MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
I - LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH 2
1. Tầm quan trọng của việc nhận thức về cạnh tranh hiện nay 2
2. Những điều cơ bản về lý luận cạnh tranh của quản trị Marketing 4
II - NHỮNG NHẬN THỨC VỀ MẶT LÝ LUẬN VÀ VIỆC ÁP DỤNG VÀO THỰC TIẾN CỦA HONDA VIỆT NAM KHI ĐƯA RA XE WAVE ALPHA 12
1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của honda Việt Nam 12
2. Thực trạng cạnh tranh của honda Việt Nam với các hãng xe máy khác 13
3. Nhận thức của honda Việt Nam và việc tung ra xe Wave Alpha 15
3.1. Phân tích nhu cầu của thị trường xe máy Việt Nam 15
3.2. Quyết định tung ra thị trường xe Wave Alpha 17
III - PHÂN TÍCH VỀ SỨC CẠNH TRANH CỦA WAVE ALPHA 21
1. Sức mạnh cạnh tranh của Wave Alpha tập trung ở giá cả và chất lượng 21
2. Những khả năng và triển vọng trong tương lai của Wave Alpha 24
IV - MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HONDA VIỆT NAM ĐỂ CỦNG CỐ THÊM SỨC MẠNH CẠNH TRANH 25
KẾT LUẬN 26
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8852 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược cạnh tranh của Honda Việt Nam với xe Wave Alpha, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à cùng phục vụ một loại khách hàng mục tiêu bởi vì các đối thủ sẽ thường xuyên ra những đòn tấn công để dành dật khách hàng. Mỗi Công ty có một cơ cấu chiến lược khác nhau và vì thế cũng sẽ nhằm vào những nhóm khách hàng khác nhau. Công ty cần có những thông tin chi tiết hơn nữa về từng đối thủ cạnh tranh. Nó cần biết chất lượng sản phẩm, tính năng và danh mục sản phẩm, dịch vụ, phục vụ khách hàng, chính sách giá cả, phạm vi phân phối, chiến lược về lực lượng bán hàng, quảng cảo và các chương trình kích thích tiêu thu, cung ứng, tài chính và các chiến lược khác của từng đối thủ cạnh tranh.
Công ty phải không ngừng theo dõi chiến lược của đối thủ cạnh tranh. Những đối thủ cạnh tranh nguồn lực thường thay đổi chiến lược sau một thời gian. Rõ ràng là các Công ty phải nhạy bén với thay đổi mong muốn của khách hàng và cách thức mà cá đối thủ cạnh tranh thay đổi chiến lược để đáp ứng những mong muốn mới xuất hiện này.
Khi đã biết được đối thủ cạnh tranh và những chiến lược của họ, ta phải đặt vấn đề tiếp thep đó là: các đối thủ cạnh tranh đang tìm kiếm cái gì trên thị trường và cái gì đã điều khiển hành vi của từng đối thủ cạnh tranh? Ở đây một giả thuyết được đặt ra là các đối thủ cạnh tranh đều phấn đấu để tăng tối đa lợi nhuận của mình. Trong trường hợp này, các Công ty có những cách nhìn nhận khác nhau về tầm quan trọng của lợi nhuận trước mắt so với lợi nhuận lâu dài. Hơn nữa một số Công ty lại hướng suy nghĩ của mình vào việc "thoả mãn" chứ không phải "tăng tối đa". Họ đề ra chỉ tiêu lợi nhuận mục tiêu và hài lòng khi đạt được nó cho dùng là với những chiến lược và nỗ lực khác họ có thể đạt được mức lợi nhuận lớn hơn.
Tuy nhiên, một giả thuyết quan trọng khác đó là mỗi đối thủ cạnh tranh đều theo đuổi một số mục tiêu. Ta cần biết tầm quan trọng tương đối mà đối thủ cạnh tranh nhìn nhận đối với khả năng sinh lời hiện tại, mức tăng thị phần, lưu kim, vị trí dẫn đầu về công nghệ, vị trí dẫn đầu về dịch vụ,… Khi biết được các mục tiêu với tầm quan trọng nhất định của đối thủ cạnh tranh, ta có thể biết được đối thủ cạnh tranh có hài lòng hay không với kết quả tài chính hiện thời của họ và họ có thể phản áng như thế nào với các kiểu tiến công cạnh tranh khác nhau…. Ví dụ một đối thủ cạnh tranh theo đuổi vị trí dẫn đầu về chi phí thấp sẽ phản ứng mạnh mẽ hơn đối với trường hợp một đối thủ cạnh tranh nào đó có một bước đột phá về quy trình sản xuất so với trường hợp đối thủ cạnh tranh đó chỉ tăng ngân sách quảng cáo.
