Vào khoảng đầu năm 2006. Tập đoàn Tân Hiệp Phát tung ra thị trường Trà xanhkhông độ. Loại thức
uống giải khát này được đóng chai PET, tiện lợi cho người sử dụng. Nhà đầu tư đã khôn ngoan kết hợp tất cả các yếu tố của marketingmix để khuếch trương Trà xanhkhông độ. Về mặt sản phẩm: Sản phẩmtrà xanhgần gũi với người tiêu dùng Việt Nam, nhưng độc đáo vì được đóng chai trong những điều kiệnsản xuất đặc biệt để giữ lại các chất bổ dưỡng, có lợi cho cơ thể. Chai PET để đựng trà xanhchịu đượcnhiệt độ cao vì phải chiết rót khi còn nóng. Ngay thời điểm ban đầu, Tân Hiệp Phát đã đầu tư riêng chomình dây chuyền sản xuất chai PET này. Không độ cũng được đầu tư khá kỹ càng từ việc chọn lựa tênthương hiệu, logo, kiểu dáng bao bì, màu xanhlá cây tạo cảm giác gắn kết với thiên nhiên cho đến việcsử dụng Number One làm thương hiệu bảo trợ.
Về mặt giá cả: Trà xanhkhông độ có giá cao hơn khoảng 20% so với các loại nước giải khát đóng chaikhác. Tuy nhiên, khách hàng chấp nhận mức chênh lệch này vì có lợi cho sức khỏe. Về kênh phân phối:Trà xanhkhông độ thừa hưởng lợi thế từ kênh phân phối hiện hữu của Tân Hiệp Phát. Ở bất kỳ tiệm tạphóa nào, người tiêu dùng cũng có thể dễ dàng mua được một chai Trà xanhkhông độ. Về chiến lượcmarketing: Ngay từ đầu khi tung ra sản phẩm mới, Tân Hiệp Phát đã lựa chọn giải pháp truyền thôngbùng nổ với quảng cáo truyền hình, báo chi, PR, kết hợp các công cụ kích hoạt thương hiệu khác. Trà xanhkhông độ nhắm vào phân khúc nước giải khát.
32 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 12738 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược Marketing sản phẩm trà xanh Không Độ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1/2007: 32,6%; 2/2007: 30%; 3/2007: 40%;
4/2007: 48%; 5/2007: 49%; 6/2007: 53%; 7/2007: 52%; 8/2007: 57%; 9/2007: 56,1% MỨC TIÊU THỤ
TRÀ Ở NHẬT NĂM 2006 Nhật là một trong những quốc gia tiêu thụ trà nhiều nhất trên thế giới Trà túi:
1.000 tấn Trà đen: 17.100 tấn, Ô Long: 19.700 tấn, Trà xanh: 106.200 tấn]
Trà xanh 100 hay Trà xanh không độ
Trà xanh 100 là sản phẩm của sự hợp tác giữa TRIBECO, KinhDo, và Uni President
Group. Trà xanh 100 là một freshman trong thị trường này. Dĩ nhiên, với vị trí là người
đi sau, Trà xanh 100 có những chiến lược riêng của mình để cạnh tranh trên thị trường,
nơi mà trà xanh Không độ đang là trùm. Tuy nhiên, theo nhận xét của một số người,
Trà xanh 100 đã ăn cắp mô hình kinh doanh của trà xanh Không độ để xây dựng mình
và cạnh tranh lại với chình trà xanh Không độ. Nói như ông Lý Quý Trung, chủ của mô
hình Phở 24: “Việc ăn cắp ý tưởng kinh doanh là bình thường trong xã hội, nhưng việc
ăn cắp mô hình kinh doanh là điều đáng bị lên án”.
Trà xanh không độ là một thương hiệu của công ty Tân Hiệp Phát, một công ty kinh
doanh các loại thức uống. Trước Không độ, Tân Hiệp Phát đã từng thành công với các
thương hiệu như Nước uống tăng lực Number One, đậu nành Number One và đặt biệt là
Bia Bến Thành. Là người đi tiên phong trong thị trường trà xanh đóng chai, Trà Xanh
có những lợi thế nhất định trong việc cạnh tranh trên thị trường bằng những nổ lực của
chính mình, bao gồm thay đổi hành vi khách hàng: dùng trà xanh đóng chai thay vì
trà xanh thông thường, positioning khách hàng về một loại nước uống gần gũi với tự
nhiên: trà xanh, xây dựng mạng lưới phân phối cho thương hiệu trà xanh Không độ…
Hiện nay có thể nói, trong thị trường trà xanh, trà xanh Không độ đang chiếm giữ một
thị phần lớn.
