Đề tài Chiến lược chất lượng hàng Dệt may xuất khẩu

Mở đầu 1

I. Vị trí vai trò của chiến lược chất lượng đối với xuất khẩu hàng dệt - may Việt Nam 1

1. Chất lượng - Chiến lược chất lượng và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hàng dệt may 1

2. Vai trò chất lượng hàng dệt may đối với xuất khẩu 5

3. Các chiến lược chất lượng hàng dệt may 7

4. Các nhân số ảnh hưởng tới chiến lược hàng dệt may 9

II. Thực trạng chiến lược chất lượng hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam 11

1. Tình hình phát triển xuất khẩu ngành dệt may trong thời gian qua 11

2. Thực trạng chất lượng hàng dệt - may xuất khẩu Việt Nam 16

3. Chiến lược chất lượng hàng dệt may xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam 19

III. Một số kiến nghị và giải pháp về chiến lược chất lượng hàng dệt may xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam 24

Kết luận 27

Tài liệu tham khảo 28

 

doc30 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 782 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược chất lượng hàng Dệt may xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rất ít người mua mà nếu có mua thì giá rất thấp, không xứng với chất lượng của chúng ta làm ra. Vì vậy tam thời phải sử dụng các nhãn hiệu nổi tiếng để từ đó xây dựng nhãn hiệu của riêng mình. 3. Các chiến lược chất lượng hàng dệt may: Như đã biết, chiến lược chất lượng là tổng hợp những định hướng, kế hoạch, biện pháp lớn nhằm phát triển sản phẩm, kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm, trên cơ sở cải tiến toàn bộ hệ thống chỉ tiêu chất lượng sản phẩm. Chiến lược hàng dệt may cũng là những biện pháp lớn nhằm phát triển sản phẩm, kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm trên cơ sở cải tiến các chỉ tiêu chất lượng hàng dệt may. Một số chiến lược thường được áp dụng là: - Chiến lược chất lượng kỹ thuật: Chiến lược này hướng các doanh nghiệp dệt may vào việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp công nghiệp mới để áp dụng vào sản phẩm dệt may của mình, đôi khi bất chấp các nghiên cứu thị trường. Doanh nghiệp tin tưởng rằng các cải tiến mới sẽ giúp sản phẩm của trở thành mới hoàn toàn và họ trở thành người định hướng cho thị trường hình thành nên các nhu cầu mới cho thị trường. Ưu điểm của phương án chiến lược này là các hãng dệt may được sản xuất trên dây truyền công nghệ hoàn toàn mới, chất lượng cao tạo ra các sản phẩm chất liệu mới, kiển cách và hình dáng mới, doanh nghiệp trở thành người định hướng cho các nhu cầu mới. Vì hiện nay ở Việt Nam, mặt hàng lụa Tapta đang được ưa chuộng. sản phẩm này mới xuất hiện rộng rãi ở thị trường nước ta một thời gian gân đây nhưng đã chiếm được niềm tin của khách hàng. Sản phẩm vải lụa đã có ở Việt Nam từ rất lâu rồi với các tên tuổi nổi tiếng từ hàng dệt Vạn Phúc, Hà Tây. Nhưng sản phẩm lụa Tapta thì mới xuất hiện. Với việc đầu tư vào công nghệ mới, các nhà sản xuất đã tạo ra được một sản phẩm lụa mới được lụa tapta được sử dụng nhiều vào sản xuất quần áo mùa đông, túi xách tay Chính sản phẩm lụa này đã hình thành nên dòng sản phẩm mới là túi xách tay bằng lụa tapt. Nhược điểm: Vì chỉ tập trung đầu tư nghiên cứu cho giải phát công nghệ mới nên chiến lược chất lượng này không chú ý đến việc nghiên cứu thị trường. Vì vậy rất dễ dẫn đến rủi ro. Vì nhiều thị trường có những thói quen rất khó thay đổi nến sản phẩm được sản xuất ra thiếu sự nghiên cứu, văn hoá, thị hiếu phong