Các mục tiêu của đối thủ cạnh tranh được xác định dựa trên cơ sở của nhiều yếu tố, trong đó có quy mô, giá trình lịch sử, ban lãnh đạo và tình trạng kinh tế của họ. Nếu đối thủ cạnh tranh là một bộ phận của Công ty lớn hơn, thì điều quan trọng là phải biết nó có chạy theo mục tiêu tăng trưởng, tiền mặt hay được Công ty mẹ nuôi Công ty lớn hơn thì nó có thể hay bị tấn công. Một giáo sư của trường đại học Harvard đã cho rằng điều tệ hại nhất là tấn công một đối thủ cạnh tranh, mà đối với họ đó là nghề kinh doanh duy nhất và họ hoạt động trên phạm vi toàn cầu.
Một đối thủ cạnh tranh có thể thực hiện được chiến lược của mình và đạt được những mục đích của mình không? Điều đó còn tuỳ thuộc vào các tài nguyên và năng lực của từng đối thủ cạnh tranh. Công ty cần phát hiện những mặt mạnh và những mặt yếu của từng đối thủ cạnh tranh. Bước đầu tiên là Công ty phải thu thập những số liệu mới về tình hình kinh doanh của từng đối thủ cạnh tranh, cụ thể là mức tiêu thụ, thị phần, mức lời, lợi nhuận trên vốn đầu tư, lưu kim, đầu tư mới, và mức sử dụng năng lực. Tuy nhiên những thông tin như vậy về đối thủ cạnh tranh là rất khó khăn, bởi vì không dễ dàng gì mà đối thủ cạnh tranh lại tiết lộ những thông tin đó. Các Công ty tư liệu sản xuất thấy rất khó ước tính thị phần của đối thủ cạnh tranh, bởi vì họ không có dịch vụ cung cấp số liệu như trong trường hợp của những Công ty hàng tiêu dùng đóng gói. Có thể nói rằng bất kỳ thông tin nào cũng giúp đánh giá tốt hơn về các mặt mạnh và các mặt yếu của từng đối thủ cạnh tranh. Các thông tin này sẽ giúp cho Công ty quyết định tiến công ai trên thị trường có thể lập chương trình kiểm soát.
Các Công ty thường tìm hiễu những mặt mạnh và mặt yếu của các đối thủ cạnh tranh thông qua những số liệu thứ cấp, kinh nghiệm cá nhân và lời đồn. Hoặc họ có thể bổ sung thêm sự hiểu biết của mình bằng cách tiến hành nghiên cứu Marketing trực tiếp các khách hàng, người cung ứng và các đại lý của mình. Và ngày nay ngày càng có nhiều Công ty quay sang dùng phương pháp lấy chuẩn (Bench Marketing) như một sự chỉ danã tốt nhất để cải thiện tư thế cạnh tranh của mình.
Những mục tiêu và các mặt mạnh nhanh, mặt yếu của từng đối thủ cạnh tranh góp phần rất lớn vào việc chỉ rõ những biện pháp và phản ứng của họ đối với những biện pháp của Công ty như giảm giá, tăng cường khuyến mãi hay tung ra sản phẩm mới. Ngoài ra, mối đối thủ cạnh tranh còn có một sô triết lý nhất định về việc kinh doanh, một nề nếp văn hoá nội bộ nhất định và một số niềm tin chủ đạo nhất định. Cần phải hiểu một cách sâu sắc tiàn bộ ý đồ của một đối thủ cạnh tranh nhất định thì mới có thể dự đoán được cách đối thủ có thể hành động. Sau đây là những cách phản ứng phổ biến của các đối thủ cạnh tranh.
1 - Đối thủ cạnh tranh điềm tĩnh: một số đối thủ cạnh tranh không phản ứng nhanh hay mạnh đối với biện pháp của một đối thủ nhất định. Công ty cần phải cố gắng đánh giá những lý do tại sao đối thủ lại có hành vi điềm tĩnh.
