Mục Lục
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Cơ sở hình thành 1
1.2 Giới thiệu sơ lược về công ty 1
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 2
2.1 MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 2
2.1.1 Yếu tố chính trị pháp luật 2
2.1.3 Yếu tố văn hóa – xã hội 3
2.1.4 Điều kiện tự nhiên 4
2.1.5 Kỹ thuật công nghệ 4
2.2 MÔI TRƯỜNG VI MÔ 4
2.2.1 Khách hàng 4
2.2.2 Nhà cung cấp 5
2.2.3 Đối thủ cạnh tranh 5
2.2.4 Sản phẩm thay thế 5
2.2.5 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 5
2.3 MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ 5
2.3.1 Hoạt động đầu vào 5
2.3.2 Hoạt động sản xuất 6
2.3.3 Hoạt động đầu ra 6
2.3.4 Các chỉ số tài chính 6
2.3.5 Marketing và nghiên cứu phát triển 7
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 8
3.1 Sư mệnh 8
3.2 Nhiệm vụ 8
3.3 Mục tiêu chiến lược 8
3.4 Xây dựng các phương án chiến lược 8
3.5 Triển khai các phương án chiến lược 10
3.6 Kiểm tra và đánh giá 10
3.7 Ước lượng doanh thu 10
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3065 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chiến lược xuất khẩu thủ công mỹ nghệ từ dừa công ty TNHH thương mại THANH LONG sang Canada, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty TNHH TM THANH LONG
Trụ sở: Số 50 Đường 30/4 Phường 3, Thị xã Bến Tre, Tỉnh Bến Tre Điện thoại: 075 3833300 Fax: (84-75) 3833300
Website: www.thanhlongbentre.com
Sản phẩm và thị trường: sản phẩm chủ yếu của công ty làm từ nguyên liệu chủ yếu là dừa. Những mặt hàng mà công ty cung cấp với mẫu mã đa dạng, phong phú kiểu dáng được dung để trang trí, trưng bày, hay làm quà lưu niệm,…
Hình 1 một số sản phẩm trang trí của công ty
Thị trường tiêu thụ: sản phẩm của cong ty đã có mặt tại nhiều quốc gia phát triển của như: Úc, Mỹ, Anh pháp. Sản lượng xuất khẩu hàng năm khoảng hơn 500.000 nghìn sản phẩm mang lại doanh thu trên 1 triệu USD.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
2.1 MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
2.1.1 Yếu tố chính trị pháp luật
Canađa là nước có tình hình chính trị khá ổn định rất thuận lợi cho việc kinh doanh. Măt khác giữa Việt Nam và Canađa có mối quan hệ lâu dài (gần 40 năm) tạo điều kiện cho sự trao đổi hàng hóa giữa hai nước được thong thoáng. Nhất là chính phủ Việt nam luôn ban hành nhiều chính sách khuyến khích xuất khẩu Không tác giả. Không ngày tháng. (trục tuyến). đọc từ
.
Chính phủ Canađa áp dụng mức thuế 7% cho tất cả các hàng hóa và dịch vụ đang bán trên thị trường nước này và chịu thêm mức thuế bán lẻ khoảng từ 6%- 10% tùy theo vùng. Bên cạnh đó các công ty nước ngoài kinh doanh tại Canađa dù trực tiếp hay thông qua các công ty con hoặc các chi nhánh tại Canada đều phải trả thuế chi nhánh đánh trên mức lợi nhuận sau thuế.
Một quy định đáng chú ý khác là các nhà xuất khẩu Việt Nam cần ghi rõ xuất xứ Việt Nam trên bao bì, nếu không rất có thể lô hàng sẽ bị trả về Không tác giả. Không ngày tháng ( trực tuyến). đọc từwww.vietrade.gov.vn/...canada/688-mot-so-dieu-can-biet-khi-kinh-doanh-tai-canada.html
.
