Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng phải vươn lên để khẳng định vị thế của mình. Tuy nhiên đây cũng là một sức ép đối với các nhà quản lý bởi họ không biết làm thế nào để có thể phát huy tối đa hiệu quả sản xuất.
Một trong những chiến lược được các nhà quản lý quan tâm nhiều nhất chính là chiến lược “Khác biệt hoá sản phẩm”. Chiến lược khác biệt hoá là chiến lược đưa ra một sản phẩm khác hẳn sản phẩm của các đối thủ sao cho khách hàng đánh giá cao sản phẩm của mình.
Đối với MGL, công ty đã áp dụng chiến lược khác biệt hóa sản phẩm dựa trên các hình thức như: khác biệt hóa nhờ tự thân sản phẩm dịch vụ và các dịch vụ đi kèm.
41 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11421 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược kinh doanh của tập đoàn Mai Linh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Thâm nhập thị trường toàn cầu
2.2.1. Trên đường tiến vào hành lang kinh tế Đông – Tây
- Trong những năm qua, khối lượng giao dịch thương mại trong tiểu vùng sông Mekong đã tăng lên nhanh chóng, sự phát triển tích cực này là kết quả của việc các nước trong tiểu vùng phụ thuộc và hỗ trợ lẫn nhau để phát triển kinh tế trong hệ thống liên khu vực và liên quốc gia. Kéo theo đó, nhu cầu về vận tải và du lịch cũng ngày một tăng cao.
- Trước tình hình đó, từ ngày 24.3.2008 đến ngày 02.4.2008, đoàn công tác của Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Mai Linh Mekong do ông Hồ Huy, Chủ tịch HĐQT dẫn đầu đã đi khảo sát bằng đường bộ qua các nước nằm trên hành lang kinh tế Đông – Tây, gồm: Campuchia, Thái Lan và Lào nhằm xem xét, đánh giá thực trạng, tiềm năng và khả năng kết nối các điểm du lịch, các trung tâm kinh tế, từ đó xúc tiến đầu tư góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội và tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các nước.
- Tại thủ đô Phnompenh, Campuchia, đoàn đã được đại sứ Việt Nam Nguyễn Chiến Thắng tiếp và giới thiệu tiềm năng kinh tế cũng như sơ lược về thể chế chính trị, chính sách đối ngoại, chính sách thu hút đầu tư của Nhà nước Campuchia đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Cũng như nhiều quốc gia nghèo hay đang phát triển trên thế giới, Campuchia xem thu hút đầu tư nước ngoài là chính sách hữu hiệu để phát triển kinh tế. Việt Nam, một trong những nước đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á, được xem là tiềm năng về đầu tư đối với Campuchia. Tính tương đồng về phát triển là yếu tố đầu tiên cho đánh giá của Campuchia đối với Việt Nam.
- Theo đánh giá của ông Hồ Huy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Mai Linh Nam Trung Bộ & Tây Nguyên, việc đầu tư vào Campuchia không chỉ cho hiện tại mà còn là tầm nhìn tương lai. Với thế mạnh của mình là vận tải, Mai Linh đã triển khai dịch vụ vận tải hành khách Open tour theo tuyến cố định từ TPHCM – Phnompenh – Siem Reap và ngược lại từ năm 2007. Trong đợt công tác này, Mai Linh đã nhận giấy phép đầu tư vận chuyển hành khách bằng xe taxi tại thành phố Siem Reap. Như vậy, ngoài Taxi Airport đang hoạt động tại Phnompenh thì Taxi Mai Linh là công ty thứ hai hoạt động tại Campuchia và là công ty duy nhất hoạt động tại Siem Reap. Với hơn 3 triệu du khách tới Siem Reap hàng năm, việc Mai Linh Siem Reap taxi đi vào hoạt động sẽ làm thay đổi đáng kể bộ mặt đô thị nơi đây, du khách sẽ có nhiều lựa chọn hơn cho mình thay vì chỉ có xe tuktuk, một loại phương tiện vận chuyển hành khách chủ yếu của thành phố này.
