MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU.1
1. Tính cấp thiết của đề tài.1
2. Mục đích nghiên cứu.3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.3
4. Phương pháp nghiên cứu.4
5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.4
6. Bố cục của đề tài.5
B. PHẦN NỘI DUNG.6
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ SỞ HỮU TƯ NHÂN VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VỀ HÌNH THỨC SỞ HỮU TƯ NHÂN.6
1.1. Khái quát về hình thức sở hữu tư nhân.6
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển pháp luật về sở hữu và hình thức sở tư nhân.6
1.1.2. Khái niệm về sở hữu tư nhân.13
1.1.3. Vai trò của sở hữu tư nhân đối với nền kinh tế.14
1.2. Chế độ sở hữu tư nhân trong pháp luật Dân Sự Việt Nam.15
1.2.1. Nội dung sở hữu tư nhân.15
1.2.2. Những căn cứ xác lập quyền sở hữu.16
1.2.3. Những căn cứ chấm dứt quyền sở hữu.17
1.3. Kết luận chung.18
Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VỀ SỞ HỮU TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT DÂN SỰ VỀ SỞ HỮU TƯ NHÂN.20
2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của Việt Nam.20
2.2. Sở hữư tư nhân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.21
2.2.1. Những kết quả đạt được.21
2.2.2. Những tồn tại trong quá trình thực hiện.24
2.3. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về sở hữu tư nhân.25
2.3.1. Về văn bản pháp luật.25
2.3.2. Về mặt tổ chức và thực hiện.26
C. KẾT LUẬN CHUNG.28
TÀI LIỆU THAM KHẢO.28
35 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3064 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chế độ pháp lý về sở hữu tư nhân, thực tiễn ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, với những thành quả mà công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc đã làm tiền đề cho quá trình quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Hiến pháp 1959 ra đời đã ban hành những quy định về hình thức sở hữu trong nền kinh tế - xã hội nước ta.
Với nhiệm vụ của thời kỳ này là: Xác lập và hoàn thiện chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc. Từ đó, tạo nền tảng cho con đường đi lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta sau khi giải phóng đất nước. Điều 12, Hiến pháp 1959 khẳng định: “ Kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân giữ vai trò lãnh đạo nền kinh tế quốc dân và được Nhà nước đảm bảo ưu tiên phát triển...”. Bên cạnh hình thức sở hữu nhà nước còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác như: Sở hữu của các nhà tư sản dân tộc, của những người tiểu thương, thợ thủ công... Vì vậy, điều 11, Hiến pháp 1959 đã xác nhận và bảo hộ những hình thức sở hữu chủ yếu đó là quy định rằng : " Ở nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trong thời kỳ quá độ, các hình thức sở hữu chủ yếu về tư liệu sản xuất hiện nay là: hình thức sở hữu của Nhà nước tức là của toàn dân, hình thức sở hữu của hợp tác xã tức là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động, hình thức sở hữu của người lao động riêng lẽ, và hình thức sở hữu của nhà tư sản dân tộc". Pháp luật về sở hữu trong giai đoạn này chưa xác nhận việc công hữu hóa hoàn toàn đất đai ( theo Hiến pháp 1959) nên quyền tư hữu của các hộ nông dân cá thể vẫn được Nhà nước bảo hộ cùng với các quyền tài sản khác. Đây là kết quả của quá trình đấu tranh của nhân dân ta qua những chặng đường dài của lịch sử dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng ta đã thực hiện các Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ III, IV đó là: Vừa xây dựng vừa cải tạo, trong cải tạo có xây dựng...Các văn bản pháp luật về sở hữu thời kỳ này đã tạo ra một tiền đề quan trọng có ý nghĩa to lớn trong thời kỳ tiếp theo ở nước ta.
c. Giai đoạn 1980 – 1992.
Hiến pháp 1980 ra đời thay thế cho bản hiến pháp 1959 đã ghi nhận phạm vi và bản chất của sở hữu nhà nước mà các bản Hiến pháp 1946, 1959 chưa quy định. Theo Hiến pháp 1980, tại các điều 18, 19, 23, 24 và 27 đã quy định một cách chi tiết về các hình thức sở hữu. Điều 18, Hiến pháp 1980 đã ghi nhận như sau: “ Nhà nước tiến hành cách mạng về quan hệ sản xuất, hướng dẫn, sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, thiết lập và củng cố chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất nhằm thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần: thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu của nhân dân lao động.
Kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và được phát triển ưu tiên”.
Trước khi tiến hành đổi mới Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng và hoàn thiện một cách cơ bản về chế độ sở hữu Xã hội chủ nghĩa với hai hình thức sở hữu cơ bản đó là: sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Đánh giá một cách tổng quan thì với hai hình thức sở hữu này đã đóng góp và phát huy vai trò to lớn trong quá trình đấu tranh giành chính quyền cũng như trong tiến trình quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng thực tế ở nước ta, do xuất phát điểm thấp, trình độ của lực lượng sản xuất còn chưa cao, năng suất lao động thấp. Thêm vào đó là do tư duy chủ quan, thiếu hiểu biết, tư tưởng nóng vội, duy ý chí đã tuyệt đối hoá tính hơn hẳn của sở hữu Xã hội chủ nghĩa. Trong một thời gian dài chúng ta đã định kiến với sở hữu cá nhân của người lao động. Đồng thời coi đây là mầm mống khôi phụ chế độ bóc lột làm kìm hãm sự phát triển của đất nước trên nhiều phương diện.
d. Giai đoạn từ 1992 cho đến nay
Với đường lối đổi mới đã được đề ra thì công cuộc đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, nhất là trong những năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ trước. Hiến pháp 1992 ra đời đã kế thừa những quy định của các bản Hiến pháp trước đây, đồng thời xác nhận chế độ kinh tế của nước ta gồm ba hình thức sở hữu được quy định một cách cụ thể tại điều 15, Hiến pháp 1992( sửa đổi, bổ sung năm 2001): “ Nhà nước xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng”. Cùng với xu thế phát triển một nền kinh tế đa dạng, Hiến pháp 1992 đã xác nhận sự tồn tại của hình thức sở hữu tư nhân, nhiều thành phần kinh tế. Điều 21, Hiến pháp 1992 ( đã sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: “ Kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp, không bị hạn chế về quy mô hoạt động trong những ngành, nghề có lợi cho quốc kế, dân sinh. Kinh tế gia đình được khuyến khích phát triển”. Bên cạnh đó, về vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất quan trọng là đất đai, Hiến pháp 1992 đã khẳng định: Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả ( điều 18). Đồng thời, có sự thay đổi trong chính sách sử dụng đất cho phù hợp với thực tiễn trong giai đoạn mới.
Thành tựu lập pháp cao nhất trong lĩnh vực sở hữu nói chung và sở hữu tư nhân nói riêng đó là quy định về tài sản và quyền sở hữu trong Phần hai Bộ Luật Dân Sự. Với các quy định tương đối hoàn thiện và đầy đủ về sở hữu chắc chắn tạo ra những nền tảng thuận lợi cho việc ổng định và phát triển các quan hệ hàng hóa tiền tệ trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên tinh thần của Hiến pháp 1992 và \được sửa đổi, bổ sung năm 2001 thì Bộ Luật Dân sự 1995( có hiệu lực ngày 01/7/1996) và sau này là Bộ Luật Dân sự 2005( có hiệu lực vào ngày 01/01/2006) tại điều 172 quy định một cách cụ thể như sau : “...sở hữu bao gồm sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu chung, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp”. Hiến pháp năm 1992 thừa nhận một số hình thức sở hữu hỗn hợp, đan xen, được hình thành từ mối liên hệ liên doanh liên kết giữa các thành phần kinh tế. Điều 22 Hiến pháp năm 1992 qui định: “...Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được liên doanh, liên kết với cá nhân, tổ chức kinh tế trong nước và ngoài nước theo qui định của pháp luật”. Đây là cơ sở pháp lý để thừa nhận sự tồn tại hình thức sở hữu của các tổ chức kinh tế do các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế liên kết liên doanh như sở hữu của các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, sở hữu của xí nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, trong khu vực sản xuất có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng được xem là một thành phần kinh tế. Khi các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài hoạt động ở nước ta cũng có nghĩa là chúng ta phải chấp nhận nguồn gốc của vốn đó: có thể là vốn của một công ty cổ phần “con” của “công ty mẹ” là công ty xuyên quốc gia, có thể là vốn của một nhà tư bản nước ngoài v.v… Như vậy, về thực chất, nền kinh tế của nước ta chấp nhận cả sở hữu tư nhân Tư bản công nghiệp, dù chỉ giới hạn ở công ty có 100% vốn của tư bản nước ngoài và hoạt động theo Luật Đầu Tư Nước Ngoài tại Việt Nam.
