MỤC LỤC
I. Tổng quan: 2
I.1. Tổng quan về thị trường gỗ thế giới: 2
I.2. Các đạo luật (rào cản kỹ thuật) tác động đến ngành gỗ thế giới: 5
I.2.1. Đạo luật FLEGT: 5
I.2.2. Đạo luật Lacey: 6
I.2.3. Các vấn đề chung về thuế quan. 6
I.2.4. Những vấn đề chung Hải quan. 7
I.2.5. Luật thuế đối kháng và thuế chống bán phá giá. 8
I.2.6. Các quy định về chứng chỉ rừng. 8
I.2.7. Các quy định về trách nhiệm xã hội. 9
I.2.8. Các quy định riêng đối với một số sản phẩm đồ gỗ nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. 10
II.Tồng quan về thị trường Mỹ. 11
II.1. Tình hình kinh tế xã hội Mỹ. 11
II.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ. 13
II.2.1. Đặc điểm tiêu dùng Hoa Kỳ. 14
II.2.2. Đặc điểm nhập khẩu gỗ của thị trường Hoa Kỳ. 15
II.2.3. Tình hình xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam. 16
II.2.3.1. Tình hình xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam trên thị trường thế giới. 16
II.2.3.2. Tình hình xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. 20
II.2.3.2.1. Kim ngạch xuất khẩu. 20
II.2.3.2.2. Cơ cấu mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. 21
II.2.3.2.3. Phân tích các đối thủ cạnh tranh về sản phẩm đồ gỗ trên thị trường Mỹ. 22
II.2.3.2.3.1. Trung Quốc. 22
II.2.3.2.3.2.Thái Lan, Malaysia, Indonesia. 23
III. Phân tích SWOT của đồ gỗ Việt Nam trên thị trường Hoa. 24
III.1. Điểm mạnh. 24
III.2. Điểm yếu. 25
III.3. Cơ hội. 27
III.4. Thách thức. 28
IV. Chiến lược xuất khẩu gỗ sang thị tường Hoa Kỳ. 29
IV.1 Các giải pháp đảm bảo sản xuất nguồn nguyên liệu trong nước bền vững, hạn chế nhập siêu. 29
IV.2 Các giải pháp thị trường. 30
32 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3740 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược kinh doanh gỗ - Tình hình xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h về an toàn lao động dựa trên chứng chỉ SA 8000.
Các quy định về an toàn lao động:
+ Lực lượng lao động: Người lao động tự nguyện làm việc và nắm rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình.
+ Không phân biệt đối xử: Người lao động có quyền làm việc, tự do chọn nghề, thực tập và nâng cao năng lực công tác. Không phân biệt giới, dân tộc, giai cấp, tôn giáo.
+ Cấm lao động trẻ em dưới 15 tuổi
+ Lao động trẻ (từ 15 – 18 tuổi) : cho phép với điều kiện hạn chế. Ví dụ: không được làm việc ca đêm, không giao các công việc đặc biệt nguy hại đến sức khoẻ, không giao việc nặng.
+ Đảm bảo giờ công: 8giờ/ ngày, 48giờ/tuần, 300 giờ làm thêm/ năm…
+ Phải đảm bảo các quy định về an toàn lao động: cốt lõi là phải tuân thủ các biện pháp phòng cháy chữa cháy.
I.2.8. Các quy định riêng đối với một số sản phẩm đồ gỗ nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.
Việc nhập khẩu đồ gỗ nội thất vào Hoa Kỳ tương đối dễ, không cần xin giấy phép nhập khẩu hay một loại giấy tờ đặc biệt nào. Tuy nhiên, cũng có một số quy định khá chặt chẽ đối với các sản phẩm nội thất dành cho trẻ em, đồ nội thất có thành phần dệt, và đồ nội thất chiếu sáng.