Những quy định về bao gói và vận chuyển: Hàng hóa phải được chứa trong các bao bì kín khí hoặc hoàn toàn không có khí. Bao bì bằng nhựa thường được dùng kèm với hộp carton, thùng bìa ép sóng hay bao giấy nhiều lớp. Bao kiện thích hợp cho cách làm hàng bằng pa-let thường khá phổ biển vì chúng giảm bớt qui trình làm hàng và hư hỏng cho sản phẩm. Nên có sự nhất quán về cách bao gói và kích cỡ bao bì, trình tự bốc công-ten-nơ, ký mã hiệu vận chuyển trên bao bì chính và số hiệu mặt hàng ở bao bì bên trong. Trên bao bì luôn có một khoảng trống thích hợp để dán nhãn hàng hóa theo đúng yêu cầu của Canađa, mã UPC/PLU cũng phải có trên mọi bao bì. Còn về nhãn mác Nhãn hàng nhập khẩu phải tuân theo tiêu chuẩn của Canađa. Bất kỳ yêu cầu nào về dán nhãn của Canađa bị thiếu thì hàng hóa đó không thể bán trên thị trường. Hàng nhập khẩu có mô tả bằng ngôn ngữ nước ngoài phải có nhãn riêng bằng tiếng Anh và tiếng Pháp. Hình ảnh và minh họa trên nhãn hàng phải đúng như nội dung trong bao hàng. Thông tin chi tiết phải có trên bao bì sản phẩm liên quan đến bản chất sản phẩm, nội dung, trọng lượng, thành phần, chủng loại (nếu áp dụng) và nhà sản xuất sản phẩm. Nhãn hàng phải dễ thấy chữ viết và số phải theo đúng kích cỡ tối thiểu qui định. Những thông tin sau đây nên có bằng tiếng Anh và tiếng Pháp:
Tên và địa chỉ chính của nhà nhập khẩu tại Canađa;
Tên hay mô tả nội dung sản phẩm;
Xuất xứ sản phẩm;
UPC/PLU (mã giá bán lê) và mã vạch;
Số lượng, trọng lượng Không tác. Không ngày tháng. Thị trường hàng thủ công mỹ nghệ tại Cannađa (trực tuyến). đọc từ
.
2.1.2 Yếu tố kinh tế
Canađa là một trong những quốc gia có sự thịnh vượng nhất về kinh tế trên giới, thu nhập bình quân trên đầu người cao. Đây là quốc gia nằm trong top 10 quốc gia thương mại hàng đầu thế giới và là thành viên của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OEDC) và G8. Tính đến tháng 10 năm 2009 thì tỷ lệ thất nghiệp tại Canađa là 8.6%. Theo thông tin công bố thì hiện nay nhu cầu sử dụng sản phẩm TCMN tại thị trường này khoảng 750 triệu- 1 tỷ USD mỗi năm. Mở ra cơ hội lớn cho các nhà kinh doanh xuất khẩu hàng này. Trong nước thì nền kinh tế Việt Nam trên đà phát triển, tỷ giá ngoại tệ đang tăng càng làm cho công ty tăng sản lượng xuất khẩu Không tác. Không ngày tháng. Thị trường hàng thủ công mỹ nghệ tại Cannađa (trực tuyến). đọc từ
.
2.1.3 Yếu tố văn hóa – xã hội
Nước Canada hay bất cứ quốc gia nào trên thế giới đều có những nét văn hóa riêng biệt. Do đó để việc kinh doanh có thể thành công thì cần tìm hiểu thật kỹ văn hóa kinh doanh của quốc gia định kinh doanh để tránh tình trạng vì vô tình làm trái với văn hóa mà dẫn tới việc thất bại trong kinh doanh và đây được xem là một trong những yếu tố rất quan trọng.
Một số nét về văn hóa trong kinh doanh của người Canada
Trang phục: Vẻ bề ngoài rất quan trọng đối với người Canađa. Đối với nữ, trang phục phù hợp nhất là váy công sở hay những bộ vét truyền thống. Đối với nam giới, trang phục thích hợp nhất là comple và cà vạt. Ở nơi làm việc người Canađa không sử dụng nước hoa hay các sản phẩm đậm mùi hương như dầu gội đầu, keo xịt tóc.
