LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: 3
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ 3
CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH 3
I. Một số khái niệm cơ bản về chiến lược cạnh tranh 3
1. Khái niệm cạnh tranh 3
2. Chiến lược cạnh tranh 4
II. Quy trình xây dựng chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp 5
1. Mục tiêu chiến lược 6
2. Phân tích chiến lược 7
2.1. Phân tích môi trường bên ngoài 7
2.2. Phân tích nội bộ doanh nghiệp 12
3. Lựa chọn chiến lược 14
3.1. Căn cứ lựa chọn chiến lược 14
3.2. Mô hình lựa chọn chiến lược kinh doanh 15
3.3. Phương pháp đánh giá các phương án chiến lược 16
III. Các phương pháp tiếp cận và công cụ phân tích chiến lược cạnh tranh 16
1. Mô hình SWOT 16
1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành của SWOT 16
1.2. Nội dung phân tích SWOT 17
2. Phương pháp phân tích môi trường bên ngoài 20
3. Phương pháp phân tích khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 22
IV. Sự cần thiết xây dựng chiến lược cạnh tranh trên thị trường nội địa của công ty may 10 25
1. Tình hình cạnh tranh của hàng may mặc trên thị trường nội địa 25
2. Sự cần thiết phải xây dựng chiến lược cạnh tranh trên thị trường nội địa của công ty May 10. 26
CHƯƠNG II: 28
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY MAY 10 TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA 28
I. Tổng quan về công ty May 10 28
1.Lịch sử của công ty 28
1.1. Xuất xứ của tên gọi May 10 28
1.2. Quá trình phát triển của công ty 29
2. Chức năng sản xuất kinh doanh của công ty 31
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 32
3.1. Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh 32
3.2. Chức năng của từng bộ phận trong công ty 35
4. Thị trường và sản phẩm của công ty 38
4.1. Sản phẩm của công ty 38
4.2. Thị trường kinh doanh của công ty 39
5. Tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 41
II. Phân tích tính cạnh tranh trong ngành may mặc trên thị trường Việt Nam 42
1. Môi trường vĩ mô 42
1.1. Môi trường chính trị pháp lý 42
1.2. Môi trường kinh tế 43
1.3. Môi trường xã hội – dân cư 44
1.4. Môi trường công nghệ 46
2. Phân tích các áp lực cạnh tranh đối với ngành may mặc 48
2.1. Áp lực từ phía khách hàng và nhà phân phối 48
2.2. Áp lực từ sản phẩm thay thế: 49
2.3. Áp lực từ phía nhà cung cấp 50
2.4. Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ tiềm ẩn 52
2.5. Canh tranh trong nội bộ ngành 53
III. Năng lực cạnh tranh của công ty May 10 trên thị trường nội địa 55
1. Đánh giá hoạt động marketing của doanh nghiệp 55
2. Hoạt động sản xuất 59
3. Hoạt động R&D 60
4. Đội ngũ nhân sự tại công ty 62
5. Hệ thống quản lý 65
6. Năng lực tài chính của công ty 65
IV. Các phương án chiến lược cho công ty May 10 70
1. Tổng hợp các phân tích chiến lược của công ty 70
1.1. Nhóm 1: Điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp 70
1.2. Nhóm 2: Cơ hội và thách thức 71
2. Kết hợp các yếu tố trên ma trận SWOT 71
.2.1. Ma trận SWOT 71
.2.2. Các phương án chiến lược có thể lựa chọn 73
CHƯƠNG III: 75
PHƯƠNG ÁN CHIẾN LƯỢC VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN 75
I. Phương án chiến lược đối với công ty May 10 75
1. Phân tích các phương án chiến lược 75
1.1. Chiến lược tập trung vào thị trường cao cấp 75
1.2. Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm 75
1.3. Chiến lược khác biệt hóa 76
2. Phương án chiến lược cho công ty May 10 77
II. Giải pháp thực hiện phương án chiến lược 77
1. Cải tiến hệ thống phân phối 77
1.1. Hoàn thiện công tác phát triển đại lý 77
2. Xây dựng đội ngũ nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp 78
3. Xây dựng hệ thống dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp 79
4. Đẩy mạnh hoạt động maketing 80
85 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1603 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược cạnh tranh trên thị trường nội địa của công ty cổ phần May 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến mục đích, quyền lợi của công ty. Đứng đầu Hội đồng quản trị là Chủ tịch hội đồng quản trị, do các cổ đông lựa chọn.
