MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ 3
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 3
I. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 3
1. Các khái niệm, quan điểm và chức năng của Chiến lược kinh doanh 3
2. Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với công ty 6
II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY XNK MINH CHÂU. 7
1.Các yếu tố bên trong: gồm 4 yếu tố cơ bản sau: 7
1.1 Nhân sự của Công ty 7
1.2 Nguồn cung nguyên vật liệu 8
1.3 Tiềm lực tài chính của Công ty 8
1.4 Bộ máy quản lý lãnh đạo của Công ty 8
2.Các yếu tố bên ngoài. 9
2.1) Các đối thủ cạnh tranh hiện hữu và tiềm ẩn 9
2.2) Thị hiếu của khách hàng 9
2.3) Hàng nhập khẩu 9
2.4) Vai trò kinh tế vĩ mô của Nhà nước 9
III. MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CHỦ YẾU TRONG THƯƠNG TRƯỜNG. 10
1. Tạo lợi thế cạnh tranh. 10
1.1 Lựa chọn công cụ cạnh tranh. 10
1.1.1) Tạo đặc điểm khác biệt cho sản phẩm 11
1.1.2) Tạo đặc điểm khác biệt cho dịch vụ 11
1.1.3) Tạo đặc điểm khác biệt về nhân sự 11
1.2. Chu kỳ sử dụng công cụ cạnh tranh. 11
2. Một số chiến lược cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường. 12
2.1. Phân loại các công ty trên thị trường. 12
2.2. Chiến lược của người thách thức thị trường. 13
2.2.1. Bảo vệ mục tiêu chiến lược của mình trước các đối thủ. 13
2.2.2. Lựa chọn chiến lược tấn công. 14
2.3. Chiến lược nép góc thị trường. 15
3. Xây dựng định vị chiến lược cạnh tranh. 16
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH-BÁN HÀNG TRONG CẠNH TRANH CHIẾM LĨNH THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY MINH CHÂU 17
I ) Khái Quát Về Thị Trường Và Môi Trường Kinh Doanh Của Công Ty Minh Châu 17
1) Đặc điểm thị trường Việt Nam 17
2) Môi trường kinh doanh của công ty : 18
3) Đối thủ cạnh tranh của công ty Minh Châu : 20
II) THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH - BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY MINH CHÂU TRONG CANH TRANH TÌM KIẾM THỊ TRƯỜNG ( 2010 – 2015 ) 21
1) Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Công Ty Minh Châu 21
1.1) Giới thiệu chung về công ty 21
1.2) Sơ đồ tổ chức nhân sự 23
1.3) Lĩnh vực kinh doanh: 24
2) Thực trạng kết quả kinh doanh của công ty Minh Châu: 27
3.1.Chiến lược tăng trưởng tập trung 30
3.2.Chiến lược tăng trưởng đa dạng hóa 31
3.3. Chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội nhập 32
4) Chiến lược kinh doanh mở rộng thị trườn của công ty Minh Châu giai đoạn tới 33
4.1 Chiến lược sản phẩm. 33
4.2. Chiến lược giá cả 33
4.3. Chiến lược kênh luồng phân phối. 34
4.4. Chiến lược yểm trợ Marketing. 34
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CHIẾM LĨNH THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY MINH CHÂU (2010-2015) 37
I. MỤC TIÊU KINH DOANH CỦA CÔNG TY MINH CHÂU TRONG THỜI GIAN TỚI. 37
II. CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH. 38
III. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY MINH CHÂU 41
1. Cần khuyếch trương bao nhiêu điểm khác biệt? 41
2. Truyền bá vị thế của sản phẩm. 42
IV. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG BÁN HANG VÀ CẠNH TRANH CHIẾM LĨNH THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY XNK MINH CHÂU. 43
1.Sản phẩm. 43
2.Giá cả. 45
3.Xúc tiến thương mại. 46
4. Kênh phân phối. 47
KẾT LUẬN 49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
53 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1699 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược kinh doanh và bán hàng của công ty Minh Châu trên thị trường giai đoạn 2010-2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g