Cử chỉ giao tiếp, chào hỏi: Trong văn hoá kinh doanh của Canađa, bắt tay được sử dụng khi chào hỏi hay giới thiệu. Khi tiếp xúc với người Canađa, bạn cần phải tỏ ra rất cởi mở và thân thiện. Khi nói chuyện bạn cũng nên nhìn thẳng một cách tự nhiên vào đối phương để thể hiện thái độ chân thành, tôn trọng và sự quan tâm tới điều họ nói. Bạn không được chỉ tay vào một người nào đó, cử chỉ này bị coi là thiếu sự tôn trọng họ. Người Canađa cũng có cử chỉ rất lịch thiệp là giữ cửa cho người vào sau. Thứ tự tên của người Canađa là tên thánh- tên đệm- tên họ. Cũng như văn hóa kinh doanh của các nước khác, bạn cũng cần phải gọi tên đối tác Canađa một cách kính cẩn thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với họ. Thông thường thì cần phải thêm chức danh vào trước tên họ, hoặc nếu không thì phải thêm vào cách gọi "ông" hay "bà" vào trước tên họ. Về vấn đề gọi tên bạn cần phải hết sức lưu ý đối với trường hợp của những người Canađa nói tiếng Pháp. Với những người này, bạn cần phải thêm cách gọi "ông", "ngài" hay "bà" vào trước tên họ. Đồng thời bạn cũng phải chú ý phát âm đúng các tên. Bạn cũng có thể gọi tên của họ nhưng chỉ khi nào được họ yêu cầu.
Danh thiếp: Canađa có 2 ngôn ngữ chính thống, đó là tiếng Anh và tiếng Pháp, các cơ quan Chính phủ liên bang làm việc với cả 2 ngôn ngữ này. Rất nhiều các tổ chức Canađa đòi hỏi các tài liệu cần phải có cả tiếng Anh và tiếng Pháp. Chính vì vậy tốt hơn cả là trong danh thiếp của bạn phải in cả bằng tiếng Anh và tiếng Pháp.
Gặp gỡ, đàm phán: Khi tới một cuộc hẹn xã giao, bạn có thể tới muộn, tuy nhiên không được muộn quá 30 phút. Tuy nhiên trong các cuộc hẹn bàn về công việc kinh doanh, yếu tố đúng giờ là yếu tố hàng đầu, mặc dù có thể đối tác Canađa có thể tới muộn. Nếu bạn đến muộn, phải kịp thời điện thoại thông báo cho đối tác của mình biết. Giờ hành chính của cơ quan ở Canađa là từ 9h tới 17h từ thứ 2 đến thứ 6, tuy nhiên thời gian làm việc thực tế thường kéo dài hơn. Thời gian thích hợp để sắp xếp cuộc hẹn là vào các buổi sáng. Một điểm nữa cần chú ý khi ghi ngày tháng sắp xếp cuộc hẹn là: ở Canađa, người ta ghi ngày tháng theo thứ tự: ngày- tháng- năm như Việt Nam. Trong các buổi họp kinh doanh thường có không khí rất trang trọng, vì thế bạn cũng cần phải giữ tư thế trang nghiêm, nghiêm túc. Ttrong các buổi họp đều mang tính chất dân chủ, bạn có thể bày tỏ ý kiến của mình, điều này tạo ra không khí trao đổi thẳng thắn và mục đích nhanh chóng là đi đến thoả thuận. Khi giải quyết một vấn đề hay đưa ra một vấn đề các nhà kinh doanh Canađa thường căn cứ trên cơ sở thực tế và kinh nghiệm, ít dựa trên cảm giác chủ quan của bản thân mình. Họ giải quyết vấn đề rất thực tế và cũng ra quyết định khá nhanh chóng. Mọi quyết định đều phải tuân thủ theo những quy định của công ty. Việc thay đổi người thương thuyết không phải là điều cấm kỵ trong văn hóa kinh doanh của Canađa. Người Canađa không đánh giá cao và không coi trọng những lời nói hoa mỹ, phô trương, cường điệu.
Ăn uống: Việc tổ chức các buổi chiêu đãi cũng như tiệc kinh doanh rất phổ biến ở Canađa. Khi đến một bữa tiệc chiêu đãi xã giao, bạn có thể đến muộn song không được muộn quá 15 phút. Người Canađa chỉ mời những vị khách rất danh dự đến nhà mình dùng bữa, thường là bữa tối. Bạn chỉ được phép ăn khi chủ nhà đã bắt đầu ăn, và cần phải mời mọi người những món ăn chính trước khi tự ăn. Khi bạn không muốn ăn gì đó, bạn chỉ cần từ chối lịch sự, điều đó là bình thường và không bị coi là bạn không tôn trọng chủ nhà. Bạn cũng phải hết sức chú ý trong việc sử dụng dao và dĩa. Người Canađa sẽ đánh giá rất cao về bạn nếu sau bữa tối đó, bạn gọi điện hoặc gửi thư cảm ơn họ.