- Từ Siem Reap, Campuchia, đoàn công tác đã khởi hành đi cửa khẩu Poipet và nhập cảnh vào Thái Lan. 200km từ Poipet về Bangkok là quãng đường để các thành viên trong đoàn công tác trao đổi, tham quan nhà ga và trạm dừng chân của tuyến vận tải đường dài Hua Lam Wong tại Bangkok, đây cũng là một mô hình mà Mai Linh đã triển khai ở Việt Nam từ năm 2005 và đưa vào sử dụng như trạm dừng chân Cà Ná, đồng thời hiện đang tiếp tục xây mới Trạm dừng chân tại khu kinh tế đặc biệt Lao Bảo cùng một số địa phương khác trên cả nước.
- Trao đổi với chúng tôi về ý nghĩa và tầm quan trọng của chuyến khảo sát này đối với cán bộ nhân viên Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Mai Linh Mekong, ông Trần Sỹ Chương, GĐ công ty cho biết: “Chuyến khảo sát lần này là điều kiện rất quan trọng để các thành viên của công ty học hỏi và nâng cao kiến thức hiểu biết của mình về đất nước, con người và đặc biệt là môi trường kinh doanh ở các nước sở tại. Trong tương lai những thành viên này sẽ được đưa đến đây để công tác và làm việc. Qua chuyến khảo sát như thế này, các thành viên có thể tự rút ra cho mình kinh nghiệm cũng như đưa ra được những ý tưởng mới trong họat động sản xuất kinh doanh cho công ty khi đến làm việc tại các nước nói trên".
- Sau hơn 1000km từ Bangkok, Thái Lan, đoàn công tác đã khởi hành đi Vientain, Lào và tới Savanakhet. Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Savanakhet, ông Nguyễn Đăng Chất tỏ ra rất vui mừng khi được đón tiếp đoàn công tác của Mai Linh. Ông Chất cũng đã thông báo tóm tắt về tình hình kinh tế xã hội tại địa phương, đồng thời tư vấn một số ngành nghề mà Mai Linh nên đầu tư tại đây. Tổng lãnh sự quán VN tại Savanakhet cũng hứa sẽ tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp VN nói chung và Mai Linh nói riêng đầu tư và kinh doanh có hiệu quả trên đất nước bạn.
- Làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo các sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Tài chính, Giao thông tỉnh Champasak về các dự án mà Mai Linh đang và chuẩn bị đầu tư, đoàn công tác đã được ông Xỏn Xay – Xỉ Phăn Đon, Ủy viên TƯ Đảng NDCM Lào, Chủ tịch UBND tỉnh thông báo những thành tựu kinh tế, xã hội của Champasak đồng thời cho biết UBND tỉnh Champasak rất ủng hộ những dự án mà Mai Linh đang và tiếp tục đầu tư tại Lào, đặc biệt là tại Champasak. Nói về việc Mai Linh đầu tư vào Champasak, ông Xỏn Xay – Xỉ Phăn Đon cho biết: “Champasak là thành phố đang phát triển của Nam Lào. Chúng tôi rất hoan nghênh và ủng hộ tập đoàn Mai Linh đến và đầu tư vào Champasak. Chúng tôi hiểu rằng, muốn phát triển kinh tế thì vận tải đóng vai trò vô cùng quan trọng, nhất là Champasak nằm trên tuyến hành lang Đông – Tây thì việc một tập đoàn có kinh nghiệm và số lượng phương tiện vận tải nhiều nhất Đông Nam Á như Mai Linh khi đặt chân vào đây sẽ là đòn bẩy mạnh mẽ trong việc thúc đẩy giao thương. Với tiềm năng sẵn có về tài nguyên thiên nhiên, các dòng sông có tiềm năng xây dựng nhà máy thủy điện v.v…, chúng tôi tin tưởng rằng Mai Linh sẽ thành công khi đầu tư vào Champasak không chỉ trong phạm vi vận tải mà cả trong các ngành nghề khác”.
- Tại đây, đại diện lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Champasak đã trao giấy phép thành lập công ty Mai Linh Champasak cho ông Hồ Minh Châu, Tổng giám đốc Tập đoàn Mai Linh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Công ty Mai Linh Champasak sẽ có các ngành nghề kinh doanh là vận tải hành khách và du lịch hoạt động trong nội địa Lào và quốc tế. Ngoài ra, Tập đoàn Mai Linh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên cũng được phép kết hợp với công ty Khăm Tịnh (Lào) khảo sát và lập dự án thuỷ điện ở Attapeu.
