Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NGÂN SÁCH, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, VÀ SỰ CẦN THIẾT CHI VÀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CHO GIÁO DỤC 2
1.1. Lý luận chung về ngân sách và chi ngân sách 2
1.2. Vai trò của chi ngân sách đối với sự nghiệp giáo dục và sự cần thiết khách quan phải đầu tư cho sự nghiệp giáo dục. 6
1.3. Sự cần thiết của quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục 9
1.4. Nội dung quản lý chi ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục đào tạo 11
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHI VÀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở TỈNH HÀ TÂY 20
2.1. Khái quát đặc điểm kinh tế xã hội và tình hình hoạt động của giáo dục trung học cơ sở ở Hà Tây 20
2.2. Thực trạng quản lý chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục trung học cơ sở ở Hà Tây. 22
2.3. Đánh giá chung 25
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIÊN PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HÀ TÂY. 46
3.1. Những mục tiêu và nhiệm vụ phát triển giáo dục trong giai đoạn mới. 46
3.2. Một số biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả chi ngân sách cho hệ thống giáo dục trung học cơ sở ở Hà Tây 49
KẾT LUẬN 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
57 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 3226 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trung học cơ sở ở tỉnh Hà Tây thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cơ sở nói riêng và sự tác động của chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp quan trọng này.
CHƯƠNG II.
THỰC TRẠNG CHI VÀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC
TRUNG HỌCCƠ SỞ Ở TỈNH HÀ TÂY.
2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HÀ TÂY.
2.1.1. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội ở tỉnh Hà Tây.
Tỉnh Hà Tây được tái lập từ tháng 10/1991, là tỉnh nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng với diện tích tự nhiên là 2.193 km2 , bao gồm 12 huyện, 2 thị xã, 325 xã phường thị trấn . Hà Tây giáp với các tỉnh (thành phố) : Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hoà Bình, Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên. Dân số của tỉnh tính đến 1.4.1999 là 2.386.770 người.
Là địa phương nằm cạnh khu tam giác phát triển kinh tế miền Bắc (là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh) nên Hà Tây có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội. (như có thị trường lớn mạnh để tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong tỉnh, v.v...). Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước, tỉnh Hà Tây cũng có những bước chuyển biến tích cực, đạt được nhiều thành tựu quan trọng về các mặt kinh tế, xã hội.
Trong gian đoạn 1996 - 2000, mặc dù gặp phải nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á, nhưng tỉnh Hà Tây vẫn đạt mức tăng trưởng kinh tế khá đạt 7,3% năm là tỷ lệ tương đối cao trong cả nước. GDP bình quân đầu người đạt 315 USD/người tăng bình quân là 11,1%. Sản xuất nông, lâm ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đều có những bước tiến đáng kể.
Sự nghiệp giáo dục, văn hoá, xã hội đạt được nhiều thành tựu mới : công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân có nhiều cố gắng không để dịch bệnh lớn xảy ra. Thực hiện tốt các chương trình trọng điểm như tiêm chủng mở rộng cho trẻ em, xây mới nhiều trạm y tế cơ sở v.v… Thực hiện tố các chính sách đền ơn đáp nghĩa, xoá đói giảm nghèo … Các chương trình văn hoá thông tin có nhiều hoạt động phong phú góp phần nâng cao dân trí và đời sống tinh thần cho nhân dân.
Cùng với sự phát triển của tỉnh và được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo nên sự nghiệp giáo dục đào tạo ở tỉnh Hà Tây đều có được những bước tiến mới, đáng khích lệ. Số lượng học sinh khá, giỏi các năm đều tăng. Đã có 13/14 huyện thị xã, 316/325 xã, phường được công nhận hoàn thành phổ cập THCS. 22 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Chất lượng giáo dục cũng có chuyển biến mới. Hàng năm, tỉnh đều có học sinh giỏi đạt giải quốc gia và quốc tế . Số học sinh đỗ đại học cao đẳng đạt tỷ lệ cao so với các tỉnh thành trong cả nước. Trong tỉnh, đã thành lập được nhiều trường bán công và dân lập. Đội ngũ giáo viên được chuẩn hoá. Công tác hướng nghiệp cho học sinh dần được củng cố.
