Đề tài Chiến lược Marketing của Công ty Vật Tư Bưu Điện I trong thời gian tới

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING. 3

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MARKETING. 3

1. Khái niệm Marketing. 3

2. Phân loại Marketing. 3

2.1- Marketing truyền thống hay Marketing cổ điển: 3

2.2- Marketing hiện đại: 4

3. Các chức năng của Marketing. 4

II. CHIẾN LƯỢC MARKETING VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING. 5

1. Khái niện chiến lược Marketing. 5

2. Sự cần thiết và vai trò của chiến lược Marketing. 6

2.1- Sự cần thiết phải xây dựng chiến lược marketing. 6

2.2- Vai trò của chiến lược marketing. 6

3. Một số chiến lược marketing điển hình. 7

3.1- Chiến lược Marketing theo vị thế cạnh tranh trên thị trường. 7

3.2- Kiểu chiến lược từ sự phân tích ma trận thị phần tăng trưởng. 8

III. NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING. 9

1. Phân tích môi trường Marketing. 9

1.1- Môi trường văn hóa xã hội. 10

1.2- Môi trường chính trị, pháp luật. 10

1.3- Môi trường kinh tế và công nghệ. 11

1.4- Môi trường cạnh tranh. 11

1.5- Môi trường địa lý, sinh thái. 11

2. Phân tích nhu cầu khách hàng và hành vi mua sắm của họ. 12

2.1- Nhu cầu của khách hàng. 12

2.2- Phân tích hành vi mua của khách hàng. 12

3. Xác định mục tiêu và nguồn lực của Công ty. 13

3.1- Xác định mục tiêu của Công ty. 13

3.2- Nguồn lực của Công ty. 14

doc106 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược Marketing của Công ty Vật Tư Bưu Điện I trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bán với hãng hàng đầu thế giới về các thiết bị viễn thông như: SIEMENS của Đức, MOTOROLA của Mỹ, NEC của Nhật, GOLDSTAR của Hàn Quốc, ALCATEL của Pháp...Thông qua các hãng nước ngoài chuyên cung cấp các thiết bị vật tư Công ty có được nguồn hàng phong phú, giá cả hợp lý nhằm cạnh tranh với các Công ty có cùng chức năng trên thị trường. Trong thời gian gần đây việc nhập khẩu thực hiện được rất ít do Nhà nước tăng thuế nhập khẩu để bảo hộ hàng công nghiệp sản xuất trong nước. Ngoài việc nhập khẩu ra công ty còn khai thác nguồn hàng từ các đơn vị Công nghiệp trong ngành. Nhưng từ cuối năm 2001 và năm 2002 các đơn vị này sản xuất không đủ cung cấp cho nhu cầu ngày càng tăng (đặc biệt là cáp thông tin). Để khắc phục tình trạng này công ty đã cố gắng tìm nguồn hàng từ các đơn vị sản xuất ngoài ngành và tự sản xuất, lắp ráp một số vật tư, thiết bị chuyên ngành (Như dây truyền lắp ráp điện thoại của nhà máy Thiết bị Bưu điện với công suất 1 triệu máy/năm khánh thành 11/1998. Lần đầu tư gần đây nhất là việc đầu tư xây dựng xưởng sản xuất dây, cáp điện thoại sẽ hoàn thành trong năm 2003). Nói chung thị trường của công ty hết sức phong phú và đa dạng với nhiều chủng loại khác nhau nhưng cũng hết sức khó khăn trong việc tạo sự ổn định cho các nguồn cung cấp này (cả về chất lượng, số lượng, thời gian, giá cả...). 3.2. Thị trường tiêu thụ. Việc có thêm các doanh nghiệp, các nhà cung cấp BCVT đã làm cho thị trường này sôi động hơn trước. Điều này phản ánh đúng chủ trương của Tổng cục Bưu điện (nay là bộ BCVT), đó là từng bước xoá bỏ độc quyền thị trường BCVT, tiến tới có nhiều nhà cung cấp với dịch vụ giá thấp hơn hoặc bằng các nước trên thế giới. