Đề tài Chiến lược marketing lãnh thổ trong việc thu hút nguồn nhân lực về địa phương Thanh Hoá

 

1. Đặc điểm vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên của thanh hóa

2. Đặc điểm cơ sở hạ tầng và các ngành dịch vụ ở Thanh Hoá:

3. Giới thiệu về kinh tế

4. Đặc điểm về văn hoá - xã hội:

5. Đặc điểm nguồn nhân lực Thanh Hoá:

I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI ĐỊA PHƯƠNG THANH HOÁ.

1. Tổng quan nguồn nhân lực của Thanh Hoá.

1.1. Số lượng và chất lượng:

1.2. Cơ cấu nguồn lao động:

2. Nguồn lao động chất xám:

3. Ma trận SWOT trong phân tích thực trạng nguồn nhân lực ở Thanh Hoá.

4. Quan điểm của người lao động về Thanh Hoá:

III. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THU HÚT NHÂN TÀI CHO THANH HOÁ:

2. Nội dung chiến lược

LỰC Ở THANH HOÁ:

1.Sản phẩm:

2. Gia cả:

3. Chính sách của chính quyền địa phương

 

doc18 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1621 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chiến lược marketing lãnh thổ trong việc thu hút nguồn nhân lực về địa phương Thanh Hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
guồn nhân lực về địa phương Thanh Hoá I. GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA PHƯƠNG 1. Đặc điểm vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên của thanh hóa . Vị trí địa lý, địa hình. Thanh Hoá nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km.Giáp với các tỉnh Ninh Bình, Nghệ An, Hủa Phăn (nước CHDCNLào) và Vịnh Bắc Bộ. Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như: đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217, hệ thống sông ngòi cảng biển thuận tiện đi lại và giao lưu kinh tế.          Thanh Hoá có địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia làm 3 vùng rõ rệt: vùng núi và trung du, đồng bằng, vùng ven biển. - Khí hậu:  Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt. Đặc điểm khí hậu thời tiết với lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. 2. Đặc điểm cơ sở hạ tầng và các ngành dịch vụ ở Thanh Hoá: + Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải:  Thanh Hóa có hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường sắt, đường bộ và đường thuỷ. Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua địa bàn Thanh Hoá dài 92 km với 9 nhà ga, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá và hành khách. Đường bộ có tổng chiều dài trên 8.000 km thuận tiện cho việc đi lại, phát triển kinh tế. - Thanh Hoá có hơn 1.600 km đường sông, trong đó có 487 km đã được khai thác cho các loại phương tiện có sức chở từ 20 đến 1.000 tấn như: Cảng Lễ Môn, cảng nước sâu Nghi Xuân. + Hệ thống điện:   Mạng lưới cung cấp điện của Thanh Hoá ngày càng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng.  Tiềm năng phát triển thuỷ điện tương đối phong phú và phân bố đều trên các sông với công suất gần 800 MW. Ngoài những nhà máy thuỷ điện lớn. Thanh Hóa có thể phát triển nhiều trạm thuỷ điện nhỏ có công suất từ 1-2 MW. + Hệ thống Bưu chính viễn thông:  Trong những năm qua, hệ thống bưu chính viễn thông của Thanh Hóa đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông tin liên lạc trong tỉnh, trong nước và quốc tế với các phương thức hiện đại như telex, fax, internet.  + Hệ thống cấp nước:  Hệ thống cung cấp nước ngày càng được mở rộng, đáp ứng yêu cầu cho sinh hoạt và sản xuất, nhất là ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn và các khu công nghiệp. 3. Giới thiệu về kinh tế Phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, nhanh chóng hội nhập kinh tế quốc tế. Huy động nội lực, tranh thủ ngoại lực, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Phát triển mạnh nguồn lực con người, ứng dụng các thành tựu khoa học cộng nghệ, đẩy mạnh xã hội hóa và tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng các hoạt động văn hóa, xã hội, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với tăng cường, củng cố quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường. Phấn đấu đến 2010 ra khỏi tỉnh nghèo, đến năm 2020 cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp. Thanh hoá có khu kinh tế nghi sơn.Và 4 khu công nghiệp là Lễ Môn, Đình Hương - Tây Ga, Bỉm Sơn, Bỉm Sơn hàng năm đem lại nhiều thu nhập cho tỉnh và công ăn việc làm cho người dân của tỉnh đông thời khuyến khích đầu tư các dự án ứng dụng công nghệ cao, chế tạo và gia công từ nguồn nguyên liệu trong tỉnh, sử dụng nhiều lao động và sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao; nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng, dệt may, giầy da; chế biến nông, lâm, thủy sản; lắp ráp cơ khí, điện tử, thiết bị viễn thông, phân bón… Với vị trí địa lí được phân chia bao gồm cả vùng ven biển, đồng bằng và miền núi có thể phát triển các lĩnh vực các ngành kinh tế như nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ. *Các ngành dịch vụ: Ngân hàng, bảo hiểm, thương mại, du lịch          Hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh gồm Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng Sài Gòn thương tín... Tổng nguồn vốn huy động hàng năm tăng bình quân 18%, doanh số cho vay bình quân tăng 17,3%, tổng dư nợ tăng bình quân hàng năm 17%. Thanh Hoá được xác định là thị trường tiềm năng của nhiều loại hình bảo hiểm. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có các doanh nghiệp bảo hiểm hàng đầu trên cả nước hoạt động như Bảo Việt, Bảo Minh, ... Các công ty Bảo hiểm trên địa bàn không ngừng mở rộng thị trường, cạnh tranh lành mạnh, nhằm mục đích nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Mạng lưới thương mại Thanh Hoá ngày càng được mở rộng, hệ thống siêu thị ở đô thị và hệ thống chợ ở nông thôn phát triển nhanh, văn minh thương mại đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và các hộ kinh doanh cá thể tham gia ngày càng nhiều trong lĩnh vực thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống nhân dân. Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng Nhật Bản, Đông Nam Á, Hoa Kì, Châu Âu. Thanh Hoá là tỉnh có tiềm năng lớn về du lịch, là một trong những trọng điểm du lịch quốc gia như Hải Tiến (Hoằng Hoá), Hải Hoà (Tĩnh Gia), vườn quốc gia Bến En (Như Thanh), động Từ Thức (Nga Sơn), suối cá “thần” Cẩm Lương (Cẩm Thuỷ), sân chim Tiến Nông (Triệu Sơn)… Lợi thế về địa lý, giao thông và với lòng hiếu khách của con người  xứ Thanh, Thanh Hoá sẽ là điểm đến rất hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Phát triển du lịch là một trong những chương trình trọng tâm của tỉnh trong thời gian tới. 4. Đặc điểm về văn hoá - xã hội: Toàn tỉnh có 100% số huyện và 98% số xã phường