2 - Đối thủ cạnh tranh kén chọn: đối thủ cạnh tranh có thể chỉ phản ứng với những kiểu tấn công nhất định mà không có phản ứng gì với những kiểu tấn công khác. Họ có thể phản ứng với việc giảm giá để báo hiệu rằng việc đó không có nghĩa lý gì. Nhưng họ có thể không phản ứng với việc tăng chi phí quảng cáo, vì nghĩ rằng nó ít đe doạ. Khi biết được những phản ứng của một đối thủ cạnh tranh chủ chốt thì Công ty sẽ có những căn cứ để hoạch định hướng tấn công khả thi nhất.
3 - Đối thủ cạnh tranh hung dữ: Công ty này phản ứng mau lẹ và hung dữ với mọi cuộc đột kích vào những lãnh địa của mình. Đối thủ cạnh tranh hung dữ luôn cảnh báo rằng, tốt nhất là các Công ty khác đừng nên tấn công vì người phòng thủ sẽ chiến đấu đến cùng. Với những loại Công ty này cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra đòn tấn công.
4 - Đối thủ cạnh tranh khôn ngoan: có một số đối thủ cạnh tranh không để lộ ra một cách phản ứng nào có thể đoán trước được. Như đối thủ cạnh tranh có thể trả đũa hay không trả đũa trong một trường hợp cụ thể nào đó, và không có cách nào đoán trước được điều đó căn cứ vào tình trạng kinh tế, quá trình lịch sử, hay bất kỳ điều gì khác nữa.
Có những ngành và đặc điểm là các đổi thủ cạnh tranh tương đối hoà thuận với nhau và có những ngành thì họ lại thường xuyên xung đột với nhau. Điều này phụ thuộc vào "trạng thái cân bằng cạnh tranh" của ngành.
1 - Nếu các đối thủ cạnh tranh đều gần giống nhau và cùng kiếm sống theo một cách thì trạng thái cân bằng cạnh tranh của họ không bền.
2 - Nếu có một yếu tố chủ yếu duy nhất là yếu tố quan trọng thì trạng thái cạnh tranh sẽ không bền. Đó là những ngành có những cơ hội tạo sự khác biệt về chi phí bằng cách tiết kiệm nhờ quy mô, công nghệ tiên tiến, nhận thức được đường cong kinh nghiệm và những cách khác. Chiến tranh giá cả thường xuyên nổ ra ở những ngành này do những kết quả đột phá về chi phí.
3 - Nếu có thể là nhiều yếu tố là yếu tố cực kỳ quan trọng thì mỗi đối thủ cạnh tranh đều có thể có một ưu thế nào đó và có sức hẫp dẫn khác nhau đối với một số khách hàng. Càng có nhiều yếu tố có thể tạp ra một ưu thế thì càng có nhiều đối thủ cạnh tranh cùng tồn tại. Tất cả các đối thủ cạnh tranh đều có một lĩnh vực cạnh tranh của mình, nơi mà họ tạo được sự cân bằng các yếu tố theo ý muốn: Đó là những ngành có nhiều cơ hội để tạo sự khác biệt về chất lượng, dịch vụ, điều kiện thuận tiện…. Nếu khách hàng đánh giá khác nhau về những yếu tố nào đó, thì nhiều Công ty có thể cùng tồn tại bằng cách né tránh nhau.
4 - Càng ít số biến cạnh tranh là quan trọng, thì càng ít số đổi thủ cạnh tranh: Nếu chỉ có một yếu tố duy nhất là quan trọng thì chỉ có thể cùng tồn tại không nhiều hơn hai hoặc ba đối thủ cạnh tranh. Ngược lại càng nhiều biến cạnh tranh thì càng nhiều đối thủ cạnh tranh, nhưng có thể là mỗi đối thủ cạnh tranh có quy mô tuyệt đối nhỏ hơn.
5 - Tỷ số thị phần hai trên một giữa bất kỳ hai đối thủ cạnh tranh nào dường như là điểm cân bằng mà tại đó việc tăng hay giảm thị phần đều không thực tế và cũng không có lợi cho đối thủ cạnh tranh nào.