+ Chỗ nép góc ít được các đối thủ cạnh tranh quan tâm
+ Công ty có đủ tài nguyên và kỹ năng để phục vụ tốt nhất nhu cầu nép góc
+ Công ty có thể phòng thủ tốt trước đòn tấn công của đối thủ cạnh tranh
Người nép góc có ba nhiệm vụ
+ Tạo ra nơi nép góc
+ Mở rộng nơi nép góc
+ Bảo vệ nơi nép góc
3. Xây dựng định vị chiến lược cạnh tranh.
Sau khi đã xác định được đối thủ cạnh tranh và chiến lược tấn công, công ty cần xây dựng chiến lược định vị nhằm xây dựng hình ảnh khác biệt của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh khác. Song không phải tất cả những điểm khác biệt của nhãn hiệu đều có ý nghĩa hay có giá trị và cũng không phải mọi thứ khác biệt đều tạo nên đặc điểm khác biệt. Mỗi đặc điểm khác biệt đều có khả năng gây ra chi phí cho công ty cũng như tạo ra lợi ích cho khách hàng. Vì vậy công ty phải lựa chọn một cách cẩn thận trong cách tạo ra đặc điểm khác biệt. Chỉ nên tạo ra điểm khác biệt khi nó thoả mãn các tiêu chuẩn sau:
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH-BÁN HÀNG TRONG CẠNH TRANH CHIẾM LĨNH THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY MINH CHÂU
I ) Khái Quát Về Thị Trường Và Môi Trường Kinh Doanh Của Công Ty Minh Châu
1) Đặc điểm thị trường Việt Nam
Với quy mô dân số vào khoảng 80 triệu dân Việt Nam là một thị trường rất rộng lớn. Mức tăng trưởng dân số vào khoảng 1,7%/ năm, tuy nhiên dân số Việt Nam phân bổ không đều, dân số tập trung vào các thành phố lớn, các tỉnh đồng bằng. Mật độ dân số của thành phố Hà Nội vào khoảng 3000 người/ km2, Thành phố Hồ Chí Minh: 2.500 người/ km2... Các tỉnh miền núi trung du có mật độ rất thấp (Hà Giang: 71 người/km2, Tuyên Quang: 115 người/ km2, Cao Bằng: 94 người/ km2, Lào Cai: 71 người/ km2, Gia Lai: 50 người/ km2, KonTum: 27 người/km2)
Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, đời sống người dân được nâng lên rõ rệt. Mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thuộc vào loại cao trong khu vực. Cùng với sự tăng kinh tế, môi trường chính trị ở Việt Nam rất ổn định, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước an toàn nhất trên thế giới. Mặt khác Đảng và Nhà nước ta có những chính sách ưu đãi và khuyến khích xuất nhập khẩu đối với các nhà đầu tư . Vì vậy trong những năm vừa qua tình hình XNK cũng tăng lên rõ rệt. Trong số những nhà đầu tư vào XNK nông nghiệp có Công ty xuất nhập khẩu Minh Châu. Các sản phẩm của Minh Châu rất đa dạng bao gồm :Cá mì viên ; Khô đậu tương ; Khô cải ngọt .
2) Môi trường kinh doanh của công ty :
a.Môi trường chính trị
Tình hình chính trị thế giới diễn biến phức tạp ví dụ như tình hình bạo động ở Thái Lan dẫn tới khó khăn trong việc nhập khâu khiến cho giá nguyên liệu thức ăn tăng nhanh.Ngay từ đầu 2009, Trung Quốc, nước sản xuất và tiêu thụ nguyên liệu thức ăn lớn trên thế giới đã đẩy mạnh nhập khẩu từ Ấn Độ, Argentina, Mỹ... gây ra tình trạng mất cân đối thị trường, đẩy giá tăng đột biến.Trước diễn biến giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới tăng, giảm thất thường, nhiều nhà nhập khẩu Việt Nam không dám gom hàng, vì sợ bị thua lỗ nên dẫn tới tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong nước.Dự báo trong thời kỳ này, chính trị trong nước tiếp tục ổn định, luật kinh doanh sẽ đươc bổ sung phù hợp, cải cách hành chính đẩy mạnh; Nhà nước trung ương và địa phương có nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ cho ngành thức ăn chăn nuôi.
Công tác kiểm dịch bệnh được chính phủ Việt nam rất quan tâm do vậy góp phần ngăn chặn và đẩy lùi phần nào dịch bệnh có nguồn gốc từ nước ngoài. Cấm sử dụng các nguồn nguyên liệu gây ô nhiễm hay những nguyên liệu có hàm lượng những chất cấm vượt mức cho phép như melamine, ban hành luật bảo vệ môi trường thể hiện quyết tâm của nhà nước trong việc cải thiện điều kiện sống của nhân dân.