hoàn thành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi; 100% số huyện và 98% số xã phường được công nhận hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Hệ thống trường đào tạo nghề đã có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 27%, trong đó đào tạo nghề 17%. Mạng lưới y tế được tăng cường cả về cán bộ và cơ sở vật chất, có 60% số xã có bác sỹ, 30% số xã đạt tiêu chuẩn quốc gia về y tế. Các chính sách xã hội, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo từng bước thực hiện có hiệu quả, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm dần qua các năm, đời sống nhân dân ngày một nâng lên. Công tác cải cách hành chính đã đạt được những kết quả khích lệ. Đề án “một cửa” được triển khai ở hầu hết các đơn vị, đã làm giảm bớt phiền hà và thời gian chờ đợi của nhà đầu tư và người dân. 5. Đặc điểm nguồn nhân lực Thanh Hoá: - Dân số:          Năm 2005 Thanh Hoá có 3,67 triệu người; có 7 dân tộc anh em sinh sống, đó là: Kinh, Mường, Thái, H'mông, Dao, Thổ, Hoa. Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở các huyện vùng núi cao và biên giới. - Lao động:           Dân số trong độ tuổi lao động có khoảng 2,16 triệu người, chiếm tỷ lệ 58,8% dân số toàn tỉnh. Nguồn lao động của Thanh Hoá tương đối trẻ, có trình độ văn hoá khá. Lực lượng lao động đã qua đào tạo chiếm 27%, trong đó lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 5,4% ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI ĐỊA PHƯƠNG THANH HOÁ. 1. Tổng quan nguồn nhân lực của Thanh Hoá. 1.1. Số lượng và chất lượng: Thanh Hoá là một tỉnh có dân số đông, trên 3,7 triệu người (đứng thứ 2 trong cả nước, sau thành phố Hồ Chí Minh), dân số trong độ tuổi lao động dồi dào trên 2,3 triệu người, chiếm tỷ lệ 58,8% dân số toàn tỉnh. Nguồn lao động của Thanh Hoá tương đối trẻ, có trình độ văn hoá khá. Lực lượng lao động đã qua đào tạo chiếm 27% trong tổng số lao động. Trong đó, quy mô giáo dục-đào tạo được tăng lên ,giáo dục chuyên nghiệp và dậy nghề có nhiều tiến bộ. Tỉ lệ lao động qua đào tạo được nâng lên, hàng năm đào tạo được khoảng 35000 người. Toàn tỉnh có 14 trường chuyên nghiệp và dậy nghề: 1 trường đại học, 1 trường chính trị, 5 trường trung học, 7 trường đào tạo nghề. So với cả nước, trình độ học vấn của lực lượng lao động nói chung của Thanh Hoá được nâng cao nhanh hơn. Năm 1996, lực lượng lao động tốt nghiệp cấp 3 của cả nước là 13,78%, của Thanh Hoá là 16,34%, đến năm 2000, tỉ lệ đó ở Thanh Hoá là21,09% bằng 3,85% của cả nước. Trình độ chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp học nghề trở lên cả về số lượng và tỉ lệ trong tổng số lực lượng lao động, năm 2000 tỉ lệ này ở Thanh Hoá là 13,04% so với cả nước là 15,5%. 1.2. Cơ cấu nguồn lao động: Nhìn chung cơ cấu lao động ở Thanh Hoá phân bổ không hợp lí và có nhiều bất cập, đó là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng dư thừa nguồn nhân lực chỗ này nhưng lại thiếu nguồn lao động chỗ khác. Đặc biệt là cơ cấu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao(trình độ tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên), sự phân bổ bất hợp lí diễn ra ngay từ khâu đào tạo, tỉnh vẫn chú trọng đào tạo cán bộ về khoa học giáo dục mà sự chuyển hướng đào tạo sang các lĩnh vực khác còn rất ít, thiếu rất nhiều kỹ sư, công nhân bậc cao, và