Lời mở đầu 1
Chương 1. Lý luận chung về vốn và chiến lược huy động vốn của
ngân hàng 3
1. Khái niệm về vốn và vai trò của nó đối vời nền kinh tế 3
1.1. Khái niệm về vốn 3
1.2. Vai trò của vốn đối với nền kinh tế 4
2. Chiến lược quản lý, huy đọng vốn và vai trò của nó đối với hoạt động
ngân hàng 5
2.1. Nhận định chung về chiến lược 5
2.2. Các giai đoạn của kế hoạch hoá chiến lược trong Ngân hàng
thương mại 8
2.3.
Table of Contents
ChươngII: Những vấn đề cơ bản về Ngân Hàng thương mại và huy động vốn của Ngân Hàng 2
Và chiến lược huy động vốn 4
của ngân hàng 4
NÓ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG 6
2.1 Nhận định chung về chiến lược: 6
2.1.1 Chiến lược là gì ? 6
2.1.2 Chiến lược trong hoạt động Ngân Hàng: 7
LẬP KẾ HOẠCH Ở MỘT NGÂN HÀNG 8
TỔNG THỂ CÁC CHIẾN LƯỢC TẠI MỘT DOANH NGHIỆP 8
2. 2 Các giai đoạn của kế hoạch hóa chiến lược trong Ngân Hàng thương mại: 9
2. 3 Vị trí chiến lược huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng: 10
3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUI MÔ VÀ CHẤT LƯỢNG 11
VỐN HUY ĐỘNG 11
3.1 Nhân tố chủ quan: 11
3.1.1 Chính sách lãi suất: 11
3.1.2 Các hình thức huy động vốn và các dịch vụ do Ngân Hàng cung ứng: 12
3.1.3 Chiến lược Marketing Ngân Hàng: 12
3.2 Nhân tố khách quan: 12
3.2.1 Môi trường kinh tế - xã hội: 12
3.2.2 Môi trường cạnh tranh: 12
CHƯƠNG II 13
1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM) 13
1.2.1 Vai trò: 14
Trong nền kinh tế thị trường, Ngân Hàng có vai trò hết sức quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế. 14
1.2.2 Chức năng: 15
1.2.3 Hoạt động cơ bản của Ngân Hàng: 17
2. VỐN, CÔNG TÁC QUẢN LÍ VÀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG 18
2.1.1 Vốn tự có: 19
2.1.2 Vốn huy động: 19
2.1.3 Vốn vay: 21
2.1.4 Nguồn vốn điều hòa trong hệ thống: 21
2.1.5 Vốn tài trợ ủy thác: 21
2.1.6 Nguồn vốn trong thanh toán: 22
A. Tổng quan về Ngân Hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam: 29
1. Quá trình hình thành và phát triển của SGD I (BIDV) 31
BAN GIÁM ĐỐC
Các loại cho vay: 35
Các loại cho vay: 35
Các loai bảo lãnh : 36
Loại hình dịch vụ : 37
Môi giới chứng khoán 37
2. Thực trạng một số hoạt động tại SGD I trong thời gian qua 37
Dư nợ tín dụng ngắn hạn: 38
Tín dụng trung, dài hạn thương mại: 39
Tín dụng kế hoạch Nhà nước: 39
Đến 31/12/2002 Ngân hàng đã thực hiện tín dụng kế hoạch nhà nước đạt 1 012 176 triệu VND, giảm 1.4% so với năm 2001 39
2.5.4 Công tác công nghệ Ngân Hàng: 40
3. Thực trạng huy động vốn tại Sở Giao Dịch I 40
Biểu 4: 44
Kết cấu nguồn vốn huy động 44
Nhận xét: 47
Đơn vị: VND tính bằng Triệu VND 50
Biểu 10: 52
Lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm và kì phiếu ngày 30/5/2002 52
Lãi suất tiết kiệm 52
4. Đánh giá công tác huy động vốn tại SGD I NHĐT&PTVN (BIDV) 53
Biểu 12: 58
Một số chỉ tiêu phấn đấu của toàn nghành NHĐT&PTVN 58
Thuận lợi: 60
Khó khăn: 60
Chỉ tiêu tổng quát của SGD I NHĐT&PTVN 61
2 kiến nghị với NHNN 84
3. Kiến nghị với Ngân Hàng Đầu Tư & Phát Triển 86
DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO 89
89 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1083 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược huy động và phát triển nguồn vốn tại sở giao dịch I ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạch Nhà nước giảm dần từ đầu năm. Doanh số cho vay trong năm 2002 đạt gần 2 265 679 triệu VND đưa số dư tín dụng trung, dài hạn thương mại chiếm 40% tổng dư nợ.
