mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU.7
I. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI :.7
1. Lý do chọn đề tài : 7
2. Mục tiêu của đề tài : 7
3. Đối tượng nghiên cứu : 8
4. Phạm vi nghiên cứu : 8
5. Phương pháp nghiên cứu : 8
II. Kết cấu của đề tài :.9
CHƯƠNG 1 :.10
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH .10
1.1 Qui trình quản trị chiến lược.10
1.1.1 Định nghĩa Quản trị chiến lược 10
1.1.2 Qui trình quản trị chiến lược (Strategic Management) 10
1.2 Chiến lược cạnh tranh :.11
1.2.1 Cạnh tranh là gì : 11
1.2.2 Lợi thế cạnh tranh là gì ? 12
1.2.3 Nguồn gốc tạo lợi thế cạnh tranh : 12
1.2.4 Năng lực lõi và tay nghề của doanh nghiệp : 13
1.2.5 Chiến lược cạnh tranh chung : 14
1.2.5.1 Chiến lược chi phíthấp nhất : .14
1.2.5.2 Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm và dịch vụ :. 15
1.2.5.3 Chiến lược trọng tâm hoá : .16
1.2.6 Các chiến lược tiếp thị cạnh tranh : 17
1.2.6.1 Chiến lược của người dẫn đầu thị trường :.17
1.2.6.2 Chiến lược của người thách thức thị trường : .17
1.2.6.3 Chiến lược của ngườitheo sau thị trường : .17
1.2.6.4 Chiến lược của người nép góc thị trường :.18
Chương 2 : MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN 1 .19
2.1 Môi trường nội bộ của công ty xi măng Hà Tiên 1 :.19
2.1.1 Tổng Quan về công ty xi măng Hà Tiên 1. 19
2.1.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh từ 2000-2005 : 21
2.1.2.1 Sản phẩm :.21
2.1.2.2 Sản lượng : .23
2.1.2.3 Thị trường tiêu thụ và thị phần : .25
2.1.2.4 Sản xuất.27
2.1.2.5 Tài Chính :.28
2.1.2.6 Nguồn nhân lực : .30
2.1.2.7 Tổ chức :.32
2.1.2.8 Các chiến lược tiếp thị hỗn hợp - Marketing mix : .32
2.1.2.8.1 Hệ thống phân phối.32
2.1.2.8.2 Dịch vụ khách hàng : .36
2.1.2.8.3 Giá sản phẩm : .38
2.1.2.8.4 Thương hiệu : .39
2.1.2.8.5 Chiêu thị :.43
2.1.2.9 Các dự án mở rộng sản xuất : (Nguồn : Công ty xi măng Hà Tiên 1 )
2.1.3 Đánh giá điểm mạnh yếu của Hà Tiên 1 : 46
2.1.3.1 Điểm mạnh :.46
2.1.3.2 Điểm yếu :.47
2.1.4 Ma trận đánh giá cácyếu tố bên trong I.F.M 48
2.2 MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CỦA CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN 1 :.49
2.2.1 Môi trường ngành công nghiệp xi măng : 49
2.2.1.1 Vài nét sơ lược về lịch sử ngành ximăng Việt Nam : (Xem phụ lục 5)49
2.2.1.2 Tiềm năng phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam : .49
2.2.1.3 Dung lượng thị trường xi măng việt nam. .50
2.2.1.3.1 Dung lượng thị trường ximăng thế giới: .50
2.2.1.3.2 Dung lượng thị trường xi măng Việt Nam :.51
2.2.1.3.3 Dung lượng Đông nam bộ - thị trường chính của Hà Tiên 1 :.53
2.2.1.4 Đối thủ cạnh tranh hiện tại. .54
2.2.1.5 Đối thủ cạnh tranh tiềm năng. .58
2.2.1.6 Sản phẩm thay thế.61
2.2.1.7 Những nhàcung cấp.62
2.2.1.8 Khách hàng. .65
2.2.1.8.1 Khách hàng là nhà phân phối (cửa hàng VLXD và NPPC): .65
2.2.1.8.2 Khách hàng là người sử dụng : .66
2.2.1.9 Ma trận hình ảnh cạnh tranh C.I.M.67
2.2.2 Môi trường kinh tế : 69
2.2.3 Môi trường chính trị và luật pháp. 70
2.2.4 Môi trường xã hội (dân số – văn hoá) 71
2.2.5 Môi trường tự nhiên. 71
2.2.6 Ma trận đánh giá cácyếu tố bên ngoài E.F.E 72
Chương 3 :.75
CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH75CHO CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN 1 ĐẾN NĂM
2015 .75
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM2015 : .75
3.2 MA TRẬN CHIẾN LƯỢC CHÍNH : .75
