Chất lượng sản phẩm luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của khách hàng và của chính công ty FSOFT. Vì vậy, Công ty FSOFT nói chung và mỗi cán bộ nhân viên của Công ty nói riêng luôn phấn đấu để đạt được chất lượng tốt nhất trong các sản phẩm và dịch vụ của mình, FSOFT cũng mong muốn đạt được một dịch vụ “ năm sao” tương tự như của khách sạn tốt nhất thế giới. Để làm được điều này, Công ty luôn tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng các mô hình chất lượng, các quy trình tiên tiến nhất.
47 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5788 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược kinh doanh - FPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gôi làng chung trong đó tất cả mọi quốc gia, mọi người dân đều có thể tham gia vào thị trường toàn cầu hóa và mạng thông tin. Kỷ nguyên toàn cầu hóa ngày nay được xây dựng ngờ công nghệ thông tin và viễn thông. Đặc biệt xu hướng của Thế giới là xu hướng dịch chuyển từ thương mại sang dịch vụ nơi tỷ trọng tri thức giữ vai trò quyết định.
Tuy nhiên, nền kinh tế lớn nhất Thê giới là Mỹ đang lâm vào khủng hoảng tài chính kéo theo nhiều hệ lụy cho nền tài chính toàn cầu, không ngoại trừ Việt Nam. Những tác động tổng hợp của nhân tố bên ngoài sẽ làm cho kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại trong năm 2008. Theo một số tính toán, khủng hoảng tài chính Mỹ và suy giảm kinh tế Mỹ sẽ làm cho tăng trưởng kinh tế của các nước Châu Á bị giảm sút từ 0,5% đến 1% so với năm 2007 tùy theo mức độ lệ thuộc của mỗi nước vào nền kinh tế Mỹ nói riêng, kinh tế Thế giới nói chung. Mặt khác công ty cổ phần phần mềm FPT có một hệ thống khách hàng rộng lớn trên toàn Thế giới như ở Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản và các nước Châu Á Thái Bình Dương… cho nên cũng bị tác động một phần từ hậu quả này của Mỹ
Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể là việc Việt Nam gia nhập WTO , các nhà đầu tư nước ngoài với khả năng tài chínhdồi dào, công nghệ cao, kinh nghiệm hoạt động lâu năm sẽ thâm nhập vào thị trường Việt Nam và cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, FPT là doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tạo dựng uy tín về chất lượng và hiệu quả hoạt động đối với không chỉ thị trường trong nước mà cả đối với thị trường nước ngoài.Cùng với chiến lược toàn cầu hóa , FPT đã xây dựng được mục tiêu phát triển thành lập tập đoàn hoạt động đa lĩnh vực và dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông.
II. Phân tích môi trường ngành: Các lực lượng cạnh tranh
1. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành
1.1. Xu hướng về nhu cầu của ngành
vì do nhu cầu của khách hang ngày càng nhiều và cao về công nghệ thong tin như nhu cầu về internet, máy tính, di động, phần mềm… dẫn đến nhu cầu của ngành cần phải được mở rộng và nâng cao đẻ đáp ứng nhu cầu của khách hang và thi trường. Từ đó quy mô của nganh ngày cang đươc mở rộng và ngành sẽ ngày càng lớn mạnh hơn. Từ nhu cầu đó dẫn đến cường độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nghành giảm.
Chính vì vậy mà FPT từ 1 công nhỏ nay đã phát triển thanh một công ty khá lơn đặc biệt la no rất lơn mạnh ở Việt nam với rất nhiều công ty con trên khắp đát nươc việt nam và nó sẽ có khả năng mở rông ra cả thị trương thế giới.
1.2. Cấu trúc ngành
Theo số liệu của FPT ta chia FPT thành 5 ngành chủ yếu
1.công ty trách nhiệm hữu hạn hệ thống th«ng tin FPT
2.công ty trách nhiệm hữu hạn phân phối FPT
3.công ty trách nhiệm hữu hạn giải pháp phần mềm FPT
4.công ty cổ phần phần mềm FPT
5.công ty cổ phần viễn thông FPT
Giả sử mỗi ngành chiếm 20% thị phần của doanh nghiệp.
