MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS 1
VÀ NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS BÊN THỨ BA - 3PL 1
I. TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS 1
1.1. Khái niệm về logistics 1
1.2 Logistics là sự phát triển cao, hoàn thiện của dịch vụ vận tải đa phương thức 4
1.3. Phân loại logistics 5
1.3.1. Phân loại theo hình thức logistics 5
1.3.2 Phân loại theo quá trình 7
1.3.3 Phân loại theo đối tượng hàng hoá 7
1.4 Vai trò của logistics 8
1.4.1 Vai trò của logistics đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân 8
1.4.2 Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp 8
II. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS 10
2.1. Khái niệm dịch vụ logistics 10
2.2. Các loại hình dịch vụ logistics chủ yếu 11
2.3 Nội dung của hoạt động logistics 12
2.3.1 Mua sắm nguyên vật liệu 12
2.3.2 Dịch vụ khách hàng 13
2.3.3 Quản lý hoạt động dự trữ 14
2.3.4 Dịch vụ vận tải 15
2.4 Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics 17
2.4.1 Điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụ logistics chủ yếu 17
2.4.2 Điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải 18
2.4.3 Điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụ logistics liên quan khác 19
III. TỔNG QUAN VỀ NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS BÊN THỨ BA – 3PL 20
3.1 Khái niệm nhà cung cấp dịch vụ logistics 20
3.2. Dịch vụ logistics do các LSP cung cấp 22
3.3 Nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba – 3PL 24
3.3.1 Khái niệm về nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba – 3PL 24
3.3.2 Phân loại các nhà 3PL 26
3.4 Phân biệt mô hình 3PL và 4PL 28
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN VINAFCO 31
I. TÌNH HÌNH KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN VINAFCO TRONG THỜI GIAN QUA 31
1.1 Tổng quan về Công ty TNHH tiếp vận Vinafco 31
1.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH tiếp vận Vinafco trong thời gian qua 34
1.2.1 Các dịch vụ cung cấp 34
1.2.1.1 Dịch vụ logistics 34
1.2.1.2 Dịch vụ vận tải đa phương thức 35
1.2.1.3 Dịch vụ giao nhận quốc tế 36
1.2.2 Tình hình kinh doanh của Công ty 37
II. TÌNH HÌNH KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN VINAFCO TRONG THỜI GIAN QUA 42
2.1 Các dịch vụ logistics hiện có 42
2.1.1 Cho thuê kho, bốc xếp, vận tải và phân phối hàng hoá từ kho đến đại lý, khách hàng 42
2.1.2 Dịch vụ phân phối hàng hoá 44
2.1.3 Cung ứng vật tư, nguyên nhiên liệu 48
2.2 Tình hình kinh doanh 48
III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN VINAFCO TRONG THỜI GIAN QUA 53
3.1 Điểm mạnh 54
3.1.1 Chất lượng dịch vụ logistics tương đối tốt 54
3.1.2 Đội ngũ nhân viên logistics chuyên nghiệp hơn 57
3.1.3 Tăng cường hợp tác với nước ngoài 57
3.1.4 Hệ thống công nghệ thông tin nâng cao chất lượng dịch vụ logistics 58
3.2 Điểm yếu 59
3.2.1 Còn tập trung nhiều vào các hoạt động giao nhận truyền thống 59
3.2.2 Dịch vụ thiếu tính liên kết 60
3.2.3 Hoạt động kho bãi còn yếu 61
3.2.4 Chất lượng nhân viên làm việc trong lĩnh vực logistics còn yếu 62
3.2.5 Áp dụng công nghệ thông tin còn hạn chế 63
3.2.6 Hoạt động logistics mới chỉ ở trong phạm vi hẹp 64
3.2.7 Sự yếu kém của hoạt động marketing và dịch vụ khách hàng 64
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN VINAFCO TRONG THỜI GIAN TỚI 67
I. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN VINAFCO TRÊN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ LOGISTICS VIỆT NAM 67
1.1 Cung - cầu dịch vụ logistics trên thị trường Việt Nam 67
1.1.1 Cầu dịch vụ logistics trên thị trường Việt Nam 67
1.1.2 Cung dịch vụ logistics trên thị trường Việt Nam 69
1.2 Cơ hội và thách thức của Công ty TNHH tiếp vận Vinafco trên thị trường dịch vụ logistics Việt Nam 71
1.2.1 Cơ hội 71
1.2.2 Thách thức 76
1.3 Chiến lược phát triển VINAFCO Logistics trong thời gian tới 81
II. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC CHO KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN VINAFCO TRONG THỜI GIAN TỚI 83
2.1 Xác định các yếu tố về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, xây dựng ma trận SWOT của VINAFCO Logistics trong việc kinh doanh dịch vụ logistics 83
2.2 Các giải pháp chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics tại Công ty TNHH Tiếp vận Vinafco trong thời gian tới 85
III. KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC TRONG THỜI GIAN TỚI 92
3.1 Kế hoạch thực hiện các giải pháp chiến lược theo từng giai đoạn 92
3.1.1 Giai đoạn 2009 -2010 92
3.1.2 Giai đoạn 2011 – 2015 93
3.1.3 Giai đoạn 2016 – 2020 94
3.2 Điều kiện thực hiện chiến lược 95
3.3 Nguyên tắc đánh giá và điều chỉnh chiến lược 96
3.3.1 Nguyên tắc đánh giá chiến lược 96
3.3.2 Nguyên tắc điều chỉnh chiến lược 97
110 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11475 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty VINAFCO Logistics là một trong số ít ỏi những doanh nghiệp vận chuyển khá thành công các chuyến hàng NH3 nhằm mục đích sản xuất mì chính.