cách thì rất khó chấp nhận. - Chiến lược chất lượng Marketing: Chiến lược này coi chất lượng là sự chấp nhận của khách hàng và chỉ tìm kiếm giải pháp maketing cho cho chiến lược chất lượng. Ví dụ: Sản phẩm áo sơ mi nam là sản phẩm truyền thống của công ty May 10. Chiến lược chất lượng của công ty đổi mới sản phẩm này không phải sự cải tiến cho một loại sản phẩm mới, kiểu dáng mới Thậm chí ngược lại sản phẩm sơ mi nam truyền thống công ty May 10 vẫn duy trì kết cấu sản phẩm hiện có. Mặc dù vậy nó vẫn được khách hàng biết đến và đánh giá rât cao. Chiến lược chất lượng đã được áp dụng cho sản phẩm sơ mi nam là chất lượng thông qua giải pháp Marketing với đẳng cấp đã được khẳng định Nhược điểm không phải bất cứ sản phẩm nào, chất lượng nào cũng thành công với chiến lược chất lượng Marketing. Sản phẩm phù hợp với chiến lượng chất lượng Marketing khi đã có chất lượng tốt và có những công dụng thần kỳ. Chiến lược chất lượng kỹ thuật - Marketing:chiến lược này coi chất lượng là sự chấp nhận của khách hàng và chỉ tìm kiếm giải pháp Marketing cho chiến lược chất lượng Marketing khi đã có chất lượng tốt và có những công dụng thời kỳ chiến luợc kỹ thuật - Marketing, là chiến lược đan xen các cải tiến kỹ thuật nhỏ bên cạnh các nỗ lực Marketing. Ưu điểm của chiến lược này không đòi hỏi nguồn tài chính lớn nhưng lại luôn có các cải tiến nhỏ thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp nhanh chóng với nhu cầu thay đổi của thị trường. 4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chiến lược chất lượng hàng dệt may: a. Môi trường khu vực và quốc tế: Xu hướng trên toàn cầu hoá, sự hội nhập của nền kinh tế cũng như quá trình tự do thương mại quốc tế tác động rất nhiều tới chất lượng và chiến lược chất lượng. Cùng với sự phát triển kinh tế và sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật đã làm thay đổi nhiều cách nghĩ , cách làm, từ đó dẫn đến chiến lược chất lượng cũng thay đổi. Sự thay đổi nhanh chóng của tiến bộ xã hội đặc biệt vài trò của khách hàng ngày càng được nâng cao. Khách hàng được quyền lựa chọn mình sẽ mặc gì chứ không phải mình phải mặc gì. Cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với sự bão hoà của thị trường luôn đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may có chiến lược phù hợp. Trình độ tiến bộ khoa học công nghệ. Công nghệ càng hiện đại thì chất lượng hàng dệt may càng ổn định, chi phí càng ít, tạo khả năng cạnh tranh cao về chất lượng nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Vì chất lượng của sản phẩm được thể hiện trước hết ở trình độ đặc trưng kỹ thuật. Mặt khác tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra được các phương tiện nghiên cứu khách hàng một cách chính xác tử đó xác định rõ đúng đắn nhu cầu "sự thay đổi của nhu cầu khoa học công nghệ còn tạo ra các loại nguyên liệu mới tốt hơn, rõ hơn và sẵn có hơn để phục vụ tốt hơn nhu cầu sản xuất . Văn hoá - xã hội: Yếu tố văn hoá xã hội của mỗi khu vực thị trường, mỗi quốc gia ảnh hưởng rất lớn tới các đặc tính kỹ thuật của các sản phẩm dệt may. Đổi với mỗi loại thị trường khác nhau thì khách hàng yêu cầu, đặc tính chất lượng hoàn toàn khác nhau. Những đặc tính chất lượng của sản phẩm chỉ thoả mãn toàn bộ nhu cầu cá nhân nếu không ảnh hưởng lợi ích của xã hội. Do vậy, chiến lược chất lượng sản phẩm phụ thuộc chặt chẽ vào văn hoá- xã hội. b. Cơ chế chính sách của Nhà nước: Muốn ngành dệt may trong nước phát triển cần