Đề tài Chế độ thanh toán các khoản nợ trong luật phá sản doanh nghiệp của Việt Nam

Khi toà án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp thì Nhà nước luôn bảo vệ quyền lợi cho những người lao động trong doanh nghiệp. Vì vậy, việc xác định chính xác và đầy đủ các khoản nợ mà con nợ còn nợ công nhân viên luôn là điều đáng làm và đáng quan tâm hàng đầu. Điều 8 của Luật phá sản doanh nghiệp quy định: trong trường hợp doanh nghiệp không trả được lương cho người lao động 3 tháng liên tiếp, thì đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn có quyền nộp đơn đến Toà án nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Sau khi nộp đơn, đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn được coi là chủ nợ và không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí. Người lao động trong doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản được thanh toán các khoản mà doanh nghiệp còn nợ bao gồm:

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4066 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chế độ thanh toán các khoản nợ trong luật phá sản doanh nghiệp của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài sản của doanh nghiệp Việc xác định tài sản của doanh nghiệp bị yêu cầu tuyên bố phá sản sau khi có quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp sẽ do tổ quản lý tài sản thực hiện sau khi hết thời hạn giửi giấy tờ đòi nợ. Giá trị tài sản của doanh nghiệp lúc này không phải là giá trị tài sản phá sản của doanh nghiệp vì sau khi tổ hội nghị chủ nợ, chủ nợ và doanh nghiệp bị mắc nợ có thể thông qua phương án hoà giải nhưng sau một thời gian chủ nợ lại tuyên bố phá sản doanh nghiệp vì doanh nghiệp mắc nợ vi phạm cam kết của hội nghị chủ nợ và như vậy tài sản của doanh nghiệp sẽ thay đổi sau thời gian doanh nghiệp được phép tổ chức lại hoạt động kinh doanh của mình, ngay cả trường hợp phương án hoà giải và giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh không được thông qua thì trong quá trìn giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, doanh nghiệp vẫn được tiến hành các hoạt động kinh doanh dưới sự giám sát của thẩm phán. Như vậy có nghĩa là khối tài sản của doanh nghiệp sẽ thay đổi trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản có hiệu lực. Theo điều 17 của luật phá sản doanh ngiệo quy định tổ quản lý tài sản có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: - Lập bảng kê toàn bộ tài sản của doanh nghiệp; - Giám sát, kiểm tra việc quản lý tài sản của doanh nghiệp trong trường hợp cần thiết, có quyền đề nghị thẩm phán quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo toàn tài sản còn lại của doanh nghiệp; - Tập hợp danh sách các chủ nợ và số nợ phải trả cho từng chủ nợ. Theo quy định tại điều 44 của luật phá sản, tổ thanh toán tài sản có nhiệm vụ quyền hạn sau đây : - Nhận bàn giao tài sản và các giấy tờ, tài liệu có liên quan trừ tổ quản lý tài sản Và theo khoản 4 điều 44 luật phá sản doanh nghiệp quy định. Theo quyết định của chấp hành viên, tổ thanh toán tài sản tổ chức việc bán đấu giá các tài sản của doanh nghiệp. Việc bán đấu giá các tài sản của doanh nghiệp phải có công chứng nhà nước chứng nhận. Nếu tài sản đem bán đấu giá là thiết bị đồng bộ mới bán thì phải bán đồng bộ, trừ khi không bán được đồng bộ mới bán thiết bị lẻ. Việc tổ chức bán đấu giá tài sản và giải quyết quyền sử dụng đất đai của doanh nghiệp phải tuân theo đúng pháp luật. Điều 33 khoản 2 của Nghị định 189/CP ngày 23/12/1994 của Chính Phủ về hướng dẫn thi hành luật phá sản, hội đồng định giá có nhiệm vụ: - Định giá toàn bộ tài sản của doanh nghiệp trước khi bán đấu giá . - Định giá tài sản đã là vật bảo đảm cho các khoản nợ vay, tài sản mà doanh nghiệp dã bán 6 tháng trước khi xử ký đơn yêu cầu tuyên bố phá sản. Việc định giá tài sản