Tổng giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trước Tổng công ty và Nhà nước về đời sống cán bộ, công nhân viên trong công ty và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm, các dự án đầu tư, hợp tác… Chỉ đạo, giao nhiệm vụ và kiểm tra, bổ nhiệm, bãi miễn hoặc khen thưởng, kỷ luật tuỳ theo mức độ mà Hội đồng khen thưởng, kỷ luật công ty xem xét thông qua. trực tiếp phụ trách công tác cán bộ, công tác tài chính trên cơ sở kinh doanh trong nước, là chủ đầu tư xây dựng cơ bản.
Phó tổng giám đốc: Là người giúp việc cho Tổng giám đốc, được uỷ quyền thay mặt Tổng giám đốc giải quyết các công việc khi Tổng giảm đốc đi vắng.
Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình, được Tổng giám đốc uỷ quyền đàm phán và ký kết một số hợp đồng kinh tế với khách hàng trong và ngoài nước
Trực tiếp phụ trách phòng kế hoạch, phòng kinh doanh, phòng QA và các xí nghiệp may
TỔNG GIÁM ĐỐC
Phó tổng giám đốc
Giám đốc điều hành
Phòng kế hoạch
May Phù Đổng
Văn phòng công ty
Ban đầu tư
Phòng TCKT
Phòng kinh doanh
Phòng kho vận
Các XN địa phương
Các XN May 1,2,3,4,5
Phòng kỹ thuật May
Phòng QA
Các PX phụ trợ
Phòng kỹ thuật
C. Nghệ
Cơ điện
Trưởng ca A
Tổ quản trị
Tổ bao gói
Tổ kiểm hóa
Trưởng caB
Tổ cắt A
Các tổ may A
Tổ cắt B
Các tổ may B
Tổ là B
Tổ là A
Sơ đồ 4: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Giám đốc điều hành: là người giúp việc Tổng giám đốc, là người được uỷ quyền thay mặt Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc khi vắng mặt giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác đối nội đối ngoại của công ty.Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình, trực tiếp phụ trách khối văn phòng, phòng kỹ thuật, các phân xưởng phụ trợ, các xí nghiệp may địa phương và trường đào tạo.
Các trưởng phòng, giám đốc xí nghiệp thành viên, quản đốc phân xưởng: Đều dưới quyền phân công và chỉ đạo của Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc và Giám đốc điều hành, có trách nhiệm điều hành và quản lý con người, máy móc, các trang bị trong đơn vị mình quản lý. Tổ chức sản xuất tốt để có hiệu quả cao nhất.
Các phòng ban chức năng: Là trung tâm điều khiển tất cả các hoạt động của công ty, phục vụ cho sản xuất chính; tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc những thông tin cần thiết và sự phản hồi kịp thời để xử lý mọi công việc có hiệu quả hơn.
Chức năng của từng bộ phận trong công ty
+ Phòng kế hoạch là bộ phận tham mưu của cơ quan Tổng giám đốc quản lý công tác kế hoạch và xuất nhập khẩu, công tác cung ứng vật tư sản xuất, soạn thảo và thanh toán các hợp đồng, xây dựng và đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất của các đơn vị để đảm bảo hoàn thành kế hoạch của công ty; tổ chức tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu.
+ Phòng kinh doanh có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc tổ chức kinh doanh thương mại hàng may mặc tại thị trưởng trong nước; công tác cung ứng vật tư, trang thiết bị theo yêu cầu đầu tư phát triển và phục vụ kịp thời sản xuất. Nghiên cứu sản phẩm, chào hàng, tổ chức thông tin quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, đàm phán ký kết hợp đồng tiêu thụ với khách hàng trong nước, đặt hàng sản xuất với phòng kế hoạch. Tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm may mặc và các hàng hoá khác theo quy định của công ty tại thị trường trong nước nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Phòng kỹ thuật: có chức năng tham mưu giúp việc Tổng giám đốc quản lý công tác kỹ thuật công nghệ, kỹ thuật cơ điện, công tác tổ chức sản xuất, nghiên cứu ứng dụng phục vụ sản xuất các thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến và tiến bộ kỹ thuật mới, nghiên cứu đổi mới máy móc, thiết bị theo yêu cầu của công ty nhằm đáp ứng sự phát triển sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Ban đầu tư phát triển: trực thuộc Tổng giám đốc, có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc về quy hoạch, đầu tư phát triển công ty, lập dự án đầu tư, tổ chức thiết kế, thi công và giám sát thi công các công trình xây dựng cơ bản, bảo dưỡng. duy trì các công trình xây dựng, vật kiến trúc trong công ty.