Tuy nhiên, là tỉnh đang trong giai đoạn phát triển, cho nên việc đầu tư cho giáo dục vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu trong khi công tác xã hội hoá sự nghiệp giáo dục phát triển chưa mạnh. Chất lượng dạy học ở diện đại trà chưa cao. Cơ sở vật chất, trường lớp, trang thiết bị dạy học ở nhiều xã còn khó khăn, đa dạng hoá các loại hình giáo dục còn chậm.
Nhưng với sự quan tâm của các cấp chính quyền, cộng với sự cố gắng, khắc phục khó khăn của ngành giáo dục nên sự nghiệp giáo dục ở tỉnh Hà Tây sẽ còn mang lại thêm nhiều kết quả tốt, đáp ứng được những yêu cầu mới trong quá trình phát triển của tỉnh.
2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở TỈNH HÀ TÂY TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY :
Trong những năm gần đây, sự nghiệp giáo dục trung học cơ sở ở tỉnh Hà Tây đã có những bước chuyển biến tích cực. Hệ thống trường lớp tiếp tục được củng cố. Số lượng học sinh được giữ vững, số học sinh bỏ học giảm đáng kể. Hà Tây là tỉnh đã hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục tiểu học và trong thời gian tới cố gắng hoàn thành phổ cập giáo dục THCS. Hiện nay, Hà Tây đã có 13/4 huyện, thị xã, 316/325 xã phường đạt tiêu chuẩn phổ cập THCS theo đúng qui định của Bộ giáo dục - đào tạo. Số trường THCS được xây mới cùng với sự tăng lên của đội ngũ giáo viên THCS chứng tỏ sự quyết tâm lớn của ngành giáo dục tỉnh trong việc phổ cập THCS.
Ta xem xét đến bảng số liệu sau :
Bảng số 1 : Số trường - lớp - giáo viên - hcọ sinh phổ thông THCS Hà Tây .
1996-1997
1999 - 2000
2000-2001
Số trường
321
328
328
Số lớp
4631
5050
5044
Số giáo viên
7768
9604
10292
Học sinh
197.270
205.103
203.074
Nguồn : Niên gián thống kê tỉnh Hà Tây 1996 - 2002.
Số liệu trên là minh chứng cho những nhận xét trên. Cũng qua bảng số liệu này ta thấy số lớp cùng với số học sinh giảm trong năm học 2002 - 2001 và 2001 - 2002 . Nguyên nhân của sự giảm sút về số lượng học sinh cũng như số lớp là do giảm dân số tự nhiên trong độ tuổi, chứ không phải do tình trạng học sinh bỏ học như mấy năm trước đây (theo báo cáo tổng kết công tác ngành giáo dục 2000 - 2001).
Đối với đội ngũ giáo viên, cùng với sự tăng lên về số lượng thì chất lượng cũng ngày một cao. Tính đến năm 2001 toàn tỉnh đã có 57% giáo viên trung học cơ sở đã và đang học trình độ trên chuẩn theo luật giáo dục quy định. Phương pháp giảng dạy cúng được đổi mới theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh, phát huy tính chủ động sáng tạo và năng lực tự học tự nghiên cứu của học sinh. Bên cạnh đó, sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Hà Tây cũng đang chỉ đạo thí điểm khối 8 dạy theo phòng bộ môn. Đây là việc làm tích cực để nâng cao chất lượng , khắc phục tình trạng dạy chay. Dạy học theo phòng bộ mon là xu hướng tất yếu của tổ chức giáo dục ở nhà trường trong tương lai. Chính vì có những bước đổi mới như vậy, nên chất lượng giáo dục đào tạo THCS ở tỉnh Hà Tây đã có được những kết quả khả quan. Tỷ lệ học sinh PTCS đỗ tốt nghiệp đạt 98,2% là tỷ lệ cao so với các khối học khác. Trong năm học đã tổ chức các kỳ thi học sinh giỏi cho khối lớp 9 : đã có 1140 học sinh dự thi trong đó có 41 giải nhất, 73 giải nhì, 153 giảI ba, 198 giải khuyến khích… kết quả chung của khối học THCS trong học kỳ. 1999 - 2000 theo báo cáo tổng kết năm của Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Tây.