Sản phẩm nội thất dành cho trẻ em.: Loại sản phẩm này phải tuân thủ theo các quy định của Luật an toàn sản phẩm cho người tiêu dùng (CPSA) của uỷ ban an toàn sản phẩm cho người tiêu dùng. Ví dụ: các loại giường cũi cho trẻ có quy định rất chặt chẽ liên quan đến chiều cao của thanh bao quanh, khoảng cách giữa các bộ phận của cũi, kích cỡ bên trong, chi tiết hoàn thiện, các linh kiện bằng kim loại, và phải có hướng dẫn tháo lắp đối với những bộ phận tháo ghép. Ngoài ra, nhà nhập khẩu các loại cũi cho trẻ em phải duy trì hồ sơ lưu trữ tròng vòng 3 năm kể từ ngày sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm này liên quan đến; (1) việc bán hàng, (2) phân phối, (3) kết quả kiểm tra sản phẩm theo quy định của luật CPSA. Quy định nhãn mác về các loại cũi trẻ em tương đối khắt khe. Hộp carton đóng gói cũi và trên cũi phải dán nhãn với những thông tin: tên và địa chỉ kinh doanh của nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối và hoặc bán hàng, số kiểu, số kho, số catolog hoặc số sản phẩm để phân biệt với những sản phẩm cùng cấu trúc, thành phần và kích cỡ. Nhãn hàng phải lưu ý người sử dụng dùng các loại đệm với kích cỡ cụ thể cao bao nhiêu, dài, rộng bao nhiêu và lưu ý này phải viết bằng chữ hoa với chiều cao ít nhất là 1/4inch và phải rõ ràng, dễ đọc và tương phản với nền chữ.
Sản phẩm nội thất có sử dụng nguyên liệu dệt: đồ nội thất có thành phần dệt không bị hạn chế bởi hạn ngạch dệt may và các quy định của các hiệp định đa sợi (MFA). Tuy nhiên, những sản phẩm nội thất đó phải được dán nhãn theo các quy định của luật nhận dạng sản phẩm sợi dệt (TFPIA) được giám sát bởi Uỷ ban thương mại liên bang (FTC). Theo đó, sản phẩm phải được đóng dấu, dán nhãn hoặc ghi mác với những thông tin:
(1) tên và tỷ lệ phần trăm trọng lượng của các loại sợi có chiếm trên 5% trọng lượng theo thứ tự giảm dần, phần trăm của các loại sợi theo quy định được ghi là “các loại sợi khác” (bao gồm các loại sợi có khối lượng bằng hoặc dưới 5%) được ghi ở cuối;
(2) tên nhà sản xuất hoặc tên hay số chứng minh do FTC cấp cho người tiếp thị hay sử dụng sản phẩm dệt;
(3) tên nước sản xuất hoặc chế tạo.
Một nhãn hiệu bằng chữ, đã đăng ký với cơ quan bằng sáng chế của Hoa Kỳ, có thể được sử dụng trên mác thay cho tên nhà sản xuất, nếu chủ sở hữu nhãn hiệu đó cung cấp cho FTC một phiên bản trước khi sử dụng. Ngoài ra sản phẩm có chứa thành phần dệt cũng chịu sự quy định của Luật vải dễ cháy (FFA) được CPSC giám sát. Theo đó cơ quan này sẽ cho rằng sản phẩm không tuân theo một tiêu chuẩn về dễ cháy, cơ quan này có quyền tiến hành các biện pháp trừng phạt về mặt pháp lý như tịch thu, không cho bán hàng phân phối sản phẩm đó. Nếu một trong số các sản phẩm này vi phạm thì DN sẽ bị phạt tới 5000 USD/ 1 sản phẩm hoặc tối đa tới 1,25 triệu USD.
Thiết bị nội thất chiếu sáng: đối với các loại sản phẩm này, Hải quan Hoa Kỳ yêu cầu phải ghi rõ số lượng các loại nguyên liệu cấu thành sản phẩm (bao nhiêu gỗ, bao nhiêu kim loại, bao nhiêu thuỷ tinh…) để phục cụ cho việc phân loại mã thuế. Các thông số này có thể ghi trên hoá đơn khi làm thủ tục hải quan hoặc có thể ghi riêng và đính kèm trong bộ hồ sơ giao nhận hàng. Mặc dù Hoa Kỳ không có quy định pháp lý bắt buộc về tiêu chuẩn an toàn sản phẩm đối với các loại đồ nội thất chiếu sáng, song gần như tất cả các sản phẩm nội thất chiếu sáng được tiêu thụ ở thị trường này đều tuân theo các tiêu chuẩn tự nguyện của tổ chức giám định chất lượng sản phẩm Underwriters’s Laboratary (UL) Hoa Kỳ. (UL) là tổ chức phi chính phủ và không vì mục đích lợi nhuận, đã được thiết lập đối với các thiết bị chiếu sáng trong nhà và ngoài trời. Những sản phẩm được UL kiểm nghiệm và dán nhãn chứng nhận an toàn dễ được người tiêu dùng chấp nhận hơn tại thị trường Hoa Kỳ.
II.Tồng quan về thị trường Mỹ.
II.1. Tình hình kinh tế xã hội Mỹ.
