Cùng với gạo, cà phê là mặt hàng được xếp vào câu lạc bộ xuất khẩu một tỉ$, và luôn là mặt hàng chủ lực của Việt Nam trong chiến lược xuất khẩu.Có thể nói trong tất cả các mặt hàng nông sản thì cà phê có lẽ được thị trường Eu chấp nhận và nhập khẩu nhiều nhất. Tại Bỉ chiếm 10,1% thị trường nhập khẩu, Pháp chiếm 48,5%, Đức chiếm 57%, Italy chiếm 49,6%, Tây Ban Nha chiếm 53,9%, Anh chiếm 64,2%. Tuy nhiên nếu so với nhu cầu hàng năm của người tiêu dùng EU,con số này mới đáp ứng 4% - 5%.
Tuy nhiên với cà phê thì giá không còn là ảnh hưởng lớn nữa. Ảnh hưởng lớn nhất là do những biện pháp và quy định khắt khe của Eu mà cà phê của ta đã bị thải loại một khối lượng vô cùng lớn trên thị trường này, gây tổn thất về kinh tế cho chúng ta đồng thời làm ảnh hưởng đến hình ảnh cà phê của chúng ta trên thế giới. Gián tiếp ảnh hưởng đến giá cả cà phê chúng ta ở các thị trường khác. Niênvụ 2005-2006,hơn 600 nghìn bao cà phê Việt Nam bị thải loại ở cảngAntwerrp(Bỉ).Cũng trong năm này tiêu chuẩn cà phê quốc tế
43 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2361 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách bảo hộ nông sản của EU - Khả năng xâm nhập của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khẩu vào thị trường EU sẽ đạt được 17,2% kim ngạch xuất khẩu tương ứng với 8-8,5 tỷ USD
3).Ảnh hưởng của chính sách bảo hộ hàng nông sản của EU đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam
Chính sách bảo hộ hàng nông sản của EU với Việt Nam nằm trong chính sách với các nước đang phát triển, hợp tác trong khuôn khổ Việt Nam là thành viên của ASEAN, WTO.Các biện pháp bảo hộ của EU bao gồm các biện pháp thuế quan và các biện pháp phi thuế,theo như tìm hiểu ở trên chúng tôi nhận thấy một số ảnh hưởng của chính sách này đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam như sau:
3.1 Ảnh hưởng chung
3.1.1 Ảnh hưởng của các biện pháp bảo hộ bằng thuế quan:
EU bảo hộ hàng nông nghiệp sản xuất trong khối bằng cách đánh thuế cao và sử dụng hạn ngạch thuế quan đối với một số nông sản nhập khẩu như gạo, đường, chuối, sắn lát…
Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, thị trường EU tương đối mở hơn với các sản phẩm phi nông nghiệp và trong một chừng mực nào đó bảo hộ đối với các sản phẩm công nghiệp, chẳng hạn mức bảo hộ thuế quan của các sản phẩm nông sản là từ 10- 16,5%, trong khi đó với các mặt hàng công nghiệp chế biến, các mặt hàng lương thực thực phẩm, mức thuế trung bình lại khoảng 6,4%.
Doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu nông sản vào EU sẽ gặp rất nhiều khó khăn ,đặc biệt là với những doanh nghiệp xuất khẩu gạo và đường vì đây là những mặt hàng có mức thuế rất cao.
Dù hầu hết các mặt hàng nông sản của Việt Nam đều tận dụng lợi thế lao động rẻ, dồi dào và tài nguyên thiên nhiên phong phú vì vậy nên giá cả của các mặt hàng này so với giá thế giới rẻ hơn một cách tương đối. Nhưng khi EU đánh thuế cao đối với hàng nông sản Việt Nam thì lợi thế này bị triệt tiêu đáng kể và sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam so với hàng nông sản của các nước khác xuất khẩu vào EU và so với chính hàng nông sản của các nước nội khối EU cũng giảm.
3.1.2 Ảnh hưởng của các biện pháp phi thuế quan
Thương mại nông nghiệp là một lĩnh vực bị bóp méo nhiều nhất trong thương mại quốc tế. Nhiều nước phát triển với thu nhập tính theo đầu người rất cao vẫn hỗ trợ những người nông dân nước họ thông qua một loạt các biện pháp chính sách phức tạp như thuế quan phân biệt đối xử hàng nông sản nhập khẩu và trợ cấp để phát triển sản xuất và xuất khẩu, giảm chi phí sản xuất. Những biện pháp hỗ trợ này đang tạo ra những rào cản rất lớn cho các nước đang phát triển trong việc tiếp cận thị trường các nước phương Bắc.
