CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP 1
I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP: 1
1. Khái quát về chiến lược trong doanh nghiệp: 1
1.1. Khái niệm và vai trò của chiến lược trong doanh nghiệp: 1
1.2. Đặc trương cơ bản của chiến lược doanh nghiệp: 2
2. Các cấp chiến lược trong doanh nghiệp: 3
II. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CẤP CÔNG TY: 5
1. Xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, sứ mạng của doanh nghiệp: 5
2. Phân tích danh mục các lĩnh vực kinh doanh: 7
2.1. Xác định các lĩnh vực kinh doanh: 7
2.2. Mô hình phân tích danh mục các lĩnh vực kinh doanh (ma trận BCG): 8
3. Lựa chọn chiến lược: 11
4. Quyết định chiến lược: 13
III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 15
1. Tại sao phải xây dựng chiến lược phát triển. 15
2. Cơ sở để xây dựng chiến lược. 16
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ TRONG NHỮNG NĂM QUA. 18
I. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 18
1. Quá trình hình thành và phát triển: 18
2. Cơ cấu tổ chức và đặc điểm đội ngũ lao động: 20
3. Các lĩnh vực hoạt động. 22
3.1. Các lĩnh vực hoạt động 22
3.2 Nội dung các lĩnh vực hoạt động 22
II. TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ VIỆT NAM 27
1. Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty. 27
1.1. Khái quát về môi trường kinh doanh dịch vụ của Công ty: 27
1.2. Mục đích của việc của việc phân tích hoạt động kinh doanh của công ty: 28
2. Kết quả hoạt động kinh doanh Công ty. 29
2.1 Doanh thu Công ty thời kỳ 2000-2004. 29
2.2 Mối liên hệ các lĩnh vực kinh doanh của công ty: 37
CHƯƠNG III: CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐẾN NĂM 2010. 40
I. CƠ HỘI, THÁCH THỨC CỦA LĨNH VỰC KINH DOANH BẢO HIỂM. 40
1. Hướng phát triển các lĩnh vực kinh doanh. 40
1.1 Tổng quan về thị trường bảo hiểm. 40
1.2 Những yếu tố tác động đến thị trường các lĩnh vực kinh doanh của Công ty Bảo hiểm Dầu khí. 46
2. Cơ hội và thách thức chủ yếu đối với Công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam. 49
2.1 Cơ hội: 49
2.2 Thách thức. 50
II. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ ĐẾN NĂM 2010: 51
1. Mục tiêu phát triển của ngành bảo hiểm đến năm 2010 51
1.1 Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010. 51
1.2 Chiến lược phát triển thị trường dịch vụ tài chính tiền tệ. 51
1.3 Yêu cầu hội nhập kinh tế Quốc tế. 51
1.4 Mục tiêu phát triển ngành đến 2010. 52
2. Phương hướng phát triển các lĩnh vực kinh doanh của Công ty Bảo hiểm Dầu khí. 56
2.1. Phương hướng phát triển lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm: 56
2.2. Phương hướng phát triển của lĩnh vực tái bảo hiểm: 57
2.3. Phương hướng phát triển của lĩnh vực đầu tư tài chính: 57
3. Nội dung cụ thể chiến lược Công ty đến năm 2010. 57
3.1. Củng cố vững chắc địa vị công ty. 57
3.2 Nâng cao chất lượng dịch vụ do Công ty cung cấp. 58
3.3 Áp dụng các biện pháp cụ thể làm tăng sức mạnh tài chính. 58
3.4 Hợp tác đa phương với các hình thức khác nhau trên nguyên tắc cùng có lợi, bình đẳng với các Công ty Bảo hiểm khác. 59
3.5 Mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách tăng bình quân hàng năm 10- 12 %. 59
4. Các điều kiện cơ bản để thực hiện chiến lược của Công ty. 60
4.1 Phát huy lợi thế về Bảo hiểm Dầu khí với tư cách một doanh nghiệp bảo hiểm chuyên ngành. 60
4.2. Mở rộng việc cung cấp các dịch vụ phục vụ cho khách hàng ngoài ngành dầu khí và quan tâm đến việc cắt giảm chi phí. 61
4.3. Tăng hiệu quả hoạt động của ngành dầu khí thông qua việc giảm giá thành trong phí bảo hiểm trong ngành của Công ty. 62
CHƯƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ ĐẾN NĂM 2010 63
I. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU: 63
1. Giải pháp trước mắt. 63
1.1 Hoàn thiện bộ máy chi nhánh và văn phòng đại diện. 63
1.2 Hoàn thiện các giải pháp về các hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm. 64
2. Giải pháp lâu dài. 65
2.1 Giải pháp về hợp tác 65
2.2. Giải pháp về đầu tư 66
2.3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 68
2.4. Giải pháp về công tác quản lý. 69
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 71
79 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1293 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược phát triển của Công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
2. Kết quả hoạt động kinh doanh Công ty.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, ngành bảo hiểm nói chung và Công ty Bảo hiểm Dầu khí nói riêng đã đạt được đã đạt được những thành tựu quan trọng.
