Đề tài Chi phí sản xuất kinh doanh và các biện pháp quản lý chi phí sản xuất kinh doanh

 

Lời mở đầu 1

CHƯƠNG I 2

NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở DOANH NGHIỆP. 2

1. Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp 2

1.1. Khái niệm và bản chất của chi phí sản xuất kinh doanh 2

1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh 3

1.3. Giá thành sản phẩm 5

1.3. Khái niệm 5

1.3.2. Nội dung 5

1.3.3. Phân loại giá thành sản phẩm 6

1.3.4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm. 7

II. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm và các biện pháp phấn đâú giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm 7

2.1. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm 7

2.1.1 Những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ 7

2.1.2. Tổ chức sản xuất và sử dụng con người 8

2.1.3. Nhân tố tổ chức quản lý tài chính doanh nghiệp 8

2.2. Các phương hướng biện pháp giảm chi phí hạ giá thành 8

2.2.1 Giảm chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng trong giá thành sản phẩm 8

2.2.2. Giảm chi phí tiền lương và tiền công trong giá thành sản phẩm 9

2.2.3. Giảm chi phí cố định trong giá thành sản phẩm 9

CHƯƠNG II 10

Thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại trung tâm thiết bị lưới điện phân phối 10

công ty sản xuất thiết bị điện 10

I. Khái quát chung về tình hình sản xuất kinh doanh của Trung tâm. 10

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm thiết bị lưới điện phân phối. 10

1.2. Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm 10

1.3. Tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức công tác kế toán ở Trung tâm 11

1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 11

1.3.2. Tổ chức công tác kế toán 12

1.4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm 13

II. Thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của Trung tâm một số năm qua 15

2.1. Những thuận lợi và khó khăn của Trung tâm trong công tác quản lý chi phí 15

2.2. Khái quát về chi phí sản xuất kinh doanh của Trung tâm 16

2.3. Tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm ở Trung tâm 20

CHƯƠNG III 28

MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở TRUNG TÂM THIẾT BỊ LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI - CÔNG TY SẢN XUẤT THIẾT BỊ ĐIỆN 28

KẾT LUẬN 33

 

 