Vị trí địa lý : Mỹ là nước nằm ở Bắc Mỹ , được bao bọc bởi biển Bắc Đại Tây Dương và tiếp giáp với Canada
Tổng diện tích : 9.826.675 km2 Hoa Kỳ là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba hoặc thứ tư trên thế giới, trước hoặc sau Cộng hòa Nhân dân Trung hoa, tùy theo hai lãnh thổ mà Ấn Độ và Trung Hoa đang tranh chấp có được tính vào lãnh thổ Trung Hoa hay không. Nếu chỉ tính về phần mặt đất thì Hoa Kỳ lớn hạng ba sau Nga và Trung Hoa nhưng đứng ngay trước Canada (Canada lớn hơn Hoa Kỳ về tổng diện tích nhưng phần lớn lãnh thổ phía bắc của Canada là những khối băng, không phải là mặt đất).
Dân số năm 2009 : 307 triệu người.
Chủng tộc : 80% da trắng, 12,85% da đen và 7,15 % da hỗn hợp
Tôn giáo : Mỹ chủ yếu theo đạo Thiên Chúa giáo
Ngôn ngữ : ngôn ngữ chính của Mỹ là tiếng Anh.
Mỹ có 50 bang và 1 vùng . Ngày quốc khánh là ngày 04/07/1776
Văn hoá Mỹ : do người dân Mỹ có nguồn gốc từ nhiều nơi trên thế giới nên Mỹ có nền văn hoá đa dạng, mỗi cộng đồng dân tộc giữ bản sắc riêng của họ.
GDP năm 2009 là 14.119.050 USD, tính khoảng 46.900 USD/người
Cơ cấu kinh tế : nông nghiệp chiếm 1,2% , công nghiệp chiếm 21,9% và dịch vụ là 76,9%.
Thị phần tài chính : 38,94 % thế giới
Tài sản tài chính đến cuối 2009 :41.590.78 USD
Tăng trưởng so 2008 : 6,8%
Công nghiệp: Công nghiệp chế tạo chiếm ½ tổng sản phẩm công nghiệp chế tạo toàn cầu, đặc điểm nổi bật của ngành là có ưu thế về trình độ khoa học kỹ thuật.
Dịch vụ: Thu hút đến 70% lực lượng lao động đóng góp 68% vào tổng sản phẩm quốc dân
II.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ nằm ở Bắc Mỹ, phía đông là Bắc Đại Tây Dương, phía tây là Bắc Thái Bình Dương, phía bắc tiếp giáp với Canada, và phía nam tiếp giáp với Mêhicô.
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (mức thay đổi hàng năm %)
Thế giới
2007
2008
2009
2010*
2008
2009
2010*
Hoa Kỳ
2.1
0.4
-2.7
1.5
0.4
-2.5
2.7
EU
2.7
0.7
-4.2
0.3
0.6
-3.9
1.0
Nhật Bản
2.3
-0.7
-5.4
1.7
-1.2
-5.3
1.7
Trung Quốc
13.0
9.0
8.5
9.0
9.6
8.7
10.0
Nguồn: IMF, World Economic Outlook,(January 26, 2010)
Hoa Kỳ vẫn là nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Từ thập kỷ 90 trở lại đây, Hoa Kỳ đã duy trì được mức tăng trưởng GDP cao hơn mức tăng trưởng chung của cả khối G7. Mức tăng trưởng GDP bình quân của Hoa Kỳ trong thập kỷ 90 là 3,6% trong khi đó mức tăng chung của cả khối G7 trong cùng thời kỳ là 2,6%. Hoa Kỳ chi phối thế giới trong các lĩnh vực tài chính tiền tệ, thương mại điện tử, thông tin, tin học, bưu điện, du lịch, vận tải hàng không, vận tải biển, y tế, giáo dục, điện ảnh, tư vấn v.v. Trong lĩnh vực tài chính tiền tệ hiện nay, Hoa Kỳ chiếm khoảng 50% tổng lưu lượng thanh toán và đầu tư quốc tế thực hiện bằng đồng đô la. Năm 2005, Hoa Kỳ xuất khẩu khoảng 380 tỷ USD dịch vụ.
