Đề tài Chi phí kinh doanh và những giải pháp nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh ở nhà sách Trí Tuệ năm 2005

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU

Chương 1: CHI PHÍ KINH DOANH VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI NHÀ SÁCH TRÍ TUỆ

I. Chi phí kinh doanh trong nền kinh tế thị trường

1. Nhận thức chung về chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp PHXBP

2. Đặc trưng của chi phí kinh doanh doanh nghiệp PHXBP

a. CPKD gắn liền vớ quá trình kinh doanh hàng hoá trong doanh nghiệp PHXBP

b. CPKD ở doanh nghiệp xuất bản phẩm được nhà nước hỗ trợ một phần

3. Nội dung, kết cấu của chi phí kinh doanh

a. Tiền mua hàng hoá xuất bản phẩm

b. Chi phí lưu thông

c. Chi phí quản lý doanh nghiệp

II. Vai trò của chi phí kinh doanh đối với nhà sách Trí Tuệ

1. Chi phí kinh doanh giúp Nhà sách tối ưu hoá các nguồn lực

2. Chi phí kinh doanh giúp Nhà sách tiến hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả và đem lại lợi nhuận

3. Chi phí kinh doanh giúp Nhà sách nâng cao tốc độ phát triển kinh doanh

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÂN BỔ CHI PHÍ KINH DOANH TẠI NHÀ SÁCH TRÍ TUỆ NĂM 2004

I. Vài nét về Nhà sách

1. Môi trường kinh doanh của Nhà sách

a. Môi trường chính trị

b. Môi trường văn hoá xã hội

c. Môi trường kinh tế

d. Môi trường công nghệ

e. Môi trường cạnh tranh

2. Những vấn đề đặt ra về tài chính đối với Nhà sách hiện nay

III. Thực trạng phân bổ chi phí kinh doanh tại Nhà sách

1. Tình hình kinh doanh của Nhà sách năm 2005

a. Chủ động, linh hoạt nắm bắt và thoả mãn nhu cầu xuất bản phẩm của thị trường

b. Tự chủ trong hoạt động tài chính

c. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến tiêu thụ xuất bản phẩm

2. Thực trạng phân bổ chi phí kinh doanh trong năm 2005

a. Phân bổ vốn vào các hoạt động kinh doanh của Nhà sách

b. Phân bổ vốn vào các mặt hàng kinh doanh

c. Phân bổ vốn vào các hoạt động nghiệp vụ

d. Đầu tư kinh phí để bồi dưỡng, tạo nguồn nhân lực

3. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠ THẤP CHI PHÍ KINH DOANH Ở NHÀ SÁCH TRÍ TUỆ

I. Một số giải pháp nhằm giảm thiểu chi phí trong hoạt động kinh doanh của Nhà sách

1. Giải pháp vĩ mô

2. Giải pháp vi mô

PHẦN KẾT LUẬN

 

 

 

 