Ta có bảng doanh thu và phần trăm của mỗi nhóm trên(năm 2006).
Doanh nghiệp
Doanh thu
phần trăm(%)
1. Cty TNHH HTTT FPT
1 588 039 560 264
29.28
2. Cty TNHH phân phối FPT
3 272 033 414 088
60.40
3. cty TNHH giải pháp phần mềm FPT
145 596 857 160
2.70
4. cty cổ phần phần mềm FPT
87 256 219 824
1.62
5. cty cổ phần viễn thông FPT
322 629 182 160
6.00
tổng
5 415 525 233 496
100
Hình vẽ:
G = S(A)/S(A+B)= 2*S(A)
S(B) = ½*0.2*(2*1.62+2*4.32+2*10.32+2*39.6%+100%)
=0.21172
S(A) = ½ -S(B)
= ½ - 0.21172
=0.28828
G = 2*0.8828
= 0.57656
từ hệ số G=0,5765
Mặc dù FPT là 1 công ty đa dang và phong phú về các lĩnh vực nhưng từ kết quả trên ta thấy các doanh nghiệp của FPT đều la các công ty vừa va đặc biệt la no tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như:Hà Nội, TP Hồ Chí Minh…
1.3 Rào cản rút lui khỏi ngành
Vì hiện tại FPT đang la 1 công ty về công nghệ thông tin khá mạnh ở Việt Nam.Với sự phát triển chung của nền kinh tế, quan hệ kinh tế quốc tế mở rộng,nhu cầu về lĩnh vưc thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ. Chính vì vậy để có thể hoà nhập được với thế giới thì không chỉ có chính phủ ma cả các doanh nghiệp rất cần đến công nghệ để phát triển sự nghiệp của mình. Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành 1 loạt các văn bản , chính sách nhằm tập trung nguồn lực vào tạo điều kiện để ngành công nghệ thông tin và viễn thông việt nam phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn với tốc độ tăng trưởng 20-25%/năm. Chính vì vậy các doanh nghiệp của FPT không có lý do gì dể dễ dàng rút lui khỏi ngành .
2. Sức ép từ phía nhà cung cấp
2.1 Mức độ tập trung của nhà cung cấp
Do thị trường Việt Nam chưa phát triển, chưa hoàn thiện và các nhà cungcấpnguyên liệu cho FPT chua có nhiều và phân tán nên FPT nhiều lúc gặp khó khăn ttrong việc sản xuất và đặc biệt có nhiều nguyên liệu trong nước không có phải nhập ngoài nước. Những điều đó đã tạo lên bất lợi và khó khăn cho FPT đối với nhà cung cấp.
2.2 Sự khác biệt về sản phẩm của nhà cung cấp
Các nhà cung cấp có những sản phẩm đa dạng về cả chủng loại,chất lượng và giá cả. Chính vì vậy FPT muốn có sản phẩm chất lượng tốt thi cần phải bỏ ra nguồn chi phí lớn. Và mỗi loại nguyên liệu khác nhau thi FPT phải nhập ở những nhà cung cấp khác nhau cho nên nguồn chi phí mà nó bỏ ra la khá lớn để có thể có đủ nguyên liệu cho sản xuất. Đó cũng chính là khó khăn mà FPT gặp phải trong nguồn chi để nhập nguyên liệu từ phía các nhà cung cấp.
2.3 Hội nhập dòng xuôi chiều
Khi các nhà cung cấp của FPT có điều kiện sát nhập với nhau sẽ tạo thuận lợi cho việc nhập nguyên liệu của FPT dễ dàng hơn. Nhưng từ việc sát nhập đó sẽ dễ dàng tạo điều kiện cho các công ty đó trở thành một tập đoàn độc quyền và họ sẽ dễ dàng ép giá cho FPT làm cho FPT phải nhập với giá cao hơn.Tạo ra sự khó khăn cho FPT trong nguồn chi và nhiều lúc cũng gặp khó khăn trong cả việc sản xuất.