Các ngành công nghiệp chính của Hoa Kỳ bao gồm: dầu lửa, sắt thép, ô tô, hàng không, viễn thông, hoá chất, điện tử, chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng, khai thác gỗ, khai khoáng. Các ngành chế tạo hàng không, điện tử, tin học, nguyên tử, vũ trụ, hoá chất là những ngành công nghiệp mũi nhọn của Hoa Kỳ. Các sản phẩm nông nghiệp chính của Hoa Kỳ gồm: lúa mỳ, các loại ngũ cốc khác, ngô, hoa quả, bông, thịt bò, thịt lợn, gia cầm, sản phẩm sữa, lâm sản, cá.
II.2.1. Đặc điểm tiêu dùng Hoa Kỳ.
Mỹ là một hợp chủng quốc, đa văn hoá, đa sắc tộc. Vì thế, thị trường Hoa Kỳ phân chia rất khác nhau: có những khách hàng coi trọng chất lượng và quan tâm đến các chứng chỉ bảo vệ môi trường và có những bộ phận khách hàng chỉ quan tâm sản phẩm giá rẻ.
Người tiêu dùng Hoa Kỳ mua sắm theo thị hiếu tiêu dùng. Thị hiếu của người tiêu dùng Hoa Kỳ thay đổi nhanh và mua theo sở thích. Người Mỹ xem đồ gỗ nội thất có mối quan hệ mật thiết với thời trang vì thế họ thường có xu hướng thay đổi.
Người tiêu dùng Mỹ đề cao tính tiện dụng. Người Mỹ khi đủ tuổi lao động đều đi làm, do đó quỹ thời gian dành cho gia đình rất ít. Vì vậy để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, nhà sản xuất cần thiết kế những sản phẩm mang tính tiện ích cao. Xu hướng hiện nay, những sản phẩm có thể tháo ráp và thay đổi công dụng được ưu chuộng.
Người Mỹ đề cao phong cách cá nhân. Người tiêu dùng thích thể hiện những nét riêng của đồ nội thất trong nhà họ. Các gia đình có nhu cầu trang trí theo sở thích từng người. Đối với người lớn, họ có thói quen và sở thích thư giãn trong vườn, vì vậy những mặt hàng nội thất ngoài trời ở thị trường này được tiêu thụ rất mạnh. Ngược lại, thanh niên và trẻ em lại thích thư giãn, chơi đùa tự do trong phòng riêng, do đó phòng trẻ con cũng được trang trí đẹp và tiện nghi. Phong cách trang trí đóng một vai trò hết sức quan trọng để người tiêu dùng Mỹ quyết định có nên mua hay không. Hầu hết thiết kế nhà của người Mỹ đều mang phong cách hiện đại nên đồ trang trí nội thất cũng phải phù hợp với phong cách đó.
Người tiêu dùng Mỹ cũng thích đồ gỗ làm từ nguyên liệu gỗ cứng, tốt nhất là gỗ của Bắc Mỹ hơn đồ gỗ làm từ các loại gỗ mềm. Để xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của thị trường này thì một trong những yếu tố mà các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm là phải sử dụng gỗ cứng của Mỹ. Đây là lý do mà tốc độ nhập khẩu gỗ cứng từ Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam tăng nhanh chóng.
Người tiêu dùng Hoa Kỳ có thói quen mua sắm theo mùa, thường tập trung thời gian 3 tháng cuối cùng của mỗi năm để đi mua sắm những vật dụng cho gia đình. Ba tháng cuối năm có nhiều lễ hội, được nghỉ dài ngày, ví dụ Lễ Tạ Ơn, Lễ Giáng sinh, lễ Halloween, năm mới. Trong những ngày này, người Mỹ có thói quen bỏ các loại đồ dùng, vật trang trí cũ thay thế bằng các sản phẩm mới. Do đó, cuối năm được xem là mùa mua sắm ở Mỹ.
Nếu phân khúc thị trường Hoa Kỳ theo độ tuổi, người tiêu dùng đồ gỗ Hoa Kỳ được chia làm 5 loại theo tuổi tác.
Từ 19 -28 tuổi (có sức mua lớn trong tương lai, hiện nhu cầu mua sắm đồ gỗ chưa nhiều).
Từ 29 -39 tuổi (khoảng 47 triệu người, vừa trưởng thành, thích sản phẩm tiện dụng, gọn nhẹ, giá vừa phải).
Từ 40 -48 tuổi (khoảng 78 triệu người, đã đóng góp nhiều cho xã hội, bắt đầu nghiêng về mẫu mã, kiểu dáng, có thể chấp nhận giá cao).
Từ 48 -57 tuổi (đang tính đến việc về hưu, song vừa chăm lo con cái, vừa lo cho cha mẹ, nên ít mua sắm).
