Đề tài Chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu giấy Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG 1

CƠSỞLÝ LUẬN VỀCHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NGUYÊN LIỆU GIẤY

1.1- Khái Niệm vềchiến lược.4

1.1.1- Chiến lược tại các cấp độkhác nhau trong một doanh nghiệp.4

1.1.2- Phân tích chiến lược .5

1.1.3- Lựa chọn chiến lược.5

1.1.4- Thực hiện chiến lược.5

1.2- Chiến lược phát triển ngành .5

1.2.1- Các chiến lược cạnh tranh tổng quát.5

1.2.2- Chiến lược đầu tưvà các giai đoạn phát triển ngành .7

1.2.3- Chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu .8

1.3- Lợi thếso sánh và lợi thếcạnh tranh.9

1.3.1- Lợi thếso sánh .9

1.3.2- Lợi thếcạnh tranh theo quan điểm của Michael Porter .10

1.3.3- Vài dẫn chứng vềquan hệgiữa lợi thếso sánh và lợi thếcạnh tranh .11

1.3.4- Mô hình lợi thếcạnh tranh .11

1.4- Một sốphương pháp dựbáo nhu cầu .11

1.4.1- Các nhân tốtác động .11

1.4.2- Tác động của chu kỳsống của sản phẩm đối với dựbáo.12

1.4.3- Một sốphương pháp dựbáo theo khuynh hướng .13

1.5- Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển.15

1.5.1- Các yếu tốmôi trường bên trong .15

1.5.2- Các yếu tốthuộc môi trường vĩmô.16

Kết luận chương 1. .18

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIẤY VIỆT NAM

2.1- Bối cảnh ra đời và phát triển ban đầu của ngành giấy Việt Nam.19

2.1.1- Thời kỳBắc thuộc .19

2.1.2- Giai đoạn 1945-1954.20

2.1.3- Giai đoạn 1954-1975.20

pdf84 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1944 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu giấy Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o trồng rừng nguyên liệu giấy với quy mô cho trồng các cây công nghiệp khác là một thực tế luôn xảy ra. *Về cơ chế chính sách: Thủ tục và cơ chế tiêu thụ sản phẩm từ rừng trồng thiếu tính thống nhất và kỷ cương được thể hiện: Thứ nhất, nhà nước ban hành một số quy trình, quy phạm trong trồng rừng và khai thác lâm sản nhưng có địa phương lại ban hành những quy định quy chế riêng. Thứ hai, nhà nước cho phép các đơn vị trồng rừng kinh tế được tự chủ quyết định tuổi khai thác sản phẩm khi thấy cần thiết, ngược lại, có địa phương có những quyết định trái với quyết định của chính phủ. Điều này khiến không ít các doanh nghiệp lao đao, mặc dù rừng trồng đã quá tuổi thành thục công nghệ, vốn vay đã quá hạn phải trả, nợ nhà nước kéo dài, dẫn đến kinh doanh thua lỗ. Thứ ba, thủ tục khai thác hiện phải qua quá nhiều cơ quan trung gian kiểm soát. Vậy các doanh nghiệp vay vốn trồng rừng đang mong muốn cải tiến những cơ chế, chính sách chưa phù hợp, nhưng cải tiến như thế nào và đến bao giờ? Tất cả những mặt hạn chế nêu trên đã kìm hãm và hạn chế khả năng trồng thâm canh đầu tư cao, không cải thiện được năng suất rừng trồng, doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí còn điêu đứng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. 