* Biện pháp trợ cấp nông nghiệp
Là khu vực duy nhất có một chính sách nông nghệp và cơ chế hợp tác rõ ràng nhất với thế giới bên ngoài EU có cơ chế riêng cho ẤN Độ, Trung Quốc và một số nước đang phát triển.EU có 6 ưu đãi trong quan hệ với châu á .Song còn nhiều trở ngại tồn tại trong quan hệ EU với các nước đang và kám phát triển.Trong đó trở ngại lớn nhất là vấn đề trợ cấp nông sản của EU.
Trợ cấp xuất khẩu cho nông sản là một chủ đề chính trong các tranh chấp thương mại quốc tế; và tác động bóp méo của trợ cấp xuất khẩu trên thị trường thế giới, cả về giá và sự bất ổn định thị trường chung, là tương đối lớn
Hiện EU là khu vực trợ cấp xuất khẩu lớn nhất thế giới, điều này cho phép nông sản của khối có thể cạnh tranh với sản phẩm rẻ tiền từ các quốc gia đang phát triển.
- Việc trợ cấp xuất khẩu của các nước phát triển là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng rớt giá của nông sản.
Do được hỗ trợ, nông dân của các nước giàu thường có xu hướng sản xuất nhiều hơn mức cần thiết dẫn tới dư thừa trong nước. Nguồn cung dư thừa này tiếp tục được tung ra thị trường thế giới, nó lại được hưởng thêm trợ cấp xuất khẩu khiến cho giá cả thế giới tụt xuống gần bằng hoặc thậm chí còn thấp hơn giá thành sản xuất ở các nước đang phát triển. Hầu như 60% tiền trợ cấp mà các nước giàu hỗ trợ nông dân của họ qua nhiều chính sách khác nhau song cuối cùng cũng chỉ với mục đích là hạ giá nông sản xuống ví như việc nông dân Arthur Hill ở Anh có thể sẽ nhận được số tiền trợ cấp 100.000 bảng Anh tương đương với hơn 2,9 tỉ đồng đã là một chênh lệch quá lớn đối với nông dân các nước nghèo.
- Việc trợ cấp cho ngành nông nghiệp bởi nó đã làm đảo lộn giá cả trên thị trường và tạo ra một môi trường cạnh tranh không công bằng.
Nông sản EU được chính phủ trợ cấp quá nhiều Theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) năm 2006, những nước giàu nhất thế giới trong đó có các nước EU đã chi cho nông dân số tiền 280 tỉ USD để hỗ trợ, bảo vệ giá nông sản. Chính những biện pháp trợ cấp như vậy đã khiến cho các mặt hàng nông sản của các nước nghèo như Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Châu Âu gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với nông sản nội địa.Trong khi đó,trong bản cam kết Việt Nam ký với EU về bảo hộ nông nghiệp của Việt nam, mức thuế đối với hàng nông sản của Việt Nam được áp dụng là rất thấp(24%).Nhưng khi vào thị trường EU hàng nông sản Việt Nam đã phải chịu mức thuế cao,tiếp đó lại phải đối mặt với chính sách trợ cấp nông nghiệp cao của khối này nên doanh nghiệp Việt Nam gặp phải rất nhiều khó khăn. Hàng nông sản Việt Nam có thể rơi vào tình huống phải tăng giá và tỷ trọng xuất khẩu giảm hoặc giữ giá thấp để tăng sức cạnh tranh nhưng kim ngạch xuất khẩu sẽ giảm. Như vậy người có lợi nhất là các nông dân ở các nước thuộc khối EU và người thiệt thòi nhất là các nông dân Việt Nam
- Gia tăng khoảng cách giàu nghèo
Mặc dù thương mại nông sản chỉ chiếm 8% thương mại toàn thế giới, song tạo nguồn thu nhập chính cho khoảng 2,5 tỷ người dân ở các nước đang phát triển. Người nông dân ở các nước nghèo khó có thể cạnh tranh được với nông dân các nước giàu như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản vốn nhận được các khoản trợ cấp xuất khẩu khổng lồ.. Do đó đã nghèo lại càng nghèo thêm Khoảng cách giàu nghèo giữa Bắc và Nam đang ngày một giãn rộng. Hai thế kỷ trước, khoảng cách thu nhập giữa Anh, nước giàu nhất thế giới và châu Phi nghèo khổ là 3 lần. Khoảng cách đó hiện nay là 80 lần
* Hàng rào kỹ thuật
