Đề tài Chiến lược đầu tư nước ngoài trong thăm dò khai thác dầu khí của tổng công ty dầu khí Việt Nam

MỤC LỤC

 

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

I. Đầu tư nước ngoài 4

1. Khái niệm 4

2. Nguyên nhân ra đời 4

3. Các hình thức đầu tư nước ngoài chủ yếu vào Việt Nam 7

II. Môi trường cho hoạt động đầu tư nước ngoài 10

1. Môi trường chính trị, kinh tế 10

2. Hệ thống pháp luật và các thủ tục hành chính 10

3. Chính sách kinh tế đối ngoại 10

4. Trình độ công nghệ 10

5. Chất lượng lao động 10

6. Cơ sở hạ tầng 10

III Tác động của đầu tư nước ngoài 10

1 Xu hướng vận động của dòng đầu tư trên thế giới 10

2 Tác động của đầu tư nước ngoài tới nền kinh tế thế giới 12

3 Tác động của đầu tư nước ngoài tới nền kinh tế Việt Nam 15

CHƯƠNG II: CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG THĂMDÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ CỦA TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM

I. Giới thiệu về Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam 22

1. Sự ra đời và phát triển 22

2. Hoạt động của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam 25

3. Mục tiêu chiến lược phát triển chung của Ngành dầu khí Việt Nam 28

II. Tầm quan trọng của chiến lược đầu tư nước ngoài trong thăm dò khai thác dầu khí. 30

1. Tổng quan về thăm dò khai thác dầu khí thế giới 30

2. Đặc thù của công việc thăm dò khai thác dầu khí 33

3. Dự báo cung cầu các sản phẩm dầu khí tại Việt Nam tới năm 2020 36

4. Thực trạng hoạt động đầu tư nước ngoài của Petrovietnam 39

III. Kinh nghiệm đầu tư nước ngoài trong thăm dò khai thác dầu khí của một số nước trong khu vực.

1. Malaysia 43

2. Indonesia 45

3. Trung Quốc 47

4. Thái Lan 49

5. Chìa khoá của sự thành công và bài học rút ra cho Việt Nam 51

IV. Chiến lược đầu tư nước ngoài trong thăm dò khai thác dầu khí của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam 54

1. Nhiệm vụ và mục tiêu 54

2. Lựa chọn phương án thực hiện 54

3. Khu vực ưu tiên đầu tư 57

4. Nhu cầu vốn 58

5. Khung pháp lý 60

6. Hệ thống tiêu chuẩn lựa chọn dự án 61

7. Hình thức triển khai 63

 

 

 

CHƯƠNG III: NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC ĐTNN TRONG TDKT DẦU KHÍ CỦA TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM

 

 

 

 

I. Những thuận lợi và thách thức cơ bản của Petrovietnam trong triển khai Chiến lược đầu tư nước ngoài. 65

1. Điểm mạnh 65

2. Điểm yếu 66

3. Cơ hội 67

4. Thách thức 68

II. Những biện pháp thực hiện Chiến lược ĐTNN trong TDKT dầu khí của Tổng công ty dầu khí Việt Nam 69

1. Tăng cường các quy định pháp lý cho ĐTNN 69

2. Huy động nguồn vốn đầu tư 72

3. Xây dựng quy chế lao động 74

4. Hoàn thiện cơ chế điều hành quản lý dự án 75

5. Cải cách thể chế và quản trị công ty 76

6. Tìm hiểu tiếp cận khu vực ưu tiên đầu tư 78

7. Lựa chọn đối tác 80

8. Xây dựng Petrovietnam thành một Tập đoàn dầu khí hùng mạnh 81

III. Một số biện pháp nhằm thực hiện chiến lược đầu tư nước ngoài đối với công ty PIDC 83

1. Hỗ trợ từ phía Petrovietnam 83

2. Đối với PIDC: 84

Kết luận 89

 