1.1.2. Khái niệm về sở hữu tư nhân
Sở hữu là một phạm trù kinh tế biểu hiện các quan hệ giữa người với người đối với việc chiếm hữu của cải vật chất, trước hết là đối với tư liệu sản xuất. Theo quan điểm của Mác xít khái niệm gốc của sở hữu là “ Sự chiếm hữu”. Sự chiếm hữu là phạm trù tất yếu khách quan, là điều kiện trước tiên của hoạt động sản xuất. Chiếm hữu là việc nắm giữ vật thuộc về mình trên cơ sở pháp luật, là một trong ba quyền năng chủ yếu của chủ sở hữu (quyền chiếm hữu, sử dụng, quyền định đoạt)… là quyền trước tiên phải có của chủ sở hữu. Trên cơ sở đó Sở hữu được biết đến là hình thức xã hội – lịch sử nhất định của sự chiếm hữu, cho nên có thế xem: Sở hữu là phương thức chiếm hữu mang tính chất lịch sử cụ thể của con người mà những đối tượng dùng vào mục đích sản xuất và phi sản xuất.
Pháp luật Dân sự Việt Nam ghi nhận quyền sở hữu là những quyền năng dân sự đối với tài sản. Đây là chế định pháp lí quan trọng, là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Khái niệm quyền sở hữu vừa là một phạm trù kinh tế vừa là một phạm trù pháp lý quan trọng. Điều 164, Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “ Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản”. Quyền sở hữu bao giờ cũng gắn liền với chủ thể, vì vậy đây được coi là loại quyền tuyệt đối.
Sự tác động khác nhau đến quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông và các quy chế của quyền sở hữu đối với mỗi hình thức mang những nét riêng biệt. Trong quá trình phát triển đó, sở hữu tư nhân đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước. Sở hữu tư nhân là hình thức sở hữu của từng cá nhân về tư liệu sản xuấtTheo quy định của Bộ Luật dân sự 2005 tại điều 211 ghi nhận định nghĩa về hình thức sở hữu tư nhân như sau: “ Sở hữu tư nhân là sở hữu của cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mình.
Sở hữu tư nhân bao gồm sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư bản tư nhân”. Hình thức sở hữu tư nhân là cơ sở quan trọng để hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện thực hiện các quy định của pháp luật Dân sự từ lý luận vào thực tiễn một cách có hiệu quả. Mang lại tính bền vững và đem lại lợi ích kinh tế - xã hội cao nhất.
1.1.3. Vai trò sở hữu tư nhân đối với nền kinh tế
Trong nền kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay cùng với sự phát triển không ngừng của các thành phần kinh tế giữ vị trí quan trọng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kinh tế tư nhân đã và đang hình thành và phát triển không ngừng. Đây là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Hình thức này góp phần cho sự phát triển của nền kinh tế trước mắt và trong tương lai. Trong thời kì quá độ ở nước ta, thành phần này còn có vai trò đáng kể để phát triển lực lượng sản xuất, xã hội hoá sản xuất, giải quyết việc làm, khai thác các nguồn vốn và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội khác. Vì vậy, một mặt, Nhà nước khuyến khích kinh tế tư bản tư nhân phát triển rộng rãi trong các ngành nghề sản xuất kinh doanh mà pháp luật không cấm. mặt khác, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lí để nó hoạt động có hiệu quả và khuyến khích phát triển ở những lĩnh vực mà Nhà nước không cấm. Mặt khác, xét về lâu dài có thể hướng thành phần này đi vào kinh tế Nhà nước dưới những hình thức khác nhau.
1.2. Chế độ sở hữu tư nhân trong pháp luật Dân Sự Việt Nam
1.2.1. Nội dung sở hữu tư nhân
Nội dung của sở hữu tư nhân được Bộ Luật dân sự Việt Nam ghi nhận cũng như các hình thức sở hữu khác cũng bao gồm ba quyền đó là : Quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản. Theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2005 tại điều 212 quy định tài sản thuộc hình thức sở hữu tư nhân bao gồm : “
1. Thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn, hoa lợi, lợi tức và các tài sản hợp pháp khác của cá nhân là tài sản thuộc hình thức sở hữu tư nhân.
Tài sản hợp pháp thuộc hình thức sở hữu tư nhân không bị hạn chế về số lượng, giá trị.