3.3 Ma trận S.W.O.T .77
3.4 CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC THỰC HIỆN CÁC CHIẾN LƯỢC TRÊN: .81
3.4.1 Chiến lược xâm nhập thị trường : 81
3.4.1.1 Thị trường Đông nam bộ và LongAn : .81
Trang 3
3.4.1.2 Thị trường Tây Nguyên Nam Trung bộ : .83
3.4.1.3 Thị trường cho khách hàng công nghiệp :.84
3.4.2 Chiến lược phát triển thị trường : 85
3.4.2.1 Thị trường trong nước :.86
3.4.2.2 Thị trường ngoài nước : . 86
3.4.3 Chiến lược củng cố nguồn cung ứng 2006-2009 : 87
3.4.3.1 Nguồn cung ứng clinker cho nhà máy Thủ Đức .87
3.4.3.2 Nguồn cung ứng xi măng Hà Tiên 1 :.88
3.4.4 Chiến lược hoàn thiện chiến lược marketing, xây dựng thương hiệu, tạo
dựng vị thế dẫn dắt giá thị trường tại phía nam. 91
3.4.4.1 Chiến lược sản phẩm :. 91
3.4.4.1.1 Đa dạng hoá sản phẩm ximăng,.91
3.4.4.1.2 Nghiên cứu để ngày một hoàn thiện hơn nữa chất lượng xi măng
3.4.4.1.3 Đa dạng hoá các sảnphẩm sau ximăng :.93
3.4.4.2 Chiến lược chiêu thị : .93
3.4.4.2.1 Quảng cáo : .93
3.4.4.2.2 Khuyến mãi :.94
3.4.4.2.3 Marketing trực tiếp :. 95
3.4.4.3 Chiến lược phân phối : . 95
3.4.4.4 Chiến lược giá : .96
3.4.4.5 Chiến lược thương hiệu : .97
3.4.4.5.1 Hệ thống các yếu tố nhận dạng thương hiệu: .97
3.4.4.5.2 Định vị thươnghiệu : .98
3.4.4.5.3 Tính cách thương hiệu : .99
3.4.4.5.4 Tầm nhìn thưong hiệu : .100
3.4.5 Chiến lược tái cấu trúc từ con đường cổ phần hoádoanh nghiệp. 101
3.5 Thời gian ưu tiên cho từng chiến lược :.103
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN.104
I. Kiến nghị :.104
I.1 Với chính phủ : 104
I.2 Kiến nghị với Bộ xây dựng 105
I.3 Với công ty xi măng Hà Tiên 1 : 105
II. KẾT LUẬN :.106
147 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8866 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược cạnh tranh cho Công ty Xi Măng Hà Tiên 1 đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uất khẩu, trong khi đó từ nay đến 2010 Việt
Nam đang thiếu xi măng và cầu nội địa ở mức cao.(xem thêm phụ lục 14,15, 16, 17).
Trang 61
Bảng 2.18: Tình hình sản xuất tiêu thụ xi măng của các nước ASEAN năm 2003
Tên nước Công
suất
(triệu
tấn)
Tỷ lệ
(%)
Sản
lượng
(triệu
tấn)
Tỷ lệ
(%)
Tiêu
thụ
(triệu
tấn)
Tỷ lệ
(%)
1. Indonesia 47.490 24,99 33.500 28,48 28.975 26,96
2. Thái Lan 54.515 28,69 29.260 24,88 23.400 21,78
3. Malayxia 28.300 14,89 16.345 13,90 14.400 13,40
4. Philipin 26.782 14,09 13.606 11,57 12.467 11,60
5. Việt Nam 23.900 12,58 24.380 20,73 24.380 22,68
6. Các nước
khác
9.050 4,76 0.520 0,44 3.846 3,58
Tổng Cộng 190.037 100,00 117.611 100,00 107,486 100,00
Nguồn : Qui hoạch phát triển ngành công nghiệp xi măng, Viện VLXD ,
tháng 05/2005(42).
2.2.1.6 Sản phẩm thay thế.
Sản phẩm thay thế trong sản xuất xi măng và trong tiêu dùng :
Trong sản xuất xi măng : Các nguyên liệu chính để sản xuất ra xi măng
bao gồm đá vôi, đất sét, các phụ gia điều chỉnh như quặng, sắt, Laterit, cát … và
các loại phụ gia pozzolana, thạch cao (gypsum), tro bay (fly ash), xỉ (xlag) để
pha trộn với clinker được nghiền tạo thành xi măng theo mác hoặc chủng loại
yêu cầu.
Ở nước ta các nguyên liệu này dồi dào cho sản xuất xi măng (như phân
tích ở phần 2.2.1.2). Nhìn chung không có nguyên liệu nào khác có thể thay thế
đá vôi và đất sét vì thuộc tính tự nhiên của nó.
Đối với các trạm nghiền thì nguyên liệu chính là clinker và phụ gia.
Clinker không thể thay thế bằng vật liệu khác để sản xuất ra xi măng.