Ta đã trình bày những dạng thông tin chính mà những người thông qua quyết định của Công ty cần biết về các đối thủ cạnh tranh của mình. Thông tin này phải được thu thập, giải thích, phân phát và sử dụng. Tuy rằng chi phí cho việc thu thập những thông tin tình báo về đối thủ cạnh tranh là rất lớn, nhưng cái giá của việc không thu thập những thông tin đó còn đắt hơn. Vì vậy Công ty cần phải thiết kế hệ thống thông tin tình báo cạnh tranh của mình sao cho có hiệu quả về chi phí. Có bốn bước chính:
1- Chuẩn bị hệ thống: ở bước này cần phải phát hiện được những kiểu thông tin cạnh tranh quan trọng, phát hiện những nguồn tốt nhất của những thông tin đó và cử ra người quản trị hệ thống và các dịch vụ của nó.
2- Thu thập số liệu: các số liệu có thể được thu thập liên tục từ hiện trường hay từ những số liệu đã được công bố, Công ty cần xây dựng những cách mua thông tin cần thiết về các đối thủ cạnh tranh có hiệu quả mà không vi phạm những tiêu chuânr pháp luật hay đạo đức.
3 - Đánh giá và phân tích: các số liệu được kiểm tra về giá trị và độ tin cậy, giải thích ý nghĩa và sắp xếp lại một cách thích hợp.
4 - Phân tích và trả lời: những thông tin chủ chốt được gửi cho những người thông qua quyết định hữu quan, và trả lời những yêu cầu của các cán bộ quản trị về các đối thủ cạnh tranh.
Với hệ thống này những người quản trị Công ty sẽ nhận được kịp thời những thông tin về các đối thủ cạnh tranh qua điện thoại, bản tin và những báo cáo. những người quản trị cũng có thể liên hệ với bộ phận này khi cần giải thích ý nghĩa của một biện pháp đột ngôtình hình của một đối thủ cạnh tranh hay khi cần biết những mặt yếu và mặt mạnh của đối thủ cạnh tranh hoặc cách thức phản ứng của đối thủ cạnh tranh đối với biện pháp độ tính của Công ty.
Ở những Công ty tương đối nhỏ không có đủ tiền để thành lập bộ phận chính thức đảm bảo thông tin tình báo cạnh tranh thì nên cử ra những người chuyên trách theo dõi những đối thủ cạnh tranh nhất định.
II. NHỮNG NHẬN THỨC VỀ MẶT LÝ LUẬN VÀ VIỆC ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN CỦA HONDA VIỆT NAM KHI
ĐƯA RA XE WAVE ALPHA
1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Honda Việt Nam.
Hiện nay trên thế giới, danh tiếng của hãng Honda hầu như có mặt ở khắp các nước. Riêng thị trường Việt Nam, hãng Honda chủ yếu phục vụ hai loại sản phẩm đó là ô tô và xe máy. Người Việt Nam có lẽ đã quá quen thuộc với những chiếc xe máy nhãn hiệu Honda. Nhưng Honda Việt Nam thì có một lịch sử phát triển chưa phải là dài. Trước đây người tiêu dùng biết đến DD… Vào đầu những năm 90, Honda Thái Lan đã đưa vào Việt Nam xe Dream với giá thời đó vào khoảng 25 triệu USD. Vào 1 vé đó xư Dream được coi như là biểu tượng của sự sang trọng và nó vẫn còn tồn tại cho đến hiện nay. Tuy nhiên, kể từ khi Chính phủ không cho phép nhập khẩu nguyên chiếc xe máy, nhằm mục đích nội địa hoá thị trường này đã ra đời hãng Honda Nhật Bản và Việt Nam. Hoạt động chủ yếu là sản xuất một số linh kiện lắp ráp xe máy tại Việt Nam, còn một số bộ phận nhập về từ Nhật, Thái Lan để lắp ráp xe tại Việt Nam.
Trước khi tung ra xe Wave, hãng Honda Việt Nam có hai loại xe chủ yếu là Super Dream và Future vào thời kỳ đầu, hai loại xe này có giá khá cao.
Super Dream: 29 triệu VNĐ/ chiếc
Future : 28,5 triệu VNĐ/ chiếc
Hiện nay, sau rất nhiều lần giảm giá:
Super Dream: 19.990.000 VNĐ/ chiếc
Future : 24.990.000 VNĐ/ chiếc
Chiến lược của Honda Việt Nam là đưa ra các loại sản phẩm có chất lượng tốt, giá phù hợp với đại đa số người tiêu dùng Việt Nam, với hệ thống phân phối rộng khắp các tỉnh thành của Việt Nam.