nguồn nhân lực trong các ngành thương mại dịch vụ, đặc biệt là trong ngành du lịch. Bảng: Cơ cấu nguồn nhân lục có trình độ chuyên môn cao của tỉnh Thanh Hoá Nhóm ngành đào tạo Số lượng người % trong tổng số nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao 1. Khoa học giáo dục 21716 49,16 2. Kinh doanh và quản lí 6318 14,31 3. Y tế chăm sóc sức khoẻ 4303 9,74 4.Nông-lâm nghiệp và thú y 2904 6,57 5. Khoa học kỹ thuật tự nhiên 2426 5,49 6. Khoa học xã hội nhân văn và nghệ thuật 1873 4,24 7. Xây dựng và kiến trúc 1384 3,13 8. Báo chí thông tin và pháp luật 1171 2,65 9. An ninh quốc phòng 1006 2,25 10. Giao thông vận tải 525 1,19 11. Khách sạn, du lịch 195 0,44 12. Chế tạo và chế biến 171 0,4 13. Mỏ và khai thác 145 0,33 14. Chăm sóc và công tác xã hội 21 0,33 15. Môi trường 16 0.04 Tổng 44174 Số người có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao tính trên 1000 dân 12,7 Với đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ được đào tạo như hiện nay tỉnh Thanh Hoá mới chỉ đáp ứng được nhu cầu phát triển công tác giáo dục, và một phần ở quản lí, kinh doanh, y tế , chăm sóc sức khoẻ. Các ngành trọng điểm như nông nghiệp, cỗng nghiệp, thương mại, dịch vụ còn rất thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng, đặc biệt là ở lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế bíên và vật liệu xây dựng. Bảng : Cơ cấu nguồn lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao đang làm việc phân theo nhóm ngành kinh tế quốc dân: Ngành kinh tế Tỉ lệ % 1. Nông lâm nghiệp và thuỷ sản 2,64 2. Công nghiệp và xây dựng 8,79 3. Thương mại và dịch vụ 2,79 4. Giáo dục- đào tạo 57,69 5. Y tế 8,64 6. Văn hoá-thể dục thể thao 1,32 7. Quản lí nhà nước – an ninh quốc gia 18,13 Tổng 100 Sự phân bổ không đồng đều cũng diễn ra giữa các khu vực nông thôn và thành thị, miền núi và miền xuôi. Bảng sau đây thể hiện điều đó: Bảng : Cơ cấu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao phân theo khu vực hành chính Khu vực hành chính số lượng đơn vị tỉ lệ % dân số tỉ lệ % cán bộ khoa học công nghệ 1.Thành phố 1 9,8 27,21 2. Thị xã 2 5,71 3. Các huyện 24 90,2 67,08 - các huyện miền xuôi 13 62,3 52,29 - các huyện miền núi 11 28,2 14,79 Tổng 27 100,00 100,00 Có hai nguyên nhân dẫn đến hiện tượng phân bổ không đồng đều như vậy là: Sự chênh lệch quá lớn về trình độ phát triển kinh tế-xã hội, môi trường văn hoá, khoa học và đời sống giữa nông thôn và thành thị, giữa miền núi và miền xuôi. Hệ thống cơ chế, chính sách của Nhà nước nói chung và địa phương nói riêng chưa tạo điều kiện thuận lợi để thu hút lao động có chuyên môn kỹ thuật cao đến với các vùng xa trung tâm thành thị. 2. Nguồn lao động chất xám: Nguồn lao động Thanh Hoá được đánh giá là nguồn lao động dồi dào và được qua đào tạo nghề chuyên nghiệp. Nền giáo dục Thanh Hoá cũng được đánh giá là một nền giáo dục đào tạo có hệ thống và chất lượng cao. Tuy nhiên nguồn lao động chất xám được đào tạo cao lại rất ít. Thiếu rất nhiều nhân lực trong các ngành như công nghệ thông tin, thương mại, du lịch...Nhân lực làm việc trong các ngành này ở Thanh Hoá nhìn chung là thiếu rất nhiều kỹ năng, và kiến thức cũng hạn chế. Hiện tượng chảy máu chất xám đang diễn ra rất mạnh mẽ ở Thanh Hoá. Tỉ lệ sinh viên đại học, cao đẳng Hoá đi học ở các trường đại học, cao đẳng trong