Tín dụng kế hoạch Nhà nước:
Đến 31/12/2002 Ngân hàng đã thực hiện tín dụng kế hoạch nhà nước đạt 1 012 176 triệu VND, giảm 1.4% so với năm 2001
Thực hiện kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, nâng cao công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ. Tăng cường gặp gỡ nắm vững tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị, tìm kiếm các biện pháp tích cực tháo gỡ khi doanh nghiệp gặp khó khăn, kể cả cho vay ngắn hạn tạo nguồn thu cho đơn vị để trả nợ .
Đẩy nhanh lộ trình cơ cấu lại nợ Ngân Hàng, trước mắt tiến hành xử lí các khoản nợ quá hạn khó thu, khó đòi. Đã xử lí trích dự phòng rủi ro năm 2002 là 16.586 triệu đồng.
2.3 Công tác khách hàng:
Tổ chức tốt hội nghị khách hàng hàng năm, thực hiện kế hoạch tiếp xúc trực tiếp với khách hàng ngay sau hội nghị để nắm bắt nhu cầu khách hàng. Có chính sách khách hàng linh hoạt, tăng cường các dịch vụ mới, đặc biệt chú trọng tìm kiếm khách hàng có hoạt động xuất nhập khẩu, phối hợp thực hiện công tác khách hàng giữa các bộ phận đồng bộ nhịp nhàng và phát huy hiệu quả.
2.4 Hoạt động đầu tư:
Cùng với sự tăng trưởng không ngừng của hoạt động tín dụng, hoạt động đầu tư cũng được chú trọng. Các chứng khoán đầu tư hiện nay của Sở Giao Dịch là các chứng khoán của chính phủ, chứng khoán của BIDV (BIDV_100 và BIDV2_200). Đây là các chứng khoán có độ an toàn cao và mang lại lợi nhuận cho Ngân Hàng, đồng thời nó còn là dự trữ thú cấp của Ngân Hàng.
Ngoài đầu tư chứng khoán, SGD I còn cùng với trung ương mở rộng các hoạt động góp vốn như: góp vốn liên doanh VID, liên doanh Lào-Việt, góp vốn liên doanh QBE, góp vốn quĩ tín dụng nhân dân nhằm mục tiêu an toàn và sinh lợi.
2.5 Dịch vụ Ngân Hàng:
2.5.1 Hoạt động bảo lãnh:
Công tác bảo lãnh đạt kết quả tốt. Doanh số bảo lãnh tăng đều qua các năm, năm 2002 là 1000 tỉ đồng, đưa số dư bảo lãnh đến 31/12/2002 đạt 1171 tỉ đồng. Thông qua công tác bảo lãnh, Ngân Hàng đã thực hiện tư vấn cho khách hàng, đồng thời có thêm nguồn thông tin về các doanh nghiệp cũng như các dự án đầu tư. Doanh số bảo lãnh tuy lớn nhưng phí thu từ dịch vụ này chỉ đạt 6.4 tỉ đồng, nguyên nhân cơ bản là do cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng ngày càng gay gắt. Vì vậy, để chiếm lĩnh thĩ phần buộc sở phải có mức thu phí cạnh tranh thấp.
2.5.2 Thanh toán quốc tế:
Doanh số thanh toán quốc tế tăng qua các năm. Cung cấp dịch vụ khép kín cho khách hàng và qua đó góp phần quan trọng trong tăng trưởng tín dụng và tiền gửi khách hàng. Thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế tăng qua các năm: Trong năm 2002, số thu đạt trên 5 tỉ đồng VND trên doanh số thanh toán 430 triệu USD, tăng 38.5% so với năm 2001.
2.5.3 Quản lí kinh doanh ngoại tệ:
Chấp hành nghiêm chỉnh các qui định về quản lí ngoại hối, kinh doanh ngoại tệ của Nhà nước và của nghành.
Phát triển và duy trì tốt mối quan hệ mua bán ngoại tệ với các chi nhánh Ngân Hàng trong nước và nước ngoài, các địa phương, đơn vị làm hàng xuất khẩu trên toàn quốc để đảm bảo có giá mua hợp lí luôn thấp hơn giá mua bán liên Ngân Hàng trên địa bàn, phục vụ kịp thời nhu cầu hoạt động kinh doanh của khách hàng.
2.5.4 Công tác công nghệ Ngân Hàng:
Tỉ lệ trang bị công nghệ tại sở đạt gần 0.5 PC/người, các bộ phận được kết nối với nhau, các chương trình giao dịch trực tiếp được nâng cấp hoàn thiện.
Dịch vụ Homebanking được nâng cấp và mở rộng thêm cho một số khách hàng lớn, có quan hệ thường xuyên tại Ngân Hàng, dần hướng tới là một Ngân Hàng hiện đại, hòa nhập với xu hướng phát triển chung của thế giới.
Dịch vụ rút tiền tự động ATM mới được triển khai nhằm khuyến khích bộ phận nhân viên có thu nhập cao ở các công ti lớn tham gia.