Với phương châm củng cố vững chắc địa vị Công ty trong lĩnh vực Bảo hiểm Dầu khí, trên cơ sở đó mở rộng kinh doanh ra thị trường bên ngoài. Với phương châm đó trong thời gian qua Bảo hiểm Dầu khí đã không ngừng mở rộng và phát triển với nhiều loại hình dich vụ bảo hiểm, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội ngày một phát triển.
2.1 Doanh thu Công ty thời kỳ 2000-2004.
Trong những năm gần đây, ngoài việc phát triển các dịch vụ bảo hiểm trong ngành như bảo hiểm về thăm dò, khai thác, bảo hiểm chi phí khống chế giếng, bảo hiểm gian khoan... Công ty đã không ngừng, mở rộng phục vụ các dịch vụ ngoài ngành, chất lượng cao như bảo hiểm thân tầu, bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiển xe cơ giới, bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm trách nhiệm chủ tầu, bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu... Vì vậy kết quả kinh doanh của Công ty đạt được mức tăng trưởng nhanh và được thể hiện quả bảng sau:
Bảng 2: Tốc độ tăng doanh thu của Công ty (2000-2004)
Đơn vị: triệu đồng
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
Doanh thu
111.638
184.953
497.463
542.505
610.500
Tốc độ tăng %
65,67
168,98
9,1
12,53
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty (2000-2004).
Qua số liệu bảng báo cáo đã tổng hợp ở biểu 2, có thể thấy rằng: tổng doanh thu các hoạt động kinh doanh của Bảo hiểm Dầu khí có mức tăng trưởng khá mạnh nhưng không đều.
Những năm 2001,2002 do được sự tập trung và chỉ đạo của Tổng Công ty và sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ nhân viên trong Công ty Bảo hiểm Dầu khí đã đạt được tốc độ tăng trưởng lần lượt là 65,67 % và 168,9%. Thời gian này Công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng bảo hiểm lớn trong ngành và bên ngoài, đặc biệt vào năm 2001 Công ty đã ký hợp đồng bảo hiểm với xí nghiệp liên doanh Vietsopetro (là đơn vị có tài sản và giá trị mua bảo hiểm lớn nhất Việt Nam hiện nay) Ngoài ra Công ty còn tham gia các dịch vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt lớn như công trình nhà hát lớn Hà Nội, sân vận động Quốc gia Mỹ Đình... Cùng với sự thay đổi về thái độ chất lượng phục vụ của Công ty đối với khách hàng và sự mở rộng ngày càng nhiều thị trường ngoài ngành, đã thực sự đem lại những khoản doanh thu và tạo dựng cho Công ty nhiều hình ảnh mới và Công ty được đánh giá là một điểm sáng trong những công ty bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam biết kinh doanh và có quy trình khai thác hợp lý.
Nhưng sang đến năm 2003 tốc độ tăng trưởng của Công ty bị chậm lại chỉ đạt 9,1 %. Lý do chính của vấn đề này là việc nhiều công ty bảo hiểm khác ra đời như PTI, Việt Ucs, Allianz...Mặt khác thị trường bảo hiểm trong nước đang có sự cạnh tranh không lạnh mạnh giữa các Công ty bảo hiểm thông qua việc hạ mức phí bảo hiểm làm cho Công ty càng thêm khó khăn. Để khắc phục tình trạng trên Bảo hiểm Dầu khí đã có hàng loạt các chính sách mới về mức phí, về thời gian, điều kiện phục vụ, các chính sách đối với các khách hàng trong ngành. Kết quả của việc làm này là tốc độ tăng trương năm 2004 của Công ty đạt 12,53%.
Đời sống cán bộ công nhân viên được nâng cao, chất lượng phục vụ ngày càng cao, hoạt động kinh doanh của Công ty thực sự có hiệu quả.
Như vậy tổng doanh thu các hoạt động của Công ty qua các năm nhìn chung có tăng. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh của Công ty, cần phân tích, đi sâu vào từng loại hình kinh doanh cụ thể.
- Kết cấu doanh thu của hoạt động kinh doanh bảo hiểm – tái bảo hiểm và đầu tư tài chính.