cả nước là rất lớn, khoảng 17000 người, chiếm khoảng 8% so với cả nước. Trong khi đó tỉ lệ trở về làm việc tại địa phương chỉ chiếm khoảng 55%, còn lại là không trở về làm việc tại Thanh Hoá. Số lượng không trở về Thanh Hoá là số lượng có tay nghề, bằng cấp rất cao, và không muốn trở về đầu quân cho tỉnh, số trở về đa số là không bám trụ được ở các thành phố lớn như Hà Nội hay Sài Gòn, dẫn đến hiện tượng chảy máu chất xám đang diễn ra rất mạnh ở Thanh Hoá. Chúng tôi đã thực hiện một cuộc nghiên cứu nhỏ những đối tượng có trình độ tại Hà Nội, trong đó chỉ có 33% những người Thanh Hoá được đào tạo ở Hà Nội là có khả năng trở về Thanh Hoá, trong 33% đó đều là người Thanh Hoá. Như vậy, có thể thấy rằng có trên 66% những người Thanh Hoá được đào tạo ở Hà Nội là không có nhu cầu trở về quê hương để làm việc. Trên thực tế những người này là những người có tài năng và muốn có nhiều cơ hội để phát triển ở các thành phố lớn có môi trường làm việc năng động hơn Thanh Hóa. Đó là những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chảy máu chất xám đang diễn ra ở địa phương này. 3. Ma trận SWOT trong phân tích thực trạng nguồn nhân lực ở Thanh Hoá. Điểm mạnh -Thanh Hoá có nhiều lao động, trình độ lao động ngày càng nâng cao, có khả năng tự đào tạo nguồn nhân lực ở một số ngành như là khoa học giáo dục, xây dựng cơ bản, đào tạo nghề, ... -Chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao, mức sống dân cư cao và ổn đinh, quy mô giáo dục đào tạo phát triển, cơ sở hạ tầng, y tế ... được cải thiện rõ rệt. Điểm yếu -Các chính sách thu hút lao động của địa phương chưa được thực hiện một cách triệt để, kết quả còn rất thấp. - Môi trường làm việc và môi trường sống còn hạn chế để thu hút nguồn tri thức sau khi được đào tạo quay về/ đến làm việc tại Thanh Hoá. - Chưa thu hút được nhiều nguồn đầu tư từ nơi khác đến đặc biệt là đầu tư nước ngoài - Sự bất hợp lí diễn ra ngay tại khâu đào tạo. Cơ hội - Có rất nhiều ngành kinh tế có triển vọng phát triển như du lịch, khai khoáng, nuôi trồng thuỷ hải sản, cung ứng các dịch vụ,... - Hiện nay đang là điểm thu hút các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư vào các khu công nghiệp. - Chiến lược thu hút nhân lực đang đựơc chú trọng. Nguy cơ - Cơ cấu lao động không hợp lí, dẫn đến hiện tượng "thừa thầy thiếu thợ", thừa cán bộ giáo dục nhưng lại thiếu nhiều nhân lực trong các ngành thương mại dịch vụ, đặc biệt là ngành du lịch chưa khai thác hết lợi thế của địa phương. - Môi trường làm việc bị coi là không năng động, giá cả sức lao động bị đánh giá thấp do vậy khó tạo điểm hấp dẫn để thu hút những người có năng lực cao đến với địa phương. 4. Quan điểm của người lao động về Thanh Hoá: 0 25 21 54 72 37 47 75 56 78 28 39 63 52 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Series1 Series2 1 2 3 4 5 6 7 8 9 11 12 13 14 1. Ít cơ hội phát triển 7. Có tiềm năng phát triển 2. Ít khu công nghiệp 8. Được thu hút đầu tư lớn 3. Chưa được đầu tư hợp lý 9. Có môi trường đảm bảo 4. Mặt bằng thu nhập thấp 10. Thu nhập cao 5. Có hệ thống giao thông bất tiện 11. Có nhiều khu công nghiệp 6. Năng động 12. Có hệ thống giao thông thuận tiện 13. Có hệ thống giáo dục hoàn thiện Từ biểu đồ ta thấy rằng Thanh Hoá đựoc nhận định là 1 địa phương có môi trường sống đảm bảo, trong 100 người được hỏi thì có đến 78 người chọn Thanh Hoá là 1 nơi có môi trường Thanh Hoá mặc dù là 1 địa phương vẫn còn nghèo, môi trường sống không đảm bảo vì hầu như mọi nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống con người đều được địa phương cung cấp một cách đầy đủ, đảm bảo cho một cuộc sống có chất lượng. III. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THU HÚT NHÂN TÀI CHO THANH HOÁ: 1. Sự cần thiết phải thu hút nhân lực về Thanh hóa Do sự chảy máu chất xám, Thanh hóa là địa phương có số lượng sinh viên theo học tại các trường đại học là rất cao nhưng rất ít người có ý định quay trở lại địa phương làm việc. Tăng tính cạnh tranh giữa người cũ và người mới, người cũ sẽ phải tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn hơn để không bị thua kém với những người sẽ được tuyển dụng. Giúp cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế của địa phương, con người luôn là cội nguồn của mọi sức mạnh. Muốn có một địa phương vững mạnh thì ngoài công nghệ khoa học tiên tiến ra thì nguồn nhân lực đóng vai trò chủ chốt giúp điều khiển bộ máy kinh tế của địa phương. Qua biểu đồ trên ta thấy chế độ lương thưởng phù hợp với trình độ được người lao động quan tâm nhiều nhất khi họ có ý định về Thanh Hoá làm việc có kết quả này do chỉ có chế độ lương, thưởng phù hợp thì mới có thể trang trải đựoc các chi phí cho cuộc sống hàng ngày và đảm bảo cho tương lai sau này, trong khi đó chính sách địa phương mức độ quan trọng là thấp nhất, người lao động ít quan tâm đến tiêu chí này. Số liệu này có vai trò rất quan trọng đối với người làm marketing trong quá trình định vị cho hình ảnh của Thanh Hoá. Qua cuộc nghiên cứu 75% cho rằng Thanh Hoá là 1 địa phương có tiềm năng phát triển cao, có khả năng phát triển nhiều ngành nghề kinh tế, có mặt bằng rộng nên có khả năng thu hút nhiều nguồn đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên khả năng nắm bắt các cơ hội còn ít thể hiện ở chỗ cơ sở hạ tầng còn chưa tương thích với sự phát triển kinh tế, nhiều ngành kinh tế chưa tận dụng hết khả năng, đặc biệt là kinh tế biển, kinh tế du lịch. Mặt bằng thu nhập thấp thể hiện ở chỗ chưa phát triển được nhiều ngành nghề có hiệu quả kinh tế cao, ít cạnh tranh, cơ cấu ngành ít.. 2. Nội dung chiến lược * Khách hàng mục tiêu: Sinh viên đã tốt nghiệp và những người có trình độ chuyên môn cao ở Thanh Hoá và các địa phương khác có nhu cầu về làm việc tại Thanh Hoá. *Địa điểm tập trung thu hút: trước mắt sẽ tập trung các đối tượng trên về làm việc tại Tp. Thanh Hóa vì đây được coi là khu vực phát triển nhất của tỉnh cộng thêm vào đó tại đây còn có khu công nghiệp Bỉm Sơn sẽ là một điều kiện thuận lợi để thu hút vào đây. Ngoài ra Tỉnh Thanh hóa cũng có thể thu hút thêm nguồn nhân lực cho các cơ quan quản lý của Nhà nước *Nhiệm vụ trọng tâm: Thanh Hoá phát triển cơ sở hạ tầng tận dụng được nhiều cơ hội đầu tư mới tạo nhiều việc làm thu hút nhiều nhân lực. Đưa ra nhiều chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư, nguồn nhân lực chất xám cao, nâng cao các dịch vụ đáp ứng nhu cầu cuộc sống *Xây dựng hình tượng: Trong vòng 10 năm nữa đến năm 2017 Thanh Hoá trở thành 1 địa phương có hình tượng là “năng động sáng tạo trong công việc, môi trường sống an toàn, văn minh” . *Nhiệm vụ của người làm marketing là: xây dựng các kế hoạch và giải