Những điểm tường đồng của trà xanh 100 so với trà xanh Không độ:
Nếu như nhìn từ xa, một người bình thường sẽ rất khó để phân biệt giữa trà xanh Không
độ với trà xanh 100. Hình dáng của chai tương tự nhau, nếu không muốn nói là giống
nhau hoàn toàn. (có thể là cùng một nhà cung cấp chai). Thêm vào đó, bao bì của hai
sản phẩm cũng tương tự nhau, tuy nhiên nếu nhìn kĩ thì màu bao bì của chai trà xanh
100 sẽ vàng hơn so voi Không độ. Các thông tin trên bao bì cũng có những chỗ tương
tự nhau. Nếu trà xanh Không độ ghi “không màu nhân tạo, không chất bảo quản”, thì
trà xanh 100 lại ghi là “Không chất bảo quản, không màu nhân tạo”. Bên trà xanh
Không độ có một số chứng nhận thì bên trà xanh 100 lại tạo ra sự khác biệt cho mình
bằng câu: “Trà xanh 100 được chế biến từ những đọt trà xanh tươi, với công nghệ chế
biến tiên tiến và bí quyết chiết xuất trà từ Nhật Bản”. Phần thông tin về thành phần của
trà xanh 100 dài hơn trà xanh Không độ khiến người mua đọc vào nghĩ trà xanh 100
độ sẽ tốt hơn, tuy nhiên Nếu nhìn kĩ lại thì cũng không khác bao nhiêu. Đã có người
nghĩ rằng, trà xanh 100 là một nhánh mới hay sản phẩm mới của trà xanh Không độ.
Chiến lược của trà xanh Không độ hiện nay:
Hiện tại, chúng ta ít thấy quảng cáo của trà xanh Không độ, có vẻ như các chiến lược
marketing của trà xanh Không độ đã không còn cần thiết khi mà trà xanh Không độ
đã chiếm thị phần lớn nhất với ưu thế là first mover. Công ty Tân Hiệp Phát đã và đang
tiến hành line extention, với việc cho ra đời các sản phẩm khác như nước trái cây, trà
Barley… như vậy với viêc marketing cho các sản phẩm mới này, Tân Hiệp Phát đã
không còn chú trong nhiều đến marketing cho sản phẩm trà xanh Không độ.
Chiến lược của trà xanh 100:
Vì là mới, trà xanh 100 chọn việc đánh vào khâu phân phối làm vũ khí chiến lược cho
mình. Với kinh nghiệm và khả năng của Kinh Do - một trong những doanh nghiệp tạo
được mạng lưới phân phối rộng khắp nhất, có thể nói là người xây dựng kênh phân phối
giỏi, ở những nơi xa xôi, người ta có thể không biết đến những thương hiệu bánh khác,
nhưng họ lại biết và dùng bánh KinhDo - Trà xanh 100 tìm cách để có được vị trí nhất
định trong các của hàng, các siêu thị và các quán nước. Trà xanh 100 dùng chiến lược
Push với việc đưa ra những lợi ích thiết thực cụ thể cho các nhà phân phối và các nhà
bán lẻ, ví dụ: khi mua 5 thùng trà xanh 100, nhà bán lẻ sẽ được tặng thêm 1 thùng,
nếu so với trà xanh Không độ, các cửa hàng có nhiều động lực hơn để bán được nó, hay
thỏa thuận với các cửa hàng để trưng bày trà xanh 100 với mô hình một chai trà xanh
100 lớn… Khi mà ở Việt Nam hiên nay, khách hàng vẫn chưa hoàn toàn có thể quyết
đinh họ mua sản phẩm của thương hiệu nào, nhất là đối với những sản phẩm low-
involvement như nước uống trà xanh việc đánh vào khâu phân phối là yếu tố tối quan
trọng như thầy HN từng nói rằng với thị trường Việt Nam, chỉ cần đánh vô khâu phân
phối, làm chủ nó là gần như là thắng. (không biết thầy có làm consultant cho trà xanh
100 không nữa). Cái hay của Trà xanh 100 là nó đã dùng chiến lược bao vây, nghĩa là
nó không đánh ngay vào các trung tâm lớn như Tp.HCM mà là đánh vào các tỉnh, ví
dụ: các tỉnh đồng bằng sông cứu long đều có sự hiện diện của trà xanh 100. Sau đó,
khi mạng lưới ở tỉnh đã mạnh, nó bắt đầu đánh vào thị trường lớn như Tp.HCM. Nhờ như
vậy, các đối thủ khác sẽ khó phản ứng kịp thời.