doc93 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2096 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược đầu tư nước ngoài trong thăm dò khai thác dầu khí của tổng công ty dầu khí Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việt Nam. Hơn nữa, hiện nay Đảng và nhà nước ta đang quyết tâm phấn đấu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, nhu cầu thực tế về năng lượng tính theo đầu người ít nhất cũng xấp xỉ Thái Lan hiện nay. Như vậy nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm xăng dầu ở Việt Nam vào năm 2020 có thể phải trên 30 triệu tấn/năm. Đối với các sản phẩm hoá dầu, con số dự báo nhu cầu cho giai đoạn 2001-2010 cũng tăng nhanh lên tới trên 10%/năm, giai đoạn 10 năm tiếp theo là khoảng trên 5%/năm. Theo dự báo của Bộ Công nghiệp, nhu cầu với tổng sản phẩm hoá dầu các năm 2005, 2010, 2020 lần lượt là trên 5 triệu, 8 triệu và 17 triệu tấn. Nhu cầu tiêu thụ khí đang phát triển rất nhanh, đặc biệt là khu vực phía Nam, bao gồm các nhu cầu cho sản xuất điện, cho các ngành công nghiệp khác và cho dân sinh. Cho đến năm 2010 nhu cầu tiêu thụ khí cho sản xuất điện vẫn là lớn nhất. Theo “Tổng sơ đồ phát triển Điện lực V” đã được chính phủ phê duyệt trong giai đoạn từ 2001 đến 2010 có xét đến triển vọng cho 2020 là trên 7000 MW, chiếm khoảng 30-40% tổng công suất và năm 2020 là khoảng 10.000-14.000MƯ. Vậy nên nhu cầu tiêu thụ khí cho sản xuất điện được dự báo cho năm 2010 là trên 8 tỷ m3 khí và cho năm 2020 là khoảng 14-19 tỷ m3. Dự báo trữ lượng và khai thác dầu khí trong nước Theo những kết quả tìm kiếm thăm dò trong những năm vừa qua thì tổng trữ lượng dầu khí có thể thu hồi dự báo vào khoảng 5-6 tỷ m3 dầu quy đổi, tập trung chủ yếu ở thềm lục địa (tới 99%); (So với tiềm năng dầu khí của các nước trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được xếp ở mức trung bình). Đến nay đã có phát hiện dầu khí tại hơn 65 cấu tạo chủ yếu ở các vùng nước nông tới 200m, với trữ lượng phát hiện khoảng 1.530 triệu tấn dầu quy đổi, trong đó có các mỏ dầu khí thương mại như Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bunga-Kekwa, Cái Nước, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Lan Tây, Lan Đỏ, Hải Thạch, Rồng Đôi Tây, Kim Long… đang khai thác hoặc chuẩn bị đi vào khai thác. Phần lớn trữ lượng tiềm năng còn lại (trên 60% tổng tiềm năng) tập trung chủ yếu ở ngoài khơi vùng nước sâu, xa bờ và các vùng chồng lấn.Đánh giá hiện nay của Petrovietnam cho rằng tiềm năng và trữ lượng khí thiên nhiên lớn hơn dầu. Với nhịp độ phát triển thị trường tiêu thụ hiện nay, sản lượng khí có thể tăng dần, từ 1,9 tỷm3 năm 2002 lên tới gần 6 tỷ m3 năm 2005 và 12 tỷ m3 năm 2010 với nguồn cung cấp chính ở phía Nam. ở miền Bắc và miền Trung, ngoài mỏ Tiền Hải C, dự báo sẽ có một số mỏ cung cấp khí tiêu dùng tại chỗ. Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Như vậy, các nguồn năng lượng trong nước có thể sẽ không đủ đáp ứng cho nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, đặc biệt là sau năm 2015. Để cân đối cung-cầu về năng lượng, Việt Nam cần bổ sung khoảng 5-6 triệu tấn dầu quy đổi vào năm 2020 và có thể nhiều hơn trong các năm tiếp theo. Đây là một vấn đề hết sức cấp bách của ngành năng lượng Việt Nam nói chung và của ngành dầu khí nói riêng. Điều này cũng có nghĩa là chúng ta cần tích cực khẩn trương hơn nữa trong hoạt động thăm dò khai thác ở nước ngoài để đảm bảo vấn đề an ninh năng lượng quốc gia Thực trạng hoạt động đầu tư nước ngoài của Petrovietnam Các dự án ở nước ngoài của Petrovietnam Nguồn: Trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước, bên cạnh việc khai thác các tiềm năng khoáng sản tại Việt Nam, Petrovietnam đã bước đầu mở rộng hoạt động ra nước ngoài trong thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí. Nhiệm vụ này được Petrovietnam giao cho Công ty Đầu tư Phát triển Dầu khí (PIDC) là đơn vị thành viên trực tiếp thực hiện bắt đầu từ năm 1997. Cho tới nay, mặc dù vẫn còn ở giai đoạn khởi đầu thì hoạt động đầu tư nước ngoài của Petrovietnam, và cụ thể là của PIDC đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. 