Đề tài Chế độ quản lý Nhà nước về Hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Lời nói đầu

Chương I: Những vấn đề lý luận chung

I. Khái niệm và các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài

1. Khái niệm

2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam

II. Khái niệm hải quan và chức năng nhiệm vụ của hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài

1. Khái niệm hải quan

2. Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.1. Những nhiệm vụ chủ yếu của hải quan Việt Nam

2.2. Quản lý nhà nước về hải quan

2.3. Quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài

III. Sự cần thiết của công tác quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài

IV. Những quy định của nhà nước về hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam

1. Đối với hàng hoá dịch vụ phương tiện do chủ đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam để góp vốn

1.1. Giám sát quản lý hải quan

1.2. Thủ tục hải quan

1.3. Chế độ thuế được áp dụng

1.3.1. Đối tượng được miễn thuế

1.3.2. Thủ tục thuế và giá tính thuế

 

2. Đối với hàng hoá dịch vụ nhập khẩu để sản xuất gia công hàng xuất khẩu

3. Đối với hoạt động của hải quan tại Khu chế xuất và Khu công nghiệp

3.1. Công tác quản lý nhà nước về hải quan

3.2. Hoạt động cụ thể của hải quan tại Khu chế xuất Khu công nghiệp

Chương II: Tình hình áp dụng chế độ quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam

I. Khái quát chung tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài thời gian qua

II. Thực trạng áp dụng chế độ quản lý nhà nước về hải quan ở Việt Nam

1. Hoạt động kiểm tra, giám sát hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1. Về phía các doanh nghiệp, nhà đầu tư

1.2. Về phía một số cơ quan, bộ ngành

1.3. Về phía ngành hải quan

2. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.1. Về phía các doanh nghiệp, nhà đầu tư

2.2. Về phía một số cơ quan bộ ngành

2.3. Về phía ngành hải quan

3. Việc thu thuế hải quan đối với hàng đầu tư trực tiếp nước ngoài

3.1. Về phía các doanh nghiệp, nhà đầu tư

3.2. Về phía một số cơ quan bộ ngành

3.3. Về phía ngành hải quan

III. Những điểm thuận lợi và những khó khăn tồn tại trong việc áp dụng chế độ quản lý nhà nước về hải quan ở Việt Nam

1. Những thuận lợi

2. Những khó khăn

Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chế độ quản lý nhà nước về hải quan đôi với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam

I. Cơ sở của việc hoàn thiện chế độ quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài

1. Cơ sở về mặt chính sách luật pháp

2. Cơ sở về khoa học kỹ thuật

3. Cơ sở về điều kiện tự nhiên xã hội

 