Biểu số 2 : chất lượng Giáo dục THCS ở Hà Tây :
Khối trung học cơ sở
Hạnh kiểm (%)
Học lực (%)
Tốt
Khá
TB
yếu
Tốt
Khá
TB
yếu
kém
61,06
34,27
4,47
0,2
9,69
40,41
46,52
3,33
0,05
Nguồn : Báo cáo tổng kết năm học 2000-2001 ngành GD-ĐT Hà Tây
Theo đánh giá của Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Hà Tây thì chất lượng giáo dục của khối phổ thông trung học cơ sở là đạt yêu cầu so với kế hoạch. Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt tiếp tục tăng so với năm học 1999 - 2000.
Tuy nhiên, bên cạnh một số thành tựu đạt được thì giáo giáo phổ thông THCS ở Hà Tây vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục. Chất lượng giáo dục trung học cơ sở ở diện đạI trà chưa cao do trình độ phát triển kinh tế ở các vùng miền khác nhau. Điêù kiện cơ sở vật chất trường học tuy đã được quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu. Nhiều trang thiết bị dạy học lạc hậu chưa được thay thế mua mới. Thiếu phòng học bộ môn để triển khai dạy thí nghiệm thực hành. Việc đầu tư cho sự nghiệp giáo dục trung học cơ sở vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các nhu cầu trong khi công tác xã hội hoá đối với sự nghiệp này vẫn chưa được quan tâm đầy đủ. Chính vì thế, để phát triển được sự nghiệp giáo dục THCS trong tương lai thì ngoàI nguồn vốn cấp của ngân sách nhà nước thì ngành giáo dục tỉnh Hà Tây cần kêu gọi sự đóng góp thêm của các thành phần kinh tế khác trong xã hội tức là đẩy mạnh công tác xá hội hoá sự nghiệp giáo dục trung học cơ sở.
Trong những năm tới đây, với sự quan tâm của Đảng, chính quyền địa phương, sự chỉ đạo của lãnh đạo Sở Giáo dục, sự cố gắng của các trường thì sự nghiệp Trung học cơ sở ở tỉnh Hà Tây sẽ có những bước phát triển hơn nữa, hoàn thành đầy đủ chương trình phổ cập trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh, đáp ứng được các nhu cầu mới trong quá trình phát triển của Hà Tây.
2.3. THỰC TRẠNG CHI VÀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HÀ TÂY:
Như chúng ta đã biết, nguồn lực của tài chính nhà nước là có hạn, nó hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn thu của tài chính nhà nước. Trong khi nhu cầu chi tiêu thì vô hạn và không ngừng tăng lên theo thời gian và sự phát triển ở mỗi quốc gia. Điều đó đòi hỏi, các nhà quản lý phải luôn có sự cân nhắc giữa các khoản chi, tránh tình trạng dàn trải, không hiệu quả.
Giáo dục luôn được coi là quốc sách hàng đầu là chìa khoá để tiến vào tương lai thì mức chi từ ngân sách nhà nước cho lĩnh vực này cũng phải tương xứng, đảm bảo nguồn kinh phí để đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu, đảm đương được những trọng trách nhà nước giao cho.
Hà Tây là tỉnh đang phát triển, nền kinh tế trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực nhất là từ khi cơ chế quản lý kinh tế thay đổi cộng với việc mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại, nhiều dự án đầu tư nước ngoài đã được triển khai hoạt động cùng với sự cố gắng của các loại hình kinh tế ở tỉnh trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải tất cả đã tạo điêù kiện để kinh tế tỉnh phát triển. Còn với bản thân ngành tài chính cũng góp một phần đáng kể trong sự phát triển chung của tỉnh; kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả và có được những thành tích khả quan, bảo đảm hoàn thành kế hoạch thu, đây là điêù kiện thuận lợi để tăng chi cho các ngành y tế, văn hoá mà đặc biệt là giáo dục. Từ đó tạo đà cho các ngành trong tỉnh phát triển. Tình hình thu chi của tỉnh được biểu hiện qua bảng số liệu sau :
Biểu số 3 : Tình hình thu chi ngân sách địa phương trong 3 năm 1999, 2000, 2001.
