Đề tài Chiến lược của công ty Colgate - Pamolive

Kết quả cuộc thăm dò quy mô lớn của BBC cho thấy, vai trò của Mỹ trong thế giới bị giảm sút cả trên trường quốc tế lẫn trong nước. 29% người nhận xét Mỹ có ảnh hưởng tích cực, giảm so với tỉ lệ 36% năm trước và 40% hai năm trước đây. Trung bình có 54% người không tán thành chính sách hiện nay ở 25 quốc gia.

Ở Mỹ nền chính trị có nhiều thay đổi cuộc chiến vào nhà trắng trở nên căng thẳng hơn trong đợt tổng tuyển cử vào 4/11/2008. Chính những thay đổi trong cuộc chạy đua vào nhà trắng có thể dẫn đến chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ thay đổi theo chiều hướng bớt “nóng” hơn.

Luật bản quyền và sở hữu trí tuệ: phần 602(a) thuộc copyright revision act năm 1976 quy định rằng việc nhập khẩu vào Mỹ các bản sao chép từ nước ngoài mà không được phép của của người có bản quyền là vi phạm luật bản quyền, và sẽ bịt bắt giữ và tịch thu.

 

doc37 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6114 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược của công ty Colgate - Pamolive, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m nữa, cuộc suy thoái này sẽ sâu sắc hơn và kéo dài hơn", trích báo cáo. Theo cơ quan này, việc điều chỉnh lại các dự báo phản ánh "biến động tài chính không giảm bớt, dữ liệu âm, lòng tin suy giảm và tác động hạn chế cho tới nay của chính sách phục hồi hệ thống tài chính". Vấn đề cấp thiết nhất trong việc phục hồi hệ thống tài chính nằm ở nước Mỹ, nơi chính quyền của Tổng thống Obama vẫn chưa tiết lộ các chi tiết của kế hoạch liên kết khu vực tư nhân và nhà nước để mua 1 nghìn tỷ USD các tài sản độc. Tại hội nghị các bộ trưởng tài chính nhóm G20 hồi cuối tuần trước, việc phục hồi hoạt động cho vay bằng cách giải quyết những vấn đề tồn tại trong hệ thống tài chính được coi là "ưu tiên then chốt" - một thông điệp sẽ được các lãnh đạo doanh nghiệp G20 nhấn mạnh lại tại hội nghị ở London vào 1/4 tới. Trong khi đó, IMF cũng cảnh báo về một nguy cơ nghiêm trọng: Các nền kinh tế mới nổi sẽ không thể vay tiền từ bên ngoài vì các ngân hàng cũng như giới đầu tư ở các nước giàu rút tiền của họ. "Nguy cơ là lớn nhất đối với các nền kinh tế mới nổi mà phụ thuộc vào dòng vốn xuyên biên giới để bù đắp cho thâm hụt tài khoản vãng lai". Thực trạng này khiến cho các quốc gia Trung và Đông Âu chắc chắn "bị ảnh hưởng tồi tệ nhất". Còn các nước Baltics gồm Hungary, Romania và Bulgaria phải "chịu tổn thất lớn nhất". Lạm phát: Lạm phát toàn cầu đang nhanh chóng leo lên mức đỉnh điểm trong lịch sử. Và thế giới sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng nếu kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng suy thoái.Lạm phát đang lan tràn trên toàn thế giới, ở cả nước giàu cũng như các nước đang phát triển do giá nguyên vật liệu gia tăng. Từ Mỹ, qua châu Âu và châu Á, chính phủ và ngân hàng các nước đang tìm mọi cách ngăn chặn đà tăng giá. Tại Mỹ, việc giá tiêu dùng tăng 5% đã ngăn cản Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) giảm lãi suất hơn nữa để giúp nền kinh tế đang trên bờ vực suy thoái. Lạm phát đang công phá nhiều nền kinh tế, nhưng đáng lo ngại hơn cả là bệnh dịch này không còn dừng lại ở Mỹ hay ở châu âu mà nay đã tràn sang cả trung quốc - nơi tăng trưởng kinh tế là hi vọng, động lực của kinh tế toàn cầu. Mức lạm phát ở trung quốc trong tháng hai tăng đến 8,7%, cao