doc80 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1404 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chế độ quản lý Nhà nước về Hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
USD Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khu vực FDI so với của cả nước và qua các năm Năm Kim ngạch XNK của khu vực FDI so với của cả nước Tốc độ tăng kim ngạch XNK Cả nước Khu vực FDI 1997 23.5 - - 1998 22.4 4.5 -0.4 1999 25.5 11.2 28.2 2000 21.6 29.9 8.8 2001 27.2 3.7 31.5 2002 30.4 14.9 28.5 Nguồn: Tổng cục Hải quan; Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đơn vị tính: phần trăm (%) Biểu đồ tổng kim ngạch xuất Nhập khẩu của khu vực FDI và cả nước Tỷ trọng Tốc độ tăng Nguồn: Tổng cục Hải quan; Bộ Kế hoạch và Đầu tư II. Thực trạng áp dụng chế độ quản lý Nhà nước về hải quan ở Việt Nam. 1. Hoạt động kiểm tra, giám sát hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Kiểm tra giám sát Hải quan là hoạt động mang tính đặc thù của ngành Hải quan. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát đối tượng, cơ quan Hải quan kịp thời phát hiện các thiếu sót, vi phạm để yêu cầu chủ thể chấp hành đúng pháp luật. Đồng thời thông qua kiểm tra giám sát nhằm phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý Nhà nước về Hải quan để kịp thời kiến nghị sửa đổi bổ sung chính sách cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước. Công tác kiểm tra giám sát hàng hoá là hai khâu công việc của một chức năng nhiệm vụ đầu tiên quan trọng nhất, luôn đi đôi với nhau trong hoạt động Hải quan. Khởi điểm và kết thúc của công tác giám sát là phục vụ cho công tác kiểm tra quản lý và thu thuế, trong quá trình kiểm tra vẫn phải giám sát liên tục cho đến khi kết thúc thủ tục Hải quan theo qui định. Công tác kiểm tra tốt thì mới làm tròn nhiệm vụ quản lý của giám sát. Mục đích của kiểm tra giám sát hàng hoá xuất nhập khẩu là phải xác định được: tên hàng, số lượng, qui cách phẩm chất, xuất xứ, áp mã, áp giá, áp thuế suất để tính thuế; không để sót lọt số lượng và chất lượng. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu thu đúng, thu đủ thuế và giải quyết chính sách mặt hàng theo đúng qui định của pháp luật. Nhờ các chính sách khuyến khích đầu tư nên một số qui định về kiểm định, giám sát Hải quan đối với các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài được đổi mới theo hướng tích cực giảm bớt nhiều thủ tục phiền hà cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài. Công tác thực hiện của hải quan nhìn chung là tốt nhưng cũng vẫn tồn tại một số vướng mắc. 1.1 Về phía các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Nhìn chung các doanh nghiệp không tuân thủ đúng thời gian và địa điểm kiểm hoá qui định do địa điểm kiểm hoá ngoài khu vực cửa khẩu( nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện thuê kho bãi). Một vấn đề đáng nói là việc vi phạm về số lượng, tên hàng, xuất xứ… xảy ra thường xưyên.Việc vi phạm này không chỉ đơn giản gây ra do sự không hiểu biết của doanh nghiệp mà đôi khi còn là sự vi phạm hữu ý nhằm gian lận thương mại, trốn thuế. Một số doanh nghiệp cố tình lợi dụng chính sách thông thoáng mở cửa của Việt Nam thông qua việc cải cách thủ tục hành chính trong ngành bằng các biện pháp đơn giản hóa thủ tục hải quan, tạo điều kiện cho xuất nhập khẩu giải phóng hàng nhanh nhằm thực hiện các hành vi gian lận thương mại như khai man số lượng, giá trị hàng hoá, phụ kiện phụ liệu..xuất xứ. Trong khi biên chế hải quan có hạn tại các cửa khẩu, trình độ cán bộ không đồng đều mà lượng hàng thông qua cửa khẩu rất lớn, việc cân đo đong đếm chi ly là rất khó khăn. Kiểm tra sau thông quan là công tác nghiệp vụ phức tạp và tương đối mới mẻ với các cán bộ hải quan . Công việc