3. Thực trạng huy động vốn tại Sở Giao Dịch I
Là đơn vị suất sắc trong toàn hệ thống NHĐT&PTVN, luôn xem chính sách nguồn vốn là nhân tố hàng đầu trong công tác hoạch định chiến lược của đơn vị, với sự nỗ lực và uy tín trong kinh doanh, trong 5 năm liên tục, tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn của sở luôn được giữ vững ở mức cao (bình quân đạt trên 20%/năm).
3.1 Đánh giá tốc độ tăng trưởng:
Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của sở được thể hiện qua chỉ tiêu và biểu đồ sau:
Biểu 2: Tình hình huy động vốn tại SGD I NHĐT&PTVN
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1.Tiền gửi Khách hàng
-Tiền gửi không kì hạn
- Tiền gửi có kì hạn
589.927
261.675
328.252
1.484.995
422.061
1.062.933
1.953.133
633.032
1.320.101
2.388.372
666.279
1.672.093
2. Tiền gửi dân cư
2.571.330
3.727.046
4.392.226
5.288.42
3.Huy động khác
32.603
31.337
96.493
4. Tổng huy động vốn
3.193.859
5.339.022
6.650.856.
7.626.796
Biểu đồ tăng trưởng nguồn vốn của SGD I (1999-2002)
Qua biểu đồ ta thấy, tổng nguồn vốn huy động của sở tăng đều qua các năm (tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 22%/năm), nguồn vốn trung, dài hạn giữ vững ở mức ổn định. Dự kiến năm 2005 tổng huy động vốn sẽ lên đến 21.106 tỉ đồng, tăng đều đặn 30% mỗi năm.
Sự tăng trưởng trong tổng huy động vốn đã thể hiện tiềm lực phát triển mạnh mẽ của đơn vị, đồng thời cũng thể hiện khả năng tự chủ trong kinh doanh. Nguồn vốn huy động có được thông qua 3 kênh:
- Từ tổ chức kinh tế.
Từ dân cư.
Huy động khác.
Biểu 3:
Tình hình huy động vốn của SGD I NHĐT&PTVN qua các năm Đơn vị: Tỉ VND
Năm
Nguồn vốn huy động
Tăng giảm so với năm trước
Chênh lệch
(số tuyệt đối)
Chênh lệch
(%)
1999
3.193
2000
5.339
2.146
67.2
2001
6.650
1311
24.55
2002
7.626
976
14.67
(Nguồn: Phòng nguồn vốn kinh doanh – SGD I NHĐT&PTVN)
Từ bảng số liệu ta thấy:
Năm 1999, sau một thời gian ngắn kể từ ngày thành lập, Sở Giao Dịch đã huy động được 3.1930 tỉ VND. Đây là một kết quả đáng khích lệ, chứng tỏ tiềm năng huy động vốn của sở là rất lớn.
Có được sự tăng trưởng về nguồn vốn như vậy là do trong năm 1999 Ngân Hàng đã tiến hành mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư thí điểm tại 6 tỉnh, thành phố. Đặc biệt ở Hà Nội đã thu hút được kết quả khả quan. Tiền gửi trên tài khoản cá nhân ước đạt 387.6 tỉ VND tương ứng với 13250 tài khoản.
Phát huy những kết quả đạt được. Trong năm 2000, nguồn vốn huy động của sở đạt 5.339 tỉ VND, tốc độ tăng 67.2% so với năm 1999. Đạt được kết quả này là do sở đã tạo được uy tín và trách nhiệm đối với khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư trên địa bàn thành phố.
Năm 2001 là một năm khởi sắc của sở, tăng 1311 tỉ VND so với năm 2000 ( tốc độ tăng 24.55%). Nhờ vậy, đơn vị đã đáp ứng được nhu cầu vốn của khách hàng đồng thời điều hòa vốn cho NHĐT&PTVN.
Năm 2002, nguồn vốn huy động của sở tăng 976 tỉ VND so với năm 2001 (tốc độ tăng 14.76%). Nguyên nhân của sự tăng chậm này là trong năm 2002, hệ thống NHTM Việt Nam liên tục hạ lãi suất huy động, cùng với sự đổ bể của nhiều tổ chức tín dụng nhỏ, đã ảnh hưởng không tốt tới tâm lí khách hàng làm cho lượng tiền gửi vào các Ngân Hàng thương mại bị chững lại.
Với chủ trương đảm bảo nguồn vốn ổn định, không chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài tác động, Sở Giao Dịch đã thực hiện nhiều biện pháp như: Phát hành kì phiếu, mở rộng hoạt động, không phân biệt mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy các ngiệp vụ khai thác vốn trong mọi tầng lớp dân cư. Do đó nguồn vốn huy động của sở vẫn tăng so với các năm trước.