+ Phòng tài chính kế toán: có chức năng tham mưu giúp việc Tổng giám đốc về công tác kế toán tài chính của công ty nhằm sử dụng ngồn vốn đúng mục đích, đúng chế độ - chính sách, hợp lý và phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
+ Văn phòng công ty: Là đơn vị tổng hợp vừa có chức năng giải quyết về nghiệp vụ quản lý sản xuất kinh doanh, vừa làm nhiệm vụ về hành chính xã hội; có chức năng tham mưu giúp việc Tổng giám đốc về công tác cán bộ, lao động, tiền lương, hành chính, quản trị, y tế, nhà trẻ, bảo vệ quân sự và các hoạt động xã hội theo chính sách và luật pháp hiện hành.
+ Phòng chất lượng (QA): Có chức năng tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc trong công tác quản lý toàn bộ hệ thống chất lượng của công ty theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000; duy trì và đảm bảo hệ thống chất lượng hoạt động có hiệu quả. Kiểm tra, kiểm soát chất lượng từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình sản xuất để sản phẩm xuất xưởng đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật đã quy định.
+ Phân xưởng cơ điện là đơn vị phụ trợ sản xuát, có chức năng cung cấp năng lượng, bảo dưỡng, sữa chữa thiết bị, chế tạo công cụ, thiết bị mới và các vấn đề có liên quan cho quá trình sản xuất chính cũng như các hoạt động khác của doanh nghiệp.
+ Phân xưởng thêu - giặt: Là một đơn vị phụ trợ trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, thực hiện các bước công nghệ thêu, giặt sản phẩm và tổ chức triển khai dệt nhãn, mác sản phẩm.
+ Phân xưởng bao bì: Là một phân xưởng phụ trợ sản xuất và cung cấp hòm, hộp carton, bìa lưng, khoanh cổ cho công ty và khách hàng, thực hiện các bước công nghệ in.
+ Trường công nhân kỹ thuật may - thời trang: Là đơn vị có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bô nghiệp vụ, cán bộ điều hành và công nhân kỹ thuật các ngành, nghề phục vụ cho qui hoạch cán bộ, sản xuất kinh doanh, công tác xuất khẩu lao động, đưa công nhân viên, học sinh đi học tập, tu nghiệp ở nước ngoài.
Các xí nghiệp thành viên:
Là đơn vị sản xuất chính của công ty. Các xí nghiệp thành viên hoàn toàn chủ động tổ chức sản xuất hoàn chỉnh sản phẩm may, chuẩn bị từ khâu lĩnh nguyên vật liệu, tiến hành cắt theo lệnh của phòng kế hoạch, cắt bán thành phẩm đưa xuống tổ may, đến là gấp, đóng gói và nhập sản phẩm vào kho thành phẩm của công ty theo quy định. Công ty có 5 xí nghiệp thành viên tại công ty. Danh sách xí nghiệp thành viên tại công ty gồm: Xí nghiệp may 1, xí nghiệp may 2, xưởng veston 1, xưởng veston 2, xí nghiệp may 5
Các liên doanh của công ty:
Với nhu cầu mở rộng quy mô, phát triển sản xuất, công ty đã tiến hành liên doanh với các địa phương thành lập đơn vị sản xuất tại chính các địa phương đó. Công ty đã liên doanh với 5 tỉnh thành phố, thành lập 8 đơn vị liên doanh.