2.4.2.2- Tình hình tự cung nguyên liệu. Trong năm 2006, sản lượng giấy cả nước đạt 850.000 tấn nhưng sản lượng bột giấy mới chỉ đạt 288.000 tấn. Trong đó công suất của các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Giấy Việt Nam chỉ đạt 325.000 tấn giấy, chiếm tỷ trọng 27,9% tỷ trọng công suất của toàn ngành và 135.000 tấn bột giấy tấn bột giấy, chiếm 43,3%, còn lại là đóng góp của công nghiệp địa phương, các công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và các khu vực kinh tế khác. Thực tế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Về mặt bằng cơ sở vật chất, chỉ có hai đơn vị trong ngành giấy (Bãi Bằng và Tân Mai) là sở hữu công nghệ và thiết bị tương đối hiện đại, trong đó, Công ty giấy Bãi Bằng (trước đây) là đơn vị duy nhất sản xuất bột giấy tẩy trắng chất lượng cao, nhưng mới chỉ đạt công suất 80.000 tấn bột giấy hóa học/năm, còn công ty giấy Tân Mai chỉ sản xuất bột cơ nhiệt. Do sản lượng không đáp ứng nhu cầu sản xuất, hàng năm Bãi Bằng nhập 15.000 tấn bột giấy hóa học tẩy trắng để sản xuất loại giấy cao cấp đáp ứng yêu cầu in ấn các ấn phẩm sử dụng lâu dài như sách giáo khoa, sách các loại,… Khắc phục những hạn chế này, nhà nước quyết định đầu tư 1.107 tỷ đồng, chủ yếu là vốn vay nước ngoài để nâng cấp đồng bộ dây chuyền sản xuất của công ty. Năm 2003, năm đầu tiên Bãi Bằng nâng cấp lại đồng bộ dây chuyền sản xuất kể từ sau khi nhà máy giấy Bãi Bằng được xây dựng bằng kinh phí không hoàn lại của chính phủ Thụy Điển. Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn I đã nâng năng lực sản xuất bột giấy lên 68.000 tấn/năm và năng lực sản xuất giấy lên 100.000 tấn/năm với chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Một nguyên nhân nữa tác động trực tiếp đến sản xuất trong suốt giai đoạn qua là nguyên liệu sản xuất bột giấy thiếu. Mỗi năm, Bãi Bằng cần tới 350.000 tấn tre, gỗ, nứa,… để làm nguyên liệu. Trong khi đó, đến năm 2005 mới đạt 218.000 tấn nguyên liệu, không tương ứng với nhu cầu tiêu thụ giấy được dự báo là sẽ tăng bình quân từ 10-11%/năm. Hiện nay, Giấy Bãi Bằng đang triển khai chương trình nâng cấp toàn bộ dây chuyền sản xuất dựa trên ba tiêu chí quan trọng là: nâng sản lượng bột giấy và giấy, nâng chất lượng giấy từ độ trắng 80% ISO lên 90% ISO, bổ sung công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học đạt chuẩn thải quốc gia nhằm giảm ô nhiễm môi trường. Để đạt được mục tiêu trên, bãi Bằng cần đầu tư hơn 1.107 tỷ đồng, chủ yếu bằng vốn vay nước ngoài. Đây là một chương trình đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất lớn. Để thực hiện hiệu quả dự án trên, vấn đề quyết định vẫn là phát triển nhanh và vững chắc nguồn nguyên liệu. Hiện nay, tại vùng nguyên liệu phía Bắc, Tổng Công ty Giấy Việt Nam có 16 lâm trường với tổng diện tích đất được giao quản lý sử dụng là hơn 65.000 ha, diện tích đất rừng trồng nguyên liệu là 32.000 ha. Hàng năm, các lâm trường này cung cấp cho Bãi Bằng 60% nhu cầu nguyên liệu, còn lại là thu mua từ các hộ dân và lâm trường trực thuộc địa phương. Vùng nguyên liệu chủ yếu ở phía Bắc gồm các tỉnh: Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Sơn La, Lào Cai. Việc tổ chức thu mua được đơn giản hóa. Các lâm trường có thể giao dịch trực tiếp với nhà máy, không cần phải có các giấy phép bắt buộc như trước kia. Hộ trồng nguyên liệu cũng có thể ký hợp đồng trực tiếp với nhà máy với thủ tục đơn giản, chỉ cần xác nhận của UBND xã và giấy chứng minh nhân dân. Thủ tục thông thoáng và cởi mở này đã tạo điều kiện thuận lợi cho người trồng rừng mua bán dễ dàng nên khâu khai thác nguyên liệu khá ổn định. Các vùng nguyên liệu phát triển nhanh thông qua các biện pháp có tính khuyến khích, nhà máy phối hợp chặt chẽ với các đầu mối cung