3.2 Đánh giá qui mô và kết cấu vốn huy động:
Qui mô vốn huy động tăng qua các năm, tuy nhiên kết cấu nguồn vốn huy động tại sở lại có sự biến động tăng giảm qua từng thời điểm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong tổng nguồn vốn huy động của sở thì nguồn tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi kì phiếu chiếm tỉ trọng lớn nhất, tiếp đến là nguồn vốn của các tổ chức kinh tế, tiền gửi chiếm tỉ trọng nhỏ.
Biểu 4:
Kết cấu nguồn vốn huy động
(đơn vị: tỉ VND )
Các loại nguồn vốn
31/12/1999
31/12/2000
31/12/2001
31/12/2002
Qui mô
%
Qui mô
%
Qui mô
%
Qui mô
%
Tổng nguồn vốn huy động
3193
100
5339
100
6650
100
7390
100
Tiền gửi của các TCKT
589
18.45
1 484
27.8
1 953
29.4
2 338
30.7
Tiền gửi tiết kiệm
1 564
48.4
1 916
35.9
2 349
35.3
2 508
32.9
Tiền gửi kì phiếu, trái phiếu
1018
31.9
1 809
33.9
2041
30.7
2 779
36.4
Huy động khác
32
1
31
0.6
96
1.49
( Nguồn: Phòng NVKD - SGD I)
Qua bảng kết cấu ta thấy: Từng nguồn vốn huy động của sở đều có sự biến động tăng lên hoặc giảm xuống do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau.
- Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng nguồn huy động. Đặc biệt năm 2002 số dư huy động từ nguồn này chiếm 30.7%, về lượng đạt 2338 tỉ VND. Điều nàychứng tỏ SGD I đã dần trở thành người bạn đáng tin cậy đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn. Vì vậy, trong thời gian tới đơn vị cần phát huy thế mạnh này hơn nữa.
- Nguồn tiền gửi tiết kiệm chiếm tỉ trọng lớn nhất, về qui mô thì tăng trưởng nhưng tỉ trọng lại giảm qua các năm, 1999 là 48.4%, năm 2000 là 35.9%, năm 2001 chiếm 35.3% và sang 2002 chỉ còn 32.9% (giảm 12.5% so với năm 1999). Điều này là do trong giai đoạn này sở đang thực hiện chiến lược hướng tới khách hàng là các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp,đặc biệt là là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tuy vậy, vượt lên trên những biến động của thị trường, sở vẫn coi trọng và làm tốt công tác huy động vốn đối với nguồn này.
- Nguồn tiền gửi kì phiếu: Nguồn này có sự biến động rõ rệt, từ năm 1999 đạt 1018 tỉ VND chiếm tỉ trọng 31.9%, sang năm 2002chiếm 36.4% nguồn huy động
- Nguồn huy động khác: chiếm tỉ trọng nhỏ và có số dư thấp.
Để hiểu rõ vai trò của mỗi nguồn vốn ta sẽ phân tích cụ thể từng loại trong 2 năm gần đây:
3.2.1 Tiền gửi của các tổ chức kinh tế:
Trong năm 2002, nguồn vốn tiền gửi của các tổ chức kinh tế vẫn chiếm chủ đạo trong tổng nguồn vốn huy động tại sở. Đây là nguồn vốn huy động có lãi suất thấp, số lượng lớn vì vậy sở rất quan tâm thu hút nguồn này. Hàng năm, sở đều tổ chức hội nghị khách hàng, giao lưu rộng rãi với các khách hàng có quan hệ tốt, có số dư tiền gửi lớn và thường xuyên, không có nợ quá hạn.
Hiện nay sở có khoảng 239 khách hàng có quan hệ tiền gửi, trong đó nhiều khách hàng sử dụng hầu hết sản phẩm của Ngân Hàng (tín dụng, bảo lãnh, quan hệ tiền gửi, sử dụng dịch vụ ...). Điển hình là các khách hàng có doanh số tiền gửi và dư nợ thường xuyên lớn như Petrolimex, công ti FPT, tổng công ti cơ khí xây dựng, trung tâm kinh doanh Vinaconex...
Xuất phát từ mục tiêu chiến lược trong chính sách khách hàng, SGD I NHĐT&PTVN luôn xác định: “Đầu Tư cho tương lai của doanh nghiệp chính là đầu tư cho tương lai của Ngân Hàng”. Tính đến 31/12/2002, số lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 2338 tỉ VND, tăng 385 tỉ so với năm 2001, tốc độ tăng là 20%.
Biểu 6:
Tình hình huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế năm 2001 so với năm 2000.