Bảng 1: Danh sách các đơn vị liên doanh của công ty
Xí nghiệp
Địa phương
Diện tích (m2)
Số lao động ( Người)
Thị trường
Hưng Hà
Thái Bình
9,408
910
EU, Nhật, Hàn quốc
Đông Hưng
Thái Bình
2,850
377
EU, Nhật, Hàn Quốc
Thái Hà
Thái Bình
5,754
804
EU, Nhật, Hàn Quốc
Bỉm Sơn
Thanh Hoá
10,000
594
EU, Nhật
Thiên Nam
Hải Phòng
4,814
586
Hà Quảng
Quảng Bình
50,000
463
Phù Đổng
Hà Nội
2,500
262
Hồng Kông, Mỹ
(Nguồn: Thống kê của công ty May 10)
4. Thị trường và sản phẩm của công ty
4.1. Sản phẩm của công ty
Công ty hiện vẫn thực hiện hoạt động truyền thống là sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm may mặc, do vậy sản phẩm của công ty là các sản phẩm may sẵn. Sản phẩm chủ yếu là trang phục giành cho những nhân viên văn phòng trong đó mũi nhọn là sơ mi nam. Ngoài ra, công ty cũng chú trọng đa dạng hóa sản phẩm, đến nay sản phẩm của công ty đã trở nên phong phú hơn, phục vụ cho nhiều đối tượng tiêu dùng khác như: quần âu nam - nữ, áo sơ mi các loại, áo jacket, áo vest, quần áo thể thao… Công ty nhận hợp đồng may đồng phục cho đối tượng là học sinh, đối tượng công nhân trực tiếp sản xuất, công chức văn phòng. Những loại đồng phục công ty thường làm là đồng phục học sinh, đồng phục công nhân trực tiếp sản xuất, đồng phục cho ngành tòa án…
Với sản phẩm xuất khẩu, công ty thực hiện gia công theo đơn đặt hàng mà chưa có sản phẩm được xuất đi với nhãn hiệu May 10. Công ty thực hiện gia công theo hai hình thức. Một là, khách hàng sẽ cung cấp toàn bộ nguyên vật liệu còn công ty sẽ tiến hàng may theo mẫu. Hai là, công ty tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh theo mẫu do khách hàng yêu cầu, mang thương hiệu của bên thuê gia công. Về phía mình công ty sẽ tiến hành mua nguyên vật liệu theo đúng nguồn gốc xuất xứ, chất lượng theo yêu cầu của đối tác.
4.2. Thị trường kinh doanh của công ty
May 10 cũng như nhiều doanh nghiệp khác trong ngành dệt may Việt Nam, trước năm 1990 thị trường chủ yếu của công ty là Liên Xô và Đông Âu. Năm 1991, các doanh nghiệp Việt Nam mất đi thị trường truyền thống. Công ty May 10 cũng mất đi 80% doanh thu từ thị trường Liên Xô. Công ty chỉ còn một phần thị trường tại Hunggari. Trước tình hình đó, công ty đã quyết định chuyển sang thị trường khác là Hàn Quốc. Nhờ vào những nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên, công ty đã phát triển mạnh thị trường Hàn Quốc, giữ vững được thị phần tại Hunggari và ngày càng thâm nhập mạnh vào thị trường châu ÂU. Đến nay, công ty đã thiết lập được quan hệ đối tác chiến lược với các bạn hàng của gần 40 quốc gia trên thế giới, tiêu biểu là các nước EU, Nhật, Mỹ, Hong Kong, Đài Loan.
Qua bảng trên ta thấy, thị trường xuất khẩu của May 10 rất rộng. Đồng thời cũng thấy rằng Mỹ và EU là hai thị trường chính của công ty. Giá trị xuất khẩu đối với hai thị trường này luôn chiếm tỷ lệ lớn.
Công ty chủ trương phát triển cả hai thị trường trong và ngoài nước. Hiện tại sản phẩm của May 10 đã có mặt tại 36 tỉnh thành phố trong cả nước. Con số này nói lên rằng thị trường trong nước vẫn còn rộng mở. Vì vậy chủ trương của công ty trong thời gian tới là mở rộng thị phần trên cả nước.
