Mục lục
Page
Lời nói đầu 3
1 Giới thiệu 4
1.1 Cơ sở 4
1.2 Tiếp cận 5
2 Thực trạng về ngành 6
2.1 Nhóm sản phẩm 6
2.2 Chuỗi giá trị hiện tại của ngành 10
2.3 Đánh giá hoạt động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ giai đoạn 1999-2004 14
2.4 Hoạt động dựa vào những nhân tố quyết định thành công 18
2.5 Năng lực cạnh tranh quốc tế 22
3 Các điều kiện về khung chính sách 23
3.1 Chính sách của nhà nước đối với ngành 23
3.2 Thể chế 26
3.3 Mạng lưới hỗ trợ thương mại 28
3.4 Các nguồn hỗ trợ tài chính 32
3.5 Dịch vụ xuất khẩu 33
4 Phân tích SWOT đối với ngành 34
5 Tầm nhìn và chuỗi giá trị tương lai của ngành 35
5.1 Tầm nhìn 35
5.2 Chuỗi giá trị tương lai của ngành 37
6 Định hướng 39
6.1 Triển vọng phát triển 39
6.2 Triển vọng về năng lực cạnh 40
7 Đánh giá triển vọng của các bên tham gia 46
8 Huy động nguồn lực 48
8.1 Các ưu tiên cho chiến lược mang tính dài hạn 48
8.2 Kế hoạch hành động ngắn hạn cho Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) 51
53 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1874 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược xuất khẩu quốc gia ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liệu thô và đất đai đến khuyến khích đầu tư và xúc tiến thương mại.
Quy định
Cơ quan
Quyết định Số 132/2000/QĐ/TTg ngày 24 tháng 11 năm 2000 về các chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn.
Thủ Tướng
Quyết định số 132/2001/QĐ-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2001 về Cơ chế tài chính Thực hiện các Chương trình Phát triển Giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng cho ngành Thuỷ sản và Cơ sở hạ tầng cho các Làng nghề thủ công.
Thủ Tướng
Thông tư số No.79/2001/TT-BTC ngày 28 tháng 9 năm 2001 hướng dẫn về Các cơ chế tài chính Thực hiện Chương trình Phát triển Giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng cho ngành Thuỷ sản và Cơ sở hạ tầng cho các Làng nghề thủ công.
Bộ Tài chính
Thông tư 84/2002/TT-BTC ngày 26 tháng 9 năm 2002 hướng dẫn về các hình thức khuyến khích tài chính nhằm kích thích sự phát triển của các ngành thủ công.
Bộ Tài chính
Công văn số.670/BNN– TCBC ngày 26 tháng 3 năm 2003 hướng dẫn về đào tạo và phát triển các nghề thủ công nông thôn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quyết định số 124/2003/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2003, phê duyệt về bảo tồn văn hoá và phát triển các dân tộc thiểu số ở Việt Nam để thúc đẩy các nghề truyền thống.
Bộ văn Hoá và Thông tin (MOCI)
Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2004 về khuyến khích các ngành ở nông thôn
Chính phủ
Thông tư số65/2004/TTLT/BTC-BLDTBXH ngày 02 tháng 7 năm 2004 hướng dẫn về hỗ trợ đào tạo nghề thủ công ở các vùng nông thôn
Bộ Tài chính và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
Quyết định số184/2004/QĐ-TTg ngày 22 tháng 10 năm 2004 về sử dụng tín dụng dành cho phát triển của nhà nước để nâng cấp cơ sở hạ tầng ở các làng nghề cho giai đoạn 2006-2010
Thủ tướng
Thông tư số 03/2005/TT-BCN ngày 23 tháng 6 năm 2005 hướng dẫn về hoạt động khuyến khích các ngành thủ công nông thôn
Bộ Công nghiệp
Quyết định số 910 QĐ/BNN-CB ngày 31 tháng 03 năm 2006 về kế hoạch phát triển nghề thủ công nông thôn đến năm 2010
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 về phát triển ngành thủ công nông thôn.