4.1. Giới thiệu sơ lược về Công ty Đầu tư Phát triển Dầu khí (PIDC) Công ty Đầu tư & Phát triển Dầu khí (PIDC) có tiền thân là Công ty Petrovietnam I (PVI) được thành lập ngày 17/11/1988 với nhiệm vụ ban đầu là giám sát và hỗ trợ các Hợp đồng Dầu khí khu vực phía Bắc. Do hoạt động dầu khí ngày càng tăng nhanh trong giai đoạn 1993-1996 và tập trung chủ yếu ở phía Nam, ngày 20/3/1993 Petrovietnam I được Tổng công ty Dầu khí Việt nam ra Quyết định đổi tên thành Công ty Giám sát các Hợp đồng chia sản phẩm Dầu khí (PVSC) mở rộng hoạt động trên phạm vi cả nước. Từ năm 1997, Hợp đồng Dầu khí có xu thế giảm dần, ngày 1/7/1997,Tổng Công ty đã điều chỉnh nhiệm vụ cho Công ty theo hướng Công ty tiếp tục hỗ trợ, giám sát hoạt động của các hợp đồng PSC/BBC, đồng thời bổ sung nhiệm vụ thăm dò tự lực cho PVSC. Ngày 14/12/2000 PVSC được đổi tên thành Công ty Đầu tư & Phát triển Dầu khí (PIDC). Định hướng xây dựng Tổng Công ty Dầu khí Việt nam thành một tập đoàn kinh tế mạnh của Nhà nước Việt nam, đã mở ra giai đoạn phát triển mới cho PIDC với mục đích xây dựng và phát triển PIDC thành một Công ty thăm dò khai thác Dầu khí có nhiều dự án hoạt động ở trong nước và quốc tế, có sản lượng khai thác ngày càng tăng và góp phần quan trọng vào việc gia tăng trữ lượng và sản lượng khai thác của ngành Dầu khí Việt nam, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Tình hình hoạt động đầu tư nước ngoài của PIDC Thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm thăm dò dầu khí ở nước ngoài do Tổng Công ty dầu khí Việt Nam giao, PIDC đã nhanh chóng hoạch định chiến lược và kế hoạch triển khai hoạt động quốc tế, trong đó triển khai tìm kiếm dự án mới tại các nước, khu vực được đánh giá là trọng điểm đầu tư bao gồm Đông Nam Á, Trung Đông – Bắc Phi. Các nước và khu vực khác cũng được PIDC quan tâm là Nga và các nước cùng Ca-xpiên. Chuyến thăm chính thức Irắc của Thủ tướng Phan Văn Khải vào tháng 4 năm 1997 đã mở ra cơ hội xúc tiến đầu tư ra nước ngoài đầu tiên của Petrovietnam. Và tính đến ngày 30 tháng 8 năm 2003, PIDC có 5 dự án khâu thượng nguồn ở Malaysia, Algeria, Iraq, Mông Cổ, trong đó có 2 dự án do PIDC trực tiếp điều hành. Dự kiến đến cuối năm 2003, số dự án ở nước ngoài của PIDC sẽ lên tới 8 dự án. Có thể nói rằng trong thời gian qua, PIDC đã thành công trong việc xây dựng được chỗ đứng ở các nước và khu vực giàu tiềm năng dầu khí nhất của thế giới. Hợp đồng phát triển moe Amara ở Irắc được ký vào tháng 3 năm 2002 sẽ sớm được tiếp tục triển khai sau khi tình hình Irắc đi vào ổn định. Dự án thẩm lượng Lô 433a và 416b ở Angeria đã bắt đầu đi vào hoạt động với sự hợp tác tốt đẹp của Sonatrach. Trong khuôn khổ hợp tác ba bên, PIDC đang triển khai hợp tác với Petronas Carigali và Pertamina ở Lô 10 & 11.1 ở Việt Nam và Lô SK 305 ở Malaysia. ở Indonesia, PIDC cùng với các đối tác là KNOC và SK đã trúng thầu 2 lô thăm dò ở bể trầm tích Đông Java; Hợp đồng chia sản phẩm của hai lô này dự kiến được ký vào Quý IV năm 2003. Để hình thành cơ cấu phù hợp, một mặt PIDC tích cực hợp tác với Petronas Carigali và Pertamina trong khuôn khổ hợp tác hai/ba bên để đánh giá một số cơ hội đầu tư ở Indonesia. Mặt khác PIDC tiếp tục tìm kiếm cơ hội đầu tư vào khu vực Trung Đông – Bắc phi. Đồng thời, PIDC sẽ tìm kiếm cơ hội mua cổ phần trong các mỏ đang có khai thác nhằm đạt mục