Để Công ty ngày càng phát triển, tăng trưởng về mọi mặt thì bước đầu tiên cần thực hiện là việc nâng cao kết cấu doanh thu của các hoạt động đem lại lợi nhuận cao và giảm chi phí cho nhưng hoạt động không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận thấp. Nhưng trước đó phải phân tích được kết cấu doanh thu các hoạt động của Công ty như thế nào để đưa ra những giải pháp cụ thể. Kết cấu này được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3: Kết cấu doanh thu các hoạt động kinh doanhcủa Công ty
Đơn vị: triệu đồng
Lĩnh vực\ năm
2000
2001
2002
2003
2004
Tổng doanh thu
111.638
184.953
497.463
542.505
610.500
Doanh thu BH gốc
87.517
152.041
455.868
485.365
551.360
Tốc độ tăng trưởng
73,7
199,86
6,5
13,6
Doanh thu tái bảo hiểm
19.121
27.296
31.697
36.740
38.140
Tốc độ tăng trưởng
42,8
16,1
15,9
3,8
Doanh thu đầu tư tài chính
5.000
5.616
9.898
20.400
21.000
Tốc độ tăng trưởng
12,32
76,2
106,1
2,9
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2000 – 2004
Từ số liệu trên ta có đồ thị thể hiện tốc độ tăng trưởng của công ty.
Qua số liệu bảng 3: ta thấy về số tuyệt đối, doanh thu các lĩnh vực kinh doanh của Công ty qua các năm đều có sự gia tăng cụ thể như sau:
Kinh doanh bảo hiểm gốc:
Trong những năm qua, Công ty bảo hiểm dầu khí đã mở rộng kinh doanh bảo hiểm ra ngoài ngành với hàng loạt các loại hình bảo hiểm mới với nhiều tiềm năng như bảo hiểm thân tàu,bảo hiểm xây dựng lắp đặt,bảo hiểm hàng xuất nhập khẩu, bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm xe cơ giới... nên doanh thu của hoạt động bảo hiểm không ngừng tăng qua các năm. Tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu không đều nhau. Năm 2001,2002 với nền kinh tế ổn định, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Đặc biệt trong lĩnh vực khai thác dầu khí thu hút được rất nhiều nhà đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong việc thu xếp bảo hiểm đặc biệt công ty đã ký kết nhiều hợp đồng bảo hiểm với giá trị bảo hiểm lớn nên tốc độ tăng doanh thu đạt 73,7% và 199,8%. Sang năm 2003 thị trường bảo hiểm có nhiều khó khăn nên mức tăng trưởng về doanh thu không cao chỉ đạt 6,5%. Năm 2004 với nỗ lực của mình nên mức tăng trưởng của Công ty đã ổn định hơn với tốc độ tăng trưởng 13,6 %. Nhưng để thực hiện tốt chiến lược phát triển đến năm 2010 Công ty cần đẩy mạnh hơn nữa vào hoạt động kinh doanh này.
Kinh doanh tái bảo hiểm:
Qua bảng trên, có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm của Công ty gặp nhiều khó khăn tuy mức doanh thu tuyệt đối có tăng qua các năm nhưng mức tăng trưởng doanh thu không đều giảm dần qua các năm nguyên nhân chủ yếu vì trong những năm gần đây thị trường tái bảo hiểm Quốc tế ngày càng khó khăn đặc biệt sau thảm hoạ 11/9 tại Mỹ có lúc gần như đóng băng, nhiều Công ty tái bảo hiểm hoặc bảo hiểm tạm ngừng nhận dịch vụ, thị trường trong nước vẫn cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến việc các nhà tái bảo hiểm thắt chặt hơn các điều kiện tái tục hợp đồng tái bảo hiểm cố định.Thị trường thiếu năng lực tái bảo hiểm trong khi khai thác gốc ngày càng tăng nhưng phí không tăng và điều kiện không thu hẹp nên đã gây cho Công ty không ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm.