Bảng 2: Doanh thu nội địa theo khu vực và kênh phân phối của công ty May 10
Đơn vị tính: Nghìn đồng
STT
2001
2002
2003
2004
2005
2006
1
Cửa hàng
Hà Nội
16.085.342
15.393.639
18.163.470
19.280.863
20.523.111
18.222.203
Quảng Ninh
1.536.269
1.637.860
1.886.417
1.711.738
Hải Phòng
1.484.864
1.424.012
2.407.275
2.325.837
1.888.958
1.930.335
May Thái Hà
42.926
41.080
87.512
110.738
210.839
110.664
TP Hồ Chí Minh
297.844
285.036
1.921.223
3.770.030
3.176.872
2.119.915
Khác
1.173.750
2.720.266
0
0
140.934
718.102
Cộng cửa hàng
19.084.726
19.864.033
24.115.749
27.125.328
27.827.131
24.812.956
2
Đại lý hoa hồng
Hà Nội
13.653.282
15.856.612
12.217.452
6.959.526
3.123.814
2.158.602
Hải Phòng
1.237.213
1.436.871
773.221
754.457
431.733
298.330
Tỉnh khác
4.396.834
5.106.384
4.300.711
2.223.422
933.864
645.273
Cộng đại lý hoa hồng
19.287.329
22.399.867
17.291.384
9.937.405
4.489.410
3.102.205
3
Đại lý bao tiêu
Hà Nội
4.660.312
10.370.988
7.760.147
Hải Phòng
255.523
1.446.709
902.115
Khu vực Tây Bắc
991.816
1.694.332
1.373.152
Khu vực miền Trung
756.326
1.107.986
947.212
Các tỉnh khác
1.717.659
3.643.772
2.763.180
Cộng đại lý bao tiêu
8.381.636
18.263.787
16.563.483
4
Tổng CH + ĐL
38.372.055
42.263.900
41.407.133
45.444.369
50.580.328
44.478.644
5
Doanh thu nội địa
54.925.000
60.377.000
69.115.000
85.608.000
85.032.000
74.000.000
Nguồn: Thống kê doanh thu nội địa của công ty May 10
Chúng ta có thể thấy rằng thị trường tiêu thụ nội địa của công ty tập trung phần lớn ở các tỉnh phía Bắc và kéo dài đến miền Trung còn thị trường miền Nam chiếm tỷ lệ rất nhỏ và mới chỉ có tại thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, trên thị trường nội địa, đoạn thị trường tại miền Nam đang được bỏ trống và rất có thể mở rộng hoạt động trong tương lai. Ngoài ra, tại khu vực phía Bắc, chúng ta thấy thị phần của công ty tại các tỉnh còn chưa nhiều, chủ yếu tập trung tại Hà Nội, Hải Phòng Quảng Ninh. Do đó đây cũng có thể là thị trường tiềm năng để mở rộng thị phần của công ty.
5. Tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm 2001 – 2005
Trong giai đoạn 2001 -2005, công ty cổ phần May 10 đã hoàn thành kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp là 18,54 %. Tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu hàng năm là 24,99 %. Để đạt được kết quả trên, công ty đã tập trung chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc các mặt quản lý.
Công ty đã tập trung tìm kiếm các đơn hàng FOB thay thế dần các đơn hàng gia công, làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Tỷ trọng doanh thu hàng FOB/ tổng doanh thu xuất khẩu năm 2000 của công ty là 36,42% đã tăng lên 67, 17% trong năm 2003
Công tác tìm kiếm thị trường là một yếu tố quan trọng quyết định sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, cùng với việc giữ vững và phát triển có hiệu quả các thị trường truyền thống. Công ty đã tập trung khai thác mở rộng thị trường Mỹ. Với thị trường EU, mặc dù gặp sự cạnh tranh mạnh mẽ của các nước trong khu vực và Trung Quốc nhưng nhờ chính sách cấp giấy phép xuất khẩu tự động và sự chủ động của doanh nghiệp nên công ty không chỉ giữ vững mà còn mở rộng được thị phần ở thị trường EU
Công ty cũng đặc biệt coi trọng thị trường trong nước, củng cố và phát triển mạnh mẽ hệ thống mạng lưới tiêu thụ sản phẩm ở các tỉnh thành phố lớn như Hà Nội, Hạ Long, Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh. Công ty thực hiện loại bỏ các đại lý hoạt động kém hiệu quả, tăng cường kiểm tra kiểm soát, tích cực tham gia bán và giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ trên phạm vi toàn quốc. Phương thức kinh doanh nội địa được đổi mới, đẩy mạnh và khuyến khích các đại lý bao tiêu, giảm dần đại lý hoa hồng. Doanh nghiệp thực hiện phương châm chiếm lĩnh thị trường nội địa với sản phẩm chất lượng và uy tín, đặc biệt là hàng sơ mi nam cao cấp, quần âu.
Đối với các xí nghiệp thành viên công ty xây dựng phương án giao kế hoạch theo doanh thu trên đầu lao động thực tế làm việc tại đơn vị bao gồm cả lao động quản lý và công nhân, đảm bảo sự cân bằng tương đối giữa các xí nghiệp. Để tạo điều kiện cho các xí nghiệp thành viên, công ty đang từng bước thực hiện chế độ hạch toán báo sổ đối với từng đon vị nhằm nâng cao tính chủ động của từng xí nghiệp, tiết kiệm chi phí, bố trí, tổ chức lại sản xuất một cách hợp lý, hiệu quả hơn.