Trong tiêu dùng : Các loại vật liêu có khả năng thay thế hay cũng làm
ảnh hưởng đến việc sử dụng nguyên liệu xi măng là gạch, gỗ, các kết cấu thép,
gạch ceramic, nhựa đường, các loại thép tấm, kiếng, nhựa…
Gạch gồm gạch bằng đất nung, và gạch làm hỗn hợp xi măng đá mi, cát.
Gạch vẫn là 1 loại nguyên liệu không thể thiếu trong xây dựng. Hiện tại, Việt
Trang 62
Nam vẫn quen với sử dụng gạch đất nung, gạch xi măng chỉ mới bắt đầu được
ưa chuộng tại các vùng đô thị do giá thành rẻ, thuận tiện và có nhiều tính năng
vượt trội hơn gạch đất nung, việc sử dụng loại gạch này sẽ góp phần tăng nhu
cầu xi măng.
Gỗ, các kết cấu thép, gạch ceramic, các loại vật liệu này làm phong phú
thêm lựa chọn của người tiêu dùng. Tuy nhiên, nhìn chung giá thành xây dựng
nếu sử dụng gỗ tăng 25% so với vật liệu truyền thống gạch, cát và xi măng.
Việc khai thác gỗ tròn hiện đã bị luật pháp cấm, các loại gỗ được sử dụng chủ
yếu là từ các loại gỗ nhân tạo. Các kết cấu thép và kiếng tại Việt Nam cũng
đang trở nên thông dụng nhưng giá thành cao hơn so với sử dụng vật liệu xi
măng gạch.
Nhựa đường vẫn là loại nguyên liệu được sử dụng chính trong các công
trình làm đường. Nếu sử dụng công nghệ bê tông cốt thép để làm đường thì giá
thành sẽ tăng lên 2 - 3 lần so với bê tông nhựa, nhưng ngược lại tuổi thọ công
trình nếu thi công bằng bê tông nhựa thì khoảng 20 năm và bê tông cốt thép là
50 năm, chi phí duy tu bảo dưỡng hàng năm đối với loại bê tông nhựa cao. Tuy
nhiên việc thay đổi công nghệ này cần phải có sự tác động từ cấp quản lý vĩ mô
và cấp chuyên môn là ngành giao thông.
2.2.1.7 Những nhà cung cấp.
Đối với trạm nghiền : các nhà cung cấp cho quá trình sản xuất chính bao
gồm clinker, phụ gia trong sản xuất xi măng (thạch cao, Pozzolana, tro bay…),
điện năng, dầu máy, các phụ tùng máy thay thế…
Đối với nhà máy xi măng : các nhà cung cấp cho quá trình sản xuất chính
bao gồm nguồn đá vôi, đất sét, phụ gia trong sản xuất xi măng (thạch cao,
Pozzolana, tro bay…), nhiên liệu, điện năng, dầu máy, phụ tùng thay thế…
Clinker là nguyên vật liệu chính Hà Tiên 1 đang phải mua hiện nay,
nguồn clinker chủ yếu từ :
Trang 63
Hà Tiên 2 cung cấp khoảng 10% nhu cầu của Hà Tiên 1, đây là thành
viên trong Tổng công ty xi măng Việt Nam và được tổng công ty giao nhiệm
vụ sản xuất clinker hỗ trợ cho Hà Tiên 1 do đó nguồn cung cấp từ Hà Tiên 2
khá ổn định và không bị áp lực về giá. Tuy nhiên Hà Tiên 2 đang xây dựng
trạm nghiền công suất 500 ngàn tấn tại Long An và sẽ hoạt động từ năm 2006
do đó nguồn clinker cung cấp cho Hà Tiên 1 sẽ hạn chế lại để cung cấp cho
trạm nghiền này.
Nguồn từ các nhà máy phía bắc đáp ứng khoảng 20% nhu cầu của Hà
Tiên 1 hiện nay, nguồn này chủ yếu từ các công ty thành viên trong tổng
công ty XMVN, mặt khác từ các nhà máy mới như Phúc Sơn, Sông Gianh,
Tam Điệp…đang thừa công suất sản xuất vì đầu ra hạn chế (thương hiệu mới,
hệ thống phân phối chưa tốt). Nguồn cung cấp này hiện nay đang dồi dào và
khả năng thương lượng của nhà cung cấp không cao, tuy nhiên về lâu dài thì
nguồn này không ổn định. Một số các dự án mở rộng của các công ty thành
viên VNCC (Hoàng Thạnh, Bút Sơn, Bỉm Sơn mở rộng) đã ký hợp đồng cung
cấp clinker dài hạn cho Hà Tiên 1 với giá ưu đãi, nguồn này sẽ đáp ứng 50%
nhu cầu clinker Hà Tiên 1 trong thời gian tới.