(Đơn vị: tỉ VND)
Năm
2001
2002
Chênh lệch
(tuyệt đối)
Chênh lệch %
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế
1953
2338
385
19.7
Bằng VND
- Tiền gửi
không kì hạn
- Tiền gửi có kì hạn
1 796
1517
180
2 237
2 021
215
441
404
35
24.6
25
19.4
Ngoại tệ
(Qui đổi ra VND)
- Tiền gửi
không kì hạn
- Tiền gửi có kì hạn
156
124
32
1 01
86
15
-55
-38
-17
-35.3
-30.6
-53.1
(Nguồn: Phòng NVKD- SGD I)
Nhận xét:
Ta thấy rằng, nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế tăng lên hàng năm nhưng trong đó chủ yếu là sự tăng lên của tiền gửi bằng VND, tăng 441 tỉ so với năm 2001.
Tiền gửi có kì hạn tăng nhưng tốc độ tăng không đáng kể. Đây là xu hướng chung trong các doanh nghiệp Việt Nam là không để vốn của họ không sinh lời.
Nguồn tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm một phần rất nhỏ, 6.8% năm 2001 và 4.3% trong năm 2002. Trong năm 2002, nguồn vốn này giảm 55 tỉ đồng (tức là 35.3%). Sở dĩ giảm như vậy là do sự biến động của tỉ giá ngoại tệ so với VND là rất lớn nên các doanh nghiệp chỉ sử dụng ngoại tệ để thanh toán với nước ngoài thông qua các hợp đồng kì hạn ngắn. Trong thời gian tới, đơn vị cần có những biện pháp mở rộng nguồn ngoại tệ huy động nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khi giao dịch, mua bán với đối tác nước ngoài.
3.2.2 Nguồn vốn huy động từ dân cư:
Gồm có tiền gửi tiết kiệm và tiền mua kì phiếu.
Tiền gửi tiết kiệm: Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong các nguồn huy động. Tính đến 31/12/2002 tiền gửi tiết kiệm đạt 3732 tỉ VND, tăng 48% so với cùng kì năm trước.
Biểu 7: Tình hình huy động vốn tiền gửi tiết kiệm
năm 2002 so với năm 2001 (Đơn vị: tỉ VND )
Năm
2001
2002
Chênh lệch
(tuyệt đối)
Chênh lệch
%
Tiền gửi tiết kiệm
2349
2508
159
6.77
VND:
Tiền gửi dưới 12 tháng
Tiền gửi trên 12 tháng
1879
752
1128
1255
502
753
-624
-250
-799
-33.2
-33.2
-33.2
Ngoại tệ:
(qui ra VND)
Tiền gửi dưới 12 tháng
Tiền gửi trên 12 tháng
469
282
187
1246
752
501
777
470
314
165.7
166.7
168
(Nguồn: Phòng NVKD - SGD I)
Qua bảng số liệu ta thấy:
Mặc dù nguồn tiền gửi tiết kiệm trong năm 2002 tăng lên nhưng trong đó nguồn tiền gửi bằng VND giảm 624 tỉ (-33.2%), trong đó chủ yếu là nguồn tiền gửi trên 12 tháng. Đây cũng là búc xúc chung của hệ thống NHTM trong năm này. Đó là vấn đề “khan hiếm tiền đồng”. Nguyên nhân của hiện tượng này là do thị trường bất động sản tiếp tục nóng, dân cư chuyển hướng đầu tư vào kinh doanh bất động sản và một vấn đề mang tính truyền thống là tâm lí ưa thích tiêu dùng tiền mặt trong dân con cao. Nguyên nhân nữa là do trong năm 2002, nền kinh tế trong tình trạng giảm phát, lãi suất tiền gửi tiết kiệm liên tục tăng lên. Mãi cho đến cuối năm 2002, do lãi suất mới giữ ở mức ổn định.
- Tiền gửi kì phiếu:
Kì phiếu của Sở Giao Dịch là một loại giấy nhận nợ do Ngân Hàng phát hành nhằm huy động vốn trong dân cư một cách linh hoạt, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh hoặc để tài trợ cho các chương trình phát triển, dự án kinh tế. Căn cứ vào tình hình nguồn vốn và nhu cầu mở rộng tín dụng trong từng thời điểm mà sở được chỉ định phát hành kì phiếu bằng USD hoặc bằng VND cũng như là kì phiếu ngắn hạn hay trung, dài hạn.
Kì phiếu trung, dài hạn (kì phiếu có mục đích) của SGD I là kì phiếu có thời hạn dài từ 1 đến 5 năm. Kì phiếu được phát theo mục đích cụ thể của Ngân Hàng như tài trợ cho một dự án kinh tế với lãi suất tùy vào mỗi đợt phát hành.
Kì phiếu có mục đích của sở được phát hành theo từng đợt, khi muốn phát hành Ngân Hàng phải trình và được NHĐT&PT TW cho phép, ấn định mức lãi suất và số lượng phát hành.