cấp nguyên liệu. Với các lâm trường trực thuộc, nhà máy cấp vốn vay từ quỹ hỗ trợ cho các lâm trường để đầu tư xây dựng phát triển vùng nguyên liệu. Đối với địa bàn gần nhà máy, công ty thực hiện mô hình trực tiếp hợp tác trồng rừng với các xã ở huyện Phù Ninh. Đến nay công ty đã trồng 380 ha. Theo cách làm mới này, công ty cho người trồng rừng vay vốn với lãi suất ưu đãi (3%/năm), vốn được giải ngân theo tiến độ trồng, bảo vệ, chăm sóc rừng. Các hộ trồng rừng còn được công ty đầu tư kỹ thuật, phân bón, cây giống, hướng dẫn trồng và chăm sóc rừng. Tính ra công ty đầu tư 80% vốn, hộ dân đầu tư 20%. Công ty trích 5% tổng giá trị mua nguyên liệu hàng năm bảo đảm cho những nguồn đầu tư này. Đến chu kỳ khai thác, công ty thu mua theo giá thị trường và cam kết khi hạ giá cũng sẽ thu mua bằng 80% giá khi ký hợp đồng. Lâm trường Đoan Hùng, một lâm trường có diện tích đất rừng nguyên liệu giấy 2.064 ha. Mỗi năm lâm trường trồng từ 200 đến 250 ha cây nguyên liệu giấy, khai thác từ 180 đến 200 ha, sản lượng gỗ bình quân 10.000 đến 12.000 m3 gỗ/năm. Thực hiện dự án đầu tư nâng công suất giấy và bột giấy giai đoạn II, Tổng Công ty giấy Việt Nam đã lập quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu với diện tích 172.000 ha ở các tỉnh Phú Thọ, Sơn La, yên bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Vĩnh Phúc với tổng mức đầu tư lên đến 1.500 tỷ đồng. Do đặc thù của cây nguyên liuệu giấy có chu kỳ 7 đến 8 năm, người trồng rừng chủ yếu là đồng bào vùng sâu, vùng xa thiếu vốn sản xuất, cho nên để thực hiện được mục tiêu phát triển rừng cây nghuyên liệu, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn cho người trồng rừng. 2.4- Sức ép khi nguyên - nhiên liệu cùng tăng giá. Đầu năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định cho phép Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam tăng giá bán cho 4 hộ tiêu thụ lớn là giấy, phân bón, xi măng và điện. Cũng từ 01/01/2007, giá điện tăng 7,6%. Hai ngành năng lượng chính, ”đầu vào” của nền kinh tế tăng giá chắc chắn sẽ tác động mạnh đến mặt bằng giá cả. Theo Tổng Công ty Giấy Việt Nam, giá bán than được hai bên thỏa thuận là 380.000 đồng/tấn (chưa tính thuế giá trị gia tăng ), tăng 20% so với giá thực hiện từ năm 2003 là 316.200 đồng/tấn, thấp hơn mức 40% mà Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam đề xuất. Như vậy, với giá than mới, chi phí sản xuất giấy của Vinapaco trong hai tháng cuối năm 2006 sẽ tăng thêm khoảng 1,9 tỷ đồng. Với mức tiêu thụ trung bình 270.000 tấn than/năm, thì việc tăng giá than đã ”đẩy” chi phí đầu vào của ngành giấy Việt Nam tăng từ 6 – 6,8%. Mức lợi nhuận tối đa hiện nay là 5%, để tránh khỏi thua lỗ do bù đắp chi phí sản xuất do giá than tăng, ngành giấy sẽ phải nâng giá bán sản phẩm khoảng 5% thì mới bảo đảm hoạt động sản xuất. Như vậy, sức ép tăng giá than đợt cuối năm này mới chỉ là sức ép ban đầu của một lộ trình buộc hàng loạt các ngành khác phải ”gồng mình” chạy theo. Đặc biệt, với ngành giấy vốn đang còn ”non yếu” sau khi hội nhập WTO do phải chịu chi phí sản xuất cao, giá các loại hóa chất, bột giấy nhập khẩu,... cũng đang tăng khá mạnh và một việc nữa không thể không thực hiện đó là tăng lương. Việt Nam đã gia nhập WTO, tiến trình cam kết mở cửa thị trường sẽ được thực hiện, các rào cản thương mại, bảo hộ sẽ không còn. Ngành