tiêu sản lượng đề ra cho năm 2005. Với những nỗ lực vượt bậc trong 2 năm qua, PIDC đã có bước đột phá thành công vào các khu vực giàu tiềm năng dầu khí quốc tế, làm cơ sở mở rộng hoạt động thăm dò khai thác dầu khí quốc tế của ngành trong những năm tới. 4.3. Tình hình thực hiện các hợp đồng ở nước ngoài trong năm 2003 a. Các Hợp đồng do PIDC làm nhà điều hành - Hợp đồng Lô 433a/416b Angiêri (PV/PIDC 75%) Ngày 30 tháng 6 năm 2003, sau khi Hợp đồng đi vào hiệu lực, PIDC đã thành lập Chi nhánh PIDCAlger để triển khai thực hiện hợp đồng. Một số công việc đã được tích cực triển khai thực hiện như nghiên cứu địa chất, địa vật lý, đấu thầu, công tác kỹ thuật, khoan theo chương trình công tác và ngân sách được duyệt. - Hợp đồng Phát triển mỏ Amara-Irắc (PV/PIDC 100%) Do chiến tranh nên đã tạm ngừng hoạt động từ tháng 3 năm 2003 b. Các hợp đồng có phần tham gia góp vốn của PIDC -Lô SK 306, PM 304 – Malaysia (PIDC 45%): Hợp đồng Lô SK 306 kết thúc vào ngày 17 tháng 2 năm 2003. Lô PM 304 PIDC tham gia góp vốn 4,5%, hiên đang trong thời kỳ thăm dò, chuẩn bị cho phát triển mỏ. -Hợp đồng các lô Tamtsaq – Mông Cổ (PV/PIDC 5%) Tiến hành công tác thăm dò trên các lô 19, 21,22: thu nổ, xử lý, minh giải 1000km T. Đang tiến hành khoan 4 giếng Thăm dò tại Lii 19 và 22. Tiếp tục khai thác thử tại lô 19 tại 6 giếng, sản lượng trung bình dao động từ 340-4500 thùng/ngày. -Hợp đồng lô SK 305 – Malaysia (PIDC 30%) Hợp đồng lô dầu khí ký ngày 16 tháng 6 năm 2003 và Liên doanh điều hành PCPP đã triển khai hoạt động từ ngày 7 tháng 1 năm 2003. Hiện đang triển khai các công tác nghiên cứu địa chất, địa vật lý như xử lý lại, minh giải tài liệu địa chấn. c. Tìm kiếm cơ hội đầu tư các dự án Thăm dò khai thác và mua tài sản dầu khí khác. Từ khi nhận nhiệm vụ mới của Tổng công ty giao là triển khai đầu tư thăm dò khai thác ở nước ngòai , PIDC đã đẩy mạnh họat động tìm kiếm các dự án mới tại các quốc gia có tiềm năng về dầu khí như Malaysia, Indonesia, các nước Trung Đông, Bắc Phi, và đạt được thành tích ký được một Hợp đồng thăm dò khai thác tại Indonexia trong năm 2003. Bên cạnh việc tìm kiếm các dự án mới trong thăm dò, thực hiện mục tiêu của Petrovietnam là gia tăng sản lượng để bảo đảm an ninh năng lượng của đất nước, PIDC đã tích cực trong việc tìm kiếm các dự án có sản lượng dầu khí (gọi là tài sản dầu khí) với một số dự án như: Lô Seram (Indonesia), Lô Tusan (Iran), dự án mua tài sản của A.Hess lô Jabung, mua tài sản của A.Hess lô PM304 (Malaysia) 4.4. Những kinh nghiệm ban đầu Sau 5 năm, để đạt được thành tựu trên, Petrovietnam, mà cụ thể là PIDC đã thực hiện theo phương thức sau: Tích cực tận dụng mối quan hệ tốt đẹp giữa các chính phủ. Phối hợp với các công ty dầu khí quốc gia khác để mua tài sản mỏ. Mua một lượng cổ phần của các nhà thầu nước ngoài trong các dự án dầu khí quốc tế. Có thể nói đầu tư nước ngoài là lĩnh vực rất mới mẻ không những của Ngành Dầu khí mà còn của Việt Nam, đòi hỏi cán bộ công nhân viên PIDC cũng như toàn Tổng công ty phấn đấu phát huy nội lực bản thân, tăng cường đào tạo và tự đào tạo, cố gắng khắc phục các điều kiện pháp lý trong nước chưa có hoặc chưa đầy đủ trong khi vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng đã ký và thực sự là “Người đi khai phá”. KINH NGHIỆM ĐTNN TRONG THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC Malaysia Malaysia là những một đất nước giàu tài nguyên dầu khí trong khu vực Đông Nam Á. Trữ lượng dầu của Malaysia hiện nay chắc chắn ở khoảng 3,9 tỷ thùng. Sau giai đoạn phát triển nhanh ở thập kỷ 70 và 80, sản lượng khai thác dầu chững lại ở mức trung bình khoảng 615.000 – 680.000 thùng/ngày (cùng với 100.000 thùng/ngày khí đồng hành) kể từ năm 1991. Trong khi đó, kinh tế đất nước vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ khiến cho Malaysia khó có khả năng giữ vững lượng dầu xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng với nền kinh tế về lâu về dài. Tuy nhiên, trữ lượng khí thiên nhiên của Malaysia thực sự đáng kể. Với 82 tỷ thùng, Malaysia đứng thứ 12 trên thế giới và đứng đầu Châu Á. Việc khai thác khí của Malaysia vẫn đang phát triển mạnh mẽ, và năm 1999 đạt mức 1.45 tỷ thùng, 730 triệu thùng trong số đó dành cho xuất khẩu sang các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…. Công ty dầu khí quốc gia của Malaysia là Petroliam Nasional Berhad, gọi tắt là Petronas, được thành lập vào năm 1974, hoàn toàn thuộc sở hữu của Chính phủ Malaysia. Mục tiêu đề ra của công ty là đảm bảo rằng trữ lượng dầu khí của Malaysia phải bắt kịp với nhu cầu của quốc gia. Ngoài việc thăm dò và khai thác dầu khí, Petronas cũng tham gia vào các hoạt động khác như lọc dầu; marketing, bán và phân phối dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ; vận chuyển và phân phối khí; hoá lỏng khí; sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm hoá dầu….Tại Malaysia, Petronas tham gia vào các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí thông qua hợp đồng phân chia sản phẩm với các công ty dầu khí quốc tế. Các hoạt động thăm dò khai thác ở nước ngoài là nhiệm vụ của công ty thành viên Petronas Carigali. Cho tới tận cuối những năm 80, triển vọng của ngành dầu khí Malaysia vẫn rất tươi sáng. Nhưng sau đó các phát hiện dầu không theo kịp nhịp độ phát triển của khai thác dầu thô, và các nguồn dự trữ dường như giảm dần. Để vượt qua thách thức khó khăn này, Petronas đã đề ra 2 chiến lược: Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài trong thăm dò dầu khí ở Malaysia; Tăng trữ lượng dầu của đất nước thông qua việc thực hiện thăm dò khai thác ở nước ngoài. Thêm vào đó, năm 1997, Petronas đưa ra một loại hợp đồng chia sản phẩm mới nhằm khuyến khích đầu tư hơn nữa bằng việc cho phép nhà thầu hưởng mức phần trăm lớn hơn trong sản lượng khai thác khi lợi nhuận của nhà thầu xuống tới quá thấp. Sự ưu đãi này trong thu hồi chi phí được đánh giá là dưới ngưỡng của tính kinh tế. Trên trường quốc tế, Petronas thành lập một chi nhánh quốc tế và đặt ra mục tiêu là 30% doanh thu của tập đoàn sẽ thu từ việc khai thác ở nước ngoài vào năm 2005. Kết quả đạt được Từ những bước đi ban đầu nhỏ nhưng chắc ấy, hoạt động quốc tế của Petronas đã phát triển mạnh mẽ, và tới thời điểm năm 2002, họ đã đạt được: Petronas đã tham gia vào 22 liên doanh thăm dò và khai thác dầu khí tại 14 nước trên thế giới, từ các hoạt động thượng nguồn đến hạ nguồn. Sản lượng khai thác ở nước ngoài đạt 118.000 thùng/ ngày trong tổng số 1,16 triệu thùng/ngày của cả tập đoàn. Trữ lượng dầu khí ở nước ngoài là 3,3 tỷ thùng, chiếm 19% tổng trữ lượng của tập đoàn Doanh thu từ các hoạt động quốc tế là khoảng 6 tỷ USD trong tổng số 19 tỷ USD tổng doanh thu của tập đoàn, và ngay từ năm thứ hai thực hiện chiến lược, Petronas đã đạt được30% kế hoạch, và sẽ vượt xa kế hoạch vào năm 2005. Indonesia Trữ lượng dầu của Indonesia là 5 tỷ thùng, tức đã giảm 14 % kể từ năm 1994 và sản lượng được dự báo là vẫn sẽ giữ mức 1,5 triệu thùng/ngày như hiện tại. Trong năm 2000, Indonesia không đáp ứng được hạn ngạch của OPEC. Tuy nhiên, với 72 khí thiên nhiên, đăy là nước xuất khẩu khí thiên nhiên hoá lỏng lớn nhất thế giới, chủ yếu sang các nước. Indonesia có thể đáp ứng được nhu cầu khí không ngừng tăng trong khu vực Châu Á trong 20 năm tới. Với triển vọng về khí thiên nhiên sáng sủa như vậy, Indonesia nên dành lượng dầu trong nước không dùng hết cho xuất khẩu (tới 50%). Tuy vậy, họ lại thiếu cơ sở hạ tầng, đường ống dẫn dầu để có thể phân phối