nhất trong vòng 12 năm qua Đến cả nhật bản, một nước từ lâu vẫn diễn ra tình trạng giảm phát (giá cả đi xuống), đến lúc này lạm phát cũng đã xuất hiện. Tháng 2 vừa qua, lạm phát của Nhật là 1%, cao nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây. Lạm phát đang ở ngưỡng cao nhất trong vòng 16 năm qua ở Ả rập xê út, trong 14 năm qua ở Thụy sĩ, trong 25 năm qua ở Singapore....danh sách này sẽ còn tiếp tục. Tình trạng lạm phát không chỉ xảy ra ở các nước khu vực đại tây dương và australia mà còn lan rộng ra các quốc gia châu á Lạm phát có xu hướng gia tăng ở hầu hết các quốc gia Lãi suất Thế giới đua nhau giảm lãi suất Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) và một số ngân hàng trung ương lớn khác trên thế giới bất ngờ đồng loạt cắt giảm lãi suất cơ bản nhằm ngăn bước tiến của khủng hoảng tài chính. Cùng tham gia vào đợt phối hợp hành động chưa từng có này với FED, ECB và BoE còn có Ngân hàng Trung ương Canada, Ngân hàng Trung ương Thụy Điển và Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ. Trong đó, 5 ngân hàng trung ương trừ Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ cùng hạ lãi suất cơ bản 0,5%. Trước đó, cũng trong ngày hôm nay, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm 0,27%. Cơ quan Tiền tệ của Hồng Kông cũng tiến hành cắt giảm lãi suất. Với lần cắt giảm này, lãi suất cơ bản đồng USD được đưa về mức 1,5%, lãi suất cơ bản Euro giảm còn 3,75%, lãi suất Đô la Canada còn 2,5%, lãi suất cơ bản đồng Bảng Anh còn 4,5%, lãi suất đồng Krona của Thụy Điển giảm còn 4,25%. Lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc giảm còn 6,93%. Như vậy, đây là lần thứ hai trong vòng 3 tuần, Trung Quốc tiến hành cắt giảm lãi suất. Trong khi đó, đây lại là lần đầu tiên ECB tiến hành cắt giảm lãi suất trong 5 năm qua. Tất cả các thành viên trong Ủy ban Thị trường mở (FOMC), cơ quan quyết định lãi suất của FED, đã bỏ phiếu thuận đối với hành động cắt giảm lãi suất ngày hôm nay. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản mới ra quyết định giữ nguyên lãi suất đồng Yên trong ngày hôm qua và không tham gia vào đợt cắt giảm lãi suất ngày hôm nay, nhưng tuyên bố hoan nghênh động thái phối hợp cắt giảm lãi suất này. “Sự căng thẳng gia tăng gần đây của khủng hoảng tài chính đã đẩy những rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế lên cao và như vậy, làm giảm đáng kể những rủi ro lạm phát. Do đó, việc nới lỏng chính sách tiền tệ toàn cầu là hợp lý”, bản tuyên bố chung của các ngân hàng trung ương trong đợt cắt giảm lãi suất này nhận định. Loạt cắt giảm lãi suất trên diễn ra sau khi những hành động can thiệp nhằm cứu vãn niềm tin cho thị trường của các chính phủ trên toàn thế giới đã không thể hóa giải những nút thắt trên thị trường tín dụng và ngăn chặn sự trôi dốc của giá cổ phiếu. Trước khi loạt cắt giảm lãi suất diễn ra, chỉ cố MSCI World của thị trường chứng khoán toàn cầu đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8/2004 tới nay. Lãi suất cho vay USD qua đêm ở London tiếp tục tăng vọt ngày thứ ba liên tiếp, đồng thời lãi suất cho vay trên thị trường tiền tệ ở khu vực châu Âu tiếp tục lên tới những kỷ lục mới. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo, kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2009 và cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay sẽ gây tổng thiệt hại lên tới 1.400 tỷ USD. Thị trường chứng khoán toàn cầu hưởng ứng quyết định cắt giảm lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn, với mức sụt giảm của các hàn thử biểu chính đã giảm xuống so với trước khi động thái này diễn ra. Trong khi đó, đồng USD sụt giá mạnh so với các ngoại tệ khác, đẩy giá vàng tăng vọt lên mức 920 USD/oz. Tuy nhiên, giá dầu giảm về mức 87 USD/thùng trước những lo ngại về sự giảm tốc kinh tế toàn cầu. Trước khi loạt cắt giảm lãi suất này diễn ra, các ngân hàng trung ương toàn cầu cũng có những bước tiến mang tính đột phá khác trong việc chống khủng hoảng, bao gồm kế hoạch giải cứu lĩnh vực phi tài chính của FED, kế hoạch giải cứu ngân hàng của Anh và Chính phủ Tây Ban Nha, các nỗ lực bơm tiền vào thị trường tài chính của Mỹ và các nước khác, cũng như hàng loạt cam kết bảo vệ tài khoản tiền gửi của người dân của các chính phủ ở châu Âu… Động thái chưa từng có trong lịch sử này là nỗ lực chung của các nước nhằm ngăn chặn khủng hoảng kinh tế đang rơi vào những phút giây tồi tệ nhất trong lịch sử, đặc biệt là sự sụt giảm thảm hại trên các thị trường chứng khoán. Thách thức: Nền kinh tế toàn cầu suy giảm, có chiều hướng phát triển chậm lại làm giảm thiểu khả năng mua sắm hàng hóa của đông đảo người dân. Bên cạnh đó sự trì trệ của nền kinh tế toàn cầu kéo theo việc sụt giảm doanh số. Lạm phát gia tăng, giá cả leo thang làm giảm thiểu khả năng mua sắm của người dân. Điều này sẽ đe dọa nghiêm trong đến sự phát triển chung của thế giới nói chung và của công ty Colgate nói riêng. b. Môi trường nhân khẩu học: Dân số thế giới Dân số thế giới đạt 6,7 tỉ người vào năm 2008 trong đó Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia có dân số đông nhất thế giới chiếm 1/3 dân số thế giới. Dân số thế giới hiện đang tăng 78 triệu người mỗi năm. Tốc độ tăng dân số nhanh nhất hiện đang thuộc về châu Phi và các khu vực khác ở thế giới đang phát triển. Theo báo cáo của Liên hiệp quốc, tổng dân số thế giới sẽ tăng từ 6,7 tỷ người hiện nay lên 9,2 tỷ người vào năm 2050. Trong khi đó, Cục điều tra dân số của Mỹ vừa dự báo, dân số toàn cầu sẽ lên tới 7 tỷ người vào năm 2012. Hiện nay, Mỹ đứng thứ ba với 304 triệu người, sau Trung Quốc và Ấn Độ. Cơ hội Dân số tăng sẽ gia tăng nhu cầu tiêu dùng và mua sắm, với cuộc sống ngày càng năng động như hiện nay thì mọi người đều hướng đến sự tiện ích và giải trí nên nó là cơ hội cho các công ty cung cấp các dịch vụ. Trong đó Ấn độ và trung quốc là những thị trường lớn cho các nhà kinh doanh trên mọi lĩnh vực. Thách thức: Gia tăng tình trạng bần cùng cũng như các cuộc nội chiến và di cư là điều khó tránh khỏi. Già hóa dân số Dân số thế giới đang già đi nhanh chóng. Đến năm 2050, số người từ 80 tuổi trở lên sẽ chiếm 5% dân số, so với 1,5% hiện nay. Hiện nay cứ 10 người thì có một người trên 60 tuổi. Ở một số quốc gia phát triển, tỉ lệ người già trong dân số đã xấp xỉ tỉ lệ 5/1. Dự báo đến năm 2050 tỉ lệ này sẽ là 5/1, tương đương 2 tỉ người cao tuổi. Quá trình này đang xảy ra mang tính toàn cầu và ảnh hưởng đến mọi quốc gia, mọi dân tộc. Trong lĩnh vực kinh tế, già hóa dân số tác động đến tăng trưởng kinh tế, tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng, thị trường lao động (lực lượng lao động ít đi làm cho chi phí nhân công có xu hướng tăng ảnh hưởng đến việc quyết định giá các sản phẩm của các công ty điện tử), lương hưu, tiền