Chính phủ
Theo những nghị định, quyết định và thông tư ở trên thì:
Nhà nước sẽ khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và thông qua những chính sách bảo vệ lợi ích hợp pháp cho hoạt động sản xuất và kinh doanh hàng thủ công nông thôn, đặc biệt là các hoạt động kinh doanh truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, thu hút nguồn lao động và góp phần tạo công ăn việc làm ở nông thôn, xoá đói giảm nghèo, bảo tồn và thúc đẩy các giá trị văn hoá của dân tộc.
Khuyến khích việc tự nguyện thành lập các hiệp hội của những nghề khác nhau hay ở những địa phương khác nhau nhằm có biện pháp hỗ trợ thực tế cho sự phát triển của các cơ sở kinh doanh hàng thủ công, phản ánh được tâm tư và nguyện vọng của họ, đóng góp ý kiến cho các cơ quan nhà nước trong việc soạn thảo những cơ chế, chính sách phát triển ngành nghề ở nông thôn.
Nhà nước sẽ cung cấp vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng (đường xá, cung cấp điện nước, đảm bảo về môi trường), kho bãi, nhà xưởng cho các đối tượng dân cư tham gia vào sản xuất và kinh doanh hàng thủ công ở nông thôn và trợ cấp kinh phí đào tạo xúc tiến thương mại cho sản xuất hoặc kinh doanh nông thôn và cho các cơ sở kinh doanh hàng thủ công nhằm duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống, hoạt động sản xuất và kinh doanh ở nông thôn, tạo công ăn việc làm và tăng nguồn thu nhập cho người lao động. Hỗ trợ vốn từ nhà nước thường giới hạn và không quá 60% tổng đầu tư. Bên cạnh đó, các tỉnh được phép vay tiền từ Quỹ Hỗ trợ phát triển với lãi suất 0% trong thời gian 04 năm để nâng cấp cơ sở hạ tầng để phát triển ngành thủ công.
Việc thiết lập cơ sở cho ngành thủ công nông thôn sử dụng các phần đất không có tranh chấp và và ổn định sẽ liên quan đến vấn đề quyền sử dụng đất do Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xác nhận.
Các cơ sở của ngành thủ công nông thôn sẽ được thuê đất đai ở mức thấp nhất và họ sẽ được miễn không phải trả phí thuê đất trong 03 năm nếu họ di dời các nhà máy của mình khỏi khu vực dân cư.
Các tỉnh và các thành phố trực thuộc trung ương sẽ bố trí cơ cấu của chính họ theo những yêu cầu phát triển thương mại của vùng nông thôn, nhằm quy hoạch và lập kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu thô từ nông nghiệp và lâm nghiệp để đảm bảo các nguồn phong phú cho những ngành nghề sản xuất ở nông thôn. Bất kỳ cơ sở kinh hàng doanh thủ công nào ở nông thôn muốn khai thác nguyên liệu thô là các nguồn khoáng sản sẽ được ưu tiên cấp phép sử dụng và khai thác theo các quy định của pháp luật. Họ cũng sẽ hưởng sự miễn hoặc giảm thuế dành cho các nguồn tài nguyên theo quy định của nhà nước.
Các bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp sẽ tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh hàng thủ công nông thôn tiếp cận kịp thời thông tin về thị trường, giá cả, chi tiết kỹ thuật và tiêu chuẩn của sản phẩm theo các yêu cầu của thị trường trong nước và nước ngoài.
Cơ sở kinh doanh hàng thủ công nông thôn được giảm 50% hoặc hơn thế về phí thuê mặt bằng khi tham gia trưng bày tại hội trợ và triển lãm sản phẩm trong nước.
Cơ sở kinh doanh hàng thủ công nông thôn có thể liên doanh và hợp tác với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước về hoạt động sản xuất và bán sản phẩm.