Đặc biệt, Công ty đã áp dụng và trở thành một trong số các công ty tại Việt Nam thực hiện mô hình phân phối hàng hóa 3PL (Third Party Logistics); phân phối hàng hóa trọn gói từ khâu bảo quản, lưu giữ hàng hóa, đến khâu vận chuyển, giao nhận tận nơi khách hàng yêu cầu bằng các hình thức vận chuyển như ôtô, xe máy được khách hàng sơn ICI đánh giá cao. Ngoài ra, Công ty đang hướng đến việc cung cấp dịch vụ vận chuyển, giao nhận phân phối hàng hóa theo thời gian mà khách hàng yêu cầu.
Trong thời kỳ Việt Nam hội nhập, dịch vụ logistics luôn luôn có xu thế biến động và liên tục được cải tiến chất lượng, nhằm tìm ra các giải pháp tối ưu nhất. Trên cơ sở đó, Công ty đã không ngừng tìm tòi các giải pháp nhằm hướng tới việc hoàn thiện tất cả các quy trình, công đoạn trong việc cung ứng dịch vụ logistics cho khách hàng. Như vậy, VINAFCO Logistics đã và đang hướng tới một quy trình đó là giao hàng từ kho (distribution centre/warehouse/depot) đến các nhà phân phối (shops/agents/distributors...) với phương châm “Liên tục nghiên cứu cải tiến quy trình nhằm rút ngắn thời gian giao hàng và đảm bảo việc giao hàng đúng giờ, an toàn hàng hoá ”.
Hiện nay Công ty đã áp dụng cho mô hình 3PL (Third Party Logistics) trọn gói được thực hiện theo quy trình các bước như sau:
1. Tiếp nhận yêu cầu khách hàng qua hệ thống điện thoại/email/fax…công việc được thực hiện bởi các nhân viên trực điện thoại chuyên nghiệp thuộc bộ phận dịch vụ khách hàng (Customer Service Team).
2. Các nhân viên thuộc bộ phận dịch vụ khách hàng tiếp nhận yêu cầu khách hàng (sales order), tiến hành xử lý đơn hàng trên hệ thống phần mềm quản lý chuyên nghiệp (BPCS, WMS software…). Các công đoạn xử lý bao gồm xác lập đơn hàng trên hệ thống (key – in), kiểm tra về tình trạng công nợ, xử lý công nợ, kiểm tra tình trạng sẵn sàng của đơn hàng (tình trạng thiếu - đủ của đơn hàng), xác nhận đơn hàng hoàn tất…
3. Chuyển đơn gom hàng (picking list) cho bộ phận kho và bộ phận vận tải.
a. Bộ phận kho nhận lệnh gom hàng sẽ tiến hành gom hàng và xác nhận tình trạng thực tế chắc chắn của đơn hàng có thể được giao hay không, báo cáo lại cho bộ phận dịch vụ khách hàng để tiến hành in hoá đơn.
b. Bộ phận vận tải nhận lệnh gom hàng và tiến hành các hoạt động điều phối vận tải/sắp xếp phương tiện cho việc vận chuyển hàng hoá.
4. Sau khi nhận được xác nhận từ kho, bộ phận dịch vụ khách hàng sẽ in hoá đơn và chuyển xuống kho làm thủ tục xuất hàng ra khỏi kho.
5. Tuỳ theo phương thức giao hàng :
a. Khách hàng tự đến lấy (Self Pick Up)
b. Giao hàng ra các bến xe trung chuyển (Bus station)
c. Giao hàng đến các đại lý hoặc trực tiếp tới người tiêu dùng.
Bộ phận vận tải căn cứ vào hình thức giao hàng sẽ điều phương tiện hợp lý để chuyển hàng ra khỏi kho và giao đến các đại lý/hoặc trực tiếp người tiêu dùng.
Sơ đồ 1: Quy trình giao hàng
Nguồn: www.vlc.com.vn
Trong các công đoạn được liệt kê ở trên, công đoạn thông thường sẽ phải hứng chịu hậu quả dây chuyền nếu xảy ra việc giao hàng chậm chính là công đoạn cuối cùng trong mắt xích cung ứng – công đoạn vận chuyển hàng hoá.