rộng khắp. Công ty dầu khí quốc gia của Indonesia là Pertamina, trước đây là công ty độc quyền trong hoạt động dầu khí trên lãnh thổ Indonesia. Tuy nhiên, sau khi thức tỉnh từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997, Chính phủ nước này đã đưa ra những thay đổi quan trọng cho ngành dầu khí. Việc tổ chức đấu thầu tìm kiếm thăm dò do Bộ năng lượng và tài nguyên trực tiếp thực hiện. Vai trò độc quyền của Pertamina đối với công ty phân phố khí đốt PNG và công ty điện PLN cũng bị thu hồi bằng luật. Ngày 30/10/2000, Tổng thống ra Sắc lệnh 76/2000 trao quyền khai thác nguồn năng lượng địa nhiệt cho các tỉnh, trước đó quyền này chỉ thuộc Pertamina. Quá trình tư nhân hoá cũng diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên, với quy mô của mình, Pertamina sẽ còn tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong các đề án dầu khí của Indonesia trong và ngoài nước. Những năm qua, ngay trong bản thân Pertamina cũng có những bước thay đổi quan trọng để bắt kịp xu thế phát triển mới của dầu khí thế giới. Đó là việc thay đổi ban lãnh đạo mới có kinh nghiệm và năng lực hơn, sa thải hàng nghìn công nhân, cũng như tăng cường tìm kiếm đối tác để phát triển các mỏ dầu khí và nâng cao năng lực chế biến dầu. Ban lãnh đạo Pertamina cũng xác định một cách rõ ràng mục tiêu phấn đấu trở thành một công ty dầu khí quốc tế, ít nhất cũng trong lĩnh vực thượng nguồn, như Công ty Petronas của Malaysia. Chiến lược đầu tư nước ngoài của Pertamina tập trung chủ yếu vào các khu vực có độ rủi ro địa chất thấp, chủ yếu tìm kiếm cơ hội ở các nước Châu Á và các nước OPEC. Mặc dù mở rộng hoạt động trên tầm quốc tế không phải là vấn đề cần bàn cãi, nhưng dường như có một động lực nào đó thúc đẩy Pertamin phải thực hiện điều này ngay lập tức. Trong khi đó, một số nhà phân tích lại nhấn mạnh rằng hiện tại việc tái cơ cấu lại công ty là thiết thực hơn cả, bởi nó hoạt động chưa thực sự hiệu quả và thiếu kinh nghiệm trong hoạt động quốc tế. Hơn thế nữa họ cảnh báo rằng công ty nên gác lại mục tiêu mở rộng hoạt động quốc tế cho tới khi nào hoàn thành việc cải tổ. Còn nếu Pertamina không từ bỏ ý định, thì Công ty nên hợp tác với một đối tác có kinh nghiệm quốc tế hơn, như Petronas để học hỏi những kinh nghiệm quý báu. Trung Quốc Ngành dầu khí Trung Quốc từng hoàn toàn chịu sự quản lý của nhà nước trong hơn 30 năm kể từ năm 1948, sau khi Đảng Cộng Sản lên cầm quyền. Tuy nhiên tới những năm 80, chính phủ nhận thức rằng Trung Quốc thiếu cả vốn lẫn công nghệ để khai thác nguồn tài nguyên dầu khí xa bờ. Và Công ty CNOOC của Trung Quốc đã được thành lập vào tháng giêng năm 1982 chịu trách nhiệm với các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí các lô ngoài khơi Trung Quốc. Tháng 10 năm 1998 công ty được giao thêm nhiệm vụ quản lý hoạt động nhập khẩu khí thiên nhiên hoá lỏng trong tương lai. Bắt đầu từ năm 1982,CNOOC tổ chức đấu thầu các lô ngoài khơi, mặc dù trước đó công ty thường sử dụng Hợp đồng phân chia sản phẩm thông qua đàm phán song phương. Hiện nay Trung Quốc có 4 công ty dầu khí quốc gia là CNPC, SINOPEC, STAR, CNOOC. Năm 1986, các công ty nước ngoài đã được phép tham gia vào các lô ngoài khơi khi Công ty CNPC tiến hành đấu thầu một vài lô ở phía Nam. Tuy nhiên, mặc dừ mong đợi có được sự hỗ trợ của các công ty nước ngoài trong hoạt động thăm dò thông qua hợp đồng chia sản phẩm, nhưng CNPC lại thực hiện chiến lược giữ lại những vùng có triển vọng cao nhất cho mình. Năm 1998 là năm mà ngành dầu khí Trung Quốc trải qua một giai đoạn tái cơ cấu, và thành lập thêm hai công ty lớn dầu khí quốc gia nữa. Trước khi tái cơ cấu, CNPC là công ty độc quyền trong lĩnh vực thượng nguồn còn SINOPEC là hạ nguồn. Còn sau đó, một số hoạt động thăm