2.4 Chi phí chuyển đổi
Khi các nhà cung cấp tạo diều kiện thuận lợi cho FPT trong việc sản xuất và phát triển sản phẩm của mình. Nhưng khi các nhà cung cấp tăng giá nguyên liệu lên sẽ khiến cho FPT gặp khó khăn trong việc nhập nguyên liệu vá nó sẽ dẫn đến khó khăn trong cả khâu sản xuất. Để tiếp tuc sản xuất thì FPT phải chuyển sang mua nguyên liệu từ nhà cung cấp khác. Nó làm cho FPT bị gián đoạn trong việc sản xuất làm cho FPT tốn kém hơn về chi phí.
3. Sức ép của khách hàng
a, mật độ tập trung
Ngày nay,khi nền kinh tế các nước trên thế giới đang phát triển nhanh thì nhu cầu sử dụng công nghệ thông tin,viễn thông ngày càng tăng,đăc biệt trong nhưng năm gần đây số lượng người việt nam tiếp cận với internet tăng đột biến.nhìn chung thì khách hàng tập trung nhiều ở khu vực thành thị,vì thế nên sức ép từ khách hàng đến nhà cung cấp dich vụ nói chung,va fpt nói riêng là rất lớn.Và một số ít ở nông thôn.Theo số liệu thông kê thì số người sử dụng internet ở thành thị gấp bốn lần ở nông thôn(12,8% và 50,2%).và thị trường của fpt chủ yếu tập trung ở hai thành phố lớn là hà nội và thành phố hồ chí minh
b, tỷ trọng mua sắm
Công nghệ thông tin đang trở nên không thể thiếu trong cuộc sống của con người,tỷ lệ người sử dụng máy tính,internet,điện thoại di động ngày một tăng,và chiếm một phần không nhỏ trong tiêu dùng hằng ngày của khách hàng,vì thế sức ép của khách hàng lên nhà cung cấp như là fpt rất lớn,đòi hỏi các nhà cung cấp phải liên tục cải tiến,đa dạng hoá các sản phẩm.
c, chi phí chuyển đổi khách hàng
trong nền kinh tế thông tin,dường như khách hàng đã quá thừa thãi thông tin,và có quá nhiều sự lựa chọn và như thế việc chuyển đổi nhà cung cấp trở nên rất dễ dàng.Các CPCDKH dựa trên tính vật chất,đặc tính của sản phẩm,hay các mối quan hệ con người được thay bằng chi phí chuyển đổi khách hàng dựa trên thông tin.CPCDKH dựa vào thiết bị sẽ không còn khi thiết bị mất đi,nhưng CPCDKH dựa vào thông tin thì không như vậy. VD: các thông tin khi đang truy cập web,vnexpess.vn… có thể tạo nên liên kết giữa nhà cung cấp và khách hàng chặt chẽ hơn. Khả năng cá thể hoá thông tin dịch vụ, các phần mềm và công nghệ quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng mạnh, đặc biệt là khả năng tạo nên các xã hội ảo là những cơ hội tốt để tạo dưng CPCDKH.
Tuy nhiên, trong nên kinh tế mạng, đặc biệt là nhờ internet, các chi phí giao dịch, chuyển đổi khách hàng đều giảm, tính mất cân đối về thông tin giữa khách hàng và nhà cung cấp ,giữa các ngành khác nhau đều giảm thiểu, thông tin được tiếp cận nhanh hơn, chi tiết khách quan hơn, khả năng gặp gỡ giữa khách hàng và nhà cung cấp lớn hơn, tạo nên sức mạnh đàm phán của khách hàng, vì vậy sức ép của khách hàng lên fpt là rất lớn, buộc FPT phải đa dạng hoá sản phẩm,bên cạnh đó giảm giá các sản phẩm để có thể cạnh tranh với các nhà cung ứng khác.
d, khả năng hội nhập dọc ngược chiều
Hội nhập dọc nược chiều là một trong những chiến lược thường được các doanh nghiệp áp dụng để cải thiện tình thế,khi doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận thì đâp là một giải pháp đúng đắn,và chiến lược này cho phép fpt kiểm soát tốt hơn các nhà cung cấp và tuỳ tình hình có thể mua lại doanh nghiệp cung cấp, sẽ tạo nên rào cản đối với việc tham gia thị trường của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng,đảm bảo chất lượng sản phẩm,nâng cao khả năng tiết kiệm thời gian trong quá trình phối hợp các giai đoạn sản xuất và cung ứng,khả năng này cho phép fpt phản ứng linh hoạt trước nhưng thay đổi bất thường của thị trường,và khi đó sức ép của khách hàng lên công ty tương đối nhỏ.