pháp marketing để khuyếch trương hình tượng, cơ sở vật chất và chính quyền địa phương đến tới khách hàng mục tiêu, nguồn lao động chất xám cao của Thanh Hoá và 1 số địa phương khác. Mục tiêu chung: Đến năm 2010 đáp ứng đủ số lao động có tay nghề về Thanh Hoá, làm nền tảng cho phát triển kinh tế địa phương. Như phân tích trên, Thanh Hoá là một địa phương có tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa thuận lợi cho phát triển kinh tế rừng, biển, công nghiệp khai khoáng và phát triển nông nghiệp.Với mục tiêu đáp ứng đủ số lao động có chất lượng cao làm việc tại Thanh Hoá, địa phương này có 1 số chiến lược nhằm thu hút lao động có tay nghề và có trình độ. Để làm tốt công tác thu hút nguồn nhân lực thì địa phương trước tiên phải làm tốt công tác thu hút đầu tư, để mở rộng ngành nghề hoạt động kinh doanh của địa phương. Làm được như vậy mới có thể đem lại sự gắn bó lâu dài của nguồn nhân lực bên ngoài với địa phương. CÁC CÔNG CỤ MARKEING-MIX - GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ NHÂN LỰC Ở THANH HOÁ: 1.Sản phẩm: -Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng là nền tảng cho sự phát triển của Thanh Hoá, nó duy trì chất lượng cuộc sống, hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế, thu hút thêm được nhiều nhân tài. Thanh Hoá đòi hỏi cơ sở hạ tầng phải được được phát triển và quản lý một cách hợp lý + Thiếu cơ sở hạ tầng hạn chế sự lưu chuyển của hàng hoá, cư dân, thông tin vì thế ngăn cản sự sự phát triển về cả kinh tế và xã hội của địa phương Chiến lược: Đánh giá nhu cầu về cơ sở hạ tầng và thiết lập 1 ngân sách phù hợp cho việc phát triển cơ sở hạ tầng + Đầu tư mạnh để trang bị cơ sở vật chất cho sự phát triển tương lai + Thực hiện quy hoạch cơ sở hạ tầng, cung cấp vốn, tài chính, nhân lực, vật lực cho xây dựng cơ bản. Với chiến lược chung đó: các cấp lãnh đạo cụ thể nó ở các lĩnh vực khác nhau: * Giao thông: - Cải tạo một số con đường đã xuống cấp Mở thêm một số con đường mới đáp ứng nhu cầu đi lại Làm cho chi phí vận hành phương tiện giao thông giảm xuống tối thiểu * Thông tin liên lạc: Xây dựng hệ thổng thông tin liên lạc đảm bảo thông suổt, về tận các xã miền núi, dân tộc ít người. * Nhà ở: Nâng cấp một số khu nhà cũ có khả năng tu sửa và bán thanh lý cho nhân dân Xây thêm nhiều khu đô thị, khu chung cư với đầy dủ dịch vụ phục vụ nhu cầu nhà ở cho người dân và lao động có trình độ đến làm việc tại địa phương Thực hiện việc phân nhà và đất cho những người có trình độ có nguyện vọng về Thanh Hóa làm việc * Cơ sở hạ tầng giành cho kinh tế: Tiếp tục xây dựng thêm ba khu chế xuất nữa theo định hướng phát triển chung của tỉnh đền năm 2010 hình thành 8 khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung. Mở rộng khu chế xuất Nghi Xuân với cảng nước sâu Nghi Xuân thành một cảng lớn, trở thành đầu mối giao lưu kinh tế với cả nước, khu vực và thế giới. * Môi trường: - Áp dụng khoa học công nghệ, xây dựng hệ thống xử lý rác thải và khói bụi gây ô nhiễm môi trường. 