Nhật kí cua harry Quach đã viết như vầy:
Việc trà xanh 100 dùng hình dáng mẫu mã tương tự trà xanh Không độ xuất phát từ
những lí do sau: thứ nhất là hiện nay người tiêu dùng Việt Nam, nhất là ở các tỉnh vẫn
chưa có ý thức phân biệt thương hiệu một cách đầy đủ, nhất là đối với loại sản phẩm
low-involvement, với họ uống của thương hiệu nào cũng vậy, cũng đều là trà xanh hết.
Thứ hai là theo nghiêm cứu thị trường của FTA (chắc là vậy), hình dáng của chai trà
xanh hiện nay là hình dáng mà phù hợp với ưa thích và thuận tiện cho khách hàng.
Trà xanh 100 chỉ đáp ứng những gì phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Thứ ba là
khách hàng đang có xu hướng về với thiên nhiên, dùng những sản phẩm từ thiên
nhiên, trong trường hợp của trà xanh, màu xanh ở đây giúp khách hàng dể dàng liên
tưởng tới thiên nhiên, với sự tươi mát. Theo lí giải của trà xanh 100, vì trà xanh 100 có
vị trà đậm hơn và nhiều chất chanh hơn nên màu của bao bì vàng hơn trà xanh Không
độ. Thứ tư là thị trường vẫn đang còn phát triển, nên việc trà xanh 100 làm như vậy
cũng không ảnh hưởng nhiều đến thị phần của trà xanh Không độ. Mà hiện nay mọi
người đang cố mở ra những thị phần mới chưa được khai thác.
Có thể nói, trà xanh 100 đã có những bước đi khôn ngoan. Nó đã không đối đầu với trà
xanh Không độ ở những thị trường lớn mà tạo lập và mở rộng kênh phân phối của mình
ở những thị trường mới, thị trương nông thôn. Không ngừng củng cố thương hiệu của
mình ở mảng thị trường này. Với việc sữ dụng hình ảnh tương tự trà xanh Không độ, trà
xanh 100 dể dàng tiếp cận với khách hàng, những người đã thấy hoặc uống trà xanh
Không độ nhưng không để ý đến thương hiệu hoặc những người mà sự lựa chọn của họ
bị ảnh hưởng bởi người bán hàng.
Có thể hiện nay, do thị trường vẫn còn đang phát triển nên các doanh nghiệp vẫn chưa
chú trọng nhiều tới cạnh tranh trực tiếp mà chỉ cố gắng mở rộng thị trường. Tuy nhiên
về lâu về dài, thị trường sẽ xuất hiện những đối thủ mới, đặc biệt là các ông lớn trong
ngành giải khát như Pepsi chuẩn bị bước chân vào thị trương này. Vấn đề đặt ra là trà
xanh không độ và trà xanh 100 sẽ có những bước đi gì cho thời gian tới.
Hiện nay, trà xanh đóng chai chỉ phát triển ở phía nam, thị trường ở phía bắc còn đang
bỏ ngỏ do một số lí do như người dân ở ngoài bắc uống trà đậm hơn trong nam, thói
quen uống trà xanh theo cách thông thường… Nếu các nhà sản xuất chú ý đến những
đặc điểm này và thỏa mản nhu cầu của khách hàng phía bắc thì việc thay đổi hành vi
của khách hàng cùng với thị phần lớn là hoàn toàn nằm trong tầm tay.
Với ưu thế là first mover, Trà xanh Không độ cần tiếp tục duy trì lợi thế của mình, tiến
hành các chương trình PR hay các kế hoạch marketing khác để làm nổi bật lên thương
hiệu của mình. Cần phải repositioning lại sản phẩm của mình theo hướng tắng nhận
thức thương hiệu của mình cho khách hàng.