thuế và sự chuyển giao giữa các thế hệ. Cấu trúc tuổi thế giới Từ 0-14 tuổi chiếm 29,9%. Từ 15-64 tuổi chiếm 63,2%. Từ 65 tuổi trở lên chiếm 6,9%. Với cấu trúc dân số trẻ. Cơ hội Đang có 1 thị trường lớn cho việc tiêu thụ sảm phẩm Thách thức Thiếu lực lượng lao động trong tương lai Thu nhập Hiện nay thu nhập trung bình tăng lên (đặc biệt là ở khu vực châu Âu có thu nhập trung bình cao nhất) Cơ hội Tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn. Thách thức Nhu cầu của người dân ngày càng phong phú, đa dạng, yêu cầu của họ đối với sản phẩm ngày càng cao vì vậy đòi hỏi các công ty phải không ngừng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển để đưa ra những sản phẩm chất lượng cao c. Môi trường công nghệ: + Công nghệ truyền thông không dây như: máy tính xách tay kêt nối mạng không dây, điện thoại di động có thể truy cập web, các chuẩn công nghệ phổ biến hiện nay như: bluetooth, wibree, zigbee, nfc, usb không dây, wi-fi,….Thông tin liên lạc, tiếp cận khách hàng nhanh chóng, đa dạng hình thức phân phối sản phẩm, bán hàng-quãng cáo sản phẩm trực tuyến....sự phát triển của công nghệ là cơ hội tìm kiếm và phát hiện ra nhu cầu của khách hàng, tiếp cận khách hàng dưới nhiều hình thức phong phú hơn. Trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng hiện nay công nghệ vẫn chưa thực sự phát triển mạnh, vẫn chưa thực sự là công cụ cạnh tranh của các công ty. Quá trình phân phối cũng không có gì đặc sắc về công nghệ. d. Môi trường chính trị - pháp luật: Tâm điểm vẫn là tình hình khu vực vùng vịnh và trung đông, trong đó sự tiếp tục “ leo thang” của Mỹ trong cuộc chiến iraq đối với sự ảnh hưởng trong tiến trình hoà bình, xung đột trong khu vực này tiếp tục gia tăng. Khu vực châu á có các sự kiện nổi bật mà đáng kể nhất phải nhắc xung quanh vấn đề hạt nhân trên bán đảo triều tiên. Tình hình châu phi cũng có nhiều điểm nóng. Đặc biệt là xung đột tại dafur. Có thể nói, tình hình Dafur là sự tổng hợp tất cả các vần đế như xung đột vũ trang, vi phạm nhân quyền, các tệ nạn xã hội như hiếp dâm, ma tuý… Những thay đổi trên chính trường ở hai cường quốc lớn nhất thế giới, đặc biệt ở Mỹ, trong năm 2008 không chỉ có tác động tới quan hệ Nga-Mỹ mà còn bàn cờ chính trị thế giới. Vai trò của Mỹ trong toàn cầu hóa đã nổi lên và thành tâm điểm. Với xu hướng toàn cầu hóa chóng các nước sẽ có xu hướng hợp tác trên các mặt nhằm mang lại những lợi ích mặt kinh tế và ổn định xã hội. Các chính sách thương mại và thuế có xu hướng nới lỏng hơn. Luật pháp ngày càng thắt chặt đặc biệt là luật chống độc quyền, luật sỡ hữu trí tuệ. Quan hệ giữa các nước lớn là vừa hợp tác vừa cạnh tranh, mặt cạnh tranh sẽ mở rộng, nhưng mặt hợp tác cũng sẽ tăng lên. Cơ hội: - Tham gia vào nhiều thị trường mới với những chính sách ưu đãi và đặc biệt với chính sách về thuế có xu hướng giảm sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia thị trường toàn cầu thuận lợi hơn - Xu hướng toàn cầu hóa sẽ làm cho cuộc cạnh tranh của các doanh nghiệp công bằng hơn với chính sách có tính thống nhất cao, đồng thời các rào cản thương mại giảm Thánh thức - Những bất ổn chính trị vẫn còn sẽ là những khó khăn cho doanh nghiệp, bởi nó còn chứa những rủi ro rất lớn của sự bất ổn. - Bất ổn an ninh là thách thức lớn của các doanh nghiệp. 