Một số điều cần lưu ý khác: Có thể tặng quà đối tác của mình khi kết thúc một giao dịch. Món quà không nên đắt tiền, người Canađa thường thích những món quà bạn mang tới từ đất nước của bạn. Ở Canađa, người ta cũng khá coi trọng địa vị của một người Không tác giả 18/05/2010. van hóa kinh doanh tại Canada.đọc từ:
.
2.1.4 Điều kiện tự nhiên
Canađa thuộc khu vực Bắc Mỹ là quốc gia có diện tích lớn thứ hai trên thế giới. Đất nước này năm trên châu lục được bao bọc bởi hai đại dương. Do đó việc vận chuyên hàng hóa từ Việt Nam sang Canađa chỉ có thể bằng đường biển hoặc hàng không làm tốn nhiều chi phí và thời gian.
Điều kiện tự nhiên Việt Nam thích hợp cho sự phát triển của cây dừa từ đó có thể đảm bảo được nguồn cung nguyên liệu.
2.1.5 Kỹ thuật công nghệ
Do đặc thù của sản phẩm là được làm từ đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân mà làm cho sản phẩm thêm phong phú, đa dạng. Nên kỹ thuật công nghệ không ảnh hưởng nhiều đến quy trình sản xuất sản phẩm.
2.2 MÔI TRƯỜNG VI MÔ
2.2.1 Khách hàng
Hiện nay người có nhu cầu lớn trong việc sử dụng hàng thủ công mỹ nghệ. Họ thích sử dụng những sản phẩm này vì họ muốn quan tâm đến truyền thống văn hóa nước ngoài, tạo phong cách sống mới phát sinh từ việc tăng đi du lịch và mở rộng các kênh truyền hình về truyền thống văn hóa các nước khác.
Bên cạnh nhu cầu đó thì người Canađa cũng luôn đòi hỏi sản phẩm vừa có tính sáng tạo chất lượng cao và bền mà giá cả lại không đắt đỏ. Nắm bắt được đặc điểm này công ty có thể tìm cách sản xuất ra mặt hàng phù hợp với nhu cầu của thị trường này Không tác. Không ngày tháng. Thị trường hàng thủ công mỹ nghệ tại Cannađa (trực tuyến). đọc từ
.
2.2.2 Nhà cung cấp
Nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào từ dừa để sản xuất ra sản phaamrr là tương đối ổn định. Công ty có sự liên kết chặt chẽ với những nhà cung cấp này. Ngoài ra để đảm bảo được nguồn cung ổn định cho thị trường xuất khẩu công ty còn liên kết với các cơ sở Hưng Tiến, Trần Ngọc Tuấn Phước Sang. Với mối quan hệ lâu dài và luôn giữ uy tín nên công ty được lòng tin từ các nhà cung cấp và có mối quan hệ khăng khít có thể điều chỉnh được lượng cung.
2.2.3 Đối thủ cạnh tranh
Canada là thị trường tiềm năng lớn nên thu hút được nhiều nhà xuất khẩu mặt hàng TCMN do dó tính cạnh tranh ở thị trường này cao.Các đối thủ mạnh mà công ty phải đối mặt là các nhà xuất khẩu đến từ Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp, Ấn Độ, Đài Loan. Đây là các công ty đến từ những quốc gia phát triển sản phẩm của họ có chất lượng cao, kiểu dáng và mẫu mã đẹp. Nên công ty chỉ có thể xuất khẩu sang thị trường này những sản phẩm cóp chất lượng, an toàn, mà thể hiện sụ sáng tạo đặc sắc để có thể phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
2.2.4 Sản phẩm thay thế
Sản phẩm TCMN ra đời để thauy thế các sản phẩm trang trí bằng nhựa, do đó sản phẩm thay thế mới hiện nay chưa ảnh hưởng. Nhưng do đây là sản phẩm dung để trang trí chứ không phải sản phẩm cấp thiết nên có thể dễ dàng bị thay thế. Để sản phẩm có thể phát triển tốt sản phẩm làm ra phải có vòng đời ngắn để có thể thay đổi kịp thời với thị hiếu của người tiêu dùng.
2.2.5 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Do đây là ngành nghề truyền thống việc sản xuất không đòi hỏi có nhiều vốn do đó khả năng xâm nhập vào ngành là khá cao. Việc xuất khẩu san thị trường Canađa là khá gay gắt đòi hỏi phải có kinh nghiệm, tài lực thì doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất trong nước mới có thể xâm nhập thị trường này. Còn đối với các công ty nước ngoài hầu như cũng đã có mặt rất nhiều nên họ đã trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Nguy cơ đối thủ tiềm ẩn tại thị trường Canađa từ các công ty trong và ngoài nước không cao.