Bộ Thương mại sẽ trực tiếp điều hành các thương vụ ở nước ngoài khai thác thị trường của nước chủ nhà, giới thiệu họ với các cơ sở kinh doanh hàng thủ công trong nước
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường sẽ tổ chức, hướng dẫn và cung cấp những nguồn quỹ cần thiết trong kế hoạch hàng năm dành cho nghiên cứu và đổi mới công nghệ, nâng cao kỹ năng thiết kế và sử dụng các nguồn nguyên liệu thô trong nước, chỉ dẫn áp dụng các công nghệ thích hợp nhằm nâng cao năng suất lao động; giảm chi phí, đa dạng sản phẩm, tăng giá trị thẩm mỹ và sự tinh xảo của sản phẩm do các làng nghề sản xuất; nghiên cứu và chuyển giao công nghệ xử lý rác thải, chấm dứt tình trạng ô nhiễm môi trường do các ngành nghề ở nông thôn gây ra.
Đối với lao động, sẽ có sự ưu tiên dành cho đào tạo và sử dụng người lao động là thành viên của những hộ gia đình có đất đai thuộc diện quy hoạch của nhà nước phục vụ cho công tác phát triển ngành nghề nông thôn và người lao động địa phương.
Đố với đào tạo, bản thân người thợ thủ công có thể tổ chức truyền nghề của mình và thu phí từ những học viên theo nguyên tắc hai bên cùng thoả thuận và hoạt động này được miễn thuế; thợ thủ công, hợp tác xã, tổ chức và các hiệp hội sẽ được khuyến khích thực hiện việc truyền nghề và các khoá đào tạo cho người lao động; các trường đào tạo nghề của nhà nước sẽ ưu tiên cho hoạt động đào tạo nghề của các cơ sở kinh doanh hàng thủ công nông nông; mỗi huyện có thể thiết lập một trung tâm đào tạo nghề, đặc biệt là nghề truyền thống ở địa phương. Chính phủ sẽ hỗ trợ 200.000 đ/học viên/tháng trong suốt thời gian đào tạo.
Không chỉ được hưởng lợi ích từ những chính sách trên, các cơ sở kinh doanh hàng thủ công nông thôn cũng sẽ được hưởng những ưu đãi về đầu tư theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 quy định về việc thực hiện Luật Xúc tiến Đầu tư trong nước số 03/1998/ QH10 ngày 20 tháng 5 năm 1998. Bên cạnh đó, các nhà xuất khẩu hàng thủ công cũng có các hoạt động theo những chương trình hỗ trợ. Bảng biểu dưới đây thể hiện những chính sách trực tiếp đề cập đến những hình thức khuyến khích và xúc tiến thương mại:
Lĩnh vực
Quy định
Cơ quan
Xúc tiến Đầu tư
Quyết định số 3/1998/QH10 ngày 20 tháng 05 năm 1998, Luật Xúc tiến Đầu tư trong nước (sửa đổi)
Quốc hội
Nghị định số 68/1998/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 1998 hướng dẫn thực hiện Sắc lệnh về thuế đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Chính phủ
Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 07 năm 1999 về Thực hiện Luật số 03/1998/QH10 về Xúc tiến Đầu tư trong nước (sửa đổi)
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Thông tư số 02/1999/TT-BKH ngày 24 tháng 9 năm 1999 Hướng dẫn thủ tục về khuyến khích đầu tư phù hợp với Nghị định số 51/1999/NĐ-CP
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Thông tư số 22/2001/TT-BTC ngày 03 tháng 04 năm 2001 Hướng dẫn thực hiện việc miễn và giảm thuế đối với những đối tượng thuộc diện khuyến khích đầu tư phù hợp với Nghị định số 51/1999/ND-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ.
Bộ Tài chính
Nghị định 164/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003 về miễn và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chính phủ
Nghị định số 106/2004/NĐ-CP ngày 01 tháng 04 năm 2004 về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
Chính phủ
Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 5 tháng 04 năm 2005 về cơ chế quản lý và thực hiện vốn vay từ Quỹ trong nước dành cho việc tạo công ăn việc làm
Thủ Tướng
Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg về thiết lập Ngân hàng Phát triển Việt nam
Thủ Tướng
Xúc tiến Xuất khẩu
Quyết định số 195/1999/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 1999 về Thiết lập Quỹ hỗ trợ xuất khẩu.