càng khó khăn khi hầu hết doanh nghiệp khi bị phát hiện có dấu hiệu vi phạm đều có thái độ bất hợp tác với hải quan. Trong quá trình kiểm tra, xác minh trước khi ra quyết định kiểm tra sau thông quan, các cán bộ nghiệp vụ thường phải nhiều lần mời doanh nghiệp đến để giải thích, làm rõ nghi vấn. Thậm chí có doanh nghiệp viện lý do khác nhau, khất lần và cuối cùng không hợp tác. 1.2 Về phía một số cơ quan, bộ ngành. Nhiều vấn đề tồn tại liên quan đến việc quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài của cơ quan bộ ngành khác. Công văn số 424/TCHQ-GSQL ngày 28-1-2003( hướng dẫn thực hiện Thông tư 16/2002/TT-BKHCN ngày 13-12-2002 của Bộ Khoa học và Công nghệ) quy định về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá. Tại điểm 2 trong công văn 424 nói trên quy định: “Đối với những mặt hàng không thuộc diện phải kiểm tra Nhà nước về chất lượng nhưng công chức hải quan không thể xác định được thì trước hết phải yêu cầu Trung tâm phân tích, phân loại hàng hoá thuộc TCHQ tiến hành phân tích và kết luận”. Hiện tại ở TCHQ mới chỉ có duy nhất Trung tâm phân tích phân loại hàng hoá khu vực phía Bắc bắt đầu đi vào hoạt động( trên cơ sở Viện nghiên cứu khoa học Hải quan trước đây), chính vì vậy sẽ rất khó khăn khi phải phải đảm nhiệm công việc giám định hàng hoá. Sự chậm trễ trong viêc xác định sẽ gây chậm trễ cho viêc thông quan hàng hoá . Ngoài ra, đối với các loại hàng cồng kềnh không thể lấy mẫu để gửi đến Trung tâm phân tích thì các chi cục hải quan sẽ không biết giải quyết thế nào. Các hướng dẫn về việc lấy mẫu hàng hoá để gửi đến Trung tâm cũng chưa hề có. Lấy bao nhiêu, chủ hàng hay hải quan phải lấy mẫu và đối với các mặt hàng không lấy mẫu được thì trung tâm có phải cử cán bộ xuống tận cửa khẩu để giám định không…. chưa được qui định rõ. Do vậy, mà hiện nay hầu hết các chi cục hải quan cửa khẩu đều đang “vướng” về quy định này. Liên quan đến Bộ Thương Mại phải kể đến những vướng mắc liên quan đến quản lý lĩnh vực sản xuất hàng gia công xuất nhập khẩu. Có thể nói công tác quản lý hàng hóa gia công đầu tư liên doanh hiện nay chưa có cơ chế quản lý phù hợp. Theo quy định thì hải quan quản lý loại hàng là vật tư, nguyên nhiên liệu nhập khẩu để gia công cho nước ngoài rồi xuất khẩu theo hoạt động ký kết. Theo qui định của luật thuế xuất nhập khẩu hàng này thuộc dạng miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Chính do qui định về việc miễn thuế này đã làm nảy sinh không ít vướng mắc và gian lận thương mại trong lĩnh vực hàng gia công xuất khẩu. Trên cơ sở các hợp đồng gia công và văn bản cho phép của Bộ Thương mại cấp cho các đơn vị sản xuất hàng gia công xuất khẩu hải quan chỉ kiểm tra định mức theo dõi nguyên, phụ liệu nhập khẩu vào để gia công và áp dụng trừ lùi, phần sản phẩm thừa không xuất hết thì phải thực hiện theo chế độ nhập khẩu hiện hành, phải nộp thuế. Tuy nhiên trên thực tế có những hoạt động gia công kéo dài 5-10 năm, nguyên, phụ liệu được xuất nhập liên tục kế tiếp nhau, thời hạn không rõ ràng nên sản phẩm gia công được xuất khẩu qua nhiều chuyến ở nhiều bộ tờ khai hải quan, ở nhiều cửa khẩu khác nhau, gây khó khăn cho thanh khoản hợp đồng, việc thanh lý kiểm tra định mức hợp đồng gia công rất phức tạp. Do chưa qui định cụ thể về việc các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi giải thể phải đến cơ quan hải quan thanh khoản hợp đồng, xử lý phần thuế xuất nhập khẩu còn tồn đọng nên có nhiều doanh nghiệp đã giải thể mà hải quan không biết nên việc nhắc nhở cưỡng chế khi hợp đồng hết hạn theo qui định không thực hiện được. Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư qui định không rõ về tỷ lệ xuất khẩu và tỷ lệ tiêu thụ nội địa sản phẩm của các xí nghiệp liên doanh đầu tư gây khó khăn cho hải quan trong việc tính thuế hay không tính thuế đối với các vật tư, nguyên phụ liệu nhập khẩu. Việc qui định định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất như hiện nay do còn chồng chéo, bất hợp lý gây rất nhiều tranh cãi và khó khăn cho hải quan trong kiểm tra xác định vật tư tiêu hao. Việc xác định tỷ lệ tiêu thụ hàng hóa nội địa tỷ lệ doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm làm cơ sở để xác định mức nguyên, phụ liệu vật tư sản xuất hàng hoá tiêu thụ nội địa là vấn đề gây tranh cãi. 1.3 Về phía ngành hải quan. Luật hải quan thực hiện được gần 1 năm được các doanh nghiệp đánh giá cao về sự thông thoáng, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu (ví dụ như năm 2001 đã áp dụng hình thức miễn kiểm tra thực tế hàng hoá tại Khu chế xuất Linh Trung, Khu chế xuất Tân Thuận TP Hồ Chí Minh và một số doanh nghiệp trong Khu chế xuất tại Đồng Nai và Bình Dương) song bên cạnh đó cũng cần nhìn nhận những bất cập trong công tác quản lý, điều hành của ngành do chưa theo kịp được những nội dung đổi mới của luật hải quan. Một trong những lý do chính là chưa được hiện đại hoá, kỹ thuật hoá trong một số khâu, lĩnh vực then chốt của công tác giám sát quản lý hải quan như nghiệp vụ khai hải quan, kiểm tra hải quan đối với hàng hoá, phương tiện vận tải và khâu giám sát hải quan. Đối với vấn đề khai hải quan, nhu cầu và mục tiêu là cần phải hiện đại hoá toàn bộ khâu đăng ký tờ khai bằng các hình thức như khai bằng đĩa mềm, khai qua mạng cục bộ tại cửa khẩu, khai từ xa qua mạng thì mới chỉ có một vài nơi bắt đầu áp dụng khai trên đĩa mềm, khai trực tiếp trên máy tính, lác đác có địa điểm thí điểm khai từ xa qua mạng. Một thực trạng có thể thấy là trình độ cán bộ kiểm hoá chưa theo kịp với sự phát triển nhanh chóng của hoạt động thương mại quốc tế, trình độ về chuyên môn, kỹ thuật kiểm hoá, phương pháp kiểm hoá.. còn hạn chế (nhất là trong trường hợp hàng hoá là những công nghệ mới nhập của các liên doanh hay doanh nghiệp 100% vôn nước ngoài). Hiện nay, phần lớn kiểm hoá viên chưa được đào tạo cơ bản về thương phẩm học đối với mặt hàng mà họ phải kiểm tra. ở chúng ta mới chỉ có hành lý của hành khách xuất nhập cảnh qua sân bay được kiểm tra bằng máy soi. Rất nhiều lô hàng, mặt hàng chúng ta kiểm tra thực tế, nhưng kiểm hoá viên đôi khi không thể xác định được đó là hàng gì, chất lượng quy cách như thế nào nên phải trưng cầu giám định. Như vậy, cần phải có cánh tay nối dài của công tác kiểm hoá về mặt kỹ thuật, đó là các trung tâm phân tích, phân loại hàng hoá. Một thực tế nữa hiện nay là trang thiết bị dụng cụ cho công tác kiểm tra thực tế hàng hóa hoàn toàn thiếu. Việc cấp bách trong công tác này là trang bị ngay, đầy đủ các phương tiện kiểm tra hàng hoá cho tất cả các chi cục hải quan. Các dụng cụ cần thiết là cân lớn để cân cả xe, cả container, cân nhỏ để cân từng kiện , cân tiểu ly để cân mặt hàng trọng lượng nhỏ, trị giá cao(xác định dung tích), cần có thước đo, kết hợp cân và thước( xác định trọng lượng), kết hợp cân và kiểm tra thủ công( xác định số lượng). Ngoài ra, công tác giám sát hải quan còn chủ yếu bằng thủ công( đứng gác, tuần tra, niêm phong). Mới chỉ có sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất giám sát bằng camera, nhưng hiệu quả sử dụng chưa đáng kể. Tuy vậy dấu hiệu đáng mừng là năm 2002, Hải quan đã tích cực ứng dụng tin học và công nghệ thông tin vào các khâu quản lý nghiệp vụ quản lý của Hải quan như đã áp dụng thí điểm trong thời gian 6 tháng việc tiếp nhận khai Hải quan điện tử đối với loại hình hàng gia công xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Đồng Nai, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh và TP Hải Phòng; mở rộng