doc35 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chi phí sản xuất kinh doanh và các biện pháp quản lý chi phí sản xuất kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để kích thích lao động, đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật công nhân. Tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân và tiền công sẽ cho phép giảm chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm do đó khoản mục tiền lương trong giá thành sản phẩm sẽ giảm theo tỷ lệ với tỷ trọng tiền lương trong giá thành. 2.2.3. Giảm chi phí cố định trong giá thành sản phẩm Muốn giảm chi phí cố định trong giá thành sản phẩm cần phấn đấu tăng nhanh, tăng nhiều sản phẩm hàng hoá sản xuất ra. Tốc độ tăng và quy mô tăng sản phẩm hàng hoá sẽ làm cho chi phí cố định trong giá thành sản phẩm giảm vì tốc độ tăng chi phí cố định chậm hơn tốc độ tăng quy mô và sản lượng. Nói cách khác là tốc độ tăng chi phí cố định không lệ thuộc với tốc độ và quy mô tăng của sản lượng. Để tăng sản lượng hàng hoá cần phải sản xuất nhiều. Muốn sản xuất nhiều thì phải sản xuất nhanh trên cơ sở tăng năng suất lao động, phải mở rộng quy mô sản xuất, tinh giảm bộ máy quản lý doanh nghiệp, giảm các hao hụt mất mát do ngừng sản xuất gây ra. chương II Thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại trung tâm thiết bị lưới điện phân phối công ty sản xuất thiết bị điện I. Khái quát chung về tình hình sản xuất kinh doanh của Trung tâm. 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm thiết bị lưới điện phân phối. Trung tâm thiết bị lưới điện phân phối được thành lập ngày 30 tháng 4 năm 1988 tại Hà Nội theo quyết định số 553/NL - TCCBLĐ của Bộ thương Mại và Quyết dịnh thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước số 1170/NL-TCCBLĐ ngày 24.6.1993 theo nghị định 388/CP của Chính phủ. Trung tâm hoạt động dưới sự quản lý toàn diện của Công ty sản xuất thiết bị điện và chịu sự quản lý của Nhà nước về hoạt động kinh danh xuất nhập khẩu của Bộ thương mại, Trung tâm thiết bị lưới điện phân phối đặt trụ sở tại : Số 14 Phố Bích Câu - Phường Quốc Tử Giám - Quận Đống Đa - HN. Tên giao dịch: VINAELECTRO. Điện thoại : 7.320.946 Quá trình hình thành phát triển của trung tâm có thể phân chia làm hai giai đoạn như sau: - Giai đoạn I : Từ khi thành lập ( 1988 ) đến năm 1991. - Giai đoạn II : từ 1991 đến nay. Xuất phát từ những đặc điểm kinh tế xã hội trong nước và trên thế giới cũng như sự thay đổi về cơ chế quản lý kinh tế nên trong những giai đoạn phát triển của trung tâm cũng có những đặc điểm khác nhau. 1.2. Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm được quy định cụ thể trong điều lệ về tổ chức và hoạt động của Trung tâm được thể hiện ở như sau: - Tiếp nhận vật tư hàng hoá, thiết bị kỹ thuật điện thuộc chương trình lưới điện 35KV trên toàn quốc theo hiệp định ngày 19/5/1987 giữa Việt Nam và Liên Xô cũ. - Năm 1991 Trung tâm được Bộ Năng lượng giao nhiệm vụ dịch vụ uỷ thác nhập khẩu, cung ứng vật tư, nguyên liệu thiết bị điện và tiêu thụ sản phẩm cho các đơn vị trong Công ty. Phạm vi hoạt động - Xuất nhập khẩu: + Vật liệu và thiết bị phục vụ phát triển lưới điện, phân phối và truyền tải điện từ khâu gia công, chế tạo, lắp đặt và sửa chữa. + Các dịch vụ, kỹ thuật ngành sửa chữa và chế tạo thiết bị điện kể cả nguồn lưới - thiết bị dùng điện. + Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực vật liệu, thiết bị kỹ thuật điện, xây dựng và tham gia các hình thức hợp tác để phát triển các công trình điện tại Việt Nam. + Có quan hệ hợp tác với trên 100 doanh nghiệp, Công ty, tổ chức trong và ngoài nước để thực thi các dự án phát triển điện lực Việt Nam. - Cung ứng vật tư - điện lực: + Thực hiện các dịch vụ lưu thông vận tải các loại hàng đặc chủng của ngành điện theo yêu cầu của khách hàng. + Quản lý và cung ứng vật tư - thiết bị điện thuộc chương trình phát triển lưới điện 35KV và các chương trình phát triển lưới điện nông thôn bằng nguồn vốn vay nước ngoài. 