Thủ Tướng
Quyết định số 02/2001/QĐ-TTg ngày 02 tháng 01 năm 2001 về những Chính sách hỗ trợ đầu tư từ Quỹ Hỗ trợ phát triển cho các dự án chế biến xuất khẩu.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Quyết định số 133/2001 ngày 10 tháng 9 năm 2001về thúc đẩy Quy chế đối với tín dụng hỗ trợ xuất khẩu.
Thủ tướng
Thông tư số 76/2001/TT-BTC ngày 25 tháng 9 năm 2001 Hướng dẫn về Quy chế đối với tín dụng xuất khẩu.
Bộ Tài chính
Quyết định số 279/2005/QĐ-TTg ngày 03 tháng 11 năm 2005 Ban hành Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình Xúc tiến Thương mại Quốc gia giai đoạn 2006-2010
Thủ tướng
Thúc đẩy các Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghị định 02/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2000 về Đăng ký Kinh doanh
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 về Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Theo những quy định này, xuất khẩu hàng thủ công được hưởng nhiều ưu đãi về đầu tư (giảm hoặc miễn) đối với thuê đất đai, thuế sử dụng đất, tỉ lệ thuế thu nhập, thuế thu nhập cá nhân, thuế nhập khẩu đối với thiết bị và máy móc được nhập khẩu để tạo ra những tài sản cố định. Hoạt động xuất khẩu sẽ được hỗ trợ thông qua Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia nhằm thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu và để xây dựng và nâng cap năng lực kinh doanh. Các nhà xuất khẩu và sản xuất cũng có thể tiếp cận với nhiều nguồn ưu đãi về tài chính ở Quỹ hỗ trợ phát triển và Quỹ hỗ trợ xuất khẩu quốc gia cho các hoạt động đầu tư và xuất khẩu.
3.2 Các thể chế
Theo Quyết định của Thủ tướng số 132 với nhan đề “Quyết định về một số Chính sách nhằm Thúc đẩy Phát triển ngành nghề nông thôn” ngày 24 tháng 11 năm 2000 và Nghị định gần đây số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 06 năm 2006 về phát triển ngành nghề nông thôn, Bộ Nông nghiệp được giao trách nhiệm thực hiện các biện pháp. Trong số những cơ quan chính phủ trực thuộc trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có vai trò đầu tàu về phát triển về ngành thủ công, thúc đẩy ngành thông qua hỗ trợ ngành ở địa phương và phát triển nông thôn (có nghĩa là giảm đói nghèo).
Tuy nhiên, các thể chế khác cũng tham gia vào các hoạt động của ngành. Chẳng hạn như Bộ Công nghiệp thúc đẩy công nghiệp hoá các ngành địa phương và theo đó trách nhiệm cũng tăng lên thông qua Vụ Thúc đẩy ngành nghề địa phương được thành lập vào tháng 7 năm 2003.
Các Bộ khác liên quan hoạt động theo nhiệm vụ của họ đều có những chương trình và chính sách riêng. Cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ; Bộ Văn hoá và Thông tin về bảo tồn giá trị truyền thống; Bộ Thương mại về xúc tiến thương mại và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về cải tiến công nghệ; Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội về các hoạt động đào tạo.
Chính quyền tỉnh và nhiều tổ chức khu vực hoạt động như những cơ quan giữa chính phủ và các làng nghề/công nhân làm nghề thủ công, họ là những người hưởng lợi ích thực sự.
Trên thực tế, các chính sách phát triển của mỗi đơn vị này được thực hiện dường như không có sự phối hợp với nhau hoặc thiết lập được một một mặt bằng chung cho sự nhận thức về tình hình và các vấn đề.