Bên cạnh lấy phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, nhà nước còn luôn quan tâm đến chỉ số phát triển con người, nhất là quan tâm đến chất lượng cuộc sống nên nhiều quan điểm đã được thay đổi.Sản xuất chăn nuôi những tháng đầu năm 2008 gặp nhiều khó khăn vì thiên tai, dịch bệnh và do việc tăng giá các loại nguyên liệu đầu vào. Để tháo gỡ khó khăn cho nông dân và phát triển chăn nuôi,Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đề nghị đưa mặt hàng nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi vào danh mục những mặt hàng nhập khẩu thiết yếu; giảm thuế suất nhập khẩu xuống 0% đối với một số mặt hàng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi; đồng thời yêu cầu hải quan đơn giản hóa các thủ tục hành chính khi thông quan...việc đó làm hạ giá thức ăn chăn nuôi giúp người nông dân tiếp tục sản xuất.
b.Môi trường kinh tế
Theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội được đề ra tại đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX, Việt Nam tiếp tục phát huy nội lực, khơi thông thị trường nội địa, kích cầu tiêu dùng trong nước, đầu tư chắc chắn, mở cửa nền kinh tế, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển vào những năm 2020. Tốc độ tăng trưởng GDP trong những năm 2005-2010 được dự báo từ 7%-8% là một tốc độ phát triển cao, nên nhu cầu của nền kinh tế đòi hỏi các ngành sản xuất phát triển.Cơ cấu ngành trong GDP: khu vực nông nghiệp khoảng 15 - 16%, Hiện nay nhu cầu về chất lượng thức ăn chăn nuôi ngày càng cao trong khi nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước chỉ đáp ứng được 70% so với nhu cầu. Số còn lại phải nhập khẩu (trong đó khoảng 20% nguyên liệu giàu năng lượng, 80% các loại thức ăn bổ sung, 60-70% thức ăn giàu đạm và hơn 90% chất phụ gia là phải nhập khẩu) chiếm 45% tổng giá trị nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nóng với tốc độ 9% năm sẽ tạo sự khan hiếm về nguyên vật liệu, điều này tác động mạnh đến giá nguyên vật liệu thức ăn chăn nuôi trên thế giới.Giá tăng sẽ ảnh hưởng nhiều tới thị trương thức ăn chăn nuôi trong nước và gây khó khăn cho người dân.
c. Môi trường xã hội
- Môi trường nhân khẩu: Tỷ lệ tăng dân số khá cao 1.25% năm dân số ước tính đến năm 2010 của Việt nam là 90 triệu người. Tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, dân cư ở thành phố không ngừng tăng nhanh từ 19% năm 1990 lên 25% năm 2003, đến năm 2010 ước khoảng 35%.Nên như cầu về thực phẩm cũng ngày càng tăng nhanh.
-Môi trường văn hoá: Do trên 71% là dân cư nông thôn nên việc sử dụng những nguyên liệu hữu cơ tụ nhiên để chăn nuôi. Tuy nhiên, ngày nay với mạng lưới thông tin rất phong phú và đa dạng, người dân nhận thức được những tiện ích của sử dụng thức ăn chăn nuôi giúp đạt hiệu quả cao với thời gian ngắn nên phần lớn dân cư ở nông thôn đã chuyển hoá sang dùng thức ăn chăn nuôi do các nhà máy sản xuất.Điều này tạo ra nhu cầu lớn về nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi.
- Môi trường tự nhiên: Hiện nay nước ta con gặp nhiều thiên tai, dich bệnh o gia súc,gia cầm ảnh hưởng nhiều đến việc cung cấp những nguồn nguyên liệu như ngô, sắn, đường, sữa
d. Môi trường công nghệ
Ngày nay công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi ngày càng phát triển mạnh theo đó là nhu cầu cao về chất lượng của nguyên liệu cũng như số lượng nguyên liệu.Trong khi đó chất lượng của những nguyên liệu trong nước ngày càng không đáp ứng nhu cầu của các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi. Một số nguyên liệu trong nước chưa thể sản xuất được và phải nhập khẩu từ nước ngoài
3) Đối thủ cạnh tranh của công ty Minh Châu :
a) Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông nghiệp khác: Đây là đối thủ cạnh tranh lớn nhất đối với công ty .Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; việc có ngày càng nhiều công ty ; doanh nghiệp tham gia vào thị trường nông nghiệp :”xuất nhập khẩu thức ăn chăn nuôi gia súc “ tạo ra sự cạnh tranh về nhiều mặt đối với công ty Minh Châu : về thị phần ; thị trường ; khách hàng ; chất lượng và giá cả
b) Các doanh nghiệp nước ngoài :
Doanh nghiệp nước ngoài là nguồn cung cấp sản phẩm chính ; quan trọng đối với công ty Minh Châu. Đa số các sản phẩm nông nghiệp; thức ăn chăn nuôi được công ty nhập về từ các doanh nghiệp nước ngoài . Hiện nay các doanh nghiệp nước ngoài này không chỉ dừng lại ở việc cung cấp sản phẩm cho thị trường Việt Nam , họ còn muốn thâm nhập vào thị trường để tìm lấy cơ hội kinh doanh cho mình.
II) THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH - BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY MINH CHÂU TRONG CANH TRANH TÌM KIẾM THỊ TRƯỜNG ( 2010 – 2015 )
Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Công Ty Minh Châu
Công ty TNHH Đầu Tư XNK Minh Châu được thành lâp bởi 2 thành viên: Ông Đào Thế Thông và bà Phan Thị Lan Hương vào 10/2 /2002 với vốn hoạt động là 700.000,00 USD và vốn pháp định là 95.000,00 USD.
Giới thiệu chung về công ty
+ Nhãn hiệu:
+Tên tiếng Việt : Công ty TNHH Đầu Tư XNK Minh Châu
+Tên tiếng Anh : Minh Chau Investment Import co., LTD.
+ Địa chỉ trụ sở chính : Số 38 Phố Sài Đồng - Phường Sài Đồng-Quận Long Biên - TP. Hà Nội
+Điện thoại : 04 - 3 8759690
+Fax : 04 – 38756738
+Website :www.MinhChau.com.vn
+Vốn điều lệ của Công ty TNHH Đầu Tư XNK Minh Châu tại thời điểm 23/02/2009 là 85.000.000.000 VNĐ (Tám mươi năm tỷ đồng).
Công ty TNHH Đầu Tư XNK Minh Châu thuộc kiểu công ty TNHH có hai thành viên trở lên. Công ty hiện đang kinh doanh 3 lĩnh vực:
+ Kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây là lĩnh vực kinh doanh chính của công ty. Công ty kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên liệu để chế biến thực phẩm và thuốc thú y cho gia súc gia cầm.
+ Kinh doanh trong linh vực xây dựng. Đây chỉ là lĩnh vực kinh doanh phụ. Công ty bán vật liệu xây dựng, các chất dung môi để sản xuất sơn, nhựa làm bao bì
+ Kinh doanh trong linh vực cây cảnh. Đây cũng là lĩnh vực kinh doanh phụ của công ty. Công ty hiện có 1 vườn cây rộng 2000m2 chuyên trồng các loại cây như cau vua, cây giốngđể cung cấp cho các nhà thầu xây dựng, các dự án công trình.
Trong từng thời kỳ hoạt động, tuỳ theo yêu cầu phát triển, Công ty có thể mở rộng sang các lĩnh vực khác mà Pháp luật không cấm.
1.2) Sơ đồ tổ chức nhân sự
GIÁM ĐỐC
Ông Đào Thế Thông
Phó Giám Đốc
Bà Phan Thị Lan Hương
Phòng Tiếp thị
Phòng Kinh Doanh
Phòng nhân sự
Phòng Xuát nhập khẩu
Phòng CN TT
Phòng Tài chính
Cơ chế hoạt động của các bộ phận trong Công ty XNK Minh Châu là giám đốc được sự giúp đỡ của các phòng ban trong việc nghiên cứu, bàn bạc, tìm giải pháp tối ưu cho những vấn đề phức tạp. Tuy nhiên quyền quyết định vẫn thuộc về giám đốc.
Những quyết định quản lý do các phòng chức năng nghiên cứu đề xuất. Khi được giám đốc thông qua, mệnh lệnh được truyền đạt từ trên xuống dưới theo quy định. Các phòng chức năng có trách nhiệm tham mưu cho toàn hệ thống.
Mỗi phòng có nhiệm vụ và quyền hạn riêng, có các mặt hoạt động chuyên môn độc lập. Tuy nhiên các phòng ban này có mối liên hệ qua lại lẫn nhau, Từ đó, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Với cơ chế hoạt động như trên vừa phát huy tính độc lập sáng tạo của các phòng ban chuyên môn, các bộ phận chức năng, vừa đảm bảo tính thống nhất, tập trung của toàn bộ hệ thống tổ chức giúp cho tổ chức hoạt động hiệu quả.
