LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I 3
Tổng quan chung về việc xây dựng chiến lược thị trường 3
của Tổng công ty thương mại Hà Nội đến năm 2010 3
I. Tầm quan trọng của thị trường và chiến lược thị trường đối với doanh nghiệp 3
1.Vai trò của thị trường đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 3
1.1. Khái niệm về thị trường 3
1.1.1. Các quan điểm 3
1.2. Vai trò của thị trường đối với hoạt động của doanh nghiệp 5
1.3. Một số vấn đề cơ bản về thị trường của doanh nghiệp thương mại 6
1.3.1. Phân loại thị trường 6
1.3.2. Nghiên cứu thị trường thương mại 7
2.Vai trò của chiến lược thị trường đối với sự phát triển của doanh nghiệp 9
2.1. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 9
2.1.1 Khái niệm về chiến lược kinh doanh 9
2.1.2.Phân loại chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp 11
2.1.3.Vai trò của chiến lược kinh doanh 12
2.1.4.Qui trình xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp : 14
2.2.Chiến lược thị trường của doanh nghiệp 15
2.2.1.Khái niệm và phân loại chiến lược thị trường 15
2.2.2. Nội dung của chiến lược thị trường 17
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc xây dựng chiến lược thị trường 19
II. Cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng chiến lược thị trường của Tổng công ty Thương mại Hà Nội đến năm 2010 22
1. Lịch sử hình thành Tổng công ty Thương mại Hà Nội 22
2. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty 23
3.Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của Tổng công ty Thương mại Hà Nội 24
3.1.Các lĩnh vực kinh doanh 24
3.2.Đặc điểm về phương thức kinh doanh của Tổng công ty 25
3.3. Công tác quản lý chất lượng sản phẩm. 26
III. Sự cần thiết phải xây dựng chiến lược thị trường của Tổng công ty Thương mại Hà Nội 26
1. Vai trò của chiến lược thị trường đối sự phát triển nguồn lực của doanh nghiệp 26
2. Sự cần thiết phải xây dựng chiến lược thị trường của Tổng công ty Thương mại Hà Nội 27
Chương II: Thực trạng chiến lược thị trường của Tổng công ty Thương mại Hà Nội 29
I. Thực trạng chiến lược thị trường của Tổng công ty thương mại Hà Nội thời kỳ 2000- 2004 29
1.Tình hình hoạt động sản xuất của Tổng công ty 29
1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty 29
1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty 34
2. Thực trạng về chiến lược thị trường của Tổng công ty 37
2.1. Đặc điểm thị trường hoạt động của Tổng công ty từ năm 2000 đến năm
2.1.1. Thị trường trong nước 38
2.1.2. Thị trường ngoài nước 41
2.2. Thực trạng chiến lược thị trường của Tổng công ty thương mại Hà Nội trong thời gian qua 52
II. Phân tích các nhân tố tác động đến chiến lược thị trường của Tổng công ty 54
1. Môi trường vĩ mô 54
1.1. Môi trường kinh tế 54
1.2. Nhóm nhân tố về pháp luật và quản lý nhà nước 55
1.3. Nhóm các yếu tố về văn hoá - xã hội – dân chủ 55
1.4. Nhóm các yếu tố về công nghệ và tự nhiên 55
2. Phân tích môi trường ngành 56
103 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1404 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược thị trường của Tổng công ty thương mại Hà Nội đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
04
GT
TT
GT
TT
GT
TT
GT
TT
GT
TT
I
Châu á
10.824.728
68,43
10.216.391
67,54
13.634.170
68,36
23.942.061
5,92
31.064.404
64,18
1
Đông Nam á
4.452.961
28,15
3.972.201
26,26
5.486.776
27,51
8.658.658
23,84
1.626.160
24,02
2
Nam á
1.947.280
