Đề tài Chiến lược thâm nhập thị trường Pháp công ty Gỗ Việt

Thời tiết đóng vai trò khá quan trọng trong việc đưa ra quyết định mua các đồ dùng nội thất và phụ kiện trang trí của người tiêu dùng. Theo Ủy ban kinh doanh bán lẻ quốc gia - HDB, Hà Lan, riêng trong quý II năm 2009 khoảng 2/3 đồ dùng trang trí đã được tiêu thụ. Điều này chứng tỏ khá nhiều người dành thời gian cho ngôi nhà của mình trong thời gian này. Giáng Sinh và Năm mới cũng là hai sự kiện lớn khiến người dân càng chú ý hơn vào việc trang trí nhà cửa. Vào mùa xuân, mọi người lại quan tâm đến khu vườn nhất là tại các nước thuộc Bắc Âu. Doanh số bán hàng các loại quà tặng lên tới đỉnh điểm trong những sự kiện đặc biệt như Giáng sinh, Năm mới, ngày lễ tình yêu, lễ phục sinh, lễ dành cho các bà mẹ, và lễ dành cho các ông bố.

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3370 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược thâm nhập thị trường Pháp công ty Gỗ Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uan trọng trong nền kinh tế Pháp. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay Pháp có khoảng gần 2,5 triệu doanh nghiệp tư nhân. Tuy đây là một nền kinh tế thị trường tự do phát triển nhưng nhà nước vẫn giữ ảnh hưởng lớn trên những lĩnh vực cơ sở hạ tầng quan trọng. Nhà nước sở hữu đa số vốn trong các ngành đường sắt (SNCF), điện (EDF), hàng không (Air France) và các công ty viễn thông (France Telecom). Thương mại: Xuất khẩu đứng thứ 4 thế giới, chiếm 5,3% thị trường thế giới, chủ yếu là xe hơi, thiết bị văn phòng và điện tử, thiết bị giao thông vận tải, hóa hữu cơ, sản phẩm dược. xây dựng sân bay, máy móc, nông sản chế biến, lương thực. Nhập khẩu đứng thứ 4 thế giới, sau Mỹ, Đức, Nhật. 63% trao đổi mậu dịch của Pháp là với các đối tác trong EU. Thặng dư thương mại 2006: 3,7 tỷ euro, năm 2007: 5,6 tỷ euro. Du lịch: Được xem là điểm đến hàng đầu cảu thế giới (đón 75 triệu du khách/ năm). Thu nhập quốc dân (GDP) năm 2006 tính theo đầu người đứng thứ 4 trong EU sau Hà Lan, Ailen và Đức nhưng trên Anh và Italy. Tổng thu nhập quốc dân (GDP) năm 2006: 1.739 tỷ $ đứng thứ 4 thế giới sau Mỹ (12.601,5 tỷ), Nhật (5.519,1 tỷ) và Đức (3.076,7 tỷ). Năm 2008, kinh tế Pháp ở bên bờ vực suy thoái, trong bối cảnh ảm đạm chung của các nền kinh tế châu Âu. Đây là lần đầu tiên trong 6 năm qua, kể từ năm 2002, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Pháp bị chững lại và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm sút. Trong giai đoạn 2009-2010, Pháp dự kiến dành khoảng 33 tỷ USD để ngăn ảnh hưởng của việc kinh tế toàn cầu suy giảm lên kinh tế Pháp và làm dịu ảnh hưởng của tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. T – Công nghệ: Là một thành viên của nhóm nước CN phát triển nhất thế giới (G8) Pháp là nước có một nước có nền Công Nghiệp mạnh với sự phát triển cao của khoa học, kỹ thuật công nghệ. Trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại với công nghệ hàng đầu thế giới, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, y tế, giao thông và đặc biệt là nông nghiệp. Pháp cũng chú trong đầu tư công tác R&D Quan hệ Việt Nam và Pháp trong thời gian qua: Hai nước đã ký nhiều hiệp định tạo khuôn khổ pháp lý cho quan hệ song phương : Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, văn hoá - KHKT (1989), Hiệp định khuyến khích và bảo đảm đầu tư (1992), Hiệp định hợp tác y tế (2/1992), Hiệp định tránh đánh thuế trùng (1993), Hiệp định hợp tác về dược (3/1994), Hiệp định hợp tác về du lịch (1996), Thỏa thuận giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng về quan hệ giữa hai Bộ Quốc phòng (8/1997), Hiệp định hợp tác hàng không, … Về trao đổi thương mại : - Trong những năm gần đây, kim ngạch trao đổi thương mại Việt - Pháp tăng liên tục, tổng giá trị năm 1999 đạt hơn 5,1 tỷ FF (Việt Nam xuất 3,928 tỷ FF, nhập 1,824 tỷ FF), đưa Pháp trở thành một trong những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam ở Tây Âu. Năm 2000, buôn bán hai chiều giữa hai nước đạt 708,7 triệu USD (Việt Nam nhập 328,9 triệu USD, xuất khẩu 379,7 triệu USD). Năm 2001, kim nghạch buôn bán hai chiều đạt khoảng 7,5 tỷ FF ( gần 1 tỷ USD). Năm 2002 Kim ngạch buôn bán hai chiều đạt gần 1 tỷ 240 triệu euro (theo số liệu của Hải quan Pháp) - trong đó Việt Nam xuất 883.519.000 euro và nhập 355.918.000 euro. II.2 Nghiên cứu môi trường ngành. a.Quy mô thị trường Thị trường Pháp là một trong năm thị trường xuất nhập khẩu gỗ lớn nhất thế giới. Năm 2005, Pháp sản xuất 9,2 tỷ USD là một trong mười nước sản xuất đồ gỗ nội thất lớn nhất của thế giới. Năm 2005 giá trị nhập khẩu đồ gỗ nội thất của thế giới là 83,9 tỷ USD,Pháp đứng thứ tư với 5,9 tỷ USD sau Mỹ (23,8 tỷ USD), Đức (8,3 tỷ USD), Anh (6,7 tỷ USD) và trên Nhật (3,7 tỷ USD). Phần trăm nhập khẩu vào Pháp từ các quốc gia đang phát triển khoảng hơn 29%, các nhà cung cấp hàng đầu cho Pháp là Trung Quốc 19%, Việt Năm 2,1%, Indonesia 1,4%, Thái Lan 1%, Ấn Độ 1% và Tunisia 0,7%. b. Luật ngoại thương, thuế quan và một số quy định về sản phẩm. Thuế áp dụng mức thuế giành riêng cho mặc hàng trang nội thất. Các quy định pháp lý: Pháp không có quy định hạn chế gì đặc biệt đối với loại hàng này. Nhưng đây là loại hàng có nhiều chủng loại mặt hàng với mục đích sử dụng khác nhau và được làm từ nhiều loại nguyên liệu khác khác nhau nên theo nguyên tắc cơ bản thì tuỳ thuộc loại nguyên liệu và mục đích sử dụng sẽ áp dụng những Luật riêng. Một số tiêu chuẩn sản phẩm: EU Directive on product safety (2001/95/EC) : tiêu chuẩn về an toàn sản phẩm, áp dụng cho tất cả sản phẩm nhập khẩu vào EU (pháp) EU Directive (2002/61/EC) tiêu chuẩn về hạn chế sử dụng các chất nguy hiểm International standards for furniture are developed by the International Standardization Organization (ISO) : Tiêu chuẩn quốc tế về đồ gỗ.Nguyên liệu yêu cầu, e.g. chất lượng gỗ (lò sấy khô, miễn phí từ dịch hại, không nứt hoặc chia phần …). Y tế và các yêu cầu về an toàn, e.g. cháy, phát hành các chất độc hại. Độ bền yêu cầu, e.g. (ví dụ như sức đề kháng của bề mặt với nhiệt khô, chất lỏng lạnh TC CEN 207 (Ủy ban kỹ thuật của Uỷ ban châu Âu về Tiêu chuẩn hoá) Một số yêu cầu khác rất quan trọng trong việc cung cấp đồ nội thất : Đóng gói. Tất cả các bao bì nhập khẩu phải tuân theo tiêu chuẩn châu Âu (được, hoặc sử dụng lại, tái chế, năng lượng thu hồi hoặc compostable; có khối lượng và trọng lượng tối thiểu để duy trì mức độ cần thiết của an toàn, vệ sinh và sự chấp nhận của khách hàng;không chứa nhiều hơn mức tối thiểu các kim loại nặng và các chất độc hại khác). Ngoài ra còn có các mức số lượng tối đa cho bao bì, và các quy định cụ thể về bao bì gỗ. Điều này đặc biệt quan trọng cho việc sẵn sàng để lắp ráp đồ gỗ. Người mua hàng