giấy cũng sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh khốc liệt khi các nhà đầu tư nước ngoài tăng cường đầu tư sản xuất giấy tại Việt Nam. Một khi nguồn cung tăng, sẽ làm cho bài toán tăng giá sản phẩm của ngành giấy thêm khó khăn, vì phải đối mặt với cuộc chiến giá cả mới. Ngay trong năm 2006, đã xuất hiện một nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất giấy đã đi vào hoạt động, sản phẩm của nhà máy này đã bắt đầu cạnh tranh trên thị trường. Sức ép kép (tăng giá cộng hội nhập) đang tạo ra thế bí, buộc ngành giấy Việt Nam không thể không tăng giá và đưa ra những đề xuất về lộ trình tăng giá. Tăng giá than đột ngột và ở mức cao như vậy sẽ đẩy nhiều doanh nghiệp ngành giấy, nhất là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vốn yếu, máy móc thiết bị cũ lâm vào cảnh khốn khó. Trước thực trạng đó, ngành giấy đã đề xuất với Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam thay vì tăng giá than tối đa bước đầu 20% xuống 15% với lộ trình tăng là tháng 7/2007. Nếu tăng ở mức 10% mỗi năm theo lộ trình từ nay đến năm 2010 thì sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngành giấy trong nước tạo được bước đi vững chắc, có sự phát triển ổn định, nâng cao được sức cạnh tranh trong môi trường cạnh tranh tự do của WTO. 2.5- Những điều mà ngành giấy đã làm. Tốc độ tăng trưởng hàng năm trong 20 năm qua luôn trong khoảng 15-16%. Từ 80.000 tấn/năm lên 824.000 tấn/năm. 20 năm qua, nhà nước chỉ dồn sức đầu tư cho các doanh nghiệp giấy quốc doanh, với một mục tiêu rất khiêm tốn, rất “kế hoạch hóa” chỉ để đảm bảo nhu cầu thiết yếu về giấy in báo, giấy in và giấy viết. Nhưng xét tổng thể phần lớn đều lỡ nhịp và hiệu quả chưa cao, thậm chí có những doanh nghiệp lâm vào khủng hoảng tài chính sau đầu tư. Không phải doanh nghiệp giấy quốc doanh nào cũng có lãi và có khả năng tái đầu tư. Trong khi dù hoàn toàn không được nhà nước hỗ trợ về vốn, nhưng doanh nghiệp tư nhân phát triển rất nhanh, nhất là sau năm 2000, phần lớn do những người nông dân, dân nghèo thành thị bỏ sức lao động và đồng vốn ít ỏi gây dựng. Hầu hết doanh nghiệp nào ít nhiều đều có lãi và quan trọng hơn là có khả năng tái đầu tư nên gần như từ con số 0, nay khu vực kinh tế này đã sản xuất 75% sản lượng giấy của cả nước (60% về giá trị). Thật xót xa, 20 năm qua năng lực sản xuất bột giấy tẩy trắng chỉ tăng từ 70.000 tấn/năm lên 80.000 tấn/năm. Đây là minh chứng rõ ràng về tư duy kinh tế yếu kém, đậm tính cơ hội, ăn xổi và manh múm. Chủng loại giấy sản xuất trong nước rất nghèo nàn chỉ có giấy in báo, giấy in và giấy viết, giấy bao gói (không tráng), giấy lụa, thể hiện rõ tính tự cấp của ngành. Dù đã đầu tư 112.000 tấn/năm năng lực sản xuất giấy tráng, nhưng nay hầu như chỉ sản xuất giấy không tráng. Chúng ta đã bỏ qua việc gia công, chế biến giấy đến sản phẩm cuối cùng và qua đó nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm giấy. Năm 2005, khả năng đáp ứng tiêu dùng của toàn ngành giấy là 61,92%, cụ thể như sau: với giấy in báo: 68,42%; giấy in và viết: 89,29%; giấy bao bì (không tráng): 71,50%; giấy tráng: 5,75%; giấy lụa: 96,97%. 