Cho đến hiện nay Honda Việt Nam đã rất mạnh trên thị trường. Bằng uy tín, chất lượng và giá cả, nó đã chiếm một thị phần lớn trên thị trường xe máy Việt Nam.
2. Thực trạng cạnh tranh của Honda Việt Nam với các hãng xe máy khác.
Trên thị trường Việt Nam, Honda Việt Nam bị cạnh tranh rất mạnh với các hãng xe máy khác. Đối thủ cạnh tranh của Honda Việt Nam có thể chia ra làm hai loại. Đối thủ thách thức vị trí hiện tại của Honda Việt Nam, họ đối đầu trực tiếp với Honda Việt Nam gồm có những hãng xe máy khác cũng có nguồn gốc từ Nhật như Suzuki, YAMAHA. Loại đối thủ thứ hai đó là các hãng theo sau, họ không đối đầu trực tiếp với Honda. Loại đối thủ này đưa ra các sản phẩm có chất lượng và giá rẻ để phục vụ đoạn thị trường những người có thu nhập thấp nhưng cầu xe máy làm phương tiện để đi lại. Gồm có các hãng như SYM, CPI, của Đài Loan, và đặc biệt là rất nhiều các hãng xe máy từ Trung Quốc như Loncin, Lifan, Jialing… bán các loại xe với giá rất rẻ, chưa bằng 1/3 giá của Honda. Tuy rằng các loại xe này có chất lượng rất thấp nhưng vẫn bán rất chạy không chỉ ở các tỉnh nhỏ, người dân có thu nhập thấp mà còn cả ở những thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng…
Giá của Honda Việt Nam so với các hãng xe khác trước khi đưa ra xe Wave Alpha.
Honda Việt Nam:
Super Dream: 19.990.000 VNĐ/ chiếc
Future : 24.990.000 VNĐ/ chiếc
Suzuki:
Viva hai thắng đĩa: 24.500.000 VNĐ/chiếc
FX 125 : 36.000.000 VNĐ/chiếc
YAMAHA:
Siriusr 1 thắng đĩa: 21.500.000 VNĐ/chiếc
Jupiter : 24.500.000 VNĐ/chiếc
Các loại xe của Trung Quốc có giá dao động trong khoảng từ 6,5 triệu đến 7 triệu/chiếc.
Xe CPI của Đài Loan: 11,5 triệu/chiếc
Hiện nay, ở Việt Nam xe máy đã trở thành thứ hàng thông thường nhất là ở những nơi có thu nhập cao như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Nhu cầu cần thiết phải có một chiếc xe máy để đi lại đã trở thành một nhu cầu tất yếu nên dẫn tới trong những năm vừa qua chúng ta đã thấy xe máy Trung Quốc bán rất chạy, mặc dù chất lượng thấp. Xe máy Trung Quốc có hệ thống phân phối ồ ạt, bán tràn lan trên khắp các tình thành trong cả nước, nên hiện nay nó đã gần như chiếm lĩnh thị trường xe máy "bình dân" của Việt Nam. Theo một nguồn tin không chính thức, một lãnh đạo của tập đoàn Lifan đã nói rằng: Hãng của ông ta sẽ trang bị cho mỗi người nông dân Việt Nam một chiếc xe máy để đi làm đồng. Ở đây chúng ta không nói tới hay xác minh tính chính xác của lời nói này nhưng rõ ràng là Honda Việt Nam cần phải quan tâm. Ở thị trường nông thôn Việt
Nam đang có nhu cầu rất lớn về xe máy, nhưng với thu nhập của đại đa số những người nông dân thì việc mua một chiếc xe máy có giá trị trên 20 triệu đồng là không thể. Rõ ràng là Honda Việt Nam đã bỏ qua một thị trường tiềm năng rất lớn, có khả năng mang lại nguồn thu rất lớn đó là thị trường xe máy có giá thấp để phục vụ những người có thu nhập thấp.
Trong những năm qua Honda Việt Nam bị tấn công liên tục bởi những hãng xe Trung Quốc, buộc Honda Việt Nam phải liên tục giảm giá xe của hãng. Chỉ tính riêng xe Super Dream kể từ khi mới tung ra thị trường cho tới nay đã có đến 6 đợt giảm giá từ 29 triệu VNĐ xuống còn 19 triệu VNĐ. Tuy nhiên so với giá xe của Trung Quốc vẫn còn đặt tới khoảng gấp 3 lần. Đây là một khó khăn thách thức rất lớn cho Honda Việt Nam, nó đòi hỏi lãnh đạo cảu hàng phải tập trung giải quyết nếu hãng muốn tồn tại và phát triển lâu dài tại thị trường Việt Nam.