Đối với trà xanh 100, cần có những chiến lược marketing đánh vào emotion của khách
hàng. Trong thời gian tới, khi mà có nhiều sự cạnh tranh thì những điều làm nên
thương hiệu như từ thiên nhiên, diu mát, nguyên chất,… sẽ không còn. Do đó trà xanh
100 cần có những chiến lược marketing khác như giúp xây dựng hạnh phúc, cuộc sống
thanh bình, ấm no, một phần trong thành công của khách hàng,…
Có thể cho tôi biết kênh phân phối chủ yếu của trà xanh C2
được không? Tôi đang cần tài liệu này
Ngày đăng: 13/03/2010 02:43 (7 tháng trước)
Yêu c ầ u xóa
» Trả lời:
Trà xanh đóng chai (Ready-to-drink) trở thành một chủ đề được thảo luận nhiều trong thời gian
gần đây. Quan sát các sự kiện liên quan đến loại sản phẩm này, chúng ta có thể rút ra được những
kinh nghiệm quý báu cho hoạt động truyền thông thương hiệu.
Bài viết được phân tích dưới góc độ hơi thiên về chiến lược marketing thông qua quan sát và
khảo cứu của tác giả từ các thông tin thu thập từ nhiều nguồn và các điều tra trực tiếp với người
tiêu dùng với quy mô nhỏ để phục vụ cho luận điểm của bài viết. Bài viết, do vậy, nên được nhìn
nhận dưới góc độ quan điểm của người hành nghề marketing và mong muốn được chia xẻ các ý
kiến của bạn đọc về vấn đề này.
Trà xanh là một thứ thức uống phổ biến trên thế giới từ hàng ngàn năm nay, đặc biệt là khu vực
châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v. Tại một số quốc gia, uống trà còn
được nâng lên thành nghệ thuật và với những nghi thức đặc biệt, phức tạp. Cuộc sống hiện đại
thúc đẩy ngành công nghiệp nước uống tiện dụng phát triển mạnh mẽ. Trà xanh đóng chai cũng
nằm trong dòng chảy này. Tại Việt Nam, khi nói về chủng loại sản phẩm này, phải kể đến các
thương hiệu Không độ, C2, Queen Tea. Trong đó, thương hiệu được nhận biết rộng rãi là Không
độ.
Vào khoảng đầu năm 2006, Tân Hiệp Phát (THP) tung ra thị trường trà xanh đóng trong chai
PET. Các chương trình truyền thông rầm rộ trên báo, trên truyền hình liên tục giới thiệu về một
loại sản phẩm gần gũi (là trà) nhưng độc đáo vì được đóng trong chai với những điều kiện sản
xuất đặc biệt để giữ lại các chất bổ dưỡng, có lợi cho cơ thể. Trà xanh không độ định vị vào phân
khúc nhu cầu giải khát với đặc điểm vượt trội so với các loại thức uống giải khát thông thường là
có lợi cho sức khoẻ. Trà xanh không độ đã có một quyết định chiến lược táo bạo. Trước hết, chai
PET dùng để sản xuất trà xanh phải tuân thủ điều kiện quan trọng của quy trình sản xuất trà xanh
là phải chịu được nhiệt độ cao vì phải chiết rót nóng. Ngay thời điểm đó, THP đã phải đầu tư
riêng cho mình một dây chuyền sản xuất chai PET này. Không độ cũng được đầu tư khá kỹ càng
từ việc chọn lựa tên thương hiệu, thiết kế logo, kiểu dáng cho đến sử dụng thương hiệu Number
one, đã có vị thế, làm thương hiệu bảo trợ. Ngay từ đầu khi tung ra sản phẩm này, THP đã lựa
chọn giải pháp truyền thông bùng nổ với những đầu tư mạnh mẽ vào phim quảng cáo, quảng cáo
báo, PR kết hợp cả các công cụ kích hoạt thương hiệu khác nên đã nhanh chóng tạo dựng sự nhận
biết đối với khách hàng. Trà xanh Không độ cũng được thừa hưởng những lợi thế mạnh mẽ từ
kênh phân phối hiện hữu của THP. Chọn lựa định vị là thức uống giải khát có lợi cho sức khoẻ,
trà xanh Không độ đã nhanh chóng tìm được lý do thuyết phục người tiêu dùng sử dụng sản
phẩm. Trước hết, trà xanh là một thức uống rất gần gũi với người tiêu dùng Việt Nam. Những lợi
ích cho sức khoẻ do trà xanh mang lại đã được thừa nhận như một tất yếu đối với người tiêu
dùng. Do vậy, để thoả mãn nhu cầu giải khát, từ nay khách hàng có thêm một lựa chọn nữa, có lợi
cho sức khoẻ. Thị phần của Không độ là tất cả các thức uống giải khát, không có lợi hoặc thậm
chí còn có hại cho sức khoẻ. Đó là thị trường của nước tinh khiết đóng chai, của nước ngọt,.. đây
quả là một thị trường khổng lồ cho trà xanh. Xét về mặt giá cả, trà xanh có giá cao hơn khoảng