12,31
2.013.328
13,31
2.588.817
12,98
3.886.227
10,70
5.464.586
11,29
3
Nhật
1.906.152
12,05
1.556.510
10,29
2.257.735
11,32
5.092.046
14,02
5.972.804
12,34
4
Đài Loan
898.501
5,68
995.319
6,58
1.270.475
6,37
2.680.406
7,38
3.296.176
6,81
5
Hồng Kông
69.130
4,32
585.392
3,87
690.085
3,46
1.176.764
3,24
1.529.503
3,16
6
Hàn Quốc
476.142
3,01
618.671
4,09
939.394
4,71
1.154.972
3,18
1.665.029
3,44
7
TT khác
4.603.232
2,91
474.970
3,14
400.888
2,01
1.292.987
3,56
1.510.142
3,12
II
Châu Âu
4.316.920
27,29
4.0170.580
26,56
5.008.104
25,11
8.992.801
24,76
12.812.009
26,47
1
EU
2.996.060
18,94
2.763.599
18,27
3.432.476
17,21
6.646.537
18,30
8.944.690
18,48
2
Đông Âu
325.865
2,06
251.099
1,66
364.987
1,83
464.894
1,28
629.226
1,3
3
Nga
170.842
1,08
198.156
1,31
257.286
1,29
374.095
1,03
730.870
1,51
4
TT khác
824.153
5,21
804.726
5,32
953.355
4,78
1.507.277
4,15
2.507.223
5,18
III
Châu úc
458.742
2,90
431.103
2,85
480.666
2,41
1.140.444
3,14
1.529.503
3,16
IV
Châu Mỹ
218.298
1,38
335.807
2,22
546.484
2,74
1.405.579
3,87
1.960.281
4,05
V
Châu Phi
-
125.549
0,83
275.236
1,38
838.989
2,31
1.035.803
2,14
Tổng
15.818.688
15.126.432
19.944.611
36.319.874
48.402.000
Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Tổng công ty.
(Đơn vị: %)
* Khu vực Châu á
Đây là thị trường chính của Tổng công ty, các nước thuộc khu vực này trong những năm qua có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất thế giới. Khi thực hiện giao lưu buôn bán với khu vực thị trường này, Tổng công ty có được rất nhiều thuận lợi về địa lý, giao thông vận tải và có những nét tương đồng về phong tục tập quán nên dễ đáp ứng nhu cầu hàng hoá của người tiêu dùng.
Các bạn hàng lớn của Tổng công ty ở khu vực này là các nước ASEAN, chủ yếu nhập hàng nông sản; Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông thì nhập gạo, một số dược liệu và hàng thủ công mỹ nghệ là chính. Trong những năm qua, các mặt hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN chiếm tỷ trọng lớn do các mặt hàng của Việt Nam, đặc biệt là nông sản xuất khẩu sang có khả năng cạnh tranh cao về giá.
Mặc dù, trong những năm vừa qua, một trong những biến động gây ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu hàng của Tổng công ty sang thị trường ASEAN là dịch SARS tại khu vực vào năm 2003 và vừa qua là dịch cúm gia cầm là một thách thức lớn đối với hàng xuất khẩu Việt Nam nói chung và của Tổng công ty nói riêng.
Tốc độ tăng trưởng bình quân sang thị trường này đạt gần 40%. Đến năm 2004, giá trị xuất khẩu sang thị trường này lên tới 11.626.160 USD và chiếm tỷ trọng 24,02% trong tổng giá trị xuất khẩu.
Các nước Nam á cũng là bạn hàng lớn của Tổng công ty, các nước này phần lớn nhập các mặt hàng nông sản như : gạo, lạc, dừa sấy và một số thực phẩm chế biến.
* Khu vực Châu Âu
Thị trường Châu Âu là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Tổng công ty, các quốc gia thuộc khu vực này hầu như là các nước phát triển, có nền kinh tế ổn định, thu nhập bình quân đầu người cao. Khách hàng của Tổng công ty ở thị trường này là các nước trong khối EU như : Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lanvà Nga.
Giá trị xuất khẩu sang thị trường Châu Âu tăng cao qua các năm. Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 35%/năm. Đặc biệt, năm 2003 tốc dộ răng trưởng là 79,57% so với năm 2002, đạt giá trị xuất khẩu lên tới 8.992.801 USD.