muốn chuyển sản phẩm trực tiếp từ cảng đích để các cửa hàng bán lẻ. Chống bán phá giá. Hạn chế nhập khẩu đã được áp đặt trên một số quốc gia, được thiết kế để bảo vệ các ngành công nghiệp đồ nội thất của EU và phòng chống bán phá giá của sản phẩm trên của EU Từ những tiêu chuẩn nghiêm ngặt như vậy để sản phẩm cò thể bước chân vào thị trường này . Chúng ta cần tuân thủ chúng để tạo ra những sản phẩm đúng theo yêu cầu của thị trường này đồng thời cũng tạo ra những sản phẩm có tính độc đáo sáng tạo và cũng cần phát huy thế mạnh của mình vì sản phẩm được tạo ra bằng những chất liệu tự nhiên , thân thiện với môi trường và giá cả hợp lí Quy định phi luật định: Nhà nhập khẩu Pháp có thể đặt ra một số yêu cầu đối với nhà cung cấp từ các nước đang phát triển liên quan đến các vấn đề về điều kiện sản xuất, áp dụng các biện pháp quản lí rủi ro . c. Môi trường cạnh tranh Pháp tuy là một trong mười nước sản xuất đồ gỗ nội thất lớn nhất thế giới song hầu hết lượng sản phẩm được sản xuất ra để xuất khẩu đi các nước Eu, Mỹ, Nhật,… một số ít phục vụ nhu cầu trong nước bởi vì giá thành tương đối cao, hầu hết là sản phẩm cao cấp, chất lượng cao, kỹ thuật công nghệ tiên tiến. Vì thế Pháp là một thị trường cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà xuất khẩu thế giới, nhập khẩu vào Pháp chủ yếu là từ các nước Đông Âu, Mỹ, Nhật,… Đây là những nước có năng lực cạnh tranh cao nhất vì đã quen thuộc sẵn với thị trường, các nước này được hưởng lợi thế từ việc liên kết với các nhà sản xuất từ các nước đang phát triển, mặt khác họ tạo ra sự khác biệt bằng cách cung cấp sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp. Các nước Đông Âu như CH Séc, BaLan, Rumania, Hungari sẽ là những đối thủ cạnh tranh lớn tại thị trường Pháp. Bên cạnh đó giữa các nước đang phát triển còn có sự tranh tranh mạnh về giá cả vì sản phẩm tương đối đồng đều, còn khá xa lạ với thị trường. Sản phẩm của Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt với hàng Trung Quốc, Indonesia, Philippines,… d.Một số lưu ý khi thâm nhập thị trường. Hệ thống phân phối bán buôn và bán lẻ : Pháp có một thị trường bán lẻ đã khá trưởng thành, với hệ thống các cửa hiệu ở ngoại thành cực kỳ phát triển dẫn đến một số lượng đại siêu thị có thể được coi là lớn nhất ở Châu Âu. Theo Euromonitor, cuộc sống càng bận rộn càng đẩy mạnh vị thế của các cửa hàng lên gấp nhiều lần. Việc cung cấp số lượng lớn và đa dạng các loại thực phẩm và phi thực phẩm tại một địa điểm đã đem lại sự tiện dụng lớn cho người tiêu dùng. Carrefour là một siêu thị lớn hàng đầu của Pháp với 216 chi nhánh. Theo Euromonitor, các đại siêu thị của Pháp được mong đợi chiếm 40% thị phần kinh doanh các sản phẩm quà tặng và đồ trang trí tại Pháp. Các chuyên gia như Ikea (14 chi nhánh), Habitat (32 chi nhánh) cũng đang ngày càng phát triển nhờ việc cung cấp đa dạng các sản phẩm thời trang,  chất lượng cao và hợp lý về giá cả. Các cửa hàng bách hóa cũng chiếm một thị phần đáng kể trên thị trường bán lẻ sản phẩm quà tặng và đồ trang trí. Các bách hóa dẫn đầu là Grands Magasins Galeries và Pinault-Printemps- Redoute Các cửa hàng bán lẻ khác: Printemps, bán lẻ các mặt hàng quà tặng  Galeries Lafayette, chuyên sản  phẩm quà  tặng và đồ trang trí từ  chất  liệu  gỗ  Pier Import, chuyên hàng trang trí nội ngoại thất, Ambianceent Styles, các mặt hàng trang trí nội