Đầu tư tài chính:
Hoạt động đầu tư tài chính của của Công ty phụ thuộc nhiều vào việc khai thác bảo hiểm có nghĩa là nếu doanh thu bảo hiểm tăng thì quỹ đầu tư tài chính mới tăng chính vì thế qua các năm gần đây do mức doanh thu bảo hiểm gốc tăng do đó làm cho đầu tư qua các năm cũng tăng dần. Vì thế tốc độ tăng trưởng doanh thu của các hoạt động đầu tư tài chính là khá cao. Trước năm 2003 thì các khoản đầu tư của Công ty chủ yếu tập chung vào gửi ngân hàng, mua trái phiếu, kỳ phiếu và kinh doanh bất động sản nên mức doanh thu về đầu tư của Công ty chưa được cao. Từ năm 2003 Công ty thực hiện đa dạng hoá các loại hình đầu tư vào nhiều lĩnh vực với nhiều hình thức nên doanh thu về đầu tư đã có mức tăng trưởng cao và đạt 106,1%. Năm 2004 do có vốn các quỹ dự phòng lớn, số tiền nhàn rỗi trong kinh doanh cao nên hoạt động đầu tư tài chính của Công ty có nhiều thuận lợi, Công ty triển khai hầu hết các loaị hình đầu tư mà luật kinh doanh cho phép. Vì thế doanh thu về đầu tư năm này có mức tăng trưởng khá nhưng tốc độ tăng trưởng chưa cao chỉ đạt 2,9%. Đặc biệt năm 2004 Công ty đã tham gia góp vốn thành lập Công ty Cổ phần tái bảo hiểm Quốc gia Viêt Nam (Vinare) với tư cách là cổ đông sang lập. Đây là điều kiện thuận lợi để tăng doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính của Công ty trong những năm sắp tới.
Tóm lại về tốc độ tăng trưởng doanh thu của các hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm đã tăng tuy nhiên xu hướng tăng doanh thu của các hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm thấp hơn xu hướng tăng các hoạt động khác nhưng nhìn chung hoạt động kinh doanh của Công ty là có hiệu quả.
2.1.1. Doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động chính quyết định tới việc tăng doanh thu kinh doanh của các hoạt động khác của Công ty trong giai đoạn 2000-2004. Nhưng để hiểu hơn về hoạt động này cần phải phân tích bảng số liệu sau:
Bảng 4: Doanh thu các hoạt động kinh doanh bảo hiểm năm 2000-2004
Đơn vị: triệu đồng
Nhóm dịch vụ\ năm
2000
2001
2002
2003
2004
1. Dầu khí
29.051
55.196
188.219
192.810
240.972
2.Thân tầu
12.286
22.115
93.564
98.483
102.432
3. PPI
8.059
14.506
41.077
43.209
52.134
4.Hàng hoá
9.925
14.887
33.528
31.140
24.577
5.Con người
6.644
7.973
13.155
15.911
12.311
6. Cháy nổ
2.695
3.099
4.029
4.699
7.256
7. Xe cơ giới
4.488
8.078
12.117
13.761
13.864
8.Tài sản
5.929
12.451
32.571
33.414
43.791
9.Xâydựnglắpđặt
5.642
11.228
29.181
30.442
43.791
10. trách nhiệm
1.023
7.090
19.899
8.919
11. Khác
2.798
1.485
1.337
1.597
1.291
Tổng doanh thu
87.517
152.041
455.868
485.365
551.360
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty (2000-2004)
Theo bảng 4 có thể thấy mức doanh thu tuyệt đối trong lĩnh vực bảo hiểm dầu khí qua các năm có mức tăng mạnh. Năm 2001 tăng 89,9% so với năm 2000, năm 2002 tăng 24,1% so với năm 2001, năm 2003 tăng 2,4 % so với năm 2002 và năm 2004 tăng 24,9% so với năm 2003. Có được thành tích đó là do các nhà thầu dầu khí trong nước và nước ngoài tiếp tục hợp tác và tăng cường đầu tư vào hoạt động thăm dò, khai thác và phát triển mỏ ở ngoài khơi thềm lục địa Việt nam. Năm 2002 ngoài các dịch vụ được tái tục bảo hiểm hàng năm, khối lượng dịch vụ dầu khí ở Việt Nam đã tăng nhiều hơn so với cùng kỳ năm trước. Một số các dự án mới như xây dựng lắp đặt các giàn đầu giếng, giàn bơm nước, giàn nhà ở tại mỏ Rạng Đông của nhà thầu JVPC với tổng giá trị hợp đồng 180,596 triệu USD, giàn đầu giếng UHP - A tại lô 15-1 của Liên doanh dầu khí Cửu Long tại giếng Sư Tử Đen với giá trị hợp đồng gần 15,444 triệu USD, chương trình khoan 4 giếng thăm dò tại lô 16-1 của Liên doanh Hoàn Vũ và Hoàng Long và nhiều dự án khác, nhờ vậy tổng doanh thu phí bảo hiểm của Công ty trong giai đoạn này tăng cao. Doanh thu nhóm bảo hiểm dầu khí năm 2000 chiếm 33%, năm 2001 chiếm 36,3%, năm 2002 chiếm 41,2%%, năm 2003 chiếm 39,7%, năm 2004 chiếm 43,7% tổng doanh thu bảo hiểm gốc. Qua đó chứng tỏ nỗ lực của Công ty trong việc khai thác và củng cố vị thế của mình là một Công ty bảo hiểm năng lượng gốc duy nhất ở Việt nam. Ngoài bảo hiểm dầu khí có mức tăng cao về doanh thu còn có các loại hình bảo hiểm khác cũng có mức tăng cao như: bảo hiển thân tầu, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tầu (P &I),bảo hiểmcháy nổ, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm xây dựng lắp đặt, có thể thấy rằng đây là nhóm các dịch vụ có mức doanh thu tăng trưởng ổ định tuy chưa cao nhưng nếu công ty tập trung hơn nữa vào phát triển nhóm dịch vụ này thì tốc độ tăng trưởng về doanh thu của nhóm này còn cao hơn nữa. Mặt khác còn một số nhóm dịch vụ có mức tăng về doanh thu còn chưa cao, có năm còn giảm như bảo hiểm hàng hoá, bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm khác vì thế trong những năm tới Công ty cần có những biện pháp khai thác các loại hình bảo hiểm này một cách tốt hơn để tăng mức doanh thu của nhóm này lên.