Phương thức trả lãi cho người mua được áp dụng rất linh hoạt: Trả lãi cùng gốc, trả lãi trước, trả lãi định kì. Nếu là kì phiếu không ghi danh thì không áp dụng phương thức trả lãi định kì. Đến kì hạn lĩnh lãi mà chủ sở hữu không đến lĩnh lãi thì được Ngân Hàng giữ hộ và được hưởng lãi suất không kì hạn (không nhập vào lãi gốc). Đối với số vốn gốc của kì phiếu đến hạn mà chủ sở hữu chưa đến thanh toán, được Ngân Hàng giữ hộ hoặc chuyển sang tài khoản tiền gửi cá nhân và được hưởng lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kì hạn.
Vì không có số liệu tổng hợp, xin đơn cử lấy trường hợp điển hình về tình hình huy động vốn dân cư loại kì phiếu, trái phiếu năm 2002 tại phòng giao dịch 1 SGD I -NHĐT&PTVN.
Số liệu huy động vốn dân cư loại kì phiếu, trái phiếu
năm 2002.
Đơn vị: VND tính bằng Triệu VND
USD tính bằng Nghìn USD
Năm
2001
%
2002
%
So với năm 2001
Loại tiền
1. VND
- Tiết kiệm
747 776
47
789 451
44.6
1.05
- Kì phiếu
445 578
28
743 023
42
1.67
- Trái phiếu
400 749
25
239 011
13.4
0.6
Cộng:
1 594 102
100
1 771 479
100
2. USD
- Tiết kiệm
110 231
59
154 660
66
1.4
- Kì phiếu
30 446
16
29 938
12.8
0.98
- Trái phiếu
45 855
25
49 864
21.2
1.09
Cộng:
186 532
100
234 463
100
(Nguồn: Phòng NVKD-SGD I NHĐT&PTVN)
Biểu đồ: Tình hình huy động vốn bằng ngoại tệ và bằng VND
Năm 2001
Năm 2002
3.3 Đánh giá chi phí vốn huy động tại SGD I:
Trước tình trạng cạnh tranh gay gắt về lãi suất huy động trên thị trường như hiện nay, Sở Giao Dịch vẫn chủ động tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp nhằm đảm bảo khả năng sinh lời (gia tăng tiền gửi không kì hạn, phát hành kì phiếu ...). Chỉ tính riêng trong 3 tháng từ 02/02/2002 đến 30/05/2002 Sở Giao Dịch đã phải nâng cao lãi suất huy động của mình và đồng thời đa dạng hóa kì hạn và cách thức huy động. Điều này được thể hiện qua bảng sau:
Biểu 9:
Lãi suất tiết kiệm SGD I NHĐT&PTVN ngày 02/02/2002
STT
Kì hạn
VND%/tháng
USD%/năm
1
2
3
4
5
6
Không kì hạn
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
12 tháng
0.20
0.35
0.40
0.45
0.50
0.55
1.10
1.45
1.52
1.52
1.70
2.40
Biểu 10:
Lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm và kì phiếu ngày 30/5/2002
Lãi suất tiết kiệm
STT
Kì hạn
(tháng)
VND
%/Tháng
USD
%/Năm
Ghi chú
1
2
3
4
5
3
6
9
12
Không kì hạn
0.5
0.6
0.62
0.2
1.6
1.8
2
2.4
1.2
- Trả lãi một lần khi rút gốc, hết hạn được chuyển sang kì hạn tiếp theo lãi suất kì hạn mới.
- Đối với thẻ tiết kiệm kì phiếu rút trước thì hưởng lãi không kì hạn.
Biểu 11:
Lãi suất kì phiếu
Kì hạn
VND %/tháng
Kì hạn
USD%/ năm
3 tháng
0.60
24 tháng
2.8
6 tháng
0.65
36 tháng
3.2
60 tháng
3.6
Đối với kì phiếu, rút trước hạn tính tròn năm áp dụng lãi suất 12 tháng, riêng phần lẻ áp dụng lãi suất không kì hạn.
Trong khi lãi suất huy động liên tục tăng thì lãi suất cho vay lại không đổi và đang có xu hướng giảm, dẫn đến chênh lệch lãi suất ròng bị thu hẹp. Mặc dù là Ngân Hàng có tiềm năng về vốn lớn, giá vốn thấp, có mối quan hệ lâu dài với các khách hàng truyền thống những chưa tạo thế chủ động và lấn át hẳn các đối thủ cạnh tranh. Tới đây, Ngân Hàng nên đánh giá chi phí lợi nhuận cho cả gói dịch vụ đối với từng khách hàng, từ thanh toán quốc tế, giao dịch vốn, kinh doanh ngoại tệ cho đến tín dụng. Có như vậy đơn vị mới quản lí tốt chi phí vốn từ chuỗi dịch vụ mà mình cung ứng.