ngoại thất . Conforama, các mặt hàng trang trí nội ngoại thất. Đặc điểm khách hàng và xu hướng tiêu dùng Đặc điểm khách hàng: Thay đổi phong cách thường xuyên.Trong suốt 10 đến 20 năm qua những người trong nghề đã và đang thay đổi rất nhiều phong cách những ngôi nhà và thậm chí phong cách của cả 1 thành phố. Một cách tự nhiên, điều này khuyến khích người ta giảm nhu cầu sử dụng những mặt hàng trang trí bằng chất liệu nhân tạo và các đồ gốm sứ, thủy tinh chất lượng kém thay vào đó là những nhu cầu mới về nhũng mặt hàng tự nhiên, an toàn với môi trường, chất lượng cao. Người Pháp xem việc trang trí cho ngôi nhà nhỏ là một công việc hết sức quan trọng trong cuộc đời mình và phụ nữ chính là thị trường mục tiêu được nhắm đến với ước tính 80% sản phẩm trang bị cho ngôi nhà do phụ nữ là người lựa chọn. Chi phí được người ta sử dụng cho việc làm đẹp vườn cảnh cũng sẽ tiếp tục tăng do làm vườn là một trong những hoạt động thư giãn phổ biến nhất của người Pháp. Một trong những mặt hàng chủ yếu được yêu thích tại thị trường này là nội thất ngoài trời, đồ gỗ trang trí kết hợp với mây tre, lá,… Các nhà xuất khẩu từ các quốc gia đang phát triển sẽ phải đối mặt với nhu cầu đang ngày càng tăng của người tiêu dùng về các sản phẩm có chất lượng cao, thân thiện với môi trường và xã hội. Rất nhiều nhà sản xuất Pháp sẽ tiếp tục đưa việc sản xuất sang các quốc gia đang phát triển. Ngày càng ít hộ gia đình có nhu cầu về loại sản phẩm làm bằng chất liệu nhân tạo. Dân số đô thị đang ngày càng mở rộng và xã hội hiện đại ngày càng đòi hỏi sự vận động lớn. Do vậy những sản phẩm nhỏ, đơn giản và dễ mang vác sẽ tiếp tục được ưa chuộng. Xu hướng tiêu dùng: Xu hướng tiêu dùng của người Pháp là không tiếc tiền cho việc làm đẹp nhà cửa và chuộng sản phẩm chất lượng cao, kiểu dáng đẹp phù hợp với không gian và phong cách Pháp. Những nhóm tuổi khác nhau có những sở thích khác nhau, thu nhập, điều kiện khí hậu, ô nhiễm môi trường,… cũng góp phần tạo nên sự đa dạng về xu hướng tiêu dùng. "Sống biệt lập" - cuộc khủng hoảng kinh tế đã khiến người dân phải tìm những cách tiết kiệm hơn để đáp ứng nhu cầu giải trí và sử dụng thời gian rảnh rỗi của mình.  Ai ai cũng cố gắng ăn uống tại nhà để tiết kiệm chi phí kể cả khi có việc phải mời khách. Vì ngày càng nhiều người không muốn ra ngoài, thích ở trong nhà và mời nhiều người đến chơi nhà nên họ lại càng chú trọng đến việc trang trí nhà cửa cho khang trang và đẹp mắt. Biến đổi theo mùa - Thời tiết đóng vai trò khá quan trọng trong việc đưa ra quyết định mua các đồ dùng nội thất và phụ kiện trang trí của người tiêu dùng. Theo Ủy ban kinh doanh bán lẻ quốc gia - HDB, Hà Lan, riêng trong quý II năm 2009 khoảng 2/3 đồ dùng trang trí đã được tiêu thụ. Điều này chứng tỏ khá nhiều người dành thời gian cho ngôi nhà của mình trong thời gian này. Giáng Sinh và Năm mới cũng là hai sự kiện lớn khiến người dân càng chú ý hơn vào việc trang trí nhà cửa. Vào mùa xuân, mọi người lại quan tâm đến khu vườn nhất là tại các nước thuộc Bắc Âu. Doanh số bán hàng các loại quà tặng lên tới đỉnh điểm trong những sự kiện đặc biệt như Giáng sinh, Năm mới, ngày lễ tình yêu, lễ phục sinh, lễ dành cho các bà mẹ, và lễ dành cho các ông bố.   