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2051 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chi phí kinh doanh và những giải pháp nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh ở nhà sách Trí Tuệ năm 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các khoản chi phí sửa chữa TSCĐ thuê ngoài, chi phí điện nước, điện thoại, tiền bốc vác, vận chuyển hàng hóa, trả tiền hoa hồng đại lý môi giới, tiền mua bảo hiểm tài sản, tiền thuê tư vấn quảng cáo và các dịch vụ mua ngoài khác. - Chi phí bằng tiền khác: là khoản chi phí ngoài các mục chi đã nêu ở trên, gồm: chi phí tiếp khách, hội nghị, chi phí tuyển dụng, chi phí quảng cáo tiếp thị, chi phí bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên, chi bảo hộ lao động, trả các khoản thiệt hại được phép hạch toán và CPKD, chi phí bảo hành sản phẩm, các khoản dự phòng, trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định của Luật lao động cùng các khoản chi phí khác. Đối với các doanh nghiệp thương mại thuần túy khác, chi phí lưu thông còn bao gồm cả khoản mục chi phí có liên quan đến việc đầu tư vốn ra bên ngoài doanh nghiệp (hoạt động liên kết sản xuất, cho thuê tài sản, hoạt động đầu tư chứng khoán...). Nhưng nhà sách Trí Tuệ là đơn vị kinh doanh có thời gian hoạt động chưa lâu (từ khi sáp nhập) quy mô lại không lớn lắm nên nhà sách mới chỉ tham gia và liên hết in sách. Hiện nay ở DNXBP nói chung và nhà sách Trí Tuệ còn có một số chi phí không hợp lệ. Những chi phí này không được hạch toán vào CPKD của doanh nghiệp, không được bù đắp từ doanh thu kinh doanh mà phải trích từ các nguồn khác (lợi nhuận và các quỹ của doanh nghiệp) để trả. Đó là: + Các khoản trích trước mà thực tế không chi. + Các khoản chi phí có chứng từ hợp lệ. + Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản: mua sắm TSCĐ, chi cho đào tạo dài hạn cán bộ quản lý. Nhóm chi phí này được bù đắp từ nguồn vốn đầu tư dài hạn của doanh nghiệp. + Các khoản chi phí phúc lợi xã hội như: văn hóa, thể thao, tiền thưởng, trợ cấp khó khăn, ủng hộ... lấy từ nguồn vốn chuyên dùng của quỹ chuyên dùng (quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng). + Các khoản tiền phạt vi phạm luật như: Luật giao thông, thuế, môi trường, lao động, chế độ báo cáo thống kê tài chính kế toán và luật khác. II. vai trò của chi phí kinh doanh đối với nhà sách 1. Chi phí kinh doanh giúp Nhà sách tối ưu hóa các nguồn lực Tối ưu hóa các nguồn lực thực chất là việc phân phối lại các nguồn lực một cách hợp lý. CPKD được phân bổ như thế nào là hợp lý ? Đó là phải đảm bảo tính tiết kiệm hiệu quả (chi phí vào các khoản của quá trình kinh doanh không thừa không thiếu). Muốn làm được như vậy nhà sách phải thường xuyên cân đối và cân đối lại các nguồn lực: vốn, chi phí nhân công trong quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. 2. Chi phí kinh doanh giúp Nhà sách tiến hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả và đêm lại lợi nhuận Trong nền kinh tế thị trường, xuất bản phẩm được xuất bản ngày càng nhiều, vấn đề quan trọng đặt ra cho các lực lượng tham gia kinh doanh mặt hàng đặc biệt này là làm sao tiêu thụ được xuất bản phẩm. Vì: có tiêu thụ được hàng hóa nhà sách mới thu hồi được vốn, mới có nguồn lực để tái sản xuất kinh doanh và như vậy mới đảm bảo được sự tồn tại và phát triển của công ty. Hàng hóa xuất bản phẩm tiêu thụ được sẽ cho biết năng lực của nhà sách như thế nào, xem xét lỗ hay lãi để có biện pháp thích hợp. Nhưng muốn tiêu thụ hàng hóa tốt thì trước hết Nhà sách phải có CPKD để bảo đảm khả năng cạnh tranh tốt. Mục tiêu của phân bổ CPKD của nhà sách không nhằm ngoài mục tiêu "vượt qua các đối thủ cạnh tranh để khách hàng chọn mua hàng hóa xuất bản phẩm của mình". Càng thu hút được nhiều khách hàng Nhà sách càng đạt được doanh thu bán hàng cao. Như vậy CPKD là cơ sở của việc tiêu thụ xuất bản phẩm và kết quả của tiêu thụ là lợi nhuận. 