2.1.2. Doanh thu hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm.
Kinh doanh tài bảo hiểm là loại hình kinh doanh mang lại mức doanh thu cao thứ hai sau kinh doanh bảo hiểm, tuy một vài năm gần đây công tác tái bảo hiểm gặp rất nhiêu khó khăn nhưng với nỗ lực của Công ty và sự chỉ đạo của Tổng công ty, Bảo hiểm Dầu khí đã thu xếp tái bảo hiểm thành công nhiều hợp đồng, an toàn và hiệu quả nên mức doanh thu tái bảo hiểm qua các năm có mức tăng đáng kể và đạt tăng trương bình quan khoảng 14,8%.
Bảng 5: Doanh thu các hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm năm 2000-2004
Đơn vị: triệu đồng
Lĩnh vực \ năm
2000
2001
2002
2003
2004
Tái bảo hiểm
19.121
27.296
31.697
36.740
38.140
1. Nhượng tái bảo hiểm
11.356
14.330
17.474
18.523
19.264
2. Nhận tái bảo hiểm
7.765
12.966
14.223
18.217
18.876
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty 2000-2004
Kinh doanh tái bảo hiểm được thể hiện dưới hai hình thức là nhượng tái bảo hiểm và nhận tái bảo hiểm. Thu xếp tái bảo hiểm là công việc đặc biệt quan trọng nhất là đối các ngành, các công trình có phí bảo hiểm lớn như hàng không, dầu khí nhằm bảo đảm phân tán rủi ro, tạo sự tồn tại vững chắc cho Côngt ty. Trong những năm qua doanh thu từ nhượng tái bảo hiểm có mức tăng đều qua các năm và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm khoảng 11% thể hiện sự nỗ lực của Công ty trong công tác thu xếp tái bảo hiểm.
Trong điều kiện thị trường bảo hiểm quốc tế rất khó khăn. Công ty dã thu xếp được chương trình tái bảo hiểm an toàn và hiệu quả, hoạt động tái bảo hiểm đã đi vào chiều sâu, các dịch vụ nhận tái bảo hiểm đều được đánh giá rủi ro trước khi nhận tái bảo hiểm và khai thác có hiệu quả vì thế mức doanh thu về nhận tái bảo hiểm đã tăng qua các năm và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 14,8%.
Thành tích Công ty đạt được trong năm qua đã khẳng định được vị thế của Bảo hiểm Dầu khí trên thị trường bảo hiểm và trước các nhà bảo hiểm, các nhà môi giới bảo hiểm Quốc tế. Cho đến nay ba Công ty môi giới Quốc tế hàng đầu đang hoạt động tại thị trường Việt Nam gồm Marsh, Aon, Jardin đã thục sự nhìn nhận bảo hiểm dầu khí là Công ty bảo hiểm gốc duy nhất nắm giữ vai trò chủ đạo trong thị trường bảo hiểm năng lượng.