Xác định điểm mấu chốt của công đoạn này, Công ty đã chủ động biên soạn các quy trình vận chuyển giao nhận hàng hoá của bộ phận điều hành vận tải, giao hàng. Các mắt xích trong công đoạn này được tính toán và hạch định từng thời lượng chính xác, mỗi công đoạn đều có gắn liền với từng chức danh công việc cụ thể. Để có thể tận dụng tối đa thời gian hoạt động vận chuyển và giao nhận hàng hoá, tránh giờ cao điểm cấm ôtô tải, các tuyến đường cấm, Công ty tổ chức linh hoạt mô hình phương tiện vận chuyển kết hợp cả ôtô tải và vận chuyển bằng xe máy.
Quy trình giao hàng từ kho phân phối đến các đại lý như sơ đồ 2:
Sơ đồ 2: Nhân viên giao nhận áp tải/lái xe thông tin về Trung tâm phân phối khi gặp sự cố bất thường
Nguồn: www.vlc.com.vn
Với từng công đoạn của quá trình giao hàng, Công ty tổ chức giám sát chặt chẽ, cải tiến nhằm rút ngắn những khoảng thời gian không cần thiết để hàng hoá đến tay khách hàng ngày một đúng giờ và an toàn hơn nữa.
2.1.3 Cung ứng vật tư, nguyên nhiên liệu
Ngoài việc cung cấp dịch vụ vận tải, kho bãi và phân phối hàng hoá, Công ty TNHH tiếp vận Vinafco còn là một đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong quản trị vật tư. Công ty hiện đang cung ứng nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho các nhà máy, các cơ sở sản xuất trong cả nước đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, giá cả, vị trí và tiến độ giao hàng, hiệu quả tối đa trong sử dụng.
Bên cạnh đó, Công ty còn mua bán nguyên vật liệu, vật tư, máy móc, thiết bị phụ tùng, hàng hoá phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng cũng như buôn bán vật liệu xây dựng các loại.
Đồng thời với việc cung cấp nguyên vật liệu, Công ty còn thực hiện chuyên chở nguyên vật liệu đến tận địa điểm của khách hàng nếu như khách hàng của Công ty có yêu cầu, đảm bảo kịp thời đầu vào cho sản xuất.
2.2 Tình hình kinh doanh
Dù 2008 là năm thị trường có nhiều biến động nhưng tình hình kinh doanh dịch vụ logistics của Công ty TNHH tiếp vận Vinafco vẫn giữ được tính ổn định về doanh thu và lợi nhuận. Do đặc thù của những loại hình dịch vụ mà kết quả kinh doanh không chịu ảnh hưởng lớn. Đơn cử như dịch vụ cho thuê kho bãi, loại hình dịch vụ này dựa trên cơ sở hợp đồng kho bãi dài hạn từ 1 - 3 năm và không điều chỉnh lớn như các hợp đồng vận tải, nên mức doanh thu đạt được không chịu nhiều biến động.
Ta có các bảng giá trị cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của các loại hình dịch vụ logistics như sau:
Trong đó:
Bảng 3. Bảng cơ cấu doanh thu các loại hình dịch vụ logistics của VINAFCO Logistics
STT
2004
2005
2006
2007
2008
Doanh thu (tỷ VNĐ)
Tỷ trọng (%)
Doanh thu (tỷ VNĐ)
Tỷ trọng (%)
Doanh thu (tỷ VNĐ)
Tỷ trọng (%)
Doanh thu (tỷ VNĐ)
Tỷ trọng (%)
Doanh thu (tỷ VNĐ)
Tỷ trọng (%)
Dịch vụ 3PL (Third Party Logistics)
15,69
34,09
18,57
41,71
20,16
44,21
19,67
45,67
22,36
46,39
Cho thuê kho, bốc xếp, vận tải và phân phối hàng hoá từ kho đến đại lý, khách hàng
20,59
44,73
16,99
38,16
15,36
33,66
11,56
26,85
14,27
29,6
Cung ứng vật tư, nguyên nhiên liệu
9,75
21,18
8,96
20,13
10,09
22,13
11,84
27,48
11,57
24,01
Tổng doanh thu
46,03
44,52
45,61
43,08
48,18
Nguồn: Báo cáo kiểm toán 2004, 2005, 2006, 2007, 2008 của VINAFCO Logistics
Bảng 4. Bảng cơ cấu lợi nhuận các loại hình dịch vụ logistics của VINAFCO Logistics
STT
2004
2005
2006
2007
2008
Lợi nhuận (tỷ VNĐ)
Tỷ trọng (%)
Lợi nhuận (tỷ VNĐ)
Tỷ trọng (%)
Lợi nhuận (tỷ VNĐ)
Tỷ trọng (%)
Lợi nhuận (tỷ VNĐ)
Tỷ trọng (%)
Lợi nhuận (tỷ VNĐ)
Tỷ trọng (%)
Dịch vụ 3PL (Third Party Logistics)
0,82
56,54
1,01
52,62
0,98
51,23
1,05
50,02
1,94
65,41
Cho thuê kho, bốc xếp, vận tải và phân phối hàng hoá từ kho đến đại lý, khách hàng
0,45
31,02
0,58
30,37
0,55
28,96
0,74
35,34
0,65
22,1
Cung ứng vật tư, nguyên nhiên liệu
0,18
12,44
0,32
17,01
0,38
19,81
0,31
14,61
0,37
12,49
Tổng lợi nhuận
1,45
1,91
1,92
2,11
2,97
Nguồn: Báo cáo kiểm toán 2004, 2005, 2006, 2007, 2008 của VINAFCO Logistics
Doanh thu của dịch vụ logistics xếp thứ hai sau dịch vụ vận tải đa phương thức truyền thống, nhưng lợi nhuận luôn ở vị trí số 1. Hiệu quả thu được của dịch vụ này trong 5 năm trở lại đây doanh thu đạt được không có nhiều biến chuyển, dao động xung quanh mức 44 tỷ đồng, năm 2008 tăng lên con số 48 tỷ là do có sự sáp nhập thêm 1 số đơn vị nên doanh thu cộng gộp cũng vì thế mà tăng lên.