Nhu cầu tại thị trường này, nhất là các nước trong khối EU về mặt hàng thủ công mỹ nghệ rất lớn. Trên thị trường, thói quen của người tiêu dùng rất đa dạng và phong phú xong có điểm chung là yêu cầu cao đối với chất lượng sản phẩm. Người tiêu dùng có sức mua nhưng vẫn còn tồn tại xu hướng đánh giá thấp hàng nhập khẩu từ các nước phát triển. Tuy nhiên, tại các nước này, hệ thống thương mại rất phát triển nên khả năng đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng là rất cao. Do vậy, nếu Tổng công ty tiếp cận, thâm nhập vào kênh phâm phối của thị trường thì giá trị xuất khẩu trong các năm tiếp theo còn tăng cao hơn nữa.
Các thị trường còn lại của Tổng công ty chiếm tỷ trọng xuất khẩu không cao lắm. Nhưng giá trị và tốc độ tăng đều qua các năm.
Thị trường Châu Phi là thị trường mới của Tổng công ty và được đánh giá có khả năng phát triển hơn nữa.
Bên cạnh đó, thị trường Châu Mỹ cũng tăng nhanh cả về giá trị và tỷ trọng. Đó là do, Hiệp định thương mại Việt- Mỹ được ký và chính thức có hiệu lực từ ngày 10/12/2001, buôn bán thương mại song phương giữa hai nước được tăng cường. Để giữ vững và mở rộng thị trường tại Mỹ, Tổng công ty cần đặc biệt quan tâm tới các rào cản phi thương mại của nước này.
b) Thị trường nhập khẩu :
Hiện nay, thị trường chủ yếu của Tổng công ty là Singapore, Nhật, Indonexia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan.Kim ngạch nhập khẩu tăng liên tục trong 5 năm qua.
Tốc độ tăng trưởng trung bình của kim ngạch nhập khẩu đạt 82%/năm. Đây là tốc độ tăng khá cao, nhất là năm 2004 giá trị hàng nhập khẩu lên tới 101.432.000 USD tăng 187,84% so với năm 2003. Sở dĩ như vậy là do trong thời gian qua, nhu cầu về thiết bị và vật tư cho sản xuất và xây dựng trên địa bàn Hà Nội tăng nhanh.
Bảng 2.9. Kim ngạch nhập khẩu của Tổng công ty.
Đơn vị tính: USD,%.
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
KNNK
13.541.931
10.828.872
18.674.000
35.238.860
101.432.000
Tốc độ tăng
-
20,03
72,45
88,70
187,84
Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp.
Các mặt hàng nhập khẩu của Tổng công ty rất đa dạng, có thể chia thành 4 nhóm hàng chính là : nhóm hàng vật tư cho sản xuất , nhóm hàng tiêu dùng , nhóm hàng vật tư cho xây dựng và các mặt hàng khác. Trong đó nhóm hàng vật tư cho sản xuất chiếm tỷ trọng cao trên 50% tổng kim ngạch nhập khẩu.
2.2. Thực trạng chiến lược thị trường của Tổng công ty thương mại Hà Nội trong thời gian qua
Thủ đô Hà Nội có vị trí địa lý, chính trị quan trọng, có lợi thế đặc biệt so với các địa phương khác trong cả nước. Nghị quyết đại hội lần thứ XIII Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định xây dựng Hà Nội thành trung tâm thị trường hàng hoá bán buôn, xuất nhập khẩu và dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại, ưu tiên các hoạt động xúc tiến thưong mại, mở rộng và tăng cường quản lý thị trường. Tích cực khai thác thị truờng trong nước, xây dựng các trung tâm thương mại hiện đại, hoàn thiện hệ thóng chợ nhất là chợ đầu mối bán buôn.
Để thực hiện nhiệm vụ này, ngành thương mại Hà Nội phải đượccủng cố lại và được phát triển cả về số lượng và chất lượng. Một trong những biện pháp mà Hà Nội áp dụng là sắp xếp củng cố lại doanh nghiệp Nhà nước. Tổng công ty thương mại Hà Nội đã được thành lập theo mô hình công ty mẹ- công ty con, có nhiệm vụ quan trong là xác định một thị truờng chung trên địa bàn Hà Nội.
Trong những năm vừa qua các đơn vị thành viên của Tổng công ty cũng đã có những nỗ lực trong việc hình thành một thị trường riêng cho mình, xây dựng một chiến lược thị trường phù hợp.