1.3. Tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức công tác kế toán ở Trung tâm 1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Bộ máy quản lý của Trung tâm được tổ chức theo cơ cấu quản lý trực tuyến chức năng và được thể hiện qua sơ đồ sau : Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm Giám đốc Phòng Tổchức hành chính Phòng Tài chính kế toán Phòng Kế hoạch vật tư Phòng Dự án đấu thầu Phòng Kinh doanh-Tiếp thị Cửa hàng GTSP 1.3.2. Tổ chức công tác kế toán * Trưởng phòng: Phụ trách chung, chịu sự điều hành, chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc và pháp luật. Điều hành tổ chức hoạt động tài chính của Trung tâm. * Kế toán bán hàng : Theo dõi hàng hoá nhập xuất tồn, theo dõi thẻ kho chi tiết cho từng loại hàng hoá. Viết hoá đơn bán hàng theo lệnh xuất kho, theo dõi cho đến khi khách hàng nhận đầy đủ hàng hoá, theo dõi đôn đốc thu nợ (nếu có) chi tiết cho từng khách hàng. * Kế toán thanh toán Theo dõi tiền gửi ngân hàng, ngoại tệ : căn cứ chứng từ, hạch toán vào sổ, lưu giữ chứng từ theo trình tự thời gian, cân đối dự báo tình hình về ngoại tệ để báo cáo lãnh đạo. Theo dõi thanh toán các hợp đồng mua bán. * Kế toán quỹ, tiền lương và BHXH Kiểm soát chứng từ thu chi vào sổ quỹ, kiểm quỹ hàng ngày. Cuối tháng, quý, năm lập báo cáo quỹ, tiền lương và BHXH. * Kế toán TSCĐ Hàng tháng tính khấu hao TSCĐ chi tiết cho từng loại tài sản, theo dõi tăng, giảm, theo dõi thẻ kho chi tiết cho từng loại tài sản, vào bảng kê TSCCĐ. * Nhân viên kinh tế của cửa hàng GTSP: Có nhiệm vụ thu nhập chứng từ định kỳ chuyển về phòng TC - KT kiểm tra và ghi sổ kế toán. Có trách nhiệm báo cáo giải trình đầy đủ và trung thực số liệu về phòng để tổng hợp, lập báo cáo. * Kế toán tổng hợp, Thuế : Cuối quý năm căn cứ vào các báo cáo chi tiết của các bộ phận, kiểm soát và lập báo cáo tài chính. Tập hợp các nhật ký chứng từ, bảng kê, lên sổ cái, gửi báo cáo tài chính (theo pháp lệnh kế toán) định kỳ lên các cơ quan chức năng 1.4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm * Về thị trường : Nếu như trong giai đoạn I, thị trường của Trung tâm chủ yếu là Liên Xô cũ và các nước xã hội chủ nghĩa do đặc điểm kinh tế đối ngoại nước ta lúc bấy giờ và thị trường bán của Trung tâm chỉ duy nhất là các đơn vị trong ngành điện Việt Nam thì trong giai đoạn phát triển thứ hai của Trung tâm có sự thay đổi và mở rộng cả thị trường mua lẫn thị trường bán. Về thị trường nhập khẩu, hiện nay Trung tâm đã có quan hệ giao dịch với nhiều bạn hàng nước ngoài ở hầu hết các khu vực trên thế giới như : Trung Quốc, Đài Loan, Anh, Đức. Về thị trường bán cũng có những thay đổi đó là việc Trung tâm mở rộng việc buôn bán kinh doanh với các đơn vị ngoài Công ty sản xuất thiết bị điện. Bên cạnh những việc xác định thị trường Trung tâm là các đơn vị thuộc Công ty sản xuất thiết bị điện, Trung tâm còn mở rộng thị trường bằng việc cung cấp các vật tư thiết bị lưới điện cho các doanh nghiệp trong cả nước. * Về vốn kinh doanh : Hiện nay tỷ trọng vốn lưu động trên tổng số vốn là chủ yếu, chiếm tỷ trọng 70%. Năm 2001, tổng số vốn kinh doanh của Trung tâm đạt 5.065.000.000 đồng trong đó vốn lưu động chiếm 70.68% hàng năm. Vốn kinh doanh của Trung tâm thường xuyên được bổ sung từ hai nguồn vốn chính là vốn tự bổ sung và ngân sách nhà nước, đạt tốc độ tăng trưởng vốn bình quân hàng năm khá cao. Điều nay thể hiện