khuyết khích đầu tư nước ngoài vào máy móc thiết bị, khuyến khích xuất khẩu. Đồng thời nhà nước ần quản lý hàng nhái, hàng kém chất lượng đang trôi nổi tren thị trường. Một cơ chế kinh tế hợp lý sẽ tạo ra môi trường thuận lợi bên cạnh đó còn tạo ra sức ép để các tổ chức phải nâng cao chất lượng tạo nên một môi trường cạnh tranh lành mạnh một sân chơi bình đẳng cho tổ chức và doanh nghiệp. Một cơ chế thích hợp còn kích thích các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư để nâng cao chất lượng thúc đẩy áp dụng chiến lược chất lượng đồng thời còn bảo vệ lợi ích của nhà sản xuất và người tiêu dùng hàng dệt may cũng nhu hàng hoá khác. c. Môi trường ngành: Trong môi trường ngành thì sức ép của các đối thủ cạnh tranh và sự hoạt động của các nhà cung ứng ảnh hưởng nhiều đến chiến lược chất lượng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải đưa ra được các chiến lược chất lượng phù hợp mang tình cạnh tranh hơn các đối thủ. Đồng thời trong điều kiện hiện nay việc xây dựng các hệ thống mua bán tin cậy là biện pháp quan trọng đê bảo đảm và nâng cao chất lượng. d. Nội lực của doanh nghiệp: Để thực hiện chiến lược chất lượng sản phẩm cho xuất khẩu thì đòi hỏi bản thân các doanh nghiệp dệt may phải xác định được điểm mạnh - yếu của mình đê tạo ra các lợi thế so sánh cần thiết. Nguồn lực con người: Chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào trình độ tay nghề, kinh nghiệm và ý thức trách nhiệm của con người lao động. Thêm nữa để một tổ chức có thể đạt được chất lượng theo mong muốn trên cơ sở giảm chi phí thì còn phụ thuộc lớn vào trình độ tổ chức quản lý của tổ chức. Chất lượng của hoạt động quản lý phản ánh chất lượng của các hoạt động chính trong tổ chức. Vì vậy, khai thác hợp lý các nguồn lực sẽ giúp doanh nghiệp có khả năng bứt phá tạimỗi thời điểm vể chất lượng. Vị thế và tiềm lực tài chính của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng nhiều đến việc xây dựng và áp dụng chiến lược chất lượng. Vị thế và tiền lực có mạnh thì chiến lược chất lượng mới được quan tâm chú ý. II.Thực trạng, chiến lược chất lượng hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam 1. Tình hình phát triển xuất khẩu ngành dệt may trong thời gian qua Hơn 10 năm qua, bằng việc phát triển ngành công nghiệp dệt may nước ta đã có nhiều thành tựu to lớn mà nhiều ngành kinh tế khác của đất nước khó mà theo kịp, hàng dệt mayluôn đứng thứ 2 (sau dầu thô) trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Trong giai đoạn 1996 - 2002 hàng may mặc xuất khẩu tăng bình quân hàng năm từ 20 - 25 %, chiếm khoảng 12 - 13 % tổng giá trị xuât khẩu của cả nước. Bảng: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may giai đoạn 1996 - 2002 Đơn vị: Triệu USD Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng KNXK hàng dệt may 1150 1502 1450 1747 1892 1975,4 2750 3600 Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may giai đoạn 1996 - 2002 Thông qua bảng số liệu trên ta thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2000 đạt 1892 triệu USD tức là 1,892 tỷ USD, năm 2001 đạt 1,975 tỷ USD, năm 2002 đạt 2,75 tỷ USD, năm 2003 đạt 3,6 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2003 tăng gấp hai lần kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2000 và tăng 31% so với năm 2002. Trong những năm gần đây, tỷ lệ tăng trưởng ngành dệt may luôn cao hơn tỷ lệ tăng trưởng GDP, ngang bằng tỷ lệ tăng trưởng toàn ngành