Trong các loại hình dịch vụ logistics mà VINAFCO Logistics cung cấp thì đứng đầu về cả doanh thu lẫn lợi nhuận đều là dịch vụ 3PL (Third-Party Logistics), chiếm khoảng 36 - 45 % tổng doanh thu của dịch vụ logistics, lợi nhuận đạt được thì ở mức cao hơn từ 52 - 65%. Ngay từ những năm 2004, khoảng thời gian đầu triển khai dịch vụ 3PL, thì dịch vụ này đã đạt được mức doanh thu 15,69tỷ; những năm sau đó cả doanh thu và lợi nhuận đều tăng, giữ mức độ đồng đều, không có biến động quá lớn về số liệu trong các năm từ 2005 – 2008. So sánh từ doanh thu và lợi nhuận của dịch vụ 3PL thì có thể thấy được loại hình này đạt hiệu quả kinh doanh cao khi mà lợi nhuận của nó ở mức trên 50% tổng lợi nhuận của dịch vụ logistics.
Nhóm dịch vụ: cho thuê kho, bốc xếp, vận tải và phân phối hàng hoá từ kho đến đại lý, khách hàng có mức doanh thu vào khoảng 38 - 44%, tuy nhiên bắt đầu sang những năm 2006, 2007 thì doanh thu cũng như lợi nhuận đều giảm.
Dịch vụ cung ứng vật tư, nhiên liệu chỉ là một dịch vụ nhỏ trong số các dịch vụ logistics mà Công ty tiến hành cung cấp, nó không được chú trọng nhiều, chính vì thế mà doanh thu không cao, nằm vào khoảng 9 - 11 tỷ đồng, lợi nhuận từ 12 - 18%, những năm gần đây có tăng hơn so với trước đó nhưng không nhiều.
Tóm lại, xét trên số liệu thì có thể thấy loại hình dịch vụ 3PL đạt hiệu quả cao và cần được chú trọng đầu tư hơn nữa. Bên cạnh đó cũng cần song song nâng cao hiệu quả kinh doanh cho nhóm dịch vụ logistics lõi: kho bãi, bốc xếp…Xu thế của thời đại hiện nay là xu thế phát triển những dịch vụ logistics lõi lên một giai đoạn phát triển cao hơn của nó – dịch vụ 3PL.
Năm 2008 Công ty đã tổ chức khớp nối, vận chuyển được trên 30.000 tấn hàng theo mô hình chuỗi dịch vụ tổng hợp từ kho tới các đại lý tiêu thụ, bao gồm các mặt hàng: sản phẩm sữa, dầu nhớt, nước giải khát các loại…Đặc biệt là đã tổ chức thực hiện việc tiếp nhận, lưu kho, phân loại, vận chuyển, phân phối gần 2000 trạm thiết bị viễn thông tới 61 tỉnh thành cho dự án của tập đoàn Huawei (Trung Quốc), EVN, VMS và hoàn thành việc khớp nối, tổ chức vận chuyển, thông quan trọn gói một dự án thuỷ điện.