2.6- Bốn điểm yếu cơ bản của ngành giấy. 2.6.1- Lệ thuộc vào bột giấy nhập ngoại. Sản xuất bột giấy ở trong nước chỉ đáp ứng 37% nhu cầu vì thế phải nhập khẩu 63%. Trước đây, nhập khẩu chủ yếu tập trung vào bột hóa tẩy trắng, nay bột hóa không tẩy nhập ngày càng tăng vì các cơ sở phải ngừng sản xuất do không có khả năng xử lý nước thải vì quy mô nhỏ và công nghệ lạc hậu. Kinh tế thế giới càng ổn định và phát triển thì giá bột càng cao và càng biến động. Điều này cho thấy hiệu quả sản xuất của ngành giấy mong manh, dễ bị tổn thương đến mức nào và hậu quả là khả năng cạnh tranh cũng mong manh. Với tài nguyên rừng dù không giàu có, nhưng cũng đủ để phát triển sản xuất bột giấy dư thừa cho nhu cầu nội địa. Nhưng trong 20 năm, năng lực mới chỉ tăng thêm 10.000 tấn (trong khi ở cạnh chúng ta, đảo Hải Nam, Trung Quốc, một dây chuyền sản xuất bột hóa công suất 1 triệu tấn/năm đã đi vào sản xuất từ 11/2004). Rõ ràng phương thức phân bổ nguồn lực cho phát triển của chúng ta kém hiệu quả, không tạo ra được tiền đề cho những bước tiếp phát triển tiếp theo của ngành giấy. 2.6.2- Sức cạnh tranh bấp bênh. Năm 2005, mức tăng trưởng của sản xuất giấy so với năm 2004 chỉ đạt 9,32% (thấp nhất trong 9 năm qua, so với 15-16% so với các năm trước). Nhập khẩu giấy lại có mức tăng trưởng kỷ lục 35,77% (trước đó chỉ 18-20%). Nguyên nhân chính là giấy bao bì sản xuất ra không kịp đáp ứng yêu cầu về chất lượng đã tăng cao. Mặc dù năm 2006 là năm bảo hộ đối với ngành giấy được gỡ bỏ hoàn toàn với thị trường AFTA, nhưng dự báo sản xuất, kinh doanh giấy vẫn chưa có biến động lớn dù gặp khó khăn nhiều hơn. Điều này không thể đảm bảo sự phát triển sẽ suôn sẻ như vậy sau khi Việt Nam gia nhập WTO, rồi ASEAN + 1 (thêm Trung Quốc; lưu ý rằng thị trường tự do – AFTA giữa ASEAN và Trung Quốc sẽ hoàn tất vào năm 2010, tức chỉ gần 4 năm nữa, khi đó thuế suất nhập khẩu các mặt hàng sẽ là 0%), ASEAN + 2 hay ASEAN + 3 (thêm Trung Quốc, Nhật bản và Hàn Quốc). Cần lưu ý là trong khu vực châu Á nói chung và Đông Á nói riêng, là khu vực kinh tế năng động nhất thế giới, có nhiều cường quốc về công nghiệp giấy: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Đài Loan. Xét các yếu tố tạo ra sức cạnh tranh, ngành giấy việt Nam thua thiệt nhiều mặt. Chỉ có yếu tố thị trường tại chỗ là lợi thế của các doanh nghiệp. Dù lao động rẻ nhưng chi phí về lao động ở các nhà máy giấy Việt Nam lại lớn vì năng suất lao động rất thấp (trong khi một lao động Nhật Bản sản xuất gần 806 tấn/năm thì một lao động ở cơ sở tốt nhất Việt Nam chỉ sản xuất được 140 tấn/năm). Chỉ ở những cơ sở lớn công nhân mới được đào tạo bài bản, còn lại phần lớn rời “tay cày” ra đứng máy và trưởng thành trong thực tiễn. Trình độ công nghệ của ngành giấy Việt Nam ở mức dưới trung bình so với thế giới, nên chất lượng sản phẩm chỉ ở mức trung bình và thấp. Quản lý ở những cơ sở lớn mang dáng dấp “kế hoạch hóa”, còn ở cơ sở nhỏ mang tính chất “gia đình”, “tiểu chủ”. Sức cạnh tranh còn do quy mô sản xuất nhỏ, trình độ công nghệ thấp: công suất dây chuyền bột hóa lớn nhất của Việt Nam là 61.000 tấn/năm, trong khi ở đảo Hải Nam, Trung Quốc là 1 triệu tấn/năm; máy xeo lớn nhất của Việt Nam có công suất 50.000 tấn/năm, chiều rộng lưới là 4,15 m, tốc độ 600-700 m/phút, trong khi máy xeo mới đầu tư ở Trung Quốc có công suất 80.000 tấn/năm, chiều rộng lưới là 10,4 m, tốc độ là 2.000 m/phút. 2.6.3- Huy động vốn yếu và chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa hấp dẫn (FDI). Vốn để phát triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đến