Từ 58- 67 tuổi (thường sống một mình, thích sản phẩm độc đáo, giá trị cao),
Từ 68 tuổi trở lên (thích sản phẩm gỗ có diện tích nhỏ, sắc sảo).
Theo đánh giá của các chuyên gia marketing, nhóm khách hàng tiềm năng nhất chính là nhóm người có độ tuổi từ 45- 55 (bởi họ cũng vừa là nhóm tuổi có thu nhập cao nhất lại vừa có nhu cầu sắm sửa bài trí cho gia đình.
II.2.2. Đặc điểm nhập khẩu gỗ của thị trường Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ là nước nhập khẩu gỗ, sản phẩm gỗ và đồ gỗ nội thất hàng đầu trên thế giới . Hàng năm, Hoa Kỳ nhập một khối lượng trên 40 tỷ USD đồ gỗ và nội thất.
Theo đánh giá của Viện nghiên cứu Công nghiệp đồ nội thất (FIRI- Furniture Industry Research Institute) sức tiêu thụ đồ nội thất ở Mỹ sẽ tăng 25,5% trong giai đoạn 2000-2010, đạt mức 80,04 tỷ USD năm 2010.
Chi tiêu cho đồ gỗ và nội thất tăng một cách đáng kể ở khắp các bang trên toàn nước Mỹ. Trong đó các bang miền Tây luôn giữ vị trí hàng đầu. Hiện nay, bang California, Washington là thị trường hàng gỗ và nội thất quan trọng nhất của Mỹ. Taxas và Florida cũng là các thị trường rất lớn cho các nhà xuất khẩu đồ gỗ và nội thất trên toàn thế giới. Các bang có tiềm năng tăng trưởng cao nhất trong tương lai là Nevada, Utah, Arizona và Colorado.
Phân tích nhập khẩu của Hoa Kỳ cho thấy những mặt hàng nhập khẩu lớn nhất là: bàn ghế bằng gỗ (chiếm 15% nhập khẩu của nhóm HTS 94), phụ tùng ghế dùng cho xe cộ bằng kim loại (13%), đồ gỗ nhà bếp (8), bàn ghế văn phòng (7%), gỗ tùng bách (39% nhập khẩu của nhóm HTS 44).
Phần lớn nhóm hàng gỗ và gỗ chế biến được nhập khẩu để phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa, một phần được chế biến để xuất khẩu và tái xuất khẩu. Đặc điểm nổi bật nhất của thị trường Hoa Kỳ là qui mô lớn, nhu cầu tăng thường xuyên và rất đa dạng về sản phẩm. Nhưng đây cũng là khó khăn cho nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam vì các đơn hàng thường rất lớn nên khó đáp ứng được yêu cầu. Thị trường Mỹ cũng là thị trường mở nên có sự cạnh tranh rất mạnh mẽ. Nước có lao động rẻ như Trung Quốc đã chiếm lĩnh thị phần lớn xuất khẩu vào Mỹ, Canada đứng thứ 2. Nhờ có hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ từ cuối năm 2000, Việt Nam đã thâm nhập thị trường Hoa Kỳ và đã được xếp vào danh sách 10 nước xuất khẩu lớn nhất vào Hoa Kỳ.
II.2.3. Tình hình xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam.
II.2.3.1. Tình hình xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam trên thị trường thế giới.
Trong giai đoạn 2000‐2008, Việt Nam liên tục đạt mức tăng trưởng kim
ngạch xuất khẩu ở mức cao (trung bình khoảng 19%/năm), cao hơn mức trung
bình trong khu vực và trên thế giới (Xem Biểu đồ 2). Theo số liệu của Tổng cục
Thống kê, năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 62,7 tỷ đô la Mỹ
(tăng 29,1% so với năm 2007), tỷ lệ xuất khẩu trên GDP lên tới trên 70%. Tuy
nhiên, cũng theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, mặc dù tốc độ tăng trưởng
kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2008 so với năm 2007 khá ấn tượng, nhưng
nếu loại trừ trị giá tái xuất khẩu sắt, thép, vàng và yếu tố tăng giá của 8 mặt
hàng chủ yếu (dầu thô, than đá, gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chè) thì
kim ngạch hàng hoá xuất khẩu chỉ tăng 13,5%.