4. Sức ép từ sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến quá trình tiêu thụ sản phẩm của FPT, kỹ thuật công nghệ càng phát triển sẽ tạo ra khả năng xuất hiện nhiều sản phẩm thay thế, nó xuất hiện càng nhiều thì càng tạo nên sức ép lớn đối với hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngày nay công nghệ thông tin hay những sản phẩm của FPT đang chiếm một vị trí rất quan trọng nên khó mà thay thế chúng, vì vậy sức ép từ sản phẩm thay thế là không lớn. Nhưng bên cạnh đó, một số lĩnh vực như là truyền hình kỹ thuật số,hay là báo chí cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin…
5. Sức ép từ các đối thủ tiềm ẩn
Đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ ra nhập ngành. Điều đó sẽ đe dọa đến các doanh nghiệp hiện tại. Để phân tích sức ép từ các đối thủ tiềm ẩn đối với FPT, chúng tôi sẽ nhấn mạnh vào một số nội dung sau:
- Thứ nhất, FPT là một công ty có lợi thế về khả năng tiếp cận nguồn lực. Bằng chứng là vào ngày 18/11/2006, FPT được Microsoft chọn làm đối tác chiến lược đầu tiên ở Châu Á về việc cung cấp các giải pháp chất lượng cao cho doanh nghiệp nội địa và khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Microsoft sẽ hỗ trợ FPT xây dựng đội ngũ kỹ sư đáp ứng những công nghệ mới nhất của hãng này. Hai bên đã thành lập Trung tâm Năng lực( MMC) , tập trung vào các kỹ thuật nổi tiếng của Microsoft như NET, Dynamics và các giải pháp cộng tác nhân lực thong tin TWCT( Information Worker Colorative Technologies). Đã có 600 chuyên viên của Microsoft và nhiều người trong số này đã đạt được những chứng chỉ được công nhận.
Ngoài hoạt động chuyển đổi giải pháp và hạ tầng, Microsoft sẽ cùng FPT xây dựng kĩ năng quản lý hạ tầng và liên thông Chính phủ,, tạo thêm cơ hội cho FPT mở rộng dich vụ tại Châu Á Thái Bình Dương. Đặc biệt, hãng phần mềm quản lý hàng đầu của Mỹ sẽ hỗ trợ đối tác Việt Nam của mình xây dựng và đưa giáo trình công nghệ Microsoft vào giảng dạy tại Đại học FPT.
- Thứ hai, với những kênh phân phối chủ yếu đã được thiết lập của các doanh nghiệp hiện tại.FPT có thể tự hào về kênh phân phối điện thoại di động.Công ty công nghệ di động FPT, thành viên cuả tập đoàn FPT hiện là nhà phân phối chính thức,nhà cung cấp dịch vụ được ủy quyền của 2 nhãn hiệu diện thoại di động hàng đầu thế giới là Samsung và Motorola.Với mạng lưới phân phối trên 1000 đại lý trên toàn quốc, FPT phân phối độc quyền sản phẩm của Samsung. Ngoài ra, sản phẩm Motorola do FPT phân phối cũng chiếm trên 80% thị phần của Việt Nam. Riêng sản phẩm Nokia do trung tâm phân phối sản phẩm Nokia( F9) của công ty TNHH FPT phân phối đã đạt doanh thu 113,5 triệu USD trong năm 2005 với mức tăng trưởng 153% so với năm 2004.