phá sản của doanh nghiệp tại thời điểm này có ý nghĩa trong việc phân chia tài sản của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản. tuy nhiên, luật phá sản không có điều khoản nào quy định tàu sản được định giá tại thời điểm bày có phải là tài sản phá sản của doanh nghiệp hay không. Như vậy, luật phá sản và các văn bản hướng dẫn chưa có quy định cụ thể về tài sản phá sản của doanh nghiệp phá sản. Điều bày dẫn đến khó khăn cho việc xác định khối tài sản còn lại của doanh nghiệp để phân chia theo quyết định tuyên bố phá sản. 1.1.2 Lựa chọn thời điểm xác định giá trị tài sản khi toàn án ra quyết định thanh toán con nợ Việc xác định tài sản phá sản của con nợ bị tuyên bố phá sản có ý nghĩa rất quan trọng đối với quyền lợi của các chủ nợ cũng như chính con nợ. Để có thể xác định tài sản phá sản của con nợ, vấn đề cơ bản nhất là phải quy định thời điểm xác định khối tài sản này vì thời điểm này vô cùng quan trọng để xác định tài sản nào thuộc khối tài sản phá sản, tài sản nào không để phân chia theo quyết định tyyên bố phá sản. Tài sản tuyên bố phá sản của con nợ bị phá sản là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hay quyền quản lý (đối với donah nghiệp nhà nước) của con nợ được xác định tại thời điểm quyết định tuyên bố phá sản có hiệu lực pháp luật. Có quan điểm cho rằng, thời điểm xác định tài sản phá sản là thời diểm con nợ bị toà án tuyên bố phá sản. Nhưng theo quy định của pháp luật hiện hành, do quyết định tuyên bố phá sản chưa có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tuyên mà còn phải chờ một thời gian luật định để các bên có thể khiếu nại về quyết định đó, nên để có thể xác định được chính xác hơn tài sản thì phải chờ đến khi quyết định này có hiệu lực pháp luật (theo quy định của luật phá sản doanh nghiệp hiện hành thì thời gian từ khi tuyên donah nghiệo bị phá sản đến khi quyết định này có hiệu lực pháp luật là 30 ngày nếu không có kháng nghị hoặc khiếu nại). Theo điều 40 của luật phá sản doanh nghiệp quy định. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày có quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, các chủ nợ và doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản có quyền gửi đơn khiếu nại, viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định này. Hết thời hạn đó, nếu không có khiếu nại kháng nghị, thì quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp có hiệu lực thi hành. Trong trường hợp có khiếu nại, kháng nghị, thì trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kháng nghị thẩm phán đã ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp lên toà phúc thảm toà án nhân dân tối cao Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ phá sản doanh nghiệp, một tập thể gồm ba thẩm phán do Chánh toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao chế định phải giải quyết xong khiếu bại, kháng nghị. Quyết định của Toà phúc thẩm toà nhân dân tối cao là quyết định cuối cùng. Vì khi quyết định tuyên bố phá sản chưa có hiệu lực pháp luật thì doanh nghiệp vẫn tiến hành các hoạt động kinh doanh và tài sản của công ty thay đổi tăng hoặc giảm đi để thanh toán cho các khoản nợ mới. Nếu luật phá sản sắp tới sẽ sửa đổi theo hướng quyết định mở thủ tục thanh toán thương nhân mắc nợ không thể bị kháng cáo kháng nghị (điều 84 của dự thảo 2 về luật phá sản) thì tài sản phá sản của nợ bị phá sản là toàn bộ tài sản mà con nợ có tại thời điểm toà án ra quyết định thanh toán con nợ 1.2. Các loại tài sản Các loại tài sản theo quy định của luật phá sản doanh nghiệp Điều 19 của luật phá sản doanh nghiệp đưa ra khái niệm tài sản của doanh nghiệp theo điều này tài sản của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ tài sản thì "tài sản của doanh nghiệp" bao gồm toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hoặc thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp nhà nước ). Trong đó gồm: Tài sản cố định và tài sản lưu động của doanh nghiệp đang có ở doanh nghiệp; Tiền hoặc tài sản góp vốn, liên doanh, liên kết với cá nhân, doanh nghiệp khác hoặc tổ chức khác; Tiền hoặc tài sản của doanh nghiệp mà cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khác đang nợ hoặc chiếm đoạt Tài sản của doanh nghiệp đang cho thuê hoặc cho mượn Các quyền về tài sản Tài sản của doanh nghiệp tư nhân còn bao gồm cả "tài sản của chủ thể doanh nghiệp tư nhân không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh" Bổ sung thêm cho danh mục tài sản của doanh nghiệp Quy định như điều 19 thì tài sản của doanh nghiệp còn thiếu 2 khoản Những tài sản đang là vật thế chấp, cầm cố cho các khoản nợ của các chủ nợ có bảo đảm (vì những tài sản này vẫn thuộc quyền sở hữu của con nợ, các khoản nợ có bảo đảm cũng chỉ được thanh toán sau khi tuyên bố quyết định phá sản có hiệu lực pháp luật) Các tài sản thu hồi được do con nợ đã có hành vi tẩu tán trong thời gian 6 tháng trước khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản Giá trị tài sản còn lại Điều 39 của Luật phá sản có nói đến khái niệm "giá trị tài sản còn lại" nhưng cũng không có điều khoản nào trong luật và các Văn bản hướng dẫn rõ thế nào là giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp. Nếu căn cứ vào điều 38 và điều 39 của Luật thì có thể coi "tài sản còn lại" này là khoản tài sản còn lại của doanh nghiệp bị phá sản sau khi đã thanh toán xong các khoản nợ có bảo đảm và dùng để thanh toán cho các chủ nợ khác. Theo điều 38 của Luật doanh nghiệp quy định: trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản của doanh nghiệp, thẩm phán ra quyết định bảo toàn tài sản thế chấp hoặc cẩm cố, tổ chức việc xác định giá trị của các tài sản đó. Nếu giá trị tài sản cẩm cố hoặc thế chấp đó lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị còn lại của doanh nghiệp. Và theo điều 39 quy định: việc phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp theo thứ tự ưu tiên sau đây: ... Nếu căn cứ cả hai Điểu 38 và Điều 39 của Luật thì có thể coi "tài sản còn lại" này là khoản tài sản còn lại của doanh nghiệp bị phá sản sau khi đã thanh toán xong các khoản nợ có bảo đảm và dùng để thanh toán cho các chủ nợ khác. Như vậy là giá trị còn lại của tài sản không bao gồm cả giá trị tài sản đã cầm cố thế chấp cho chủ nợ có bảo đảm. Nhưng theo quy định của Điều 45 của Luật phá sản doanh nghiệp quy định: giá trị tài sản của doanh nghiệp hay phần chênh lệch giá trị tài sản của doanh nghiệp nếu trong 6 tháng sau ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp mà doanh nghiệp đã có những vi phạm sau đây: Tẩu tán tài sản của doanh nghiệp dưới mọi hình thức; thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn Từ bỏ quyền đòi nợ đối với các khoản nợ Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm; Bán tài sản của doanh nghiệp thấp hơn thực giá. Trước khi thu hồi lại tài sản hoặc phần chênh lệch giá trị tài sản của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, tổ thanh toán tài sản có trách nhiệm xuất trình quyết định của toà án giải thích rõ lý do thu hồi tài sản hoặc phần chênh lệch giá trị tài sản doanh nghiệp cho đương sự biết. Những tranh chấp về thu hồi lại tài sản hay phần chênh lệch giá trị tài sản của doanh nghiệp do Toà án quyết định. Mà trong phần tài sản của doanh nghiệp lại không liệt kê về phần tài sản vi phạm do hành vi tẩu tán trong thời gian 6 tháng trước khi doanh nghiệp bị yêu cầu tuyên bố phá sản và trong phần tài sản của doanh nghiệp thì có nên sắp xếp nó vào phần giá trị còn lại của doanh nghiệp hay không? Theo điều 23 quy định: Trong thời gian giải quyết việc yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, các khoản nợ mới phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp được thanh toán dưới sự giám sát của thẩm phán. Do sự quy định không rõ ràng giữa các điều Luật và việc không đưa ra một định nghĩa cụ thể gây ra sự nhầm lẫn cho các chủ nợ trong danh sách còn lại về giá trị còn lại của con nợ. Một trong những vướng mắc phải giải quyết trong việc xác định tài sản phá sản của con nợ khi con nợ là doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể hoặc công ty hợp danh (theo dự thảo 2 về Luật phá sản các loại chủ thể kinh doanh này đều là đối tượng áp dụng của Luật phá sản) là trách nhiệm vô hạn của các chủ thể này. Ngoài tài sản đem vào kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân, cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và thành viên hợp danh của công ty hợp danh còn phải chịu trách nhiệm bằng cả tài sản không đem vào kinh doanh của mình. Chính vì vậy mà khi xác định tài sản phá sản của doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh, pháp luật phải quy định tiêu chí cụ thể để loại trừ những tài sản phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người và thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, cá nhân có đăng ký kinh doanh và thành viên hợp danh của công ty hợp danh có vợ hoặc chồng, việc xác định tài sản riêng của họ gặp không ít những khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, Luật hôn nhân và gia đình phải có những quy định cụ thể và chi tiết về cách thức xác định trách nhiệm tài sản của vợ hoặc chồng trong trường hợp một trong hai người là cá nhân có đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể, chủ doanh nghiệp tư nhân hay thành viên hợp danh của công ty hợp danh khi những chủ thể này bị tuyên bố phá sản. Việc xác định tài sản của con nợ phải được tiến hành bởi một bên thứ ba độc lập gồm những chuyên gia làm nhiệm vụ định giá tài sản theo giá cả thị trường (không căn cứ vào khung giá do Nhà nước ban hành vì khung giá này thường chậm thay đổi, không sát với giá cả thị trường, gây thiệt hại cho cả con nợ lẫn chủ nợ). Quy định hiện hành về cách thức định giá tài sản còn lại của con nợ để phân chia theo quyết định tại điều 35 Nghị định 189/CP ngày 23/12/1994 của Chính phủ, thành phần của Hội đồng định giá doanh nghiệp phá sản bao gồm: Đại diện Sở Tài Chính Đại diện của cơ quan có liên quan Chủ nợ có tài sản bảo đảm Cá nhân hoặc đơn vị đã mua tài sản của doanh nghiệp phá sản 6 tháng trước khi toà án xử lý đơn yêu cầu phá sản doanh nghiệp. Đại diện chủ nợ, đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động của doanh nghiệp mắc nợ. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số. Với thành phần hội đồng định giá như trên, việc định giá tài sản của doanh nghiệp mắc nợ sẽ không thật chính xác và khách quan vì những người thật sự có chuyên môn về định giá trong hội đồng này là rất ít. Cho nên hội đồng định giá này cần phải bao gồm những chuyên gia có đăng ký làm công việc định giá tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Vậy trị giá tài sản của doanh nghiệp còn lại của con nợ là phần còn lại của tài sản sau khi đã thanh toán cho các chủ nợ đã phát sinh trong quá trình giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp và phần thanh toán cho tài khoản vay có bảo đảm trong danh sách chủ nợ cộng với phần chênh lệch giá trị tài sản do hành vi tẩu tán tài sản trong 6 tháng trước ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản và giá trị tài sản do hành vi tẩu tán trong 6 tháng trước ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản. Xác định các khoản nợ công nhân viên trong doanh nghiệp Khi toà án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp thì Nhà nước luôn bảo vệ quyền lợi cho những người lao động trong doanh nghiệp. Vì vậy, việc xác định chính xác và đầy đủ các khoản nợ mà