1.3) Lĩnh vực kinh doanh:
Công ty kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Các hoạt động chính là nhập khẩu và kinh doanh nguyên liệu để chế biến thực phẩm và thức ăn chăn nuôi cho gia súc . Hiện nay công ty chủ yếu nhâp khẩu là chính, để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước.Công ty có thể nhâp khẩu các sản phẩm này sang nhiều nước ở châu Á như Philippines, Malaysia, và Trung Quốc.Ngoài ra công ty còn kinh doanh trong lĩnh vực cây cảnh ..,
Các sản phẩm chính:
- Đường Lactose
- Whey powder (bột sữa)
- MCP (monocanxiphosphat)
- DDGS (phụ phẩm của quá trình sản xuất Ethanol)
- L – Threonine
- Bột huyết (Blood meal)
- Bột thịt xương (meat and bone meal)
- Choline cloride
- Sunphat đồng
- Sunphat kẽm
- DCP (dicanxiphosphat)
- Khô đậu tương
- Khô cải đắng
- Khô cải ngọt
- Cám mỳ chiết li
- Cám gạo chiết li
- Bột cá (Fish Meal)
- L - Tryptophan
- DL - Methionine
-Các chất phụ gia như sữa replacers (Hi-Prolac),HP 300, Lysine, Methionine, vv (sử dụng cho các con lợn, gà)
- Bột thịt,Bột cá, Bột thịt xương, Bột huyết, vv (sử dụng cho các con lợn và gà) (Slaughtered sản phẩm động vật)
- Sữa thành phần: Lactose (đường mà không có Cholesterols), Whey (sử dụng cho con người trong thực phẩm như làm bánh, vv)
Hầu như các sản phẩm Công ty TNHH Minh Châu nhập khẩu từ nhiều nước và với nhiều nhà cung cấp như bảng sau:
Bảng 1 : Các nhà cung cấp sản phẩm cho Cty Minh Châu
STT
Tên nước nhập khẩu
Tên công ty
1
USA (Mỹ)
- Davisco
- Hilmar
- F&A
- Ajinomoto
2
BRAZIL (Braxin)
- Semix
3
Belgium (Bỉ)
-APP International BVBA
4
Thailand (Thái Lan)
- Ajinomoto
5
India (Ấn độ)
- THE SCOULAR COMPANY
6
Singapore
- Sojitz Asia PTE .Ltd
7
Chile (Chi lê)
- Uzabin .Ltd
8
Uruguay
- J.D Heiskell Holdings .Ltd
9
Paraguay
- CTCID .Ltd
10
Italia (Ý)
- Giancud .Ltd
11
Germany (Đức)
- Kingside International .Ltd
12
New Zealand
- Simba .Ltd
13
Argentina
- Gavilon
14
Australia (Úc)
- Nipon
15
France (Pháp)
- Ajinomoto
- Adisseo
2) Thực trạng kết quả kinh doanh của công ty Minh Châu:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2006-2008(Bảng 2) (Đơn vị: VND)
Tổng chi tiêu
năm 2008
năm 2007
năm 2006
(1)
(4)
(5)
(5)
1. Tổng doanh thu bán hàng
35,894,837,176
26,868,515,134
7,471,557,720
2. Các khoản giảm trừ
3. Doanh thu thuần
35,894,837,176
26,868,515,134
7,471,557,720
4. Giá vốn bá hàng
31,501,082,133
22,451,171,650
6,177,246,176
5. Lãi gộp
4,393,755,043
4,417,343,484
1,294,311,544
6. Doanh thu hoạt động tài chính
15,390,148
8,411,909
7. Chi phí hoạt động tài chính
740,360,055
463,705,495
228,006,900
Trong đó: Lãi vay phải trả
740,360,055
463,705,495
8. Chi phí bán hàng và chi phí QLDN
3,866,972,821
2,424,668,420
244,857,440
9. Lãi thuần hoạt động kinh doanh
(198,187,685)
1,537,381,478
821,447,204
10. Thu nhập khác
177,441,286
0
11. Chi phớ khác
0
0
12. Lợi nhuận khác
177,441,286
0
13. Tổng lợi nhuận trước thuế
(20,746,399)
1,537,381,478
821,447,204
14. Thuế thu nhập phải nộp
430,466,814
230,005,217
15. Lợi nhuận sau thuế
(20,746,399)
1,106,914,664