20% so với các loại nước giải khát đóng chai khác. Tuy nhiên, khách hàng chấp nhận mức chênh
lệch này vì có lợi cho sức khoẻ. Ngày nay, Không độ trở thành một “con bò sữa” mà tất cả các
doanh nghiệp phải thèm muốn. Sự thành công cuả Không độ, chính là lợi thế của người tiên
phong (First mover). Thức uống có lợi cho sức khoẻ là một xu hướng. Trên thế giới và trong khu
vực, trà xanh đóng chai đã phát triển mạnh từ những năm 80 của thế kỷ trước và có giá trị lên đến
nhiều tỷ đô la. Tuy nhiên, với bất kỳ sản phẩm mới nào rủi ro thất bại cũng rất cao. THP cũng đã
không dưới một lần rủi ro khi quyết định đầu tư vào sản phẩm mới. Tất cả những thương hiệu lớn
có mặt tại Việt Nam đều đã có sản phẩm trà xanh tại các thị trường Âu, Mỹ, Nhật, Hàn như
Lipton, Pepsi, Nestle, Coca cola, Uni president, URC. Ngoại trừ URC với C2 đã hiện diện, việc
các đại gia trong lĩnh vực giải khát tung sản phẩm trà xanh tại Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian.
Đi trước, thực sự đã tạo cho Không độ một lợi thế. Ngày nay, tại bất kỳ tiệm tạp hoá nào, việc
mua một chai trà xanh không độ là rất dễ dàng. Các thương hiệu lớn, ở thời điểm hiện tại muốn
thâm nhập vào thị trường trà xanh cũng không thể chắc chắn thành công và nếu có thành công thì
cái giá cũng không nhỏ. Sức mạnh phân phối cộng với hình ảnh thương hiệu của người đi đầu đã
buộc một vài cơ sở sản xuất ít tiềm lực hơn khác phải lựa chọn giải pháp “bắt chước” để thâm
nhập thị trường này. Những tranh chấp về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá với các thương hiệu O2,
Omega thời gian vừa qua chứng minh cho điều này.
Xin được nói về chiến dịch truyền thông của C2. Trà xanh C2 là thương hiệu thuộc công ty URC
Việt Nam. URC Việt Nam đầu tư vào Việt Nam với số vốn lên đến 14,5 triệu đô và đặt nhà máy
tại KCN Việt Nam – Singapore (Địa chỉ: Khu Cong Nghiep Sinhgapo, Binh Duong, Quận Huyện:
Hoang Mai, Tỉnh/Thành Phố: Hà Nội, Số điện thoại: 0989087472). C2 là thương hiệu trà xanh
thành công rực rỡ tại Philipines. Tuy nhiên, khi vào Việt Nam C2 chưa đạt được thành công như
mong đợi. Tại thời điểm ra mắt, C2 dường như bị bất ngờ và rơi vào tình thế bị động vì Không độ
đã ra mắt trước và được hỗ trợ mạnh mẽ bởi các hoạt động truyền thông rầm rộ. Mãi đến tháng
chín vừa rồi, C2 mới gia tăng nỗ lực Marketing thông qua việc quảng cáo rầm rộ trên Tivi kết
hợp với chương trình giảm giá mạnh mẽ nhưng tình hình có lẽ khó cải thiện khi chiến dịch này
còn chứa nhiều điểm yếu. Trước hết, C2 lựa chọn định vị “mát lạnh & thanh khiết” (Cool &
Clean). Là thương hiệu đến sau (trong nhìn nhận của người tiêu dùng), lẽ ra C2 nên chọn cho
mình một đặc trưng khác biệt thay vì cũng chỉ là giải khát và có lợi cho sức khoẻ. Nhân vật đại
diện thương hiệu trong phim quảng cáo thuyết phục người tiêu dùng hãy chuyển từ nhu cầu tiêu
dùng nước ngọt sang trà xanh C2. Thông điệp này có ba điểm hạn chế: (1) C2 tự hạn chế đối
tượng tiêu dùng sản phẩm khi chỉ hướng vào những khách hàng tiêu dùng nước ngọt thay vì có
thể mở rộng sang thì trường nước tinh khiết đóng chai, các loại nước giải khát khác. Theo điều tra
của người viết, phần lớn người tiêu dùng chọn trà xanh như là một lựa chọn khôn ngoan thay thế
nước tinh khiết chứ không phải nước ngọt. (2) Chiến dịch truyền thông C2 phần lớn hướng đến
mục tiêu hình thành “lực kéo” nhưng chưa chú trọng đến “lực đẩy” nhằm tạo ra độ sẵn sàng về
hàng hoá tại điểm bán. (3) Nếu việc chuyển từ tiêu dùng nước ngọt sang trà xanh là hợp lý thì trà
xanh mà khách hàng lựa chọn là Không độ chứ không là C2. C2 đã không cung cấp cho khách
hàng bất kỳ lý do thuyết phục nào để chọn tiêu dùng ngoại trừ những lý do mà người tiêu dùng đã
được đáp ứng bởi Không độ là tinh khiết và có lợi cho sức khoẻ. Mức độ không sẵn sàng C2 tại
điểm bán, cộng với lý do lựa chọn C2 chưa đủ sức thuyết phục đã vô tình giúp Không độ hưởng
lợi từ ngân sách marketing của C2.