Bên cạnh mục đích bảo hộ ngành sản xất nông nghiệp trong nước bảo vệ sức khoẻ cho người tiêu dung là điều cực kì quan trọng đối với Eu. Vì thế thị trường EU có yêu cầu rất cao về chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, bao bì, mẫu mã. Các biện bảo vệ truyền thống đang nhường bước cho một thế hệ các quy định mới. Sự khác biệt giữa rào cản về kĩ thuật so với các trào cản trước đây là ở chỗ các quy định và thủ tục mới ra đời từ mối quan tâm chung của cả chính phủ và người tiêu dung đối với các vấn đề an toàn sức khoẻ, chất lượng và môi trường. Trong khi đó nền nông nghiệp nước ta vốn có trình độ phát triển thấp,chất lượng nhiều loại nông sản, đặc biệt là nông sản qua chế biến còn kém, công nghệ bảo quản sau thu hoạch chưa cao, mẫu mã bao bì còn quá sơ sài, đơn điệu, khó mà đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường. Bên cạnh đó khả năng nắm bắt thông tin và hiểu biết luật quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, do vậy xuất khẩu nông sản Việt Nam sẽ gặp khó khăn lớn.
3.2 Ảnh hưởng đến một số mặt hàng cụ thể
3.2.1 Gạo
Gạo là nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đứng thứ hai thế giới, có mặt và tạo uy tín tại nhiều thị trường trên thế giới như: Philippines, Singapore, Malaysia, Indonesia và những thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản.
Sau 17 năm tham gia thị trường thế giới, phẩm cấp và giá xuất khẩu gạo của nước ta có tiến bộ rõ rệt. Một phần là do yêu cầu của thị trường nên chất lượng gạo phải ngày một nâng cao thì mới thoả mãn nhu cầu của nước nhập khẩu. Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng của đã là một định hướng quan trọng cho chất lượng gạo Việt Nam. Và trong quá trình cạnh tranh với gạo của các quốc gia khác vào thị trường Eu đã nâng cao hơn rất nhiều khả năng cạnh tranh của mặt hàng gạo, vốn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của chúng ta.
Tuy nhiên những chính của Eu đá làm cho xuất khẩu gạo gặp không it khó khăn và thiệt hại. Đầu tiên phải tính đến mức thuế nhập khẩu mà Eu áp cho gạo Việt Nam, mức thuế 100% đã làm giảm rất lớn khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam, nhất là mặt giá cả, vốn là một trong những lới thế của hàng Việt Nam.Việc áp dụng hạn ngạch thuế quan theo thị trường đối với mặt hàng gạo những năm trước đây của Eu cũng là một cản trở cho gạo của chúng ta. Eu áp dụng hạn ngách ưu đãi với một số nước như Hoa kì, Oxtraylia, Thái lan và Guane, còn chỉ dành 100 ngàn tấn cho mọi xuất sứ. Việt Nam chỉ có thể xuất khẩu và 100 ngàn tấn nói trên mà thôi.
Tuy nhiên nếu gạo của chúng ta mà đáp ứng được yêu cầu của thị trường Eu cũng như thị hiếu ngưòi tiêu dùng ở đó thì cũng vẫn có thể dễ dàng vào thị trường Eu. Nhưng do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân là do đặc điểm kinh tế của nước ta(vẫn còn nghèo nên chưa đủ cơ sở vật chất phục vụ chế biến xuất khẩu) có những nguyên nhân khách quan( như điều kiện tự nhiên khí hậu) nên chất lượng gạo của chúng ta vẫn không sánh được với gạo của Thái Lan. Đồng thờii mẫu mã bao bì nhãn mác còn đơn điệu, Đặc biệt là gạo của chúng ta chưa có những thương hiệu nổi tiếng làm cho người tiêu dùng có thể tin tưởng tuyệt đối. Trong khi yêu cầu của Eu lại quá cao về những vấn đề này. Mặc dù trên thực tế có thể không phải loại hàng gạo nào chất lượng của chúng ta cũng kém Thái lan, có thể vì chúng ta chưa có hệ thống tiêu chuẩn chất lượng hợp lí để kiểm định đánh giá. Vấn đề bao bì nhãn hiệu hây kể cả thương hiệu cũng không ảnh hưởng lớn lắm đến chất lượng gạo(nếu không muốn nói là không ảnh hưởng, mà chỉ là công cụ cho quảng cáo marketing…) Nhưng nó đã ảnh hưởng không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu gạo của nước ta, cũng như làm cho giá gạo của chúng ta luôn bị thấp hơn giá gạo của các nước xuất khẩu khác.