591,441,987
Nhìn vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty cho ta thấy kết quả kinh doanh của Công ty tăng rất nhanh. Năm 2007 tăng gấp đôi so với năm 2006. Nguyên nhân có thể là do những năm trước đó đã xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực Đông Nam Á, làm cho đồng USD tăng cao và không ổn định, gây ra tâm lý lo lắng cho các chủ đại lý lớn đại diện cho Minh Châu. Các khoản thuế nộp ngân sách nhà nước không ngừng tăng lên do lợi nhuận của Công ty cũng tăng lên qua các năm. Năm 2006 là 591,441,987 VND thì năm 2007 là 1,106,914,664VND và 2008 20,746,399VND .Như chúng ta đã biết cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế thế giới .Là môt công ty xuất nhập khẩu ,công ty Minh Châu cũng bị chịu ảnh hưởng lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế. Nhưng với sự quyết đoán của ban giám đốc cùng sự nhiệt thành của đội ngũ nhân viên trẻ đã chèo lái công ty vượt qua khó khăn ngoạn mục .Việc không bị lỗ trong năm 2008 và mang về lợi nhuận c20,746,399 VND cũng đã là một thành công lớn của công ty Điều này khẳng định được công việc kinh doanh của Công ty đang đi đúng hướng . Dự báo năm 2009 vẫn sẽ là năm khó khăn đối với công ty ; công ty chưa thể đạt được lợi nhuận cao trong năm 2009.Từ đó ta cần đề ra chiến lược kinh doanh , tiêu thụ sản phẩm như thế nào cho công ty trong thời gian tới ( 2010 -2015)
Bảng 3: Đánh giá khả năng của công ty Minh Châu trên cơ sở phân tích ma trận S.W.O.T
Strengths Thế mạnh
S1-Có nguồn nhân công dồi dào và có trình độ;
S2-Lương giờ bình quân thấp;
Yêu cầu đầu tư tối thiểu đối với chủ doanh nghiệp;
S3-Phương tiện gửi hàng và vận chuyển thuận lợi và có chi phí thấp;
S4-Công ty có sự nhanh nhậy ;nhạy bén; nắm bắt được các mặt hàng cần thiêt trên thị trường
S5-Công ty được trang bị tốt và có độ ngũ công nhân được đào tạo tốt;
S6-Đội ngũ quản lý có kỹ năng kinh doanh và đang chuyển sang hình thức tiếp cận trực tiếp với khách hàng.
Weaknesses Điểm yếu
W1-Chưa chủ động tạo được nguồn nguyên phụ liệu trong nước phù hợp yêu cầu xuất nhập khẩu;
W2-Là một doanh nghiệp mới thành lập năm 2002 nên công ty chưa có thị trường và danh tiếng lâu dài
W3-Sự liên kết với khách hàng kém phát triển: quá phụ thuộc vào các đối tác nước ngoài, ít mối liên hệ với khách hàng cuối cùng;
W4-Khả năng tiếp thị hạn chế, đặc biệt trong việc đột phá thị trường mới;
W5-Hầu như chưa có thương hiệu riêng và chủng loại sản phẩm còn hạn chế;
W6-Việc đào tạo còn hạn chế, đặc biệt đối với quản lý chuyên ngành;
W7-Hạn chế lợi nhuận và khả năng tăng vốn;
Opportunities (Cơ hội)
O1-Nghành kinh doanh nông nghiệp đang mở rộng và có cơ hội dẫn đến thành công
O2-Có cơ hội nâng cao hiệu quả và kỹ năng tiếp thị xuất nhập khẩu ;
O3-Độ co dãn về thu nhập lớn cho thấy nhu cầu thuận lợi đối với xuất khẩu;
O4-Tỷ giá hối đoái thực tế của VND trên một số thị trường đang yếu đi.
Threats Nguy cơ, thách thức
T1-Trong trường hợp nền kinh tế tăng trưởng chậm trong thời gian tới; làm ảnh hưởng dến doanh thu của công ty .