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu thì thị trường Việt Nam còn nhiều tiềm năng so với khu vực và thế giới vì vậy đây sẽ là mục tiêu của các công ty đa quốc gia. Mỗi một công ty trong nước đều phải chuẩn bị tốt để đối phó với những khó khăn trong tương lai. Từ đại hội đảng lần thứ VI thông qua chủ trương đổi mới mạng lưới BCVT, quy mô phát triển mạng lưới BCVT của nước ta đã tăng lên không ngừng và ngành BCVT đã trở thành ngành phát triển mạnh nhất, tiến thẳng vào hiện đại hoá. Thích ứng với những nhu cầu tất yếu của đời sống xã hội khi mức sống được nâng cao yêu cầu về các phương tiện vui chơi giải trí sẽ tăng lên nhu cầu về thông tin cũng tăng theo. Nhu cầu trao đổi và sử dụng thông tin ngày càng tăng kéo theo sự đòi hỏi phát triển không ngừng về các sản phẩm, thiết bị, vật tư Bưu điện nhất là các thiết bị đầu cuối như máy điện thoại, máy Fax, máy di động ... Do đặc điểm của ngành Bưu chính Viễn thông khi nhu cầu về mạng lưới thông tin tăng thì kéo theo nhu cầu về các sản phẩm đầu cuối cũng tăng theo. Ví dụ: Nhu cầu thông tin điện thoại tăng thì nhu cầu về máy điện thoại, máy di động, máy Fax cũng tăng theo. Ngoài ra chi phí lắp đặt điện thoại, giá cước ngày càng giảm xo với mức thu nhập bình quân đầu người và nhu cầu sử dụng điện thoại ngày càng tăng của các tầng lớp dân chúng là những yếu tố chính đảm bảo cho việc cung cấp các thiết bị, vật tư BCVT diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn. Nhìn chung thị trường tiêu thụ của của Công ty rất nhiều tiềm năng nhưng người tiêu dùng ngày càng có thêm quyền lực trong việc lựa chọn và yêu cầu của họ cũng cao hơn buộc Công ty phải tăng cường các hoạt động Marketing và hướng mọi hoạt động của mình vào khách hàng. Chính sách Marketing phải thay đổi như thế nào để phù hợp với sự biến đổi của thị trường. 4. Đặc điểm các đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Công ty. Trong những năm qua do tốc độ phát triển rất nhanh của ngành Bưu điện do đó xuất hiện rất nhiều đối thủ cạnh tranh với Công ty. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các Công ty là đối thủ cạnh tranh trong xuất nhập khẩu và kinh doanh đầu cuối Bưu chính Viễn thông với Công ty Vật tư Bưu điện I như: + Công ty Vật tư II + Công ty Vật tư Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh. + Công ty Vật tư Bưu điện Thành phố Hà nội. + Các Công ty Cổ phần và Công ty tư nhân kinh doanh mặt hàng đầu cuối Bưu chính Viễn thông. + Các đơn vị ngoài ngành có Công ty xuất nhập khẩu thiết bị thông tin của bộ quốc phòng, các xí nghiệp sản xuất liên doanh với nước ngoài như Vina Deasung... Ngoài ra còn có các công ty TNHH khác... .................................... Chính do sự phát triển rầm rộ của các Công ty có cùng chức năng nên thị phần của công ty VTBĐ I cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, phải chia sẻ cho một số Công ty khác. Tuy nhiên, các chỉ tiêu của Công ty đều được hoàn thành một cách xuất sắc. Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Công ty có thể được phân loại thành hai loại cơ bản: Doanh nghiệp Nhà nước đã kinh doanh trong lĩnh vực này lâu năm và các Công ty tư nhân, các Công ty ngoài ngành và nhiều Công ty trách nhiệm hữu hạn khác và dựa theo bảng so sánh sau: Bảng 3: So sánh điểm mạnh điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh. Công ty Nhà nước, Công ty kinh doanh truyền thống Công ty mới, Công ty tư nhân, Công ty trách nhiệm hữa hạn - Chưa có hoặc mới có hệ thống