Xu hướng quan tâm nhiều hơn tới trang trí nội thất - Theo Euromonitor, công chúng ngày càng quan tâm hơn đối với các mẫu thiết kế nội thất, nhất là những xu hướng được nói nhiều trên các tạp chí trang trí nội thất và các chương trình TV giới thiệu về ý tưởng thiết kế đồ nội thất, gợi ý trang trí nhà cửa, các mẫu kiến trúc nội thất, hoặc các chương trình trao đổi với các nhà thiết kế. Những xu hướng này, cùng với sự xuất hiện của nhiều bảng màu mới đã tác động mạnh tới chu kỳ vòng đời của các sản phẩm nội thất và phụ kiện trang trí - tại thời điểm này là rút ngắn vòng đời của sản phẩm xuống còn từ 3 đến 5 năm. Xu hướng vì "sức khỏe" - Xu hướng quan tâm tới sức khỏe và đời sống tinh thần ngày càng lan rộng tại thị trường EU. Những người coi trọng an toàn sức khỏe cộng đồng là những khách hàng quan trọng đối với mặt hàng nến thơm. Theo Trung tâm thương mại quốc tế (ITC 2008), càng ngày càng có nhiều người tiêu dùng tin rằng mùi hương của sản phẩm cũng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và hạnh phúc của họ và họ thực sự ra thích các loại sản phẩm có mùi hương thơm nhẹ nhàng, tạo cảm giác nghỉ ngơi thoải mái. Đi lại - Số lượng người dân tại các quốc gia đang phát triển đi du lịch đã giúp họ hiểu rõ hơn về nghệ thuật, văn hóa và ngành nghề thủ công mỹ nghệ tại khu vực và đất nước họ đi qua. Ngược lại, những người này cũng sẵn sàng và rất thích thú trong việc mua những món quà lưu niệm trước khi họ về nước (Nguồn: Vụ Kỹ thuật châu Phi 2008). Ví dụ điển hình là những bức tượng Phật, búp bê Kokeshi (Nhật Bản), hoặc những bộ đũa ăn cơm của người dân châu Á. Xu hướng làm vườn - Người dân Châu Âu thường coi khu vườn là một phần của ngôi nhà, là nơi yên bình để xả hơi. Vì thế, làm việc cũng là một trong những công việc ưa thích của họ. Có 03 lí do khiến cho công việc làm vườn lại tác động tới sự phát triển của ngành nội thất và phụ kiện trang trí tại EU: Thứ nhất, chi phí dành cho các loại công cụ và sản phẩm làm vườn thường thấp khi thời tiết ấm áp và khô ráo, còn ngược lại vào mùa lạnh và ẩm ướt lại khá cao. Với điều kiện khí hậu như ở châu Âu, nhất là khu vực phía Tây Bắc, nơi mà thời tiết biến đổi thường xuyên do ảnh hưởng của biển thì thị trường các sản phẩm làm vườn cũng sẽ biến động theo. Thứ hai, tỷ lệ số người sở hữu bất động sản tăng cũng là một nhân tố tác động tới thị trường nội thất và phụ kiện trang trí. Những người chủ thường dành nhiều tiền và thời gian với công việc làm vườn hơn những người có nhà đi thuê. Yếu tố thứ ba đó chính là thu nhập sau thuế của người dân. Theo nghiên cứu của các sản phẩm trang trí vườn tược như chậu hoa, rổ và các loại đồ lặt vặt khác (như cây lau, đồ trang trí...) được tiêu thụ nhiều hơn khi thu nhập của người dân tăng Phần III: Phân tích những thuận lợi và khó khăn khi thâm nhập thị trường Pháp: III.1.Phân tích SWOT - Doanh nghiệp có uy tín và thương hiệu nổi bật trong ngành gỗ. - Máy móc thiệt bị hiện đại, năng suất sản xuất lớn. - Sản phẩm chất lượng tốt, bền, dễ dụng, thân thiện với môi trường, giá cả phù hợp - Đội ngũ thiết kế hùng hậu, tư duy sáng tạo; đội ngũ nhân viên có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm; đội ngũ công nhân lành nghề. - Trình độ Marketing yếu kém, chưa được đầu tư đúng mức - Kinh nghiệm tìm kiếm thị trường - Phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu. - Chất lượng sản phẩm chưa đồng bộ - Chưa tận dụng được các mối quan hệ giữa doanh nghiệp trong nước với Việt kiều. - Có khoảng cách về ngôn ngữ - Nhà nước có chính