2. Môi trường kinh tế Mỹ : Tỷ lệ tăng trưởng: Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng của Mỹ vẫn rất cao, vẫn duy trì được vị thế số 1 về kinh tế thế giới, là nơi thu hút đầu tư nước ngoài nhiều nhất,đứng đầu về địa điểm rót vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của 100 tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới. ( biểu đồ tỷ lệ tăng trưởng giai đoạn 2002-2007). nhưng đến cuối 2007 đầu 2008 tỷ lệ tăng trưởng kinh tế đã chững lại và đang trên đà đi xuống do ảnh hưởng của lạm phát. Tăng trưởng kinh tế của quý 4/2007 chỉ đạt 0,6 %, thấp hơn nhiều so với quý 3 trước đó, mức tăng trưởng giảm từ 2.2 % năm 2007 còn 2.1 % vào quí I năm 2008. Điều này cũng gây ra những ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tiêu thụ cafe,có thể tạo cho ngành những bất lợi. Kinh tế Mỹ, với những ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng trên thị trường nhà đất và lan dần sang thị trường tài chính từ tháng 8/2007, được coi là "tâm chấn" của việc kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại. IMF dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 1,5%, thấp hơn dự báo ban đầu 0,4%.   Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế Mỹ có xu hướng giảm trong thời gian tới Lãi suất: cục dự trữ liên bang Mỹ (fed) vừa mạnh tay giảm thêm lãi suất (ls) USD. Với mức cắt giảm cao nhất từ năm 1990 đến nay, lãi suất cơ bản đồng đôla chỉ còn 3,5%. Ngay sau động thái này của fed, các ngân hàng thương mại Mỹ đã đưa lãi suất cho vay từ 7,25% xuống 6,5%. Ngày 18-3 fed đã quyết định cắt giảm lãi suất từ 3% xuống 2,25%. Dự đoán lãi suất trong thời gian tới có xu hướng giảm. Tỷ giá hối đoái: Sau khi đạt mức 938 won/USD vào đầu tháng 3 vừa qua thì tỷ giá hối đoái won-USD tăng liên tục trong hơn 10 ngày và vượt mức 980won/USD. Trong năm ngoái, tỷ giá hối đoái won-USD bình quân là 920 won/USD nhưng sang tháng 3 năm nay con số này đã là 980won/USD. Như vậy là chỉ trong một thời gian ngắn tỷ giá won-USD đã tăng tới hơn 5%. Trên thực tế thì từ năm 2002 tỷ giá hối đoái won-USD đã liên tục giảm. Dự báo trong thời gian tới tỉ giá đồng đô la có xu hướng giảm so với các ngoại tệ khác, và đô la không còn là ngoại tệ mạnh có tính ổn định như trước. Lạm phát: Có thể thấy, từ năm 2001 cho đến hết năm 2008, tình hình lạm phát tại Mỹ thay đổi qua các năm như sau: năm 2000 và năm 2006, tỷ lệ lạm phát đứng ở mức khá cao 3,4%, tỷ lệ lạm phát thấp nhất là 1,6% và đến năm 2007, tỷ lệ lạm phát tăng vọt lên 4,1%. Cao kỷ lục trong 17 năm qua. Theo báo cáo của bộ lao động Mỹ, tỷ lệ lạm phát của Mỹ trong tháng 2/08 đã tăng 0,5% so với tháng trước đó, mức tăng cao nhất kể từ tháng 11/07, do giá xe hơi, xe tải nhẹ, hàng dược phẩm và rượu bia tăng cao. Ngày 14/12, bộ lao động Mỹ công bố, chỉ số giá tiêu dùng (cpi) tháng 11 tăng 0,8%, cao hơn con số của tháng trước là 0,3%. Chỉ số giá không bao gồm thực phẩm và năng lượng cũng leo thêm 0,3%. Theo dự đoán của các tổ chức quốc tế, lạm phát có xu hướng gia tăng trong thời gian tới và có thể kéo dài tới hết năm 2009. Cơ hội: Việc cắt giảm lãi xuất là cơ hội cho các doanh nghiệp thiếu vốn cho các khoản đầu tư của mình. Bên cạnh đó tỉ giá giảm là cơ hội cho các công ty xuất khẩu trong nước Thách thức: Việc giảm tỉ giá của đồng USD là gánh nặng cho các nhà xuất khẩu từ các nước khác. Lạm phát tăng, giá cả leo thang làm cho nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng giảm chính là lý do giảm doanh số của các công ty. Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế giảm là khó khăn cho các công ty tham gia kinh doanh nếu muốn mở rộng hoạt động kinh doanh và thị trường 3. Môi trường nhân khẩu học Mỹ: * Dân số Hoa Kỳ khoảng 300.000.000 người (theo cục điều tra dân số hoa kỳ), chủ yếu là người di dân bất hợp pháp. Tỉ lệ chung tăng dân số là 0,89 %, so với 0,16 % trong liên hiệp châu âu. Tỉ lệ sinh 14,16 /1.000 người thì thấp hơn trung bình của thế giới 30% trong khi cao hơn bất cứ quốc gia châu âu nào, trừ albania và ireland. Hoa kỳ là quốc gia công nghiệp hóa duy nhất mà sự gia tăng dân số lớn lao được tiên đoán. Hoa kỳ có một dân số đa chủng tộc - 31 nhóm sắc tộc. Người Mỹ da trắng chiếm đến 73,9%. Sự gia tăng dân số của người nói tiếng tây ban nha là một chiều hướng nhân khẩu chính ở hoa kỳ. Năm thành phố có dân số đông nhất tại Hoa Kỳ (2006) Hạng Thành phố Dân số trong phạm vi thành phố 1 Thành phố new york 8.214.426 2 Los angeles 3.849.378 3 Chicago 2.833.321 4 Houston 2.144.491 5 Phoenix 1.512.986 Thách thức: Thiếu lực lượng lao động trong tương lai. Cơ hội: Thị trường Mỹ là 1 thị trường năng động và đầy tiềm năng vì vậy bất kỳ các công ty bán lẻ nào cũng nhắm đến và cố gắng giành giật thị phần. Các chuyển biến trong vấn đề nhân khẩu học ở Mỹ sẽ tác động đến các chiến lược của công ty rất nhiều ví dụ như đối với những vùng mà dân số đông thì đẩy mạnh chiến lược marketting. 4. Môi trường chính trị - pháp luật Kết quả cuộc thăm dò quy mô lớn của BBC cho thấy, vai trò của Mỹ trong thế giới bị giảm sút cả trên trường quốc tế lẫn trong nước. 29% người nhận xét Mỹ có ảnh hưởng tích cực, giảm so với tỉ lệ 36% năm trước và 40% hai năm trước đây. Trung bình có 54% người không tán thành chính sách hiện nay ở 25 quốc gia. Ở Mỹ nền chính trị có nhiều thay đổi cuộc chiến vào nhà trắng trở nên căng thẳng hơn trong đợt tổng tuyển cử vào 4/11/2008. Chính những thay đổi trong cuộc chạy đua vào nhà trắng có thể dẫn đến chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ thay đổi theo chiều hướng bớt “nóng” hơn. Luật bản quyền và sở hữu trí tuệ: phần 602(a) thuộc copyright revision act năm 1976 quy định rằng việc nhập khẩu vào Mỹ các bản sao chép từ nước ngoài mà không được phép của của người có bản quyền là vi phạm luật bản quyền, và sẽ bịt bắt giữ và tịch thu. Luật chống độc quyền được tiến hành rất rõ ràng ở Mỹ : toà án liên bang Mỹ vừa yêu cầu microsoft phải trả 967.014,52 USD cho bang massachusetts, để giải quyết vụ người dân bang này kiện hãng vi phạm luật chống độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh và bán phần mềm với giá cắt cổ. Luật thuế có nhiều điều chỉnh: đề xuất cải cách chính sách thuế của tổng thống Bush bao gồm những điểm cơ bản sau: - Bãi bỏ thuế đánh vào cổ tức của nhà đầu tư chứng khoán - Tăng mức thu nhập khởi điểm bị đánh thuế từ 7.000 USD. Mức thuế vẫn giữ nguyên là 10%. - Tăng ngay lập tức mức khấu trừ thuế thu nhập cho nhà đầu tư có con từ 600 USD hiện nay lên 1.000 USD. - Tăng mức khấu hao cho doanh nghiệp quy mô nhỏ đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới từ 25.000 lên 75.000 USD. - Dành khoảng 3,6 tỷ USD cho các bang tạo việc làm cho người thất nghiệp. Cơ hội : - Những thay đổi trong chính sách, luật sẽ góp phần cải thiện môi trường canh tranh cho công ty tham gia, đồng thời góp phần tạo điều kiện các công ty phát