4. Đánh giá công tác huy động vốn tại SGD I NHĐT&PTVN (BIDV)
4.1 Thành tựu đạt được trong công tác huy động vốn:
SGD I luôn coi nguồn vốn là yếu tố vừa có tính chất tiền đề, vừa có tính chất quyết định cho sự tăng trưởng phát triển của toàn hệ thống NHĐT&PTVN.
Tổng nguồn vốn không ngừng tăng lên, đáp ứng được nhu cầu vốn tín dụng trung, dài hạn tập trung vào các ngành kinh tế trọng điểm như dầu khí, sản xuất vật liệu xây dựng và đầu tư vào các thiết bị thi công cho các tổng công ti, các đơn vị thi công các chương trinh trọng điểm của Nhà nước như dự án khai thác mỏ khí Nam Côn Sơn, thi công đường Hồ Chí Minh, các nhà máy xi măng, nhà máy lọc dầu, khu công nghiệp Dung Quất ...
Kết quả trên đã góp phần quan trọng trong việc tạo lập và nâng cao uy tín với các khách hàng và sự tin tưởng của các đối tác trong và ngoài nước.
Có được kết quả trên là do công tác huy động vốn của Ngân Hàng có một số thuận lợi:
Môi trường vĩ mô:
Môi trường kinh tế xã hội:
Trong giai đoạn1999-2002, kinh tế Việt Nam tăng trưởng tương đối ổn định, GDP bình quân đạt trên 6%/năm, lạm phát được kiềm chế ở mức một con số. Việc hoạch định và điều chỉnh chính sách vĩ mô của Bộ Tài Chính và NHNN có nhiều chuyển biến tích cực, dần hướng tới xu thế hội nhập với thị trường thế giới. Chính sách lãi suất, lãi suất được điều chỉnh linh hoạt, đóng vai trò tích cực trong nền kinh tế. Kết quả là, khách hàng của Ngân Hàng có thái độ lạc quan hơn về xu hướng phát triển của nền kinh tế, an tâm tin tưởng vào Ngân Hàng hơn.
Môi trường pháp lí:
Từ khi triển khai 2 pháp lệnh Ngân Hàng (5/1990) và do nhu cầu phát triển của nền kinh tế, ngày 12/12/1997, Quốc Hội đã thông qua luật Ngân Hàng và thực thi vào ngày 1/10/1998. Luật Ngân Hàng đã tạo hành lang pháp lí cho hệ thống NHTMQDVN hoạt động theo hướng an toàn và hội nhập với quốc tế.
Nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng gửi tiền khi có sự đổ vỡ của các tổ chức tài chính, ngày 1/9/1999 chính phủ đã có nghị định số 89/1999/NĐ_CP về bảo hiểm tiền gửi, quyết định QĐ 218/1999/QĐ_TTg 9/11/1999 chính thức thực thi từ ngày 7/7/2000. Năm 2001 đã bắt đầu triển khai, đến nay đã có 100 đơn vị trong tổng số 1000 đơn vị tham gia.
Môi trường vi mô:
Bên cạnh tác động tích cực của các nhân tố vĩ mô thì sự nỗ lực của đơn vị cũng góp phần quan trọng trong sự thành công của công tác huy động vốn, đặc biệt là huy động vốn trung, dài hạn trong những năm qua.
Tóm lại, dưới sự tác động tích cực của các nhân tố chủ quan cũng như khách quan, công tác huy động vốn của sở đã đạt được những thành quả đáng khích lệ, xứng đáng là con chim đầu đàn trong hệ thống NHĐT&PTVN. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta cũng không thể phủ nhận những mặt còn hạn chế trong công tác huy động vốn mà bản thân đơn vị phải xác định rõ nguyên nhân và đề ra phương hướng khắc phục.
4.2 Những hạn chế trong công tác quản lí và huy động vốn:
Cơ cấu tài sản Nợ-Có về loại tiền, cơ cấu khách hàng tuy được cải thiện nhưng vẫn chưa đạt mức bình quân của nghành, tỉ trọng tiền gửi khách hàng vẫn còn thấp chiếm gần 28%.
Cả nguồn vốn huy động và dư nợ tín dụng đều tập trung ở một số khách hàng lớn dẫn đến các giải pháp hoạt động của Ngân Hàng bị phụ thuộc và ảnh hưởng bởi những quyết định của các doanh nghiệp này.
Mạng lưới hoạt động đã được mở rộng nhưng vẫn chưa đủ địa điểm trung tâm thu hút được khách hàng để khai thác nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư.
Các loại hình huy động vốn còn ít, chưa thật đa dạng để người dân có thể chọn lựa.
Dịch vụ chưa đạt mức tăng trưởng cao do chưa phát triển thêm được sản phẩm mới. Sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng, các loại dịch vụ như sử dụng thẻ ATM ... chỉ mới phát triển.