Trong 5 năm từ 2001-2005 Việt Nam xuất khẩu tổng cộng trên 20 triệu tấn,tổng thu về gần 4,5 tỉ USD. Nhưng trong khi giá cả bình quân của các nước so với bình quân thế giới thấp nhất cũng trên 91,6% ,cao nhất là 120%,thì giá bình quân của chúng ta lại chưa lúc nào vượt quá 80%,giá bình quân của thế giới (220USD/tấn) một cái giá thấp nhất trong số các nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới
3.2.2 Chè
Cùng trong nhóm hàng có sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cùng tăng trong tháng đầu tiên của năm 2007 là mặt hàng chè. Trong tháng này, sản lượng chè xuất khẩu của cả nước đạt 7.000 tấn, kim ngạch gần 7 triệu USD. So với cùng kỳ năm trước sản lượng chè xuất khẩu tăng 35%, giá trị xuất khẩu tăng 30%. Trong các thị trường thì Eu là thị trường có nhu cầu về chè cao nhất, cũng là thị trường có yêu cầu cao về tiêu chuẩn chè.Tuy Việt Nam đã xâm nhập được vào những thọ trường khó tính như Eu nhưng xuất khẩu chè của Việt Nam chỉ chiếm có 2% thị phần của Eu ( theo Thứ tư, 22/9/2004, 11:44 GMT+7vnexpress) và giá chè của Việt Nam thấp hơn những nước khác. Giá chè xuất khẩu của ta thường thấp hơn giá chè quốc tế từ 0,5-0,7 $/1kg.chỉ bằng 65-70% giá chè xuất khẩu của nhiều nước. Riêng ở châu âu giá chè của chúng ta còn thấp hơn nhiêu. Phải chăng đó cũng là một trong những ảnh hưởng của những quy định ngặt ngoèo của Eu.Trong khi giá chè đen của ta xuất khẩu ở các thị trường khác giá dao động từ 1300-1450 $/1 tấn thì giá cũng loại này ở thị trường Anh chỉ là 570-770$/tấn. (theo tạp chí thương mại).Nêu nhân với lượng xuất khẩu vào thị trường này có thể thấy chúng ta bị thiệt hại quá nhiều.Mặc dù Eu là thị trường có thê tiêu thụ được khối lượng lớn chè của chúng ta nhưng vì hiện nay chè vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu của thị trường nên chè chúng ta đang được cảnh báo là sẽ mất thị trường Eu, vì có nhiều khách hangfowr Anh và các nước châu Âu đã thông báo về việc dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong các sản phẩm chè đã vượt ngưỡng cho phép nhiều lần. Nhưng tại sao ở các thị trường khác cũng khó tính không kém như Nhật bản chẳng hạn lại không thấy ca phản ứng gi?
3.2.3 Cà phê chiếm ngôi đầu bảng
Cùng với gạo, cà phê là mặt hàng được xếp vào câu lạc bộ xuất khẩu một tỉ$, và luôn là mặt hàng chủ lực của Việt Nam trong chiến lược xuất khẩu.Có thể nói trong tất cả các mặt hàng nông sản thì cà phê có lẽ được thị trường Eu chấp nhận và nhập khẩu nhiều nhất. Tại Bỉ chiếm 10,1% thị trường nhập khẩu, Pháp chiếm 48,5%, Đức chiếm 57%, Italy chiếm 49,6%, Tây Ban Nha chiếm 53,9%, Anh chiếm 64,2%... Tuy nhiên nếu so với nhu cầu hàng năm của người tiêu dùng EU,con số này mới đáp ứng 4% - 5%.