qua bảng số liệu sau : Bảng 2 : Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Trung tâm TT Năm Vốn cố định BQ Vốn lưu động BQ Tổng vốn KDBQ Lượng vốn (1000đ) Tỷ trọng (%) Lượng vốn (1000đ) Tỷ trọng (%) Lượng vốn (1000đ) Tỷ trọng (%) 1 1999 702.000 17,76 3.250.000 82,24 3.952.000 100 2 2000 881.000 20,75 3.364.000 79,25 4.245.000 100 3 2001 1.485.000 29,32 3.580.000 70,68 5.065.000 100 Nhìn vào Bảng 2, ta thấy quy mô hoạt động sản xuất của Trung tâm ngày càng mở rộng và đạt được hiệu quả. Vốn cố định năm 2001 tăng đáng kể so với năm 2000 = 68,58 % ( tức là 604.000 ngàn đồng) phần tăng này một phần do Trung tâm được ngân sách nhà nước cấp và một phần do Trung tâm vay của ngân hàng. Cũng trong năm 2000 Trung tâm bắt đầu đưa trụ sở mới và sử dụng bước đầu đem lại hiệu quả cho Trung tâm thể hiện tổng vốn kinh doanh của Trung tâm năm 2001 tăng 19% so với năm 2000. Đây có lẽ là bước thuận lợi cho Trung tâm hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn trong các năm tới. * Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh : Mặc dầu đứng trước những khó khăn do những cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, trên thế giới mà nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng, tỷ giá USA tăng cao khiến việc nhập khẩu một số ngành gặp nhiều khó khăn. Có thể nói nguồn đem lại doanh thu lớn hàng năm cho Trung tâm chính là việc xuất nhập khẩu mặt hàng của Trung tâm ra các đối tác nước ngoài mà chủ yếu là các nước Tây Âu và Đông Âu, trong khi giá thành nhập khẩu vật tư, thiết bị phục vụ cho công nghiệp trao đổi bằng ngoại tệ không thay đổi thì giá tiêu thụ tại thị trường lại tăng lên, các khách hàng trong nước khó có khả năng chấp nhận sự thay đổi nay. Mặc dù vậy, bằng sự cố gắng vươn lên, Trung tâm không những duy trì được hoạt động của mình mà còn phát huy hiệu quả tích cực thể hiện ở bảng sau đây: Bảng 3 : Kết quả hoạt động SXKD của Trung tâm từ 1999 - 2001 Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 TH TH/KH % TH 2000/1999 % TH 2001/2000 % Tổng D.Thu (tỷ đ ) 25 139 30 120 32 107 Kim nghạch XNK (Tr USD) 6,1 130 9,1 149 9,2 101 Thu nộp NSNN (tỷ đ) 5,2 137 11 211 6,5 59 Lợi nhuận (tr.đ) 300 128 504 168 704 140 Thu nhập bquân ( đ/ng ) 886.463 110 1.081.661 122 1.116.125 103 II. Thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của Trung tâm một số năm qua 2.1. Những thuận lợi và khó khăn của Trung tâm trong công tác quản lý chi phí Trong công tác quản lý chi phí, cùng với việc tập hợp chi phí theo yếu tố đúng theo quy định chế độ của nhà nước ban hành, Trung tâm luôn luôn tập trung nghiên cứu, tìm tòi để đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu tối đa chi phí trong hoạt động kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm. Qua đó giá bán sản phẩm của từng mặt hàng đã hạ mặc dù một số chi phí trong từng mặt hàng vẫn có xu thế tăng lên. Bên cạnh những ưu điểm mà Trung tâm đã đạt được trong công tác quản lý chi phí, Trung tâm vẫn còn những nhược điểm cần được khắc phục. Công tác lập kế hoạch chi phí hoạt động kinh doanh còn sơ sài chưa được coi trọng trong công tác quản lý chi phí, chưa được vận dụng tốt trong công tác quản lý chi phí hoạt động kinh doanh và hạ giá bán sản phẩm. Hàng hoá của Trung tâm chủ yếu là nhập khẩu theo những hợp đồng đã ký kết sẵn, nên Trung tâm chưa thực sự chủ động trong việc xác định chi phí cũng như giá bán của sản phẩm đó. Đối với việc sử dụng các yếu tố của quá trình hoạt động kinh doanh thì việc áp dụng các hình thức thưởng phạt chưa được tốt nên chưa taọ được sự thi đua cạnh tranh nhau trong Trung tâm. Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác còn cao chưa tương ứng với kết quả đem lại. Đánh giá hiệu quả kinh doanh bằng mối quan hệ giữa doanh thu đạt được và chi phí bỏ ra trong quá trình hoạt động kinh doanh Hiệu quả kinh doanh = Doanh thu Chi phí Hiệu quả kinh doanh năm 2000 = 29.893 =1,10 27.215 Hiệu quả kinh doanh năm 2001 = 31.903 =1,07 29.901 Từ kết quả tính toán trên ta thấy hiệu quả kinh doanh năm 2000 là 1,10 tức là một đồng chi phí bỏ ra năm 2000 tạo ra doanh thu lớn hơn một đồng chi phí bỏ ra năm 2001 là 1,10 - 1,07 = 0,03 đồng. Từ đó ta thấy đây cũng là một trong những nhược điểm mà Trung tâm cần khắc phục. 2.2. Khái quát về chi phí sản xuất kinh doanh của Trung tâm Trung tâm thiết bị lưới điện phân phối tập hợp chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh theo yếu tố chi phí và được chia ra năm loại: - Yếu tố chi phí nguyên vật liệu - Yếu tố chi phí nhân công - Yếu tố chi phí khấu hao tài sản cố định - Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài - Yếu tố chi phí bằng tiền khác. Để đánh giá khái quát về thực trạng quản lý chi phí hoạt động kinh doanh của Trung tâm ta đi phân tích đánh giá công tác quản lý chi phí hoạt động kinh doanh của Trung tâm trong hai năm qua ở bảng sau : Bảng 4 : Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố của Trung tâm thiết bị lưới điện phân phối trong một số năm qua Đơn vị : 1.000 đ Yếu tố chi phí Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch Số tiền TT Số tiền TT Số tiền TT 1. Chi phí NLVL 26.903.155 94,08 28.327.538 92,8 1.424.383 5,29 2. Chi phí NC 442.292 1,16 774.000 2,53 331.708 75 3. Chi phí KHTSCĐ 131.423 0,5 81.213 0,3 50.210 -38,2 4. Chi phí DVMN 526.451 1,84 659.221 2,2 132.770 25 5. Chi phí bằng tiền 593.440 2,1 700.909 2,3 107.469 18 Tổng chi phí 28.596.761 100 30.542.881 100 1.946.120 6,8 * Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Chi phí nguyên liệu vật liệu là khoản chi phí cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Nhìn vào kết quả tính toán ở bảng trên ta thấy chi phí nguyên liệu vật liệu của Trung tâm chiếm tỷ trọng lón nhất trong tổng chi phí từ 92,7% - 94%. Năm 2001 chi phí nguyên liệu vật liệu đã tăng lên so với năm 2000 với mức tăng 1.424.388 ngàn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 5,29% và chiếm tới 73% trong mức tăng của tổng chi phí. Trên góc độ là một nhà quản lý chi phí, thì chi phí nguyên liệu vật liệu là trọng tâm trong công tác quản lý chi phí của Trung tâm. Việc tiết kiệm khoản chi phí này là nhân tố quyết định việc phấn đấu hạ giá thành của sản phẩm. Nguyên liệu vật liệu ở Trung tâm chính là giá vốn hàng hoá mà Trung tâm nhập khẩu về bao gồm các loại chi phí như : giá mua hàng hoá, thuế nhập khẩu phải nộp, chi phí vận chuyển, chi phí quản lý, bao bì,... Công tác quản lý chi phí nguyên liệu : đối với tất cả các loại nguyên liệu vật liệu Trung tâm nhập khẩu về đều tiến hành nhập kho, khi có khách hàng mua mới xuất kho giá thực tế nguyên liệu vật liệu xuất kho được tính theo đơn giá nguyên liệu vật liệu xuất kho theo giá bình quân nguyên liệu vật liệu xuất kho * Chi phí nhân công : ở Trung tâm thiết bị lưới điện phân phối : chi phí nhân công bao gồm toàn bộ tiền lương và các khoản phụ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý. Tiền lương thực tế phải trả cho nhân viên quản lý được căn cứ vào hệ số lương cơ bản của từng cán bộ công nhân viên. Các khoản trích theo lương bao gồm : bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính vào chi phí hoạt động kinh doanh theo đúng chế độ quy định hiện hành của nhà nước. - Bảo hiểm xã hội : 15% tính vào tiền lương cơ bản. - Bảo hiểm y tế : 2% tính vào tiền lương cơ bản. - Kinh phí công đoàn : 2% tính theo tiền lương thực