2.3 MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ
2.3.1 Hoạt động đầu vào
Hàng năm công ty sản xuất khoảng 324.000 sản phẩm làm từ dừa. Nguồn nguyên liệu cần có khoảng 500 tấn nguyên liệu thu mua từ các nhà cung cấp là các vựa nguyên liệu, tiêu thụ gần 225.000 sản phẩm từ các cơ sở liên kết với công ty để xuất khẩu. Doanh thu hằng năm khoảng 1,15 triệu USD.
2.3.2 Hoạt động sản xuất
Công ty có 4 cơ sở sản xuất với khoảng 200 lao động lành nghề. Nguyên liệu sau khi được mua về sẽ xử lý và phân bố các loại phù hợp vào các phân xưởng. Sản lượng hàng năm khoangr314.000 cái.
2.3.3 Hoạt động đầu ra
Công ty có cá đại lý chính thức ở Mỹ, Anh, Pháp. Công ty sẽ phân phối sản phẩm cho các nhà nhập khẩu ở thị trường mới để họ giúp công ty mang sản phẩm đến người tiêu dung. Nhưng khi phân phối phải giữ đúng thương của công ty.
Siêu thị
Đại lý độc quyền
Công ty
Nhà nhập khẩu
Chợ bán lẻ
Của hàng bách hóa
Người tiêu dùng
Hình 2 sơ đồ hoạt động đầu ra của công ty
2.3.4 Các chỉ số tài chính
Bảng 1 các chỉ số tài chính công ty
stt
Các chỉ số tài chính
dvt
Năm 2009
Năm 2010
1
Khả năng thanh toán hiện hành (Rc)
Lần
1.9
1.85
2
Khả năng thanh toán nhanh ( Rq)
Lần
1.05
1.21
3
Tỷ số nợ
%
49.3
52.4
4
Số vòng quay phải thu
Vòng
4.7
4.9
5
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản
Lần
1.24
1.36
6
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu
%
6.2
6.5
7
Tỷ suất sinh lời trên tài sản
%
5.9
6.2
Công ty có khả năng huy động tốt nguồn vồn. Do đó có thể công ty cũng có sức mạnh về tài chính.
2.3.5 Marketing và nghiên cứu phát triển
Công ty luôn nghiên cứu để có thể tìm ra những sản phẩm vừa mang tính sáng tạo mà không phá đi nát truyền thống văn hóa của người Việt Nam nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng.Sau khi có sản tốt công ty sẽ quảng bá hình ảnh sản phẩm đến với thị trường trong nước và thế giới qua website; www.thanhlongbentre.com luôn cập nhật thông tin mới về sản phẩm và công ty để khách hàng có thể tìm hiểu. Bên cạnh đó công ty cũng thaqm gia nhiều hội chợ triển lãm để mang hình ảnh thiết thực của sản phẩm đến khách hàng.
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
3.1 Sư mệnh
Mang sản phẩm từ thiên nhiên đến với ngôi nhà nhằm làm tăng giá trị cuộc sống của khách hàng
3.2 Nhiệm vụ
Xây dựng và phát triển thương hiệu TCMN từ dừa của Việt Nam mở rông kênh phân phối trong và ngoài nước.
Đào tạo đội ngũ nhân viên có tay nghề cao đủ khả năng sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao chất lượng công tác quản lý.
Phải đa dạng hóa sản phẩm.
Xây dựng hệ thống quản lú chất lượng từ đầu vào đến đầu ra nhằm đảm bảo được chất lượng sản phẩm.
3.3 Mục tiêu chiến lược
Mục tiêu chiến lược: Xâm nhập và phát triển thị trường Canađa vào năm 2011. Nâng cao thị phần xuất khẩu tại thị trường Bắc Mỹ lên 3% đến năm 2015.
Mục tiêu cụ thể;
Tăng thị phần xuất khẩu và tăng lợi nhuận cho công ty.
Giải quyết được nhu cầu lao động địa phương, nâng cao tay nghề lao động.
Nâng cao giá trị của cây dừa.