dò khai thác được chuyển giao cho SINOPEC, ngược lại, một số hoạt động lọc và phân phối dầu được chuyển nhượng cho CNPC. Chỉ có điều Công ty CNPC hoạt động tập trung ở miêng Bắc và Tây, còn SINOPEC ở miền Nam. Công ty CNOOC duy trì sự kiểm soát vùng ngoài khơi có độ sâu vượt quá 30m. Bộ Tài nguyên Địa Khoáng Trung Quốc, từng có chức năng điều tiết và quản lý hoạt động thăm dò khai thác, cũng bị giải tán và thay vào đó là bộ Tài nguyên đất và tự nhiên, cơ quan kế hoạch và điều tiết, và Công ty STAR phụ trách các hoạt động thăm dò khai thác trước đó của MGMR. Cả hai công ty CNPC và SINOPEC đã hoàn tất tiến trình tái cơ cấu, đã đóng của một số nhà máy lọc dầu và sa thải hàng ngàn công nhân để hoạt động có hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các hãng dầu khí nước ngoài. Điều này thật sự quan trọng đối với CNPC trong bước chuyển mình thành một công ty đa quốc gia. Và tới cuối năm 2000, CNPC đã đầu tư hơn 8 tỷ USD cho các dự án dầu khí trên khắp thế giới- tại Peru, Thai Lan, Indonesia,Irac, Sudan, Venezuela và đặc biệt là Kazakhstan) Mục tiêu chiến lược của ngành dầu khí Trung Quốc là đảm bảo cung cấp cho nhu cầu trong nước ổn định và lâu dài. Trong nhiều năm Chính phủ Trung Quốc cho rằng có thể đáp ứng nhu cầu bằng việc thăm dò khai thác tài nguyên dầu khí trong nước của các công ty nhà nước. Nhưng kể từ đầu thập kỷ 80, có một sự thật ngày càng hiển hiện rằng chiến lược này không đúng đắn, mà trên thực tế, Trung Quốc đã trở thành nhà nhập khẩu dầu khí vào năm 1993. Hiện tại mỗi ngày nước này cần nhập 1,5 triệu thùng dầu, và theo dự tính thì con số này có thể lên tới 7 triệu thùng trong vòng 20 năm tới. Đối mặt với thực tế này, Chính phủ đã và đang triển khai chiến lược sau: Hoàn thành tái cơ cấu trong nội bộ ngành dầu khí và biến hai công ty CNPC và SINOPEC thành các công ty chính đầu tư ra nước ngoài. Chuyển đổi CNPC và SINOPEC thành các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. CNPC là công ty đa quốc gia nhằm đảm bảo dầu nhập khẩu cho Trung Quốc. Khuyến khích các công ty nước ngoài đầu tư vào hoạt động dầu khí trong nước, cả ở lĩnh vực thượng nguồn và hạ nguồn. Đây thường là đầu tư trực tiếp nên đòi hỏi lượng vốn lớn, công nghệ hiện đại, nhưng có độ rủi ro cao. Tăng nguồn vốn bằng cách bán cách bán cổ phần thiểu số nắm giữ của các công ty dầu khí quốc gia khác trong khi vẫn duy trì sự kiểm soát hoàn toàn của chính phủ. Thái Lan Hiện nay, ngành công nghiệp năng lượng Thái Lan đang trong quá trình tái cơ cấu và tư nhân hoá. Trữ lượng dầu khí đã được thẩm định của Thái Lan ở vào khoảng 352 triệu thùng và trong năm 2000 sản lượng khai thác là 171.000 thùng/ngày. Tuy nhiên, Thái Lan phải dựa chủ yếu vào nguồn nhập khẩu để đáp ứng tới 75% nhu cầu trong nước. Tài nguyên dầu khí của Thái Lan phân bố chủ yếu ở Vịnh Thái Lan. Chính phủ nước này đã đưa ra chính sách khuyến khích người tiêu dùng sử dụng khí thiên nhiên và công ty dầu khí quốc gia PTT đang tiến hành xây dựng hệ thống phân phối khí rộng khắp Băng Cốc. Mặc dù thấp hơn dự đoán trước cuôc khủng hoảng 1997, tốc độ tiêu thụ thiên nhiên ỏ Thái Lan đang tăng nhanh. Công ty dầu khí quốc gia Thái Lan PTT sở hữu 61% cổ phần công ty thành viên hoạt động chính trong lĩnh vực thăm dò khai thác là PTTEP, một công ty đã có cổ phiếu niêm yết. Điều này có ý nghĩa khá quan trọng đối với các cổ đông thiểu số bởi PTTEP đã hoạt động như một công ty thương mại. PTT có dự định giảm cổ phần của mình xuống 51%, và hiện tại bản thân PTT cũng đang trên lộ trình tư nhân hoá từ đầu năm 2002. Khởi nguồn, PTTEP có chức năng như một công ty quốc gia truyền thống và tổ chức hoạt động thông qua các hợp đồng chia sản phẩm. Tuy nhiên hiện nay trong bước chuyển mình thành một công