Hiện nay Công ty đang quản lý, khai thác 35.000m2 kho bãi của Công ty mẹ - Công ty cổ phần Vinafco tại Tiên Sơn - Bắc Ninh, ngoài ra còn thuê 7.000m2 kho để kinh doanh tại khu vực cảng Hà Nội; 3.000m2 thuê tại Đà Nẵng và 3.000m2 thuê tại Thành phố Hồ Chí Minh phục vụ các dự án. Mặc dù có khó khăn trong những tháng cuối năm, nhưng khối dịch vụ liên quan tới kho bãi này nhìn chung ít hoặc chưa chịu tác động, ảnh hưởng xấu của thị trường, vẫn đảm bảo tỷ lệ lấp đầy đạt 92% tại Tiên Sơn, 100% tại các kho thuê. Đặc biệt, dịch vụ 3PL sau 4 năm triển khai cho tập đoàn sơn đa quốc gia ICI đã được đánh giá cao, góp phần khẳng định tính chuyên nghiệp cũng như thương hiệu VINAFCO Logistics. Trong năm 2008, nhóm phụ trách ICI đã tổ chức tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn hàng, bốc xếp và vận chuyển đến các hộ tiêu dùng/đại lý của các tỉnh phía Bắc trên 20.000 tấn hàng với đa dạng các loại phương tiện xe tải, xe bán tải và xe gắn máy. Tính riêng của khối dịch vụ liên quan tới kho bãi thì tỷ trọng doanh thu là 11% và lợi nhuận đơn vị chiếm 19,8% toàn Công ty.
Với tình hình hiện tại, khó khăn đặt ra là không ít, Ban lãnh đạo Công ty đã đưa những nhận định thị trường cụ thể với từng loại hình dịch vụ và đồng thời đặt ra kế hoạch hợp lý trong năm 2009. Dự án vận chuyển phân phối thiết bị viễn thông của Huawei kết thúc từ tháng 9/2008, nhưng đã khai thác, đấu thầu và ký được hợp đồng với các đối tác trong nước trong lĩnh vực này như VNPT, Viteco, Mobiphone; dự kiến vận chuyển, phân phối khoảng 3.000 trạm thiết bị trong năm nay. Sản lượng phân bón đặt kế hoạch tương đương năm 2008, tuy nhiên do đường sắt giảm giá cạnh tranh nên tuyến đường biển cũng phải giảm 10 – 15% giá cước, trong khi cước đường biển (tàu hàng rời) và cước bốc xếp cảng không hề giảm. Dịch vụ trên tuyến Bắc – Nam cũng sẽ gặp nhiều khó khăn do cạnh tranh, do nguồn hàng không ổn định. Đối với các mặt hàng khác như vận chuyển sơn, sản phẩm sữa…dự kiến đạt sản lượng tương đương năm 2008. Bên cạnh đó, tính đến thời điểm tháng 3/2009, các kho của Công ty còn trống 5.000m2 kho, trong khi tại thời điểm tháng 3/2008 còn trống 11.000m2 . Đây có vẻ là một tín hiệu đáng mừng nhưng nếu như tình hình kinh tế không cải thiện thì sẽ rất khó khăn để đạt hệ số lấp đầy như năm 2008. Các kho thuê khác vẫn đảm bảo hệ số xấp xỉ 100% do phục vụ các dự án dài hạn.
Nhìn chung, tình hình kinh doanh dịch vụ logistics của Công ty trong năm qua có khá nhiều biến động phức tạp trên tất cả các hình thức dịch vụ. Tuy nhiên, doanh thu và lợi nhuận đạt được vẫn giữ được mức độ ổn định. Dịch vụ 3PL ngày càng chứng tỏ được thế mạnh ưu việt của mình trong điều kiện kinh tế khó khăn, do đó, cần được đầu tư sâu hơn nữa. Đồng thời, Công ty cũng cần quan tâm và có những cải cách hợp lý đối với các dịch vụ logistics lõi.
III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN VINAFCO TRONG THỜI GIAN QUA
Nhóm dịch vụ logistics mà VINAFCO Logistics cung cấp chủ yếu thuộc vào ba nhóm: dịch vụ logistics đầu vào (Inbound Logistics), dịch vụ hỗ trợ sản xuất (Manufacturing Support), dịch vụ logistics đầu ra (Outbound Logistics). Nhưng nếu đem so sánh với lý thuyết quy chuẩn thì dịch vụ mà Công ty cung cấp còn thiếu và yếu trong nhiều khâu công đoạn. Cụ thể, dịch vụ cung ứng vật tư nguyên nhiên liệu của Công ty chính là loại hình nhóm dịch vụ logistics đầu vào, nhưng mới chỉ dừng lại ở mức vận chuyển đơn thuần (Kitting) chứ chưa tích hợp các khâu tiên tiến hơn như: Quality Control, Sequencing, Milk Runs, VIM… Dịch vụ cho thuê kho, bốc xếp, vận tải và phân phối hàng hoá từ kho đến đại lý, khách hàng thuộc trong nhóm dịch vụ logistics đầu ra, tuy nhiên, nếu như để được đánh giá là loại hình dịch vụ này thì hệ thống kho bãi của VINAFCO Logistics lại chưa thể đáp ứng đủ điều kiện về quy mô cũng như mức độ hiện đại của trang thiết bị. Dịch vụ 3PL mới được Công ty phát triển trong thời gian những năm gần đây thuộc trong nhóm dịch vụ hỗ trợ sản xuất. Các khâu trong nhóm dịch vụ hỗ trợ sản xuất được thực hiện theo một mô hình và thứ tự cụ thể, chi tiết, tối ưu về nguồn lực sử dụng, tiết kiệm chi phí. Dịch vụ 3PL của VINAFCO Logistics dù xét trên lý thuyết là nằm trong nhóm dịch vụ này, nhưng mới chỉ dừng lại ở một số khâu cụ thể, thiếu đi những khâu hoàn thiện dịch vụ và giảm thiểu chi phí, thời gian (kitting) hoặc những dịch vụ gia tăng (packing/labeling)…
Trên cơ sở so sánh những loại hình dịch vụ logistics Công ty cung cấp với lý thuyết thực tế, ta có thể có những đánh giá chi tiết và xác thực hơn về tình hình kinh doanh dịch vụ logistics của Công ty.