tế. Chi phí nhân công của Trung tâm chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí từ 1,6% đến 2,53%. Năm 2001 chi phí nhân công của Trung tâm đã tăng lên so với năm 2000 là 331.708 ngàn đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 75%. Điều này cho thấy trong năm 2001 đời sống cán bộ công nhân viên của Trung tâm đã được cải thiện đáng kể thông qua tổng quỹ lương tăng lên. Trong khi đó tốc độ tăng doanh thu thuần năm 2001 chỉ đạt 7,5%, mà tổng quỹ lương của Trung tâm năm 2001 lại tăng lên 75%. Điều này cho thấy việc tăng quỹ lương của Trung tâm là quá cao so với doanh thu thuần đạt được, chưa phản ánh đúng thực chất hiệu quả kinh doanh mang lại. Nhưng điều này cũng dễ lý giải bởi vì Trung tâm ngoài hoạt động kinh doanh thì còn thực hiện cung cấp hàng cho chương trình 35KV của Tổng công ty điện lực Việt Nam, nên sẽ được trả tiền lương, điều này có thể lý giải tại sao doanh thu thuần chỉ tăng có 7,5%, mà trong khi đó tổng quỹ lương lại tăng lên 75%. * Chi phí khấu hao : Theo kết quả tính toán ở bảng trên ta thấy chi phí khấu hao chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi phí, đây cũng là đặc điểm cơ bản của loại hình doanh nghiệp thương mại - dịch vụ. Năm 2001 chi phí khấu hao là 81.213 ngàn đồng giảm 50.210 ngàn đồng so với năm 2000 - tương ứng với tỷ lệ giảm 38,2%. Qua tìm hiểu thực tế năm 2001, Trung tâm đã thanh lý một số tài sản hết thời hạn khấu hao và đánh giá lại tài sản cố định để việc tính khấu hao được chính xác hơn. Nên đã làm chi phí khấu hao tài sản cố định của Trung tâm trong năm 2001 giảm đi so với năm 2000. * Chi phí dịch vụ mua ngoài : Chi phí dịch vụ mua ngoài là khoản chi phí hết sức cần thiết phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của Trung tâm bao gồm (điện, điện thoại và các dịch vụ khác....). Qua bảng so sánh cho thấy chi phí dịch vụ mua ngoài của Trung tâm không ngừng tăng lên với mức tăng 132.770 ngàn đồng đạt tỷ lệ tăng 25%, cũng theo số liệu chi tiết của chi phí và số liệu của doanh thu cho thấy thì tốc độ tăng của doanh thu qua so sánh của hai năm 2000 và 2001 tương ứng (tốc độ tăng doanh thu chỉ đạt 6,7% trong khi tốc độ tăng chi phí dịch vụ mua ngoài tăng với 25%, tăng hơn ba lần tốc độ tăng doanh thu). Qua tìm hiểu số liệu thực tế cho thấy chi phí dịch vụ mua ngoài tăng lên chủ yếu tăng ở hai khoản : chi phí giao nhận giám định hàng hoá và chi phí thử nghiệm sản phẩm công tơ điện tử, khoản chi phí này tuỳ theo từng thời điểm cũng như theo từng mặt hàng mà thời điểm đó Trung tâm nhập khẩu, nếu như nhập khẩu chủng loại máy móc nhiều thì các khoản chi phí về giám định, thử nghiệm sản phẩm sẽ tăng lên. * Chi phí bằng tiền khác : Chi phí bằng tiền không phải là khoản chi phí trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hoá như : chi phí tiếp khách, quảng cáo, các loại thuế, công tác phí, văn phòng phí... Tuy nhiên nó cũng là một trong những khoản chi phí tương đối lớn mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình qua bảng 4 cho thấy chi phí bằng tiền năm 2001 tăng 107.469 ngàn đồng đạt tỷ lệ tăng 18%, đem so sánh tỷ lệ tăng doanh thu chỉ đạt 6,7%. Cho thấy tốc độ tăng chi phí bằng tiền lớn hơn hai lần so với mức tăng của doanh thu nguyên nhân làm tăng chi phí bằng tiền là tăng khoản tiền tiếp khách năm 2001 tăng 75.713 ngàn đồng với tỷ lệ tăng 48,6% chiếm tỷ trọng 22,2% tổng chi phí bằng tiền. Vậy cũng như khoản chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác, công tác quản lý chi phí bằng tiền còn yếu kém, chưa tiết kiệm gây lãng phí làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm. Năm 2001 doanh thu của Trung tâm là 31.903.333 ngàn đồng tăng 2.009.725 