch tổng số lao động nam nữ tại các Phòng, Tổ trong công ty cân bằng nhau (50/50).
* Tình hình sử dụng thời gian lao động
Lao động của công ty được chia làm 2 nhóm như sau:
Nhóm đơn vị phòng ban: làm việc 8 tiếng/ngày. Các bộ phận nghiệp vụ làm thêm giờ, các cán bộ trực đêm tại công ty thì phụ trách các đơn vị phải xác nhận và được hưởng lương như công làm việc.
Nhóm hoạt động khách sạn (gồm tổ lễ tân, tổ Bar, tổ buồng, tổ bảo vệ): thời gian làm việc vẫn là 8 tiếng/ngày nhưng chia làm 3 ca nhằm đảm bảo hoạt động của khách sạn diễn ra liên tục 24/24.
Tổ trưởng các tổ phải lên kế hoạch làm ca và trình phó giám đốc duyệt kế hoạch rồi thông báo cụ thể cho toàn bộ nhân viên trong tổ để thực hiện. Cán bộ công nhân viên làm ca được hưởng lương làm ca theo quy định của pháp luật hiện hành.
Hợp đồng lao động
- Đây là mối quan hệ rằng buộc pháp lý giữa công ty và người lao động trong công ty. Hình thức hợp đồng lao động mà công ty Du lịch Dịch vụ QKTĐ sử dụng là mẫu hợp đồng được quy định sẵn theo Bộ lao động thương binh & xã hội ban hành. Mẫu hợp đồng này đã quy định những quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên ký kết hợp đồng là người lao động và công ty Du lịch Dịch vụ QKTĐ
- Trong công ty có rất nhiều loại hợp đồng lao động được ký kết tùy theo các đối tượng lao động.
+ Hợp đồng thời vụ, ngắn hạn chỉ ký kết với những người lao động làm việc tạm thời như làm vệ sinh, bảo vệ, đóng gói Loại hợp đồng này chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong công ty và thường xuyên thay đổi.
+ Hợp đồng xác định thời hạn từ 1 – 3 năm là loại hợp đồng chiếm hơn 30% các loại hợp đồng trong công ty. Loại hợp đồng này chỉ ký đối với những người lao động mới đi làm, thử việc hoặc 1 số trường hợp đặc biệt khác.
+ Hầu hết lao động trong công ty đều ký hợp đồng không xác định thời hạn. Đây là một trong những ưu điểm lớn bởi hầu hết lao động trong công ty đều có ý định làm việc lâu dài trong công ty. Như th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7497.doc