Qua bảng trên, ta thấy doanh thu nội địa của công ty liên tục tăng từ năm 2001 đến năm 2005, năm 2006 giảm so với 2005. Tỷ trọng trogn tổng doanh thu thì liên tục giảm. Nguyên nhân là do doanh thu xuất khẩu của công ty tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu nội địa. Điều này cho thấy, hiện tại thị trường nước ngoài vẫn được công ty ưu tiên phát triển hơn so với thị trường nội địa.
II. Phân tích tính cạnh tranh trong ngành may mặc trên thị trường Việt Nam
Môi trường vĩ mô
Môi trường chính trị pháp lý
Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp chịu sự quản lý của nhà nước quan hệ thống chính sách, pháp luật. Đối với ngành dệt may Việt Nam cũng vậy. Tổng công ty dệt - may Việt Nam được thành lập theo quyết định của Thủ tướng chính phủ số 253/TTG ngày 29 tháng 4 năm 1995 dựa trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại các đơm vị sản xuất, lưu thông, sự nghiệp về dệt may thuộc Bộ công nghiệp nhẹ và các địa phương. Đây là một sự định hướng phát triển cho ngành dệt may Việt Nam hoạt động tập trung hơn. Không chỉ vậy, dệt – may còn nhận được sự hỗ trợ rất lớn của nhà nước. Theo quyết định của Thủ tướng chính phủ số 186/TTG ngày 28 tháng 3 năm 1996 về danh sách các doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, Tổng công ty dệt – may Việt Nam đã trở thành doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt. Kết quả này có được là do sự phấn đấu không ngừng của ngành dệt may kinh doanh có hiệu quả. Dệt – may đã trở thành ngành nghề kinh doanh quan trọng, đem lại lợi nhuận cao. Việc trở thành doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt đồng nghĩa với việc dệt – may sẽ được hưởng nhiều ưu đãi hơn.
Doanh thu chủ yếu của các doanh nghiệp dệt – may đến từ hoạt động gia công cho nước ngoài. Bên cạnh đó, số lượng xuất khẩu lại bị hạn chế bới hạn ngạch. Do vậy, nhà nước đã ban hành quyết định của Bộ Thương mại số 0035/ 2001/ QĐ – BTM và 0036/2001/ QĐ – BTM ngày 11 thàng 1 năm 2001 về việc ban hành quy chế đấu thầu hạn ngạch và việc tổ chức đấu thầu hạn ngạch hàng dệt – may vào thị trường có hạn ngạch. Trước đó, Nhà nước cũng giành ưu đãi cho các doanh nghiệp dệt – may khi quyết định bãi bỏ lệ phí hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt – may vào thị trường EU và Canada đối với một số mặt hàng. Tuy nhiên, chế độ hạn ngạch đã tạo ra nhiều tiêu cực trong thời gian qua. Đó là các vụ việc tham nhũng do liên quan đến chạy hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt – may. Hiện tượng này và nhiều vụ tham nhũng khác đã gây ra sự mất lòng tin trong nhân dân về cách làm việc của các cơ quan nhà nước. Song đến nay, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Hạn ngạch đối với hàng dệt may là không còn. Các doanh nghiệp lại phải đối mặt với nguy cơ bị điều tra chống bán phá giá của Mỹ. Bộ Thương mại cùng Tập đoàn dệt may Việt Nam và một số cơ quan khác đã nghiên cứu phương án giúp đỡ các doanh nghiệp.
Đối với ngành may mặc nói chung, chính phủ đã có những chính sách hỗ trợ và đinh hướng phát triển quan trọng khẳng định được vai trò quản lý của nhà nước.
Môi trường kinh tế
Nhu cầu ăn, mặc, ở là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Kinh tế ngày càng phát triển, xã hội ổn định làm cho đời sống dân cư ngày càng được nâng cao. Điều kiện sống tăng lên, nhu cầu làm đẹp của nhân dân cũng tăng lên nên nhu cầu sử dụng những sản phẩm may mặc chất lượng với thiết kế đẹp, mẫu mã đa dạng ngày càng cao. Tốc độ tăng của doanh thu dệt may nội địa luôn ở mức khoảng 10%/năm. Tốc độ này được so sánh là cao hơn so với một số ngành khác. Bên cạnh đó, dệt may luôn là một trong những ngành có kim ngach xuất khẩu cao. Với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay thì ngành may mặc của Việt nam sẽ có nhiều cơ hội phát triển ở trong nước.