Marketing hoàn chỉnh + Đã có hệ thống Marketing hoàn chỉnh + Tình hình tài chính ổn định, được sự hỗ trợ của Nhà nước. - Vốn ít, chưa ổn định, khả năng huy động vốn thấp. - Sản phẩm ít được cải tiến, cũ nhưng tính năng đơn giản, dễ sử dụng. + Sản phẩm được cải tiến thường xuyên hơn, tính năng phức tạp. - Công nghệ cũ chưa có thay đổi lớn. + Công nghệ mới, hiện đại + Quy mô công nghệ lớn, nguồn lực dồi dào nhiều kinh nghiệm nhưng thiếu nẵng động. - Quy mô công nghệ vừa nhỏ, nguồn lực hạn chế nhưng được chắt lọc theo cơ chế thị trường, trẻ năng độn sáng tạo - Quản lý kém hiệu quả, còn nhiều tình trạng ỷ lại + Quản lý có hiệu quả. - Hệ thống thông tin còn thiếu nhạy bén, chủ yếu theo kinh nghiệm hoặc kỳ trước. + Hệ thông tin nhạy bén, khá đồng bộ. Ghi chú: Dấu “+” là điểm mạnh; Dấu “-“ là điểm yếu. III. Phân tích Marketing ở Công ty VTBĐ I. 1. Phân tích lợi nhuận, doanh số và vị thế thị trường. 1.1- Doanh số. Biểu 3: Doanh thu của Công ty trong các năm. Đơn vị: Đồng Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Doanh thu thuần 132,801,376,366 144,125,247,134 243,715,730,994 Giá trị tăng thêm so với năm trước 11,323,870,768 99,590,483,860 Tỷ lệ tăng thêm so với năm trước (%) 8.52692 69.09995 Doanh thu của Công ty không ngừng tăng lên đặc biệt là năm 2002, tăng về giá trị là 99.590 triệu tương ứng với 69.1% so với năm 2000. Điều này sẽ được thấy rõ khi ta tiến hành phân tích doanh số theo sản phẩm, thị trường, hoạt động kinh doanh. a. Phân tích theo sản phẩm. Công ty VTBĐ I kinh doanh vật tư, thiết bị BCVT bao gồm điện thoại các loại (di động và máy cố định), dây cáp, máy Fax, tổng đài và một số thiết bị vật tư chuyên dùng khác. Với chiến lược phát triển nhanh hiện đại hoá mạng lưới BCVT cùng với sự quan tâm của Nhà nước nên doanh thu của công ty ngày càng gia tăng đặc biệt là điện thoại, dây cáp các loại. Việc tăng doanh thu của Công ty là do thị trường BCVT đang phát triển hết sức mạnh mẽ, nhu cầu sử dụng thiết bị vật tư viễn thông gia tăng không ngừng trong khi thị phần của công ty đang ngày càng giảm dần. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tỷ trọng doanh thu của một số mặt hàng chủ lực giảm sút trong các năm qua là do: + Thị trường BCVT xuất hiện thêm nhiều nhà cung cấp, kinh doanh có năng lực, nhạy bén, hơn nữa một số Công ty đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật để chốn lậu thuế, làm hàng giả...khiến giá của Công ty không thể cạnh tranh được. + Công ty đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh để nhằm tăng lợi nhuận, bán nhiều thiết bị đồng bộ hỗ trợ khách hàng, thu hút thêm khách hàng mới. Ta có thể xét doanh thu của công ty theo một số mặt hàng chính mà công ty kinh doanh (không tính đến doanh thu hoạt động nhập khẩu uỷ thác). Biểu 4: Doanh thu theo mặt hàng Đơn vị: Đồng Năm Tên hàng 2000 2001 2002 Điệnthoạicácloại 9,163,294,969 10,377,017,794 18,278,679,825 Cáp các loại 96,945,004,747 99,446,420,522 174,256,747,661 Máy FAX 1,593,616,516 1,585,377,718 3,412,020,234 Vật tư khác 25,099,460,133 32,716,431,099 47,768,283,275 Nếu như doanh thu điện thoại các loại năm 2000 là 9.163 triệu đồng sang năm 2001 là 10.377 triệu đồng (tăng hơn 1.2 tỷ so với năm trước) thì đến năm 2002 đã đạt 18.178 triệu đồng (tăng gần 8 tỷ đồng). Cáp các loại cũng tăng mạnh đặc biệt là năm 2002 năm mà nhu cầu cáp rất lớn, công ty đã tiến hành sản