triển. Thách thức: - Những thay đổi thường xuyên trong chính sách làm cho doanh nghiệp khó lòng đáp ứng một cách tốt nhất. 5. Môi trường văn hoá xã hội: Người Mỹ có lối sống phóng thoáng, năng động nên dễ dàng thích nghi với những sản phẩm mang tính tiện lợi và phục vụ nhu cầu tiêu dung. Quan điểm về dịch vụ và sản phẩm: hiện nay người tiêu dùng có xu hướng thích các sản phẩm sạch, bảo vệ môi trường. Thách thức: Những yêu cầu trong xã hội về sản phẩm mới bảo vệ môi trường sẽ khó cho các công ty phải tạo ra sản phẩm mới vừa phải bảo vệ môi trường 6. Môi trường công nghệ: Tại Mỹ Môi trường khoa học và công nghệ được hình thành và phát triển dần theo sự phát triển của thị trường kinh tế đã thực sự trở nên sôi động trong thế kỷ XX vừa qua, và đặc biệt trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thông tin và tri thức toàn cầu hoá hiện nay. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ toàn cầu trong thời gian gần đây phải nói đến công nghệ internet và công nghệ truyền thông không dây, công nghệ sinh học và đặc biệt là công nghệ nano. + Công nghệ truyền thông không dây tại Mỹ vô cùng phát triển như: máy tính xách tay kêt nối mạng không dây, điện thoại di động có thể truy cập web, các chuẩn công nghệ phổ biến hiện nay như: bluetooth, wibree, zigbee, nfc, usb không dây, wi-fi,….Thông tin liên lạc, tiếp cận khách hàng nhanh chóng, đa dạng hình thức phân phối sản phẩm, bán hàng-quãng cáo sản phẩm trực tuyến....sự phát triển của công nghệ là cơ hội tìm kiếm và phát hiện ra nhu cầu của khách hàng, tiếp cận khách hàng dưới nhiều hình thức phong phú hơn. Trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng hiện nay công nghệ vẫn chưa thực sự phát triển mạnh, vẫn chưa thực sự là công cụ cạnh tranh của các công ty. Quá trình phân phối cũng không có gì đặc sắc về công nghệ. II. Các lực lượng cạnh tranh trong ngành: 1. Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng: Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng là những công ty hiện không cạnh tranh trong ngành nhưng có khả năng làm điều đó nếu họ muốn. Theo nhận định của nhóm thì việc cạnh tranh từ các đối thủ tiềm tàng là cao. Một vài đối thủ cạnh tranh tiềm tàng có thể kể đến: - Các công ty sản xuất nước súc miệng, dược phẩm bảo vệ răng miệng, kẹo ngậm giúp trắng răng, nước xịt thơm… Với việc cùng thõa mãn một số nhu cầu tương tự nhau, các công ty này có thể sẽ mở rộng sang ngành sản xuất kem đánh răng như một cách mở rộng thị phần kinh doanh. Khả năng thâm nhập vào ngành là khó do: Rào cản nhập cuộc lớn: + Sự trung thành nhãn hiệu: sự phân biệt sản phẩm nhờ chi tiêu đáng kể cho R&D, quảng cáo đã tạo ra lòng trung thành về nhãn hiệu gây ra khó khăn cho các công ty muốn gia nhập ngành với quy mô lớn. +Lợi thế chi phí tuyệt đối: Các công ty trong ngành có thể có những lợi thế tuyệt đối về chi phí so với những người nhập cuộc. Các lợi thế chi phí tuyệt đối này bao gồm: -Khả năng vận hành sản xuất vượt trội nhờ kinh nghiệm trong quá khứ. -Khả năng kiểm soát các đầu vào đặc biệt cho sản xuất như lao động, vật liệu, nguyên liệu, các công ty trong ngành hiện nay đều có những cơ sở riêng tự điều chế các hương liệu và những thành phần trong kem đánh răng. +Tính kinh tế của quy mô: hiện các công ty trong ngành có tính kinh tế của quy mô do sự giảm thấp chi phí nhờ sản xuất hang loạt, khối lượng lớn sản phẩm tiêu