công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành dệt may chiếm bình quân trên 9% toàn ngành công nghiệp. Giá trị sản xuất chiếm khoảng 2% GDP của cả nước tạo việc lmà cho khoảng 1,6 triệu lao động công nghiệp. Từ năm 1990 trở vể trước, các sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Liên Xô là chủ yếu, chiếm 85% trong tổng số kim ngạch xuất khẩu của ngành. Số còn lại xuất sáng các nước Đông Âu như Hungari, Tiệp Khắc, CHDC Đức. Với các sản phẩm chủ yếu như áo sơ mi nam, nữ; quần áo bảo hộ lao động và một số sản phẩm thuộc loại đơn giản. Sự xụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa làm cho thị trường xuất khẩu của ta bị thu hẹp lại. Có thể nói sau năm 1990 các doanh nghiệp dệt may của nước ta đứng trước những khó khăn gay gắt, nhiều xí nghiệp phải giảm sản xuất, cho công nhân nghỉ không lương, thậm chí có những xí nghiệp dệt may lớn đã hết sức cố gắng, một mặt tìm cách khôi phục thị trường truyền thống, mặt khác tìm cách định hướng mở rộng thị trường mới nhấ là thị trường ở các nước phát triển. Song để thâm nhập các thị trường này đòi hỏi phải giải quyết đồng bộ các khẩu tang thiết bị, tay nghề công nhân quản lý điều hành sản xuất, hoạt động Marketing, vệ sinh công nghệ Vì đây là thị trường khó tính có yêu cầu cao về chất lượng. Sau năm 1990 đến nay, việc kinh doanh sản phẩm dệt may của các doanh nghiệp dệt may nước ta đã được thực hiện với tất cả các bạn hàng mà chủ yếu là các nước công nghiệp phát triển và các nước trong khu vực. Ngày 01/03/1993 Hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và cộng đồng Châu Âu được ký kết, mở ra cho ngành dệt may Việt Nam cơ hội thâm nhập một thị trường tư bản quan trọng với hơn 350 triệu dân dệt may Việt Nam xâm nhập vào thị trường Mỹ..tt xuất khẩu chủ yếu của hàng dệt may nước ta hiện nay là Nhật Bản, EU và Mỹ. Theo Bộ Thương mại, thống kê của Bộ Thương mại Mỹ cho biết nhập khẩu của hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ trong năm 2003 là 2,48 tỷ USD, tăng 161,4 về trị giá và tăng 132,07% về lượng so với năm 2002. Vươn lên là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 7 vào Mỹ theo kim ngạch. Trong năm 2003 xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ bắt đầu bị áp đặt hạn ngạch. Trong những tháng đầu năm tranh thủ khi Mỹ chưa áp đặt hạn ngạch các doanh nghiệp các doanh nghiệp đã tranh thủ xuất tối đa sang Mỹ. Chính vì vậy mà kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này trong những tháng đầu năm là rất cao. Có những tháng đạt trên 250 triệu. Tuy nhiên, kể từ khi Mỹ áp đặt hạn ngạch nhất là vào những tháng cuỗi năm thì xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ đã giảm khá mạnh do lượng hạn ngạch ở một số lat đã hết. Bảng: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may qua các tháng Đơn vị: Triệu USD Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 KNX năm 2002 155 134 143,3 192,7 164,6 243,4 284,5 3,5 285 271 250 264 KNX năm 2003 317 240 270 289 336 403 396 396 262 230 213 270 Bảng: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may qua các tháng Trong tháng 11, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ chỉ đạt khoảng 80 triệu USD, giảm tới 68,5 % so với kim ngạch xuất khẩu trong tháng 68 giảm 34,2% sơ với cùng kỳ 2002. Mặc dù bị hạn chế hạn ngạch nhưng xuất khẩu hàng dệt may của ta sang Mỹ cả năm 2003 vẫn đạt gần 1,9 tỷ USD, tăng 94,67% so với năm 2002 và chiếm hơn 54% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước. EU là thị trường xuất khẩu hàng dệt may theo hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam. Từ năm 1980 chúng ta đã xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU đặc biệt phát triển mạnh kể từ khi có hiệp định buôn bán hàng dệt may. Từ chỗ bị cấm vận, đến năm 1999 đã đạt gần 700 triệu USD và năm 2000 tăng thêm khoảng 150 triệu USD. Hiện nay, xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này chiếm 34- 38% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may hàng năm của Việt Nam. Nhiều năm trước khi thị trường Mỹ mở ra, thị trường EU luôn dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu. Nhưng 6 tháng đầu năm 2003, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này lại xuống thấp tới mức kỷ lục, chỉ đạt 195triệu USD, giảm 31,3% so với cùng kỳ năm 2002 . Cuối năm 2003, Bộ Thương mại nối lại việc cấp giấy phép xuất khẩu (E/L) tự động đối với tất cả các mặt hàng sang EU và đặc biệt là mới đây EU đã chính thức tăng thêm 50% đến 70% hạn ngạch ở một số Lát nóng thì xuất khẩu hàng dệt may sang EU lại tăng mạnh trở lại. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU năm 2003 đạt 353 triệu USD giảm 3,26% so với năm 2002. Thị trường Nhật Bản là một thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn thứ 3 của Việt Nam chiếm 17,5 % tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Nhật bản là thị trường phi hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này không bị hạn chế. Thế nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này đang có xu hướng giảm xuống do hàng may mặc của Việt Nam xuất khấu vào thị trường này đang bị cạnh tranh gay gắt với sản phẩm của các nước thành viên WTO như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Italia. Năm 2002, Việt nam đứng thứ 4 trong các nước có hàng may mặc xuất khẩu vào Nhật bản. Nhưng đến năm 2003, sản phẩm dệt may của Việt nam đã vượt qua Italia, Hàn quốc để trở thành quốc gia thứ 2 sau Trung Quốc có năng lực cạnh tranh cao tại thị trường này. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam sang Nhật bản tăng hàng năm đến năm 2000 đạt cao nhất 620 triệu USD, sau đó năm 2001 lại giảm 5% so với năm 2000 còn 592 triệu USD năm 2002 lại giảm 20% so với năm 2001 đạt 480 triệu USD. Năm 2003 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt nam sang nhật khoảng 480 triệu USD, chiếm 26% thị phần dệt may của Nhật bản. Năm 2004, mặc dù xuất khẩu sang Mỹ năm 2004 vẫn bị áp đặt hạn ngạch nhưng dự báo triển vọng xuất khẩu hàng dệt may vẫn thuận lợi và kim ngạch xuất khẩu có thể đạt 4 tỷ USD. Trong đó xuất khẩu sang Mỹ sẽ đạt khoảng 2,1 tỷ USD; sang EU đạt khoảng 800 triệu USD; sang Nhật bản đạt 500 triệu USD. 2. Thực trạng chất lượng hàng dệt - may xuất khẩu Việt nam. Khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp dệt may phụ thuộc rất lớn vào chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp đó bán ra. Sản phẩm có chất lượng cao là một trong những căn cứ quan trọng cho quyết định lựa chọn mua hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, chất lượng tạo ra sự hấp dẫn, thu hút người mua. Với nhận thức muốn tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường thì phải đặc biệt coi trọng chỉ tiêu chất lượng. Trong những năm gần đây các doanh nghiệp dệt - may xuất khẩu Việt nam đã tiếp cận với khái niệm và phương pháp quản lý chất lượng hiện đại là ISO & TQM trong quản lý chất lượng. Một