Tất nhiên, cần phải có những thông tin đầy đủ hơn về biến động doanh số, tương quan về thị
phần, mức độ bao phủ, v.v giữa C2 và Không độ thì phân tích mới rõ ràng hơn. Nếu các dữ liệu
thực tiễn hỗ trợ cho các lập luận trên, C2 cần phải điều chỉnh lại định vị có tính khác biệt mạnh
mẽ hơn giữa C2 và Không độ. Các hoạt động marketing, định vị hướng đến tính cách “sành điệu”
mà C2 đang triển khai ở Philipines, theo quan sát của người viết, sẽ tốt hơn cho C2 tại Việt Nam.
Ngoài ra, C2 cũng cần chú ý đến các công cụ tạo “lực đẩy” để gia tăng mức độ bao phủ hàng và
nhận được sự hỗ trợ từ kênh phân phối nhiều hơn nữa trong việc đưa hàng đến tay người tiêu
dùng.
Những phân tích sơ khởi trên, hy vọng mang lại được những đóng góp nhất định cho các nhà
quản trị công ty trong việc lựa chọn chiến lược và triển khai các hoạt động marketing của doanh
nghiệp mình. Người viết cũng rất mong được nhận thêm những góp ý từ độc giả để tình huống
phân tích được sâu sắc và đa dạng hơn như là một đóng góp vào việc làm giàu thêm “tình huống
tiếp thị” cho Việt Nam.
Tập đoàn Tân Hiệp Phát: Chiến lược tạo sự khác biệt
Để chinh phục thị trường không phải chỉ cần có kênh phân phối tốt là đủ mà phải có sản
phẩm tốt, giá phù hợp và sự khác biệt trong chiến lược marketing và trong chính sản phẩm.
Vì thế tiêu chí kinh doanh của chúng tôi là “Sức khỏe của khách hàng là nguồn lợi nhuận
lớn nhất của chúng tôi”. Đó là tâm sự của TS Trần Quí Thanh – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn
Tân Hiệp Phát nhân kỷ niệm 15 năm ngày thành lập tập đoàn: 15/10/1994 - 15/10/2009 với
DĐDN.
- Xin ông vui lòng điểm lại đôi nét về những thành tựu mà Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã đạt được
trong thời gian qua. những thành tựu này có ý nghĩa như thế nào trong lộ trình phát triển của tập
đoàn trong 15 năm hình thành và phát triển của mình, thưa ông ?
15 năm nỗ lực in dấu ấn thương hiệu, Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã trở thành một trong những nhà
sản xuất bia và nước giải khát thành công nhất tại VN. Cùng với nhiều cúp vàng và bằng khen,
Tân Hiệp Phát còn là DN VN đầu tiên đạt chứng nhận ISO & HACCP đầy đủ nhất trong lĩnh vực
thực phẩm, bao gồm: Hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000; Hệ thống
Quản lý Môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004; Hệ thống Quản lý Vệ sinh an toàn thực
phẩm theo tiêu chuẩn HACCP. Hệ thống chất lượng ISO & HACCP là những tiêu chuẩn quốc tế
chuẩn xác và phổ biến trên toàn thế giới mà bất cứ DN sản xuất nào cũng muốn nhắm đến nhằm
khẳng định thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ. Với thái độ nghiêm túc, những thành
công rực rỡ vững bền cùng với một chữ Tâm sáng ngời trong tôn chỉ kinh doanh, Tập đoàn Tân
Hiệp Phát xứng đáng là “Vị thần khổng lồ” trong lĩnh vực sản xuất bia và nước giải khát tại VN.