Ngược lại với năm 2008, bức tranh kinh tế nói chung và xuất khẩu nói riêng của Việt Nam trong năm 2009 có phần ảm đạm. Do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, kim ngạch xuất khẩu năm 2009 chỉ đạt 56,58 tỷ USD, với mức tăng trưởng âm (giảm 9,7%) so với năm 2008. Sự giảm sút này một phần do tác động khách quan cuộc khủng hoảng hiện nay, một phần khác là do chính sức cạnh tranh hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Bảng 2: Xuất khẩu mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ (triệu đô)
Xuất khẩu
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Gỗ
311
324
460
609
1102
1561
1943
2385
2767
2598
(Nguồn: Niên giám các năm và niên giám tóm tắt 2009 của tổng cục thống kê)
Trong các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu trong cơ cấu nền kinh tế của nước ta thì thủy sản đạt 4300 triệu USD, gạo chiếm 2662 triệu USD, gỗ và sản phẩm từ gỗ chiếm 2598 triệu USD, cà phê chiếm 1710 triệu USD, Cao su chiếm 1199 triệu USD, như vậy gỗ và sản phẩm từ gỗ giữ một vai trò chủ lực trong xuất khẩu. Từ bảng 2 ta thấy từ năm 2000 đến 2008 thì doanh thu từ việc xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ luôn tăng qua các năm. Riêng năm 2009 do khủng hỏang nền kinh tế bắt đầu từ Mỹ và lan rộng ra tòan thế giới nên sức mua trên thế giới giảm làm cho xuất khẩu cũng giảm.
Cho đến nay sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt tại 160 thị trường trên thế giới. Các thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ lớn của Việt Nam gồm Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam. Trong vòng 5 năm qua, ngành chế biến gỗ ở Việt Nam tăng trưởng với tốc độ bình quân 30%/năm và sản xuất lượng sản phẩm đạt chất lượng cao cho xuất khẩu, giá trị xuất nhập khẩu tăng 28.13%(2006) lên 2.385 tỷ USD (tăng 27.18%) vào năm 2007 và 2,767 tỷ USD (tăng 18.8%) vào năm 2008. Năm 2009 mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng kim ngạch xuất khẩu cả nước vẫn đạt gần 2,598 tỉ đô la, trong đó kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ, EU, Nhật chiếm tỷ trọng lớn mà đặc biệt là Hoa Kỳ đạt khoảng 1 tỷ USD.
Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu gỗ sang các thị trường chính từ 2003-2009
Đơn vị tính: Triệu USD
Thị trường
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Hoa Kỳ
115,46
318,8
566,968
744,1
944,3
1.075
1.110
EU
160,74
379.1
457,631
500,23
633,1
791,8
628.8
Nhật Bản
137,91
180,0
240,873
286,8
300,6
362,55
398,85
Nguồn: “Niêm giám thống kê”, Bộ thương mại và www.vietnam-ustrade.org
Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đã giữ được tiến độ và ổn định qua các năm nhờ các sản phẩm phù hợp với tình hình kinh tế nước này. Đây là tín hiệu để hy vọng xuất khẩu tới Hoa Kỳ ổn định vào tương lai.
Với thị trường EU, từ đầu năm 2009 đến nay, do tình hình kinh tế của khối Liên minh châu Âu khủng hoảng khiến nhu cầu tiêu dùng sản phẩm gỗ của thị trường này sụt giảm mạnh. Điều này đã tác động mạnh đến xuất khẩu của Việt Nam. Theo thống kê, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU 6 tháng đầu năm 2009 của Việt Nam giảm tới 34% so với cùng kỳ năm trước. Sở dĩ kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ biến động mạnh hơn kim ngạch các ngành dệt may, gạo… là do gỗ là mặt hàng ít mang tính thiết yếu. Mặt hàng này có cầu khá nhạy cảm theo thu nhập, do đó có thể thấy ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính đến ngành là rõ nét hơn đến các ngành có cầu ít nhạy cảm theo thu nhập. Vì lẽ đó, sự phục hồi của ngành sẽ diễn ra chậm hơn các ngành kể trên. Do sự phục hồi kinh tế của thị trường này khá chậm nên nhìn chung sản phẩm gỗ Việt Nam không có nhiều cơ hội phục hồi mạnh ngay trong các tháng tới. Mục tiêu với thị trường EU là giữ được khách hàng và không để giảm quá nhiều.