xuất phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng này. b. Phân tích theo thị trường. Công ty VTBĐ I kinh doanh chủ yếu ở thị trường miền Bắc ngoài ra công ty còn có các cửa hàng, chi nhánh tại miền Trung và miền Nam. Với chức năng cung cấp thiết bị, vật tư viễn thông cho nhiệm vụ phát triển ngành và có mối quan hệ lâu dài với Bưu điện các đơn vị tỉnh nên Công ty có nhiều hợp đồng bán hàng trăm chiếc máy điện thoại cố định, nhiều tổng đài và các thiết bị, vật tư khác cho các đơn vị này.Trong khi thị trường miền Bắc là thị trường lớn đặc biệt là thành phố Hà Nội với mật độ dân cư dày đặc đang có xu hướng bão hoà thì thị trường miền Trung và miền Nam là thị trường tiềm năng nhưng khó nắm bắt lại có nhiều công ty cạnh tranh nên doanh thu của Công ty trên thị trường phía Bắc có xu hướng giảm, doanh thu thị trường miền Nam và miền Trung có tăng nhưng tăng chậm. Dưới đây là tỷ trọng một vài mặt hàng chính của Công ty với các đơn vị khác. Biểu 5: Tỷ trọng một vài mặt hàng của Công ty so vơí các đơn vị khác Đơn vị: % Mặt hàng Tên đơn vị Năm Công ty Đơn vị khác Cáp thông tin 1999 35.5 64.5 2000 34 66 2001 33.8 66.2 2002 33.6 66.4 Máyđiệnthoại 1999 20 80 2000 21 79 2001 19.5 80.5 2002 18.7 81.3 Vật tư khác (chỉ bao gồm một số mặt hàng như tổng đài, Fax, vật tư...) 1999 39.5 60.5 2000 39.7 60.3 2001 40.2 59.8 2002 40 60 (Nguồn: Báo cáo thống kê hàng năm của Công ty) Qua biểu trên cho thấy tỷ trọng chiếm lĩnh của Công ty trên thị trường đang giảm dần qua các năm. Dù phần giảm đi không nhiều nhưng cũng là điều đáng quan tâm Công ty cần có biện pháp khắc phục. Nếu xét doanh thu theo khu vực địa lý ta có doanh thu của các miền như sau: Biểu 6: Doanh thu các miền qua các năm đơn vị: đồng Năm Bắc Trung Nam Tổng 2000 83,664,867,111 33,200,344,092 15,936,165,164 132,801,376,366 2001 92,240,158,166 38,913,816,726 12,971,272,242 144,125,247,134 2002 148,666,595,906 68,240,404,678 26,808,730,409 243,715,730,994 Nhận thấy Công ty đang tiến hành kinh doanh ở khu vực miền Bắc là chủ yếu do đây là thị trường quen thuộc với nhiều bạn hàng truyền thống, thị trường miền Trung và miền Nam vẫn còn chiếm một tỷ trọng thấp mặc dù đây là những thị trường còn tiềm năng. c. Phân tích theo hợp đồng uỷ thác và hoạt động kinh doanh. Công ty VTBĐ I thực hiện hoạt động kinh doanh của mình theo hai hình thức hoạt động: hoạt động nhập khẩu uỷ thác và hoạt động kinh doanh. Doanh số cho hoạt động nhập khẩu uỷ thác rất cao vì đây là các thiết bị vật tư kỹ thuật hiện đại, chất lượng tốt, giá thành tương đối lớn do nhiều đơn vị kinh doanh không có khả năng trực tiếp nhập khẩu mà phải thông qua công ty khác hoặc công ty được VNPT giao nhiệm vụ nhập khẩu uỷ thác. Trong khi đó hoạt động kinh doanh của Công ty đem lại doanh thu không cao bằng doanh thu nhập khẩu uỷ thác. Theo bảng phân tích tình hình hoạt động kinh doanh ta thấy tỷ trọng doanh số hàng uỷ thác chiếm đến 76%-77% trong tổng doanh số, còn doanh số hàng tự kinh doanh chiếm từ 23%-24%. Biểu 7: Tỷ trọng hàng uỷ thác và hàng tự kinh doanh. Loại hàng Doanh số(%) 1999 2000 2001 2002 Hàng uỷ thác 78,05 77,85 77,24 76,47 Hàng tự kinh doanh 21,95 22,15 22,76 23,53 Qua bảng trên ta thấy hoạt động uỷ thác đang có xu hướng giảm nhiều điều đó cho thấy các công ty có vốn lớn, được phép của Nhà nước trực tiếp nhập khẩu không thông qua Công ty. Mặt khác lại thấy doanh số hàng tự kinh doanh tăng lên chứng tỏ Công ty đã thực sự quan tâm đúng mức đến hoạt động này không còn thái độ trông trờ ỷ lại vào sự giúp đỡ của VNPT, của Nhà nước. 1.2- Lợi nhuận. LN trước thuế = Tổng DT - Tổng CP +(-)Tổng Lợi tức-Tổng chi khác. Lợi nhuận của Công ty được tính theo công thức sau: Dưới đây là lợi nhuận của Công ty qua các năm. Biểu 8: Lợi nhuận của Công ty qua các năm. Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 2000 2001 2002 Lợi nhuận sau thuế Đồng 3,997,112,413 4,470,901,237 6,876,424,787 Lợi nhuận tăng so với năm 2000 Đồng 473,788,824 2,879,312,374 Phần trăm tăng so với năm 2000 % 100 111.85 172.03 Để thấy rõ mức độ tăng của lợi nhuận qua các năm ta có thể tiến hành phân tích sản phẩm theo một số chỉ tiêu sau: a. Phân tích theo sản phẩm. Các sản phẩm máy điện thoại các loại, tổng đài, dây cáp, máy Fax là những mặt hàng đem lại lợi nhuận cao cho công ty, ngoài ra các thiết bị vật tư chuyên dùng khác cũng đóng góp một phần lợi nhuận cho doanh nghiệp. Không chỉ dừng lại ở việc thu lợi nhuận từ việc bán hàng, các Trung tâm kinh doanh còn phát triển nhiều dịch vụ mới như sửa chữa, tư vấn lắp đặt, vận chuyển đến tận nơi công trình. Tỷ trọng lợi nhuận từ việc kinh doanh điện thoại và cáp thông tin là rất cao vì đây là các mặt hàng chủ lực và có thế mạnh (uy tín, chất lượng, giá cả cạnh tranh..) của doanh nghiệp. Tuy nhiên nhiều mặt hàng của Công ty có doanh thu cao, tỷ lệ tiêu thụ nhiều nhưng lại không đem lại lợi nhuận cao trong khi đó nhiều mặt hàng như điện thoại di động, dây cáp lại đem lại lợi nhuận rất cao. Dưới đây là tỷ trọng lợi nhuận một số mặt hàng chính của Công ty. Biểu 9: Tỷ trọng lợi nhuận của một số mặt hàng chính của công ty so với tổng lợi nhuận sản xuất kinh doanh. đơn vị: % Năm Tên hàng 1997 1998 1999 2000 2001 2002 1. Điện thoại các loại 35,5 8,5 6,8 6,9 7,2 7,5 2. Cáp các loại 24,7 59 70,5 73 69 71,5 3. Máy FAX 7,25 1,63 2,7 1,2 1,1 1,4 4. Vật tư khác 10,6 16,9 13,2 14,9 15,3 16,6 5. LN của một số mặt hàng chính của Công ty. 78,05 86,03 93,2 96 92,6 97 6. LN thu từ các hoạt động khác 21,95 14,97 6,8 4 7,4 3 Tổng (5)+(6) 100 100 100 100 100 100 Điện thoại các loại được tiêu thụ mạnh vào năm 1997 nhưng giảm nhiều vào năm 98 và 99, lợi nhuận đạt được từ kinh doanh mặt hàng này giảm khá nhiều nhưng có tăng lên vào các năm 2001 và 2002 do Công ty đầu tư kinh doanh điện thoại di động và thiết bị đầu cuối khác. Nguyên nhân là do: + Năm 1998 do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu á, việc kinh doanh với các hãng của Hàn Quốc và một số nước khác ở châu á gặp nhiều khó khăn và giảm sút nhiều. Hơn nữa đồng tiền của nước này mất giá nên hàng hoá trở nên rẻ hơn khuyến khích hoạt động nhập lậu từ nhiều phía cạnh tranh với Công ty làm Công ty liên tục phải giảm giá, tỷ lệ sinh lời thấp. Mặt hàng điện thoại đựoc phục vụ chủ yếu trên địa bàn Hà nội nơi mật độ điện thoại đã khá dầy nên nhu cầu tiêu dùng điện thoại giảm sút đi. Mặc dù, mặt hàng chủ lực là điện thoại đã không đem lại hiệu quả Công ty đã đầu tư thêm vốn vào việc kinh doanh các loại vật tư khác để đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh đồng thời chiếm lĩnh thị trường ở những mặt hàng mới đem lại lợi nhuận cao. + Cáp tiêu thụ tăng lên và vẫn có xu hướng tiêu thụ mạnh, nhiều khi trên thị trường không có cáp để bán. Vì vậy công ty đã đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ cáp đây là mặt hàng lợi nhuận cao cho Công ty. Có được kết quả này là do Công ty nhanh nhạy nắm bắt được những nơi có nhu cầu để chào hàng. b. Phân tích theo thị trường. Như trên đã phân tích, thị trường của doanh nghiệp nếu phân theo khu vực địa lý bao gồm thị trường miền Bắc, Trung và miền Nam. Vì doanh thu trên thị trường miền Bắc cao hơn thị trường miền Trung và miền Nam nên lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Công ty trên thị trường này chiếm tỷ trọng lớn. Lợi nhuận thu được trên các thị trường miền Trung, miền Nam hoặc các tỉnh phía bắc còn tính thêm phần lợi nhuận do hoạt động dịch vụ như vận chuyển đến tận nơi, lắp đặt, thiết kế... (Trong năm 2002 vừa qua trong một đợt vận chuyển gần đây Công ty cung cấp gần 1000 máy điện thoại cố định cho Bưu điện tỉnh Thái Bình...) Biểu10: Tỷ trọng lợi nhuận ở từng miền qua các năm Đơn vị : % Năm Bắc Trung Nam 1998 68 22 10 1999 65 23 12 2000 63 25 12 2001 64 27 9 2002 61 28 11 c. Phân tích theo hoạt động nhập khẩu uỷ thác và hoạt động kinh doanh. Trong khi hoạt động uỷ thác cho doanh số rất cao nhưng chỉ chiếm khoảng 20% lợi nhuận thì lợi nhuận chính cho công ty là việc thực hiện hoạt động tự kinh doanh của mình. Khi thực hiện làm uỷ thác, tuy giá trị hợp đồng rất lớn nhưng công ty thực thu chỉ là một khoản phí uỷ thác rất nhỏ. Ta có thể thấy tỷ lệ phí uỷ thác theo giá trị hợp đồng sau: Biểu 11: Tỉ lệ phí uỷ thác theo giá trị hợp đồng Giá trị hợp đồng Mức phí uỷ thác (%) Dưới 1 Triệu USD Từ 1-3 Triệu USD Từ 3-10 Triệu USD Trên 10 Triệu USD 0,5 0,4 0,3 0,2 Đối với các đơn vị có nhu cầu trong và ngoài ngành không do Tổng công ty chỉ đạo mức phí có cao hơn, vì Công ty coi đây là một phần của hoạt đông kinh doanh mang lại lợi nhuận. Biểu 12: Tỉ lệ phí uỷ thác theo giá trị hợp đồng Giá trị hợp đồng Mức phí uỷ thác (%) Dưới 100.000 USD(hàng đơn giản) Dưới 100.000 USD (hàng phức tạp) Từ 100.000 USD trở nên 1,5 2 1 Lợi nhuận của Công ty có thể được chia làm hai phần: hàng uỷ thác và hàng tự kinh doanh. Hàng tự kinh doanh của Công ty đem lại lợi nhuận ngày càng lớn chiếm đến hơn 77%, hàng uỷ thác giảm dần sấp sỉ trên dưới 20%-22% Biểu 13 : Tỷ lệ lợi nhuận hàng uỷ thác và hàng tự kinh doanh qua các năm Loại hàng Lợi nhuận % 1999 2000 2001 2002 Hàng uỷ thác 22,78 22,45 22,18 21,86 Hàng tự kinh doanh 77,22 77,55 77,82 78,14 Mặc dù việc xuất nhập khẩu uỷ thác không thu được lợi nhuận cao nhưng Công ty vẫn rất quan tâm tìm kiếm nguồn hàng và đối tác kinh doanh cố gắng trong những năm tới hoạt động này sẽ đem lại lợi nhuận cao trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ của Công ty. 2. Phân tích khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua một số chỉ tiêu. Công ty Vật Tư Bưu Điện I là Công ty Nhà nước, lại là thành viên của VNPT nên Công ty có tình hình tài chính khá ổn định. Qua quá trình hoạt động của mình Công ty đã tích luỹ được một số lượng vốn lớn, lại được ưu đãi khi vay vốn ngân hàng, đây cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy mở rộng quy mô kinh doanh của Công ty. Tài sản, trong đó TSLĐ của Công ty tăng mạnh, TSCĐ được đầu tư thoả đáng... đây là những biểu hiện đáng mừng của Công ty. Tham khảo kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 2000 đến năm 2002. Biểu 14: Bảng kết quả kinh doanh. TT Chỉ Tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Doanh