Xu thể đa dạng hóa hình thức sở hữu và cổ phần hóa doanh nghiệp nhằm thu hút vốn của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Mặt khác còn phải kể đến xu thế hội nhập kinh tế quốc như gia nhập AFTA, APEC, WTO đã và sẽ đưa đến nhiều cơ hội và thách thức cho hàng may mặc của Việt Nam. Hội nhập kinh tế quốc tế có thể làm xuất hiện thêm nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là các hãng thời trang lớn trên thế giới, do đó các doanh nghiệp trong nước cần chú ý xây dựng chiến lược cho mình để đối phó với tình hình này. Ngoài ra, hội nhập cũng đem lại cho chúng ta cơ hội tham gia thị trường quốc tế khi mà giờ đây hàng rào thuế quan đã giảm dần.
Môi trường xã hội – dân cư
Kinh tế ngày càng phát triển, mức sống của người dân ngày càng tăng lên, mọi người ngày càng quan tâm chăm sóc đến hình thức bên ngoài hơn. Một trong những nhu cầu đó là nhu cầu về trang phục. Mỗi người dân ở mỗi lứa tuổi khác nhau thì có nhu cầu khác nhau về quần áo. Thêm vào đó, nước ta có trên 84 triệu dân nên nhu cầu này là rất lớn. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu này càng tăng mạnh. Bởi nhu cầu mua sắm làm đẹp của con người là vô hạn, đặc biệt là phụ nữ. Phụ nữ là những người thích đi mua sắm đặc biệt là quần áo. Họ có thể bỏ ra rất nhiều thời gian để đi tìm một bộ trang phục ưng ý. Vì đặc thù là sản phẩm mang tình thời trang nên yêu cầu về kiểu dáng mẫu mã là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, người tiêu dùng cũng sẵn sàng chi trả một khoản tiền lớn để có được một bộ trang phục ưng ý khi bộ trang phục đó làm họ hài lòng.
Bảng 4: Thu nhập bình quân và mức chi cho may mặc
Đơn vị tính: Nghìn đồng
TNBQ 1 người/ năm
Chi cho may mặc BQ 1 người/ năm
Năm 2002
Năm 2004
Năm 2002
Năm 2004
Cả nước
4272,96
5812,56
160,8
196,68
A- Thành thị, nông thôn
- Thành thị
7464,72
9785,16
250,44
295,44
- Nông thôn
3301,56
4537,08
133,56
164,76
B- Giới tính chủ hộ
- Nam
3991,08
5464,56
152,04
188,52
- Nữ
5354,28
7069,68
194,52
226,44
C- Vùng
ĐB Sông Hồng
4237,2
5858,16
149,88
191,04
Đông Bắc
3225
4558,32
156,48
184,08
Tây Bắc
2363,76
3188,28
115,68
147,36
Bắc Trung Bộ
2825,04
3805,08
119,04
147,48
DH Nam Trung Bộ
3670,08
4978,32
164,52
191,64
Tây Nguyên
2928,36
4682,16
128,76
180,72
Đông Nam Bộ
619,6812
9995,64
244,32
276,12
ĐB Sông Cửu Long
4455,6
5652,84
156,36
192,72
Nguồn: Tổng cục thống kê
Thu nhập bình quân 1người/ năm của các nước năm 2002 là 4,27 triệu đồng đến năm 2004 là 5,81 triệu đồng tăng 1,54 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 36,03% trong khi đó chi cho may mặc năm 2002 là 160,8 nghìn đồng, năm 2005 là 196,68 nghìn đồng tăng 35,88 nghìn đồng tương ứng tốc độ tăng là 22,33 %. Đồng thời, chúng ta cũng thấy chi cho may mặc của nữ cao hơn nam nhưng xét về tốc độ tăng chi cho may mặc thì của nam giới lại cao hơn. Nữ chi tăng16,3% trong khi đó nam giới chi tăng 24%. Nếu xét theo vùng kinh tế thì vùng Đông Nam Bộ là vùng chi cho may mặc nhiều nhất, đây cũng là vùng có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước. Tuy nhiên, Đông Nam Bộ không phải là vùng có tốc độ tăng chi cho may mặc cao nhất mà đó là vùng Tây Nguyên. Vùng này có mức thu nhập không cao song tốc độ tăng chi cho may mặc của họ là 40%. Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng nhu cầu mua sắm và mức chi cho hàng may mặc ở nước ta ngày càng tăng.