Thị trường Nhật Bản là thị trường lớn thứ 3 đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Từ đầu năm 2009 đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã lấy lại được vị thế của mình tại thị trường này. Trong khi xuất khẩu sản phẩm gỗ, đặc biệt là đồ nội thất bằng gỗ song hầu hết các thị trường giảm thì xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản lại có xu hướng tăng khá bền vững. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 398,85 triệu USD, tăng 9,1 % so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2009, trong khi xuất khẩu sang nhiều thị trường giảm thì xuất khẩu sang một số thị trường nhỏ vẫn tăng trưởng như: xuất khẩu sang thị trường Malaysia tăng 2,3%, đạt 6,4 triệu USD với các sản phẩm chủ yếu là bàn ghế, ván…; xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông tăng 3,62%, đạt 5,1 triệu USD; xuất khẩu sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ tăng 6,96%, đạt 3,7 triệu USD.
II.2.3.2. Tình hình xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.
II.2.3.2.1. Kim ngạch xuất khẩu.
Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu gỗ sang các thị trường chính từ 2003-2009
Thị trường
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Hoa Kỳ
115,46
318,8
566,968
744,1
944,3
1.075
1.110
Nguồn: “Niêm giám thống kê”, Bộ thương mại và www.vietnam-ustrade.org
Năm 2007, đồ gỗ đứng thứ 3 trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ. Thị trường này hiện nay chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam. Trong thời gian qua, xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ tăng khá nhanh.
Theo số liệu thống kê của Uỷ ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ, sản phẩm gỗ và đồ nội thất xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường Mỹ tăng từ 16 triệu USD năm 2001 lên 744,1 triệu USD năm 2006 và đạt 944,3 tỷ USD năm 2007, đã đạt hơn 1 triệu những năm sau đó. Đồ gỗ Việt Nam hiện đang đứng thứ năm trong top 10 các nước xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ, sau Trung Quốc (chiếm 49% thị phần đồ gỗ tại Hoa Kỳ), Canada (15%), Mêhicô (14%), Italia (3%), Việt Nam (2%)…
Với thị trường Hoa Kỳ, đồ gỗ Việt Nam được đánh giá là có chất lượng, kiểu dáng sáng tạo, giá cả khá cạnh tranh, vì thế tạo được độ tín nhiệm cao đối với người tiêu dùng. Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ chế biến của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ còn chưa cao so với các nước khác nên không đứng trước nguy cơ bị kiện phá giá.
Từ bảng 4, chúng ta có thể thấy rằng ngành gỗ Việt Nam có sự tăng trưởng vượt bậc về kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn từ năm 2003 đến nay. Kim ngạch xuất khẩu gỗ từ chỗ chỉ đạt khoảng 115.46 triệu USD năm 2003 tăng gần 6.5 lần lên con số 744.1 tỷ USD năm 2006. Năm 2008 đã tăng đến con số ấn tượng 1,075tỷ USD.
+ Xét về giá trị tuyệt đối: kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ tăng trưởng mạnh trong giai đoạn từ năm 2003 đến nay. Từ chỗ chỉ đạt 115.46 triệu USD năm 2003, sau đó đã tăng 567 triệu vào năm 2005. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu có bước nhảy vọt lên 744.1 triệu vào năm 2006, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ đã đạt 1,1 tỷ USD vào 2009.
+ Xét về tỷ trọng: Hoa Kỳ đã vươn lên trở thành thị trường nhập khẩu đồ gỗ lớn nhất, với tỷ trọng 28% năm 2003, 38% năm 2006 và khỏang 40% năm 2009.
II.2.3.2.2. Cơ cấu mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.
Nhóm thứ nhất: Nhóm sản phẩm đồ mộc ngoài trời bao gồm các loại bàn ghế vườn, ghế băng, ghế xích đu,... làm hoàn toàn từ gỗ hoặc gỗ kết hợp với các vật liệu khác như sắt, nhôm, nhựa...
Nhóm thứ hai: Nhóm sản phẩm đồ mộc trong nhà bao gồm các loại bàn ghế, giường, tủ, giá kê sách, đồ chơi, ván sàn... làm hoàn toàn từ gỗ hay gỗ kết hợp với các vật liệu khác như da, vải...
Nhóm thứ ba: Nhóm đồ gỗ mỹ nghệ chủ yếu từ gỗ rừng tự nhiên bao gồm bàn, ghế, tủ... áp dụng các công nghệ chạm, khắc, khảm.