Đơn vị (triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2002
Kế hoạch
Thực hiện
Kế hoạch
Thực hiện
Kế hoạch
Thực hiện
Tỏng thu NSNN
270.000
327.850
336.000
362.000
387.000
400.500
Tổng chi NSNN
591.400
600.974
644.200
654.700
787.000
790.000
Nguồn : Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước các năm 1999, 2000,2001 và dự toán các năm 2001, 2002.
Qua bảng số liệu trên, ta thấy trong cả ba năm 1999, 2000, 2001 thì cả số thu và số chi đều vượt kế hoạch. Chính vì thu vượt kế hoạch nên có đủ điều kiện để tăng cho các khoản chi. Cụ thể năm 1999 số thu thực tế vượt so với dự toán là 57.850. Còn số chi thực tế tăng so với dự toán là 9.574. Trong năm 2000 số thu thực tế vượt so với dự toán là 26.000 cón số chi thực tế tăng so với dự toán là 10.500. Trong năm 2001 số thu thực tế vượt so với dự toán là 13.500 còn số chi thực tế tăng so với dự toán la 3900. Tuy nhiên, riêng trong năm 2001 Hà Tây có sự thay đổi về dự toán tổng thu chi, do về phần thu có thêm thu Hải quan và phần chi có thêm phần chi lương theo nghị định 77. Chính vì thế, dự toán và thực hiện trong năm 2001 có sự điêù chỉnh. Thể hiện qua bảng số liệu sau :
(Xem bảng 4 trang bên)
Biểu số 4 : Tình hình thu chi Ngân sách địa phương năm 2001.
Đơn vị tính : triệu đồng
Mục
Năm 2001
Dự toán
Thực hiện
Tổng thu
622.000
625.500
Tổng chi
847.000
850.900
Mặc dù có sự điều chỉnh nhưng vẫn có sự tăng lên của tổng thu và tổng chi. Cụ thể trong năm 2001 số thu thực tế vượt so với dự toán là 3500, và số chi thực tế tăng so với dự toán là 3900.
Số thu thực tế năm 1999 là 327.850 còn năm 2000 thực tế tổng thu 362.000 tăng 10,4% so với năm 1999. Sang năm 2001 tổng thu trên địa bàn tình là 625.500 tăng so với năm 2000 là 73%. Số chênh lệch quá lớn là do đã có sự điêù chỉnh đối với dự toán. Bên cạnh các khoản thu nội địa còn có thêm các khoản thu từ Hải quan là 325.000.
Số thu ngân sách của tỉnh tăng lên qua từng năm đã phản ánh được phần nào sự phát triển kinh tế của tỉnh và đây cũng là điều kiện thuận lợi để số chi ngân sách của tỉnh tăng lên. Năm 1999 số chi ngân sách tỉnh là 600.974.000đ. Sang năm 2000 số chi thực tế của tình là 654.700 tăng 9% so với năm 1999. Sang năm 2001 tổng số chi thực tế của tỉnh là 850.900 tăng 30% so với năm 2000 do có sự điều chỉnh trong dự toán (thêm phần chi lương theo nghị định 77).
Tuy nhiên với số thu ngân sách của tỉnh có hạn, trong khi nhu cầu chi luôn tăng lên nên phải điêù chỉnh ưu tiên cho mọi khoản chi mục chi số chi để nhằm tạo ra sự hàI hoà cho các đối tượng chi để chúng phát triển một cách nhịp nhàng. Tình hình chi của tỉnh cho các đối tượng được thể hiện qua bảng số liệu sau.