2.2 Mối liên hệ các lĩnh vực kinh doanh của công ty:
Để thấy rõ mối liên hệ giữa các lĩnh vực kinh doanh của Công ty thông qua mô hình phân tích danh mục, ở đây là ma trận thị phần/tăng trưởng BCG với 3 hoạt động, lĩnh vực chính của Công ty được coi là 3 SBU (đơn vị kinh doanh chiến lược) gồm hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm và hoạt động đầu tư tài chính. Thông qua số liệu về khả năng tăng trưởng thị trường và phần thị trường tương đối xác định vị trí của các SBU trong ma trận như sau:
Biểu: Ma trận thị phần/tăng trưởng của Công ty bảo hiểm dầu khí
Thị phần tương đối
1
0,1
bảo hiểm
Tăng trưởng của thị trường
10%
Ngôi sao
Dấu hỏi
đầu tư
0
Bò sữa
Tái BH
Chó
Nguồn: tổng hợp tài liệu
- Nhóm ngôi sao: Hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc có tỷ lệ tăng trưởng thị trường cao khoảng 16,5%/năm, phần thị trường tương đối chiếm 14%, Công ty có vị thế cạnh tranh thuận lợi, đặc biệt trong lĩnh vực bảo hiểm dầu khí Công ty giữ vị trí dẫn đầu. Hiện nay hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc đóng góp gần 90% doanh thu của Công ty. Hướng chiến lược cho hoạt động bảo hiểm trong thời gian tới là tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực bảo hiểm năng lượng, có hướng mở rộng thị trường ra bên ngoài ngành.
- Nhóm bò sữa: do hoạt động đầu tư chủ yếu là gửi ngân hàng, ngoài ra Công ty còn mua kỳ phiếu, trái phiếu, kinh doanh chứng khoán, uỷ thác đầu tư, đồng tài trợ vốn nên đối với hoạt động đầu tư khả năng tăng trưởng của thị trường không cao, nhưng hoạt động này luôn đảm bảo số dư vốn để hỗ trợ cho một số hoạt động khác như giải quyết rủi ro trong bảo hiểm, nghiên cứu phát triển... Trong Công ty hoạt động này chiếm khoảng 4%, hướng chiến lược cho hoạt động này là duy trì hoạt động tín dụng, chú trọng đầu tư ở thị trường tài chính, đa dạng hóa các loại hình đầu tư.
- Nhóm con chó: trong những năm qua do ảnh hưởng của thị trường tái bảo hiểm quốc tế, khả năng tăng trưởng của thị trường tái bảo hiểm có xu hướng chững lại, Công ty có xu hướng giảm nhượng tái bảo hiểm nâng dần mức giữ lại của Công ty. Hoạt động tái bảo hiểm chiếm hơn 6% doanh thu của Công ty, vẫn đảm bảo cân đối về nguồn lực. Hướng chiến lược cho hoạt động này là giảm tái bảo hiểm, tăng phần giữ lại.
Qua phân tích danh mục các lĩnh vực kinh doanh của Công ty cho thấy hướng chiến lược cho hoạt động của Công ty là tiếp tục tăng trưởng, đối với từng lĩnh vực như hoạt động bảo hiểm thì giữ vững vị thế đã có, mở rộng phát triển ra các thị trường mới, đa dạng hoá các loại hình đầu tư tài chính, tạo nguồn cho giải quyết rủi ro, giảm bớt hoạt động tái bảo hiểm, tăng phần giữ lại nhiều hơn.
Chương III: Cơ hội, thách thức và chiến lược phát triển của công ty đến năm 2010.
I. cơ hội, thách thức của lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.
1. Hướng phát triển các lĩnh vực kinh doanh.
1.1 Tổng quan về thị trường bảo hiểm.
Sau gần 10 năm mở cửa thị trường bảo hiểm tại Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh đóng góp đáng kể cho việc giảm thiểu các rủi ro trong sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội, cải thiện môi trường đầu tư, giảm bớt gánh nặng ngân sách cho Nhà nước, góp phần tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội. Những kết quả chính đã đạt được như sau:
1.1.1 Phạm vi, quy mô của thị trường bảo hiểm từng bước đáp ứng được sự phát triển và ổn định nền kinh tế xã hôị.
Bảng 6: Tình hình kinh doanh của thị trường bảo hiểm
STT
Chỉ tiêu
Năm
Tăng trưởng Bình quân
1993
1996
1999
2002
1
Doanh thu phí bảo hiểm
700
1.264
2.091
6.992
29,1 %
Bảo hiểm phi nhân thọ
700
1.263
1.606
2.624
19,39%
Bảo hiểm nhân thọ
0,95
485
4.368
2
Tỷ trọng phí bảo hiểm /GDP
0,37%
0,46%
0,52%
1,3 %
3
Vốn kinh doanh
145
397
980
1.900
4
Bồi thường bảo hiểm
120
760
789
1.400
5
Dự phòng nghiệp vụ
188
741
2.020
8.330
6
Nộp ngân sách Nhà nước
68
82
145
290
17%
Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm
Qua bảng số liệu trên cho thấy hoạt động bảo hiểm mang tính kinh doanh đã có những bước phát triênr cơ bản:
- Thị trường bảo hiểm đạt tốc độ tăng trưởng cao sơ với tốc độ tăng trưởng GDP. Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường tăng bình quân 29%/năm. Trong những năm gần đây, doanh thu phí bảo hiểm tăng nhanh năm 2001 là 4.843 tỷ đồng, năm 2002 là 6.992 tỷ đồng, tăng 44%. Cơ cấu tỷ trọng doanh thu dịch vụ bảo hiểm trong GDP cũng tăng nhanh từ 0,37%/GDP năm 1993 lên 1,3% GDP năm 2002.
- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã đóng vai trò tích cực đến việc ổn định nền kinh tế – xã hội và đời sống nhân dân. Tổng số tiền bảo hiểm các doanh nghiệp bảo hiểm đã giải quyết bồi thường trong 10 năm là 7.600 tỷ đồng. Trong đó các vụ tổn thất lớn được bồi thường như: Bồi thường chi phí phụt giếng khoan dầu “Lan Tây” năm 1993 là 58,2 triệu USD, bồi thường vụ cháy chợ Đồng Xuân Hà Nội năm 1995 là 8,2 triệu USD, bồi thường bột mỳ nhập khẩu chở trên tầu bị mất tích năm 1996 là 1,6 triệu USD, bồi thường vụ tai nạn máy bay của Hãng hàng không Việt nam năm 1997 tại Phnompenh là 15 triệu USD, bồi thường cho đồng bào bị thiện hại do cơn bão số 5 Linda gây ra năm 1997 là 42 tỷ đồng, bồi thường tại nạn tầu Phú Xuyên năm 2001 là 3 triệu USD. Việc giải quyết bồi thường tốt giúp các doanh nghiệp và người dân ổn định sản xuất, kinh doanh và đời sống giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, tạo môi trường đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội. Các doanh nghiệp bảo hiểm đã tạo lập nguồn vốn lớn và dài hạn cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Tổng số tiền các doanh nghiệp bảo hiểm đã huy động để đầu tư trở lại nền kinh tế tăng từ 200 tỷ đồng năm 1993 lên đến 6.700 tỷ đồng năm 2002. Đây là nguồn vốn rất có ý nghĩa đối với việc đầu tư vào các cơ sở hạ tầng là lĩnh vực nền kinh tế đang có nhu cầu phát triển, trong bối cảnh số vốn đầu tư dài hạn của các doanh nghiệp bảo hiểm tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.
Giải quyết công ăn việc làm cho xã hội:
Các doanh nghiệp tham gia thị trường bảo hiểm đã giải quyết được nhiều công ăn việc làm. Trước năm 1993 số lượng lao động trong ngành bảo hiểm chỉ có 1.000 cán bộ, nhân viên, đến năm 2002 số lượng lao động hoạt động trong ngành bảo hiểm bao gồm nhân viên và đại lý bảo hiểm lên tới 76.600 người.
Trong điều kiện dân số có độ tuổi lao động trẻ, rất nhiều sinh viên ra trường có nhu cầu tìm việc làm, thì hiện nay ngành bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu việc làm. Ngành bảo hiểm cũng là cơ hội rất lớn cho những sinh viên mới ra trường học hỏi và hướng nghiệp.
- Nâng cao nhận thức của nhân dân về bảo hiểm:
- Thông qua đội ngũ đại lý bảo hiểm chuyên nghiệp hơn 70.000 người trực tiếp tiếp cận khách hàng để tuyên truyền giới thiệu ý nghĩa, vai trò và sự cần thiết của bảo hiểm, trình độ nhận thức của nhân dân về vai trò và ý nghĩa của bảo hiểm cũng được nâng cao.
- Bảo hiêm giờ đây trở thành khái niệm quen thuộc đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh và dân cư. Vì vậy nhiều cá nhân tổ chức đã quan tâm hơn đến bảo hiểm trong việc bảo vệ gia đình, bảo vệ sản xuất kinh doanh, coi đây là giải pháp ổn định tài chính mà không trông đợi vào các hoạt động cứu trợ, hoặc các hoạt động bao cấp từ ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó ngành bảo hiểm đã đóng góp cho ngân sách Nhà nước đạt tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1993-2002 là 17 %. Trong giai đoạn này, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng đã nộp ngânh sách Nhà nước thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp 1.500 tỷ đồng.
1.1.2 Hình thành một thị trường bảo hiểm với đầy đủ các yếu tố thị trường
- Đa dạng hoá thành phần sở hữu các doanh nghiệp, mở rộng nội dung và lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp.