Nguồn nhập từ các nước Thái Lan, Indonesia : các nước này đang dư
thừa khoảng 30% công suất sản xuất clinker do đó trong một vài năm tới
nguồn nhập từ các nước này vẫn ổn định.
Đến năm 2009, dự án xi măng Bình Phước đi vào hoạt động thì Hà
Tiên 1 chủ động được 50% clinker cho nhà máy hiện tại và 50% sẽ nhập từ
các dự án xi măng mở rộng phía bắc (đã có hợp đồng thoả thuận) do đó
nguồn cung cấp clinker cho nhà máy xi măng Hà Tiên 1 Thủ Đức là an toàn
và không bị biến động.
Với các trạm nghiền khác phụ thuộc chủ yếu vào nguồn clinker nhập khẩu
thì trong 1 vài năm tới sẽ rất khó khăn trong việc mua clinker.
Trang 64
Đá vôi : Các nhà máy xi măng (bao gồm cả khâu sản xuất clinker) khi hoạt
động đều được chính phủ cấp phép cho khai thác tại một khu vực mỏ đá vôi
nhất định. Xem phụ lục số 9,8,7 để biết thêm về tình hình vùng nguyên liệu đá vôi
hiện tại của các nhà máy xi măng. Trong tương lai, lợi thế cạnh tranh thuộc về
các nhà máy có vùng nguyên liệu lớn, dồi dào để khai thác.
Phụ gia Pozzolana, quặng bôxít… ở Việt Nam khá dồi dào, do đó nhà sản
xuất có thể mua một cách dễ dàng hoặc xin phép khai thác mỏ đá.(xem thêm
phần phụ lục số 9 ). Thạch cao tại Việt Nam không có vùng nguyên liệu, do đó
phải nhập từ Lào, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc... Tại các nước này nguồn
thạch cao phong phú và dư thừa nên Việt Nam dễ dàng nhập Thạch cao từ các
nước này, đặc biệt là Lào và Campuchia nằm kề ngay biên giới Việt Nam.
Nhiên liệu than antraxit dùng để đốt lò, nung clinker: trữ lượng than của
Việt Nam khoảng 3,88 tỷ tấn, ngành công nghiệp than theo qui hoạch đến năm
2010 đạt công suất khoảng 20 triệu tấn. Chắc chắn nguồn than sẽ đủ cung ứng
cho ngành xi măng và hỗ trợ ngành xi măng theo chỉ thị của Chính Phủ. (43)
Điện : các nhà máy xi măng tiêu tốn 1 lượng điện khá lớn, hiện tại hầu hết
các nhà máy xi măng đều sử dụng nguồn điện quốc gia để sản xuất. Từ 2003
Chính Phủ đã không hạn chế cấp điện cho sản xuất vào tạo mọi điều kiện để
nguồn điện đủ đáp ứng cho sản xuất. Theo qui hoạch ngành điện đến 2010 thì
nguồn điện xây dựng mới sẽ khoảng 10.740MW và nhập khẩu 2.000MW từ
Lào. Dự báo toàn ngành xi măng sẽ tiêu thụ khoảng 4.500 triệu kwh vào năm
2010, chỉ chiếm khoảng 7% sản lượng điện quốc gia.
Các phụ tùng thay thế : chủ yếu là nhập khẩu từ các nhà cung cấp thiết bị
cho các nhà máy xi măng. Đây cũng là khó khăn cho các nhà máy vì phụ tùng
thay thế mỗi lần mua không nhiều, chỉ mua đơn lẻ nên giá mua cao thậm chí
một số phụ tùng không có, mặt khác nền công nghiệp cơ khí chế tạo Việt Nam
chưa phát triển do đó khó có thể sản xuất phụ tùng thay thế trong nước.
Trang 65
Hà Tiên 1 do có thời gian hoạt động lâu, đã mua hàng qua nhiều lần và có
mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp trên thế giới nên không bị áp lực, Mặt
khác Hà Tiên 1 từng bước đồng bộ thiết bị theo chuẩn của một hãng, và cải tạo
thiết bị theo công nghệ mới nhất, hai dự án Bình phước và quận 9 sử dụng thiết
bị cùng loại nên khi mua phụ tùng thay thế theo kế hoạch cho cả ba nhà máy sẽ
thuận lợi và dễ dàng hơn, không bị áp lực từ nhà sản xuất cung ứng.
Các phụ tùng khác như gạch chịu lửa các thiết bị cơ đơn giản Việt Nam
cũng đã sản xuất được với giá khá rẻ và chất lượng đạt yêu cầu. Các ngành phụ
trợ cho công nghiệp xi măng tại Việt Nam cũng đã bắt đầu phát triển do đó
việc tìm phụ tùng thay thế không phải là áp lực cao với ngành.