Đồ gỗ của Việt Nam xuất vào Hoa Kỳ chủ yếu là hàng thuần gỗ (2 mặt hàng chính là bàn ghế ngoài trời và nội thất trong phòng ngủ). Năm 2005, kim ngạch của hai mặt hàng này là 592 triệu USD, chiếm 86,5% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu lớn thứ hai vào Hoa Kỳ đối với nhóm hàng thuần gỗ sau Trung Quốc. Hai nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng trưởng này là khả năng cung của Việt Nam tăng mạnh (trong đó có đóng góp lớn của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài) và nhóm hàng đồ gỗ dùng trong phòng ngủ của Trung Quốc đang bị Hoa Kỳ đánh thuế chống bán phá giá. Hiện đồ gỗ nội thất phòng ngủ của Việt Nam tiếp tục giữ lợi thế khi xuất sang thị trường Hoa Kỳ, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này chiếm đến 48,6% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường Mỹ với 39,2 triệu USD tháng 6 năm 2007. Các sản phẩm loại này gồm có giường nguyên chiếc và các bộ phận giường, tủ, bàn trang điểm, bàn phấn, tủ áo… Sản phẩm đồ nội thất phòng ngủ xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt khá cao như tủ áo 212/(212x69x241) cm bằng gỗ giáng hương và căm xe; tủ đầu giường (Open Nightstand) có giá 635 USD/cái, giường bằng gỗ tràm có giá 585,12 USD/ cái; giường California King xuất khẩu với đơn giá 556,8 USD/ chiếc, tăng 36,8 USD/chiếc so với tháng 5 năm 2007. Tiếp đó là đồ gỗ nội thất trong phòng khách, phòng ăn, đạt kim ngạch 18,2 triệu USD trong tháng 6 và chiếm 22,5 % tỷ trọng.
Các sản phẩm này là tủ, bàn, kệ ti vi…dành được đơn giá khá cao như tủ Oyster gỗ tràm bông vàng và gỗ sồi cỡ (1183x530x1761) mm có đơn giá là 1046,5 USD/ cái. Ghế cũng là một sản phẩm gỗ xuất khẩu vào thị trường này đạt kim ngạch cao trong tháng 6 năm 2007 với gần 10 triệu USD. Ngoài ra, xuất khẩu đồ gỗ nội thất văn phòng cũng đạt 4,8 triệu USD, tăng 37,1% so với tháng 05/2007. Các doanh nghiệp Việt Nam cần đa dạng hoá hơn nữa các sản phẩm nội thất sang thị trường này nhằm gia tăng giá trị xuất khẩu và tránh bị kiện chống bán phá giá tại Hoa Kỳ.
II.2.3.2.3. Phân tích các đối thủ cạnh tranh về sản phẩm đồ gỗ trên thị trường Mỹ.
II.2.3.2.3.1. Trung Quốc.
Ngày 1/6/2009, Bộ Thương mại Trung Quốc cùng với Tổng cục Thuế Trung Quốc vừa thông báo tăng tỉ lệ hoàn thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm gỗ. Tỉ lệ hoàn thuế mới này có mục đích giảm áp lực cho các doanh nghiệp xuất khẩu và giữ ổn định thị phần các sản phẩm gỗ xuất khẩu. Theo số liệu từ Tổng cục Thuế Trung Quốc, sẽ có hơn 2600 sản phẩm chịu thuế suất 2 chữ số được áp dụng tỉ lệ hoàn thuế mới này, bao gồm các sản phẩm cần nhiều sức lao động, các sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm cuối. Theo ước tính sẽ có khoảng 25,2 tỉ NDT được hoàn trả cho các doanh nghiệp xuất khẩu, tính theo tỉ lệ hoàn thuế mới được áp dụng này. Đây là lần thứ 7 chính phủ Trung quốc điều chỉnh tỉ lệ hoàn thuế kể từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu. Tỉ lệ hoàn thuế chung sẽ tăng lên 13,5%, từ tỉ lệ 12,4% của lần điều chỉnh trước.
Tỉ lệ hoàn thuế đối với các sản phẩm đồ gỗ bằng gỗ nguyên chất sẽ tăng lên đến 15%, được áp dụng cho các sản phẩm đồ gỗ văn phòng, đồ bếp bằng gỗ, sản phẩm đồ gỗ phòng ngủ bằng gỗ đỏ và gỗ sơn mài cùng với các sản phẩm gỗ sơn mài khác. Ngoài ra, tỉ lệ hoàn thuế xuất khẩu đối với sản phẩm tre lát sàn cũng tăng lên 13%.
II.2.3.2.3.2.Thái Lan, Malaysia, Indonesia.
Theo Hiệp hội đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ Indonesia (Asmindo), xuất khẩu đồ gỗ của nước này trong năm 2009 có thể giảm 30% so với mức 2,65 tỉ USD của năm ngoái, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chiến lược kinh doanh gỗ - Tình hình xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.doc