Tuy nhiên, phân phối điện thoại di động là một lĩnh vực kinh doanh nhiều biến động, ngay cả những biến đổi nhỏ cũng có thể gây ra sức ép cho doanh nghiệp. Ví dụ như khi một đối thủ tiềm ẩn gia nhập ngành sẽ trở thành một chướng ngại lớn cho doanh nghiệp như trong trường hợp của PetroSetco và FPT. PetroSetco là Công ty cổ phần dịch vụ du lịch dầu khí, Công ty con của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PetroViệt Nam) vừa mới bắt tay với Nokia trong lĩnh vực phân phối điện thoại di động, xây dựng đơn vị phân phối sản phẩm viễn thông (PV Telecom) với nỗ lực phát triển mạng lưới phân phân phối bao phủ cả nông thôn lẫn thành thị. Việc PetroSetco trở thành đối tác của Nokia là do Nokia đang muốn tìm nhà phân phối có khả năng làm đối trọng của FPT- đối tác đang nắm đến 80% thị phần của Nokia tại Việt Nam. Rõ ràng đây là một thách thức đối với FPT. Vì doanh thu từ mảng điện thoại di động chiếm khoảng ½ trong tổng doanh thu phân phối năm 2006 của FPT là 539 triệu USD, thị phần này được FPT xem như tới ngưỡng, vì năm 2006 mức tăng đã đạt đến 50%. Sức ép này quả là không nhỏ đối với FPT vì PetroSetco là một đối thủ đáng gờm về tiềm năng tài chính.
- Thứ ba, để giảm sức ép từ các đối thủ tiềm ẩn, FPT đã sử dụng chiến lược khác biệt hóa sản phẩm, nhanh chân tiên phong trong khai thác lĩnh vực Dịch vụ truyền hình Internet( IP TV). Cùng với Internet không dây- Wifi, FPT Tel đang là nhà cung cấp duy nhất dịch vụ này ở Việt Nam.
- Cùng với kinh nghiệm 19 năm hoạt động, FPT đã liên tục phát triển, trở thành công ty tin học lớn nhất và uy tín nhất Việt Nam. Nhiều năm gần đây, công ty FPT được bình chọn là công ty tin học hàng đầu Việt Nam( theo tạp chí PC World ) và hàng năm đều giành được hầu hết các giải thưởng cho vị trí dẫn đầu trong các lĩnh vực mà công ty kinh doanh. Đó cũng chính là lợi thế về quy mô và sự trung thành của khách hàng đối với các sản phẩm của FPT mà bất kì một đối thủ nào có ý định gia nhập ngành cũng phải e ngại.
6. Nhóm chiến lược
Nhóm chiến lược cũng là một yếu tố quan trọng giúp cho qui trình phân tích đối thủ cạnh tranh được dễ dàng hơn. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, FPT cũng thuộc nhóm chiến lược chú trọng váo sự hài lòng của khách hàng.
- Với bí quyết là “ tinh thần FPT và chính sách trọng dụng nhân tài”, phương châm hoạt động “ Giải pháp tổng thể- dịch vụ hoàn hảo”, khẩu hiệu “ Cùng đi tới thành công với mục tiêu chất lượng”, FPT nỗ lực làm khách hàng hài lòng trên cơ sở hiểu biết sâu sắc và đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của họ với lòng tận tụy và năng lực không ngừng được nâng cao.
- HIPT cũng là mộtt ví dụ thuộc nhóm chiến lược này. Với mục tiêu “phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường, lựa chọn các giải pháp đạt tiêu chuẩn quốc tế để đem đến cho khách hàng những kinh nghiệm và công nghệ đã được kiểm chứng”, và phương châm “Công nghệ tiên tiến- Giải pháp phù hợp” để tăng sự hài lòng của khách hàng.
Với những phân tích trên đây, chúng tôi xin đưa ra bảng tổng kết sau:
BẢNG TỔNG KẾT PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH.
Các nhân tố của môi trường kinh doanh
Tính chất tác động
Cơ hội
Thách thức
Môi trường vĩ mô
Kinh tế:
Tăng trưởng và chu kỳ kinh tế
Lạm phát
Lãi suất
Tỷ giá hối đoái
Văn hóa- xã hội, dân số
Chính trị, pháp luật
Công nghệ
Tự nhiên
Quốc tế
Trực tiếp
Nt
Nt
Nt
Gián tiếp
Trực tiếp
Trực tiếp
Gián tiếp và trực tiếp
Gián tiếp
Gián tiếp
Kinh tế Việt nam đang trên đà tăng trưởng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế
Dân số Việt nam tăng nhanh,đời sống người dân ngày càng được nâng cao khiến cho nhu cầu về CNTT tăng theo.