Chiến thắng vinh danh của Tân Hiệp Phát chính là thắng lợi xuất sắc trong cuộc chiến an toàn vệ
sinh thực phẩm, kiên quyết chống hàng kém chất lượng, hàng nhái, hỗ trợ và bảo vệ sức khỏe
người tiêu dùng trong suốt 15 năm qua.
- Năm 2009 lạm phát và thị trường tài chính có nhiều biến động, điều này đã tác động như thế
nào tới việc đầu tư và kinh doanh của Tập đoàn Tân Hiệp Phát, thưa ông?
Đây là giai đoạn khó khăn ngay cả với chúng tôi, bởi chính thời điểm này lẽ ra chúng tôi đã có kế
hoạch đẩy mạnh xuất khẩu, nhưng đánh giá chung thị trường xuất khẩu đang trên đà giảm sút,
nên chúng tôi triển khai chậm lại dự án xuất khẩu và tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường nội
địa. Cũng phải nói thêm rằng, để chinh phục thị trường nội địa không phải chỉ cần có kênh phân
phối tốt là đủ mà phải có sản phẩm tốt, giá cả phù hợp, có sự khác biệt trong chiến lược
marketing và khác biệt trong dòng sản phẩm của chính mình. Trong năm 2009, ảnh hưởng do suy
thoái kinh tế, việc người tiêu dùng hạn chế chi tiêu và lựa chọn sản phẩm theo giá thành là không
thể tránh khỏi. THP với vị trí thương hiệu dẫn đầu chúng tôi sẽ có chiến lược riêng về giá và
chính sách chăm sóc khách hàng, đẩy mạnh các hoạt động bán hàng ở thị trường trong nước
nhằm tạo những cơ hội kích cầu phù hợp với những giải pháp mà Đảng, Chính phủ và toàn dân
đang nỗ lực thực hiện. Nghiên cứu thị trường, đầu tư dây chuyền sản xuất, đăng ký quyền bảo hộ
sở hữu trí tuệ... là quy trình chung để tạo ra một dòng sản phẩm mới, rất lâu dài, tốn kém và đầy
trở ngại. Thế nhưng đối với dòng sản phẩm thực phẩm, điều này càng trở nên phức tạp gấp bội
bởi bên cạnh những khâu chung còn đòi hỏi phải đảm bảo chất lượng cũng như vệ sinh an toàn
thực phẩm, nếu không sản phẩm sẽ “chết” từ trong trứng.
- Tập đoàn Tân Hiệp Phát được biết đến là một tập đoàn hàng đầu về sản xuất và kinh doanh
ngành hàng rượu bia NGK... với nhiều nhãn hàng được khách hàng trong và ngoài nước tin
tưởng và đánh giá cao trong thời gian qua, ông có thể cho biết những yếu tố nào đã làm nên
thành công của Tập đoàn?
Hiện nhiều người tiêu dùng đã thấy được sản phẩm có gas không có lợi cho sức khoẻ nhưng để
thay thế, nhà sản xuất cần có sự chuẩn bị không thể ngày một ngày hai. Một minh chứng cho
nhận định này là theo số liệu nghiên cứu của AC Nielson, năm 2009 là năm đầu tiên sau 19 năm
thị phần nước ngọt có gas bị suy giảm. Rất nhiều DN VN cho ra đời những sản phẩm độc đáo
khác để người tiêu dùng lựa chọn, tuy nhiên nhiều khi DN không đi hết quy trình 5P trong hoạt
động marketing nên khó thành công. Chỉ khi chúng ta phát triển nhiều sản phẩm quy tụ được quy
trình 5P thì khi đó thị phần nước giải khát có gas sẽ bị đe doạ. Xu hướng sản phẩm nước giải khát
có gas trên thị trường ít nhiều đã bị ảnh hưởng khi các sản phẩm nước giải khát như Trà Xanh
Không độ, Trà Thảo Mộc Dr.Thanh xuất hiện. Bằng chứng là dòng sản phẩm Trà Xanh Không độ
năm 2008 tăng trưởng 800% và dòng sản phẩm Trà Thảo Mộc Dr.Thanh sản phẩm tiêu thụ ước
khoảng 500.000 sản phẩm/ngày và đang trên đà tăng trưởng.