2.2.2. Chiến lược thâm nhập thị trường toàn cầu
- Chiến lược thâm nhập thị trường toàn cầu của doanh nghiệp là chiến lược xuyên quốc gia
+ Áp lực về giảm chi phí cao: chi phí du lịch và du học chiếm một phần không nhỏ trong thu nhập nên doanh nghiệp phải tìm cách giảm chi phí để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác hoạt động trong lĩnh vực này.
+ Áp lực đáp ứng nhu cầu theo địa phương cao: mỗi nước có nền văn hóa khác nhau, doanh nghiệp phải đảm bảo du học sinh và du khách thích ứng được với hoàn cảnh ở các nước đó.
Thâm nhập vào thị trường nước: Mỹ, Nga, Nhật
Thời gian bắt đầu thâm nhập : 2008
Hình thức thâm nhập : công ty con sở hữu hoàn toàn : công ty Mai Linh USA
Sự có mặt tại những thị trường như Nga, Nhật, Mỹ…trong năm 2008 của tập đoàn Mai Linh có thể được xem là bước đột phá táo bạo, bởi đây là những thị trường khó tính và năm 2008 là năm khó khăn bởi ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế Mỹ.
MLG đầu tư vào thị trường Nga, Nhật và Mỹ là du học và du lịch
Trong nước, thế mạnh của Mai Linh là vận tải và công ty đang cố gắng vươn đến vị trí số một trong khu vực. Tuy nhiên, ở Nga, Nhật hay Mỹ đều rất mạnh về vận tải, họ có những tập đoàn hùng mạnh mà Việt Nam không thể cạnh tranh. Do đó, Mai Linh chủ trương thu hút khách du lịch và du học, từ nguồn khách vận tải trong nước của Mai Linh. Năm 2008, so với năm học 2006-2007, số lượng du học sinh VN chỉ riêng tại Mỹ tăng 45,3%, tổng số lượng du học sinh VN tại Mỹ hiện nay trên 8.000 người. Đó là một con số cho thấy nhu cầu cho con em du học của các gia đình trung lưu ở VN là rất lớn. Qua những chuyến khảo sát tại Nhật và Mỹ, công ty đã có những cuộc hội thảo với các doanh nghiệp Nhật, Mỹ và nhận thấy nền giáo dục Nhật Bản gần gũi với VN nhưng rất tiên tiến, nhiều du học sinh VN đã thành đạt trên thị trường này, có thu nhập cao và kinh nghiệm, họ cũng mong muốn quay trở về VN để đầu tư, hoặc đầu tư vào một doanh nghiệp VN tại Nhật với phương châm phù hợp. Do đó, đây sẽ là thị trường tốt cho hướng phát triển du học và du lịch trong tương lai. Du học và du lịch Mỹ trong thời gian tới cũng là thị trường lớn hứa hẹn nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam nếu biết đón đầu. Hơn nữa, hiện nay, trong nước, MLG cũng đã khai thác lĩnh vực kinh doanh du lịch. Để làm tốt lĩnh vực này, không thể không có hoạt động kinh doanh du lịch ở nước ngoài và ngược lại vì Mai Linh mong muốn phục vụ du khách ngay tại nơi họ xuất phát.
Với nước Nga, ông Chủ tịch tập đoàn Mai Linh từng sinh sống và học tập và làm việc tại đây trong một khoảng thời gian tương đối dài nên có một số am hiểu nhất định về nhu cầu của người dân nước này. Ngoài ra, công ty cũng nhận thấy rất nhiều người Nga có nhu cầu đi du lịch các nước châu Á, để tắm nắng, tránh rét… Đây thực sự là nguồn khách hàng tiềm năng chưa được khai thác hết.Tập trung khai thác du học và du lịch nhưng MLG cũng đã đàm phán để mua lại một công ty taxi bên Mỹ và Nhật, dĩ nhiên đây là bước thâm nhập về kinh nghiệm quản lý, điều hành ở các nước tiên tiến áp dụng trong nước và đem những kinh nghiệm trong suốt 15 năm làm vận tải ở Việt Nam để áp dụng bên ấy. Nói chung, MLG rút ra những kinh nghiệm tốt nhất cho công tác quản lý mình trong bối cảnh mà ranh giới quốc gia dần dần mờ nhạt thay vào đó là những kỹ năng, những hiểu biết lẫn nhau và giao thoa văn hoá đa sắc tộc.