con nợ còn nợ công nhân viên luôn là điều đáng làm và đáng quan tâm hàng đầu. Điều 8 của Luật phá sản doanh nghiệp quy định: trong trường hợp doanh nghiệp không trả được lương cho người lao động 3 tháng liên tiếp, thì đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn có quyền nộp đơn đến Toà án nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Sau khi nộp đơn, đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn được coi là chủ nợ và không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí. Người lao động trong doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản được thanh toán các khoản mà doanh nghiệp còn nợ bao gồm: . Tiền lương Tiền lương: Là khoản tiền lương và các khoản phụ cấp lương (nếu có) sau khi trừ các khoản tạm ứng tiền lương mà doanh nghiệp còn nợ người lao động tính đến thời điểm doanh nghiệp có quyết định tuyên bố phá sản của Toà án kinh tế, Toà án nhân dân cấp tỉnh theo Điều 2 khoản 1 của Nghị định số 92/CP ngày 19/12/1995 của Chính phủ. Theo Điều 55 của Bộ Luật lao động(2002) quy định tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của người lao động được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Và các loại phụ cấp là loại tiền trả thêm được tính trên cơ sở tiền lương nhằm bổ sung cho chế độ tiền lương cấp bậc có tính đến các yếu tố không ổn định thường xuyên trong lao động và trong sinh hoạt mà chế độ tiền lương cấp bậc chưa đưa vào được. Phụ cấp bao gồm: Phụ cấp khu vực: áp dụng đối với những nơi xa xôi hẻo lánh có nhiều khó khăn hoặc khí hậu xấu. Theo quy định có 7 mức 0,1; 0,2;0,3; 0,4; 0,5; 0,7; 1 so với mức tiền lương tối thiểu Phụ cấp độc hại nguy hiểm: áp dụng đối với nghề hoặc công việc mà có điều kiện lao động độc hại nguy hiểm chưa được xác định trong mức lương của tiền lương cấp bậc có 4 mức 0,1; 0,2;0,3; 0,4 so với mức tiền lương tối thiểu Phụ cấp trách nhiệm: áp dụng đối với những người làm những công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc người có kiêm nhiệm thêm chức vụ quản lý nhưng chức vụ quản lý đó không tính vào tiền lương trong tiền lương cấp bậc: 3 mức so với mức lương tối thiểu 0,1; 0,2; 0,3 Phụ cấp thu hút: loại phụ cấp áp dụng đối với người lao động đến làm việc ở vùng kinh tế mới hoặc cơ sở kinh tế mới thành lập, đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn do cơ sở hạ tầng chưa phát triển: 4 mức 20%, 30%, 50%, 70% so với tiền lương cấp bậc hoặc chức vụ. Phụ cấp đắt đỏ áp dụng những nới có chỉ số giá sinh hoạt (lương thực thực phẩm, dịch vụ) cao hơn 10% so với chỉ số giá sinh hoạt bình quân chung của cả nước mức 0,1; 0,15; 0,2; 0,25; 0,3 so với mức lương tối thiểu Phụ cấp làm đêm: áp dụng đối với người làm việc ban đêm: 30% tiền lương cấp bậc hoặc chức vụ đối với những công việc không thường xuyên làm việc ban đêm và 40% tiền lương cấp bậc hoặc chức vụ đối với công việc thường xuyên làm việc theo ca (đêm) hoặc người chuyên làm việc ban đêm. 2.2. Tiền bảo hiểm xã hội Theo khoản 2 điều 2 của nghị định 92/CP ngày 19/12/1995: tiền bảo hiểm xã hội là khoản tiền doanh nghiệp chưa đóng hoặc chưa đóng đủ cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định của điều lệ bảo hiểm xã hội. Theo quy định của điều 149 bộ luật lao động (2002) thì: Người sử dụng lao động đóng bằng 15% so với tổng quỹ tiền lương. Người lao động đóng bằng 5% tiền lương. Theo quy định tại khoản 2 điều 4 nghị định 92/CP thì cơ quan bảo hiểm xã hội lập chứng từ về khoản doanh nghiệp và người lao động còn nợ về bảo hiểm xã hội và chuyển chứng từ đó cho tổ thanh toán tài sản. 2.3. Trợ cấp thôi việc Theo quy định tại khoản 2 điều 2 nghị định 92/CP: trợ cấp thôi việc là khoản tiền trợ cấp thôi việc mà doanh nghiệp chưa trả hoặc chưa trả đủ cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 điều 42 của Bộ luật lao động (1994) và