thu 132,801,376,366 144,125,247,134 243,715,730,994 1 Doanh thu thuần 132,801,376,366 144,125,247,134 243,715,730,994 2 Giá vốn hàng bán 106,847,721,434 112,190,107,506 198,939,110,184 3 Lợi tức gộp 25,953,654,932 31,935,139,628 44,776,620,810 4 Chi phí bán hàng 14,406,925,942 15,559,480,017 21,698,619,885 5 CP QL DN 1,940,390,111 1,843,370,605 1,582,986,096 6 Lợi tức thuần 9,606,338,879 14,532,289,005 21,495,014,829 7 Lợi tức hoạt động tài chính (3,905,846,900) (8,168,795,514) (12,725,107,626) 8 Lợi tức bất thường 177,614,511 211,361,268 314,675,125 9 Tổng lợi tức Trước thuế 5,878,106,490 6,574,854,760 9,084,582,328 10 Thuế thu nhập dn 1,880,994,077 2,103,953,523 2,208,157,541 11 Lợinhuận sau thuế 3,997,112,413 4,470,901,237 6,876,424,787 12 Nộpthusửdụngvốn 200,019,996 204,020,396 2,200,455,901 13 Thu nhập còn lại 3,797,092,417 4,266,880,841 4,675,968,886 + Hiện nay quy mô kinh doanh của Công ty không ngừng mở rộng tổng giá trị tài sản tiếp tục gia tăng và có xu hướng tăng mạnh trong thời gian tới: Biểu 15: Mức độ tăng trưởng qua các năm Các chỉ tiêu tăng trưởng Đơn vị Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Tổng giá trị tài sản Đồng 154,719,958,327 176,114,735,796 342,004,708,312 Tăng so với năm 2000 Đồng 21,394,777,469 187,284,749,985 Tỷ lệ tăng so với năm 2000 % 100 114 221 Tăng so với năm trước Đồng 21,394,777,469 165,889,972,516 Tỷ lệ tăng so với năm trước % 114 194 Quy mô kinh doanh của Công ty không ngừng mở rộng. Nếu như năm 2000 tổng giá trị tài sản là 154,719,958,327 đồng thì đến năm 2001 giá trị tài sản đã là: 176,114,735,796 đồng tăng về giá trị tuyệt đối là 21,394,777,469 tăng 114%. Đặc biệt đến năm 2002 giá trị tăng lên là: 342,004,708,312 tăng so với năm 2000 là 187,284,749,985 tăng hơn 221%. Năm 2002 là năm quy mô kinh doanh của Công ty được mở rộng nhất. Đây là kết quả của nhiều nhân tố như thời cơ kinh doanh, sự ưu đãi của Nhà nước nhưng phải kể đến nỗ lực không ngừng của cán bộ công nhân viên Công ty trong việc tìm kiếm bạn hàng thúc đẩy tiêu thụ. Biểu16: Bảng đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh. Đơn vị: % STT Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 1 Cơ cấu vốn TSCĐ/Tổng TS 5.24 5.56 4.65 2.57 TSLĐ/ Tổng TS 90.58 93.72 94.16 96.67 2. Tỷ suấtLN LN/DT 4.43 4.05 4.18 2.82 LN/Vốn 27.14 25.59 34.15 5.24 3 TTSLĐ/ Nợ NH 124.62 143.92 150.11 131.43 4 Thanh toán nhanh 51.35 28.76 51.71 28.17 Nhìn vào bảng trên ta thấy Tài sản cố định đang có xu hướng giảm xuống còn Tài sản lưu động có xu hướng tăng lên, điều này phản ánh đúng tình hình thực tế và mục tiêu của Công ty. Là một Công ty thương mại, tỷ lệ tài sản lưu động phải chiếm tỷ trọng lớn, tài sản cố định chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với tổng tài sản. Tuy nhiên việc tăng tỷ lệ TSLĐ/ Tổng TS không có nghĩa là Công ty phải cắt giảm TSCĐ mà Công ty vẫn phải tiếp tục đầu tư, mua sắm TSCĐ nhưng phải cân nhắc sao cho tốc độ tăng TSCĐ phải thấp hơn tốc độ tăng TSLĐ. Bên cạnh đó tỷ lệ TSLĐ/Nợ ngắn hạn tăng lên trong các năm điều này chứng tỏ Công ty có tình hình tài chính khá ổn định, có thể chi trả nợ ngắn hạn bằng TSLĐ hiện có của Công ty. Tuy nhiên ta cũng thấy rằng tỷ suất lợi nhuận của Công ty liên tục giảm qua các năm. Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều nhưng phải kể đến một số nguyên nhân chủ yếu sau: + Lợi nhuận do hoạt động nhập khẩu uỷ thác bị giảm sút đáng kể do Công ty nhận được rất ít các hợp đồng nhập khẩu từ sự chỉ đạo của VNPT và các bạn hàng truyền thống. + Công ty liên tục phải giảm giá các mặt hàng chủ lực để có thể cạnh tranh được với các đối thủ trên thị trường mà các Công ty này luôn áp dụng giá xâm nhập hoặc giá thấp. 3. Sản phẩm. Công ty VTBĐ I là Công ty thương mại kinh doanh các thiết bị BCVT phục vụ cho phát triển mạng lưới ngành và phục vụ nhu cầu của đông đảo khách hàng. Để phân tích tham số sản phẩm ta nghiên cứu từng lĩnh vực cụ thể sau: 3.1- Mặt hàng kinh doanh. a. Mặt hàng nhập khẩu uỷ thác. Công ty VTBĐ I là công ty Nhà nước có nhiệm vụ nhập khẩu vật tư thiết bị cho các công trình đầu tư phát triển ngành, đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu do đó Công ty đã tập trung cao nhất mọi nỗ lực để thực hiện nhiệm vụ này. Trong các năm kể từ năm 1999 đến nay, ngành BCVT đầu tư nhiều dự án lớn như nâng cấp mở rộng mạng điên thoại Vinaphone, mở rộng dung lượng tổng đài và mạng Internet... công ty đã được giao nhiệm vụ ký kết các hợp đồng nhập khẩu với giá trị hàng chục triệu USD, trong quá trình thực hiện Công ty không để xảy ra một sai sót nào. Ngoài nhập khẩu vật tư, thiết bị cho Ngành, cán bộ công nhân viên trong công ty còn tìm kiếm các đối tác, nguồn hàng của các đơn vị ngoài ngành để nhập khẩu uỷ thác, ký hợp đồng tiếp nhận và vận chuyển đến tận chân công trình. Có thể nói rằng, đối với hàng hóa nhập khẩu uỷ thác do VNPT chỉ đạo, Công ty sẽ được giao chỉ tiêu, cấp vốn và chỉ định đối tác nhập khẩu, trên cơ sở đó Công ty tiến hành các hoạt động cần thiết để nhập khẩu. Danh mục hàng hóa nhập khẩu uỷ thác chủ yếu là các thiết bị toàn bộ, thiết bị lẻ, dây truyền lắp ráp... các sản phẩm hàng hóa này có giá trị rất lớn, có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao bao gồm: + Thiết bị toàn bộ cho mạng lưới BCVT (tổng đài điện tử Panasonic KX-T161OB, Telecom 25S...; thiết bị truyền dẫn SDH, Vi ba, Vệ tinh; thiết bị đầu cuối như máy Fax, điện thoại, điện thoại vô tuyến); + Các dây chuyền sản xuất, chuyển giao công nghệ cho ngành công nghiệp (Dây chuyền sản xuất cáp, dây chuyền lắp ráp SKD, CKD, IKD, các thiết bị chuyển mạch và truyền dẫn của các hãng Fujitsu, LG...); + Các phương tiện chuyên dùng cho ngành bưu chính (Xe vận chuyển thư, xe cân đo, xe nâng hàng); + Các thiết bị khác như các loại cáp treo của Goldstar và Deasung, Oki... b. Mặt hàng tự kinh doanh. Công ty Vật Tư Bưu Điện I là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập trực thuộc VNPT do vậy hoạt động tự kinh doanh là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Công ty, góp phần giải quyết công ăn việc làm và ổn định đời sống cho cán bộ công nhân viên. Mặt hàng tự kinh doanh của Công ty là các sản phẩm như điện thoại các loại, máy Fax, tổng đài, dây cáp, dây điện thoại... được nhập khẩu trực tiếp từ các hãng lớn trên thế giới và thu mua từ sản xuất trong nước. Với mong muốn thoả mãn thật tốt nhu cầu của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức, đơn vị trong và ngoài ngành, Công ty đã liên tục phát triển sản phẩm, đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh và nâng cao chất lượng dịch vụ. Tính đến nay danh mục mặt hàng của Công ty đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docF0115.doc
Tài liệu liên quan