Do không có hiệu quả trong việc thực hiện các chính sách phát triển, do đó, các chính sách này mất dần hiệu quả đối với đối tượng tiếp nhận cũng như mất đi những khía cạnh tích cực.
Các bên tham chủ yếu và những hoạt động ban đầu của họ được thể hiện theo bảng biểu dưới đây.
Các bên tham gia
Vai trò đối với xúc tiến ngành thủ công
Hoạt động và lĩnh vực chính
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm đến hoạt động cung cấp nguyên liệu và phát triển nông thôn trên quan điểm nông nghiệp và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn.
Chịu trách nhiệm thực hiện các chính sách về ngành phi nông nghiệp và thống nhất quản lý ngành và làng nghề.
Lập kế hoạch cho các dự án, hệ thống và chính sách liên quan đến xúc tiến ngành phi nông nghiệp.
Hướng dẫn các chính quyền địa phương về thực hiện các kế hoạch
Lập các chỉ số cho các sản phẩm thủ công truyền thống.
Công nhận các thợ thủ công giỏi.
Giới thiệu các chính sách ưu đãi.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(MPI)
Chịu trách nhiệm chính trước các Bộ có liên quan về hoạt động đầu tư cho các dự án và cấp phép.
Hỗ trợ thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bao gồm doanh nghiệp kinh doanh hàng thủ công, hoạt động này do Vụ Xúc tiến Doanh nghiệp vừa và nhỏ phụ trách.
Vụ Xúc tiến Doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu hỗ trợ các Doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các hoạt động đầu tư, tín dụng, sản xuất, marketing, củng cố năng lực cạnh tranh, xúc tiến xuất khẩu, thông tin, dịch vụ tư vấn và phát triển nguồn nhân lực.
Những chỉ dẫn kỹ thuật, bảo vệ máy móc và đào tạo sẽ được thực hiện ở trung tâm hỗ trợ công nghệ dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Bộ Công nghiệp
(MOI)
Thúc đẩy các ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng.
Hỗ trợ thúc đẩy các ngành ở địa phương theo hướng công nghiệp hoá, hoạt động này do Vụ Ngành nghề địa phương phụ trách.
Quản lý và thúc đẩy ngành thủ công nhỏ.
Phát triển các khu công nghiệp
Cung cấp các quỹ mở rộng ngành nghề cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Bộ Văn hoá và Thông tin
(MOCI)
Hỗ trợ thúc đẩy hàng ngày các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, hoạt động này do Vụ Mỹ thuật phụ trách việc thực hiện trên quan điểm bảo tồn các giá trị truyền thống và thúc đẩy những giá trị thẩm mỹ.
Giới thiệu ngành thủ công truyền thống.
Xúc tiên nghiên cứu về ngành nghề thủ công và lịch sử của các làng nghề.
Xuất bản
Tổ chức triển lãm và hội thảo.
Bộ Thương mại (MOT)
Xúc tiến xuất khẩu hàng thủ công như một lĩnh vực xuất khẩu lớn.
Cục Xúc tiến Thương mại trực thuộc Bộ Thương mại thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu.
Hỗ trợ xuất khẩu, xuất bản.
Giám sát và thúc đẩy sự tương tác với các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài.
Tổ chức triển lãm và hội chợ thương mại.
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
(MOST)
Thực hiện các hoạt động cải tiến công nghệ, nghiên cứu, lập dự án liên quan đến ngành thủ công.
Thực hiện các dự án về cải thiện môi trường làm việc ở các làng nghề, hỗ trợ nghiên cứu về công nghệ sản xuất.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
(MOLISA)
Tiến hành các hoạt động đào tạo nghề nhằm thúc đẩy ngành thủ công và giảm đói nghèo.
Tổng cục Đào tạo nghề sẽ quản lý hoạt động đào tạo công nghệ cho ngành thủ công ở các trường hướng nghiệp.
Có ít truờng dạy nghề chuyên về đào tạo công nghệ, kỹ thuật sản xuất thủ công.
Hầu hết các khoá đào tạo về nghề thủ công ở các trường dạy nghề thuộc sự quản lý của các bộ khác và UBND
Bộ Y tế (MOH)
Không có vai trò đặc biệt trong hoạt động thúc đẩy các ngành thủ công, nhưng chịu trách nhiệm về sức khoẻ của công nhân và đưa ra những biện pháp đối phó với các bệnh nghề nghiệp và quản lý vệ sinh.
Nghiên cứu nhằm cải thiện vấn đề về sức khỏe cho các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm thủ công hoặc công nhân ở các làng nghề, về các bệnh nghề nghiệp và quản lý vệ sinh.
3.3 Mạng lưới hỗ trợ thương mại
Vào cuối năm 1998, Bộ Thương mại Việt Nam đã ban hành quyết định thành lập Ban Xúc tiến Thương mại. Vào tháng 07 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã ban haàn quyết định thành lập Cục Xúc tiến Thương mại (VIETRADE) trực thuộc Bộ Thương mại. Cục Xúc tiến Thương mại có chức năng và các hoạt động giống như các tổ chức xúc tiến thương mại quốc gia khác trên thế giới và có vai trò dẫn dắt các hoạt động xúc tiến thương mại.
Bộ Thương mại
Cục Xúc tiến Thương mại
Trung tâm thương mại Việt Nam tại Dubai
Phòng Chính sách và Hợp tác Quốc tế.
Phòng Hành chính Tổng hợp
Phòng hỗ trợ và Xúc tiến Thương mại
Phòng Thông tin và Nghiên cứu Thị trường
Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu
Văn phòng Cục XTTM tại Tp. Hồ Chí Minh
Trung tâm Thương mại của Việt Nam tại New York
Về cơ cấu tổ chức, hiện tại Cục Xúc tiến Thương mại có 05 phòng, một văn phòng đại diện ở Thành phố Hồ Chí Minh và hai Trung tâm thương mại ở nước ngoài tại New York và Đu-bai (xem minh hoạ dưới đây). Trong tương lai, có khả năng Cục Xúc tiến Thương mại sẽ thành lập thêm các trung tâm hỗ trợ xuất khẩu ở một số khu vực trọng điểm ở Việt Nam cũng như các trung tâm thương mại ở nước ngoài. Cục hiện đang dự thảo những đề xuất về thành lập các trung tâm này để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tại 15 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, có các Trung tâm/Phòng Xúc tiến thương mại trực thuộc các Sở Thương mại. Những Trung tâm/Phòng này có mối liên kết theo chiều dọc với Cục Xúc tiến Thương mại.
Bên cạnh Cục Xúc tiến Thương mại, các tổ chức hỗ trợ thương mại khác cũng hoạt động rất tích cực, đó là:
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam là một tổ chức phi chính phủ và độc lập, được thành lập năm 1963. Bên cạnh vai trò đại diện cho lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp ở Việt Nam, VCCI cũng tham gia thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại. Hàng năm, VCCI tổ chức các phái đoàn thương mại gồm các nhà xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang các thị trường nước ngoài (ví dụ như Hồng Kông, Nhật Bản, Đức) và tổ chức cho các nhà xuất khẩu tham gia vào các hội chợ thương mại quốc tế. VICCI đã giới thiệu cổng thương mại VNemart (www.Việt Namemart.com) vào cuối năm 2002 nhằm xây dựng cầu nối giữa các doanh nghiệp Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp quốc tế thông qua internet. VCCI cũng cung cấp những dịch vụ marketing (chuẩn bị và giới thiệu danh bạ Doanh nghiệp vừa và nhỏ, thương mại điện tử các sản phẩm thủ công mỹ nghệ), đào tạo (chủ yếu là các khoá đào tạo kinh doanh do các giáo sư từ các trường đại học và các nhà quản lý giảng dạy), cung cấp thông tin, dịch vụ tư vấn (lập kế hoạch quản lý và phân tích tài chính) và nghiên cứu.