Biểu số 5 : Tình hình chi Ngân sách địa phương năm 1999, 2000, 2001
Đơn vị tính : Ngìn đồng
Số thứ tự
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Số tuyệt đối
%
Số tuyệt đối
%
Số tuyệt đối
%
Tổng số chi
600.974
100
654.700
100
850.900
100
1
Chi xây dựng cơ bản
46.011
7,7
44.900
6,9
620.000
7,3
2
Chi trợ giá hàng
1.000
0,17
1000
0,2
1.500
0,2
3
Hỗ trợ doanh nghiệp
1.800
0,3
4.400
0,5
4
Chi sự nghiệp kinh tế
47.100
7,8
47,400
7,2
61.330
7,2
5
Chi sự nghiệp giáo dục
226.856
38
242.770
37
347,950
41
6
Chi sự nghiệp y tế
40.500
6,7
44.000
6,7
54.690
6,4
7
Chi sự nghiệp khoa học
2.950
0,5
3.600
0,5
4.500
0,5
8
Chi sự nghiệp VH-TT
8.500
1,4
9.110
1,4
11.410
1,3
9
Chi phát thanh T.hình
6.000
1
6.180
0,9
7,920
0,9
10
Chi SN Thể dục thể thao
6.300
1,05
7.620
1,2
10.140
1,2
11
Chi đảm bảo xã hội
16.500
2,7
17.500
2,7
20.610
2,4
12
Chi quản lý hành chính
49.250
8,2
53.000
8,1
72.690
8,5
13
Chi an ninh -quốc phòng
9.400
1,6
9.800
1,5
12.590
1,5
14
Chi cho NS xã
63.007
10,5
67.620
10,3
89.710
10,5
15
Chi khác ngân sách
9.000
1,5
10.000
1,5
11.500
1,4
16
Dự bị phí
14.000
2,5
14.000
2,1
17
Bổ xung quỹ dự trữ tàI chính
10.000
1,7
10.000
1,5
10.000
1,2
18
Chi từ nguồn thu để lạI
44.600
7,4
64.400
9,8
60.700
7,1
Nguồn : Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước và dự toán ngân sách nhà nước các năm 1999 - 2001.
Qua bảng số liệu ta thấy số chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo chiếm tỷ trọng cao trong tổng số chi (chiếm 38% năm 1999, 37% năm 2000) và 41% năm 2001). Điều đó chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt của tình Hà Tây đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Trong thời gian tới để sự nghiệp giáo dục đào tạo phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu thì chi ngân sách của tỉnh sẽ phải tăng thêm, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của ngành giáo dục.
Chi ngân sách của tỉnh Hà Tây cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo lại phân ra chi cho nhiều loại hình giáo dục khác nhau như giáo dục mầm non, tiểu học, trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên v.v… Trong đó chi cho sự nghiệp giáo dục trung học cơ sở chiểm một tỷ trọng lớn. Điều này được thể hiện quả bản số liệu sau :
Bảng 6 : Tình hình chi ngân sách địa phương cho sự nghiệp giáo dục THCS.
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Thực hiện 2000/1999
Năm 2001
Thực hiện 2001/2000
Chi cho sự nghiệp giáo dục THCS ở tỉnh Hà Tây
71.253
94.018
22.765
112.874
18.856
Tỷ trọng chi cho giáo dục THCS
tổng chi cho G.D
31%
39%
+ 32%
32%
+ 20,1%
Tổng chi cho GD ở Hà Tây
226.856
242.770
347.950
Nguồn : Phòng Ngân sách- Sở Tài chính vật giá tỉnh Hà Tây.
Qua bảng số liệu ta thấy số chi cho sự nghiệp giáo dục THCS ở tỉnh Hà Tây luôn tăng lên nếu như năm 1999 số chi cho sự nghiệp giáo dục trung học cơ sở ở tỉnh Hà Tây là 71253 triệu đồng thì sang năm 2000 số chi thực tế đã tăng thêm 32% đạt 94018 triệu VND.
Sang năm 2001 số chi cho sự nghiệp giáo dục trung học cơ sở ở tỉnh Hà Tây là 112.874 triệu đồng, tăng 20,1% so với nănm 2000.
Điều này thể hiện sự quan tâm của các cấp chính quyền tỉnh Hà Tây đối với sự nghiệp giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn.
Số chi cho sự nghiệp giáo dục trung học cơ sở ở Hà tây chiếm tỷ trọng lớn là do trong tỉnh còn nhiều xã gặp khó khăn, phương thức “nhà nước và nhân dân cùng làm” chưa được áp dụng rộng rãi cho nên chi ngân sách địa phương cho hệ thống này vẫn còn rất lớn.