2. Cá nhân không được sở hữu đối với tài sản mà pháp luật quy định không thể thuộc hình thức sở hữu sở hữu tư nhân”. Theo quy định của pháp luật Việt Nam có những tài sản không được xem là tài sản thuộc sở hữu tư nhân. Có thể kể đến là Đất đai. Điều 17, Hiến pháp 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001) quy định: “ Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân”. Tại điều 213, Bộ luật Dân sự 2005 đã quy định một cách chi tiết về nội dung quyền sở hữu tư nhân, cụ thể: “
1. Cá nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng hoặc sản xuất, kinh doanh và các mục đích khác phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc hình thức sở hữu tư nhân không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác ”. Theo quy định như trên đã cơ bản xác định các quyền và nghĩa vụ của cá nhân khi thực hiện nội dung quyền sở hữu của cá nhân mình trong quá trình phát triển kinh tế và trong đời sống xã hội. Việc thực hiện các quyền của hình thức sở hữu tư nhân không được xâm phạm vào các quy định mà pháp luật nghiêm cấm. Được thể hiện một cách chi tiết hóa trong Bộ luật Dân sự nói chung và các luật chuyên ngành nói riêng trong quá trình cá nhân tham gia vào các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh.
1.2.2. Những căn cứ xác lập quyền sở hữu
Khái niệm về Quyền sở hữu được diễn đạt theo 2 nghĩa: nghĩa chủ quan và nghĩa khách quan. Theo nghĩa khách quan đó là toàn bộ các quy định của nhà nước về vấn đề sở hữu. Hiểu theo nghĩa chủ quan đó là toàn bộ những hành vi mà chủ sở hữu được pháp luật cho phép thực hiện trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của mình theo ý muốn. Cho nên quyền sở hữu rất quan trọng. Vì cơ sở kinh tế đảm bảo cho sự thống trị về chính trị - tư tưởng đó chính là các quan hệ sở hữu có lợi cho giai cấp thống trị trong những hình thái kinh tế - xã hội của loài người. Theo quy định của Bộ Luật dân sự 2005 tại Điều 170 quy định các căn cứ xác lập quyền sở hữu như sau :
“ Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong các trường hợp sau đây:
1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp;
2. Được chuyển quyền sở hữu theo thoả thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
3. Thu hoa lợi, lợi tức;
4. Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến;
5. Được thừa kế tài sản;
6. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên;
7. Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai phù hợp với thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này;
8. Các trường hợp khác do pháp luật quy định”.
Những căn cứ trên là những căn cứ đã được luật hóa với mục đích là làm nền tảng căn bản cho quá trình xác lập các quyền sở hữu nói chung và sở hữu tư nhân nói riêng. Đồng thời, quy định một cách rõ ràng cho việc xác định rõ các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.
1.2.3. Những căn cứ chấm dứt quyền sở hữu
Bên cạnh đó Bộ Luật dân sự 2005 cũng quy định những căn cứ nhằm chấm dứt quyền sở hữu theo quy định của pháp luật Việt Nam. Cụ thể, tại điều 171 quy định những căn cứ cơ bản nhằm chấm dứt quyền sở hữu như sau :
“ Quyền sở hữu chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác;
2. Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình;
3. Tài sản bị tiêu huỷ;
4. Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu;
5. Tài sản bị trưng mua;
6. Tài sản bị tịch thu;
7. Vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên mà người khác đã được xác lập quyền sở hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định; tài sản mà người khác đã được xác lập quyền sở hữu theo quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này;