ty tầm cỡ khu vực, PTTEP tham gia vào một số liên doanh tại Myanmar, Malaysia và Việt Nam. Và những bước đi chiến lược cơ bản của công ty (cũng gần tương tự như Petronas của Malaysia nhưng trong thời gian dài hơn) như sau: Thông qua việc tham gia vào các hợp đồng chia sản phẩm, PTTEP có thể có được một vị trí nhất định trong các phát hiện dầu khí. Đồng thời công ty cũng dần học hỏi được kinh nghiệm từ các nhà điều hành trong lĩnh vực thượng nguồn. PTTEP đã từng có quyền tham gia 25% cổ phần trong các dự án khi các dự án đã có thể tiến hành khai thác thương mại. Và từ tháng 1/1995 quyền này đã bị bãi bỏ. PTTEP đã hoạt động như một doanh nghiệp thương mại. Công ty có một tiềm lực tài chính vững chắc bởi vì có được nguồn thu lớn từ hoạt động khai thác dầu khí. Trong quý I năm 2001, lợi nhuận công ty là 58,6 triệu USD trong tổng doanh thu 162,5 triệu USD. Trong khi củng cố kinh nghiệm và tiềm lực, PTTEP đã chiếm lĩnh vị trí số 1 trong việc cung cấp khí tại Băng Cốc. Ngay khi đã thương mại hoá, có kinh nghiệm và vốn, PTTEP bắt đầu hoạt động vươn ra ngoài lãnh thổ Thái Lan. Tuy nhiên, động thái này không nhằm vào việc biến mình thành một công ty toàn cầu mà công ty chú trọng vào các nước trong khu vực như Myanmar, Việt Nam, Malaysia và Indonesia. Đây là những quốc gia mà PTTEP tin tưởng rằng họ đã hiểu rõ về địa lý, chính trị, kinh tế, hệ thống luật pháp và là những đối tác thương mại truyền thống của Thái Lan. PTTEP tham gia hội nhập quốc tế thông qua nhiều phương thức bao gồm: tham gia đấu thầu, nhận hợp đồng nhượng lại, mua cổ phần trong các giếng đang khai thác… Xét một cách tổng thể, PTTEP đã hoàn thành tốt quá trình tư nhân hoá và mở rộng hoạt động ra nước ngoài. Chiến lược này rất có tổ chức và có phương pháp đúng đắn, hợp lý và hiệu quả. Chìa khoá của sự thành công và bài học rút ra cho Việt Nam Những tấm gương trên đây của một số công ty dầu khí quốc gia láng giềng đã cho thấy mỗi công ty đều có cách đi riêng để đạt được mục tiêu đề ra trong việc mở rộng hoạt động thăm dò khai thác trên trường quốc tế. Nếu Petronas của Malaysia và CNPC của Trung Quốc tích cực tìm kiếm các dự án có quy mô lớn trên khắp thế giới, thì PTTEP của Thái Lan tập trung chủ yếu vào các nước lân cận với các dự án có độ an toàn cao và ít rủi ro. Trong khi đó, Pertamina của Indonesia vẫn tập trung chủ yếu vào hoạt động trong nước và mới chỉ chập chững những bước đầu tiên trong hoạt động ở nước ngoài trong khuôn khổ hợp tác ba bên cùng với Petrovietnam và Petronas. Để chuẩn bị cho việc tăng cường hoạt động thăm dò khai thác ở nước ngoài, Petrovietnam nên học hỏi từ “Câu chuyện thành công” của Petronas, để từ đó có thể rút ra một vài kinh nghiệm quý báu về những nhân tố thành công cho Việt Nam: Chiến lược kép: Bên cạnh việc chú trọng mở rộng ra thị trường quốc tế, Petronas không quên rằng thị trường trong nước cũng là một yếu tố thành công trong chiến lược của mình. Nền tảng tài chính vững chắc: Nền tảng của hoạt động khai thác dầu khí của Malaysia là rất lớn và đem về một khoản doanh thu khổng lồ ( 13.3 tỷ USD trong năm 2000 bao gồm cả việc lọc và bán dầu, ngoại trừ các hoạt động sản xuất ở nước ngoài). Thêm vào đó, ngoài ngành dầu khí ra, nền kinh tế Malaysia vốn đã phát triển mạnh mẽ. Do vậy, Malaysia có một nguồn vốn mạnh cho việc mở rộng thăm dò dầu khí ở nước ngoài- dù không đưa ra con số cụ thể nhưng chắc chắn các khoản chi tiêu phải lên tới con số hàng tỷ chứ không phải hàng triệu đô la. Điều này rất quan trọng vì mặc d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ CỦA TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆTNAM.doc
  • docBiaLV.doc
  • docLoi cam on.doc
  • docMuclucChinh.doc
  • docTai lieu tham khao.doc
Tài liệu liên quan