Sau Mỹ, Nga, Nhật, Mai Linh sẽ mở rộng ra những nơi mà ở đó môi trường tốt và luật pháp ổn định, và sẽ triển khai ngay khi điều kiện thuận lợi. Trong một vài năm tới, Mai Linh dự định sẽ nghiên cứu thật nghiêm túc khu vực Nam bán cầu và Đông Âu cho những lĩnh vực mới.
Mai Linh đầu tư vào thị trường Lào
Đại diện lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Champasak đã trao giấy phép thành lập công ty Mai Linh Champasak cho ông Hồ Minh Châu, Tổng giám đốc Tập đoàn Mai Linh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Công ty Mai Linh Champasak sẽ có các ngành nghề kinh doanh là vận tải hành khách và du lịch hoạt động trong nội địa Lào và quốc tế. Ngoài ra, Tập đoàn Mai Linh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên cũng được phép kết hợp với công ty Khăm Tịnh (Lào) khảo sát và lập dự án thuỷ điện ở Atôpư.
Mai Linh đầu tư vào thị trường Campuchia
việc đầu tư vào Campuchia không chỉ cho hiện tại mà còn là tầm nhìn tương lai. Với thế mạnh của mình là vận tải, Mai Linh đã triển khai dịch vụ vận tải hành khách Open tour theo tuyến cố định từ TPHCM – Phnompenh – Siem Reap và ngược lại từ năm 2007. Trong đợt công tác này, tập đoàn Mai Linh đã nhận giấy phép đầu tư vận chuyển hành khách bằng xe taxi tại thành phố Siem Reap. Như vậy, ngoài Taxi Airport đang hoạt động tại Phnompenh thì Taxi Mai Linh là công ty thứ hai hoạt động tại Campuchia và là công ty duy nhất hoạt động tại Siem Reap. Với hơn 3 triệu du khách tới Siem Reap hàng năm, việc Mai Linh Siem Reap taxi đi vào hoạt động sẽ làm thay đổi đáng kể bộ mặt đô thị nơi đây, du khách sẽ có nhiều lựa chọn hơn cho mình thay vì chỉ có xe tuktuk, một loại phương tiện vận chuyển hành khách chủ yếu của thành phố này.
Từ Siem Reap, Campuchia, đoàn công tác đã khởi hành đi cửa khẩu Poipet và nhập cảnh vào Thái Lan. 200km từ Poipet về Bangkok là quãng đường để các thành viên trong đoàn công tác trao đổi, tham quan nhà ga và trạm dừng chân của tuyến vận tải đường dài Hua Lam Wong tại Bangkok, đây cũng là một mô hình mà Mai Linh đã triển khai ở Việt Nam từ năm 2005 và đưa vào sử dụng như trạm dừng chân Cà Ná, đồng thời hiện đang tiếp tục xây mới Trạm dừng chân tại khu kinh tế đặc biệt Lao Bảo cùng một số địa phương khác trên cả nước.
2.3. Chiến lược phát triển
2.3.1. Trạm dừng chân góp phần giảm thiểu Tai nạn giao thông, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải
- Dọc theo quốc lộ 1A, Đại lộ Đông Tây, trong thời gian đến năm 2012, một loạt các Trạm dừng chân Mai Linh sẽ được triển khai xây dựng và đưa vào hoạt động, giải quyết được vấn đề muôn thuở của ngành giao thông vận tải về vấn đề điểm nghỉ ngơi cho khách đi đường dài và khách du lịch.
- Ông Hồ Huy, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mai Linh Nam Trung Bộ & Tây Nguyên cho biết: Mai Linh đã có ý tưởng xây dựng và đưa vào hoạt động các trạm dừng chân từ năm 2005. Hiện dự án đang được gấp rút triển khai thực hiện.
- Là một tập đoàn kinh tế đa ngành lấy kinh doanh vận tải làm mũi nhọn, Mai Linh nhận thấy nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn đổi mới và hội nhập đã thúc đẩy nhu cầu đi lại của người dân cũng như thu hút khách du lịch đến với Việt Nam, thế nhưng thực trạng hệ thống các tiện ích phục vụ giao thông vận tải đường bộ ở nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu của hành khách. Bên cạnh đó, chủ trương của Chính phủ cho đến năm 2010 là định hướng đầu tư vào một số ngành dịch vụ, chủ yếu là dịch vụ giao thông vận tải và dịch vụ du lịch. Định hướng cũng chỉ rõ sự cấp thiết phải hình thành các trạm dịch vụ dọc theo các tuyến đường bộ với các tiện ích như bãi đỗ, bảo dưỡng xe kết hợp ăn uống vệ sinh, nghỉ ngơi, bán sản phẩm địa phương…
- Chính vì thế, Mai Linh nhận thức rất rõ tầm quan trọng của Trạm dừng chân trong việc phục vụ cho hệ thống kinh doanh của Mai Linh Express và cho tất cả xe cộ lưu thông trên đường; chúng tôi mong muốn góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, tăng thêm độ an toàn cho khách hàng, phù hợp với sự phát triển kinh tế đất nước trong thời hội nhập. Và chắc chắn việc phát triển hệ thống trạm dừng chân này sẽ còn làm điểm tựa cho việc phát triển các tour du lịch nội địa và các tuyến du lịch quốc tế trong tương lai.
2.3.2. Chiến lược áp dụng
Trong quá trình phát triển Mai Linh đã sử dụng nhiều chiến lược phát triển khác nhau tùy vào từng giai đoạn phát triển của công ty. Song các chiến lược mà được công ty áp dụng nổi bật là: chiến lược tập trung mở rộng thị trường, đa dạng hóa hàng ngang và đa dạng hóa tổ hợp.
2.3.2.1. Chiến lược tập trung mở rộng thị trường
Khi công ty mới thành lập (khi đó là công ty TNHH Mai Linh), lượng vốn đang còn ít công ty đã sử dụng chiến lược tập trung mở rộng thị trường bằng dịch vụ taxi. Biểu hiện rõ nét cho chiến lược này của Mai linh là từ năm 1993 đến năm 1997, Công ty đã mở rộng thị trường sang 18 tỉnh, thành trong cả nước, tạo thành một mạng lưới cung cấp dịch vụ taxi trải dài từ Bắc vào Nam, với tổng số đầu xe lên tới hơn 1.800 chiếc, giải quyết công ăn việc làm cho hơn 5.000 lao động. Nhắc đến tên, không ai không biết đến những chiếc xe taxi màu Trắng - Xanh rất thanh lịch, có mặt khắp các nẻo đường, kịp thời đáp ứng nhu cầu đi lại của khách hàng gần xa.
Với đội ngũ lái xe trung thực, dễ thương và phương châm “Luôn ân cần phục vụ bà con cô bác”, Mai Linh đã xác định rõ khách hàng như những người thân, họ hàng ruột thịt của mình nên phải có thái độ phục vụ chu đáo, thân tình… Bên cạnh đó, Mai Linh luôn chú trọng đầu tư xe mới với nhiều chủng loại hiện đại nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu và mong đợi của khách hàng, như: Vios, Zace, Jolie, Corolla, Camry, Fiat, Dodlo, Wagon. Matiz,… Cùng với hệ thống đồng hồ tính tiền chuẩn xác, luôn được kiểm soát bởi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và cơ quan có thẩm quyền, tất cả đã tạo nên uy tín và chất lượng vượt trội của dịch vụ taxi Mai Linh trong cả nước.
chung phát triển một sản phẩm để tạo nên sự khác biệt của sản phẩm và tăng cường thâm nhập thị trường mở rộng thị trường mới.Và Mai Linh đã rất thành công với chiến lược này.
2.3.2.2. Chiến lược đa dạng hóa
Khi công ty đã thu được những thành công nhất định,Mai linh đã chuyển sang kinh doanh đa lĩnh vực, đa ngành nghề. Mai Linh đã sử dụng đông thời cả chiế lược đa dạng hóa hàng ngang và đa dạng hóa tổ hợp.