nay chủ yếu là vốn trong dân. Cả ngành và từng doanh nghiệp chưa có chiến lược huy động vốn. Các chiến thuật huy động vốn vẫn xoay quanh vốn nhà nước, ngân hàng và các quỹ. Điều này là tốt, nhưng chưa hữu hiệu, tuy vẫn là nguồn huy động vốn cần tích cực khai thác. Vốn có thể khai thác và sử dụng tốt hơn theo dạng một dây chuyền thay cho 3 dây chuyền. Một nguồn huy động vốn rất quan trọng là thị trường chứng khoán lại chưa được khai thác đúng mức. Kinh nghiệm của công ty cổ phần giấy Hải Phòng (Hapaco) cho thấy huy động vốn trên thị trường chứng khoán không phải khó. Xuất phát từ một công ty nhỏ, sản xuất giấy vàng mã (sản phẩm cấp thấp), sau 5 năm tham gia thị trường chứng khoán Hapaco đủ vốn mua lại khá nhiều nhà máy, công ty sản xuất, đầu tư mới nhà máy bột, nhà máy giấy công suất tương đối lớn, đang dự định xây dựng nhà máy lọc dầu. Nếu nói về tiềm lực so với Hapaco ở thời điểm đó, thì rất nhiều công ty giấy thừa khả năng tham gia thị trường chứng khoán, nhưng đáng tiếc chỉ có một Hapaco. Như vậy ngành giấy đã bỏ qua hai kênh huy động vốn có hiệu quả: huy động trong nội bộ và trên thị trường chứng khoán. Trong nhiều năm qua, nhà nước luôn coi trọng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), liên tục cải cách thể chế, luật pháp, chính sách, môi trường kinh doanh,... và dành cho việc thu hút FDI hầu hết mọi ưu đãi có thể. Nhưng so sánh với nhiều nước trong khu vực, Việt Nam sau 20 năm đổi mới vẫn bị coi là nước “chưa thân thiện” với FDI, khả năng cạnh tranh thu hút FDI còn thấp so với những điều kiện thuận lợi cho phép. Nguyên nhân chính là công tác dự báo trong môi trường kinh doanh ở nước ta kém chủ yếu do: bất cập trong hệ thống chính sách và quản lý; các chính sách kinh tế, luật pháp,... thay đổi luôn và lúc thực thi nhiều khi bị bóp méo. Thêm nữa, ta còn thiếu nhân lực cung cấp cho các dự án FDI. Vì vậy, trong nhiều năm qua, không phải các tập đoàn bột, giấy lớn trên thế giới không quan tâm đến Việt Nam (IP của Mỹ - tập đoàn lớn nhất thế giới), doanh thu trước thuế một năm trên 27 tỷ USD, Trung Quốc, Ấn Độ,...) hết đoàn này đến đoàn khác đến tìm hiểu và không trở lại, trong khi tất cả các công ty giấy, bột lớn trên thế giới đều đổ xô đến Trung Quốc. Cũng có một số đề xuất liên doanh nghiêm túc, nhưng cũng không được chấp nhận. 2.6.4- Liên kết, hợp tác yếu. Sự hợp tác trong nội bộ ngành kém, thậm chí một gia đình có 3 cơ sở sản xuất nhưng ông bố ngao ngán vì bị con trai, con dâu chèn ép. Hiện tượng phổ biến là cả một dãy phố công xưởng nhỏ dưới dạng “xí nghiệp ống” chen sát vách nhau thay cho một nhà máy và một khu dân cư. Hay 3 dây chuyền mới đầu tư cùng công suất, cùng xuất xứ thiết bị, của những người có quan hệ huyết thống, đặt cạnh nhau thay vì chung nhau một dây chuyền có công suất lớn gấp 3 lần. Hàng năm, năng lực sản xuất giấy tăng trên 100.000 tấn/năm nhưng với cả chục dây chuyền máy, thay vì một vài dây chuyền. Nhiều công ty dù quy mô nhỏ, thiết bị lạc hậu, trình độ kỹ thuật và quản lý hạn chế nhưng rất không muốn cho ai vào xem vì sợ lộ “bí quyết”. Phương thức mua chịu, bán chịu phổ biến, nên khi một khâu gặp khó khăn sẽ kéo cả một dây khó theo (như sự sụp đổ đều đặn của quân cờ đôminô). Rất ít cơ sở công khai giá mua, giá bán, phần lớn đều tìm cách dò hỏi giá bán sản phẩm, giá mua