Trước năm 1993 ở Việt Nam chỉ có duy nhất một doanh nghiệp bảo hiểm đó là Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong điều kiện bao cấp. Đến nay đã có 20 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh bảo hiểm bao gồm: 04 doanh gnhiệp Nhà nước, 04 Công ty Cổ phần, 07 doanh nghiệp liên doanh và 05 doanh nghiệp 100 % vốn nước ngoài. Ngoài ra, sự có mặt của 30 Văn phòng đại diện, các tổ chức bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam cũng góp phần cải thiện môi trường đầu tư và tăng lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài khi đến làm ăn tại Việt Nam.
Nội dung và lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm được mở rộng bao gồm hoạt động tái bảo hiểm, Bảo hiểm Nhân thọ, Bảo hiểm Phi nhân thọ và môi giới bảo hiểm. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng quyết liệt, Vai trò, vị trí của các doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước vẫn tiếp tục được củng cố và tăng trưởng chiếm khoảng 70% tổng doanh thu phí bảo hiểm, trình độ đội ngũ cán bộ và công nghệ hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước đã từng bước nâng cao.
- Năng lực tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm được nâng cao.
Tổng số vốn điều lệ của ngành bảo hiểm tăng lên 30 lần từ 50 tỷ đồng năm 1993 lên 1.515 tỷ đồng năm 2002. Tổng dự phòng nghiệp vụ tăng 42 lần từ 200 tỷ đồng năm 1993 lên 8.400 tỷ đồng năm 2002. Năng lực đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm được nâng cao từ 150 tỷ đồng năm 1993 (Chủ yếu dùng đầu tư gửi tiền ở các ngân hàng), đến năm 2002 tổng số tiền đầu tư đã tăng lên 6.700 tỷ đồng, phạm vi đầu tư được mở rộng đa dạng bao gồm các lĩnh vực: Sản xuất, kinh doanh, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
Mức phí bảo hiểm giữ lại đầu tư trở lại nền kinh tế qua công ty tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam tăng từ 26 tỷ đồng năm 1995 (là năm đầu tiên thành lập Công ty Tái Bảo hiểm Quốc gia Việt Nam) lên 300 tỷ đồng năm 2002. Mức giữ lại toàn ngành thị trường đạt 40 % tổng phí bảo hiểm của các dịch vụ có tái bảo hiểm (trước năm 1993 ngành bảo hiểm hầu như phải chuyển hầu hết phí bảo hiểm cho các công ty tái bảo hiểm nước ngoài đối với các dịch vụ có tái bảo hiểm)
- Năng lực, trình độ cán bộ kinh doanh bảo hiểm được nâng cao.
Trong bối cảnh hoạt động trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp bảo hiểm đã nhanh chóng có chính sách đào tạo và bồi dưỡng kiến thức mới cho đôị ngũ cán bộ kinh doanh, trong đó chú trọng đào tạo về quản trị doanh nghiệp, quản lý tài chính, các chương trình đào tạo nghiệp vụ.
Các doanh nghiệp hiểm đã triển khai ứng dụng thành công hệ thống thử nghiệm cơ sở dữ liệu quản lý hợp đồng bảo hiểm, hệ thống phần mềm kế toán. Một số doanh nghiệp đã công bố và đưa vào sử dụng Website, kịp thời quảng bá các loại hình dịch vụ, xây dựng hệ thống bảo hiểm điện tử Internet kết nối qua mạng, phục vụ rộng rãi mọi đối tượng khách hàng.
1.1.3 Chất lượng và hiệu quả hoạt động hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã được cải thiện rõ rệt.
- Phát triển số lượng sản phẩm:
Trước năm 1993 thị trường bảo hiểm mới có 22 sản phẩm bảo hiểm chủ yếu tập trung vào các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ truyền thống. Đến nay, đã có gần 500 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ thuộc cả 3 lĩnh vực, bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm, được cung cấp trên thị trường, đáp ứng nhu cầu phong phú của người tham gia bảo hiểm.
Bảng 7: Doanh thu phí bảo hiểm phân theo loại hình bảo hiểm
Đơn vị: triệu đồng
Loại hình
Bảo hiểm
1993
1996
1999
2002
Tăng trưởng
DT BQ
1993-2002
Số SP
Doanh thu
Số SP
Doanh thu
Số SP
Doanh thu
Số SP
Doanh thu
Con người
5
150
20
265
40
856
154
4.879
47%
Tài sản
12
540
25
979
35
1.195
242
2.033
16%
Trách nhiệm
3
10
10
20
20
40
80
80
26%
Tổng cộng
20
7
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3058.doc