số doanh nghiệp dệt may đã được cấp chứng chỉ ISO9000 như: công ty Coats Totel phong phú, công ty May 10, công ty may Đức giang, May Chiến Thắng.v.v.Thực tế cho thấy ISO 9000 dã tạo ra cho các doanh nghiệp dệt may một phương pháp quản lý mới, một phong cách làm việc có hiệu quả. Trong những năm qua để tăng cường hội nhập vào nền kinh tế thế giới, về mặt chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may Việt nam đã có một số tiến bộ nhất định . Để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm dệt may trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp Việt nam phải lựa chọn mặt hàng với chất lượng và giá cả thích hợp để đẩy mạnh xuất khẩu tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp đã coi chất lượng như là thứ vũ khí cạnh tranh quan trọng nhất vì thế đã đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm trên thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp dệt may đã cố gắng tập trung nỗ lực vào cải tiến mẫu mã đổi mới về mặt hàng, nâng cao các chỉ tiêu chất lượng như: đa dạng, phong phú về chủng loại, kiểu dáng, thẩm mỹ, kết cấu sản phẩm với các chỉ tiêu về tính năng sử dụng, độ bền, an toàn sao cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng. Nhờ vậy chất lượng sản phẩm dệt may đã đi dần vào thế ổn định và có xu hướng ngày càng tăng cao thoát dần khỏi tình trạng suy giảm và mất ổn định như những năm trước. Chất lượng sản phẩm của các công ty như May 10, May Đức Giang, Loats Total phong phú,đã được nâng cao rõ rệt, đã lấy lại được thị trường và có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Chẳng hạn, công ty may Chiến thắng trong giai đoạn trước những năm 1986 chỉ sản xuất theo pháp lệnh của nhà nước, không phải lo khâu tiêu thụ như thế nào để thu được lợi nhuận cao nhất vì vậy mà chất lượng sản phẩm của công ty rất thấp. Hơn nữa, các sản phẩm may mặc xuất khẩu lúc bấy giờ chủ yếu là găng tay, quần áo bơi, quàn áo bảo hộ lao động, mũhầu hết là các đồ đơn giản, yêu cầu kỹ thuật trình độ tay nghề chưa cao. Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, công ty kịp thời có những thay đổi để bắt kịp và hoà nhập với nền kinh tế thị trường. Công ty đã đầu tư chú trọng rất nhiều vào sản xuất bằng công tác đổi mới cải tiến công nghệ và tổ chưcs quản lý để đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm lấy lại uy tín của mình trên thị trường cạnh tranh. Công ty đã mua sắm thêm một số dây chuyền công nghệ tiên tiến của Nhật, Đức, mở rộng danh mục mặt hàng bằng các sản phẩm mới, củng cố và mở rộng thị trường nguyên vật liệu, hoàn thiện hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm. Công ty May chiến thắng đã trở thành một trong những doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may có uy tín, khả năng xuất khẩu cao của Việt nam. Hằng năm kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng từ 20-25%, chiếm khoảng 12 - 13% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Nhưng để hội nhập vào thế giới và khu vực, về mặt chất lượng sản phẩm dệt may của nước ta còn phải phấn đấu rất nhiều. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng khá nhanh nhưng chủ yếu tăng do chi phí sản xuất bị đẩy lên cao, chưa thể nói là khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt nam đã tăng lên. Điều này được thể hiện rõ khi 60% giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt nam được thực hiện theo phương thức gia công, tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp chưa cao. Xuất khẩu theo phương thức gia công thường bị thiệt thòi nhiều vì phần giá trị gia tăng thấp, lợi nhuận không cao. Nhưng trong điều kiện hiện nay của nước ta, phương thức gia công xuất khẩu là phương thức có lợi trong việc tiếp cận thị trường thế giới, các doanh nghiệp Việt nam dễ dàng tiếp xúc với các doanh nghiệp và khách hàng nước ngoài. Nó cho phép các doanh nghiệp dệt may Việt nam thấy rõ hơn tính cấp thiết của đổi mới công nghệ nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng. Mặt khác, thực sự chưa thấy một doanh nghiệp dệt may Việt nam nào có đủ khả năng cạnh tranh độc lập trên thị trường nước ngoài, được biết đến nhãn hiệu hoặc thương hiệu như ở các nước khác. Vì vậy chúng ta tạm thời vẫn phải xuất khẩu theo phương thức gia công nhằm sử dụng các nhãn hiệu nổi tiếng để từ đó xây dựng nhãn hiệu của riêng mình. Thực tế cho thấy khả năng cạnh tranh về chất lượng và giá cả của sản phẩm dệt may xuất khẩu Việt nam còn thấp. Ngành dệt của chúng ta chủ yếu hoạt động theo phương thức gia công, sản phẩm dệt chất lượng còn thấp, không thep kịp xu hướng vận động của thị trường nên phần lớn vải cung cấp cho ngành nay phải nhập từ nước ngoài. Hàng năm ngành dệt nước ta cần trung bình 100 nghìn tấn bông nhưng lượng bông trong nước chỉ cung cấp được chừng 19 nghìn tấn, tức là chung ta cần nhập khẩu hơn 80% nguyên liệu bông. Năm 1998 chúng ta xuất khẩu 2 triệu áo sơ mi cần 4 triệu mét vải thì 80% vải phải nhập ngoại. Còn ngành may hầu hết làm theo đơn đặt hàng, "vay mượn" cả về mẫu mã, công nghệ, thị trường vì vậy sức cạnh tranh kém. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may còn thấp do tính nội địa hoá của sản phẩm thấp, mẫu mã nghèo nàn không phù hợp với yêu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng nước ngoài. Hàng dệt may xuất khẩu Việt nam vào Mỹ muốn hưởng chế độ thuế xuất nhập khẩu ưu đãi thì phải có trên 70% tỷ lệ nôị địa hoá. Nhưng hàng dệt may xuất khẩu của Việt nam hầu như không đáp ứng được nen giá bán bị đẩy lên cao hơn so với sản phẩm của các nước khác. Nói chung, khả năng cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu nước ta hiện nay còn yếu so với các nước trong khu vực và thế giới. Hiện nay hãng dệt may xuất khẩu của ta đang phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm của các nước thành viên WTO như: Trung quốc, Thái lan, Hàn quốcđặc biệt là Trung Quốc, sản phẩm của các quốc gia này có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt nam về giá cả, chất lượng, mẫu mã, thương hiệu đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của thị trường xuất khẩu. Hàng dệt may Việt nam được đánh giá chung là có chất lượng chưa cao, không đồng đều, đến hơn 60% kim ngạch xuất khẩu là gia công cho nước ngoài, có nghĩa là làm theo mẫu mã và chất lượng của bên nước ngoài. Hàng xuất khẩu trực tiếp thì hầu hết tập trung phục vụ phân đoạn thị trường bình dân, yêu cầu chất lượng thấp và giá rẻ, chỉ có một số ít sản phẩm đủ tiêu chuẩn đáp ứng cho những phân đoạn thị trường có nhu cầu chất lượng cao nhưng khả năng cạnh tranh còn thấp do không cạnh tranh được về mặt giá cả với những mặt hàng cùng loại của nước ngoài. Do đó nâng cao chất lượng sản phẩm mà không kèm với giảm thị trường trong nước và quốc tế. Nói chung, nếu đánh giá theo chỉ số trình độ chất lượng thì hàng may mặc xuất khẩu nước ta có chất lượng còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. Tỷ lệ giá /chất lượng hàng may mặc Việt nam có tỷ lệ cao do đó khả năng cạnh tranh về giá cho hàng xuất khẩu còn nhiều hạn chế, việc nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm là nhiệm vụ cấp bách của các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu nước ta trong thời gian tới. 3. Chiến lược chất lượng hàng dệt may xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Việc hình thành chiến lược chất lượng hàng dệt may xuất khẩu là kết quả nghiên cứu của rất nhiều vấn đề như: khách hàng sản phẩm, thị trường, công nghệhiện nay ở các doanh nghiệp Dệt - may xuất khẩu Việt nam, chiến lược chất lượng vẫn còn mang tính chất tự phát, chủ yếu là mò mẫm làm theo. Công tác quản lý chất lượng nói chung và chiến lược chất lượng sản phẩm nói riêng đang còn ở trình độ thấp, chưa có vai trò vị trí tương xứng trong điều hành hoạt động kinh doanh trên thị trường xuất khẩu. Trong khi quá trình quản lý chiến lược chất lượng sản phẩm ở thế giới đã đạt đến trình độ cao được các cấp các ngành và toàn bộ công ty quan tâm áp dụng thì tại các doanh nghiệp Việt nam chiến lược chất lượng còn là một vấn đề xa lạ. Trình độ quản lý chất lượng của các doanh nghiệp dệt may Việt nam vẫn còn ở mức kiểm tra chất lượng mặc dù có rất nhiều doanh nghiệp đã nhận được chứng chỉ ISO9000. Việc đổi mới nhận thức về chất lượng và quản lý chất lượng là rất quan trọng. Để nâng cao dần trình độ quản lý chất lượng nói chung, chiến lược chất lượng nói riêng thì rất cần quan tâm đến thực tế khan hiếm nguồn lực tài chính với các yêu cầu phải đổi mới và nâng cao tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm. Vì thế, chiến lược chất lượng theo mô hình kỹ thuật - Marketing phù hợp với các doanh nghiệp dệt -may Việt nam vì nó không đòi hỏi các nguồn lực tài chính lớn, mặt khác thúc đẩy các thay đổi nhỏ liên tục thường xuyên để không ngừng cho ra các sản phẩm dệt - may phù hợp với nhu cầu thay đổi nhanh chóng của khách hàng. Các doanh nghiệp dệt - may cần tập trung nỗ lực vào các thay đổi nhỏ của spa (như kiểu dáng, công dụng phụ thêm.v.vchứ không nhất thiết phải thay đổi hoàn toàn kết cấu của sản phẩm, dựa trên sự nghiên cứu thị trường chi tiết. Trong bối cảnh quốc tế hoá đời sống kinh tế và sự phát triển nhanh chóng của thị trường trong và ngoài nước, quản lý chất lượng không thể khép kín nội bộ, biệt lập mà phải luôn gắn bó với xu hướng vận động của thị trường và tình hình cạnh tranh trong nước, trên thế giới và cả khu vực. Để tăng khả năng cạnh tranh và chất lượng không có nghĩa là tốt nhất, cao nhất về các đặc tính kỹ thuật mà là chất lượng tối ưu. Đó là sự đáp ứng tối đa những đòi hỏi của người tiêu dùng với chi phí thấp nhất. Do đó, việc xây dựng chiến lược chất lượng và giá cả sản phẩm là việc làm mang tính cấp bách đối với bất kỳ doanh nghiệp nào đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu. Vì đây là mặt hàng thiết yếu mang tính nhạy cảm cao. Chỉ có sự kết hợp hài hoà giữa chiến lược chất lượng và giá cả trên từng phân đoạn thị trường nhất định mới có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp mới có thể "len chân" vào thị trường thế giới, nơi mà đã được phân chia rõ ràng bởi các quốc gia lớn và các tập đoàn xuyên quốc gia. Có một bộ phận doanh nghiệp dệt may của nước ta chưa xây dựng được chiến lược chất lượng và giá cả phù hợp làm giảm sức cạnh tranh của sản p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV168.doc
Tài liệu liên quan