ứng dụng tin học vào việc theo dõi nợ thuế, kế toán thuế, quản lý hàng gia công tại một số Cục Hải quan địa phương và có kết quả nhiều hứa hẹn. Như đã trình bày ở trên khi thực hiện kiểm tra, theo dõi, giám sát, quản lý loại hình hàng đầu tư trực tiếp nước ngoài Hải quan có nhiều khó khăn. Lấy ví dụ về kế hoạch nhập khẩu của Bộ Thương Mại: kế hoạch nhập khẩu do Bộ Thương Mại cấp cho các nhà thầu thường cấp cho cả năm, nên quá trình thực hiện không sát với thực tế nhập khẩu ( thiếu, thừa, thay đổi số lượng giá trị..).Trong những trường hợp này Hải quan căn cứ hàng hoá thực nhập để làm thủ tục cho thông quan đúng với qui định hiện hành và yêu cầu doanh nghiệp đến cơ quan Bộ hoặc Sở Thương Mại giải quyết việc bổ sung, điều chỉnh kế hoạch sau. Các mặt hàng xuất nhập khẩu bình thường chỉ chịu sự quản lý giám sát của Hải quan và Bộ Thương Mại còn loại hàng đầu tư góp vốn này không những chịu sự quản lý của Hải quan và Bộ Thương Mại mà còn chịu sự điều chỉnh của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội… Ngoài các qui định trên hàng đầu tư trực tiếp nước ngoài còn chịu sự điều chỉnh của các chính sách xuất nhập khẩu hàng hoá như tất cả các loại hàng xuất nhập khẩu khác. Đối với công tác kiểm tra sau thông quan, việc quản lý hoá đơn còn nhiều hạn chế nhất là đối với các doanh nghiệp liên doanh và 100% vốn nước ngoài. Cơ chế thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt, nhiều trường hợp không thông qua hệ thống Ngân hàng. Điều này dẫn đến tình trạng phổ biến là giá bán hàng ghi trên hoá đơn không phản ánh đúng giá thực tế, doanh nghiệp dễ dàng lập hồ sơ, chứng từ giả, để gian lận về giá nhập khẩu trốn thuế. Trong khi đó, việc dựa vào các kênh thông tin khác như giá chào bán của nhà xuất khẩu, giá bán thực tế trên thị trường, thông tin trên mạng… nhằm xác định giá trị thực của hàng nhập khẩu lại chưa được quy định làm căn cứ pháp lý. Vì vậy, nhiều trường hợp biết rằng giá nhập khẩu thể hiện trên chứng từ, giấy tờ của bộ hồ sơ là giá giả, thấp hơn nhiều so với thực tế nhưng việc xác minh lại đi vào ngõ cụt bởi không đủ cơ sở pháp lý để quy kết có sự gian lận về giá. 2. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đầu tư trực tiếp nước ngoài. 2.1 Về phía các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Hầu hết các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều thuê các công ty dịch vụ làm thủ tục mà các nhân viên của họ hầu hết là nhân viên trẻ, mới vào nghề, hầu hết chỉ thông thạo ngoại ngữ không hiểu biết về máy móc nên khi làm thủ tục hải quan có nhiều sai sót do họ không hiểu biết về thủ tục. Khi xảy ra vi phạm các doanh nghiệp thường đổ thừa cho công ty dịch vụ. Trong việc đăng ký mở tờ khai này một số nhà đầu tư đã rất khôn ngoan gian lận thương mại qua việc lợi dụng thời điểm đăng ký tờ khai. Cụ thể như khi thay đổi về chính sách quản lý mặt hàng hoặc chính sách ưu đãi thuế xuất nhập khẩu (ưu đãi hơn hay chặt chẽ hơn chính sách cũ) chủ hàng sẽ làm thủ tục hải quan trước hoặc sau để hưởng chính sách cũ hoặc mới gây ra tình trạng ách tắc hàng hoá tại cửa khẩu. 2.2 Về phía một số cơ quan, bộ ngành. Nhìn chung các văn bản liên quan ở các bộ ngành thường chưa được rõ ràng, không kịp thời ảnh hưởng đến việc áp dụng, thực hiện của hải quan. Các văn bản quy định về quản lý hàng đầu tư trực tiếp nước ngoài còn khiến hải quan có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau dễ dẫn đến tình trạng tiêu cực. Hiện nay để làm thủ tục cho một lô hàng hoá xuất nhập khẩu chủ hàng phải qua rất nhiều ngành có nhiều loại giấy tờ để trình hải quan nhưng văn bản của các bộ, ngành lại không rõ ràng.. hướng dẫn thiếu cụ thể gây nên thủ tục nặng nề ảnh hưởng xấu đến tư tưởng của nhà đầu tư. Thực tế ngành