Thị trường trong nước là thị trường mà các doanh nghiệp luôn chú trọng, đặc biệt là thủ đô Hà Nội. Thực tế những năm qua cho thấy, cuộc sống của người dân đã ngày được nâng cao, nhu cầu mua sắm tiêu dùng của người dân tại các trung tâm thương mại, siêu thị là lớn và có xu hướng tăng. Nắm rõ dặc điểm cũng như thị hiếu của người tiêu dùng, các đơn vị thành viên đã xây dựng chiến lược mở rộng thị trường với nhiều biện pháp nhằm đảm bảo uy tín của mình đối với khách hàng.
Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, đẩy mạnh hợp tác, buôn bán với các nước trên thế giới luôn được các đơn vị quan tâm. Trong đó chủ trương: tiếp tục giữ vững và nâng cao mối quan hệ với các bạn hàng truyền thống, tích cực đẩy mạnh khai thác các thị trường mới, ngày càng mở rộng thị trường của mình.
Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, Tổng công ty đã xây dựng cho mình một chiến lược phát triển chung đến năm 2010. Bao gồm các chiến lược bộ phận như: chiến lược thị trường, chiến lược sản phẩm, chiến lược con ngườiChiến lược này mang tính khả thi cao do nó được xây dựng dựa trên việc phân tích những biến động của môi trường kinh doanh và tình hình hoạt động của Tổng công ty trong thời gian qua. Trong đó, chiến lược thị trường của Tổng công ty đã xác định: ổn định và chiếm lĩnh thị trường trong nước, đặc biệt là thị trường Hà Nội, từng bước đưa hàng do Việt Nam sản xuất chiếm thị phần ngày càng cao trên thị trường trong nước và quốc tế.
II. Phân tích các nhân tố tác động đến chiến lược thị trường của Tổng công ty
1. Môi trường vĩ mô
1.1. Môi trường kinh tế
- Thuận lợi
Kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập ngày một sâu, rộng vào kinh tế khu vực và thế giới, mở rộng cơ hội phát triển xã hội, mở rộng đầug tư. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2000 – 2004 tương đối cao và ổn định. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi đối với việc tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận của Tổng công ty.
Nền kinh tế – thương mại thế giới trong thời kỳ này bắt đầu hồi phục và phát triển. Vốn đầu tư nước ngoài bắt đầu tăng bởi vậy có thể mở rộng quy mô Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân. Điều này giúp cho Tổng công ty mở rộng thị trường của mình. Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện các cam kết AFTA, hiệp định thương mại Việt – Mỹ và hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội cho sự phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu.
- Khó khăn
Tình hình kinh tế xã hội của thế giới diễn biến phức tạp, nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn như: hạn hán, rét đậm ở các khu vực phía Bắc ảnh hưởng tới thời vụ nông sản; dịch Sars tại Đông Nam á năm 2003 và dịch cúm gia cầm xảy ra ở hầu hết các tỉnh thành phố năm 2004 đã ảnh hưởng xấu tới giá cả hàng hoá nhất là hàng thực phẩm, các sản phẩm nông nghiệp, theo đó các sản phẩm tiêu dùng, sản phẩm công nghiệp và dịch vụ khác cũng tăng khiến chỉ số giá tiêu dùng tăng. Lạm phát tăng, đặc biệt năm2004 lạm phát đến 9,5%, đã ảnh hưởng trực tiếp đến giá đầu vào của các sản phẩm kinh doanh nội địa cũng như xuất khẩu của Tổng công ty.
Bên cạnh đó, sự thay đổi của lãi suất và tỷ giá hối đoái trong thời gian qua cũng tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty với mức độ khác ở mỗi thời kỳ.
1.2. Nhóm nhân tố về pháp luật và quản lý nhà nước
Các chủ trương, chính sách của Đảng về việc phát triển ngành thương mại nói chung và thương mại Thủ đô nói riêng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại. Việc đề án số 30-31-32 ĐA/TƯ về một số nhiệm vụ trọng tâm nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh và cải cách hành chính, chương trình 11/CT – UB của UBND thành phố về “Nâng cao hiệu quả đầu tư, phát triển một số ngành dịch vụ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” và các chính sách và chương trình về việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về thương mại đã tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng làm động lực cho các thành phần góp phần tạo kinh tế phát triển thương mại dịch vụ.