8. Các trường hợp khác do pháp luật quy định ”.
Việc quy định các căn cứ nhằm chấm dứt quyền sở hữu là điều quan trọng tạo nền tảng cho việc thực hiện một cách đầy đủ và hợp lý các quy định của pháp luật đối với vấn đề sở hữu. Điều này góp phần hình thành nên cơ sở để phân biệt các hình thức sở hữu với nhau trong nền kinh tế thị trường ở nước ta. Góp phần quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
1.3. Kết luận chung
Như vậy, có thể nói, sở hữu tư nhân giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Việc xác định các căn cứ xác lập, chấm dứt quyền sở hữu, nội dung của sở hữu tư nhân sẽ hỗ trợ một phần lớn trong việc thiết lập các quy phạm pháp luật chặt chẽ nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về sở hữu ở Việt Nam. Việc đề ra các quy định đối với hình thức sở hữu tư nhân sẽ phục vụ đắc lực cho sự phát triển của đất nước trong tiến trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ quốc tế ở hiện tại và trong tương lai. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, Đảng ta chủ trương đa dạng hoá các hình thức sở hữu. Và từ các hình thức sở hữu cơ bản được quy định trong Bộ luật Dân sự 2005, đó là: Sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân đã hình thành nhiều thành phần kinh tế với những hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng, đan xen hỗn hợp. Để có thể đạt được các mục tiêu đã đề ra thì đòi hỏi chúng ta phải thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần dưới sự quản lý của Nhà nước. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu đài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
Theo đó, có thể nói quan hệ sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ giữa hai mặt: một là, đa dạng hoá các hình thức sớ hữu và coi đó là một trong những điều kiện tất yếu của kinh tế thị trường, mặt khác, là phải không ngừng củng cố và hoàn thiện sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Đây là vấn đề có tính chiến lược nhằm phát huy sức mạnh của toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Chương 2
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VỀ SỞ HỮU TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT DÂN SỰ VỀ SỞ HỮU TƯ NHÂN
2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của Việt Nam
Giai đoạn từ năm 1986-1990, Việt Nam tập trung triển khai Ba Chương trình kinh tế lớn: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Các kế hoạch kinh tế của nhà nước được thực hiện trên cơ sở hạch toán. Đặc biệt, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể được thừa nhận và bắt đầu được tạo điều kiện hoạt động.
Giai đoạn 1993-1997 là giai đoạn kinh tế Việt Nam kiềm chế thành công lạm phát đồng thời lại tăng trưởng nhanh chóng. Sau đó, kinh tế tăng trưởng chậm lại trong 2 năm 1998-1999. Tuy bắt đầu tăng tốc dần từ năm 2000, nhưng nền kinh tế có lúc rơi vào tình trạng giảm phát và thiểu phát.
Từ năm 2007 đến năm 2008, lạm phát tăng tốc và hàng năm đều ở mức 2 chữ số. Việc kiềm chế lạm phát, giữ vững tốc độ phát triển nền kinh tế là nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta. Kinh tế Việt Nam được chia thành 3 khu vực (hay còn gọi 3 ngành lớn) kinh tế, đó là: 1) nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản; 2) công nghiệp (bao gồm công nghiệp khai thác mỏ và khoáng sản, công nghiệp chế biến, xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất và phân phối khí, điện, nước); 3) thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch, văn hóa, giáo dục, y tế...
Trong năm 2009 theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2009 của Tổng cục Thống kế đã được công bố thì: Trong năm 2009 thì Việt Nam đã hoàn thành những mục tiêu quan trọng đó là: Chống suy giảm kinh tế và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững; chủ động phòng ngừa lạm phát quay trở lại.Năm 2009, kinh tế Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng 5,32%, vượt mục tiêu đề ra và đứng vào hàng các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao của khu vực và trên thế giới. Sản xuất công nghiệp thoát khỏi tình trạng trì trệ những tháng đầu năm và cả năm đã tăng 7,6%. Sản xuất nông nghiệp được mùa với sản lượng lúa cả năm đạt 38,9 triệu tấn, tăng 165.700 tấn so với năm 2008. Cân đối kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định. Mặc dù nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài giảm sút, nhưng đầu tư trong nước đã được khơi thông nên tính chung vốn đầu tư phát triển cả năm đạt 7 042 000 tỷ đồng, tăng 15,3% so với năm 2008. Thu ngân sách đạt dự toán cả năm và bội chi ngân sách bảo đảm được mức Quốc hội đề ra là không vượt quá 7% GDP. Lạm phát được kiềm chế, chỉ số tăng giá tiêu dùng tháng 12 năm 2009 so với tháng 12 năm 2008 tăng 6,52%, thấp hơn mục tiêu 7% Quốc hội thông qua; chỉ số giá bình quân năm 2009 là 6,88%, thấp nhất trong 6 năm gần đây.Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 13,4% năm 2008 xuống còn 12,3%. Văn hóa, giáo dục, y tế và nhiều lĩnh vực xã hội khác cũng đạt được những thành tích vượt trội.
2.2. Sở hữư tư nhân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
2.2.1. Những kết quả đạt được
Việc chia nền kinh tế nước ta thành 3 khu vực với 3 nhóm hình thức sở hữu khác nhau để so sánh tỷ trọng đầu tư và tỷ trọng đóng góp vào GDP của mỗi khu vực, trong một khoảng thời gian nhất định, có thể thấy được về cơ bản, hiệu quả và vai trò của các hình thức sở hữu. Bảng dưới đây nêu ra tỷ trọng đầu tư của 3 khu vực: nhà nước, ngoài QD, đầu tư nước ngoài (từ năm 1996 đến sơ bộ năm 2008), như sau:
(Nguồn niên giám thống kế 1996 - 2008.)