3. Chi phí kinh doanh giúp Nhà sách nâng cao tốc độ phát triển kinh doanh Trong điều kiện hiện nay, không có CPKD thì doanh nghiệp không thể tiến hành được các hoạt động kinh doanh mà thực tế lại là quy luật phổ biến. Kinh doanh và cạnh tranh luôn tồn tại song song. Vì vậy chiến lược kinh doanh của công ty phải đạt được mục tiêu giành thắng lợi trong cạnh tranh để xác lập vị trí của công ty trong thị trường và tốc độ phát triển kinh doanh của công ty ngày một nhanh hơn. Để cạnh tranh Nhà sách phải tìm cách hạ thấp CPKD. Khi hạ thấp được CPKD, lợi nhuận của Nhà sách sẽ được nâng lên từ đó doanh nghiệp sẽ tái sản xuất một cách thuận lợi, quay nhanh được vòng chu chuyển của vốn vòng lưu chuyển hàng hóa. Có thể nói CPKD là cơ sở cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp PHXBP. Xác định được vai trò ý nghĩa đối với lợi ích của doanh nghiệp, nhà sách Trí Tuệ luôn đặt ra kế hoạch phân bổ CPKD vào các khâu của quá trình kinh doanh sao cho hợp lý đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Chương 2 thực trạng phân bổ chi phí kinh doanh tại nhà sách Trí Tuệ năm 2005 I. vài nét về lịch sử và phát triển của nhà sách íít ai nghĩ rằng một siêu thị sách hiện đại nằm giữa trung tâm Hà Nội như nhà sách Trí Tuệ trước đây lại chỉ là một cửa hàng bán buôn nhỏ với một phòng thuê chật chội, ít nhân công. Với niềm tin và lòng quyết tâm cao độ, dám nghĩ dám làm, anh Cao Trung Sơn đã đứng ra lập nên công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục TríTuệ, tách ra khỏi công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Đại Dương vào ngày 22-12-2002. Nhà sách đang ngày càng vững bước đi lên và khẳng định được thương hiệu của mình. Hiện nay cả nhà sách có gần 40 nhân công với mức lương tối thiểu là 800 ngàn đồng/tháng. Nếu như trước đây, một giám đốc quản lý toàn bộ hoạt động của công ty thì ngày 12-06-2005, công ty đã có sự phân cấp quản lý rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc quản lý đạt hiệu quả nhất. Qua những lần tuyển nhân viên, nhà sách đã tập hợp được hơn 50% số nhân viên tốt nghiệp khoa PHXBP, trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Đây là đội ngũ năng nổ, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn, một lực lượng lao động đầy tiềm lực mà ít nhà sách nào đã đầu tư được như vậy. Để tạo điều kiện tốt cho việc quản lý và bán hàng trực tiếp, các mặt hàng trong nhà sách được chia làm hai loại: sách và văn hóa phẩm. Sách được chia ra các mảng nhỏ: sách giáo dục, sách tin học, ngoại ngữ, sách pháp luật, sách tôn giáo, sách văn học nghệ thuật, sách đời sống, sách thiếu nhi, sách khoa học kỹ thuật… Ban giám đốc nhà sách thực hiện khoán doanh thu theo từng quý, vì vậy, ai vượt mức kế hoạch đều được nhận phần thưởng xứng đáng. Điều này tạo được không khí sôi nổi thi đua trong đội ngũ nhân viên. Sau đây là mô hình tổ chức của nhà sách Trí Tuệ.  Giám đốc Phòng Kế toán Phòng Liên kết xuất bản PGĐ Văn phòng mới PGĐ siêu thị 187 Giảng Võ Kho Phòng KD Bảo vệ Nhân viên bán hàng Phòng KD Hình 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Nhà sách Trí Tuệ Với uy tín của mình, nhà sách Trí Tuệ đã xây dựng được một hệ thống phân phối rộng khắp. Ngoài hình thức bán lẻ (60%) nhà sách còn tổ chức bán buôn với khối lượng lớn cho các đại lý, trường học, các nhà sách khác: số 5 Đinh Lễ, nhà sách Tràng An, nhà sách Bảo Thắng, nhà sách Minh Nguyệt, nhà sách Đông Tây… Nhà sách Trí Tuệ Mạng lưới bán buôn Mạng lưới bán lẻ Hệ thống TV Các đại lý, Nhà sách khác Các tổ chức Siêu thị 187 Giảng Võ Khách hàng Hình 2: Sơ đồ mạng lưới kênh phân phối của Nhà sách Trí Tuệ Việc xây dựng kênh phân phối giúp việc tiêu thụ sách của nhà sách được thực hiện một cách thường xuyên. Nhiều đơn vị đã trở thành bạn hàng quen, tiến hành trao đổi sách với nhà sách. II. môi trường hoạt động của nhà sách hiện nay 1. Môi trường kinh doanh của Nhà sách a. Môi trường chính trị Môi trường chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của Nhà sách, môi trường này gồm: hệ thống Luật và các văn bản dưới luật (chỉ thị, thông tư), các công cụ chính sách và nhà nước tổ chức bộ máy và điều hành của Chính phủ và các tổ chức chính trị xã hội. Khi lên kế hoạch kinh doanh, Nhà sách luôn phải dựa vào Luật kinh doanh, Luật xuất bản làm cơ sở để ra quyết định kinh doanh mặt hàng nào, số lượng bao nhiêu. Chính phủ cũng như Đảng ta đang có chủ trương khuyến khích kinh doanh xuất bản phẩm phục vụ việc nâng cao đời sống tinh thần nên trong Luật xuất bản sửa đổi đã mở rộng phạm vi hoạt động cho các doanh nghiệp tham gia KDXBP. Đồng thời, Luật xuất bản mới này cũng chỉ rõ quy định xử phạt đối với những hành vi vi phạm trong quá trình kinh doanh loại hàng hoá đặc biệt này. b. Môi trường văn hoá xã hội Khi nghiên cứu về môi trường văn hoá, xã hội, Nhà sách sẽ biết được mức độ khác nhau về khách hàng của mình từ đó đưa ra những sách lược trong kinh doanh. Thủ đô Hà Nội vốn là trung tâm văn hoá của cả nước, dân số đông nên nhu cầu về xuất bản phẩm đa dạng. Phố Giảng Võ, Đống Đa lại là một trọng điểm của thủ đô, mức độ đòi hỏi xuất bản phẩm rất phong phú. Đây là một địa điểm kinh doanh khá thuận lợi của Nhà sách. c. Môi trường kinh tế Đây là nhân tố có liên quan trực tiếp đến thị trường, ảnh hưởng đến dung lượng cơ cấu, sự biến đổi của nhu cầu trong tương lai, khối lượng hàng hoá đưa ra thị trường. Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến sức mua và chi tiêu của người sử dụng. Tổng sức mua trên thị trường phụ thuộc vào thu nhập hiện tại và giá cả hàng hoá dịch vụ. Hiện nay thu nhập của người dân Hà Nội đang ngày được cải thiện và nâng cao. Họ có thể sẵn sàng chi một phần thu nhập của mình để mua xuất bản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần của mình. Mặt khác giá cả của hàng hoá xuất bản phẩm trên thị trường nói chung, ở nhà sách nói riêng cũng khá phù hợp với khả năng thanh toán của khách hàng. d. Môi trường công nghệ Thế kỷ XXI được coi là thế kỷ cuả khoa học công nghệ, thể kỷ của thông tin. Khoa học công nghệ phát triển tạo điều kiện cho các doanh nghiệp KDXBP khác cũng như Nhà sách tân trang các thiết bị phục vụ tốt nhất cho hoạt động kinh doanh. Nhà sách đã mua lắp đặt 4 máy điều hoà, 5 máy vi tính và một số máy camera phục vụ việc bán hàng và quản lý khách hàng. e. Môi trường cạnh tranh Đây là môi trường biến đổi với mọi doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. Quận Đống Đa vốn lại rất sầm uất, hoạt động kinh doanh của Nhà sách không thể tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt với các lực lượng tham gia KDXBP: cửa hàng của nhà xuất bản (NXB) giáo dục tren phố Giảng Võ, NXB Lao động, nhà sách Tiền Phong 175 Nguyễn Thái Học - những đơn vị đã có thâm niên hoạt động và khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường. Bên cạnh đó sự cạnh tranh giữa sản phẩm truyền thống với sản phẩm hiện đại. Sản phẩm truyền thống là sách được in trên chất liệu giấy, chỉ đơn thuần là sự kết hợp chữ viết với hình ảnh, còn sản phẩm hiện đại là thành phẩm của khoa học công nghệ cao, đó là những cuốn sách điện tử kết hợp được cả 3 yếu tố: ngôn ngữ, hình ảnh và âm thanh rất sống động, lôi cuốn. Nhà sách luôn nghiên cứu các môi trường kinh doanh từ đó đưa ra những biện pháp hợp lý, hiệu quả. 2. Những vấn đề về tài chính đối với