3.4 Xây dựng các phương án chiến lược
Các phương án chiến lược sẽ được xây dựng dựa trên ma trận SWOT
SWOT
Cơ hội- O
O1: Nhu cầu về sản phẩm TCMN tại Canađa cao
O2: Chính sách thông thoáng về kinh tế giữa Việt Nam và Canađa
O3: Chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện để các doanh nghiệp xuất khẩu
O4: Tình hình an ninh chính trị Canađa khá ổn định
Thách thức- T
T1 Khách hàng đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm
T2 Tính cạnh tranh tại thị trường này cao
T3 Nhiều quy định về bao bì nhãn mác
Điểm mạnh- S
S1 Đảm bảo được nguồn cung nguyên liệu
S2 Nguồn lao động có tay nghề cao, tạo nhiều sản phẩm sáng tạo
S3 Có kinh nghiệm trong việc kinh doanhh quốc tế.
S4 Sản phẩm có khả năng cạnh tranh về giá.
S5 Tài chính công ty mạnh
Nhóm chiến lược SO
S1,S2,S4 + O1,O2,O4
Tăng công suất để tiếp cận thị trường mới vì nhu cầu tại thị trường cao
Phát triển thị trường
S3,S5 + O1,O2,O4
Sau khi phát triển thị trường sử dụng lợi thế mở các đại lý bán trực tiếp cho người tiêu dung.
Tích hợp dọc về phía trước
Nhóm chiến lược ST
S2,S3,S4 + T1,T2,T3
Tăng tính sáng tạo và khả năng cạnh tranh về giá để tránh các nguy cơ
Phát triển sản phẩm
Điểm yếu – W
W1 Thương hiệu chưa được nhiều người biết đến.
W2 Kênh phân phối chưa rộng
Nhóm chiến lược WO
W1,W2 + O1,O4
Tận dụng nhu cầu thị trường cao đưa sản phẩm tiếp cận thị trường.
Phát triển thị trường
Nhóm chiến lược WT
W1,W2 + T1
Mở các đại lý tìm kiếm đối tượng khách hàng mới sau khi có mặt tại thị trường
Thâm nhập thị trường
Hình 3 Ma trận swot của công ty
Chiến lược phát triểm thị trường: để có thể mang sản phẩm đến thị trường Canađa công ty có thể liên kết với các nhà nhập khẩu hoặc các nhà phân phối tại thị trường này để sản phẩm có thể tiếp cận với thị trường. Từ việc phối hợp các điểm mạnh đảm bảo được nguồn cung, có khả năng cạnh tranh về giá và tính sáng tạo của sản phẩm với nhu cầu của thị trường cao, chính sách thông thoáng kinh tế giữa hai nước để thực hiện chiến lược phát triển thị trường và đây phải là chiến lược đầu tiên.
Chiến lược phát triển sản phẩm: sử dụng điểm mạnh về khả năng cạnh tranh về giá của công ty và sự sáng tạo trong việc tạo ra sản phẩm mà cải tiến chất lượng sản phẩm để có thể đáp úng được yêu cầu khắc khe của khách hàng, tăng lợi thế cạnh tranh của sản phẩm.
Chiến lược thâm nhập thị trường: vì điểm yếu của công ty là thương hiệu chưa mạnh và kênh phân phối chưa rộng nên sử dụng chiến lược thâm nhập thị trường bằng cách đẩy mạnh marketing, phân phối để nâng cao uy tín thương hiệu, mở rộng các kênh phân phối tạo thế cạnh tranh mạnh hơn.
Chiến lược tích hợp dọc về phía trước: sau khi sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường công ty sẽ mở các đại lý đọc quyền để phân phối trực tiếp cho các chợ, siêu thị, của hàng bách hóa và cả người tiêu dùng.
3.5 Triển khai các phương án chiến lược
Tiến hành đăng ký nhãn hiệu ở Canađa để được bảo vệ thương hiệu
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu làm đa dạng sản phẩm, tăng tính sáng tạo.
Sau khi sản phẩm thâm nhập thị trường sẽ đào tạo thêm một số cán bộ quản lý chuyên môn để mở các đại lý độc quyền tại Canađa.
Đầu tư thêm cơ sở sản xuất để tăng sản lượng.
Tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế, hội chợ thương mại đẻ tăng hình ảnh của công ty đến khách hàng.
3.6 Kiểm tra và đánh giá
Kiểm tra quy trình sản xuất sản phẩm nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, thống kê kết quả xuất khẩu sang thị trường Canađa thông qua bảng bào cào kết quả kinh doanh. Xác định thị phần xuất khẩu của công ty ở thị trường này và giá trị xuất khẩu mang về.