1.3. Nhóm các yếu tố về văn hoá - xã hội – dân chủ
Dân số thế giới ngày một phát triển, đó là một thị trường đầy hấp dẫn đối với các doanh nghiệp. Mỗi quốc gia, mỗi vùng đều có những nét văn hoá khác nhau. Do vậy, để tham gia thị trường thế giới các doanh nghiệp cần hiểu rõ vấn đề văn hoá xã hội của từng nước.
Dân số Hà Nội với gần 3 triệu người và hàng triệu khách du lịch, khách vãng lai, Hà Nội có một sức tiêu thụ khá lớn. Đây là địa bàn nội địa hoạt động chủ yếu của Tổng công ty.
Bên cạnh đó, các yếu tố như chính trị, nên tình hình chính trị – xã hội ổn định, sự phát triển nhanh về trình độ và đời sống của dân cưcũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi.
Tuy nhiên, nạn chiến tranh khủng bố ngày càng mở rộng, tình hình chính trị của một số nước như Iran, I raqbất ổn định, khiến cho kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty tại những nước này trong thời gian qua giảm.
1.4. Nhóm các yếu tố về công nghệ và tự nhiên
Sự ra đời và phát triển của công nghệ thông tin đã góp phần hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động thương mại – dịch vụ. Thông qua việc chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển phần nào đã giúp các doanh nghiệp thay đổi nâng cấp, cải tiến quá trình sản xuất. Điều này đã làm tăng năng suất, sản lượng và giảm giá thành sản phẩm .
Sự phát triển của công nghệ và tự nhiên tác động tới doanh nghiệp theo cả hai xu hướng. Sự phát triển của công nghệ đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục thay đổi, cải tiến công nghệ của mình, nếu không doanh nghiệp sẽ khó đứng vững trên thị trường.
2. Phân tích môi trường ngành
2.1. Các đặc tính chung của ngành thương mại – dịch vụ Việt Nam từ 2000 – 2004.
Trong những năm vừa qua mặc dù chịu ảnh hưởng của các yếu tố bất lợi như dịch Sars, dịch cúm gia cầm Song nền kinh tế Việt Nam nói chung và của ngành thương mại nói riêng vẫn đạt được những thành tựu nhất định.
Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành thương mại trong thời gian qua là cao 6,3%/năm, ngành đang ở trong giai đoạn tăng trưởng.
Ngành dịch vụ – thương mại cũng chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng tăng trong nền kinh tế (chiếm 38% trong GDP năm 2004). Điều này đã thu hút sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại.
Hiện nay,chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội đã có khoảng 71.208 doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực thương mại tạo nên sự cạnh tranh trong ngành là rất lớn. Do vậy, đòi hỏi Tổng công ty phải xây dựng cho mình một chiến lược đúng đắn và hợp lý.
2.2. Các lực lượng cạnh tranh trong ngành
a) Đối thủ cạnh tranh
Trong ngành hiện nay số các doanh nghiệp tham gia rất nhiều song có thể chia ra ba nhóm cơ bản là các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế Nhà nước (Tổng công ty thương mại Sài Gòn, Tổng công ty thương mại Hà Nội , Công ty xuất nhập khẩu Intimex) doanh nghiệp hoạt động thương mại theo hình thức kinh doanh tư nhân và hộ gia đình; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước nogài (Công ty thương mại Hà Nội Cash và Carry Metro của Đức, Công ty thương mại Seiyu của Nhật Bản).
Số lượng các đối thủ cạnh tranh trong ngành là nhiều do vậy trong khi xây dựng chiến lược Tổng công ty cần lựa chọn các đối thủ cạnh tranh để phân tích.
Do Tổng công ty thương mại Hà Nội là doanh nghiệp sản xuất vừa hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại. Nên khi phân tích đối thủ cạnh tranh, Tổng công ty sẽ chia ra theo từng lĩnh vực.