hải quan không tự đưa ra các quy định quản lý xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài mà chỉ căn cứ vào các văn bản pháp quy của Chính phủ, các bộ ngành để kiểm tra giám sát hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài có tuân thủ đúng các quy định hay không. Thực tế thời gian qua việc ban hành các văn bản quản lý đầu tư nước ngoài có nhiều điều bất ổn, chồng chéo giữa các bộ ngành làm cho hải quan và doanh nghiệp khó khăn trong xử lý và giải quyết. Khi ban hành văn bản mới về quản lý Nhà nước về hải quan đối với hạng hóa đầu tư nước ngoài các bộ ngành ít khi trao đổi với nhau tạo nên sự chồng chéo mâu thuẫn bất hợp lý và khó thực hiện. Các văn bản của Bộ Thương Mại khi không rõ ràng, cụ thể, cấp giấy phép không xác định rõ đơn vị trị giá hàng hoá (đặc biệt là danh mục hàng hoá được miễn thuế), thêm vào đó thường cấp giấy phép theo năm nên việc quy định và tạm tính theo số lượng giá trị rất chung chung ( lô, bộ, vật tư thiết bị máy móc..) nhưng đến khi nhập khẩu lại có nhiều chi tiết, tên hàng khác nhau.. gây khó khăn cho việc làm thủ tục, theo dõi và quản lý. Cũng liên quan đến Bộ Thương Mại, cần phải kể đến bất cập trong công tác làm thủ tục Hải quan cho các loại hàng hoá gia công nhập khẩu của đối với xí nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong qui trình trước đây, Bộ Thương Mại phê duyệt hợp đồng gia công, trong đó kê khai nguyên, phụ liệu nhập khẩu, định mức tiêu hao nguyên, phụ liệu, số sản phẩm sẽ xuất khẩu khi gia công. Hải quan sẽ căn cứ vào hợp đồng đã được Bộ Thương Mại phê duyệt để làm thủ tục xuất nhập khẩu. Hiện nay chế độ phê duyệt hợp đồng gia công đã được bãi bỏ, hợp đồng gia công được ký kết và đưa thẳng đến Hải quan ( trừ những mặt hàng cấm xuất nhập khẩu hoặc xuất nhập khẩu có điều kiện ). Như vậy tại các bộ phận làm thủ tục cho hàng hoá gia công xuất nhập khẩu, nhân viên Hải quan phải trải từng mét vải ra để đo đạc, tính toán xác định mức nguyên, phụ liệu cho từng đơn vị sản phẩm gây ra lãng phí nhân lực Hải quan. Tuy nhiên công việc này lại không giải quyết nhanh được gây ùn tắc tại cửa khẩu. Ngoài ra, việc kiểm tra này lại chỉ áp dụng được với một số loại hình như may mặc, giày dép còn những loại hình như gia công điện tử, cơ khí, thủy sản, vàng bạc, nông sản... thì hầu như Hải quan phải chấp nhận định mức mà doanh nghiệp ký kết với phía nước ngoài. Thời gian gần đây công tác hải quan và đổi mới thủ tục hải quan nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế đối ngoại của đất nước được Chính phủ rất quan tâm. Những mục tiêu đang đặt ra hiện nay của ngành hải quan là nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Thể lệ thủ tục hải quan chính là sự cụ thể hoá các nguyên tắc luật lệ hải quan và quyết định đến hiệu quả các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. Trong toàn bộ công tác hải quan thì thể lệ thủ tục hải quan là mặt nghiệp vụ mang tính công khai và thông lệ. Trong giai đoạn hiện nay khi mà xu thế hợp tác hội nhập với các nước ngày càng phát triển cùng với yêu cầu của văn minh thương mại, yêu cầu đổi mới thể lệ thủ tục hải quan là tất yếu để hài hoà với thông lệ hải quan và hoạt động xuất nhập khẩu_đầu tư trực tiếp nước ngoài của thương mại của khu vực và thế giới. Yêu cầu đổi mới thể lệ thủ tục hải quan bao gồm vừa tiến hành đồng bộ vừa tập trung vào những khâu trọng điểm là những vấn đề mang tính cấp bách của các cơ quan nhà nước và hải quan. Bên cạnh việc rà soát, đánh giá lại toàn bộ các khâu thủ tục để rút kinh nghiệm, cần lựa chọn đặt lên những mục tiêu hàng đầu việc cải tiến những thủ tục hải quan mang tính cấp thiết. Đối tượng xuất nhập khẩu ngày càng đa dạng phong phú nên thủ tục hải quan ngày càng phải được cải