2.3.2.2.1 Đa cạng hóa hàng ngang
Với chiến lược đa dạng hóa hàng ngang, công ty đưa vào kinh doanh các dịch vụ mới như: du lịch, vận tải hàng hóa hay vận tải taxi nước.Trong các ngành kinh doanh mới này Mai linh đặc biêt thành công với ngành du lịch.
Du lịch là một thành viên của Công ty Cổ phần Mai Linh, hoạt động theo giấy phép kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế do Tổng cục Du lịch cấp. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh vận tải và dịch vụ du lịch, Du lịch Mai Linh đã trở thành một trong những trung tâm du lịch có uy tín, đặc biệt là việc tổ chức các tour du lịch nội địa và quốc tế.
Đến với Du lịch Mai Linh, quý khách sẽ được thỏa mãn bởi cung cách phục vụ ân cần, chuyên nghiệp của đội ngũ CBCNV lành nghề, mến khách. Trung tâm thường xuyên tổ chức các tour du lịch trong và nước ngoài. Tận dụng ưu thế sẵn có là một hệ thống các công ty thành viên trải dài trên cả nước, Trung tâm dễ dàng kết nối các tour du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Hiện nay, Trung tâm đang tham gia vào dự án cung cấp phương tiện vận chuyển trên Con Đường Di Sản Văn Hoá Thế Giới. Các tour du lịch outbound thường được tổ chức và đã có nhiều khách như: Trung quốc, Thái Lan, Malaisia, Singapore… Và đã tổ chức thành công nhiều tour du lịch inbound của khách đến từ Mỹ, Thuỵ điển,… và đã nhận được rất nhiều lời khen tặng của khách.
2.3.2.2.2 Đa dạng hóa tổ hợp
Còn với chiến lược đa dạng hóa tổ hợp, Mai linh đưa vào phát triển một số lĩnh vực mới như: Đào tạo, tài chính, xây dựng, thương mại, tư vấn và quản lý, CNTT và truyền thông
Trong lĩnh vực tư vấn quản lý, Mai linh có 3 công ty con chuyên cung cấp lĩnh vực này là:
Công ty TNHH DỊCH VỤ BẢO VỆ AN NINH
Công ty CP TM-DV-TK & IN BAO BÌ NĂNG ĐỘNG
Công ty CP ĐÀO TẠO & TƯ VẤN QLCL TÂN HƯNG
Trong đào tạo, Mai Linh đã thành lập trường trung cấp Mai Linh và hướng tới phát triển thành trường cao đẳng. Trường trung cấp Mai Linh chủ yếu đào tạo 3 ngành học là: sửa chữa & khai thác thiết bị cơ khí, Du lịch (hướng dẫn viên du lịch, quản lý nhà hàng khách sạn) và Hạch toán kế toán.
Tháng 5 năm 2008 công ty cổ phần Địa ốc Mai linh được thành lập. Công ty cổ phần công nghẹ truyền thông Mai Linh(MLI) ra đời dánh dấu bước xâm nhập lĩnh vực truyền thông của Mai Linh.Ngoài ra, Mai linh còn phát triển các dịhj vụ du học, du lịch để thâm nhập vào các thị trường Nga Nhật Mỹ
2.4. Chiến lược cạnh tranh
Chiến lược cạnh tranh
Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng phải vươn lên để khẳng định vị thế của mình. Tuy nhiên đây cũng là một sức ép đối với các nhà quản lý bởi họ không biết làm thế nào để có thể phát huy tối đa hiệu quả sản xuất.
Một trong những chiến lược được các nhà quản lý quan tâm nhiều nhất chính là chiến lược “Khác biệt hoá sản phẩm”. Chiến lược khác biệt hoá là chiến lược đưa ra một sản phẩm khác hẳn sản phẩm của các đối thủ sao cho khách hàng đánh giá cao sản phẩm của mình.
Đối với MGL, công ty đã áp dụng chiến lược khác biệt hóa sản phẩm dựa trên các hình thức như: khác biệt hóa nhờ tự thân sản phẩm dịch vụ và các dịch vụ đi kèm.