Trong tương lai, cùng với sự phát triển của tỉnh và hoạt động xã hội hoá giáo dục được triển khai rộng rãi thì chi ngân sách địa phương cho sự nghiệp giáo dục nói chung và sự nghiệp giáo dục trung học cơ sở nói riêng sẽ rút dần tỷ trọng trong tổng chi ngân sách, dành vốn ưu tiên đầu tư cho các lĩnh vực khác cần thiết hơn, quan trọng hơn. Với một tỷlệ kinh phí đầu tư cho giáo dục trung học cơ sở luôn tăng trong các năm nhưng so với yêu cầu phát triển hiện nay thì số chi đó còn quá khiêm tốn. Trong điều kiện nguồn thu của tỉnh hạn hẹp, thì việc cân nhắc, lựa chọn để thực hiện đầu tư theo thứ tự ưu tiên một cách hợp lý có trọng điểm và hiệu quả tối đa luôn luôn được đặt lên hàng đầu.
Trong thực tế, các khoản chi ngân sách địa phương cho sự nghiệp giáo dục trung học cơ sở đã có sự hợp lý giữa các mục chi hay chưa, hiệu quả đạt được ở mức nào ? có đáp ứng được các yêu cầu trong giai đoạn mới ? Để trả lời các câu hỏi này, chúng ta đi xem xét thực trạngcơ cấu chi ngân sách tỉnh cho sự nghiệp giáo dục trung học cơ sở theo từng nội dung cụ thể :
Đầu tiên, ta xét biểu đánh giá chung về chi ngân sách địa phương cho sự nghiệp giáo dục trung học cơ sở ở tỉnh Hà Tây từ đó có được cái nhìn tổng quát về cơ cấu các khoản chi trong chi ngân sách địa phương cho giáo dục trung học cơ sở.
Biểu 7 : Cơ cấu chi ngân sách địa phương cho sự nghiệp giáo dục trung học cơ sở theo nội dung chi :
Đơn vị tính : Triệu VND.
Nội dung chi
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Tổng chi NS địa phương
60.974
654.700
850.900
Tông chi NS địa phương cho sự nghiệp giáo dục
226.856
242.770
347.950
Tông chi NS địa phương cho sự nghiệp giáo dục trung học cơ sở
71.253
94.018
112.874
Chi T.X của chi NS địa phương cho giáo dục trung học cơ sở
69.392
89.198
-Chi con người
63.333
83.053
-Chi cho nghiệp vụ chuyên môn
2.819
3.202
- Chi quản lý hành chính
1.315
1.390
- Chi khác
1.925
Chi đầu tư phát triển của chi NS địa phương cho sự nghiệp giáo dục THCS
1.861
4.820
- Mua sắm tài sản cố định dùng cho công tác chuyên môn
1.366
4.270
- Chi xây lắp
495
550
Nguồn : Phòng Ngân sách- Sở Tài chính vật giá.
Sau khi đã có cái nhìn tổng quát về cơ cấu chi ngân sách địa phương cho sự nghiệp giáo dục trung học cơ sở, ta sẽ đánh giá những nhóm chi cụ thể trong từng nội dung chi.
Thứ nhất : Đối với chi thường xuyên.
Trong nội dung chi này có bốn nhóm chi cụ thể, bao gồm :
-Chi cho con người
-Chi cho nghiệp vụ chuyên môn
-Chi cho quản lý hành chính
-Chi khác.
a/ Đánh giá chi con người :
Đây là khoản chi lớn nhất trong cơ cấu chi thường xuyên cho giáo dục trung học cơ sở ở tỉnh Hà Tây. Nhóm chi này nhằm đảm bảo cho hoạt động của bộ máy nhà trường mà cụ thể là nhằm đáp ứng trực tiếp nhu cầu vật chất phục vụ đời sống sinh hoạt cho cán bộ giáo viên trong các trường Trung học cơ sở. Có thể nói, khoản chi này là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục bởi nó đảm bảo mức sống cho đội ngũ giáo viên tạo nên điều kiện cho giáo viên yên tâm với cuộc sống, từ đó sẽ cống hiến hết tài năng cho sự nghiệp giáo dục. Hiện nay, đời sống của giáo viên trung học cơ sở đã được cải thiện rất nhiều thông qua các chính sách ưu đãi của Đảng và nhà nước. Khi đời sống đã được cải thiện sẽ hạn chế đi rất nhiều tình trạng dạy thêm học thêm tràn lan gây ảnh hưởng không tốt trong ngành giáo dục nói chung và giáo dục trung học cơ sở nói riêng. Đồng thời nâng cao được chất lượng dạy học ở các trường Trung học cơ sở.