nguyên liệu của người khác, còn giá bán, giá mua nguyên liệu của mình thì dấu kỹ. Hầu hết các doanh nghiệp đều mua nguyên liệu (bột giấy, hóa chất, vật tư,…) theo kiểu nhỏ lẻ, mua tức thì theo giá giao ngay. 2.7- Số liệu ngành giấy và dự báo. Bảng 6: Sản xuất bột giấy. (* = dự báo theo phương pháp bình phương bé nhất). Đơn vị: Tấn Năm 2003 2004 2005 2006 2007* 2008* Công suất - - - - - - Sản xuất - - - - - - Nhập khẩu 13.600 19.750 25.800 28.900 35.000 40.195 Xuất khẩu - - - - - - Hàm dự báo xu hướng tuyến tính: y = 5.195x + 9.025 => y2007 = 35.000 tấn. Và y2008 = 40.195 tấn. Nguồn : Công nghiệp giấy Bảng 7: Giấy loại thu gom trong nước để tái xuất. (* = dự báo theo PP bình phương bé nhất). Đơn vị: Tấn Năm 2003 2004 2005 2006 2007* 2008* Công suất 353.468 425.801 537.671 607.150 684.252 762.543 Sản xuất 383.468 415.801 487.671 507.150 559.252 603.543 Nhập khẩu 80.000 60.000 50.000 50.000 35.000 25.000 Xuất khẩu 50.000 70.000 100.000 150.000 175.000 208.000 Hàm dự báo xu hướng tuyến tính: Công suất: y = 78.292x + 292.794 Sản xuất: y = 44.292x + 337.794 Nhập khẩu: y = -10.000x + 85.000 Xuất khẩu: y = 33.000x + 10.000 Nguồn : Công nghiệp giấy Bảng 8: Sản xuất giấy và bìa. (* = dự báo theo phương pháp bình phương bé nhất). Giấy in và viết có tráng phấn. Đơn vị: Tấn Năm 2003 2004 2005 2006 2007* 2008* Công suất 45.000 45.000 45.000 57.000 57.000 60.600 Sản xuất 0 5.000 5.000 15.000 17.500 22.000 Nhập khẩu 28.200 33.900 55.000 77.500 90.900 107.800 Xuất khẩu 0 0 0 0 0 0 Hàm dự báo xu hướng tuyến tính: Công suất: y = 3.600x + 39.000 Sản xuất: y = 4.500x – 5.000 Nhập khẩu: y = 16.900x + 6.400 Nguồn : Công nghiệp giấy Bảng 9: Sản xuất giấy và bìa. (* = dự báo theo phương pháp bình phương bé nhất). Giấy in và viết không tráng phấn. Đơn vị: Tấn Năm 2003 2004 2005 2006 2007* 2008* Công suất 220.000 260.000 260.000 260.000 280.000 292.000 Sản xuất 145.000 212.383 205.000 215.000 245.000 265.262 Nhập khẩu 17.217 17.000 17.000 25.000 24.892 27.226 Xuất khẩu 2.269 2.700 23.000 25.000 35.366 44.215 Hàm dự báo xu hướng tuyến tính: Công suất: y = 12.000x + 220.000 Sản xuất: y = 20.262x + 143.692 Nhập khẩu: y = 2.335x + 13.217 Xuất khẩu:y = 8.849x - 8.881 Nguồn : Công nghiệp giấy Bảng 10: Giấy làm bao bì (lớp mặt). (* = dự báo theo phương pháp bình phương bé nhất). Đơn vị: Tấn Năm 2003 2004 2005 2006 2007* 2008* Công suất 290.000 313.000 313.000 313.000 324.500 331.400 Sản xuất 203.400 199.000 250.000 293.000 316.300 348.280 Nhập khẩu 138.400 150.000 210.000 314.000 349.800 408.480 Xuất khẩu 7.456 9.450 10.500 12.000 13.522 14.990 Hàm dự báo xu hướng tuyến tính: Công suất: y = 6.900x + 290.000 Sản xuất: y = 31.980x + 156.400 Nhập khẩu: y = 58.680x + 56.400 Xuất khẩu:y = 1.468x + 6.181 Nguồn : Công nghiệp giấy Bảng 11: Giấy làm bao bì (lớp giữa). (* = dự báo theo phương pháp bình phương bé nhất). Đơn vị: Tấn Năm 2003 2004 2005 2006 2007* 2008* Công suất 161.000 170.000 172.000 172.000 177.500 181.000 Sản xuất 110.000 132.505 168.000 172.000 201.000 223.150 Nhập khẩu 74.440 100.000 188.300 257.000 313.930 377.528 Xuất khẩu 22.394 28.350 31.500 35.000 39.553 43.650 Hàm dự báo xu hướng tuyến tính: Công suất: y = 5.500x + 160.000 Sản xuất: y = 22.150x + 90.253 Nhập khẩu: y = 63.598x - 4.060 Xuất khẩu:y = 4.097x + 19.069 Nguồn : Công nghiệp giấy Bảng 12: Giấy