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (VCA): Liên minh Hợp tác xã Việt Nam là một tổ chức phi chính phủ, được thành lập vào năm 1993 với mạng lưới rộng lớn từ cấp trung ương tới 64 tỉnh và thành phố ở Việt Nam (có 6.400 tổ chức thành viên gồm có các hợp tác xã và các doanh nghiệp vừa và nhỏ). Liên minh Hợp tác xã hỗ trợ, đại diện và bảo vệ quyền lợi của các hợp tác xã về các lĩnh vực ngành nghề thủ công nhỏ, giao thông, thương mại, dịch vụ và xây dựng. Liên minh cũng cung cấp dịch vụ tư vấn, các dịch vụ khác về pháp lý, công nghệ, thông tin, vốn, bảo đảm tín dụng và marketing. Tổ chức này thực hiện các dịch vụ hỗ trợ, bảo vệ các thợ thủ công có tay nghề giỏi và công nhân. Hàng năm, Liên minh Hợp tác xã cũng tổ chức các phái đoàn thương mại cho các nhà xuất khẩu sang thị trường nước ngoài và tham gia vào các hội chợ thương mại quốc tế. Nguồn tài chính của Liên minh Hợp tác xã có một phần từ nguồn của chính phủ.
Đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài: Có 55 Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài. Các thương vụ này thu thập thông tin thị trường, hỗ trợ phát triển chiến lược cho Bộ Thương mại và cung cấp thông tin về các thị trường mục tiêu cho các nhà xuất khẩu của nhiều ngành.
Đại diện Thương mại của các nước tại Việt Nam: Các đại sứ quán, các Thương vụ của nước ngoài và các văn phòng đại diện ở Việt Nam thực hiện một số hoạt động về lĩnh vực xúc tiến thương mại.
Vụ Xúc tiến Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Vụ Xúc tiến Doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua đầu tư, tín dụng, sản xuất, marketing, củng cố năng lực cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu, thông tin, dịch vụ tư vấn, và phát triển nguồn nhân lực. Các hoạt động hướng dẫn công nghệ, bảo vệ máy móc và đào tạo sẽ do trung tâm hỗ trợ công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện., trung tâm này sẽ được xây dựng ở 03 địa điểm là Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
Trung tâm hỗ trợ nghiên cứu và phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam (HRPC): Trung tâm này là một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động hỗ trợ phát triển ngành thủ công mỹ nghệ từ năm 1997. Thông qua mối liên kết của trung tâm với những tổ chức thương mại khác cũng như các tổ chức chuyên về ngành thủ công trên thế giới, HRPC đã trở thành một đối tác cung cấp các dịch vụ kinh doanh cho các nhà xuất khẩu hàng thủ công ở Việt Nam, đặc biệt là thông tin thương mại. HRPC cũng là một cầu nối giữa các nhà xuất khẩu hàng thủ công với khách hàng nước ngoài và cũng chính là chiếc cầu nối các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất với những hỗ trợ tài chính từ các dự án phát triển khác. HRPC có trên 400 thành viên là các nhà xuất khẩu và sản xuất hàng thủ công và cũng cung cấp các khoá đào tạo đặc biệt cho các nhà xuất khẩu chuyên về những vấn đề quản lý, kinh doanh và kỹ thuật khác nhau.
Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Ngành nghề nông thôn (VARISME): Hiệp hội này được thành lập vào tháng 9 năm 2002 nhằm nỗ lực tập hợp các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực để tạo công ăn việc làm và cải thiện các điều kiện xã hội. Hiệp hội có 300 thành viên là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động liên quan đến ngành thủ công. Các hoạt động chính của hiệp hội là cung cấp thông tin thị trường và đệ trình những khuyến nghị lên chính phủ theo những đề xuất của thành viên.
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam (VCVA): Được thành lập năm 2005 nhằm mục tiêu khôi phục, bảo tồn và phát triển các làng nghề ở Việt Nam. Hiệp hội cũng tập trung vào hoạt động đào tạo kỹ thuật, cung cấp thông tin và xúc tiến thương mại. Phát triển du lịch ở các làng nghề là một xu hướng hoạt động của Hiệp hội.