Trong điều kiện đổi mới của đất nước, đã đặt ra cho ngành giáo dục nói chung và giáo dục Trung học cơ sở ở Hà Tây nói riêng những nhiệm vụ to lớn và nặng nề trong đó, người giáo viên luôn giữ một vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ đó. Vì vậy cần phải có sự đầu tư hợp lý cho nhóm chi này. Tình hình chi ngân sách địa phương cho nhóm chi con người của tỉnh Hà Tây qua hai năm 1999 - 2000 được thể hiện qua bảng số liệu sau :
Bảng 8 : Tình hình chi ngân sách địa phương cho con người thuộc hệ thống các trường Trung học cơ sở.
Đơn vị tính : triệu đồng
Nội dung chi
Năm 1999
Năm 2000
chênh lệch 1999/2000
Số tuyệt đối
Tỷ trọng
Số tuyệt đối
Tỷ trọng
Số tuyệt đối
Tỷ trọng
Tổng chi NS địa phương cho giáo dục THCS
71.253
100%
94.018
100%
22.765
32%
Chi thường xuyên
Tổng chi cho Giáo dục THCS
69.392
97%
89.198
95%
19.806
29%
Chi cho con người
Chi thường xuyên
63.333
91%
83.053
93%
19.720
31%
- Chi lương
41.558
58%
52.258
56%
10.700
28%
- Tiền công
657
1%
2.636
3%
1.979
301%
- Phụ cấp lương
11.922
21%
19.250
20%
4.328
29%
- Sinh hoạt phí cán bộ đi họp
-
-
4.500
0,005%
- Tiền thưởng
164
0,23%
107
0,11%
-57
-35%
- Phúc lợi tập thể
133
0,18%
839
0,9%
706
531%
- Bảo hiểm xã hội
5.885
8,3%
7.958
8,5%
2.073
35%
- Chi khác
15
2,1%
1,01
0,001%
-13,99
-93%
Nguồn : Phòng Ngân sách - Sở Tài chính Vật giá Hà Tây.
Qua bảng số liệu trên, ta thấy số chi ngân sách địa phương cho nhóm chi con người không ngừng tang lên trong hai năm qua. Nếu năm 1999 số chi cho con người là 63.333 (triệu đồng), thì sang năm 2000 đã tăng thêm 31% đạt 83.053 triệu động. Tuy nhiên, xét về tỷ trọng thì chi cho con người trong tổng chi cho giáo dục trung học cơ sở vẫn ở mức ổn định (năm 1999 chiếm 91% còn năm 2000 chiếm 93% tức là có sự thay đổi ít). Điều này chứng tỏ sự phát triển chung của tỉnh Hà Tây (với sự tăng thêm của các khoản thu) từ đó có thêm nguồn vốn chi cho giáo dục. Điều này cũng thể hiện sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh với sự nghiệp giáo dục trung học cơ sở theo hướng nâng cao đời sống cho cán bộ, giáo viên nhằm khuyến khích nâng cao chất lượng giảng dạy, quản lý và dạy học.
Nhóm chi này có 8 mục chi cụ thể là : Chi lương, tiền công, phụ cấp lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể, bảo hiểm xã hội và chi khác. Để thấy được tình hình cụ thể của nhóm chi cho con người ở bộ máy các trường trung học cơ sở, ta đánh giá chi tiết từng mục chi :
-Tiền lương : đây là mục chi chiếm phần lớn trong nhóm chi cho con người. Năm1999 số chi thực tế 41.558 (triệu đồng) thì sang năm 2000 đã tăng lên 52.258 (triệu đồng) tức là tăng 28% so với năm 1999. Nguyên nhân là do có sự tăng lên của đội ngũ giáo viên của các trường trung học cơ sở (năm 1999 số giáo viên là 9.604 người thì sang năm 2000 đã tăng lên 10.292 người). Và thực hiện việc tăng mức lương tối thiểu cho giáo viên theo nghị định 77/CP.