Trong lĩnh vực sản xuất các thành phần chế biến chất lượng cao từ thịt, thuỷ hải sản, rau, cá quảthì có công ty đồ hộp Hạ Long, các cơ sở chế biến tư nhân Đối với đồ uống có cồn: Rượu nếp Hapro, Vodka, Vang nho, vang Hibisceus thì có khá nhièu đối thủ như: Công ty rượu Hà Nội , vang Thăng Long, vang Đà Lạt, các công ty rượu vang Pháp và một số công ty nhập khẩu rượu từ nước ngoàivà đối với các loại đồ uống không cồn như: chè xanh các loại, chè đắng, nước tinh khiết, các loại nước hoa quả, cà phê Tổng công ty chè và các công ty nước giải khá
Trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống, giải khát, du lịch, hoạt động nhà hàngTổng công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh.
Do là một doanh nghiệp có vốn Nhà nước nên trong thời gian vừa qua đối thủ cạnh tranh của Tổng công ty xác định chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là công ty TNHH Cash và Carry Việt Nam có hệ thống kinh doanh thương mại tại cả miền Bắc và miền Nam.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trên lĩnh vực thương mại thì điểm mạnh của họ là có khả năng lớn về vốn, đa dạng về các loại mặt hàng và giá thấp. Họ còn có một công nghề và kỹ năng quản lý theo tác phong công nghiệp. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi hoạt động tại thị trường Việt Nam chiến lược cạnh tranh lúc đầu chủ yếu là về giá để thu thút khách hàng. Tuy nhiên, họ cũng có một số điểm yếu đó là họ sẽ gặp phải một số khó khăn lúc đầu khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam, chính sách của nước ta đôi khi gây trở ngại cho hoạt động kinh doanh của họ; thương hiệu của các doanh nghiệp này phải sau một thời gian nhất định mới có thể được người tiêu dùng biết đến.
b) Phân tích khách hàng
Khách hàng của Tổng công ty được chia ra làm hai nhóm theo thị trường hoạt động đó là khách hàng trong nước và khách hàng quốc tế.
Hiện nay, với mức thu nhập bình quân/đầu người của Việt Nam còn thấp nên mức tiêu dùng của người dân trong lĩnh vực thương mại chưa cao. Hoạt động thương mại phát triển nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, sản phẩm đa dạng phong phú tuy nhiên cầu chưa cao.
Điều này gây sức ép lớn cho các doanh nghiệp hoạt động thương mại về giá. Ngoài yếu tố về giá thì chất lượng sản phẩm cũng khá quan trọng. Đời sống ngày càng được nâng cao; nhu cầu về cuộc sống có chất lượng ngày một nhiều hơn. Đối với khách hàng nội địa của doanh nghiệp chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn, khách hàng mục tiêu vẫn tập trung vào những người có thu nhập khá nên yêu cầu về chất lượng sản phẩm khá cao. Tổng công ty đã triển khai hoạt động công tác quản lý chất lượng sản phẩm trong thời gian qua. Đảm bảo các sản phẩm tuân theo đúng tiêu chuẩn quốc tế trước khi đưa tới tay người tiêu dùng.
Khách hàng quốc tế của Tổng công ty gây một sức ép khá lớn. Do thị trường quốc tế khá phong phú và đa dạng, khách hàng có rất nhiều quyền lựa chọn. Hơn nữa khách hàng trên thị trường quốc tế thường là những công ty lớn chuyên nhập khẩu phong phú hàng hoá nên yêu cầu cao. Ngoài yếu tố về giá cả, dịch vụ còn đòi hỏi các dịch vụ sau bán hàng. Tổng công ty rất quan tâm và chú trọng tới công tác bán hàng. Hiện thời, Tổng công ty đã có rieng một trung tâm nghiên cứu và phát triển.
c) Phân tích nhà cung cấp
Tổng công ty thương mại Hà Nội là doanh nghiệp vừa tham gia lĩnh vực sản xuất, vừa hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ. Tổng công ty không chỉ chú trọng đến việc khai thác nhu cầu và thị trường mà còn đặc biệt chú trọng nhu cầu tạo nguồn hàng. Ngoài một số xí nghiệp và công ty trên sản xuất cung cấp sản phẩm cho Tổng công ty như: Xí nghiệp giết mổ lợn tại Lệ Chi, Gia Lâm, Lương Yên, Hải Bối, Đông Anh, Xí nghiệp sản xuất rượu, xí nghiệp chế biến thịt nguội, tác phẩm truyền thống, Xí nghiệp mỳ phở, Xí nghiệp đồ hộp rau quả. Phần lớn hàng hoá xuất khẩu phải nhập từ các nhà cung cấp khác. Hiện tượng tranh mua, tranh bán trong thu mua hàng xuất khẩu còn diễn ra khá phổ biến: Hàng nhập khẩu không ổn định về số lượng và giá cả, sức ép từ các nhà cung cấp lên khá cao. Do vậy, trong thời gian tới việc chủ động tạo nguồn hàng đối với Tổng công ty là rất cần thiết.