Đo lường mức độ hài lòng của khách hàng về sản phẩm của công ty thông qua các cuộc phỏng vấn, bản thu thập ý kiến từ khách hàng.
3.7 Ước lượng doanh thu
Ta có thể ước lượng giá trị xuất khẩu sang thị trường Canađa mà công ty thu về qua các năm từ 2011- 2013 như sau:
Bảng 2: ước lượng doanh thu tại thị trường Canada từ 2011-2013
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Sản lượng
Nghìn cái
150
250
300
Doanh thu
Nghìn USD
420
730
910
Năm 2011: do sản phẩm của công ty mới tiếp cận thị trường nên dù có sự sáng tạo về kiểu dáng và có khả năng cạnh tranh về giá nhưng sản lượng tiêu thụ có thể vẫn không nhiều khoảng 150.000 cái đạt doanh thu khoảng 420.000 usd.
Năm 2012: khi sản phẩm đã tiếp cận thị trường được người tiêu dùng biết đến nhiều , uy tín thương hiệu được nâng cao, lúc này sản lượng tiêu thụ sẽ tăng lên khoảng 250.000 cái với doanh thu mang lại khoảng 730.000 usd.
Năm 2013: khi sản phẩm có chỗ đứng trong lòng khách hàng, công ty đã mở được các đại lý đọc quyền tại thị trường Canađa để cung cung cấp trực tiếp cho khách hàng, siêu thị, chợ bán lẻ, các của hàng bách hóa. Với nhiều kênh phân phối kết hợp với việc đẩy mạnh marketing làm cho sản lượng tiêu thụ tăng lên đến mức 300.000 cái và doanh thu khoảng 910.000 usd.
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN
Thị trường Canađa là một thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng, lượng nhu cầu lớn. Tuy có sự cạnh tranh cao và đòi hỏi của khách hàng về đặc điểm, chất lượng sản phẩm là cao, giá cả không đắt đỏ. Điều này mở ra cơ hội kinh doanh lớn cho công ty TNHH TM THANH LONG vì công ty có thế mạnh trong việc sản xuất ra những sản phẩm nhiều sáng tạo mà giữ được nét truyền thống quý báu lại có chi phí sản xuất thấp nên khả năng thành công ở thị trường này là khá lớn.
Công ty có thể sử dụng lần lượt các chiến lược phát triển thị trường để mở ra thị trường mới tại Canađa sau đó tiếp tục phát triển sản phẩm để phù hợp hơn nhu cầu khách hàng, thâm nhập thị trường, tích hợp dọc về phía trước để mở các đại lý tiến gần đến khách hàng thông qua các chợ, siêu thị, cửa hàng bách hóa và trực tiếp đến người tiêu dùng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Không tác. Không ngày tháng. Thị trường hàng thủ công mỹ nghệ tại Cannađa (trực tuyến).đọc từ
Không tác giả 18/05/2010. van hóa kinh doanh tại Canada.đọc từ:
Không tác giả. Không ngày tháng. (trục tuyến). đọc từ
Không tác giả. Không ngày tháng ( trực tuyến). đọc từwww.vietrade.gov.vn/...canada/688-mot-so-dieu-can-biet-khi-kinh-doanh-tai-canada.html
Mục Lục
Danh mục bảng
Bảng 1 các chỉ số tài chính công ty 6
Bảng 2: ước lượng doanh thu tại thị trường Canada từ 2011-2013 10
Danh muc hình
Hình 1 Một số sản phẩm trang trí của công ty 1
Hình 2 Sơ đồ hoạt động đầu ra của công ty 6
Hình 3 Ma trận swot của công ty 9
Nguyễn Văn Tính
DH8QT
DQT073408
Sự thất bại trong kinh doanh quốc tế
do thiếu hiểu biết về môi trường pháp luật
Trước xu thế toàn cầu hóa, các các doanh nghiệp trong và ngoài nước có nhiều cơ hội để phát triển song cũng gặp không ít khó khăn. Một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường quốc tế phải đối mặt với vô số những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của mình. Một trong những yếu tố nan giải nhất đó chính là pháp luật. Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong kinh doanh quốc tế phụ thuộc phần lớn vào doanh nghiệp có am hiểu các chính sách, các luật lệ của nước sở tại hay không. Cho dù doanh nghiệp đóng ở đâu cũng phải chịu ảnh hưởng của hệ thống luật pháp và các chính sách của chính phủ nước đó.