Chính phủ có nhiều chính sách khuyến khích phát triển ngành CNTT.
Hội nhập WTO tạo điều kiện mở cửa với các nước trên toàn thế giới.
Tốc độ tăng trưởng đang chững lại.
Lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế.
Rủi ro trong hệ thống pháp luật và chính sách phát triển quốc gia.
Cạnh tranh gay gắt, vòng đời sản phẩm ngắn, tình trạng vi phạm bản quyền…
Thiên tai, hỏa hoạn gây thiệt hại về người và của.
Tăng sự cạnh tranh.
Môi trường ngành
Cạnh tranh từ các doanh nghiệp trong ngành
Sức ép từ nhà cung cấp
Sức ép từ phía khách hàng
Sức ép từ sản phẩm thay thế
Sức ép từ các đối thủ tiềm ẩn
Trự tiếp
Nt
Nt
Nt
Nt
Liên kết với các DN trong ngành để thực hiện các dự án có quy mô lớn.
Khả năng hội nhập dọc ngược chiều
Nhu cầu về các SP CNTT tăng cao.
Khó bị thay thế bởi các SP có tính năng tương tự.
Có lợi thế về quy mô và danh tiếng
- Sự khác biệt về sản phẩm và dịch vụ.
-Sự gia nhập thị trường của các DN trong và ngoài nước: đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ, Philipin…
Thị trường Việt nam phát triển chưa hoàn thiện, các nhà cung cấp ít, chi phí nhập khẩu lớn.
Thị trường đang bị phân chia do có nhiều nhà cung cấp nhảy vào thi trường này.
III. Phân tích nội bộ doanh nghiệp
1. Hoạt động trực tiếp
1.1. Hoạt động cung ứng bên ngoài
Đây là cuộc chơi toàn cầu, đòi hỏi chất lượng theo chuẩn quốc tế. FSOFT luôn đi tiên phong trong việc áp dụng các chuẩn chất lượng như ISO 9001, CMM-SW, CMMI và các chuẩn khác như BS7799 (chuẩn bảo mật thông tin). Mỗi thành viên FSOFT đều phải nỗ lực bắt kịp với quy trình sản xuất hiện đại, được đào tạo và tự đào tạo để có thể có tiếng nói chung, thậm chí có thể tư vấn, với khách hàng về quy trình và chất lượng.
Cung ứng bên ngoài là hoạt động giúp cho doanh nghiệp đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra liên tục,kịp tiến độ và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
Đối vớí FSOFT, đó chính là các hoạt động cụ thể sau:
- tăng cường tổ chức đào tạo quản tri dự án nội bộ hoặc đào tạo từ xa.
- từng bước thực hiện tuyển dụng các kỹ sư Nhật Bản, cán bộ quản lý dự án người Nhật, cũng như các nhân viên phát triển kinh doanh người Nhật. Thử nghiệm liên kết với các công ty SI vừa và nhỏ của Nhật để tấn công các khách hàng sử dụng trực tiếp cuối cùng. Không loại trừ khả năng sáp nhập hoặc mua lại(M & A) với các công ty Nhật để nhanh chóng khai thác kinh nghiệm làm việc và nghiệp vụ của thị trường Nhật.
- tập trung vào các công nghệ và nghiệp vụ mà thị trường Nhật Bản đang cần. Đồng thời nâng cao kiến thức nghiệp vụ và năng lực về công nghệ để có thể nhận thêm các dự án phức tạp hơn.
- đưa thêm nhiều kỹ sư sang Nhật để học và nâng cao kiến thức nghiệp vụ trong các lĩnh vực như: Tài chính, ngân hàng, chứng khoán.
Nguồn nhân lực mà FSOFT sử dụng chủ yếu được thu hút từ các trường đại học trong và ngoài nước cũng như các trung tâm đào tạo công nghệ thông tin của cùng tập đoàn như: Trung tâm đào tạo APTECH, Trung tâm đào tạo tài năng trẻ và Đại học FPT.