2.2.1.8 Khách hàng.
Khách hàng của các công ty xi măng có thể xét đến khách hàng là nhà
phân phối (gồm nhà phân phối chính, nhà bán lẻ) và người sử dụng (người sử
dụng dân dụng/các trạm bê tông tươi, các công ty xây dựng). Hiện tại các công
ty xi măng phía nam thường phân phối theo mô hình :
Nhà sản xuất Ỉ nhà phân phối chính Ỉ cửa hàng bán lẻ Ỉ người tiêu dùng.
Nhà sản xuất Ỉ nhà phân phối chính Ỉ Trạm bê tông tươi/nhà thầu.
Nhà sản xuất Ỉ Trạm bê tông tươi/người tiêu dùng cuối cùng.
2.2.1.8.1 Khách hàng là nhà phân phối (cửa hàng VLXD và NPPC):
Ngày càng có nhiều Nhãn hiệu mới tham gia thị trường, nhiều nhà cung
cấp mới do đó “Sức mạnh” thương lượng với nhà sản xuất của nhóm khách
hàng này gia tăng, đặc biệt đối với các nhà phân phối lớn - có tiềm lực về tài
chính - hệ thống cửa hàng phân phối.
Điều quan tâm nhất của đối tượng khách hàng này là lợi nhuận và các
sản phẩm dễ bán(có chất lượng- chất lượng thương hiệu, sản phẩm, chất lượng
giá…).
Xu hướng hiện nay của đối tượng khách hàng này là đa dạng các nhãn
hiệu xi măng kinh doanh và chọn kinh doanh các nhãn hiệu có mức lợi nhuận
Trang 66
cao Ỉ nguồn lực của họ dành cho các nhãn hiệu bị chia sẻ, lòng trung thành
với nhà sản xuất, với thương hiệu sẽ giảm. Sự trung thành với các nhãn hiệu
giảm dần.
Sự liên kết giữa những NPPC lớn để áp lực lại với nhà sản xuất về vấn
đề giá, cung ứng…hoặc lũng đoạn thị trường, tẩy chay các nhà sản xuất nhà sản
xuất là nguy có lớn nhất. Các NPPC khu vực đông Nam bộ liên kết lại làm áp
lực với công ty xi măng Holcim – không đưa hàng ra thị trường, vào hồi đầu
tháng 01/2006 khi công ty này tăng giá bán và cắt giảm khuyến mại, chiết
khấu cho hệ thống phân phối, sau đó Holcim phải có nhượng bộ.
Các nhà sản xuất đang có xu hướng thành lập nhiều NPPC, giới hạn các
NPPC ở mức sản lượng vừa phải để hạn chế áp lực từ nhóm khách hàng này.
Tuy nhiên, việc Việt Nam giai nhập WTO vào cuối năm nay sẽ tạo cơ hội cho
khá nhiều tập đoàn bán lẻ phân phối vào Việt Nam chắc chắn ngành xi măng
sẽ bị ảnh hưởng, hiện tại Metro Việt Nam đã bước đầu xâm nhập phân phối
VLXD và đã kí hợp đồng phân phối xi măng Hà Tiên 1 và Holcim. Biện pháp
duy nhất để giảm áp lực từ nhà phân phối là các nhà sản xuất xi măng cần có
chính sách thích hợp để gắn kết chặt chẽ với nhà phân phối hiện tại, tăng lòng
trung thành của họ với nhà sản xuất và xây dựng hệ thống phân phối đủ mạnh
để không bị ảnh hưởng khi tập đoàn nước ngoài vào thị trường Việt Nam.
2.2.1.8.2 Khách hàng là người sử dụng :
Người tiêu dùng dân dụng: Đặc điểm của nhóm khách hàng này :
Xây dựng thường là rất quan trọng với họ, xây dựng nhà cửa thường chiếm
một tỷ lệ lớn trong tài sản của đối tượng khách hàng này nên việc chọn lựa xi
măng thường là một khâu quan trọng.
Quyết định chọn nhãn hiệu nào ảnh hưởng bởi tư vấn –giới thiệu của người
bán (CH), nhà thầu xây dựng, và tư vấn thiết kế với các nhà biệt thự - công
trình lớn.
Bị chi phối nhiều bởi yếu tố thương hiệu - Hình ảnh và chất lượng, uy
Trang 67
tín của thương hiệu ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng khách hàng này.
Nhạy cảm về giá không cao (trong một chừng mực cho phép).
Ỉ Xu hướng trong tương lai phân khúc thị trường này sẽ dần thu hẹp
do dịch vụ xây dựng và qui hoạch phát triển nhanh đặc biệt là tại các khu
vực thành thị – nghị định 181 về nhà đất là một mốc thể hiện dần dần thị
trường này sẽ bị thu hẹp tại các đô thị. (điển hình xu hướng này trên thị trường
như khu vực nhà ở Phú Mỹ Hưng, các công ty kiến trúc xây dựng đô thị đang
phát triển mạnh - mô hình chung của các công ty này là họ sẽ mua lại các cụm
dân cư, tiến hành xây dựng chỉnh trang lại theo quy hoạch chung và theo ý của
các hộ trong các cụm này sau đó bán lại cho người dân theo các hình thức ưu
đãi như trả chậm…).