Thất bại trong việc nghiên cứu yếu tố môi trường pháp luật và những ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh doanh sẽ dẫn đến những hậu quả không lường trên thị trường quốc tế. Sau đây có thể thấy được sự đau đớn của các doanh nghiệp kinh doanh thất bại do thiếu hiểu biết về môi trường pháp luật:
Thời báo Kinh tế Việt Nam số ra ngày 12.1.2001 đưa tin: Đêm ngày 5.1.2001 cảnh sát Indonesia đã bắt giữ 3 giám đốc điều hành của công ty bột ngọt lớn nhất của Nhật đóng tại Indonesia PT Ajinomoto vì đã sử dụng một loại enzim của lợn để sản xuất mì chính, vi phạm quy định về thực phẩm của đạo Hồi. Công ty này đã bị đình chỉ hoạt động trong 3 tuần. Chính phủ Indonesia và Hội đồng Hồi giáo Ulamad Indonesia (MUI) đã quyết định buộc công ty PT Ajnomoto phải mua lại toàn bộ số mì chính đang lưu hành trên thị trường (khoảng 3.000 tấn). Vụ này đã gây thiệt hại cho công ty hàng chục tỷ Rupiad và còn bị đe doạ rút giấy phép hoạt động tại Indonesia và vào thời điểm đó giá cổ phiếu của hãng Ajinomoto tại thị trường chứng khoán Tokyo đã sụt tới 30 điểm. Bên cạnh việc tổn thất về tiền thì còn để lại trong long khách hàng không tốt làm giảm hình ảnh của công ty.
Bài học khá đau đớn khác là đối với công ty XNK Đà Nẵng là khi xuất khẩu một lô hàng mây tre đan sang Australia mà không biết quy định về pháp lý là hàng hoá phải được hun trùng trước khi đưa vào cảng Australia. Kết quả là toàn bộ lô hàng không được chấp nhận và bị bắt huỷ tại chỗ. Thiệt hại ở đây không chỉ đối với hàng hoá mà doanh nghiệp còn phải chịu toàn bộ chi phí huỷ lô hàng. Chi phí này lớn hơn trị giá lô hàng. Những quy định về pháp lý đối với hàng hoá đưa vào Australia rất nghiêm ngặt nhất là hàng tươi sống.
Một xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu ở TP.HCM trong nhiều năm cố gắng mà vẫn chưa khai thông được xuất khẩu vịt đông lạnh sang Hàn Quốc cho dù có sự can thiệp của nhiều bộ, nhiều ngành. Khi nghe tin vịt ở Việt Nam bị mắc dịch bệnh, phía Hàn Quốc đã cho người kiểm tra và phát hiện một số con vịt bị dính bệnh. Hàn Quốc lập tức không cho nhập khẩu vịt đông lạnh từ Việt Nam do những quy định rất nghiêm ngặt về vệ sinh thực phẩm ở Hàn Quốc. Sau đó, mặc dù cơ quan thú y Việt Nam đã có thông báo xác nhận không còn tình trạng dịch bệnh gia súc, gia cầm tại TP.HCM và Xí nghiệp chế biến vịt đông lạnh này đã đạt tiêu chuẩn vệ sinh song phía Hàn Quốc vẫn không chấp nhận nhập khẩu trở lại.
Trường hợp 480 tấn dưa hấu của Việt Nam xuất khẩu sang Indonesia bị trả lại cũng là do không biết về quy định pháp lý đối với hàng hoá tươi sống nhập khẩu vào Indonesia. Hàng hoá tươi sống nhập khẩu vào Indonesia phải có giấy chứng nhận của Công ty giám định Thuỵ Sĩ (SGS). Nhưng khi đưa dưa hấu vào Indonesia, Việt Nam lại lấy chứng nhận của Công ty giám định Việt Nam VINACONTROL Đỗ Thị Loan.22/12/2008. Ảnh hưởng của môi trường pháp luật trong kinh doanh quốc tế (trực tuyến). Đọc từ:
.
Từ những ví dụ về các bài học thất bại nêu trên có thể cho thấy được tầm quan trọng của yếu tố pháp luật trong kinh doanh quốc tế. Việc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyenvantinh8qt1-dqt073408-chien luocxuatkhauhangTCMNtuduasangCanada.doc