1.2. Hoạt động sản xuất
FPT Software là một thành viên của FPT, hoạt động trong lĩnh vực gia công xuất khẩu phần mềm. Đầu năm 2001, tập đoàn FPT đã chính thức đón nhậnchứng chỉ ISO 9001: 2000áp dụng cho toàn hệ thống, trong đó có FSOFT. Năm 2002, FSOFT đã triển khai thành công CMM mức 4. Tháng 03/2004, Công ty Cổ phần phần mềm FPT trở thành công ty đầu tiên của Việt Nam và là một trong số hơn 10 công ty phần mềm ở Châu Á( trừ Ấn Độ) đật được trình độ CMM mức 5. Hiện tại, Công ty Cổ phần phần mềm FPT đã đạt được CMM Integation mức 5(phiên bản mới của CMM mức 5). Trong quá trình thực hiện dự án CMM mức 5, công ty cũng đã đạt được những tăng trưởng đáng kể về chất lượng quy trình và sản phẩm phần mềm. Từ 2001-2005, số sản phẩm được công ty bnà giao đúng hạn tăng 28% và số lỗi trong sản xuất phần mềm cũng giảm đi 40%. Với CMM mức 5, FPT tiếp tục cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất. Bên cạnh đó Công ty cũng đã nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn hệ thống bảo mật thông tin BS7799( Bristish Standard institute Code of Practice for Information Security Management) của Anh quốc và đã được cấp chứng chỉ này trong tháng 3 năm 2006.
Trong năm 2005, Công ty cũng đã vinh dự nhận giải thưởng Sao Khuê cao quý của Hiệp Hội phần mềm Việt Nam(VINASA) cho “Doanh nghiệp phần mềm đột phá về xuất khẩu”, “Doang nghiệp phần mềm tiêu biểu về quy trình chất lượng”, và giải thưởng “Doanh nghiệp phần mềm tiêu biểu về quản lý chất lượng” do Bộ Bưu chính viễn thông trao tặng.
Chất lượng sản phẩm luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của khách hàng và của chính công ty FSOFT. Vì vậy, Công ty FSOFT nói chung và mỗi cán bộ nhân viên của Công ty nói riêng luôn phấn đấu để đạt được chất lượng tốt nhất trong các sản phẩm và dịch vụ của mình, FSOFT cũng mong muốn đạt được một dịch vụ “ năm sao” tương tự như của khách sạn tốt nhất thế giới. Để làm được điều này, Công ty luôn tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng các mô hình chất lượng, các quy trình tiên tiến nhất.
Quy trình của FSOFT có thể tóm tắt bởi các điểm sau:
+ Được mô tả tường minh bởi hệ thống tài liệu chi tiết.
+ Được hỗ trợ bởi một tập hợp các công cụ (tool) mạnh.
Thường xuyên được xem xét đánh giá và cải tiến bởi các sáng kiến của tổ chức và mọi người. Tất cả các thành viên FSOFT được khuyến khích đề xuất và thực hiện các sáng kiến cải tiến trong công việc. Tuỳ thuộc vào tầm quan trọng và kết quả thực hiện, các sáng kiến được xếp loại A, B, C và chủ nhân của chúng được thưởng tương ứng 5 triệu, 2 triệu và 500 nghìn đồng. Mọi đề xuất đều được ghi nhận, theo dõi và tạo điều kiện thực hiện.
+ Được đào tạo thường xuyên cho nhân viên và áp dụng thực tế.
+ Được kiểm tra định kỳ và đột xuất tính tuân thủ của các dự án.
+ Thường xuyên được xem xét đánh giá và cải tiến bởi các sáng kiến của tổ chức và mọi người. Tất cả các thành viên FSOFT được khuyến khích đề xuất và thực hiện các sáng kiến cải tiến trong công việc. Tuỳ thuộc vào tầm quan trọng và kết quả thực hiện, các sáng kiến được xếp loại A, B, C và chủ nhân của chúng được thưởng tương ứng 5 triệu, 2 triệu và 500 nghìn đồng. Mọi đề xuất đều được ghi nhận, theo dõi và tạo điều kiện thực hiện.
Trong mọi ngành sản xuất nói chung và phần mềm nói riêng, quy trình có ảnh hưởng mạnh đến chất lượng sản phẩm. Một trong những quyết tâm của lãnh đạo công ty là xây dựng hệ thống quy trình sản xuất.