VỐN ĐẦU TƯ PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
(Đơn vị: tỷ đồng)
Tổng số
Chia ra
Kinh tế Nhà nước
Kinh tế ngoài quốc doanh
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
Năm
1996
87394
42894
21800
22700
1997
108370
53570
24500
30300
1998
117134
65034
27800
24300
1999
131171
76958
31542
22671
2000
151183
89417
34594
27172
2001
170496
101973
38512
30011
2002
200145
114738
50612
34795
2003
239246
126558
74388
38300
2004
290927
139831
109754
41342
2005
343135
161635
130398
51102
2006
404712
185102
154006
65604
2007
532093
197989
204705
129399
2008
610876
174435
244081
192360
CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
(Đơn vị: %)
Tổng số
Chia ra
Kinh tế Nhà nước
Kinh tế ngoài quốc doanh
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
1996
100.0
49.1
24.9
26.0
1997
100.0
49.4
22.6
28.0
1998
100.0
55.5
23.7
20.8
1999
100.0
58.7
24.0
17.3
2000
100.0
59.1
22.9
18.0
2001
100.0
59.8
22.6
17.6
2002
100.0
57.3
25.3
17.4
2003
100.0
52.9
31.1
16.0
2004
100.0
48.1
37.7
14.2
2005
100.0
47.1
38.0
14.9
2006
100.0
45.7
38.1
16.2
2007
100.0
37.2
38.5
24.3
2008
100.0
28.6
40.0
31.4
Biểu đồ 1:
CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 1996
Biểu đồ 2:
CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 2008
Nhìn vào biểu đồ của 2 năm 1996 và năm 2008 cùng với bảng số liệu từ năm 1996 đến năm 2008 chochúng ta thấy rằng: Hiệu quả đầu tư và sử dụng vốn của khu vực nhà nước giảm sút. Vốn đầu tư của khu vực Nhà nước tăng từ 49% năm 1996 lên 58,1% năm 2001. Nhưng từ năm 2001 đến năm 2008 lại giảm từ 59,8% xuống còn 28,6%. Đồng thời, trong thành phần kinh tế ngoài quốc doanh ( khu vực kinh tế tư nhân trong nước) tăng từ 27,6% năm 1995 lên 40,0% năm 2008. Đây là nguồn đóng góp GDP quan trọng cho ngân sách nhà nước. Tại khu vực có vốn đầu tư nước, tuy tỉ trọng vốn đầu tư có xu hướng phát triển không ổn định, lúc tăng, lúc giảm trong giai đoạn 1995 -2004. Nhưng từ năm 2005 đến sơ bộ năm 2008 lại có sự phát triển không ngừng từ 14,9% lên đến 31,4%. Đây là thành phần kinh tế có nhiều tiềm năng phát triển trong xu hướng hội nhập hiện tại và trong tương lai.
Trong quá trình phát triển của pháp luật của dân sự đã điều chỉnh một cách có hiệu quả các mối quan hệ về sở hữu. Quá trình thực hiện các quy định về sở hữu tư nhân đã đạt được những kết quả sau:
Qua hơn hai mươi năm đổi mới, việc quy định một cách cụ thể vấn đề sở hữu tư nhân đã tạo nền tảng pháp lý cơ bản nhằm cho các quan hệ về sở hữu nói chung và sở hữu tư nhân nói riêng. Đồng thời, điều này đã tạo nên một sự chuyển biến mạnh mẽ và tích cực cho các cá nhân, tổ chức thực hiện quyền sở hữu tư nhân trong nền kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
Phát huy nguồn lực của xã hội vào sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách cho Nhà nước. Sau hơn 7 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, các doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, vị trí và vai trò ngày càng tăng, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội. Tỷ trọng thu ngân sách từ khu vực kinh tế tư nhân tăng từ 6% (năm 2002) lên trên 11% (năm 2008). Năng lực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế đã được nâng lên đáng kể. Tổng vốn đăng ký giai đoạn 2000-2008 là 2.110 tỷ đồng, lớn hơn cả vốn FDI cùng kỳ, vốn đăng ký bình quân tăng 61,5%. Cơ cấu về ngành nghề, sản phẩm và quy mô vốn đầu tư của kinh tế tư nhân cũng có nhiều thay đổi. Một số doanh nghiệp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chế độ pháp lý về sở hữu tư nhân Thực tiễn ở Việt Nam.doc