tiến, điều chỉnh đơn giản phù hợp và cụ thể nhưng vẫn phải đảm bảo được yêu cầu quản lý theo dõi giám sát. 2.3 Về phía ngành hải quan. Quan điểm về cải cách thủ tục, về hiện đại hoá Hải quan đã được các cấp trong ngành thống nhất và quyết tâm cao. Quy trình thủ tục Hải quan hiện nay đã bỏ bớt các khâu không cần thiết trước đây, rút ngắn thời gian làm thủ tục và đơn giản hoá các giấy tờ mà doanh nghiệp phải nộp. Cụ thể: đối với hàng xuất khẩu chỉ còn 2 bước và 3 loại chứng từ, hàng nhập khẩu chỉ còn 3 bước và 5 loại chứng từ. Các khâu trung gian trong qui trình thủ tục Hải quan đã cơ bản bị loại bỏ, hồ sơ Hải quan không phảI luân chuyển qua những bộ phận không cần thiết, khi doanh nghiệp đã làm xong thủ tục Hải quan khâu sau thì không phải quay trở lại khâu trước, thủ tục quản lý ở khâu nào kết thúc thủ tục ở khâu đó, hạn chế tối đa các doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu phải tiếp xúc trực tiếp với công chức Hải quan. Nội dung yêu cầu khai báo Hải quan trong tờ khai Hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu chỉ còn 27 cột mục, đỗi với hàng nhập khẩu la 38 cột mục ( so với 48 trứơc đây). Hiện tại thời gian làm thủ tục Hải quan đỗi với một lô hàng xuất khẩu thuộc diện miễn kiểm tra chỉ mất khoảng 20 phút, lô hàng xuất khẩu phảI kiểm tra chỉ mất từ 1 đến 4 tiếng; đỗi với hàng nhập khẩu phải kiểm tra thực tế chỉ còn 4 đến 6 tiếng, đỗi với hàng phức tạp cũng không quá 1 ngày ( trước đây lô hàng nào cũng phảI trên 1 ngày); tỷ lệ hàng xuất khẩu được miễn kiểm tra thực tế đạt 89%. Để đảm bảo các qui trình thủ tục Hải quan theo Luật Hải quan được thực hiện trong thực tế, ngay từ những ngày đầu thực hiện, Tổng cục Hải quan đã triển khai các đoàn công tác trực tiếp đến các cửa khẩu, các địa bàn có lưu lượng hàng hoá xuất nhập khẩu lớn để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện, đồng thời có ý kiến giải quyết, tháo gỡ những vướng mắc nảy sinh trong thực hiện được nhanh chóng kịp thời. Tuy vậy còn một số bất cập chưa thể giải quyết ngay. Đó là vấn đề khai báo hàng hóa gia công. Trên thực tế danh mục các nguyên phụ liệu nhập khẩu để gia công hàng hoá thường tương đối ổn định và lặp đi lặp lại trong nhiều lần xuất khẩu, nhập khẩu. Chủng loại và số lượng chủng loại thường đã biết trước nên thủ tục khai báo hải quan như hiện nay là chưa phù hợp gây mất thời gian, công sức và tiền của của doanh nghiệp đầu tư. Một vấn đề nữa không thể không kể đến là sự non kém về nghiệp vụ, thái độ sách nhiễu đòi hỏi quá đáng về giấy tờ gây phiền hà cho doanh nghiệp. Hiên nay mặc dù công cuộc cải cách hành chính đang được quan tâm nhưng việc này đối với hải quan không chỉ là công việc ngày một ngày hai mà cần phải thực hiện sâu rộng toàn ngành tập trung thực hiện 3 mục tiêu chủ yếu là hợp lý hoá, thống nhất hoá và đơn giản hoá thủ tục hải quan nhằm tạo môi trường pháp lý lành mạnh. Đồng thời, việc tạo điều kiện thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, giảm bớt các thủ tục hành chính phiền phức nhưng vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ đúng pháp luật còn liên quan đến nhiều bộ ngành, cơ quan khác một mình hải quan không thể làm được vì trên thực tế công tác hải quan liên quan đến rất nhiều qui định của các cơ quan này điển hình như Bộ Thương Mại, Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.. 3.Việc thu thuế hải quan đối với hàng đầu tư trực tiếp nước ngoài. 