Có một triết lý của CMM về quy trình rất được ưa thích ở FSOFT: “cái quan trọng nhất của một quy trình là được mọi người sử dụng”. Nếu không được dùng, quy trình hay đến mấy cũng vô ích. Ngược lại, nếu được sử dụng, quy trình dở sẽ được điều chỉnh dần cho phù hợp thực tế, và sẽ luôn được cải tiến bởi các sáng kiến, công nghệ mới của người sử dụng. Không được dùng, quy trình sẽ chết.
Có thể chia FSOFT thành 2 nhóm công nghệ chính: nhóm công nghệ Microsoft (bao gồm các công nghệ liên quan đến môi trường Microsoft: Windows.NET, Visual Studio, Biztalk server, SQL server…) và nhóm Java (bao gồm WebSphere, Sun, Linux, các môi trường Java, J2EE, J2ME…). Mỗi nhóm đều có những chuyên gia của mình, có Excellence Team chuyên tổ chức trao đổi kiến thức kinh nghiệm, đào tạo, luyện và thi chứng chỉĐể nhanh chóng tìm hiểu các công nghệ mới; nghiên cứu, phát triển và đưa vào sử dụng các công cụ hỗ trợ công việc (tool), cuối năm 2003 FSOFT đã thành lập Phòng TMG (Technology Management Group). Trong năm 2004, TMG đã đóng vai trò chính trong việc phát triển và nâng cấp các tool quản lý nội bộ trong bộ công cụ FMS - FSOFT Management Suite như:
Timesheet: quản lý thời gian làm việc
+ DMS: quản lý lỗi của các dự án
+ FSOFT Insight: quản trị dự án định lượng
+ NCMS: quản lý các khiếu nại KH, các vi phạm quy trình
Một loạt các công cụ hỗ trợ quá trình phát triển phần mềm cũng được thử nghiệm, phân tích, đánh giá, được mua và đưa vào sử dụng nếu phù hợp. Trong số đó đáng kể có Aivosto - công cụ kiểm tra code cho Visual Basic và Rational Robot and Performance Test - công cụ kiểm thử về chức năng và tải (load) của phần mềm.
Ngoài ra, TMG còn phối hợp với FWB xuất bản tạp chí Bamboo Shoots, là tạp chí công nghệ hàng quý của FSOFT.
1.3. Hoạt động cung ứng nội bộ
Do đặc thù là thực hiện các công việc do khách hàng yêu cầu nên các công nghệ được sử dụng tại FSOFT rất phong phú và đa dạng. Tất nhiên trong quá trình làm việc, FSOFT luôn ưu tiên cho các công nghệ mới có cơ hội phát triển tốt trong tương lai. Với các công nghệ ít nhất người biết ở Việt Nam, khách hàng thường tạo điều kiện cho đội dự án học và làm thử một module nhỏ trong 1-3 tháng để đội dự án chứng minh khả năng tiếp thu công nghệ mới của mình.
FSOFT insight là công cụ quản trị dự án trên nguyên tắc định lượng hoàn toàn, là một trong những vũ khí quan trọng nhất giúp FSOFT đạt chứng chỉ CMM bậc 4.5. Sử dụng công cụ này, các nhà quản lý có thể theo dõi diễn tiến của các dự án hàng ngày, với các số đo được cập nhật real-time: số lỗi chưa được đóng, các vấn đề chưa được giải quyết, các ý kiến của khách hàng… Dựa trên các số đo chính, các chỉ số khác được tính toán và phân tích giúp người quản lý ra quyết định.
Công ty FPT cũng xây dựng một bộ phận kiểm soát nội bộ chuyên trách. FSOFT cũng nằm trong chuỗi bộ phận kiểm soát nội bọ chuyên trách đó. Mọi hoạt động kinh doanh, tình hình tồn kho, công nợ, chi phí, đầu tư… đều được kiểm soát, đánh giá, phân tích thường xuyên và được báo cáo ở lãnh đạo cấp cao nhất của Công ty hàng tuần, đảm bảo thực hiện đúng chính sách nội bộ, đặc biệt là các chính sách quản trị tồn kho và công nợ. Dựa trên những đánh giá và phân tích đó, bộ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10632.doc