Tuy nhiên với cà phê thì giá không còn là ảnh hưởng lớn nữa. Ảnh hưởng lớn nhất là do những biện pháp và quy định khắt khe của Eu mà cà phê của ta đã bị thải loại một khối lượng vô cùng lớn trên thị trường này, gây tổn thất về kinh tế cho chúng ta đồng thời làm ảnh hưởng đến hình ảnh cà phê của chúng ta trên thế giới. Gián tiếp ảnh hưởng đến giá cả cà phê chúng ta ở các thị trường khác. Niênvụ 2005-2006,hơn 600 nghìn bao cà phê Việt Nam bị thải loại ở cảngAntwerrp(Bỉ).Cũng trong năm này tiêu chuẩn cà phê quốc tế (ICO) đã phân loại cà phê nhập khẩu tại 10 cảng khác nhau ở châu Âu thì trong số 1,5 triệu bao cà phê bị thải loại của 17 nước và vùng lãnh thổ có hơn 1 triệu bao(72% )là của Việt Nam(Việt nam chịu nhiều thua thiệt trong xuất khẩu-Phạm Thành Tí(4-)5 Tạp Chí Thương Mại 23/2007)
Hàng năm, lượng cà phê kém chất lượng (dưới loại 3, 4) của nước ta bị loại bỏ ở thị trường LIFFE chiếm tỷ trọng cao trên trên thế giới. Cụ thể, năm 2005, cà phê Robusta Việt Nam bị loại bỏ 89% (tương đương 1,65 triệu bao). Trong 6 tháng, từ tháng 10/2005 đến tháng 3/2006, tỷ lệ bị loại bỏ là 88% (tăng 19% so với cùng kỳ năm trước).
3.2.4 Chuối
Theo các chuyên gia của Tổ chức Nông lương quốc tế (FAO), sự kiện EU 15 mở rộng thành EU 25 đem lại những cơ hội mới cho các nước xuất khẩu chuối. Tháng 5, EU đã quyết định mức hạn ngạch thuế quan đối với nhập khẩu chuối trong giai đoạn 2004 – 2006. Từ 2006 trở đi, nhập khẩu chuối sẽ chỉ phải điều tiết bằng hệ thống thuế quan. Theo FAO, những quyết định của EU sẽ có ảnh hưởng lớn đến thị trường chuối toàn cầu, do khu vực này chiếm tới 1/3 tổng lượng giao dịch chuối toàn cầu. Do đó cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến Việt Nam vì chuối cũng là một thế mạnh của nông sản nước ta. Đặc biệt là cho đến năm 2005 mới chỉ có các nước ACP (châu Phi, Caribê và Thái Bình Dương) được xuất khẩu miễn thuế sang thị trường chung châu Âu, cũng như không có bất cứ một hạn chế nào khác. Trong khi đó, các nước xuất khẩu chuối khác gặp rất nhiều khó khăn do tình trạng cung vượt quá cầu và các rào cản từ các nước nhập khẩu.
Tuy nhiên Hội đồng châu Âu khẳng định rằng, họ sẽ chuyển thực hiện thuế quan hoá các rào cản phi thuế quan đối với nhập khẩu chuối. Từ năm 2006, hạn ngạch nhập khẩu chuối sẽ được thay thế bằng hệ thống thuế (EC vẫn tiếp tục áp dụng thuế 0% đối với các nước ACP). Hiện EU đưa ra 3 phương án thuế suất nhập khẩu chuối:
Mức thuế nhập khẩu chuối của EU là 75 Euro/tấn: Nếu EC đánh thuế 75 euro/tấn đối với chuối nhập khẩu từ các nước ngoài khu vực ACP từ năm 2006, mức nhập khẩu chuối vào thị trường EU dự báo sẽ tăng khoảng 400.000 tấn (13%), lên 3,7 triệu tấn vào năm 2006 Trong giai đoạn 2007- 2010, giá cả sẽ ổn định dần sau khi giảm mạnh trong năm 2006 và nhập khẩu sẽ ổn định ở mức 3,9 triệu tấn/ năm
Mức thuế nhập khẩu chuối của EU là 200 Euro/tấn: Nếu áp dụng mức thuế 200 Euro/tấn, nhập khẩu chuối của EU sẽ tăng khoảng 3%, lên 3,5 – 3,6 triệu tấn trong năm 2006. Từ năm 2007, nhập khẩu chuối của EU sẽ tăng nhẹ và đạt khoảng 3,7 triệu tấn vào năm 2010
Mức thuế nhập khẩu của EU là 300 Euro/tấn. Trong trường hợp này, nhập khẩu chuối ít thay đổi và chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ tăng dân số và thu nhập. Nhập khẩu chuối sẽ đạt khoảng 3,6 triệu tấn vào năm 2010.