ngàn đồng với tỷ lệ tăng 6,7%. Như vậy tốc độ tăng doanh thu năm 2001 là 6,7% nhỏ hơn tốc độ tăng chi phí là 6,8%, mặc dù chênh lệch giữa tốc độ tăng doanh thu và chi phí là không đáng kể,. Nhưng điều này cho thấy công tác quản lý chi phí hoạt động kinh doanh của Trung tâm chưa tốt. Đây là nguyên nhân chính làm giảm lợi nhuận của Trung tâm trong năm vừa qua. 2.3. Tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm ở Trung tâm ở Trung tâm thiết bị lưới điện phân phối hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá phục vụ cho ngành điện, nên sản phẩm của nó khá đa dạng và phong phú. Từ đó muốn đánh giá chi phí sản xuất kinh doanh của Trung tâm ta đi sâu phân tích nhiệm vụ hạ giá thành của một số sản phẩm có thể so sánh được của Trung tâm: dây thép mạ kẽm, nhôm thỏi. Đây là hai sản phẩm chủ yếu mà Trung tâm nhập thường xuyên nên có thể so sánh được đối với việc đánh giá công tác hạ giá thành sản phẩm. Do việc Trung tâm chưa thực sự coi trọng công tác kế hoạch hoá công tác quản lý chi phí cũng như kế hoạch hạ giá thành của Trung tâm, nên ở đây ta chỉ đi sâu phân tích sự biến động các yếu tố chi phí trong giá thành của hai sản phẩm thực hiện qua hai năm 2000 và 2001. Dựa vào đặc điểm trong việc quản lý giá thành sản phẩm của Trung tâm, để có được những đánh giá đúng thực tế về vấn đề này ta đi phân tích sự biến đổi chi phí trong giá thành đơn vị sản phẩm từ đó phát hiện sự tăng giảm của các yếu tố trong giá thành sản phẩm giúp Trung tâm biết được sẽ khai thác việc giảm giá thành sản phẩm ở yếu tố nào. Đầu tiên ta đi xem xét chi phí của hai sản phẩm tiêu thụ trong hai năm. Bảng 5 : chi phí sản phẩm dây thép mạ kẽm Yếu tố chi phí Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch Số tiền TL (%) TT 1. Chi phí NLVL 629.647 834.974 + 205.327 32,60 93,5 2. Chi phí NC 7.350 8.834 +1.484 20,19 0,67 4. Chi phí DVMN 8.590 10.515 +1.925 22,41 0,87 5. Chi phí bằng tiền 50.299 63.266 +12.967 25,78 5,9 3. Chi phí KHTSCĐ 7.156 5.037 -2.119 -29,61 -0,94 Tổng chi phí 703.042 922.626 219.584 31,23 100 Doanh thu 712.303 869.157 156.854 22,02 Bảng 6 : chi phí sản phẩm nhôm thỏi Yếu tố chi phí Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch Số tiền TL (%) TT 1. Chi phí NLVL 8.046.610 7.521.165 -525.445 -6,53 -93,8 2. Chi phí NC 18.251 20.552 +2.301 +12,61 +0,4 4. Chi phí DVMN 26.392 25.650 -742 -2,81 0,13 5. Chi phí bằng tiền 159.632 121.652 -37.980 -23,79 6,7 3. Chi phí KHTSCĐ 8.174 10.159 1.985 24,28 0,35 Tổng chi phí 8.259.059 7.699.178 -559.881 -6,78 100 Doanh thu 8.292.874 7.732.805 -560.069 -6,7 Qua số liệu tính toán ở hai bảng trên ta thấy được chi phí của hai sản phẩm dây thép mạ kẽm và nhôm thỏi. Đối với sản phẩm dây thép mạ kẽm chi phí sản xuất kinh doanh năm 2001 tăng 219.584 ngàn đồng so với năm 2000 với tỷ lệ tặng 31,23% trong đó chỉ có yếu tố chi phí khấu hao là giảm 2.119 ngàn đồng với tỷ lệ giảm là 29,61% còn lại các yếu tố chi phí khác đều tăng lên. - Chi phí nguyên liệu vật liệu tăng 205.327 ngàn đồng với tỷ lệ tăng 32,60% chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng mức tăng toàn bộ chi phí 93,50%. - Chi phí nhân công tăng 1.484 ngàn đồng với tỷ lệ tăng 20,19% chiếm tỷ trọng 0,67% trong tổng chi phí. - Chi phí dịch vụ mua ngoài tăng 1.925 ngàn đồng với tỷ lệ tăng 22,41% chiếm tỷ trọng 0,87% trong tổng chi phí. - Chi phí bằng tiền khác tăng 12.967 ngàn đồng với tỷ lệ tăng 25,78% chiếm tỷ trọng 5,8% trong tổng chi phí. - Chi phí khấu hao giảm 2.119 ngàn đồng với tỷ lệ giảm 29,61% chiếm tỷ trọng 0,94%. Doanh thu sản phẩm dây thép mạ kẽm năm 2001 cũng tăng hơn so với năm 2000 là 156.854 ngàn đồng với tỷ lệ tăng 22,02%. Trong khi đó tốc độ tăng chi phí 31,23% lớn hơn tốc độ tăng doanh thu. Như vậy ta thấy tốc độ tăng chi phí của sản phẩm dây thép mạ kẽm là chưa hợp lý. Đối với sản phẩm nhôm thỏi thì chỉ có yếu tố chi phí nhân công là tăng lên năm 2001 tăng lên 2.301 ngàn đồng với tỷ lệ tặng 12,61% chiếm tỷ trọng 0,4% trong tổng chi phí. Tổng chi phí năm 2001 giảm so với năm 2000 là 559.881 ngàn đồng với tỷ lệ giảm 6,78%. Trong đó chi phí nguyên liệu vật liệu năm 2001 giảm so với năm 2000 là 525.445 ngàn đồng với tỷ lệ giảm 6,53% chiếm tỉ trọng 93,80% trong tổng chi phí. Chi phí dịch vụ mua ngoài giảm 742 ngàn đồng với tỷ lệ giảm 2,81% chiếm tỉ trọng 0,13%. Chi phí bằng tiền khác giảm 37.980 ngàn đồng với tỷ lệ giảm 23,79% chiếm tỉ trọng 6,7% tổng chi phí. Chi phí khấu hao giảm 1.985 ngàn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 24,28% chiếm 0,35% tổng chi phí. Doanh thu năm 2001 giảm hơn so với năm 2000 là 560.069 ngàn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 6,7%. Trong khi đó tốc độ giảm của chi phí 6,78% thì tốc độ giảm doanh thu là 6,7%. Như vậy việc giảm chi phí của sản phẩm nhôm thỏi có thể coi như là hợp lý. Nhìn vào kết quả phân tích chi phí trên đây thì ta mới chỉ nhận biết được một cách tổng quát các yếu tố chi phí và doanh thu. Như vậy, ta chưa thể đánh giá một cách chính xác công tác quản lý chi phí hoạt động kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm của Trung tâm tăng hay giảm và hợp lý hay không hợp lý vậy chúng ta đi sâu phân tích giá thành đơn vị sản phẩm, từ đó xem xét sự biến động của các khoản mục trong giá thành sản phẩm. Căn cứ vào đặc điểm của công tác quản lý giá thành sản phẩm của Trung tâm, để có được đánh giá đúng đắn về vấn đề này ta dùng phương pháp phân tích sự biến đổi chi phí trong giá thành đơn vị sản phẩm từ đó phát hiện được các chi phí làm tăng, giảm giá thành sản phẩm giúp Trung tâm biết được khai thác khả năng giảm giá thành ở khoản mục chi phí nào. Vì công tác kế hoạch giá thành ở Trung tâm chưa thực sự được chú trọng cho nên ở đây có thể thấy rõ được sự biến động các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm được thực hiện qua hai năm 2000 và 2001. Bảng 7 : Giá thành đơn vị dây thép mạ kẽm Đơn vị 1000đ Yếu tố chi phí Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch Số tiền TL (%) 1. Chi phí NLVLTT 8.061 8.235 174 2,15 2. Chi phí NCTT 93 86 -7 -7,5 4. Chi phí SXC 745 723 -22 2,95 Giá thành 8.899 9.044 145 1,63 Bảng 8 : Giá thành đơn vị sản phẩm nhôm thỏi Đơn vị 1000đ Yếu tố chi phí Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch Số tiền TL (%) 1. Chi phí NLVLTT 13.053 13.003 -50 0,38 2. Chi phí NCTT 32 33 1 3,1 4. Chi phí SXC 254 301 47 18,5 Giá thành 13.339 13.337 -2 0,014 Qua số liệu của hai bảng tính giá thành đơn vị sản phẩm dây thép mạ kẽm và nhôm thỏi có thể thấy rằng giá thành của sản phẩm dây thép mạ kẽm tăng, còn giá thành sản phẩm nhôm thỏi thì đã giảm song mức giảm không đáng kể. Năm 2001 giá thành đơn vị sản phẩm dây thép mạ kẽm 9.044 ngàn đồng/1tấn sản phẩm so với giá thành đơn vị sản phẩm năm 2000 là 8.899 ngàn đồng/1 tấn sản phẩm thì đã tăng 145 ngàn đồng/1 tấn sản phẩm với tỷ lệ tăng tương đối là 1,63%. Còn với sản phẩm nhôm thỏi năm 2001 giá thành sản phẩm đã giảm được 2 ngàn đồng/tấn sản phẩm với tỷ lệ giảm tương đối là 0,014%. Cũng qua hai bảng 7 và 8 ở trên ta thấy rằng: sự tăng giảm của từng mục chi phí đã tổng hợp nên mức hạ của giá thành sản phẩm. Đối với sản phẩm dây thép mạ kẽm chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản chung đã giảm cụ thể : Chi phí nhân công trực tiếp giảm 7 ngàn đồn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0542.Doc
Tài liệu liên quan