Nhà thầu xây dựng – các công ty xây dựng – trạm bê tông tươi : Đặc
điểm của nhóm khách hàng này :
Tiềm năng lớn và sẽ là đối tượng khách hàng chính của thị trường xi
măng.
Không bị chi phối bởi yếu tố thương hiệu. Rất nhạy cảm với giá.
Chất lượng xi măng là yếu tố quan trọng, đối tượng khách hàng này cảm
nhận rất rõ về chất lượng sản phẩm của các nhãn hiệu xi măng trên thị trường.
Ỉ Xu hướng phân khúc này đang mở rộng và lấn sang phân khúc thị
trường người tiêu dùng dân dụng, và chính phủ có xu hướng ủng hộ các việc
này.
2.2.1.9 Ma trận hình ảnh cạnh tranh C.I.M
Xem bảng 2.20, trong trang sau :
68
Bảng 2.19 : Ma trận hình ảnh cạnh tranh C.I.M (đánh giá trên thị
trường khu vực Đông Nam Bộ và Long An.
¾ Tầm quan trọng được đánh giá theo phương pháp chuyên gia trong
Hà Tiên 1 Holcim Nghi Sơn Chinfon Cotec Lavila Tafico Hoàng Thạch Phúc Sơn Các yếu tố Tầm
Quan
trọng
Phân
Loại
Điểm
Q.trọn
g
Phân
Loại
Điểm
Q.trọ
ng
Phân
Loại
Điểm
Q.trọn
g
Phân
Loại
Điểm
Q.trọn
g
Phân
Loại
Điểm
Q.trọng
Phân
loại
Điểm
Q.trọn
g
Phân
Loại
Điểm
Q.trọn
g
Phân
Loại
Điểm
Q.trọng
Phân
Loại
Điểm
Q.trọng
1.Chất lượng sản
phẩm
0,2 4 0,8 3 0,6 3 0,6 3 0,6 2 0,4 2 0,4 1,5 0,3 3 0,6 2,5 0,5
2.Uy tín và danh
tiếng thương hiệu
0,15 4 0,6 3 0,4
5
2 0,3 2 0,3 2 0,3 1 0,15 1 0,15 2 0,3 1,2 0,18
3.Thị phần khu
vực Đông nam bộ
0,1
4
0,4 3 0,3 2 0,2 1,5 0,15 1,5 0,15 1 0,1 1 0,1 1 0,1 1 0,1
4.Giá thành sản
phẩm và khả
năng cạnh tranh
giá
0,1 1 0,1 4 0,4 3 0,3 3 0,3 1 0,1 1 0,1 1 0,1 2 0,2 2 0,2
5.Lòng trung
thành nhãn hiệu
0,05 3 0,15 3 0,1
5
3 0,15 2 0,1 1 0,05 1 0,05 1 0,05 3 0,15 2 0,1
6.Hệ thống phân
phối
0,1 4 0,4 3 0,3 2 0,2 1,5 0,15 2 0,2 1 0,1 1 0,1 1 0,1 1 0,1
7.Cự ly vận
chuyển hàng hoá
tới thị trường.
0,05 3 0,15 2 0,1 1 0,05 2 0,1 3 0,15 2 0,1 2 0,1 1 0,05 1 0,05
8.Lợi thế nguồn
Nguyên liệu
trong sản xuất
0,05 2 0,1 4
0,2
4 0,2 4 0,2 1 0,05 1 0,05 2 0,1 4 0,2 4 0,2
9.Hoạt động
marketing
(khuyến mãi,
quảng cáo, P.R)
0,1 3 0,3 4 0,4 2 0,2 2 0,2 1 0,1 2 0,2 1 0,1 1 0,1 1 0,1
10.Các dịch vụ
trước, trong và
sau bán hàng (đặt
hàng, giao hàng,
hỗ trợ tư vẫn kỹ
thuật, hương dẫn
sử dụng sản
phẩm)
0,05 3 0,15 3 0,1
5
1 0,05 1 0,05 0,1 2 0,1 1 0,05 1 0,05 1 0,05
11.Vị thế tài
chính
0,05 2 0,1 2 0,1 4 0,2 4 0,2 0,05 1 0,05 1 0,05 4 0,2 1 0,05
Tổng
Cộng
3,25 3,1
5
2,45 2,35 1,65 1,4 1,2 2,05 1,63
69
ngành. Số điểm của tầm quan trọng của mỗi yếu tố được cho từ 0,00 (không quan
trọng) đến 1,00 (rất quan trọng), tổng số điểm tầm quan trọng tất cả các yếu tố bằng
1,00.