3. Nhận thức của Honda Việt Nam và việc tung ra xe Wave Alpha.
3.1 Phân tích nhu cầu của thị trường xe máy Việt Nam
Bất kỳ một Công ty nào đã tồn tại trên thị trường để kinh doanh thì một việc cực kỳ quan trọng đặt ra là phân tích nhu cầu thị trường về sản phẩm của mình đang kinh doanh. Việc này phục vụ rất nhiều cho hãng trong việc ra các quyết định. Nếu không biết nhu cầu của thị trường thì chẳng khác nào một con thuyền trên biển mà không có la bàn. Khi đó Công ty sẽ sản xuất mà không hề biết mình đáng x ở mức nào của thị trường, sản xuất thừa, thiếu hay đủ so với nhu cầu của thị trường. Phân tích nhu cầu thị trường cũng cho Công ty biết được những cơ hội hay thách thức đối với Công ty phục vụ cho việc ra các quyết định.
Có thể nói rằng có rất nhiều cơ hội cho Honda Việt Nam tuy nhiên hãng phải xem xét và lựa chọn những chiến lược cạnh tranh như thế nào để có thể gianh được thắng lợi, đó là một bài toán khó. Việc tìm ra được lời giải đúng phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nhận thức của ban lãnh đạo hãng. Nói chung các Công ty đứng trước nhiều cơ hội của thị trường và phải đánh giá chung một cách thận trọng trước khi lựa chọn thị trường mục tiêu của mình.
Hiện nay Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá. Nền kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây có những bước phát triển rất khả quan tốc độ tăng trưởng khá ổn định mặc dù có những biến động lớn về kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
Tình hình chính trị ổn định, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn và cạnh tranh lành mạnh.
Nếu kinh tế của Việt Nam phát triển mạnh và ổn định và điều này đã dẫn tới thu nhập của người dân tăng lên đáng kể trong những năm qua. Hiện nay, ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, xe máy đã trở thành một thứ hàng hoá thông thường, không còn là một thứ hàng hoá xa xỉ cao cấp như những năm trước đây.
Với sự phát triển của xã hội công nghiệp, đân cư đang ngày càng tập trung về những nơi đô thị lớn, các thành phố lớn. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá liên tục được mở rộng với những trung tâm kinh tế trong cả nước. Người dân ngày càng có xu hướng làm việc ở xa những nơi dân cư sinh sống nên nhu cầu cần có một chiếc xe máy là một phương tiện đi lại là một điều tất yếu.
Hiện nay, ở Việt Nam đang lưu hành một số lượng rất lớn xe máy, tuy nhiên nhu cầu vẫn còn rất lớn đặc biệt là ở thị trường các tỉnh nhỏ. ở các tỉnh nhỏ này ở thị trường nông thôn có thu nhập thấp, họ cần có một chiếc xe máy với giá rẻ. Lợi dụng điều này, trong những năm vừa qua các hãng xe Trung Quốc đã tập trung vào khúc thị trường đó và mang lại những thành công rất lớn. Đó chính là vấn đề đang làm đau đầu các hãng xe máy đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam hiện nay nói riêng và Honda Việt Nam nói chung.
Nhu cầu cần mua một chiếc xe máy có khi còn là bắt buộc. Trong những năm gần đây, khi tuyển người vào làm việc, thì rất nhiều cơ quan, Công ty đều có điều kiện là phải có xe máy làm phương tiện đi lại. Mặt khác ngay cả tầng lớp sinh viên cũng có nhu cầu rất lớn về xe máy, ở những loại khách hàng này thì hầu như là thu nhập thấp hoặc chưa có thu nhập như sinh viên, do đó họ đều hướng sự chú ý nhu cầu của mình vào các loại xe có giá rẻ.