Nếu tính theo thời gian gia nhập thị trường vận tải hành khách trên tuyến cố định thì Mai Linh Express còn khá non trẻ. Tuy nhiên, thương hiệu Mai Linh Express đã nhanh chóng tạo dựng thương hiệu của mình bằng việc nỗ lực xây dựng dịch vụ đạt tiêu chuẩn mà đơn vị này đã cam kết với khách hàng. Mai Linh Express cam kết xuất bến đúng giờ và không bắt khách dọc đường dù trên xe chỉ có một hành khách. Cũng các tiêu chuẩn phục vụ khăn lạnh, nước uống… như các đơn vị xe chất lượng cao khác, Mai Linh còn kiên quyết xây dựng một hình ảnh xe không khói thuốc lá.
Chất lượng dịch vụ Mai Linh Express không chỉ được đảm bảo trên hành trình mà còn được phục vụ chu đáo, tận tình đến từng hành khách bắt đầu từ lúc mua vé. Khách hàng có thể đặt vé qua tổng đài điện thoại, yêu cầu dịch vụ giao vé tận nhà trong nội thị. Tại TP.HCM, với đoàn khách từ 4 người trở lên Mai Linh Express có chính sách hỗ trợ khách hàng từ nhà ra bến xe bằng hình thức tặng voucher (phiếu đi taxi) taxi Mai Linh để khách hàng có thể chủ động được thời gian của mình. Tại các tỉnh, thành khác, Mai Linh Express áp dụng dịch vụ đưa đón tận nhà tạo sự thuận tiện cho hành khách khi sử dụng dịch vụ Mai Linh Express. Bên cạnh đó, các trạm dừng chân cung cấp các dịch vụ để khách hàng mua sắm, giải lao trong lúc dừng xe…. thể hiện dịch vụ khép kín của Mai Linh một cách chuyên nghiệp. Từ khi có trạm dừng chân Mai Linh được đưa vào phục vụ đã đem đến cho khách hàng nhiều tiện ích như nghỉ ngơi, mua sắm, đặc biệt là đặc sản của từng vùng miền. Ngoài ra, trong thời gian khách hàng nghỉ ngơi tại đây, phương tiện được kiểm tra, bảo dưỡng và vệ sinh sạch sẽ trước khi hành khách thực hiện hành trình tiếp theo.
Bên cạnh đó công ty còn khác biệt hóa nhờ nhân sự. Với Mai Linh, qua 15 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, bên cạnh vốn, chiến lược kinh doanh thì sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp đã bám sâu vào trong từng nhân viên, làm nên sự khác biệt giữa Mai Linh với đối thủ cạnh tranh.
Sự khác biệt đó được thể hiện ra ở những “tài sản” vô hình như: sự trung thành của nhân viên, bầu không khí làm việc như một đại gia đình, sự tin tưởng của nhân viên vào các quyết định và chính sách của Ban lãnh đạo, tinh thần đồng đội trong mọi công việc của CBNV...
Với Mai Linh, văn hóa doanh nghiệp đã mang lại lợi thế cạnh tranh vô cùng quan trọng. Ngay từ khi mới thành lập (1993), Mai Linh là doanh nghiệp đầu tiên có chế độ tuyển dụng ưu đãi dành cho người lao động xuất thân từ các lực lượng vũ trang xuất ngũ, chuyển ngành. Điều này còn được ghi rõ trong quy chế tuyển dụng lao động.
Ngoài việc chú trọng đến công tác huấn luyện, nâng cao nghiệp vụ thường xuyên để đào tạo một đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp, Hội đồng quản trị Mai Linh còn có nhiều chế độ đãi ngộ cho CBNV như: Bán xe trả góp, xây dựng hàng trăm căn hộ với giá ưu đãi, tặng “cổ phiếu hưu trí” cho những CBNV có nhiều đóng góp để anh em yên tâm làm việc lâu dài.
Ông Hồ Huy, Chủ tịch HĐQT Mai Linh cho biết: “Trong kinh doanh, nhiều khi những thông tin có chủ ý cũng gây ảnh hưởng đến cá nhân và hoạt động của công ty. Nhưng nhờ có một tập thể đoàn kết, biết xây dựng, giữ gìn và bảo vệ lợi ích chung mà công ty Mai Linh chúng tôi đã vững mạnh và phát triển như ngày hôm nay”.