Khi mà chuối Việt Nam đang có thể trở thành mặt hàng xuất khẩu đem lại nguồn thu lón thì lại vấp ngay phải hệ thông thuế quan khá cao này. Mặc dù Eu đã mở cửa thị trường này nhưng để có thể thu được lợi nhuận tù xuất khẩu chuối có lẽ chúng ta cũng cọn khá vất vả và sẽ phải chụ nhiều thua thiệt.
Tuy nhiên, các dự báo này chưa tính đến các yếu tố có thể dẫn đến những ảnh hưởng lớn trên thị trường chuối thế giới như những thay đổi trong chính sách phát triển ngành sản xuất và xuất khẩu chuối tại các nước ACP; sự tham gia của các nước kém phát triển vào thị trường chuối thế giới với những chính sách ưu đãi mà EC cam kết dành cho các nước này; xu hướng gia tăng nhập khẩu của các nước nhập khẩu lớn khác như Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như những chính sách giảm các rào cản nhập khẩu của các nước này theo cam kết với WTO…
Chuối là mặt hàng đứng thứ năm trong thương mại toàn cầu về an toàn thực phẩm. Hàng năm, toàn thế giới sản xuất trên 88 triệu tấn chuối, trong đó phần lớn được tiêu thụ nội địa, đặc biệt là tại các nước nhiệt đới, nơi chuối là một trong những thực phẩm chủ yếu. Khoảng 13 triệu tấn chuối được dành cho xuất khẩu. Tình trạng cung vượt cầu tiếp tục có xu hướng tăng lên trong những năm qua và triển vọng thị trường trong những năm tới phụ thuộc nhiều vào các chính sách trong hệ thống thương mại hàng nông sản toàn cầu. Các nước sản xuất chuối hy vọng rằng, nhu cầu chuối sẽ tăng lên tại khu vực Cộng đồng các quốc gia độc lập và 10 thành viên mới của EU. Trung Quốc cũng được coi là thị trường triển vọng cho các nước xuất khẩu chuối.
II) Khả năng xâm nhập của nông sản Việt Nam
1)Đánh giá khả năng xâm nhập của nông sản Việt Nam vào thị trường EU
1.1.Mối quan hệ Việt Nam – EU
Mối quan hệ ngày càngtôt đẹp giữa Việt nam và Eu trongthời gian qua là một lợi thế cho xuất khẩu của chúng ta ssang Eu nói chung và của xuất khẩu nông sản nói riêng
Quan hệ Việt Nam –EU mà cụ thể muốn đề cập đến ở đây là quan hệ thương mại đã đang có những bước tiến lớn dựa trên nền tảng của các quan hệ tốt đẹp giữ hai bên về chính trị,hợp tác phát triển cũng như đầu tư
EU là 1 trong những đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Kể từ năm 1995 đến nay, quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước thành viên của EU đã tăng nhanh. Hiện nay EU là thị trường xuất khẩu thứ hai của các mặt hàng Việt Nam (sau Mỹ). Và là thị trường có tiềm năng lớn không chỉ với nông sản mà còn với rất nhều mặt hàng khác.
Đối với sản xuất nông nghiệp, gia nhập WTO, nông nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng toàn bộ qui chế đãi ngộ của nước thành viên nói chung và của Eu nói riêng bao gồm tỷ suất thuế nhập khẩu ưu đãi và không phân biệt đối xử, tăng hạn ngạch thuế, giảm dần thuế lũy tiến và xóa bỏ dầncác hàng rào phi thuế quan. Điều này tạo thuận lợi để nông nghiệp nước ta tăng nhanh khả năng thương mại đối với các loại sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ thành viên của WTO sẽ được giảm thuế nhập khẩu đối với nông, lâm sản hàng hóa của Việt Nam, làm cho nước ta có điều kiện mở rộng thị trường nông sản.