Với tốc độ phát triển về dân cư và kinh tế như hiện nay, thì nhu cầu về hàng may mặc của hơn 84 triệu dân Việt Nam là rất lớn. Chỉ tính riêng nếu kinh tế phát triển thì cũng đủ để làm cho nhu cầu mua sắm quần áo của một người tăng lên trong tương lai. Nước ta đang trong quá trình phát triển kinh tế nên tăng nhu cầu về hàng may mặc là điều chắc chắn.
Tuy nhiên, tâm lý tiêu dùng của đại bộ phận người Việt Nam là thích dùng hàng ngoại. Thêm vào đó, một thời gian dài các doanh nghiệp trong nước bỏ ngỏ thị trường nội địa khiến cho người tiêu dùng không có sự tin tưởng với hàng Việt Nam. Giờ đây khi các doanh nghiệp đã xây dựng được thương hiệu trên “sân nhà” và người tiêu dùng cũng đã tin tưởng vào chất lượng hàng Việt Nam. Ngày càng có nhiều người sử dụng hàng quần áo thời trang do các công ty trong nước sản xuất. Một số sản phẩm như sơ mi nam cao cấp của các công ty May 10. May Việt Tiến…được thị trường ưa chuộng. Đây là một điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp tục phát triển trên thị trường nội địa.
Môi trường công nghệ
Ngành may mặc là một ngành đặc biệt bởi sản phẩm của ngành đáp ứng nhu cầu làm đẹp của con người. Để có thể đáp ứng yêu cầu khắt khe của khách hàng, ngành phải có sự đầu tư đáng kể để duy trì và phát triển công nghệ. Mặc dù yêu cầu về công nghệ của ngành không cao song các doanh nghiệp cũng phải thường xuyên đổi mới trang thiết bị, máy móc để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp đáp ứng nhu cầu thị trường. Chúng ta có thể thấy yêu cầu về công nghệ qua quy trình công nghệ sản xuất của một doanh nghiệp may điển hình.
Chu kỳ công nghệ không phải là ngắn song do đặc thù là ngành thời trang phục vụ nhu cầu làm đẹp nên các doanh nghiệp thường xuyên đổi mới thiết bị có công nghệ mới để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm. Vì vậy, có thể coi công nghệ là một trong những yếu tố cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.
Sự phát triển của ngành may phụ thuộc rất nhiều vào ngành sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ cho việc tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh. Song do tại Việt nam, ngành dệt, sản xuất khuy cúc, chỉ, máy may công nghiệp phát triển không đồng bộ cùng với sự phát triển của ngành may nên trong thời gian qua hầu hết nguyên phụ liệu may mặc đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nếu ngành phụ trợ có thể phát triển đồng bộ cùng ngành may thì việc sản xuất sản phẩm phục vụ trong nước hay xuất khẩu, chúng ta đều có thể chủ động. Khi ngành phụ trợ chưa phát triển thì rất khó để ngành may mặc có thể cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài tràn vào trong nước.
Vừa qua, Tập đoàn dệt may Việt Nam đã thông qua quy hoạch xây dựng một số khu công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu được đặt tại một số tỉnh thành phố trong cả nước. Đây sẽ là nguồn cung cấp phụ liệu quan trọng cho các doanh nghiệp đang phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
Riêng với công nghệ sản xuất thiết bị may công nghiệp ở nước ta vẫn chưa phát triển. Hầu hết máy móc thiết bị do các doanh nghiệp trong nước sản xuất đều không đáp ứng yêu cầu về chất lượng kỹ thuật. Mặc dù trình độ công nghệ của ta được đành giá là có trình độ tiên tiến nhưng những thiết bị này phần lớn được nhập về từ Nhật Bản, Đức, Đài Loan.
Những phân tích trên đặt ra yêu cầu về đầu tư nguồn nguyên liệu đầu vào cho ngành may mặc ở nước ta trong đó bao gồm cả nguyên phụ liệu và thiết bị máy móc kỹ thuật.
2. Phân tích các áp lực cạnh tranh đối với ngànhganhf may mawcj may mặc
Áp lực từ phía khách hàng và nhà phân phối
Áp lực từ phía khách hàng
Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Bởi họ tạo ra thị trường, q
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- J0041.doc