Nhà sách hiện nay Nhà sách Trí Tuệ vốn là một đơn vị hoạt động độc lập, không được nhà nước cấp phát vốn mà tự huy động nguồn lực từ chính doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế như hiện nay, cạnh tranh là quy luật phổ biến, các DN KDXBP dễ dàng bị thị trường đào thải nếu kinh doanh kém hiệu quả. Do vậy, để giảm thiểu rủi ro đảm bảo được lợi nhuận cũng như đảm bảo được mục tiêu xã hội - đáp ứng tốt, chủ trương của Đảng, Nn đặt ra cho doanh nghiệp PHXBP, nhà sách phải luôn lập ra kế hoạch tài chính phù hợp. Kế hoạch dài hạn, nhà sách phân bổ chi phí đầu tư cho những mặt hàng tiềm năng, là thế mạnh. Kế hoạch ngắn hạn, nhà sách phải tập trung cho mảng sách có nhu cầu trên thị trường, nếu là mùa vụ đầu năm học thì phân bổ cho sách giáo khoa, các đồ dùng học tập. Kế hoạch ngắn hạn, Nhà sách phải tập trung cho mảng sách có nhu cầu trên thị trường, nếu là mùa vụ đầu năm học thì phân bổ cho sách giáo khoa, các đồ dùng học tập. III. thực trạng phân bổ chi phí kinh doanh ở nhà sách Trí Tuệ năm 2005 1. Tình hình kinh doanh của Nhà sách năm 2005 a. Chủ động và linh hoạt nắm bắt và thoả mãn nhu cầu xuất bản phẩm của thị trường Trong năm, cũng như các doanh nghiệp KDXBP khác, Nhà sách phải luôn tìm mọi cách để nắm bắt và thoả mãn nhu cầu xuất bản phẩm của thị trường một cách kịp thời thông qua các khâu của kinh doanh. Nhà sách nhận thức rằng nghiên cứu nhu cầu thị trường là công việc quan trọng đầu tiên, nó là cơ sở để quản lý, điều tiết, tổ chức các hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả. Năm 2005 Nhà sách đã tổng hợp các tài liệu, các văn bản tổng kết báo cáo của năm trước để phân tích dự báo nhu cầu xuất bản phẩm trong năm. Nhà sách còn sử dụng phương pháp nghiên cứu tại hiện trường thông qua các phương pháp: quan sát, phỏng vấn, giao tiếp và theo dõi sổ bán hàng để tổng hợp tìm ra những số liệu cần thiết có liên quan đến nhu cầu xuất bản phẩm như: mức cung xuất bản phẩm, mức cầu, mức giá, mức mua bán chủng loại xuất bản phẩm nào cao, thấp. Bên cạnh đó nhà sách còn cử người đi phát phiếu điều tra tập hợp được những thông tin phục vụ đắc lực cho hoạt động kinh doanh. Sau khi nghiên cứu thị trường, Nhà sách tìm nguồn cung cấp một số bạn hàng cung cấp thường xuyên cho Nhà sách gồm: - Nhà sách Văn Long - 25 Nguyễn Thị Minh Khai, Q1, TPHCM; - Trung tâm phát hành sách tham khảo trực thuộc NXBGD - 57 Giảng Võ. - Nhà sách Lê Quý Đôn - 44 Nguyễn Thị Minh Khai, Q1, TPHCM. - Nhà xuất bản Kim Đồng - 62 Bà Triệu. - Nhà sách Tràng An - 242 Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội. - Trung tâm phát hành sách giáo khoa - 45B Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội. - Nhà sách Hồng Ân. - Nhà sách Dậu Trình. - Nhà sách Đông Tây… Để phục vụ cho việc thoả mãn nhu cầu của khách hàng kịp thời và có hiệu quả, Nhà sách đã sử dụng nghệ thuật bấn hàng: tổ chức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm qua panô, áp phích, trên phương tiện truyền thông; có chương trình bốc thăm trúng thưởng cho khách hàng vào dịp lễ; có khuyến mại, chiết khấu 10% - 20% đối với từng loại sách cho khách hàng mua quen hoặc những khách hàng mua buôn với số lượng lớn. b. Tự chủ trong hoạt động tài chính Là một đơn vị kinh doanh hoạt động với số vốn tự có (không phải vay vốn từ ngân sách nhà nước), tất cả mọi khoản mục của hoạt động tài chính nhà sách đều rất tự chủ, độc lập. - Chi phí vốn kinh doanh của nhà sách một phần là tự có, một phần là huy động được từ hình thức thanh toán chậm tiền hàng. - Trong phân bổ tài chính: hoạt động kinh doanh chủ yếu của Nhà sách là kinh doanh xuất bản phẩm nên trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu thị trường, nắm bắt được những mặt hàng xuất bản phẩm đang được ưa chuộng, Nhà sách đã tự cân nhắc và phân bổ vốn cho phù hợp. - Trong hạch toán: sau một chu trình kinh doanh (một quý, một năm) Nhà sách lại tiến hành kiểm kê hàng hoá, tổng kết lại những hàng hoá đã bán được, những hàng hoá tồn kho để từ đó thấy được chi phí cũng như doanh số thu về của từng mặt hàng. Việc dán tem giá sau mỗi sản phẩm ngay khi hàng được nhận về không chỉ làm cho việc sắp xếp trưng bày hàng dễ dàng mà còn giúp Nhà sách thuận lợi trong việc phân loại, kiểm kê hạch toán. c. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến tiêu thụ xuất bản phẩm Tiêu thụ xuất bản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình kinh doanh xuất bản phẩm, có tác động trực tiếp đến doanh thu, cũng như lợi nhuận của nhà sách. Để tiêu thụ được hàng hoá xuất bản phẩm được nhanh chóng, thuận lợi, Nhà sách đã đẩy mạnh các hoạt động xúc tiền yểm trợ, bao gồm: • Quảng cáo: để xây dựng thương hiệu cho mình, nhà sách đã tạo ra những lôgô rất đẹp, nó được in trên tất cả các tờ giao dịch... • Khuyến mại, khuyến mãi: trong năm 2005, nhà sách đã sử dụng hình thức khuyến mại, nhượng lại một phần cho khách hàng về lợi nhuận vào dịp 1-6, chiết khấu cao cho khách hàng quen, khách hàng mua buôn với số lượng lớn v.v... • Bán hàng trực tiếp: đây là một thế mạnh của Nhà sách. Thông qua việc bán hàng theo hình thức bán hàng tự chọn, Nhà sách đã tận dụng được đội ngũ nhân viên trẻ trung, nhiệt tình thu hút và thoả mãn đông đảo khách hàng. Nhà sách đã đầu tư cơ sở cho công tác bán hàng tự chọn: kệ, giá để trưng bày sách, máy điều hoà nhiệt độ, máy vi tính cho nhân viên thu ngân... Nhờ tất cả những công tác trên, Nhà sách đã đạt được kết quả tăng trưởng hàng năm như sau: Chỉ tiêu Kết quả Doanh thu 5-6 tỷ đồng Lợi nhuận 120-150 triệu đồng Thuế nộp ngân sách 12-15 triệu đồng Thu nhập người lao động 450 triệu Hình 3: Kết quả tăng trưởng hàng năm của nhà sách Trí Tuệ 2. Thực trạng phân bố chi phí kinh doanh ở nhà sách Trí Tuệ năm 2005 a. Phân bổ vốn vào các hoạt động kinh doanh của Nhà sách Là doanh nghiệp tham gia kinh doanh xuất bản phẩm, hoạt động kinh doanh chính của Nhà sách là kinh doanh các mặt hàng sách và văn hoá phẩm, nhà sách đầu tư phần lớn chi phí vốn cho mặt hàng đặc biệt này. Song bên cạnh đó, Nhà sách còn tham gia vào hoạt động liên kết in sách. Uy tín được nâng lên Nhà sách đã khẳng định được thương hiệu của mình, ngày càng có nhiều đối tác tham gia liên kết xuất ản, Nhà sách đã liên kết với NXB Văn hoá thông tin in ra những đầu sách đang được khách hàng đón đọc, tìm mua: "Những mẩu chuyện về nitơ và phốt pho", "Toán học lý thú", "Hoá học lý thú"... b. Phân bổ vốn vào các mặt hàng kinh doanh của Nhà sách Với tên giao dịch "Công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục Trí Tuệ", chúng ta có thể nhận ra mặt hàng kinh doanh chủ yếu của nhà sách là các xuất bản phẩm giáo dục (sách giáo khoa, sách tham khảo). Trong năm vừa qua, nhà sách đã tập trung phần lớn vốn cho mặt hàng thế mạnh này. Đây là mảng sách mang lại lợi nhuận cao nhất cho nhà sách, như lời của một nhân viên của Nhà sách từng nói: "một vụ sách giáo dục 3 tháng có thể nuôi cả nhà sách trong một năm". Năm 2005 vừa qua, nhà sách đã phân bổ 2 tỷ đồng tiền vốn (trong tổng 3,5 tỷ đồng cho hoạt động kinh doanh các mặt hàng của Nhà sách) cho mảng sách này. Bên cạnh những mặt hàng chính đó, nhà sách còn tham gia kinh doanh các loại sách khác. Sách tin học, ngoại ngữ, văn học nghệ thuật, sách thiếu nhi, sách pháp luật, sách đời sống, văn hoá phẩm. Trong đó chi phí vốn cho mặt hàng sách tin học, sách thiếu nhi và mặt hàng văn hoá phẩm là cao hơn (mỗi mặt hàng chiếm tỷ lệ vốn đầu tư 10%). Lý do là các mặt hàng này trong năm 2005 đã đem lại doanh thu khá cao, góp phần