Thêm nữa Việt Nam đang tiến tới gia nhập khối mậu dịch tự do ASEAN gọi tắt là AFTA, khi đó sẽ xoá bỏ các hàng rào thuế quan, các sản phẩm của các nước Đông Nam Á, sẽ tràn vào thị trường Việt Nam với giá cả rất rẻ do không còn phải đóng thuế và chất lượng thì rất tốt. Đây là một thách thức rất lớn cho tất cả các doanh nghiệp của Việt Nam nói chung và Honda Việt Nam nói riêng. Nếu Honda Việt Nam không chuẩn bị cho mình ecs mạnh cạnh tranh thì một điều chắc chắn là hãng sẽ không thể tồn tại.
Nói tóm lại ở đây có rất nhiều cơ hội cho Honda Việt Nam. Nếu hãng nắm được cơ hội này thì khả năng thành công là rất lớn. Honda Việt Nam là một hàng lớn, chuyên môn hoá sâu cho nên việc tung ra một sản phẩm có giá rẻ cạnh tranh là ở trong tầm tay.
3.2. Quyết định tung ra thị trường xe Wave Alpha.
Nhờ sự ngạy bén với thị trường, nhanh nhạy của hãng Honda vàđbj là nhờ nhận thức về lý luận và phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh hãng Honda Việt Nam đã tung ra thị trường xe Wave Alpha. Để tung ra xe Wave Alpha, hãng đã có một thời gian khá dài để chuẩn bị, tập trung vào việc cải tiến sản phẩm và ranh thủ sự giúp đỡ của Honda toàn cầu. Công ty liên doanh sản xuất xe máy Honda thời trang kiểu mới "Wave Alpha" với giá bán lẻ: 10.990.000 đồng/chiếc.
Đây là kiểu xe mới thuộc về nhóm xe cơ bản được thiết kế phù hợp với thị hiếu và sức mua hiện tại của đông đảo người Việt Nam, với sự hỗ trợ của các nhà sản xuất phụ tùng của Honda ở Nhật Bản và trên toàn thế giới. Ông Satoshi Toshida, Chủ tịch hội đồng quản trị Honda Việt Nam cho biết xe Honda Wave Alpha được sản xuất theo ba nguyên tắc của Honda: Công nghệ tiên tiến, hoà nhập thị trường bản địa và giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường. Hãng Honda Việt Nam hi vọng rằng kiểu xe mới này sẽ tăng lượng bán ra trong năm 2002 lên 350.000 chiếc tức là gấp đôi năm 2001.
Được biết xe máy Honda kiểu dáng Wave Alpha đã được cấp bắng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam vì vậy theo cục sỡ hữu công nghiệp, đương nhiên kiểu dáng Wave Alpha cũng được bảo hộ.
Một số thông số kỹ thuật của xe Wave Alpha.
Trọng lượng khô:
96 kg
Dung tích bình xăng:
3,5 kg
Dung tích nhớt máy:
0,9 lít
Dung tích xi lanh:
97,1cc
Loại động cơ:
1 xi lanh, 4 thì, làm mát bằng không khí
Hộp số:
4 số vàng (có đèn báo số)
Khởi động máy:
đề - đạp
Nguồn: Sài Gòn tiếp thị - Số 4 (349) - 2002
Theo Honda, chiếc Wave Alpha được cung ứng linh kiện bởi nhà máy Honda tàu Đại Châu tại Trung Quốc và có thêm 8 doanh nghiệp tại Việt Nam cung cấp. Nhà máy Honda tàu Đại Châu là một liên doanh của hãng Honda vừa được thành lậo tại Trung Quốc.
Các chi tiết do Honda Trung Quốc cung cấp bao gồm các bộ phận như đèn, còi, cốt cam… kính chiếu hậu và một số bộ phận khác về điện. Kể cả số linh kiện so Việt Nam cung ứng cho xe Wave Alpha theo đúng yêu cầu tiêu chuẩn của Honda Việt Nam. Chính vì nhờ đầu tư vào linh kiện có giá thấp nên Honda Việt Nam có thể xây dựng mức giá 10.990.000 đồng/chiếc (bao gồm cả VAT) cho sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất lượng. Hiện nay xe Wave Alpha có 4 màu để khách hàng lựa chọn là xanh nhớt, xanh ngọc, đỏ bóc đô và màu xám bạc. Mức độ nội địa hoá của loại xe này nếu tính như trước đây là 53% và theo cách tính mới là 50%. Một số nguyên nhân làm cho xe Wave Alpha có mức giá thấp.
Đã khấu hao: mẫu xe Wave Alpha có tính toàn cầu đã từng được đầu tư sản xuất tại Thái Lan, Indonêsia và Malaysia nên mức đầu tư cho điều kiện sản xuất thấp hơn và góp phần rút ngắn thời gian thực hiện sản phẩm.