Đặc biệt với cương vị chủ DN chúng tôi thấu hiểu quy luật dung nạp và đào thải khắc nghiệt của
dòng sản phẩm đồ uống. Trong hơn 15 năm tạo dựng thương hiệu, Tập đoàn Tân Hiệp Phát luôn
đặt chữ Tâm lên hàng đầu, lấy sức khỏe người tiêu dùng làm thước đo thành công. Xã hội phát
triển, mức sống của con người được nâng cao, theo đó người tiêu dùng VN ngày càng quan tâm
đến vấn đề sức khỏe. Thay vì “ăn no”, ngày nay người tiêu dùng hướng đến “ăn ngon, ăn an
toàn”, đặt tiêu chí sức khỏe lên hàng đầu trong việc lựa chọn thực phẩm. Thấu hiểu tâm lý lo ngại
của khách hàng trước hiện trạng sản phẩm kém chất lượng, sản phẩm nhái nhan nhản trên thị
trường, mỗi dòng sản phẩm ra đời, Tân Hiệp Phát luôn đảm bảo ở mức cao nhất về chất lượng và
vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì vậy, sản phẩm Tân Hiệp Phát nhanh chóng chiếm được sự
tin dùng của khách hàng, kể cả những khách hàng khó tính nhất. Với phương châm “thỏa mãn
cao nhất mọi nhu cầu hiện có và tiềm ẩn của khách hàng”, Tập đoàn Tân Hiệp Phát liên tiếp cho
ra đời nhiều dòng sản phẩm mới mang tính đột phá, in trên mình nhãn vàng về chất lượng cũng
như độ an toàn thực phẩm.
- Vậy ông có thể nói vài nét chính về chiến lược phát triển của Tân Hiệp Phát?
Để thành một thương hiệu dẫn đầu, THP đang có khao khát là đưa thương hiệu của chúng tôi
thành thương hiệu quốc gia. Khi nói đến THP là người ta nhớ đến đó là sản phẩm của VN. Để
làm được điều đó chúng tôi có cam kết và nỗ lực rất lớn của cả tập thể CB - CNV. Thực sự, bản
thân tôi suy nghĩ kinh doanh không chỉ để kiếm tiền mà còn để xây dựng một thương hiệu quốc
gia (made in Vietnam hoặc made by Viet Nam). Chúng tôi đã xây dựng một phòng nghiên cứu
phát triển sản phẩm mới và trong tương lai sẽ trở thành một trung tâm phát triển sản phẩm mới.
Khi chúng ta chỉ đưa vào sản xuất những mặt hàng mà thị trường đang chấp nhận thì có nghĩa là
chúng ta đi theo sau đồng nghĩa với sự hạn chế trong chiến lược phát triển. Trong khi người tiêu
dùng đang ngày càng khó tính, nếu như các nhà sản xuất không có điểm khác biệt thì khó có thể
thành công. Như vậy việc THP hình thành trung tâm nghiên cứu sẽ giúp chúng tôi trở thành một
đơn vị luôn luôn tiên phong trên thị trường với những thương hiệu dẫn đầu, giá cả hợp lý, chất
lượng tốt, mẫu mã đẹp và được người tiêu dùng ưa chuộng.
Với hệ thống cơ sở hạ tầng quy mô, máy móc thiết bị hiện đại; dây chuyền công nghệ nghiên cứu,
sản xuất hiện đại bậc nhất Đông Nam Á; đội ngũ công nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, có
khả năng điều hành, sản xuất và quản lý hiệu quả cùng hệ thống phân phối rộng khắp từ Bắc chí
Nam... hiện Cty đang chiếm phần lớn thị phần bia và nước giải khát của thị trường trong nước với
các nhãn hiệu tiên phong như nước tăng lực Number One, Trà Xanh Không Độ đóng chai PET...
hay các nhãn hiệu được ưa chuộng như sữa đậu nành cao cấp Number One Soya, bia Gold, bia
Gold Bến Thành, nước ép trái cây Number one Juicie, nước uống vận động Number One Active...
và sản phẩm Trà Thảo Mộc Dr.Thanh đã gây tiếng vang trên thị trường, nay đã có thêm loại
“không đường” dành cho người không thích đường.
- Được biết, Tập đoàn Tân Hiệp Phát là một mạnh thường quân nhiệt tình trong các hoạ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chiến lược marketing sản phẩm trà xanh không độ.pdf