3.1 Điểm mạnh
3.1.1 Chất lượng dịch vụ logistics tương đối tốt
VINAFCO Logistics là một thương hiệu lâu năm trên thị trường và có thời gian dài để khẳng định tên tuổi của mình trong nước. Từ năm 1999, Công ty đã là một trong số những công ty đầu tiên chuyên chở mặt hàng NH3 cho Công ty Phân đạm và hoá chất Hà Bắc theo lộ trình từ Hà Bắc vào Đồng Nai, giao hàng cho Công ty Ajinomoto và Công ty Vedan. Dịch vụ này tồn tại trong một thời gian dài và đã được đánh giá rất cao. Hiện nay, Công ty Đạm Phú Mỹ Hưng đã sản xuất được NH3 nên VINAFCO Logistics đã rút ngắn quãng đường vận chuyển của mình, chuyên chở NH3 từ Công ty Đạm Phú Mỹ Hưng thẳng đến hai công ty sản xuất mì chính nói trên. Dịch vụ vận chuyển này là một trong số những dịch vụ đầu tiên làm nên thành công bước đầu của VINAFCO Logistics, thu hút được sự quan tâm của khách hàng đối với dịch vụ của Công ty.
Hiện nay Công ty đang sở hữu một hệ thống kho bãi chất lượng cao với tổng diện tích mặt bằng vào khoảng 35.000m2 tại các vị trí thuận lợi và hiện tại đang tiếp tục được mở rộng. Các kho này đều nằm ở các tuyến đường vành đai Hà Nội và khu công nghiệp Tiên Sơn, Bắc Ninh, được quản lý chuyên nghiệp, trang bị những hệ thống hiện đại như: hệ thống cần trục, cầu trục, xe nâng, cầu âm, cầu nâng hàng, hệ thống đèn chiếu sáng đạt tiêu chuẩn, hệ thống ánh sáng ở mái…trong kho bãi, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Tuy chưa phải là đạt tiêu chuẩn được như các kho hàng hiện đại của các hãng lớn, nhưng, những dịch vụ hiện có cũng làm hài lòng những khách hàng có nhu cầu không quá lớn về mảng dịch vụ này. Theo định kỳ hàng tháng, Công ty tổ chức đánh giá các chỉ số về hoạt động vận chuyển và giao hàng từ các thông tin phản hồi thu được sau khi kết thúc quá trình giao nhận vận chuyển. Ta có thể xem xét một số chỉ tiêu đánh giá qua bảng sau:
Bảng 5: Tiêu chuẩn đánh giá các kho phân phối 5 tháng đầu năm 2006
Đơn vị tính: %
Tên kho phân phối
Tiêu chuẩn đánh giá
1/2006
2/2006
3/2006
4/2006
5/2006
TT Tiếp vận Tiên Sơn
Tỉ lệ % các lệnh đặt hàng được kiểm soát
78
84
98
99
99
Tỉ lệ % các lệnh đặt hàng không thể thực hiện do các nguyên nhân: khách hàng nợ, hàng thiếu…
13
8
8
11
16
Tỉ lệ % các lệnh đặt hàng thành công
87
92
92
89
84
Tỉ lệ % các lệnh đặt hàng được giao đúng giờ
96
95
96
96
99
TT Tiếp vận Bạch Đằng
Tỉ lệ % các lệnh đặt hàng được kiểm soát
86
95
99
99
99
Tỉ lệ % các lệnh đặt hàng không thể thực hiện do các nguyên nhân: khách hàng nợ, hàng thiếu…
8
12
11
7
10
Tỉ lệ % các lệnh đặt hàng thành công
92
88
89
93
90
Tỉ lệ % các lệnh đặt hàng được giao đúng giờ
96
91
93
96
96
Nguồn: www.vlc.com.vn
Nhìn chung, dịch vụ do VINAFCO Logistics cung cấp có chất lượng tương đối tốt so với các công ty logistics Việt Nam hiện nay, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều điểm yếu so với các công ty liên doanh lớn hoặc các công ty kinh doanh logistics thuộc các tập đoàn đa quốc gia.