Quả vậy, thiếu vốn doanh nghiệp có thể đi vay, thiếu nhân lực có thể bổ sung thông qua con đường tuyển dụng, thiếu thị trường có thể từng bước mở rộng thêm, các đối thủ cạnh tranh có thể bắt chước và đi mua tất cả mọi thứ hiện hữu nhưng lại không thể bắt chước hay đi mua được sự cống hiến, lòng tận tụy và trung thành của từng nhân viên trong doanh nghiệp. Khi đó, văn hóa doanh nghiệp làm nên sự khác biệt và là một lợi thế cạnh tranh.
“Chúng tôi luôn coi con người là tài sản quý nhất của công ty. Việc Mai Linh bán xe trả góp cho anh em, đãi ngộ họ bằng các chế độ như thưởng, cấp học phí đào tạo, trả bằng cổ phiếu, chăm lo gia đình họ... đều xuất phát từ ý nghĩ ấy, vì suy cho cùng doanh nghiệp đối xử tốt với nhân viên thì họ mới gắn bó, hết lòng để có một Mai Linh ngày nay” – đó là “bí quyết” để gìn giữ, phát triển nguồn nhân lực của ông Hồ Huy và Ban lãnh đạo tập đoàn Mai Linh, bởi một trong những điều khó nhất của các doanh nghiệp hiện nay là giữ chân nhân tài chứ chưa hẳn là vốn hay công nghệ.
Hoạt động từ thiện quan trọng như chính hoạt động kinh doanh
Một sự khác biệt nữa góp phần tạo nên thương hiệu Mai Linh là “văn hóa về nguồn” với các chương trình đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn mà doanh nghiệp đã tạo dựng, duy trì trong nhiều năm qua. Chương trình “Thăm lại chiến trường xưa” (Điện Biên Phủ) năm 2004; chương trình “Tiếp lửa truyền thống - Vang mãi khúc quân hành” năm 2006 cho hàng ngàn cựu chiến binh về thăm lại chiến trường xưa hay tài trợ cho Lễ hội Du Lịch Sầm Sơn; xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương; ủng hộ đồng bào các vùng bị lũ lụt, thiên tai như chương trình “Lửa ấm về các miền quê” tài trợ hàng nghìn con trâu, áo ấm cho đồng bào bị ảnh hưởng đợt rét đậm, rét hại dịp Tết Bính Tý 2008; chương trình tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên…
Tổng số tiền mà Mai Linh dành cho các hoạt động xã hội từ thiện đã đạt hơn hai mươi tỷ đồng. Nói về nét văn hóa đặc trưng này của Mai Linh, ông Hồ Huy bày tỏ: Ngay từ ngày thành lập, Mai Linh đã chủ trương xây dựng văn hoá Mai Linh “uống nước nhớ nguồn”, bởi đó là cách chúng tôi tri ân tổ tiên, những người đã xả thân vì đất nước để Mai Linh có cơ hội phát triển như hôm nay.
Xây dựng và sử dụng văn hóa của mình chính là nguồn gốc tạo nên sự khác biệt và là con đường chiến thắng trên thương trường. Mai Linh đã không chỉ xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp thuần tuý mà điều quan trọng là đã biến những giá trị văn hóa đó thành lợi nhuận, đưa vào trong nhận thức và như một phần giá trị của mỗi nhân viên và đội ngũ lãnh đạo.
2.5. Chiến lược chức năng
2.5.1. Chiến lược Marketing
Marketing là một trong những công cụ quan trọng giúp cho DN đưa sản phẩm dịch vụ của mình tới tay người tiêu dùng. Việc áp dụng chiến lược marketing trong MLG luôn được cọi trọng, tập đoàn Mai Linh đã nhiều lần mở các lơp đào tạo huấn luyện cho cán bộ quản lý, chuyên viên, công nhân viên trong toàn hệ thống về marketing. Chương trình đào tạo và bồi dưỡng cho CBNV hoạt động trong lĩnh vực và liên quan đến marketing với mục đích thống nhất phương thức lập kế hoạch và ngân sách marketing. Ngoài ra, đây còn là dịp để CBNV chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường và nâng cao năng suất làm việc trên lĩnh vực
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chiến lược kinh doanh của tập đoàn Mai Linh.doc