d) Phân tích các đối thủ tiềm ẩn
Việt Nam đang trong tiến trình thực hiện AFTA và chuẩn bị tham gia WTO. Trong thời gian Việt Nam cũng sẽ xây dựng rất nhiều khu công nghiệp hiện đại sẽ ra đời. Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi cho Tổng công ty trong việc phát triển. Xong mặt khác, Tổng công ty cũng có thể gặp nhiều thách thức khi các công ty, tập đoàn lớn và thế giới trong khu vực sẽ thâm nhập vào Việt Nam. Do vậy, từ nay tới năm 2010 đối thủ tiềm ẩn đang lo ngại nhất của Tổng công ty là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ.
Tuy nhiên, trong thời gian đầu các đối thủ vẫn chưa gây sức ép lớn đối với Tổng công ty nhất là trong thời gian xây dựng chiến lược.
Trong môi trường ngành hiện nay, đối thủ cạnh tranh tiềm tàng đối với Tổng công ty chủ yếu là các tập đoàn, công ty thương mại có vốn đầu tư nước ngoài có khả năng và sẽ tham gia vào thị trường Việt Nam. Có thể nói đó là các đối thủ rất mạnh; tiềm lực về tài chính cũng như công nghệ quản lý của họ rất lớn; do vậy Tổng công ty cũng cần chuẩn bị; phân tích rõ đối thủ để tìm ra giải pháp cạnh tranh. Tuy nhiên, trong một vài năm tới các đối thủ này có thể vẫn chưa xâm nhập vào thị trường Việt Nam do luật của Việt Nam còn chưa tạo môi trường thông thoáng. Hơn nữa các nước trong khu vực và đặc biệt là Trung Quốc hiện nay là thị trường hấp dẫn đối với họ hơn.
e) Sản phẩm thay thế
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các kỹ thuật sản xuất, phương thức kinh doanh phục vụ ra đời ngày càng nhiều. Đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thông tin làm tác động rất lớn tới ngành thương mại – dịch vụ. Các phương thức giao dịch kinh doanh mới ra đời với các đặc tính ưu việt hơn như tiện dụng hơn, chi phí rẻ hơn; thời gian nhanh hơntạo nên một sức ép lớn.
Tuy nhiên, hiện nay Tổng công ty cũng luôn chú trọng đầu tư trang thiếu bị cho mình những công nghệ hiện taị. Do đó, sức ép của sản phẩm thay thế đối với Tổng công ty trong thời gian tới vẫn chưa lớn lắm.
Mô hình 5 áp lực của Michael Poter
Mạnh
Yếu
Nhà cung cấp
Các nhà sản xuất nội địa.
Các hộ nhân dân hợp tác xã nông nghiệp
Đối thủ tiềm ẩn
Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty tư nhân
Khách hàng
Các đại lý bán hàng, người tiêu dùng tại các tp lớn khách hàng quốc tế
Cạnh tranh trong ngành
Tổng công ty thương mại Sài Gòn, Công ty xuất nhập khẩu Intimex, Công ty TNHH Cash và Carry; các công ty tư nhân
Sản phẩm thay thế
Công nghệ thông tin tạo nên phương thức kinh doanh dịch vụ thương mại mới
Trung bình
Trung bình
3. Phân tích khả năng cạnh tranh của Tổng công ty ở một số điểm
3.1. Khả năng phát triển thương hiệu và xúc tiến thương mại
Tổng công ty tiếp tục tập trung và khuyến khích các doanh nghiệp trên xây dựng và phát triển thương hiệu cũng như công tác xúc tiến thương mại. Đây là hai vấn đề mà Tổng công ty đã xác định là có ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của toàn Tổng công ty. Trong thời gian qua, Tổng công ty đã áp dụng các giải pháp đồng bộ và toàn diện để quảng bá thương hiệu đối tác, khách hàng và người tiêu dùng.