Giảm chi phí đầu tư: các bước điều tra thị trường và thăm dò sức mua (hoặc quan tâm) đến sản phẩm đều được thực hiện tại khu vực Đông Nam Á, Honda không phải thực hiện các bước này tại Việt Nam.
Linh kiện giá rẻ: Honda Việt Nam mua được linh kiện với giá thấp từ các nhà máy thành viên của tập đoàn Honda toàn cầu.
(Sài Gòn tiếp thị - Số 4 (349) - 2002)
Để đia ra được Wave Alpha, Honda Việt Nam đã có thời gian chuẩn bị rất lâu. Có thể nói Wave Alpha là một bước đột phá lớn của Honda trên thị trường xe máy của Việt Nam hiện nay vì từ trước tới nay chưa từng có một loại xe máy nào của Honda lại có giá rẻ cạnh tranh mạnh đến như vậy.
Hơn nữa, Wave Alpha cũng còn là một bất ngờ lớn cho các hãng sản xuất và lắp ráp xe máy tại Việt Nam. Nó làm rung động cả thị trường xe gắn máy Việt Nam với giá chưa tới 11 triệu đồng, kể cả thuế giá trị gia tăng. Nói gì thì nói, từ trước tới nay Honda vẫn là một nhãn hiệu tạo được sự uy tín cao của người tiêu dùng Việt Nam. Với mức giá này, xe của các hãng khác giá trên 10 triệu đồng e sẽ rất khó cạnh tranh được với Honda. Xe của Trung quốc với giá từ 7 - 8 triệu đồng/chiếc cũng khó lòng cạnh tranh mặc dù chính hãng Honda cho biết 28 chi tiết phụ tùng của Wave Alpha là được nhập khẩu từ Trung Quốc.
Ông Takehiko Nakajima, Tổng giám đốc của Honda Việt Nam cho biết sơ dĩ xe Wave Alpha có được giá rẻ như vậy là do Honda Việt Nam đã phải kêu gọi sự hỗ trợ tối đa của các nhà sản xuất Nhật, Việt Nam và Thái Lan đang cung cấp phụ tùng cho Honda trong việc giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng của sản phẩm. Honda hy vọng rằng số bán được khoảng 350.000 chiếc xe chủ yếu là Wave Alpha cho thị trường và đặc biệt là thị trường nông thôn trong năm nay.
Bà Trần Thị Lâm, Giám đốc Công ty Hoa Lâm - Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu "Chúng tôi không nghĩ là Honda lại có thể đưa ra loại xe có giá rẻ như vậy và điều này đang thực sự gây khó khăn cho chúng tôi". Bà Lâm còn cho biết tình hình tiêu thụ xe máy của Công ty đang giảm xuống, kể từ khi Honda đưa tin đưa xe Wave Alpha ra thị trường, hầu hết các đại lý của Công ty đều từ chối nhận thêm hàng.
Honda Việt Nam đã nhận thức được việc bắt buộc phải chung sôngs với giá thấp, chiến lược này của Honda là đúng đắn và nó đã thu được những kết quả rất tốt, thực sự gây khó khăn cho các doanh nghiệp lắp ráp xe máy trong nước.
III. PHÂN TÍCH VỀ SỨC MẠNH CẠNH TRANH CỦA
WAVE ALPHA
1. Sức mạnh cạnh tranh của Wave Alpha tập trung ở giá cả và chất lượng
Như đã phân tích ở trên, Honda Việt Nam đã xây dựng một mốc giá chỉ có 10.990.000 VNĐ, mức giá này đã làm rung động cả thị trường xe máy Việt Nam. Các loại xe máy có chất lượng tốt của các hãng có nguồn gốc từ Nhật như Honda, Suzuki, YAMAHA đều có giá trên 20 triệu VNĐ. Cho đến lúc này lần đâù tiên người tiêu dùng chỉ phải bỏ ra gần 11 triệu tức là chỉ bằng một phần nửa trước đó để có thể sở hữu một chiếc xe máy mang nhãn hiệu Honda.
Chiến lược giá này của Honda đột ngột và đã làm cho hầu hết các đối thủ cạnh tran
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chiến lược cạnh tranh của Honda Việt Nam với xe Wave Alpha.doc