Các Hiệp hội thủ công trong nước: Trong một vài năm gần đây, cùng với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các doanh nghiệp, một số hiệphội về thủ công mỹ nghệ đã hình thành ở một số tỉnh như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tây, Bắc Ninh, Quảng Nam. Bên cạnh đó, các hiệp hội cấp làng và huyện cũng được hình thành như Hiệp hội tơ lụa Vạn Phúc, Hiệp hội đồ Nội thất Văn Điểm ở tỉnh Hà Tây, Hiệp hội đồ Gốm Bát Tràng ở Hà Nội… Một trong số những nhiệm vụ chính của các hiệp hội này là hỗ trợ và giúp đỡ công ty thành viên phát triển kinh doanh và khuyến khích xuất khẩu. Tuy nhiên, tất cả các tổ chức này vẫn chưa đủ khả năng thực hiện thành công và có hiệu quả sứ mệnh của mình. Họ cần có thêm nguồn nhân lực và tài chinh.
Các dự án do quốc tế tài trợ: Có rất nhiều dự án do quốc tế tài trợ đang hoạt động nhằm thúc đẩy ngành thủ công. Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật của Đức (GTZ) gần đây bắt đầu hướng hoạt động vào phát triển bền vững ngành thủ công chuyên về mây ở tỉnh Quảng Nam và Quảng Bình. Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tài trợ (VNCI) và Cơ quan Phát triển Đan Mạch (DANIDA) hỗ trựo các nhà xuất khẩu hàng thủ công về các lĩnh vực phát triển thiết kế và xúc tiến thương mại. Chương trình Phát triển Dự án (MPDF) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cung cấp các khoá đào tạo xây dựng năng lực cho các nhà xuất khẩu, Tổ chức Phát triển của Hà Lan (SNV) đang có những hoạt động với các công ty chuyên về thêu và cói ở tỉnh Ninh Bình.
Trong khi hầu hết những tổ chức trên đều thực hiện các hoạt động theo những lĩnh vực xúc tiến thương mại và xây dựng năng lực cho các nhà xuất khẩu từ nhiều ngành, không một tổ chức nào chuyên biệt về phát triển ngành thủ công trừ Trung tâm Nghiên cứu, Hỗ trợ và Phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam. Một số tổ chức trong số đó không có khả năng cung cấp các dịch vụ phát triển năng lực để có thể trực tiếp tác động và thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Về chất lượng, các khoá đào tạo của các tổ chức này đều đạt chất lượng tốt. Tuy nhiên, hầu hết chương trình đào tạo hiện nay đều thiên về những khái niệm chung, chưa đáp ứng được nhu cầu, đề cập đến nhiều lý thuyết hơn là thực hành, trên cơ sở cung cấp thông tin hơn là kỹ năng thành thạo trong công việc. Kết quả là, nhiều nhà xuất khẩu còn do dự khi quyết định tham gia vào các khoá học này.
Những điều tương tự cũng xuất hiện trong các dịch vụ thông tin thương mại. Theo một cuộc khảo sát do MARD-JICA thực hiện, 80% các nhà xuất khẩu sản phẩm thủ công thiếu thông tin thị trường và hầu hết họ đều cho rằng đây là vấn đề rất quan trọng. Trong khi các doanh nghiệp thủ công ở khu vực đô thị có thể nắm bắt được một số thông tin thị trường và có khả năng cạnh tranh hơn thì những doanh nghiệp ở khu vực nông thôn và ở một số tỉnh (Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Nghệ Anh, Quảng Nam) có rất ít hoặc hoàn toàn không có thông tin về xu hướng thị trường và giá cả của sản phẩm.
Việc thiếu thông tin thương mại của ngành thủ công cũng là một trở ngại cho các nhà hoạch định chính sách các cấp trên toàn quốc,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chiến lược xuất khẩu quốc gia ngành thủ công mỹ nghệ việt nam.doc