Do thấy được tầm quan trọng của công tác xúc tiến thương mại nên Tổng công ty đã tập trung chỉ đạo khai thác mọi hình thức xúc tiến thương mại, từ hội chợ triển lãm đến tổ chức khảo sát, nghiên cứu thị trường, từ quảng cáo tĩnh đến quản cáo động, từ việc tiếp xúc các tham tán thương mại trong và ngoài nước đến việc khai thác các mối quan hệ, từ việc tiếp xúc trực tiếp với khác hàng đến việc sử dụng các phương tiện thông tin điện tử. Với các địa chỉ hộp thư điện tử có tên miền riêng của Tổng công ty cấp cho các đơn vị xúc tiến thương mại và hoạt động đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc quảng bá thương hiệu, tìm kiếm bán hàng và mở rộng thị trường, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh chung của Tổng công ty.
Tổng công ty và các doanh nghiệp trên đã tham gia các hội chợ trong và ngoài nước nhằm tìm kiếm khách hàng, chủ động điều chỉnh thị trường, phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.
Hiện nay, Tổng công ty đã xây dựng và đưa vào hoạt động trang Web, từng bước chuẩn bị điều kiện đã hội nhập và phát triển thương mại điện tử trong ngành thương mại.
3.2. Khả năng cạnh tranh về chất lượng sản phẩm
Là một doanh nghiệp vừa sản xuất, vừa xuất nhập khẩu và kinh doanh nội địa, việc quản lý và kiểm tra đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường được thực hiện chặt chẽ. Tổng công ty đã thành lập ra một Ban chỉ đạo quản lý hệ thống chất lượng riêng đó là: “Trung tâm đo lường và quản lý chất lượng”.
Đến cuối năm 2003, Tổng công ty đã cơ bản hoàn thành được cấp chứng chỉ ISO 9001: 2000. Tổng công ty luôn chú trọng đầu tư vào công tác nghiên cứu áp dụng việc triển khai thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả của hệ thống. Ngoài ra, Tổng công ty còn chuẩn bị điều kiện để đánh giá chứng nhận HACCP cho một số sản phẩm của Tổng công ty.
3.3. Khả năng cạnh tranh về giá cả
Giá cả là một yếu tố rất quan trọng trong sự lựa chọn của khách hàng. Đặc biệt trong cơ chế thị trường như hiện nay, người tiêu dùng có quyền lựa chọn nhà cung cấp sản phẩm chất lượng cao và giá cả phải chăng. Hiện tại, thị trường của Tổng công ty chủ yếu ở các thành phố lớn, thu nhập cao thì yêu cầu về giá cả không cao lắm. Họ chủ yếu quan tâm tới chất lượng sản phẩm . Với mức giá như hiện nay, Tổng công ty có thể hoàn toàn thoả mãn yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, tại thị trường nông thôn thu nhập của người nông dân còn hạn chế. Mặc dù chất lượng sản phẩm tốt xong giá thành cũng một phần làm tăng giá thành sản phẩm tại khu vực thị trường này.
Để có thể ngày một mở rộng thị trường hoạt động của mình Tổng công ty cần có những biện pháp nhằm giảm thiểu giá thành sản phẩm đặc biệt tại các vùng mà thu nhập của người dân không cao.
III. Đánh giá chung về việc xây dựng và thực hiện chiến lược của Tổng công ty Thương mại Hà Nội
1. Những thành tựu đã đạt được
1.1. Thị trường trong nước
- Các doanh nghiệp thương mại của Tổng công ty thương mại Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường hoạt động của Tổng công ty. Thương hiệu doanh nghiệp và nhãn hiệu sản phẩm của các doanh nghiệp là thành viên của Tổng công ty thương mại trong thời gian qua đã được người tiêu dùng biết đến và tín nhiệm như: Hapro, Hafasco, Artex, Unimex
Các mặt hàng thành phần chế biến, tác phẩm truyền thống, dịch vụ ăn uống Bốn mùa đã có chỗ đứng trên thị trường nội địa. Có được kết quả trên là do trong thời gian qua các Tổng công ty luôn chú trọng đến việc phát triển th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3064.doc