lớn cho tổng doanh thu của nhà sách. Cụ thể phân bổ vốn cho các mặt hàng kinh doanh ở nhà sách được thể hiện qua bảng sau: Các mặt hàng Tỷ lệ phân bổ vốn Sách Giáo dục 60% Sách tin học, ngoại ngữ 10% Sách đời sống 5% Sách văn học nghệ thuật 5% Sách thiếu nhi 10% Văn hoá phẩm 10% Hình 4: Sự phân bổ vốn cho các mặt hàng kinh doanh ở Nhà sách c. Phân bổ vốn vào các khâu nghiệp vụ Nhà sách Trí Tuệ rất quan tâm đến các khâu nghiệp vụ nhằm thu hút khách hàng, tiêu thụ được hàng hoá nhanh chóng và thuận lợi. Trong khâu xúc tiến bán hàng: đây là khâu nghiệp vụ đầu ra được Nhà sách rất chú trọng. Bởi lẽ có bán được hàng, doanh nghiệp mới thu được doanh số, mới thu hồi được vốn và có lợi nhuận, có tiền quay vòng hàng. Nhận thấy vai trò to lớn, tác động trực tiếp của khâu nghiệp vụ này, Nhà sách đã chi một phần không nhỏ cho nó. Cụ thể: • ở khâu tiếp thị Marketing sản phẩm, Nhà sách đã chi ra 32 triệu đồng. • Đối với hoạt động khuyến mại, khuyến mãi, Nhà sách chi 20 triệu đồng. d. Đầu tư kinh phí để bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực Cùng với sự quan tâm đến công việc kinh doanh chung, phân bổ chi phí cho các mặt hàng, nhà sách còn rất chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng nhân tố con người. Một quy trình kinh doanh của doanh nghiệp có thể được tiến hành và tiến hành có hiệu quả hay không phụ thuộc vào yếu tố con người. Nhìn rõ vấn đề này, nhà sách đã trích ra một khoản để phục vụ việc nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ người lao động: • Đối với những lao động mới, nhà sách tạo điều kiện cho họ có một thời gian học hỏi, thử việc. Trong thời gian thử việc, các nhân viên vẫn được hưởng lương. • Đồng thời, nhà sách cũng cấp kinh phí cho các cán bộ quản lý đi học thêm các lớp nghiệp vụ. Có thể tóm lược sự phân bổ chi phí cho hoạt động của nhà sách trong năm 2005 qua bảng sau:  Các khoản mục Đơn vị tính (VNĐ) Chi phí cho dụng cụ, đồ dùng phục vụ việc bán hàng 35 triệu Chi phí vận chuyển 7 triệu Chi phí hoạt động Marketing 32 triệu Chi phí cho hoạt động khuyến mại 20 triệu Lương cho nhân viên bán hàng 388 triệu Tổng 482 triệu Hình 5: Chi phí bán hàng của Nhà sách Trí Tuệ Các khoản mục Đơn vị tính (VNĐ) Chi phí cho đồ dùng văn phòng 7 tr Chi phí KHTSCĐ ở bộ phận quản lý chung 2 tr Tiền lương cho nhân viên quản lý 126 tr Thuế môn bài, lệ phí và phí 1 tr Chi phí dịch vụ mua ngoài 252 tr Chi phí bằng tiền khác 10 tr Tổng 398 tr Hình 6: Chi phí quản lý doanh nghiệp 3. Kết quả hoạt động kinh doanh ở nhà sách Trí Tuệ năm 2005 Nhờ sự thống nhất trong khâu chỉ đạo, quản lý của Ban Giám đốc nhà sách cũng như sự phân bổ các chi phí cho hoạt động kinh doanh khá hợp lý, cân đối Nhà sách đã thu được kết quả đáng kể: - Doanh thu đạt 8,4 tỷ đồng (tăng 46% so với năm 2004). - Nhà sách đóng góp vào ngân quỹ quốc gia (ngân sách nhà nước) một khoản thuế thu nhập doanh nghiệp 28% trị giá 98,56 triệu đồng. Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2005 Doanh thu VNĐ 8.400.000.000 Lợi nhuận trước thuế VNĐ 352.000.000 Lợi nhuận ròng VNĐ 253.440.000 Hình 7: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005 của nhà sách Trí Tuệ Đây là một thành tích đáng ghi nhận của Nhà sách: doanh thu tăng cao so với năm 2004 như vậy là do: năm 2004 Nhà sách mới bắt đầu hoạt động (kể từ khi sát nhập) nên chưa thu hút được nhiều khách hàng. Doanh thu tăng lên tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà sách thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước. Mục tiêu mà nhà sách đặt ra cho năm 2006 là doanh thu phải tăng lên 20% so với năm 2005. Chương 3 một số giải pháp nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh ở nhà sách Trí Tuệ I. Nhận xét chung Trong năm qua, hoạt động