sách hỗ trợ DN xuất khẩu, xúc tiến thương mại,.. - Quy mô thị trường khá lớn - Quan hệ giữa Việt Nam và Pháp phát triển tốt. - Ngành gỗ Việt Nam xuất khẩu khá mạnh vào thị trường thế giới. - Giá nhân công ngày càng cao, giá nguyên liệu ngày càng tăng. - Rào cản về mặt pháp luật và kỹ thuật - Môi trường cạnh tranh gay gắt. - Kinh tế thế giới đang suy thoái. SWOT O T S - Ổn định nguồn nhiên liệu. - Thâm nhập ngay vào thị trường Pháp để mở rộng thị trường Quốc tế. - Khai thác hiệu quả máy móc, giảm chi phí công nhân. - Có chính sách lương thưởng hợp lý cho công nhân viên. W - Tranh thủ mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam – Pháp để đẩy mạnh xuất khẩu. - Tăng cường công tác Marketing để thâm nhập thị trường hiệu quả. - Đầu tư duy trì chất lượng sản phẩm và uy tính của công ty để nâng cao năng lực cạnh tranh. - Áp dụng duy trì các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, thường xuyên cập nhật những tiêu chuẩn mới III.2.Xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt sang Pháp dự kiến sẽ có một số thế mạnh và thuận lợi sau: Khả năng cạnh tranh và chất lượng sản phẩm gỗ Việt đáp ứng được yêu cầu của nhà nhập khẩu Pháp. Người tiêu dùng Pháp đang rất ưa chuộng các sản phẩm gỗ của Việt Nam. Năng lực chế biến gỗ của Việt Nam tăng lên không chỉ về số lượng nhà máy, quy mô sản xuất mà còn về đầu tư thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, trình độ quản lý, tay nghề của công nhân. Trình độ sản xuất của các doanh nghiệp Việt trong thời gian qua đã tiến bộ vượt bậc, đủ khả năng đáp ứng các nhu cầu tương đối khắt khe về kiểu dáng, mẫu mã, nguồn gốc gỗ không tác hại tới môi trường của thị trường Pháp Song song với đầu tư máy móc, tăng năng lực sản xuất, các doanh nghiệp gỗ trong nước còn đẩy mạnh đầu tư sản xuất các sản phẩm tinh xảo, có giá trị gia tăng cao như sản xuất đồ gỗ trong nhà, các bộ sản phẩm nội thất phòng ngủ, phòng khách, đầu tư nhiều cho các bộ phận thiết kế mẫu mã. Ngoài nhập khẩu gỗ nguyên liệu của nước ngoài, có doanh nghiệp đã tham gia đầu tư trồng rừng quy mô lớn ở trong nước, đầu tư các nhà máy sản xuất gỗ nguyên liệu như ván ép, gỗ MDF nhằm tiến tới chủ động nguồn nguyên liệu ổn định cho xuất khẩu lâu dài. Đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào EU nói chung và Pháp nói riêng hiện đang hưởng thuế GSP với mức thuế suất chủ yếu là 0% (một số mã hàng chịu thuế 2,1%) đã giúp Việt Nam có một lợi thế nhất định khi chen chân vào thị trường Pháp so với Trung Quốc, Indonesia, Braxin, Malaysia..., do các nước này không được hưởng GSP... Bên cạnh những thế mạnh và thuận lợi nêu trên, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt sang Pháp còn tồn tại nhiều điểm yếu, trong giai đoạn 2009-2010 dự kiến sẽ có những khó khăn và thách thức sau: Sản phẩm gỗ Việt phải cạnh tranh quyết liệt với hàng Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Đông Âu... Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, ngành gỗ nói riêng còn chưa biết liên kết lại khi chưa đủ mạnh, hoặc đã mạnh thì mạnh hơn để có thể đủ sức cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Đây là một đặc điểm cố hữu của các doanh nghiệp trong nước.Bên cạnh đó, mức độ đầu tư vào công nghệ chế biến sản phẩm gỗ chưa cao. Đại bộ phận các DN sản xuất gỗ, đặc biệt là hàng đồ gỗ mỹ nghệ có hệ thống thiết bị lạc hậu, trong khi đó, yêu cầu của thị trường Pháp ngày càng cao. Doanh nghiệp vẫn đang phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Mặc dù xuất khẩu các sản phẩm gỗ của Việt Nam có thể mang về hơn 2 tỷ USD trong năm 2008, nhưng chi phí cho nhập khẩu gỗ đã chiếm trên 1/3. Hiện 80% nguyên liệu cho sản xuất, chế biến gỗ dựa vào nguồn nhập khẩu. Thị trường cung ứng gỗ nguyên liệu lớn nhất cho Việt Nam vẫn là Malaysia, Lào, Trung Quốc, Mỹ, Thái Lan, New Zealand... Nhưng nguồn gỗ nhập khẩu cũng đang gặp khó khăn . Các nước Malaysia, Indonesia cấm xuất khẩu gỗ tròn từ lâu, và mới đây đã tuyên bố cấm xuất khẩu gỗ xẻ. Lào cũng chỉ cho xuất khẩu một ít gỗ nguyên liệu. Tình hình kinh tế toàn cầu suy thoái (trong đó kinh tế Pháp cũng chịu ảnh hưởng nhất định) đã làm giảm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ khiến lượng đặt hàng của khách hàng Pháp hiện không còn giữ mức tăng 20% mỗi năm như trước mà chỉ còn khoảng 10%. Những yêu cầu sử dụng nguồn gỗ nguyên liệu phục vụ cho chế biến cũng đang đặt ra không ít thách thức cho doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt bởi những quy định và xu hướng tiêu dùng mới của các thị trường quốc tế, trong đó có thị trường Pháp. Tại Pháp, người tiêu dùng ngày càng có ý thức bảo vệ môi trường rất cao. Họ đòi hỏi những sản phẩm gỗ sử dụng phải đến từ những nguồn hợp pháp. Xuất hiện ngày càng nhiều các hành vi bảo hộ thương mại tinh vi tại Pháp: các sản phẩm gỗ xuất khẩu sang EU nói chung và Pháp nói riêng có sự kiểm soát chất lượng, nguồn gỗ gỗ với các luật lệ mới được ban hành như: Hiệp định "Tăng cường thực thi luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và buôn bán gỗ" (FLEGT). Theo Hiệp định này tất cả các chuyến hàng xuất khẩu vào thị trường này sẽ được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép sau khi kiểm tra tính hợp pháp của các lô hàng thông qua các bằng chứng gốc. Sức cạnh tranh mua nguyên liệu của gỗ Việt nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung yếu hơn Trung Quốc, Malaysia, Indonexia,... Hiện nay, xu hướng "thay đổi gu" trong tiêu dùng sản phẩm gỗ ở Pháp rất nhanh nên sẽ gặp nhiều khó khăn khi doanh nghiệp khởi đầu muốn đầu tư dài hạn... Đánh giá chung: Sản phẩm gỗ Việt nói chung (bao gồm cả nhóm đồ gỗ nội thất và ngoài trời) có thể đứng vững trên thị trường rộng lớn này. Pháp đang được xem là thị trường còn nhiều tiềm năng cho các sản phẩm gỗ của Việt Nam. Tuy vậy, đây cũng là một thị trường khó tính đòi hỏi chất lượng cũng như mẫu mã của sản phẩm. Như vậy cần chú trọng đến mẫu mã sản phẩm, chất lượng gỗ thiết kế cũng cũng như giá thành sản phẩm để nâng cao tính cạnh tranh. Chẳng hạn, sản xuất sản phẩm gỗ có kết hợp với nhiều chất liệu phụ trợ khác, vừa làm phong phú và đa dạng về mẫu mã, lại tiết kiệm được chi phí do các vật liệu phụ trợ thường rẻ tiền và lại thân thiện môi trường. Có thể lấy ví dụ như đồ gỗ có kết hợp song mây, lá, vải, inox, bèo... Thị trường Pháp cũng đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, trên cơ sở đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần quan tâm đến thị hiếu của người tiêu dùng Pháp. IV. CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG PHÁP IV.1 Phương thức xâm nhập và thị trường mục tiêu: Phương thức thâm nhập: Từ những nhận định về thị trường cũng như năng lực của của công ty, công ty đã xác định rõ phương thức thâm nhập khả thi là “ Thâm nhập thị trường từ sản xuất trong nước thông qua xuất khẩu trực tiếp đến các nhà nhập khẩu/ bán buôn tại Pháp. Nhà nhập khẩu / bán buôn Hầu hết các nhà nhập khẩu có một phạm vi khách hàng rất rộng với các dịch vụ rất đa dạng. Nhà Nhập khẩu có một kiến thức toàn diện của thị trường. Yêu cầu về vốn cũng không cao vì các nhà nhập khẩu hoặc buôn nắm giữ cổ phiếu của chính họ, nên sẽ có ít rủi ro tài chính, nhưng thiếu tiếp xúc trực tiếp với người mua . nhưng ta có thể tiếp cận các bộ phận mua hàng bằng cách kiểm tra cơ cấu tổ chức. Buying groups Vai trò của Buying groups là rất quan trọng tại một số thị trường EU lớn. Chúng là các cá nhân hoặc các đại lý bán lẻ và những người tham gia cùng nhau hợp tác như là một lực lượng mua đơn và tiếp thị Chuỗi cửa hàng bán lẻ và các cửa hàng bách hóa Nhà bán lẻ lớn chuyên môn(IKEA, Conforama) và không chuyên bán lẻ không chuyên như cửa hàng bách hóa (El Corte Inglés, John Lewis, Hema) ngày càng trực tiếp mua từ nhà sản xuất đồ nội thất. Một số các nhà bán lẻ còn có người cung cấp riêng cho họ ở các nước sản xuất và chính người này sẽ liên tục tìm kiếm sản phẩm mới và hấp dẫn, đây là các nguồn đáng tin cậy cho họ. Thị trường mục tiêu: Chọn Paris và Marseille là thị trường chính khi đã đứng vững ở hai thị trường này công ty sẽ tiếp tục phát triển sang các thị trường khác,khách hàng mục tiêu là người trung niên , người lớn tuổi và đã về hưu. Lý do: Paris và Marseille là 2 thành phố lớn, dân cư đông đúc, mức chi tiêu cao. Nhu cầu đồ gỗ và trang trí nội thất tại đây tăng cao do xu hướng tăng các hộ gia đình độc thân và tăng hộ gia đình ở thành thị. Đặc biệt hiện nay có một số lượng lớn người Việt Nam sinh sống, học tập và làm việc tại đây – là cầu nối để công ty đưa sản phẩm của mình sang giới thiệu và quảng bá tại thị trường này. Lứa tuổi lựa chọn chiếm phần lớn dân số, có công việc và thu nhập ổn định, trong lứa tuổi lập gia đình nên có nhu cầu về hàng nội thất cao và những người cao tuổi có xu hướng hưởng thụ thích sưu tầm những sản phẩm lạ và tự nhiên thân thiện với môi trường. Mục tiêu xuất khẩu sang thị trường Pháp là Thâm nhập, khẳng định uy tín, thương hiệu và phát triển bền vững thị trường Pháp. 4.3 Marketing Mix Chiến lược sản phẩm: Định vị sản phẩm: Công ty nhắm đến mục tiêu sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với khí hậu và địa lý để chinh phục nhóm khách hàng có thu nhập khá và cao có phong cách riêng. Tập trung vào nhóm sản phẩm chính là đồ gỗ nội thất và ngoài trời. Nhóm sản phẩm bổ sung như đồ trang trí bằng gốm sứ, mây tre lá được phát triển như một sự kết hợp hài hòa, nâng cao giá trị nghệ thuật, tạo phong cách cho nhóm sản phẩm chính, làm phong phú đa dạng về mẫu mã. Hơn nữa nhóm sản phẩm bổ sung có chi phí tương đối rẻ và thân thiện với môi trường, đây cũng là một lợi thế cạnh tranh đối với các đối thủ khác. Đa dạng hóa sản phẩm và thích nghi hóa sản phẩm: Sản xuất ra nhiều dòng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của: thị trường, thích nghi với nhu cầu đặc thù của từng nhóm người mua riêng biệt (chú trọng vào việc đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng trung và cao cấp, sản xuất những sản phẩm tinh x

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChiến lược thâm nhập thị trường Pháp công ty GỖ VIỆT.doc
Tài liệu liên quan