(T2)-Tính khốc liệt trong cạnh tranh ở tất cả các thị trường đang tăng;
(T3)-Sự cạnh tranh khốc liệt từ phia Trung Quốc
(T4)-Chi phí cho các dịch vụ thuộc kết cấu hạ tầng cao:kho chứa, dịch vụ vận tải, giá điện, nước, ;
Xét về mục tiêu tăng trưởng của công ty đưa ra chiến lược tăng trưởng
Mục tiêu tăng trưởng nhanh chóng ; bền vững của công ty có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau ; do đó cần có những chiến lược khác nhau :
3.1.Chiến lược tăng trưởng tập trung
Chiến lược tăng trưởng tập trung là chiến lược chủ đạo đặt trọng tâm vào những thế mạnh hiện có của công ty ( như đã nêu trong ma trận SWOT ) bao gồm chất lượng sản phẩm của những mặt hàng chiếm vị thế trên thị trường vào các lĩnh vực quan trọng ,chủ lực mà không có sự thay đổi bất kỳ yếu tố nào khác . Công ty cần cố gắng khai thác hết các cơ hội có được về sản phẩm đang kinh doanh , các lĩnh vực , thị trường hiện tại .
Phương án chủ đạo của chiến lược tăng trưởng là thâm nhập thị trường ; phát triển thị trường ; và phát triển sản phẩm
+ Thâm nhập thị trường : công ty cần tìm cách tăng trưởng xuất nhập khẩu các hàng hóa .dịch vụ hiện đang kinh doanh . Phương án này đượn thực hiện thong qua nỗ lực trong hoạt động marketing của công ty . Công ty có thể tăng thị phần của mình bằng các giải pháp :
- Tăng sức mua của khách hàng
- Lôi kéo khách hàng từ các đối thủ cạnh tranh
- Mua lại từ các đối thủ cạnh tranh
+ Phát triển thị trường : tìm các tăng trưởn bằng con đường thâm nhập vào các thị trường mới để bán cá sản phẩm của công ty đang kinh doanh . Để phát triển thị trường ; dựa vào điều kiện cụ thể của công ty tìm ra các giải pháp thích hợp thực hiện Công ty có thể quan tâm đến các giả pháp :
- Tìm kiếm thị trương mới trên các địa bàn mới
- Tìm kiếm thị trường mục tiêu mới
- Tìm ra các giá trị sử dụng mới của sản phẩm công ty đang kinh doanh.
Những giải pháp trên có liên quan mật thiết đến chiến lược marketing của doanh nghiệp về thị trường , sản phẩm , khách hàng
+ Chiến lược phát triển sản phẩm : thông qua việc phát triển các sản phẩm mới để bán trong các thị trường hiện tại .Các sản phẩm mới của công ty có thể khai thác qua các phương thức :
- Phát triển sản phẩm riêng biệt , cá biệt hóa sản phẩm ( thay đổi kiểu dáng , mẫu mã , cách thức bao gói , bao bì )
- Bổ sung danh mục sản phẩm kinh doanh ( bổ sung mẫu mã sản phẩm hàng hóa có chất lượng thấp hoặc cao hơn )
3.2.Chiến lược tăng trưởng đa dạng hóa
Nguyên nhân lựa chọn chiến lược này :
Công ty có thể đầu tư vào các sản phẩm khác nhau có lợi nhuận cao hơn .
Mở rộng hoạt động kinh doanh có lợi hơn do tối ưu hóa được các chi phí phân bỏ chung.
Có cơ hội thâm nhập thị trường quốc tế
Giảm thiểu được 1 phần rủi ro trong việc kinh doanh các sản phẩm so với tăng trưởng trọng tâm
Có thể trưng dụng được các cán bộ quản trị có kinhg nghiemj , có năng lực hoặc nâng cao được trình độ của cán bộ hiện tại của doanh nghiệp
Chiến lược đa dạng hóa của công ty có thể được biểu hiện dưới các hình thức chủ yếu:
- Đa dạng hóa đồng tâm : tìm cách tăng trưởng cho công ty bằng cách hướng tới những thị trường mớ với các sản phẩm mới phù hợp với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp . Đa dạng hóa đồng tâm cần sự tranh thủ phá huy các yếu tố nội lực của công ty như khả năng phát triển sản phẩm , mở rộng thị trường
- Đa dạng hóa theo chiều ngang : Tìm cách tăng trưởng bằng tiêu thụ các sản phẩm mới trên thị trường hiện tại . Những sản phẩm mới này khác về công nghệ sản xuất đối với những sản phẩm hầng hóa hiện công ty đang kinh doanh, nhưng có lien quan đến việc bán các sản phẩm hiện tại ( ví dụ :
- Đa dạng hóa tổ hợp : Bằng cách đưa ra thị trường mới các sản phẩm hàng hóa mới không có lien quan về mặt công nghệ với những sản phẩm doanh nghiệp đang kinh doanh . Có thể sử dụng chiến lược đa dạng hóa tổ hợp để khắc phục những hạn chế về tính thời vụ , thiếu vốn kinh doanh , thiếu cơ hội hấp dẫn thị trường ..Tuy nhiên cần đặc biệt chú trọng đến chi phí thâm nhập thị trường đối với một loại sản phẩm tăng trưởng cao , sự đảm bảo chắc chắn cho thành công của chiến lược
3.3. Chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội nhập
Chiến lược này cho phép công ty củng cố vị thế của mình trên thị trường và doanh nghiệp có thể phát huy được hết nội lực . Chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội nhập / liên kết thích hợp với các công ty đang kinh doanh những sản phẩm có ưu thế nhưng còn lưỡng lự khi chọn chiến lược tăng trưởng tập trung
Ở liên kết , trình độ các hoạt động kinh doanh có sự đổi mới đáng kể , cả các hoạt động thương mại đầu vào lẫn các hoạt động thương mại đầu ra.