¾ Phân loại : từ 1 đến 4. mạnh là 4, khá là 3, trung bình 2, yếu là 1.
Nhận xét : vị thế cạnh tranh của Hà Tiên 1 là tốt nhất trên thị trường, theo sau là
Holcim (mức chênh lệch không cao), nhóm đối thủ thứ hai là Nghi Sơn (2,45),
Chinfon(2,35), Hoàng Thạch (2,05) và nhóm đối thủ thứ ba là Cotec, Phúc Sơn,
Lavila, Tafico…
2.2.2 Môi trường kinh tế :
Kinh tế Việt Nam những năm gần đây phát triển với tốc độ cao, mức độ tăng
trưởng GDP của Việt Nam năm 2002 là 7,0 %; năm 2003 là 7,5% , tăng 0,5%, năm
2004 là 7,7%, năm 2005 là 8,4% tăng 0,7%. Nhà nước nỗ lực giảm lạm phát, cải
thiện môi trường để thu hút vốn đầu tư FDI, năm 2000 đầu tư trực tiếp nước ngoài ở
mức 2,69tỷ USD thì năm 2005 con số này ở mức 5,8 tỷ USD tăng 116%. Cùng với
FDI tăng liên tục, nguồn vốn đầu tư toàn xã hội cũng liên tục tăng : năm 2000
nguồn vốn này là 145.333 tỷ đồng, năm 2005 là 258.325 tỷ đồng tăng 78%...
Ngành xây dựng cơ bản có mối quan hệ với việc tăng GDP, khi GDP tăng
nhanh, tỷ lệ đầu tư cho xây dựng cơ bản tăng nhanh và khi tăng trưởng GDP có dấu
hiệu sút giảm, thì ngành xây dựng cơ bản có tỷ lệ sút giảm rõ rệt nhất.
Trong bối cảnh nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh, nỗ lực từ chính phủ muốn
đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá đất nước nên nhu cầu xây dựng và hoàn thiện
cơ sở hạ tầng đất nước là rất cần thiết, đây chính là các yếu tố tốt cho ngành xi
măng phát triển. Mặt khác thu nhập người dân đang được cải thiện cải thiện hàng
ngày nên nhu cầu xây dựng mới nhà cửa, cải thiện điều kiện sống cũng được người
dân quan tâm nhiều hơn và họ cũng quan tâm nhiều đến các sản phẩm tốt, đạt tiêu
70
chuẩn cũng như không quá cân nhắc về giá sản phẩm…đây cũng là các điều kiện
thúc đẩy tăng cầu xi măng.(xem thêm phụ lục 13)
Bảng 2.20 Các chỉ tiêu nền kinh tế Việt Nam những năm 1997-2005
Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Real
GDPGrowth
rate (%)
8,2 5,8 4,8 6,8 6,8 7,0 7,5
7,7% 8,4%
GDP per
capita
(US$/per)
326 342 372 398 422 458 490
Vốn đầu tư
FDI (tỷ USD) 6,05 4,48 2,26 2,69 3,23 2,96 3,14
4,22 5.8
Nguồn : Tổng cục Thống kê Việt Nam.(44).
2.2.3 Môi trường chính trị và luật pháp.
Với nỗ lực đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển và hội nhập kinh tế thế
giới, Nhà Nước đã và đang có những động thái tích cực tác động vào nền kinh tế
như : cải tạo và xây dựng hệ thống pháp luật kinh tế, từng bước thay đổi cách
quản lý nền kinh tế, tạo “sân chơi” bình đẳng cho các thành phần kinh tế phát
triển…, chuẩn bị mọi điều kiện để gia nhập WTO, thực hiện đúng hiệp định AFTA,
kí nhiều hiệp định song phương với các nước trên thế giới…
Đây là tín hiệu tốt cho nền kinh tế cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài
nước, là tín hiệu tốt cho ngành công nghiệp xi măng, một ngành cần có nguồn
vốn đầu tư lớn và thời gian hoàn vốn dài.
Trong năm vừa qua Việt Nam được bình chọn là một trong những nước an
toàn nhất về đầu tư tại Châu Á. Sự ổn định về chính trị là điều kiện tốt để các
nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư các hoạt động kinh doanh ở Việt Nam.