3.1 Về phía các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Trong tình hình hiện nay khi cạnh tranh ngày một khốc liệt thì việc thực hiện thu thuế và tránh thất thu thuế của hải quan ngày một khó khăn do xuất hiện ngày một nhiều những thủ đoạn tinh vi nhằm trốn thuế hay gian lận thương mại. Theo quy đinh của luật đầu tư, xí nghiệp có vốn đầu tư nứơc ngoài được miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị máy móc phụ tùng và các phương tiện sản xuất kinh doanh ( gồm cả phương tiện vận tải) và các vật tư nhập khẩu vào Việt Nam để đầu tư xây dựng cơ bản hình thành xí nghiệp hoặc để tạo tài sản cố định thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Điều đó có nghĩa là với những hàng hoá thuộc loại trên hải quan không cần quan tâm đến trị giá hàng hóa ( tức là giá để tính thuế) vì đằng nào hàng hoá đó cũng được miễn thuế theo qui định của pháp luật. Do quan niệm ý thức đó nên khi làm thủ tục hải quan, hải quan dễ dàng cho qua các loại hàng thuộc đối tượng này, vô tình để gian lận thương mại trong lĩnh vực liên doanh đầu tư nước ngoài lọt lưới.Thực tế trong các xí nghiệp liên doanh đầu tư hiện nay diễn ra khá phổ biến các tình trạng sau: các đối tượng nước ngoài lợi dụng sự thiếu hiểu biết và yếu kém cả về năng lực lẫn phẩm chất của một số cán bộ quản lý Việt Nam đã tìm cách góp vốn bằng máy móc thiết bị cũ lạc hậu về công nghệ khai tăng giá lên một cách quá đáng các thiết bị máy móc mà họ góp vốn. Việc nâng giá máy móc thiết bị lên so với giá cả thị trường quốc tế để góp vốn của các chủ đầu tư, liên doanh nước ngoài đã làm gia tăng giả tạo tỷ lệ góp vốn và lợi nhuận cho phía nước ngoài để thu lợi nhuận cao qua phần thu hồi khấu hao thiết bị máy móc cao hơn giá trị thực vốn có của nó, làm giảm tỷ lệ góp vốn và phân chia cho phía Việt Nam, đồng thời còn làm giảm sút phần thuế lợi tức phải nộp cho nhà nước ta. Các xí nghiệp liên doanh đầu tư nước ngoài một mặt khai tăng giá nhập khẩu thiết bị vật tư thuộc phần vốn góp được miễn thuế một mặt họ tìm cách khai giảm giá nhập khẩu nguyên liệu và giá sản phẩm kinh doanh xuất nhập khẩu để trốn thuế xuất nhập khẩu. Ngoài ra một trong những ưu đãi đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là việc miễn thuế nhập khẩu cho trang thiết bị máy móc vật tư tạo cơ sở vật chất ban đầu và tạo tài sản cố định. Chính do sự miễn thuế này mà trong giai đoạn đầu của các doanh nghiệp này đã xuất hiện nhiều hiện tượng gian lận thương mại như : Khai sai xuất xứ, khi chưa có giấy phép doanh nghiệp đã nhập khẩu hàng..gây sự ùn tắc tại cửa khẩu, sự lộn xộn trong hoạt động xuất nhập khẩu ảnh hưởng đến công tác quản lý hải quan. Lợi dụng tiêu chuẩn miễn thuế, ví dụ lợi dụng nhập khẩu trang thiết bị vật tư chất lượng cao vào bán ra thị trường rôì lấy vật tư trong nước rẻ hơn để lắp ráp xây dựng cơ sở hạ tầng hay khai báo trên tờ khai hải quan so với thực tế hàng hoá nhập khẩu về số lượng, chủng loại, xuất xứ, trị giá hàng hoá.. nhằm mục đích trốn thuế nhập khẩu… Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chính sách và biện pháp cụ thể như tạo hành lang pháp lý thuận lợi, môi trường đầu tư thông thoáng lành mạnh nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài. Ngành hải quan đã từng bước cải tiến đơn giản thủ tục tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên trong thời gian qua công tác quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài nói chung, quản lý Nhà nước hoạt động xuất nhập khẩu trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài nói riêng đã bộc lộ một số vấn đề những tồn tại cần tháo gỡ khi thực hiện công tác thu thuế hải quan. Lâu nay các cơ quan chức năng chỉ quan tâm đến hàng hoá thuộc vốn đầu tư nước ngoài khi nhập khẩu còn khi đã qua cửa khẩu thì hàng hoá đó coi như được thả nổi, nó có được sử dụng đúng mục đích vào việc xây dựng công trình đầu tư hay không thì chẳng ai quan tâm nên thực tế là đã xảy ra nhiều vụ việc lợi dụng chính sách thuế của Việt Nam để

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0066.doc
Tài liệu liên quan