4) Chiến lược kinh doanh mở rộng thị trườn của công ty Minh Châu giai đoạn tới
4.1 Chiến lược sản phẩm.
Minh Châu đã thực hiện được đa dạng hoá sản phẩm bằng việc đưa ra hàng loạt các sản phẩm khác nhau như : cám mỳ viên ,L-Trytophan,....
Trong mỗi loại sản phẩm mà Công ty liên tục đưa ra thị trường luôn có tính năng mới, hương vị mới cùng với mẫu mã bao bì mới.
Về bao bì của các loại sản phẩm: bao bì của tất cả các loại sản phẩm của Minh Châu đều được làm từ những chất liệu tốt bảo quản được sản phẩm lâu dài, bao bì được trình bày rất đẹp bắt mắt người tiêu dùng và luôn được thay đổi để tránh hàng giả, hàng nhái. Trong mỗi loại sản phẩm, bao bì cũng có những loại kích cỡ khác nhau để phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng Ví dụ: sản phẩm cám mỳ viên được đựng trong bao 25g, 50kg.. ;đường Latose được đựng trong bao 25kg, tương tự như vậy các sản phẩm khác cũng được đựng trong những bao bì kích cỡ từ nhỏ đến lớn.
Về chất lượng sản phẩm: các sản phẩm của Minh Châu được sản xuất với công nghệ tiên tiến đem lại chất lượng cao. Nguồn nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm cũng được chọn lọc kỹ càng. Bên cạnh đó các sản phẩm của Minh Châu cũng được nghiên cứu để tránh gây các phản ứng phụ cho người tiêu dùng...
Sự đa dạng về chủng loại sản phẩm, đa dạng về mẫu mã, bao bì, sản phẩm có chất lượng cao đã giúp Công ty Minh Châu tránh được những biến động của thị trường, duy trì được thị phần, tăng doanh số.
4.2. Chiến lược giá cả
Minh Châu rất chú trọng đến chiến lược giá cả, do vậy công ty đã xây dựng chính sách giá cả hợp lý nhằm khuyến khích các nhà bán buôn, bán lẻ và người tiêu dùng.
Mục đích của Công ty là áp dụng mức giá nhằm duy trì thị phần trên thị trường và tiếp tục mở rộng thị trường. Trong cùng một loại sản phẩm các sản phẩm khác nhau có mức giá khác nhau ,tuỳ theo tính năng. Ví dụ đường an toàn đắt hơn đường thông thường.
Vào những dịp lễ tết trong năm Công ty Minh Châu cũng áp dụng mức giá khuyến mại. Các hình thức mà Công ty áp dụng là trong cùng một sản phẩm nhận được khối lượng sản phẩm lớn hơn. Gần đây,công ty Minh Châu sử dụng chính sách tấn công ( Pentration Pricing). Chính sách giá tấn công này giúp công ty Minh Châu mở rộng thị trường và tiếp tục tăng doanh số hơn nữa.
4.3. Chiến lược kênh luồng phân phối.
Công ty Minh Châu chọn kênh phân phối gián tiếp (qua trung gian) nên đã tận dụng được cơ sở vật chất và con ngươì của các đại lý và các nhà buôn, giảm chi phí bán hàng Hiện nay công ty minh Châu vẫn đang tiếp tục mở rộng kho b
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH2572.doc