3.1.2 Đội ngũ nhân viên logistics chuyên nghiệp hơn
Ban lãnh đạo Công ty luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên để đáp ứng tối đa yêu cầu của khách hàng, đặc biệt là những khách hàng nước ngoài sử dụng dịch vụ trọn gói trong chuỗi dịch vụ logistics. Trong năm vừa qua, Công ty tiếp tục triển khai kế hoạch đào tạo về logistics, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước có các chuyên gia giỏi để trao đổi những kinh nghiệm về chiến lược marketing, chiến lược quản lý nhân sự, đào tạo giao tiếp ứng xử để phù hợp với phong cách giao tiếp của một nhà vận tải chuyên nghiệp. Qua đó, nhân viên của Công ty được trang bị kiến thức đầy đủ, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu cung cấp dịch vụ với chất lượng đòi hỏi cao hơn.
3.1.3 Tăng cường hợp tác với nước ngoài
Công ty TNHH Tiếp vận Vinafco không chỉ mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực với các đối tác, khách hàng trong nước; mà còn chú trọng, tăng cường và đẩy mạnh hợp tác, phát triển dịch vụ với các nước trong và ngoài khu vực, nhằm xúc tiến từng bước đẩy mạnh sản phẩm dịch vụ, đồng thời tiếp thu các công nghệ quản lý mới. Cụ thể, có các hoạt động như:
• Hợp tác và mở rộng dịch vụ vận tải hàng quá cảnh sang Lào và ngược lại
• Hợp tác trong việc vận tải hàng hoá sang Campuchia
• Hợp tác vận chuyển sang Trung Quốc
• Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực vận tải Thái Lan – Lào - Việt Nam
• Ký kết các hợp đồng hợp tác với đại lý vận tải giao nhận: đến nay Công ty đã ký hợp đồng hợp tác với 25 đại lý tại 17 quốc gia trên thế giới. Việc thiết lập hệ thống đại lý phân bổ tại tất cả các khu vực trên thế giới đã mang lại sự chủ động và khả năng đáp ứng yêu cầu đa dạng về vận tải forwarder đối với các đối tượng khách hàng có nhu cầu. Đồng thời, việc này còn góp phần đẩy mạnh hoạt động marketing tại các nước Châu Âu, Đông Nam Á, Châu Mỹ.
• Trong khoảng 9 năm trở lại đây Công ty đã liên tục ký kết những hợp đồng về dịch vụ logistics, XNK hàng hoá, dịch vụ vận tải quá cảnh sang các nước Trung Quốc, Thái Lan, Lào và Campuchia…Song song với đó, Công ty cũng xây dựng mạng lưới làm dịch vụ tại các khu vực thị trường tiềm năng với các Văn phòng đại điện nhằm nắm bắt thông tin về thị trường và là bước khởi động để xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ vận tải khu vực và quốc tế.
3.1.4 Hệ thống công nghệ thông tin nâng cao chất lượng dịch vụ logistics
Hệ thống kho bãi của VINAFCO Logistics xử lý đơn hàng trên hệ thống phần mềm quản lý Business Planning and Control System – BPCS và Web Map Service – WMS.
Web Map Service – WMS là công cụ quản lý kho bãi. Điểm nổi bật của phần mềm này là khả năng tích hợp với hệ thống mã vạch, cho phép quản lý các quy trình hoạt động của doanh nghiệp như các chu trình liên quan đến mua bán, giao nhận hàng hoá…Trong quá trình thao tác, có những đơn hàng được xếp thứ tự ưu tiên. Vì thế, khi giao hàng, các hạng mục ưu tiên sẽ được xuất trước các hạng mục còn lại. Tại một thời điểm bất kỳ, người quản lý có thể biết được đơn hàng nào đang chờ xuất hàng, có hạng mục nào ưu tiên hay không. Những thông tin này được xuất lên máy quét để nhân viên phục vụ trong kho xử lý. Khi máy quét chọn một mặt hàng sai, tín hiệu báo lỗi sẽ lập tức xuất hiện và nhân viên trong kho phải thao tác lại với mặt hàng theo đúng đơn hàng. Đòi hỏi đặt ra đối với doanh nghiệp quản lý kho là phải sắp xếp hết sức khoa học và phù hợp, nhất là khi trong kho hàng có cùng lúc nhiều nhân viên làm việc. Trong những thông tin kèm theo mỗi mặt hàng, nếu có thông tin về nhà vận chuyển thì thông tin này cũng có thể tích hợp vào hệ thống. Mỗi mặt hàng đều cần đủ thông tin giúp người quản lý kho hàng quản lý nó dễ dàng ở nhiều vị trí khác nhau.