Tuy nhiên, bênh cạnh đó có những rào cản chung khi Việt Nam tham gia vào thị trường EU, như:Chính sách thương mại: Nét đặc trưng trong chính sách thương mại của EU là bảo hộ nông nghiệp, bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng,quy định của hải quan, khung pháp lý quốc tế về rào cản kỹ thuật: Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với Thương mại (TBT) trong WTO là khung pháp lý quốc tế đối với định chế và các yêu cầu kỹ thuật.,quản lý phế thải bao bì,thương mại công bằng,quản lý chất lượng
Tuy vậy thị trường EU vẫn được cho là vô cùng quan trọng đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam bởi quy mô khổng lồ của thị trường – thị trường lớn nhất trong nhóm các nước phát triển với nửa tỷ dân có sức tiêu dùng mạnh mẽ cũng như yêu cầu cao về tính tinh xảo của hàng hóa. Thực tế, các nhà xuất khẩu Việt Nam ý thức được rằng xuất khẩu được hàng sang EU đồng nghĩa với việc đạt được sự công nhận của thế giới về chất lượng và độ an tòan của hàng hóa.
1.2 Trên phương diện doanh nghiệp/ngành trong hoạt động xuất khẩu Việt Nam
Việc mở cửa thị trường, sự hội nhập kinh tế đã thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển, tạo khả năng cạnh tranh. Qua việc triển khai các dự án FDI, ngành nông nghiệp có thêm một đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật, có năng lực quản lý điều hành, xây dựng dự án. Trong quá trình hội nhập, các doanh nghiệp cũng đã nâng cao được năng lực cạnh tranh, xây dựng thương hiệu, tiếp cận thị trường thế giới. Ðội ngũ các doanh nghiệp hùng hậu hơn, đội ngũ cán bộ cũng qua hội nhập kinh tế mà trưởng thành hơn, vững vàng hơn.
Hiện nay Việt Nam có một số thương hiệu nông sản khá có tiếng trên thế giới như: cà phê Trung Nguyên, Vinataba và một số thương hiệu gạo. Nhưng vẫn phải thừa nhận rằng trên thực tế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, hiện nay, chỉ có một số doanh nghiệp Việt Nam có khả năng cạnh tranh tốt, còn lại đa số các doanh nghiệp vẫn chưa có khả năng thâm nhập các thị trường khu vực và quốc tế.
+Nước ta xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, gần 3/4 dân số và lao động sống bằng nông nghiệp, công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn chưa được chú trọng đúng mức. Kết cấu hạ tầng và các cơ sở vật chất phục vụ sản xuất,chế biến, marketing cho xuất khẩu hàng nông sản đều kém hoặc thiếu thốn. Những yếu tố này làm giảm nghiêm trọng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới.
+Doanh nghiệp nước ta nói chung, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hiện đang chiếm đại đa số các doanh nghiệp, còn ít hiểu biết về lộ trình và các yêu cầu của hội nhập, chưa tự trang bị cho mình những kiến thức và thông tin cần thiết về thị trường và luật pháp, thông lệ quốc tế trong làm ăn buôn bán. Nhận thức về thị trường EU của doanh nghiệp chưa đầy đủ, việc sản xuất chế biến và tiêu thụ hàng nông sản chưa đa dạng, chưa chuyên sâu, nắm bắt thị hiếu tiêu dùng còn yếu. Những quốc gia thuộc EU chưa có nhiều thông tin về hàng hóa Việt Nam, ngược lại các doanh nghiệp xuất khẩu của chúng ta cũng thiếu thông tin, chưa nói là không cập nhật được thông tin ngay ở thị trường mà doanh nghiệp đã xuất khẩu.
Đây chính là những nhân tố hàng đầu ảnh hưởng và gây cản trở cho việc chủ động, tích cực triển khai chiến lược xâm nhập vào Eu
+ Do các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đầu tư cho chiến lược chất lượng sản phẩm gắn liền với xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm. Mẫu mã, bao bì hàng nông sản của Việt Nam vẫn còn quá sơ sài, đơn điệu. Mặt khác, ý thức về tầm quan trọng của công tác xúc tiến thương mại chưa cao, giới thiệu quảng bá hàng hóa của các doanh nghiệp nước ta nói chung, doanh nghiệp ngành nông nghiệp nói riêng vẫn chưa được quan tâm đúng mức.Đầu tư xây dựng thương hiệu cho nông sản hầu như chưa có, chỉ có ở một số Tổng Công ty có quy mô lớn.