Một số luật quan trọng như Luật cạnh tranh đã được ban hành, Luật doanh
nghiệp chung và Luật đầu tư chung, áp dụng các nguyên tắc đối xử quốc gia
công khai, minh bạch, sửa đổi luật thuế thu nhập doanh nghiệp, luật đất đai…
71
Với ngành công nghiệp xi măng chính phủ ban hành qui hoạch ngành tới năm
2020 một cách công khai để các nhà đầu tư tham khảo, quy hoạch phát triển các
ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp điện, giao thông vận tải…
2.2.4 Môi trường xã hội (dân số – văn hoá)
Năm 2005 dân số Việt Nam là ….với mức tăng bình quân …% trong đó vùng
Nam bộ chiếm …. , dân số Việt Nam là dân số trẻ, tỷ lệ người trong độ tuổi có
nhu cầu nhà ở riêng, lập gia đình (20 – 30) khá cao. Việc sở hữu một căn nhà là
ước muốn lớn nhất mọi người dân Việt Nam, nhà cửa càng “khang trang” càng
minh chứng vị trí của chủ nhân ngôi nhà đó. Xu hướng có một căn nhà riêng rẽ
là ước mơ của thanh niên khi bước vào cuộc sống gia đình. Người thu nhập hiện
tại ở mức độ trung bình khó có thể mua một căn nhà “bình thường” trong một
thời gian ngắn. Tình trạng “ba thế hệ chung một mái nhà” là tình trạng phổ biến
trong xã hội Việt Nam ngày nay.
Thu nhập bình quân của người dân liên tục tăng tạo điều kiện cho họ nhiều
cơ may sở hữu một căn nhà, hay xây dựng mới nhà cửa. Đây là một thị trường
tiềm năng cho ngành xi măng.
2.2.5 Môi trường tự nhiên.
Đông Nam Bộ – thị trường chính của Hà Tiên 1 - là vùng nối liền vùng
Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và vùng Sông Cửu Long. Diện tích tự
nhiên là 23.391 km2 chiếm 7,1% diện tích trong cả nước. Đông Nam Bộ có Tp.
HCM là trung tâm lớn kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ… và là đầu mối
giao thông và giao lưu quốc tế của cả nước. Thành phố Vũng Tàu là thành phố
cảng và dịch vụ công nghiệp, cũng là cửa ngõ lớn giao lưu với thế giới bằng
đường biển. Đông Nam Bộ có trục đường giao thông xuyên Á thông ra biển, nối
liền với các nước khu vực Đông Nam Á.
72
Theo qui hoạch của ngành thì khu vực phía nam có hai địa điểm có đá vôi
và sét phục vụ việc sản xuất xi măng là khu vực Kiên Giang (trữ lượng 265 triệu
tấn đá vôi và 54.305 tấn sét – nhà máy xi măng Hà Tiên 2 và Holcim đang khai
thác) và khu vực Tây Ninh – Bình Phước (trữ lượng 258.903 triệu tấn đá vôi và
102.142 tấn sét – dự án nhà máy xi măng Hà Tiên 1 và xi măng Tây Ninh sẽ khai
thác).
Các phụ gia như đá Laterite và pozzolana có mỏ đá tại Bà Rịa Vũng Tàu
và Đồng Nai với trữ lượng khá lớn, đủ phục vụ cho ngành xi măng. Riêng về
thạch cao và than thì trong phía nam không có phải nhập than từ Quảng Ninh,
Thạch cao từ Lào, Cambodia, Trung Quốc.
Nguồn điện khu vực nam bộ có trữ lượng điện lớn nhất nước và các dự án
nhiệt điện trong khu vực như Phú Mỹ 2,3…sắp sửa đưa vào khai thác nên rất
thuận lợi cho ngành xi măng.
2.2.6 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài E.F.E
Bảng 2.21 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài E.F.E
Các yếu tố bên ngoài
Tầm quan
trọng
Phân
Loại
Số điểm
quan trọng
1.Chính trị ổn định, Nhà Nước khuyến khích
ngành kinh tế phát triển, ngành xi măng được
CP quan tâm nhiều.
0,05 3 0,15
2.Vốn đầu tư toàn xã hội tăng nhanh, thu nhập
dân cư tăng nhanh, đất nước đang đầu tư cao vào
cải thiện hạ tầng bằng nhiều nguồn vốn khác
nhau Ỉ nhu cầu xây dựng tăng
0,05 4 0,2
3.Dung lượng thị trường xi măng Việt Nam lớn,
tăng ở mức trên 10%/năm, cung chưa đáp ứng
đủ cầu, đặc biệt tại khu vực nam bộ
0,1 4 0,4
4.Tốc độ đô thị hoá nhanh và cao tại khu vực
phía nam.
0,05 3 0,15
5.Nguồn nguyên vật liệu sản xuất xi măng giới
hạn và chính phủ kiểm soát khi cấp phép khai
0,05 4 0,2
73
thác.
6.Năng lực sản xuất xi măng của ngành đang
thiếu nhưng có thể thừa vào 2009
0,1 4 0,4
7.Xu hướng giá xi măng sẽ tăng bằng giá xi
măng thế giới và điều chỉnh theo giá xăng dầu.
0,05 3 0,15
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chiến lược cạnh tranh cho Công ty Xi-măng Hà Tiên 1 đến năm 2015.pdf