của nhà sách Trí Tuệ đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, song cũng còn tồn tại những hạn chế cần phải kịp thời sửa chữa. 1. Ưu điểm a. nhà sách Trí Tuệ đã phân bổ chi phí cho hoạt động kinh doanh trong năm khá hợp lý Như đã đề cập ở chương II, nhà sách Trí Tuệ đã nắm bắt được nhu cầu về xuất bản phẩm trên thị trường, tập trung vốn cho mặt hàng thế mạnh (sách GD, đặc biệt là SGK) cũng như những mặt hàng có nhu cầu cao (sách tin học, ngoại ngữ, sách pháp luật, sách đời sống, sách thiếu nhi). Trong khâu khai thách, Nhà sách đã chọn lựa bạn hàng có chiết khấu phù hợp. Nhà sách chú trọng đầu tư cho khâu tiêu thụ xuất bản phẩm hệ thống kệ, giá sách, vi tính và các trang thiết bị khác (máy điều hoà, camêra). Đồng thời nhà sách cũng tổ chức hoạt động khuyến mại, quảng cáo, nhằm thu hút khách hàng. Một hoạt động mà nhà sách đã và đang duy trì, phát triển để tạo mối quan hệ tốt trong kinh doanh là liên kết xuất bản cùng với Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin để in sách. Sự chi trả lương cho nhân viên Nhà sách đều đã làm thoả mãn nhân công. Các phần thưởng xứng đáng khi nhân viên vượt mức khoán doanh thu đã khuyến khích họ thi đua trong hoạt động chung của nhà sách. b. Nhà sách đã khẳng định đựơc thương hiệu của mình Mới chỉ đứng ra hoạt động độc lập trong vòng 3 năm, một thời gian ngắn, song Nhà sách Trí Tuệ đã được khách hàng gần xa biết và tìm đến. Không chỉ vì tên tuổi của nhà sách đựơc in, các bao bì, các cattolge mà còn do cách thức phục vụ tạo niềm tin đối với khách hàng của nhà sách. Mỗi sản phẩm bán ra thị trường là mỗi sản phẩm đảm bảo chất lượng lại có dịch vụ kèm theo thoả đáng. Với tin địa chỉ giao dịch trên mạng. Sieuthisachgd@hotmail.com nhà sách đã làm hấp dẫn được nhiều khách hàng, giúp họ biết đến doanh nghiệp và tạo điều kiện cho họ dễ dàng liên lạc với nhà sách khi cần thiết. 2. Hạn chế Song song với những thành tích đã đạt được ở trên trong quá trình kinh doanh năm 2005. Nhà sách còn tồn tại những hạn chế sau: a. Chi phí ở khâu lưu thông còn có chỗ chưa hợp lý Trong khâu lưu thông xuất bản phẩm, đặc biệt là công tác bán hàng, nhiều chi phí phát sinh còn thật sự lãng phí. Khi trời đã sáng mà nhân viên vẫn không tắt điện hay khi rời vị trí làm việc nhân viên không tắt quạt cá nhân... Đây là khoản chi phí không cần thiết đáng có và cần phải tiết kiệm. b. Việc quản lý tài chính còn chưa thật chặt chẽ Trong quá trình kinh doanh, dù đã có hệ thống máy vi tính cài đặt phần mềm riêng biệt đối với mỗi nhân viên quản lý để bảo vệ tài sản hàng hoá của doanh nghiệp song việc thất thoát tài sản vẫn xảy ra. c. Đội ngũ nhân viên bán hàng còn chưa được đào tạo bài bản Trong 26 nhân viên bán hàng, số ngời đã được đào tạo qua trường lớp (tốt nghiệp khoa PHXBP) trường Đại học Văn hoá) chỉ chiếm một nửa. Cách bán hàng cũng như cách quản lý hàng hoá ở quầy của một số nhân viên chưa tốt. Có những nhân viên sang quầy khác hoặc không biết cách quan sát đã làm cho hàng hoán nhà sách bị thất lạc, thậm chí "không cánh mà bay", ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp. II. một số giải pháp để giảm thiểu chi phí trong hoạt động kinh doanh của nhà sách Trong hoạt kinh doanh của mình, các doanh nghiệp PHXBP phải thường xuyên quan tâm chặt chẽ đến việc quản lý chi phí, phấn đấu tiết kiệm và tăng hiệu quả của các khoản chi phí. Bởi lẽ mỗi đồng chi phí tiết kiệm sẽ trực tiếp làm tăng thêm một đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Mặt khác, mỗi đồng chi phí tăng thêm có thể đáp ứng một cách tốt nhất nhucầu của các hoạt động trong doanh nghiệp, tạo ra thu nhập tăng thêm và đem lại lợi nhuận cho doa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTieuluan.doc
Tài liệu liên quan