điều 10 của nghị định số 198/CP ngày 31/12/1994 của chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động và hợp đồng lao động. Theo điều 42 của Bộ luật lao động năm 2002 quy định khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ đủ 12 tháng trở lên người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có. - Khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 điều 85 của bộ luật này, người lao động không được trợ cấp thôi việc. Điều 7 của nghị định 92/CP quy định: khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, người lao động đang làm nghĩa vụ quân sự hoặc nghĩa vụ công dân khác thuộc diện tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động được trợ cấp thôi việc theo quy định tại điều 3 của nghị định này. Ta có thể áp dụng điều 42 của Bộ luật lao động 2002 cho trường hợp này là phù hợp. 2.4. Các quyền lợi khác bằng tiền theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết. Theo quy định tại khoản 4 điều 2 Nghị Định 92/CP thì các quyền lợi khác bằng tiền theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết là các khoản tiền được hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể mà doanh nghiệp chưa trả đủ cho người lao động. 2.5. Thêm phần tiền lãi vào tiền lương công nhân viên cho phù hợp với Luật lao động sửa đổi Theo khoản 1 điều 59 của Bộ luật lao động năm 2002 quy định. Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn và tại nơi làm việc. Trong trường hợp đặc biệt phải trả lương chậm, thì không được chậm quá một tháng và người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm do ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm trả lương. Mà ở đây doanh nghiệp không trả được lương người lao động ba tháng liên tiếp thì người lao động cũng phải được trả lãi suất tiền gửi tiết kiệm cho tháng lương doanh nghiệp còn nợ mình. Các tài liệu chứng minh các khoản nợ của con nợ đối với công nhân viên: Đối với các khoản nợ tiền lương, trợ cấp thôi việc, tiền bảo hiểm và các lợi ích khác của người lao động là hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, bảng toán tiền lương hoặc tiền công, các chứng từ chi bảo hiểm xã hội và các chứng từ có liên quan đến các lợi ích khác của người lao động. 3. Xác định các khoản nợ có đảm bảo và không có đảm bảo 3.1. Các hình thức chủ nợ trong Luật Phá sản doanh nghiệp. Theo điều 3 của Luật phá sản doanh nghiệp quy định: "Chủ nợ có bảo đảm" là chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp mắc nợ. "Chủ nợ có bảo đảm một phần" là chủ nợ có các khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp mắc nợ mà giá trị tài sản bảo đảm ít hơn khoản nợ đó. "Chủ nợ không có bảo đảm"là chủ nợ có khoản nợ không được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp mắc nợ. 3.2. Khoản vay nào có đảm bảo và khoản vay nào không có đảm bảo. Điều 5 pháp lệnh Hợp đồng kinh tế quy định 3 biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh tế là thế chấp tài sản, cầm cố và bảo lãnh. Điều324 Bộ luật dân sự đã quy định ngoài 3 biện pháp trên còn 4 biện pháp khác là đặt cọc, ký cược, ký quỹ, phạt vi phạm. Vậy thì có phải tất cả chủ nợ có bảo đảm không? Trong khi điều 38 Luật phá sản doanh nghiệp chỉ quy định rằng: "Trong quá trình giải quyết yêu càu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, thẩm phán ra quyết định bảo toàn tài sản thế chấp hoặc cầm, tổ chức việc xác định giá trị của những tài sản đó". Theo điều 3 của Luật phá sản doanh nghiệp phải là chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng hiện chính sản của doanh nghiệp mắc nợ. Do vậy, chủ nợ được bảo đảm bằng biện pháp phạt vi phạm hoặc bảo lãnh, không phải là chủ nợ có bảo đảm, vì trong biện pháp bảo lãnh, tài sản đem ra bảo đảm và tài sản của người thứ ba (người bảo lãnh) chứ không phải là tài sản của doanh nghiệp mắc