Business Planning and Control System (BPCS) - Hệ thống điều khiển và lập kế hoạch kinh doanh là một hệ thống phổ biến, đã được sử dụng tại hơn 8000 doanh nghiệp trên toàn thế giới. Các ứng dụng của BPCS bao gồm:
Ứng dụng trong việc quản lý chuỗi cung cấp;
Ứng dụng trong việc lên kế hoạch cụ thể về hoạt động cũng như tài chính doanh nghiệp;
Hỗ trợ việc xác định và phân tích tài chính doanh nghiệp
Các thành tựu công nghệ thông tin được áp dụng đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ logistics.
3.2 Điểm yếu
3.2.1 Còn tập trung nhiều vào các hoạt động giao nhận truyền thống
Thực tế hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều các công ty logistics nhưng không có nhiều công ty logistics đúng nghĩa vì nhìn chung các công ty này mới bước đầu áp dụng chưa hoàn thiện, hay nói cách khác là mới chỉ thực hiện một vài công đoạn nào đó của quy trình logistics mà thôi. Tại VINAFCO Logistics, mảng hoạt động logistics mới chỉ bao gồm những hoạt động chủ yếu sau:
Dịch vụ giao nhận: làm thủ tục hải quan cho các chủ hàng; đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá; nhận uỷ thác XNK; đại lý làm thủ tục hải quan.
Dịch vụ kho bãi: kinh doanh kho bãi, bốc xếp, bảo quản, vận tải các loại hàng hoá và một số dịch vụ kho bãi gia tăng.
Dịch vụ vận chuyển hàng hoá: vận tải đa phương thức, vận tải hàng hoá bằng đường biển, đường không, đường bộ, đường sắt trong và ngoài nước; vận tải quá cảnh sang Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Dịch vụ cung cấp nguyên vật liệu đầu vào.
So với chủng loại các dịch vụ logistics đã nêu ở Chương 1 thì dịch vụ của VINAFCO Logistics còn thiếu và yếu rất nhiều. Phương tiện vận tải mặc dù được đầu tư nhiều nhưng vẫn chỉ ở mức trung bình nên năng suất lao động đạt được chưa cao. Dịch vụ logistics mà VINAFCO Logistics cung cấp chưa được đa dạng và tích hợp thêm nhiều dịch vụ giá trị gia tăng giống một số nhà cung cấp dịch vụ lớn trên thị trường như Maersk Logistics, APL Logistics…Công ty mới chỉ cung cấp dịch vụ kho bãi, bốc xếp bảo quản và vận tải các loại hàng hoá, cùng một số dịch vụ giá trị gia tăng cơ bản tại kho bãi như dán nhãn, bao gói hàng…theo yêu cầu của khách hàng. Trong khi đó, Maersk Logistics và APL Logistics hiện đã làm thêm các dịch vụ gia tăng một cách bài bản, có hệ thống và áp dụng công nghệ thông tin hiện đại như scan hàng hoá, in và kiểm tra mã vạch, đóng pallet, phân loại hàng, phát hành chứng từ cho hàng hoá, làm thủ tục hải quan, truyền số liệu hàng hoá qua hệ thống điện tử. Bên cạnh đó, Công ty vẫn còn thiếu dịch vụ quản trị chuỗi cung ứng - loại hình dịch vụ trợ giúp cho việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của khách hàng diễn ra đúng tiến độ, ăn khớp với kế hoạch chuyên chở được đề ra, tránh được việc chờ đợi, lãng phí thời gian trong quá trình chuyên chở.
Nhìn chung, có thể thấy dịch vụ logistics của VINAFCO Logistics vẫn còn ở mức hạn chế, và đây phần nào cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều khách hàng là các công ty hay tập đoàn lớn không chọn VINAFCO Logistics làm nhà cung cấp dịch vụ logistics.
3.2.2 Dịch vụ thiếu tính liên kết
Thời đại ngày nay là thời đại của xu hướng outsourcing, mỗi doanh nghiệp cần tập trung vào thế mạnh của mình và thuê ngoài những dịch vụ không phải là thế mạnh của mình. Chính vì thế, tính liên kết là cần thiết hơn bao giờ hết. Đặc biệt trong ngành giao nhận vận tải – phân phối hàng hoá thì xu hướng liên kết lại càng có vai trò quan trọng. Để ứng dụng hiệu quả và phát triển dịch vụ logistics đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các doanh nghiệp giao nhận vận tải, kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh dịch vụ ngân hàng, các cơ quan hữu quan liên quan tới ngành như: hải quan, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cảng biển, cảng nội địa, cảng hàng không…Như vậy, Công ty cần thiết phải liên kết với các công ty con trong cùng Công ty cổ phần VINAFCO và các ban ngành có liên quan khác để đạt được hiệu quả trong hoạt động logistics.
Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động logistics tại VINAFCO Logistics vẫn còn thiếu sự kết hợp với các công ty khác trong cùng Công ty mẹ, đơn cử như Công ty Vận tải biển Vinafco. Do đó, việc thuê tàu và hoạt động tại các cảng biển không phải lúc nào cũng được thông suốt. Hơn nữa, có những trường hợp khách hàng muốn sử dụng dịch vụ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO.doc