Tuy mức lương tối thiểu tăng, đã cải thiện phần nào đời sống của đội ngũ giáo viên, nhưng chưa đáp ứng hết nhu cầu về cuộc sống của giáo viên. Nếu so với các ngành khác thì lương của ngành giáo dục vẫn ở mức thấp. Do đó, trong những năm tới các cấp chính quyền cần có những giải pháp để đưa ra chế độ lương hợp lý cho người giáo viên.
-Tiền công : Số chi cho mục này cũng tăng đáng kể trong hai năm 1999 và 2000 (Tăng 302%), mặc dù số chi này chiếm tỷ lệ nhỏ. (Năm 1999 chiếm 1%, trong năm 2000 chiếm 3%). Lý do là bởi sự tăng lên của số tiền công hợp đồng theo vụ việc chủ yếu phát sinh ở các huyện. Tuy nhiên, đây chỉ là con số tổng hợp, không chi tiết, do đó việc phân tích vì lí do gì và vì sao tăng lên là rất khó khăn.
Trong thời gian tới, để tránh tình trạng sử dụng sai mục đích, hay sử dụng lãng phí các khoản chi này, khi tổng hợp cần ghi cụ thể và chi tiết hơn nữa, tạo cơ sở để thực hiện công tác thanh tra và kiểm tra khi có thực tế phát sinh.
-Phụ cấp :
Năm1999, phụ cấp lương là 14922 (triệu đồng) chiếm 21% của chi cho con người, thì sang năm 2000 là 19250 tăng s4328 (triệu VND) tức là tăng thêm 29% so với năm 1999. Sở dĩ số chi phụ cấp này tăng lên là bởi trong điều kiện đồng lương còn thấp không đảm bảo cho đời sống cán bộ giáo viên thì số chi phụ cấp phải tăng lên, góp phần vào việc bảo đảm đời sống sinh hoạt cho đội ngũ giáo viên. Với công việc đặc thù của giáo viên là vừa giảng dạy, vừa làm công tác quản lý, đồng thời với những công việc như làm đêm, thêm giờ, những độc hại do bụi phấn gây ra thì bên cạnh các khoản lương chính cần có thêm những phụ cấp đặc biệt của ngành. Đây là điều tất yếu. Nhưng, những khoản phụ cấp chỉ là những biện pháp nhất thời. Còn với xu hướng phát triển trong thời gian tới đòi hỏi chi lương phải tăng với tỷ lệ thích hợp và phải là nguồn thu nhập chủ yếu của giáo viên.
-Bảo hiểm xã hội : Đây cũng là khoản chi chiếm tỷ lệ tương đối cao trong nhóm chi cho con người (năm 1999 là 8,3% còn năm 2000 là 8,5%). Khoản chi này có xu hướng tăng lên năm 1999 là 5885 (triệu đồng) thì sang năm 2000 đã tăng thêm 35% đạt 7958 (triệu đồng). Số chi cho bảo hiểm tăng lên theo tốc độ tăng của quỹ lương. Bởi, hầu hết đội ngũ giáo viên đều tham gia mua bảo hiểm. Việc tham gia này sẽ góp phần hỗ trợ và ổn định cuộc sống cho đội ngũ giáo viên khi có biến cố xảy ra như tai nạn ốm đau v.v…
Còn lại các khoản chi khác chiểm tỷ trọng rất thấp, một số khoản chi không giữ được tính ổn định trong nhóm chi cho con người như sinh hoạt phí cán bộ đi học, hay các khoản chi khác… Tuy nhiên, đối với những khoản chi này, để tránh tình trạng sử dụng sai mục đích, thất thoát lãng phí vẫn cần có sự thanh tra, giám sát trong quá trình sử dụng.
Tóm lại, qua việc đánh giá chi tiết tình hình chi ngân sách địa phương cho từng mục chi trong nhóm chi cho con người, ta thấy tỷ lệ giữa các mục chi đã tương đối hợp lý đảm bảo yêu cầu chi trả thực tế. Trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển thì mức chi đạt được như vậy đã là cả một sự cố gắng hơn. Tuy nhiên, trong thời gian tới, để vừa đảm bảo đời sống cho đội ngũ giáo viên vừa có những khuyến khích về vật chất đối với những giáo viên có thành tích tốt, có phương pháp giảng bài hay độc đáo thì nhà nước cần đưa ra những chính sách tiền lương tiền thưởng hợp lý
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV2182.doc