2. Gia cả: Thanh Hoá được đánh giá là 1 tỉnh có chất lượng cuộc sống đảm bảo, có tiềm năng phát triển. Đảm bảo cân bằng giữa thu nhập và chi phí mà người lao động phải chi trả. Hỗ trợ chi phí đi lại cho người lao động: sử dụng xe đưa đón công nhân viên đi làm. 3. Chính sách của chính quyền địa phương Chiến lược xây dựng nơi cư trú Với đối tượng là những người có trình độ chuyên môn cao, muốn thu hút được họ phải tạo ra được một môi trường sống “lý tưởng” để thu hút họ và nó phải không được tách rời với điều kiện vốn có của địa phương. Hình thành một môi trường sống tích cực: Để đảm bảo cho sự ổn định lâu dài gắn bó lâu dài với địa phương thì đối với riêng cá nhân những người được thu hút thì họ phải được cung cấp những dịch vụ tốt nhất như có chỗ ở ổn định, công việc làm ổn định và phù hợp với ngành nghề mà họ đang theo đuổi, tình hình an ninh trật tự ổn định an toàn, môi trường sạch sẽ, Xây dựng các khu vui chơi, giải trí: Những địa điểm này không chỉ dành cho riêng họ để xả stress mà nó cũng là một yếu tố cần được cân nhắc khi chuyển tới một địa phương làm việc, nó cần thiết với các thành viên trong gia đình từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi. Nên có 2-3 khu mua sắm/thành phố(huyện), 1-2 công viên, và các khu vui chơi giải trí khác: quán café, các câu lạc bộ… Cải tạo hệ thống giáo dục và y tế: Nhiều lúc yếu tố này đóng một vai trò hết sức quan trọng cho việc chọn lựa của khách hàng. Dù không phát triển ở mặt này nhưng địa phương cũng phải đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của nguồn nhân lực mới. Tại các khu vực mà họ sinh sống (sống trong 1-2 khu chung cư) nên làm thành một xã hội thu nhỏ khép kín có các dịch vụ mà họ cần, qui mô dịch vụ có thể nhỏ song tiện nghi, chất lượng cao. Hình thành một hệ thống giáo dục tại khu vực từ trường mấu giáo đến tiểu học, trung học, phổ thông để đáp ứng tốt đòi hỏi của họ. Họ không chỉ xem xét các yếu tố tác động đến sự nghiệp, công việc làm của mình mà họ còn rất quan tâm đến tình hình chăm sóc nuôi dạy con cái và phụng dưỡng cha mẹ. Càng làm tốt các dịch vụ phụ trợ thì càng tạo được ấn tượng đối với khách hàng vì nó thể hiện sự quan tâm của địa phương đến với họ. * Thu nhập: thu nhập là yếu tố tác động trực tiếp đến quyết định của đối tượng những người có trình độ cao vì họ muốn được trả công xứng đáng với trình độ của họ vì thế địa phương cũng cần hợp thức những ưu đãi của mình bằng cách trợ cấp cho những đối tượng này. * Chính sách nhân lực: ngoài chính sách trọng nhân tài do địa phương chủ trương đưa ra địa phương còn tạo điều kiện cho những cá nhân có những cống hiến tích cực với địa phương như: huấn luyện, đào tạo thêm để tuyển vào những vị trí thích hợp, hay với những cá nhân xuất sắc có thể đưa đi học tập tại nước ngoài để khi trở về được vào những vị trí cốt cán của địa phương. 4. Xúc tiến: Dùng các công cụ xúc tiến hỗn hợp để quảng bá hình ảnh Thanh Hoá là 1 địa phương đang có tiềm năng phát triển, năng động, thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài, tạo nhiều việc làm, đồng thời là nơi đảm bảo cuộc sống ổn định cho người lao động. Thanh Hoá sẽ sử dụng các phương tiện truyền thông: đài, báo, tạp chí, truyền hình, Internet, PR Internet: thường xuyên cập nhật các thông tin về chính sách, các chương trình đào tạo, chính sách thu hút của Thanh Hoá. Tổ chức các hội chợ triển lãm, lễ hội, các chương trình giao lưu của Thanh Hoá với các doanh nghiệp, giữa các địa phương lân cận với nhau. Sắp xếp các buổi giao lưu giữa những người thành đạt ở Thanh Hoá với các sinh viên tham g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docF0175.doc