nợ; Còn phạt vi phạm chỉ là biện pháp dự liệu con nợ sẽ phải nộp một số tiền khi xảy ra vi phạm mà không có cơ sở bảo đảm bằng một tài sản chắc chắn của doanh nghiệp như các biện pháp bảo đảm khác. Đối vói 3 biện pháp còn lại là đặt cọc, ký cược, ký quỹ mà Luật phá sản không dự liệu, chúng ta cần khẳng định nếu doanh nghiệp mắc nợ đã đem chính tài sản của mình ra để đảm bảo, thì phải coi chủ nợ của những khoản nợ đó là chủ nợ có bảo đảm và Luật phá sản doanh nghiệp cần bổ sung các trường hợp này. Vấn đề đặt ra nếu một doanh nghiệp đem tài sản của minh đi đặt cọc hoặc ký cược cho con nợ để đảm bảo nghĩa vụ của chủ thể này thì khi Toà án mở thủ tục giải quyết phá sản cho con nợ thì liệu tài sản đặt cọc hoặc ký cược đó sẽ được hoàn trả lại cho doanh nghiệp này vô điều kiện hay tài sản đó được coi là khoản nợ không có bảo đảm của con nợ đối với doanh nghiệp. Khi đưa tài sản đặt cọc hoặc ký cược thì doanh nghiệp này không chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho nên khi doanh nghiệp hoàn thành xong hợp đồng thì con nợ phải hoàn trả tiền đặt cọc, ký cược vô điều kiện... Tài sản ký quỹ do bên thứ ba giữ (một ngân hàng) ký quỹ đương nhiên phải trả lại vô điều kiện cho doanh nghiệp sau khi đã trừ đi chi phí dịch vụ ngân hàng. Theo điều 363 Bộ luật dân sự quy định "... Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng, thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác". Nếu con nợ từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng với doanh nghiệp vậy thì 10 triệu mà doanh nghiệp này đặt cọc sẽ phải được trả vô điều kiện có "khoản tương đương giá trị tài sản đặt cọc" kia sẽ được coi là một khoản nợ không có bảo đảm đối vói khoản tiền 10 triệu đồng tương đương kia. Người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay cho doanh nghiệp mắc nợ sẽ trở thành chủ nợ không có bảo đảm, có quyền và nghĩa vụ như các chủ nợ không có bảo đảm khác, được tham gia hội nghị chủ nợ và được phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản theo tỷ lệ tương ứng với số nợ đã trả cho chủ nợ. Các chủ nợ được người bảo lãnh thanh toán một phần nợ được tham gia vào việc phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp mắc nợ theo tỷ lệ tương ứng với số nợ chưa được trả theo quy định điều 26 Luật phá sản doanh nghiệp. 3.3. Tính lãi cho các khoản nợ. Điều 23 Luật phá sản doanh nghiệp quy định rằng kể từ thời điểm ngừng thanh toán nợ, doanh nghiệp không phải trả lãi các khoản nợ, các khoản nợ chưa đến hạn được coi là đến hạn, nhưng không được tính lãi đối với thời gian chưa đến hạn. Việc ngừng tính lãi các khoản nợ nhằm mục đích giải thoát một phần gánh nặng tài chính cho con nợ để thực hiện phương án hoà giải. Nhưng nếu doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, pháp luật của ta không quy định thanh toán những khoản lãi này nếu sau khi đã thanh toán hết nợ mà doanh nghiệp vẫn còn tài sản. Việc không qui định như vậy sẽ làm thiệt thòi cho các chủ nợ, cho nên Luật phá sản của doanh nghiệp cần quy định thêm vấn đề này. 4. Xác định các khoản nợ của Nhà Nước. Nhà nước cũng là một chủ nợ của doanh nghiệp bị phá sản gồm phần nợ thuế và khoản phạt vi phạm hành chính của doanh nghiệp. Phần thuế bao gồm thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế giá trị gia tăng phát sinh khi doanh nghiệp bán được hàng hoặc người mua đã chấp nhận thanh toán. Nếu thuế giá trị gia tăng đầu vào lớn hơn thuế giá trị gia tăng đầu ra thì doanh nghiệp sẽ được nhà nước hoàn thuế và phần này nhập vào thành giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp. Luật phá sản doanh nghiệp chưa quy định khoản cho vay đặc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChế độ thanh toán các khoản nợ trong luật phá sản doanh nghiệp của Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan