Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU . 3
A. TÌNH HÌNH THỊTRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN VỪA
QUA . 4
I. Cơcấu thịtrường xuất khẩu giai đoạn 1986 đến 2000 . 4
II. Cơcấu thịtrường xuất khẩu giai đoạn 2001-2005 . 6
III. Cơcấu thịtrường xuất khẩu giai đoạn 2006 - 6 tháng đầu năm 2008 . 13
B. CÁC THỊTRƯỜNG XUẤT KHẨU TIÊU BIỂU . 17
I. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương . 17
II. Khu vực châu Âu . 25
III. Khu vực Bắc Mỹ . 28
V. Châu Phi . 31
VI. Các thịtrường khác . 31
C. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊTRƯỜNG XUẤT KHẨU GIAI ĐOẠN 2006-2010 . 34
1. Đối với khu vực thịtrường châu Á . 35
2. Đối với khu vực thịtrường châu Âu . 38
3. Đối với khu vực thị trường châu Mỹ . 39
4. Đối với khu vực thị trường châu Phi . 39
5. Đối với khu vực thị trường châu Đại Dương . 39
6. Đối với hoạt động xuất khẩu tại chỗ . 40
D. CHÍNH SÁCH ĐỀNGHỊ . 41
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH . 43
44 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1813 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam
---------------------------------------------------------
‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐Trang
18
Chính sách thương mại quốc tế
Bảng 3: Cơ cấu thị trường hàng xuất khẩu của Việt Nam qua các nước
ASEAN
Trong 5 năm gần đây (từ 2002-2006), tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình
quân hàng năm của Việt Nam sang các nước thành viên ASEAN đều cao. Cụ
thể: Campuchia: 39,8%/năm; Inđônêxia: 36,1%/năm; Lào: 9,5%/năm;
Malaixia: 30,8%/năm; Mianma: 28,8%/năm; Phiippin: 20,7%/năm; Xingapo:
9,6%/năm; Thái lan: 28,9%/năm. Về cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang
ASEAN, có hai mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch và tỷ trọng lớn nhất là dầu
thô (thường chiếm tỷ trọng xung quanh mức 40% năm 2005 lên trên 46,6%),
sau đó là gạo (chiếm tỷ trọng trên 10%). Các nước nhập khẩu gạo lớn trong
ASEAN như Inđônêxia, Philipin, Malaixia đều coi gạo là mặt hàng đặc biệt
quan trọng và thực hiện nhiều biện pháp phi thuế quan để quản lý mặt hàng
này. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang ASEAN đạt
trên 1 tỷ USD và dự kiến năm 2008 sẽ vẫn duy trì mức này. Do lợi thế về vận
tải và nhu cầu gạo phẩm cấp thấp phù hợp với sản xuất của Việt Nam nên thị
trường ASEAN vẫn là thị trường quan trọng trong xuất khẩu gạo Việt Nam.
Bên cạnh đó, một số nước ASEAN đã và đang có nhu cầu tương đối lớn
các loại rau quả, đặc biệt là các rau quả tươi. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu
Đơn vị: triệu USD
1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
ASEAN 1652.8 1913.5 1945.0 2516.3 2619.0 2553.6 2434.9 2953.3 4056.1 5743.5 6632.6
Cam-pu-
chia 99.0 108.9 75.2 90.2 141.6 146.0 178.4 267.3 384.0 555.6 780.6
In-đô-nê-
xi-a 45.7 47.6 317.2 420.0 248.6 264.3 332.0 467.2 452.9 468.8 957.9
Lào 24.9 30.4 73.4 165.3 70.7 64.3 64.7 51.8 68.4 69.2 95.0
Ma-lai-xi-
a 77.7 141.6 115.2 256.5 413.9 337.2 347.8 453.8 624.3 1028.3 1254.0
My-an-ma - - - - 5.7 5.4 7.1 12.5 14.0 12.0 16.5
Phi-li-pin 132.0 240.6 401.1 393.2 478.4 368.4 315.2 340.0 498.6 829.0 782.8
Xin-ga-po 1290.0 1215.9 740.9 876.4 885.9 1043.7 961.1 1024.7 1485.3 1917.0 1811.7
Thái Lan 107.4 235.3 295.4 312.7 372.3 322.8 227.3 335.4 518.1 863.0 930.2
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Đề tài: Chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam
---------------------------------------------------------
‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐Trang
19
Chính sách thương mại quốc tế
rau quả của Việt Nam sang các nước ASEAN còn khá khiêm tốn với 25 triệu
USD trong năm 2007. Dự kiến, năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng
này sang ASEAN sẽ đạt 32 triệu USD, tăng 30% so với năm 2007.
Đối với mặt hàng cà phê, kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN năm 2007
đạt 145 triệu USD. Dự kiến, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm 2008 đạt
155 triệu USD, tăng 7% so với năm 2007.
Đối với mặt hàng thủy sản, năm 2007, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam sang ASEAN đạt 168 triệu USD. Dự kiến năm 2008, kim ngạch
xuất khẩu mặt hàng này đạt 200 triệu USD, tăng 20% so với năm 2007.
Đối với hàng dệt may và giầy dép, do có sự trùng hợp về cơ cấu sản xuất
nên những mặt hàng này của Việt Nam khó có khả năng thâm nhập mạnh vào
ASEAN. Tuy nhiên, năm 2007, Việt Nam đã xuất khẩu nhóm hàng này trị giá
khoảng 175 triệu USD vào khu vực này. Năm 2008 và các năm tiếp theo, tận
dụng những ưu đãi thuế để tăng cường xuất khẩu các sản phẩm dệt may, giầy
dép sang các nước ASEAN. Dự báo năm 2008, kim ngạch xuất khẩu nhóm
hàng này đạt khoảng 202 triệu USD, tăng 15% so với năm 2007. Còn mặt
hàng điện tử và linh kiện điện tử hiện nay chủ yếu do các công ty liên doanh
tại Việt Nam xuất khẩu sang ASEAN. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu mặt
hàng này dự tính đạt 950 triệu USD, tăng 40% so với năm 2007.
Thực hiện Hiệp định CEPT/AFTA, hầu hết thuế suất đối với hàng hóa
nhập khẩu của các nước ASEAN chỉ còn ở mức từ 0-5%. Đây là lợi thế mà
các doanh nghiệp Việt Nam có thể sử dụng để đưa hàng hóa của Việt Nam
vào các nước trong khu vực. Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu khá lớn
khác sang ASEAN là linh kiện điện tử, vi tính, hải sản, hàng dệt may..., hầu
hết đều được Việt Nam và các nước ASEAN đưa vào trong danh mục IL để
thực hiện CEPT/AFTA từ khá sớm, nhưng kim ngạch xuất khẩu sang các
nước ASEAN không ổn định, năm tăng năm giảm. Điều đáng chú ý là các
mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN gồm: nông sản, hải sản và
Đề tài: Chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam
---------------------------------------------------------
‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐Trang
20
Chính sách thương mại quốc tế
khoáng sản thô, sơ chế có giá trị thấp, hàm lượng giá trị gia tăng không cao.
Những mặt hàng này tuy hầu hết đều được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi
CEPT tại các nước nhập khẩu nhưng do có giá trị thấp, giá cả phụ thuộc vào
biến động trên thế giới, nên kim ngạch xuất khẩu không ổn định. Trừ mặt
hàng linh kiện điện tử và vi tính, hàng công nghiệp tiêu dùng có hàm lượng
chế biến và giá trị gia tăng như may mặc, giày dép... chỉ chiếm tỷ trọng tương
đối nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN. Những năm gần đây,
Việt Nam bắt đầu xuất khẩu được một số mặt hàng chế tạo mới sang ASEAN
như: dây điện và dây cáp điện, đồ chơi trẻ em, xe đạp và phụ tùng xe đạp.
2. Trung Quốc
Trung Quốc là một thị trường lớn với 1.3 tỷ dân và 13 tỉnh, 5 khu tự trị,
5 thành phố trực thuộc Trung Ương, mỗi địa phương đều có nhu cầu khác
nhau về xuất nhập khẩu. Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu hàng hóa vùng
nhiệt đới vào các địa phương của Trung Quốc, nhất là các tỉnh phía Nam,
miền Tây và miền Bắc.
Từ khi hai nước Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ đến
nay, theo đà phát triển của mối quan hệ chính trị, quan hệ kinh tế thương mại
giữa hai nước cũng đã được khôi phục và không ngừng phát triển.
Nhằm tạo hành lang và cơ sở pháp lý cho quan hệ thương mại hai nước phát
triển lành mạnh, từ năm 1991 đến nay, Chính phủ hai nước Việt Nam và
Trung Quốc đã ký kết hơn 39 Hiệp định và văn bản thỏa thuận cấp nhà nước,
tạo cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai nước. Hai nước đã khai
thông đường hàng không, đường biển. Đường sắt, tạo điều kiện thuận lợi cho
giao lưu hàng hóa và hành khách giữa hai nước.
Trung Quốc là thành viên của WTO và đang tiến hành cải cách thể chế
kinh tế, thương mại, mở cửa thị trường, trong đó có việc xúc tiến tham gia
khu vực mậu dịch tự do với khu vực ASEAN. Trung Quốc đã dành cho Việt
Nam chế độ MFN của WTO. Đây là những cơ hội để có thể tăng cường xuất
khẩu hàng hóa vào thị trường Trung Quốc, nhất là nhóm hàng nông- lâm- hải
sản và thực phẩm chế biến. Bắt đầu từ năm 2002, hàng hóa xuất khẩu từ Việt
Đề tài: Chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam
---------------------------------------------------------
‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐Trang
21
Chính sách thương mại quốc tế
Nam vào Trung Quốc được hưởng ưu đãi: thuế suất trung bình giảm 25% so
với trước đây. Ngoài ra đối với một số mặt hàng nông sản của Việt Nam khi
xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc cũng được hưởng một số ưu đãi đặc biệt
mà phía bạn dành cho ta. Chẳng hạn như đối với mặt hàng gạo và các sản
phẩm gạo Trung Quốc thực hiện quota thuế thay vì quota nhập khẩu (gạo
nhập khẩu theo quota thuế chỉ phải trả 1% thues nhập khẩu), cam kết tăng
quota nhập khẩu cao su, cam kết giảm thuế sản phẩm tôm đông lạnh (từ 30 -
35% xuống còn 10 - 20%).
Tuy nhiên, cũng vẫn còn tồn tại nhiều thách thức lớn. Chẳng hạn như
việc Trung Quốc sửa đổi hệ thống luật pháp, chính sách kinh tế và thương mại
phù hợp với yêu cầu của luật chơi chung của các nước thành viên, trong đó đã
bước đầu điều chỉnh chính sách buôn bán biên mậu và cũng ảnh hưởng tới
xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này. Trung Quốc đã ban hành quyết
định ngừng thực hiện chính sách ưu đãi đối với 20 mặt hàng gồm quặng,
đồng, chì, kẽm, bột giấy, mực in và một số hóa chất nhập vào Trung Quốc.
Nếu áp dụng thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó khăn.
Nhìn chung, Trung Quốc vừa là bạn hàng quan trọng đầy tiềm năng,
vừa là đối thủ cạnh tranh của nước ta. Với ý nghĩa đó, ta cần tích cực, chủ
động hơn trong vệc thúc đẩy buôn bán với Trung Quốc, đặc biệt chú trọng là
các tỉnh Hoa Nam và Tây Nam Trung Quốc. Một trong những phương cách là
tranh thủ thỏa thuận ở cấp Chính phủ về trao đổi một số mặt hàng với số
lượng lớn, trên cơ sở ổn định, thúc đẩy buôn bán chính ngạch. Bên cạnh đó, ta
nên có chính sách thích hợp, coi trọng buôn bán biên mậu, tận dụng phương
thức này để gia tăng xuất khẩu trên cơ sở hình thành sự điều hành tập trung và
nhịp nhàng từ phía ta. Đồng thời, cần trú trọng thị trường Hồng Công- một thị
trường tiêu thụ lớn và vốn là một khâu trung chuyển quan trọng nhưng gần
đây có xu hướng thuyên giảm trong buôn bán với chúng ta.
Mặt hàng chủ yếu đi vào hai thị trường này sẽ là hải sản, cao su, rau
hoa quả, thực phẩm chế biến và hóa phẩm tiêu dùng.
Đề tài: Chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam
---------------------------------------------------------
‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐Trang
22
Chính sách thương mại quốc tế
3. Nhật Bản
Với số dân 126,3 triệu người và tổng sản phẩm quốc dân GNP hàng
năm đạt gần 500 tỉ USD và mức sống của người dân khá cao (GDP bình quân
đầu người của Nhật Bản năm 2005 là 37.000 USD). Nhật Bản là một thị
trường tiêu thụ lớn thứ hai thế giới sau Mỹ và cũng là thị trường nhập khẩu
hàng hóa lớn.
Việt Nam cũng có khá nhiều thuận lợi trong việc xuất khẩu sang thị
trường Nhật Bản. Thực tế cho thấy, Nhật Bản vẫn luôn là bạn hàng thương
mại lớn nhất của Việt Nam và trong quan hệ hợp tác kinh tế nói chung,
thương mại nói riêng, Việt Nam vẫn còn có nhiều điều kiện tranh thủ sự hợp
tác của Nhật Bản để phát triển, bởi Nhật Bản đến nay vẫn là một nước lớn,
tiềm lực kinh tế mạnh trong khu vực châu Á và trên thế giới. Về chính sách
đối ngoại, cả hai nước Việt Nam và Nhật Bản đều tương đồng quan điểm
trong việc ưu tiên phát triển mạnh quan hệ hợp tác hữu nghị toàn diện với
nhau trên nhiều lĩnh vực, vì lợi ích sự phát triển của mỗi nước, đồng thời góp
phần tích cực vào hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển trong khu vực và trên
thế giới.
Cơ cấu mặt hàng xuất nhập của Nhật Bản mang tính chất bổ sung chứ
không phải cạnh tranh với Việt Nam: Nhật Bản xuất khẩu những mặt hàng
mang nhiều hàm lượng vốn và công nghệ, những mặt hàng mà Việt Nam
không có lợi thế hoặc chưa sản xuất được, Nhật Bản nhập khẩu những mặt
hàng thô chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế, mà đây chính là thế mạnh
của Việt Nam. Điều này tạo điều kiện cho cả hai nước phát huy được lợi thế
của mình.
Ngoài ra, trong những năm gần đây, xuất hiện xu hướng chuyển giao
nhà máy ra nước ngoài sản xuất và nhập khẩu trở lại Nhật Bản. Các công ty
Nhật bản đang di chuyển các xí nghiệp sang các nước để tiến hành sản xuất
và bán hàng hóa tại chỗ hoặc xuất khẩu ngược lại Nhật Bản. Các hàng thành
phẩm hoặc lắp ráp tại nước ngoài có sức cạnh tranh vì giá thành rẻ hơn lắp
Đề tài: Chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam
---------------------------------------------------------
‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐Trang
23
Chính sách thương mại quốc tế
ráp, sản xuất trong nước. Nếu tranh thủ được xu thế này thì có thề thu hút đầu
tư của Nhật vào các xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Trường hợp điển hình
tại Việt Nam là công ty Fujitsu đặt nhà máy sản xuất mạch in tại Việt Nam đã
tạo ra kim ngạch sản xuất 300 triệu USD.
Tuy nhiên, bên cạnh đó còn tồn tại một số khó khăn gây cản trở cho các
doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản:
Thứ nhất, do trình độ phát triển kinh tế - kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất và
kinh doanh xuất nhập khẩu theo cơ chế thị trường của VIệt Nam còn thấp so
với một số nước châu Á khác, trong khi đó thị trường Nhật Bản lại là một thị
trường rất khắt khe, khó tính về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh kiểm
dịch…Vì thế nhìn chung hàng hóa của nước ta tuy đã vào thị trường Nhật Bản
song uy tín và sức cạnh tranh còn yếu kém, thậm chí phải nhượng bộ, thua
kém các đối thủ như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia…
Thứ hai, kinh tế Nhật Bản đang suy thoái làm ảnh hưởng đến sức tiêu thụ của
người dân. Sức mua giảm sút do người dân Nhật thặt chặt hơn nữa các nhu
cầu đầu tư và chi tiêu, ảnh hưởng đến việc đẩy mạnh hàng xuất khẩu của nước
ta sang Nhật Bản.
Thứ ba, đồng tiền nước ta duy trì tỷ giá với đồng USD tương đối ổn định
trong khi tiền tệ nhiều nước khác mất giá mạnh so với đồng USD. Yếu tố này
làm giảm sức cạnh tranh của hàng Việt Nam so với các nước trong khu vực
có đồng tiền mất giá như Thái Lan, Indonesia, Malaysia,…trên thị trường
Nhật Bản.
Kể từ ngày 26/5/1999, hai nước đã dành cho nhau Quy chế Tối huệ
quốc (MFN). Tuy nhiên, Việt Nam và Nhật Bản vẫn chưa có Hiệp định về
thương mại nên một số hàng hóa của nước ta khi xuất khẩu vào Nhật Bản
phải chịu mức thuế cao hơn nhiều so với mức thuế mà các nước có Hiệp định
thương mại với Nhật Bản được hưởng.
Đề tài: Chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam
---------------------------------------------------------
‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐Trang
24
Chính sách thương mại quốc tế
4. Hàn Quốc
Với dân số 47 triệu người, tổng kim ngạch nhập khẩu lên tới 150 tỷ
USD, thu nhập bình quân đầu người gần 10.000 USD/năm, Hàn Quốc là một
thị trường tiêu thụ lớn. Đây là thị trường có tiềm năng lớn cho hàng xuất khẩu
của nước ta.
Do những thay đổi của lối sống, xu thế tiêu dùng của người dân Hàn
Quốc những năm gần đây có nhiều nét mới. Điều dễ nhận thấy là sự gia tăng
tiêu dùng những thực phẩm chất lượng cao, đồ ăn liền, giảm tiêu dùng gạo và
lúa mỳ, tiêu dùng những sản phẩm lâu bền và đắt tiền, tăng nhu cầu về dịch
vụ, đặc biệt rất nhạy cảm với vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm và thực phẩm
biển đổi gen.
Trong những năm qua, nhất là từ khi hai nước kí Hiệp định thương mại,
quan hệ buôn bán giữa hai nước phát triển mạnh, kim ngạch hai chiều giữa
hai nước liên tục tăng.
5. Đài Loan
Đài Loan hiện là bạn hàng xuất khẩu quan trọng thứ 4 của Việt Nam
sau EU, Nhật Bản và Singapore. Quan hệ thương mại trong những năm tới có
thể có thêm một số thuận lợi. Làn sóng di chuyển sản xuất từ Đài Loan ra
nước ngoài đang tăng lên do giá công nhân trong nước tăng và do chính sách
tăng cường hợp tác với phía Nam của chính quyền Đài Bắc. Ta có thể tận
dụng xu thế này để nâng cao năng lực sản xuất trong các ngành da giày, may
mặc, cơ khí, chế biển gỗ, sản phẩm nhựa và đồ điện. Ngoài ra, sau Trung
Quốc, Đài Loan cũng gia nhập WTO với những cam kết về mở cửa thị trường
rộng hơn cả Trung Quốc. Đây sẽ là một thuận lợi để đẩy mạnh việc thâm
nhập thị trường Đài Loan.
Mục tiêu chủ yếu trong thời gian tới là đẩy mạnh xuất khẩu các mặt
hàng như sản phẩm gỗ, hản sản, cao su, dệt may, giày dép, rau quả và chè,
Đề tài: Chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam
---------------------------------------------------------
‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐Trang
25
Chính sách thương mại quốc tế
một số mặt hàng cơ khí và điện gia dụng do cơ sở có vốn đầu tư của Đài Loan
vào Việt Nam.
II. Khu vực châu Âu
Thị trường châu Âu là thị trường tiêu thụ trực tiếp, mặc dù dân số chỉ
hơn 500 triệu người nhưng dung lượng lớn vào bậc nhất thế giới, chiếm 40%
kim ngạch buôn bán thế giới ( trong đó EU chiếm 35% ) và đang có xu hướng
tăng lên; giá thường cao hơn các thị trường khác. Tuy nhiên, tiêu chuẩn chất
lượng hàng hoá mà thị trương EU đòi hỏi rất cao; bởi vậy, xuất khẩu vào thị
trường này phải hết sức chú trọng chất lượng hàng hoá. Chiến lược mở rộng
và thâm nhập thị phần tại châu Âu được xác định trên cơ sở chia châu Âu
thành 2 khu vực cơ bản : Tây Âu ( chủ yếu là EU ) và Đông Âu. Phấn đấu
xuất khẩu vào khu vực châu Âu tăng trưởng bình quân 18.9%/năm , đến năm
2010 đạt khoảng 15,9 tỷ USD và tỷ trọng giữ ở mức khoảng 22%.
1. Thị trường EU
Ngày 1/5/2004 Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu mở rộng bao gồm 25
nước thành viên với dân số trên 450 triệu dân, GDP khoảng 11.770 tỷ USD
(khoảng 9.700 tỷ Euro), chiếm khoảng 28,7% GDP và 19,8% lượng thương
mại thế giới. EU coi trọng vai trò và vị trí của Việt nam trong khu vực Đông
nam Á, trong quan hệ hợp tác Á-Âu tại các diễn đàn quốc tế và Việt Nam lá 1
đối tác có tiềm năng về kinh tế, thương mại, đầu tư… trong tương lai.
Khi buôn bán với khu vực này cần chú ý 5 đặc điểm chính sau:
Thứ nhất, EU là thị trường rộng lớn, có sức mua rất lớn và đây là thị
trường tự do lưu thông hàng hoá nhất thế giới.
Thứ hai, người dân châu Âu ưa chuộng hàng hoá có nhãn hiệu nổi
tiếng. Do vậy giá cả không phải là giải pháp cạnh tranh tối ưu
Thứ ba, thị trường EU là thị trường khó tính, coi trọng mẫu mã và thời
trang. Người tiêu dùng luôn tỏ ra thận trọng và bảo thủ.
Đề tài: Chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam
---------------------------------------------------------
‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐Trang
26
Chính sách thương mại quốc tế
Thứ tư, thị trường EU luôn bảo vệ người tiêu dùng. Họ xây dựng các
tiêu chuẩn quốc gia và khu vực để buộc các nước xuất khẩu phải thực hiện
Thứ năm, hàng hoá đưa vào thị trường EU theo 2 kênh: tập đoàn và
không tập đoàn.
Thị trường EU đưa ra các yêu càu khá khắt khe đối với hàng nhập
khẩu. Mặc dù thuế quan thấp nhưng là thị trường bảo hộ chặt chẽ bởi rào cản
kỹ thuật rất nghiêm ngặt như tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn
thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi
trường, tiêu chuẩn về lao động và trách nhiệm xã hội( không sử dụng lao động
cưỡng bức, lao động trẻ em…).Hiện tại, EU vẫn đang áp dụng giấy phép nhập
khẩu và hạn ngạch đối với nhiều loại hàng hoá, trong đó có giày dép, dệt may,
nông sản.
Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường khu vực EU có những thuận lợi
và khó khăn nhất định:
Về thuận lợi, EU là 1 trong những thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới,
có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hoá, nhu cầu nhập khẩu hàng
năm của EU về những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta là rất lớn và chính
sách thương mại của EU đối với Việt Nam đang dần hoàn thiện. Việt Nam và
EU đã sành cho nhau chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) và EU cam kết dành
cho hàng hoá xuất xứ từ Việt Nam chế độ đãi phổ cập (GSP). Việt Nam đã
thực hiệnvòng đám phán song phương với EU để chuẩn bị gia nhập WTO,
còn EU cũng đã bãi bỏ quy định chế độ hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng dệt
may vủa Việt Nam. Đặc bịêt, từ tháng 10/1999 đến nay, EU đã công nhận hơn
40 doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào danh sách 1, tức là đạt tiêu
chuẩn chất lượng và vệ sinh của EU, được xuất vào thị trường EU mà không
bi kiểm tra thường xuyên. Đây là 1 lợi thế quan trọng đối với các hàng xuất
khẩu thuỷ sản của ta.
Đề tài: Chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam
---------------------------------------------------------
‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐Trang
27
Chính sách thương mại quốc tế
Ngoài ra, cộng đồng người Việt ở khu vực này khá lớn, với con số trên
dưới 1 triệu người, trong đó đội ngũ tri thức và cán bộ kỹ thuật - công nhân
lành nghề chiếm 1 tỷ lệ không nhỏ. họ luôn luôn hướng về Việt Nam và muốn
đóng góp để xây dựng quê hương.
Về khó khăn, EU có tới 25 nước thành viên, vì thế có những điểm khác
biệt về văn hoá giữa các nước và 25 hệ thống pháp lý khác nhau. Có thể nhận
thấy rằng, thị trường Eu chỉ thống nhất về mặt kỹ thuật còn trong thực tế
nhóm thị trường quốc gia và khu vực, mỗi nước có 1 bản sắc và đặc trưng
riêng. Chính vì vậy, các nhà xuất khẩu khi xuất hàng hoá sang thị trường này
không phải đáp ứng nhu cầu cho 1 thị trường nhỏ bé, tập trung mà lại là 1 thị
trường có quy mô rộng lớn, đa dạng nhu cầu.
Xu hướng tự do hoá về thương mại và đầu tư thế giới cũng như cải
cách về chính sách và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu của EU đang ngày càng
được nới lỏng, các nhà xuất khẩu Việt Nam vì thế mà phải đương đầu với
những thử thách và cạnh tranh quyết liệt trên thị trường này. Trung Quốc đã
trở thành thành viên chính thức của WTO nên hàng xuất khẩu của họ được
hưởng nhiều ưu đãi hơn khi thâm nhập vào thị trường này. Do đó, hàng hoá
xuất khẩu của Việt Nam lại càng phải cạnh tranh gay gắt hơn (Đặc biệt là
hàng nông sản, giày dép, dệt may ) .
Ngoài ra, kênh phân phối của EU rất phức tạp. Có 1 số mặt hàng của ta
rất được ưa chuộng tại EU như đồ gỗ gia dụng, đồ gốm sứ mỹ nghệ nhưng
cho đến nay các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tiếp cận trực tiếp được với
kênh phân phối này.
Tóm lại, EU là thị trường đòi hỏi yêu cầu chất lượng cao, điều kiện
thương mại nghiêm ngặt và được bảo hộ đặc biệt. Việc nhiều nước châu Á
khác, đặc biệt là Trung Quốc với tiềm năng xuất khẩu lớn và đã có nhiều kinh
nghiệm có mặt ở thị trường EU là 1 khó khăn lớn đối với Việt Nm khi thâm
nhập thị trường này, Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường
Đề tài: Chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam
---------------------------------------------------------
‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐Trang
28
Chính sách thương mại quốc tế
đang bị sức ép rất mạnh của hàng Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia…Phần
lớn hàng hoá của các đối thủ cạnh tranh có ưu thế hơn hàng của ta về chất
lượng, giá cả và nguồn cung cấp ổn định.
2. Thị trường Đông Âu và SNG
Trước đây, thị trường Đông Âu và thị trường Nga đều là những thị
trường truyền thống của Việt Nam, đóng vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt
là thị trường Nga. Nhưng từ sau khi Đông Âu tan rã, và Nga có một số cải tổ
quan trọng về mặt chính trị thì quan hệ buôn bán giữa ta và khu vực này có bị
gián đọan trong một thời gian. tất nhiên, là quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và
thị trường khu vực này chưa bao giờ mất hẳn, nhưng cũng ảnh hưởng không
nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Đông Âu và Nga trong một
giai đoạn nhất định. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, tình hình có vẻ
khả quan hơn.
Toàn bộ tình hình trên đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhìn nhận đây là
những thị trường truyền thống có nhiều tiềm năng nhưng cũng yêu cầu hàng
hoá có sức mạnh cạnh tranh cao, đều vận hành theo cơ chế thị trường với một
số đặc thù của giai đoạn chuyển đổi. Theo hướng đó, nhà nước cần có chính
sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp thâm nhập thị trường này. Quỹ Hỗ trợ Tín
dụng xuất khẩu cần sớm thụ7c hiện bảo lãnh tín dụng xuất khẩu cho người
xuất khẩu hàng hoá vào Nga và Đông Âu theo phương thức “Nhà nước dianh
nghiệp cùng làm”, xây dựng một số Trung tâm tiêu thụ hàng hoá, hỗ trợ, tận
dụng cộng đồng người Việt để đưa hàng vào Nga và Đông Âu, tạo một số cơ
sở sản xuất tại chỗ…
Trọng tâm về hàng hoá xuất khẩu sẽ là cao su, chè, thực phẩm chế biến,
rau quả, hoá phẩm tiêu dùng, dệt may, giày dép và thủ công mỹ nghệ.
III. Khu vực Bắc Mỹ
Trọng tâm tại khu vực này là thị trường Hoa Kỳ, đây là nước có GDP
lớn bằng 6 nước G7 cộng lại (trên 10.000 tỷ USD). Xuất khẩu tới trên 1.000
Đề tài: Chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam
---------------------------------------------------------
‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐Trang
29
Chính sách thương mại quốc tế
tỷ USD và nhập khẩu trên 1.200 tỷ USD lớn hàng đầu thế giới và nhu cầu rất
đa dạng, nắm những đỉnh cao về khoa học – công nghệ, công nghệ nguồn.
Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết và phê chuẩn năm
2001 đã tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoá của ta, đồng thời thúc
đẩy các nước đầu tư vào Việt Nam để xuất sang Hoa Kỳ. Xuất khẩu vào thị
trường bắc Mỹ mà chủ yếu là Hoa Kỳ có thể và cần phải đạt tỷ trọng khoảng
15-20% vào năm 2010 và 23-25% vào năm 2020. Hoa Kỳ sẽ là khâu đột phá
về thị trường xuất khẩu ta và sẽ là một trong những thị trường tăng nhanh
trong những năm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chính sách chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của việt nam.pdf