Tuy chúng ta có cộng đồng người Việt ở các nước EU khá đông, nhưng chưa tận dụng được lợi thế này để xây dựng mạng lưới thương mại cho hàng nông sản. Khả năng thu thập thông tin, phân tích thị trường của các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp còn rất hạn chế. Các nghiên cứu sâu về thị trường EU đối với hàng nông sản mới chỉ được triển khai có tính chất đơn lẻ, chưa được tập hợp thành các tài liệu tham khảo.
Mối liên kết kinh tế giữa các khâu sản xuất và kinh doanh chưa được thiết lập một cách vững chắc. Các hiệp hội ngành trong nông nghiệp có ai trò rất quan trọng song lạ không được quan tâ m đúng mức ở nước ta, nên không thể hiện được vai trò của mình trong việc thúc đảy xuất khâu rnông sản phát triển.
1.3 Phương diện sản phẩm
Nếu phân loại nông sản của Việt Nam thành 3 nhóm:nhóm có khả năng cạnh tranh, nhóm có khả naeng cạnh tranh có điều kiện và nhóm có khả năng cạnh tranh thấp thì hiện nay hầu hết các nông sản xuất khẩu của Việt nam chủ yếu thuôc nhóm có khả năng cạnh tranh, đó là các mặt hàng như cà phê, gạo, điều, tiêu, một số trái cây đặc sản( xoài, dứa,bưởi) và cheg, rau.Ở đây chỉ xin được nghiên cứu nhứn lợi thế và bất lợi thế của những mặt hàng này, từ đó thấy đuợc khả năng xâm nhập của chúng vào thị trường Eu.
-Về tiềm năng: nông sản hàng hóa của Việt Nam tuy phong phú về chủng loại, sản lượng khá cao
Đối với nền nông nghiệp Việt Nam, nhiều lĩnh vực sản xuất vốn có lợi thế như lúa gạo là hàng hóa xuất khẩu chủ lực có mặt và có uy tín trên nhiều thị trường thế giới như Philipin, Xingapo, Malaixia, Inđônêxia và những thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản. Ngoài ra còn một số thị trường tiềm năng như Ô-xtrây-li-a, Châu Phi, Trung Đông và Mỹ la tinh. Chúng ta có một vựa lúa khổng lồ đó là đồng bằng sông Cửu Long, cũng là nguồn cung cấp gạ lớn nhất cho xuất khẩu. Gạo Việt Nam có chất lượng cao phục vụ xuất khẩu như các giống lúa: OM, OMCS, IR, VNĐ, MTL…Một số giống lúa đặc sản địa phương như giống lúa Nàng Thơm chợ Đào, Nàng Nhen, Phú Tân…, được thị trường thế giới ưa chuộng. Sau 17 năm tham gia thị trường thế giới, phẩm cấp và giá cả xuất khẩu gạo của nước ta tăng lên rõ rệt. Từ chỗ gạo cùng phẩm cấp, nhưng giá gạo nước ta thấp hơn của Thái Lan 20 USD, thậm chí 40 USD/tấn, đến nay chỉ còn chênh lệch bình quân 4 USD/tấn..
Ngoài lúa gạo, hồ tiêu và hạt điều của Việt Nam cũng có tiềm năng lớn, xuất khẩu đứng nhất, nhì thế giới, nhưng do năng suất và chất lượng thấp nên 2 loại sản phẩm này thời gian vừa qua xuất khẩu nhiều về số lượng nhưng kim ngạch thu về chưa tương xứng. Theo báo cáo của Hiệp hội Điều Việt Nam, nước ta có khoảng 350.000 ha trồng điều xuất khẩu mỗi năm khoảng hơn 100.000 tấn hạt khô, thu được khoảng 0,5 tỷ USD..
Các loại hoa quả trái cây của Việt Nam cũng có nhiều lợi thế xuất khẩu, nhất là vùng đồng bằng sông C
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chính sách bảo hộ nông sản của eu - khả năng xâm nhập của việt nam (2).doc