chuẩn hóa. Với những lợi thế về chi phí trong ngành như trên thì những người nhập cuộc bị buộc phải nhập cuộc với quy mô nhỏ và bị bỏ mất lợi thế về chi phí, hoặc phải chấp nhận mạo hiểm để nhập cuộc với quy mô lớn và chịu chi phí vốn lớn.Và rủi ro hơn nữa có thể đến với người nhập cuộc quy mô lớn, đó là khi nguồn cung sản phẩm tăng lên sẽ làm giảm giá, điều đó gây nên sự trả đũa mãnh liệt của các công ty hiện tại. +Ngoài ra các quy định của chính phủ thông qua việc cấp giấy phép hay những yêu cầu đặc biệt trong ngành kinh doanh này bởi yêu cầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng lien quan đến sức khỏe của mọi người và nhu cầu về vốn cần thiết để làm điều đó cũng là một rào cản nhập cuộc của ngành. 2. Năng lực thương lượng của người mua. Năng lực thương lượng của người mua trong ngành kem đánh răng là mạnh. Vì những lý do sau: - Chi phí chuyển đổi thấp, Khách hàng có thể dễ dàng chuyển đổi việc sử dụng từ hãng kem đánh răng này sang hãng kem đánh răng khác khác. - Các công ty hoạt động trong ngành có sự cạnh tranh rất mạnh để giành thị phần và khách hàng. - Các loại kem đánh răng hiện nay thì không có sự khác nhau nhiều về chất lượng. Cái tạo ra sự khác biệt đó là sự định vị thương hiệu, việc thu hút khách hàng bằng những cách thức đặc trưng của các công ty. Chính vì lẽ đó, người tiêu dùng cũng có thể dễ dàng chuyển đổi. àNhìn chung năng lực thương lượng của người mua đối với ngành kem đánh răng là tương đối cao. 3. Năng lực thương lượng của nhà cung cấp: Năng lực thương lượng của nhà cung cấp là thấp với các công ty trong ngành vì hầu hết các công ty đều tự chủ động các nguồn đầu vào của mình nhằm có lợi thế trong việc cắt giảm chi phí và tốc độ đưa ra sản phẩm mới. Bên cạnh đó công ty cũng thiết kế hệ thống phân phối rộng khắp nhằm mang lại một dịch vụ tốt nhất với khách hàng cuối cùng. 4. Đối thủ cạnh tranh trong ngành: Trong nền kinh tế thị trường, thế giới càng lúc càng phẳng như ngày nay thì áp lực cạnh tranh ở tất cả các ngành là hết sức khốc liệt. Và với ngành công nghệ hàng tiêu dùng thì áp lực cạnh tranh trong ngành kem đánh răng còn mạnh mẽ hơn. Đối thủ cạnh tranh chính của Colgate là Procter & Gamble (P&G), FLP, Unilever... Nhận diện đối thủ: - Procter & Gamble (P&G): Đây là một công ty được đông đảo mọi người xem là một người kinh doanh hàng tiêu dùng giỏi nhất không riêng chỉ ở Hoa Kì. Họ đã xây dựng được nhãn hiệu số một ở một số mặt hàng quan trọng như: Máy rửa chén tự động (Cascade), chất tẩy rửa (Tide), giấy vệ sinh (Charmin), khăn giấy (Bounty), thuốc làm mềm quần áo (Downy), kem đánh răng (Crest) và dầu gội đầu Head&Shoulders. Điểm mạnh: Thứ nhất, các sản phẩm của P&G ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng hơn. Thứ hai là sự lớn mạnh về mặt tổ chức của công ty. Các nhân viên của P&G được đào tạo và ngày càng trưởng thành hơn rất nhiều. Nhiều người trong số họ hiện nay đang đảm đương những vị trí công tác quan trọng trên nhiều quốc gia.\ Điểm yếu: Quảng cáo chưa đạt hiệu quả Chủ quan trong việc đưa ra các loại sản phẩm vì vậy đã dẩn đến những thất bại đáng tiếc gây tổn thất doanh thu cho công ty. - FLP: FLP là một trong những tập đòan lớn nhất của Mỹ đã phát triển được 27 năm và được 110 quốc gia trên thế giới tin dù

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChiến lược công ty Colgate - Pamolive.doc
Tài liệu liên quan