tráng phấn. (* = dự báo theo phương pháp bình phương bé nhất). Đơn vị: Tấn Năm 2003 2004 2005 2006 2007* 2008* Công suất 0 45.000 45.000 67.000 89.500 109.600 Sản xuất 18.600 20.000 10.000 15.000 10.700 8.620 Nhập khẩu 137.016 15.100 155.000 82.100 90.992 88.487 Xuất khẩu 0 0 0 2.100 2.100 2.730 Hàm dự báo xu hướng tuyến tính: Công suất: y = 20.100x - 11.000 Sản xuất: y = -2.080x + 21.100 Nhập khẩu: y = -2.505x - 103.516 Xuất khẩu:y = 630x - 1.050 Nguồn : Công nghiệp giấy Bảng 13: Giấy Tissue. (* = dự báo theo phương pháp bình phương bé nhất). Đơn vị: Tấn Năm 2003 2004 2005 2006 2007* 2008* Công suất 59.000 60.500 65.000 65.000 68.000 70.250 Sản xuất 33.000 46.832 51.000 57.400 66.400 74.137 Nhập khẩu 1.704 2.000 3.000 2.600 3.248 3.617 Xuất khẩu 3.148 13.000 15.000 16.000 21.926 25.982 Hàm dự báo xu hướng tuyến tính: Công suất: y = 2.250x – 56.750 Sản xuất: y = 7.737x + 27.716 Nhập khẩu: y = 369x – 1.404 Xuất khẩu:y = 4.056x - 1.648 Nguồn : Công nghiệp giấy Bảng 14: Giấy in báo. (* = dự báo theo phương pháp bình phương bé nhất). Đơn vị: Tấn Năm 2003 2004 2005 2006 2007* 2008* Công suất 40.000 40.000 40.000 40.000 40.000 40.000 Sản xuất 27.000 38.019 41.000 50.000 57.000 64.189 Nhập khẩu 28.023 25.000 28.850 34.000 34.414 36.592 Xuất khẩu 234 400 500 400 533 593 Hàm dự báo xu hướng tuyến tính: Công suất: y = 40.000 Sản xuất: y = 7.189x + 21.055 Nhập khẩu: y = 2.178x – 23.523 Xuất khẩu:y = 60x - 234 Nguồn : Công nghiệp giấy Bảng 15: Giấy vàng mã. (* = dự báo theo phương pháp bình phương bé nhất). Đơn vị: Tấn Năm 2003 2004 2005 2006 2007* 2008* Công suất 120.000 140.000 140.000 140.000 150.000 156.000 Sản xuất 105.000 99.890 94.000 100.000 94.500 92.411 Nhập khẩu 0 0 0 0 0 0 Xuất khẩu 60.916 63.200 70.000 72.000 76.542 80.547 Hàm dự báo xu hướng tuyến tính: Công suất: y = 6.000x + 120.000 Sản xuất: y = -2.089x + 104.945 Xuất khẩu:y = 4.005x + 56.516 Nguồn : Công nghiệp giấy Bảng 16: Sản xuất giấy toàn ngành (* = dự báo theo phương pháp bình phương bé nhất). Đơn vị: Tấn Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2010 2020 Sản xuất 538.200 642.000 753.000 824.000 850.000 1.204.950 2.010.550 Hàm dự báo: y = 80.560x + 479.910 Kết quả tính toán ở bảng 17 cho biết nhu cầu về sản xuất giấy đến năm 2010 là trên 1,2 triệu tấn, năm 2020 là trên 2 triệu tấn. Lượng bột giấy nhập khẩu theo đó sẽ tăng lên tương ứng. Mỗi tấn bột giấy theo giá hiện hành chênh lệch với giá sản xuất trong nước là 2 triệu đồng/tấn. Dự báo nhu cầu ngoại tệ sẽ là rất lớn cho ngành giấy để dùng vào việc thanh toán bột giấy nhập khẩu. Đó là chưa kể đến giá nguyên liệu sẽ biến động theo chiều hướng tăng qua các năm. Vì thế có thể nói một chiến lược phát triển nguyên liệu giấy ở Việt Nam là yếu tố sống còn đối với ngành giấy Việt Nam trong tương lai. 2.8- Hệ số thời vụ của sản phẩm giấy in và giấy viết. Giấy viết là một trong những sản phẩm giấy được tiêu thụ mạnh nhất ở Việt Nam. Loại sản phẩm này có tính chất thời vụ rõ rệt. Theo lệ thường niên, cứ vào quý III (đầu tháng 7 đến cuối tháng 8), các doanh nghiệp sản xuất tập vở học sinh chạy “đỏ đèn” để sản xuất tập vở học sinh cho năm học mới sẽ được khai giảng đầu tháng 9 hàng năm. Đây là thời đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfChiến lược phát triển nguồn nguyên liệu giấy Việt Nam.pdf
Tài liệu liên quan