Vốn là khâu then chốt trong hoạt động kinh doanh của đơn vị. Tuy nhiên, nền vốn của đơn vị tăng trưởng chưa thật bền vững, chưa cân đối, dồi dào, nguồn tiền gửi thanh toán vẫn còn thấp, chỉ chiếm 8.1% trong tổng nguồn huy động.
Thông tin chính xác về khách hàng và Ngân Hàng bạn còn ít, chưa nắm bắt kịp thời nên xử lí còn lúng túng dẫn đến mất thời cơ và ảnh hưởng đến lợi ích trong kinh doanh.
4.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lí và huy động vốn:
Công nghệ Ngân Hàng cả về qui trình nghiệp vụ lẫn trang thiết bị, yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh còn yếu chưa đi trước một bước và chưa tương xứng với một Ngân Hàng có qui mô hoạt động lớn như Sở Giao Dịch, các thông tin phục vụ công tác quản trị điều hành chưa đầy đủ, còn thức thời thủ công.
Nguồn thông tin,nhất là các thông tin dự báo dài hạn vĩ mô về định hướng phát triển theo nghành, vùng còn thiếu, chưa kịp thời để xây dựng các kế hoạch, giải pháp mang tính trung, dài hạn.
Đa số cán bộ của đơn vị còn rất trẻ, có trình độ nhưng còn thiếu kinh nghiệm ít được đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ. Số cán bộ có trình độ tổng hợp về hoạt động Ngân Hàng chuyên nghiệp còn chưa nhiều.
Thời gian giao dịch của sở với khách hàng chủ yếu là trong giờ hành chính, chưa chủ động phục vụ khách hàng ngoài giờ, trong các ngày nghỉ.
Bên cạnh những nhân tố chủ quan trên, những hạn chế trong hoạt động quản lí và huy động vốn tại sở giai đoạn 1999-2002 còn có sự ảnh hưởng của các nhân tố khách quan như:
Mặc dù nền kinh tế đã đạt được những thành tựu đáng kể song chuyển dịch cơ cấu còn chậm, sản phẩm trong nước sức cạnh tranh còn thấp, khó tiêu thụ, cải cách hành chính còn nhiều lúng túng...
Nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế còn nhiều song hoạt động huy động vốn còn nhiều khó khăn, nhất là huy động vốn VND trong 2 năm vừa qua.Trong khi đó, lãi suất thị trường thế giới liên tục giảm mạnh, cạnh tranh trong hệ thống Ngân Hàng ngày càng gay gắt, gây nhiều khó khăn cho hoạt động của sở đặc biệt là hoạt động huy động, phát triển nguồn vốn.
Cơ chế văn bản hướng dẫn từ các cấp chủ quản có nhiều thay đổi, chưa sát với tình hình thực tế nên việc tổ chức và thực hiện còn nhiều vướng mắc.
Sở Giao Dịch được chuyển đổi cơ chế sau các NHTM khác trong đó sở mới được thành lập từ những năm 90 nên chưa có bề dày kinh nghiệm hoạt động theo cơ chế thị trường. Nhiều nghiệp vụ vừa làm vừa học hỏi và có những nghiệp vụ còn mang tính chất thử nghiệm.
Tóm lại, công tác quản kí và huy động vốn tại đơn vị trong thời gian qua được xác định là một vấn đề trọng tâm hàng đầu trong quá trình hoạt động và nâng cao vị thế của Ngân Hàng trên thị trường. Trong giai đoạn 1999-2002, mặc dù còn nhiều khó khăn trong công tác quản lí và huy động vốn vẫn đạt được chỉ tiêu kế hoạch hàng năm đề ra. Tuy nhiên, so với yêu cầu về vốn của nền kinh tế nói chung và nền vốn của sở nói riêng thì kết quả trên vẫn chưa mấy khả quan. Vì vậy, việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp chiến lược phát triển nguồn vốn tại SGD I là một vấn đề rất cần thiết.
Chương IV
Giải pháp tăng cường công tác huy động
vốn và chiến lược phát triển nguồn vốn tại
Sở Giao Dịch I Ngân Hàng
Đầu Tư & phát triển Việt Nam
Phân tích một số vấn đề liên quan đến huy động vốn và chiến lược phát triển nguồn vốn
1. Xác định mục tiêu
Mục tiêu của toàn hệ thống NHĐT&PTVN:
Trong năm 2002, cùng với tiến trình cải tổ lại toàn bộ hệ thống Ngân Hàng Việt Nam. NHĐT&PT đã đề ra mục tiêu tổng quát như sau:
Cơ cấu lại gắn liền với phát triển toàn diện vững chắc, giữ vững nhịp độ tăng trưởng cao, hiệu quả, an toàn phục vụ đầu tư phát triển. Đổi mới đa dạng sản phẩm v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NH079.doc