MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
Chương 1 Cơ sở lý luận về chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán 3
I. Tổng quan về cổ tức và chính sách cổ tức của các công ty niêm yết 3
1. Cổ tức 3
2. Khái niệm chính sách cổ tức 5
3. Một số mố hình nghiên cứu chính sách cổ tức 6
3.1 Mô hình xác định các phương thức chi trả cổ tức 6
3.2 Hai mô hình chính sách cổ tức cơ bản 6
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chon chính sách cổ tức của công ty 8
1. Nhóm các yếu tố nội bộ 8
1.1. Chu kì sống của ngành và các cơ hội đầu tư 8
1.2. Khả năng thâm nhập thị trường vốn 9
1.3. Khả năng thanh toán cổ tức bằng tiền mặt 10
1.4. Quyền kiểm soát công ty 10
1.5. Chính sách nhân viên 11
2. Nhóm các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài 12
2.1. Chi phí phát hành trên thị trường vốn 12
2.2. Tâm lý người đầu tư 12
2.3. Thuế thu nhập từ cổ tức 13
2.4. Nội dung thông tin của các thông báo về cổ tức 13
2.5. Quy định pháp lý và thông lệ 14
Chương II Thực trạng chính sách cổ tức của một số công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 16
I. Tổng quan về các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 16
1. Số lượng và cơ cấu của các công ty niêm yết trên TTCK VN 16
2. Tình hình hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 17
II. Thực trạng chính sách cổ tức của một số công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 18
1. Nhóm ngành chế biến thuỷ sản 18
2. Nhóm ngành bưu chính viễn thông 21
3. Nhóm ngành kho vận và giao nhận ngoại thương 24
4. Nhóm ngành công nghiệp xây dựng 25
III. Đánh giá về chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 28
1. Các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của công ty niêm yết 28
1.1. Các nhân tố khách quan 28
1.2. Các nhân tố chủ quan 31
2. Những điểm đạt được của chính sách cổ tức 33
3. Một số hạn chế trong chính sách cổ tức của các công ty niêm yết 34
3.1. Mức chi trả cổ tức bằng tiền duy trì ở mức cao 34
3.2. Trích lập và chi quỹ khen thưởng phúc lợi chủ yếu bằng tiền mặt 36
3.3 Hình thức chi trả cổ tức chưa đa dạng 37
4. Nguyên nhân 38
4.1 Nguyên nhân khách quan 38
4.2 Nguyên nhân chủ quan 39
Chương III Giải pháp hoàn thiện chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 40
1. Hoàn thiện hệ thống căn cứ để xây dựng chính sách cổ tức 40
1.1. Quy định pháp lý 40
1.2. Sự ưa thích của người đầu tư 40
1.3. Thuế thu nhập 42
1.4. Cơ hội đầu tư 42
1.5. Sự ổn định về lợi nhuận của công ty 43
2. Hoàn thiện mục tiêu chính sách cổ tức 44
2.1 Duy trì mức trả cổ tức ổn định hang năm 44
2.2 Tỷ lệ chi trả cổ tức mục tiêu 44
3. Đa dạng hoạ các hình thức chi trả cổ tức 45
KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
49 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3585 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xem xét đặc trưng về chi trả cổ tức của mỗi nhóm ngành.
1. Nhóm ngành chế biến thuỷ sản
Trước hết, đây là một trong những ngành ưu tiên xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam. Nhiều hoạt động của ngành nằm trong danh mục được hưởng ưu đãi đầu tư. Thuế suất thu nhập doanh nghiệp được qui định ở mức 25% còn thuế suất giá trị gia tăng trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản xuất khẩu là 5%. Yêu cầu công nghệ của ngành không quá cao : đối với sản phẩm sơ chế chỉ yêu cầu công nghệ đơn giản, chỉ những sản có giá trị gia tăng như sản phẩm tươi sống, sản phẩm qua chế biến nhiệt, đông lạnh và đóng hộp đòi hỏi kĩ thuật và công nghệ cao. Số lượng các công ty trong ngành là 250 doanh nghiệp(2005). Hoạt động đánh bắt, khai thác thuỷ sản chủ yếu là từ các loại thuỷ sản sơ chế hoặc tươi sống được mua trực tiếp từ ngư dân và các cơ sở sản xuất.
Nhìn vào bảng số liệu cho thấy thu nhập sau thuế của ba công ty xuất nhập khẩu An Giang (AGF), công ty cổ phần Thuỷ Sản 4 (TS4) và công ty cổ phần Đồ Hộp Hạ Long (CAN) tăng cao hơn hai năm trước, vì vậy thu nhập trên một cổ phiếu tăng cao hơn. Tăng trưởng thu nhập sau thuế bình quân của AGF, CAN, TS4 từ năm 2003 đến 2005 lần lượt là 37.2%/năm; 19.31%/năm; 71.2%/ năm. Tuy nhiên, cổ phiếu AGF có mức thu nhập trên một cổ phiếu đạt cao nhất 5856 đồng/cổ phiếu. Vì thế giá của nó trên thị trường cũng cao nhất (bảng số liệu). Thu nhập trên một cổ phiếu bình quân năm của CAN, TS4 thấp đạt 1800 đồng/cổ phiếu và 2.400 đồng/cổ phiếu.
Tuy nhiên đầu tư mới không được chú trọng trong chính sách tài chính của công ty, vì vậy, tỉ lệ cổ tức/đầu tư mới quá cao (gấp 4 lần so với đầu tư mới). Năm 2004 do điều kiện thị trường thuận lợi và những ưu đãi của chính phủ, ba công ty này tập trung vào đầu tư trang thiết bị mới (tăng trên 5 lần so với năm trước đó). Mức đầu tư của AGF và TS4 đều vượt lợi nhuận sau thuế của năm 2004, tức là công ty phải sử dụng từ nguồn lợi nhuận tích luỹ các năm trước, tỷ lệ đầu tư so với lợi nhuận sau thuế lần lượt là 1.19% (AGF), 1.4% (TS4). Tuy nhiên đến năm 2005, tỷ lệ đầu tư mới có chiều hướng giảm xuống, đặc biệt công ty AGF giảm rất mạnh, tỷ lệ này thấp nhất so với hai công ty còn lại, chỉ ở mức 0.14%. Trái lại cổ tức của nó được chi trả rất cao, do đầu tư của năm trước đem lại lợi nhuận cao. Tỷ lệ đầu tư so với thu nhập sau thuế bình quân 3 năm của AGF, CAN, TS4 là 66.5%/năm; 62.1%/năm; 68.4%/năm. Năm 2005, CAN duy trì đầu tư mới vì vậy, tỷ lệ cổ tức/đầu tư mới giảm hơn hai công ty còn lại. Tỷ lệ này trung bình trong 3 năm của CAN, TS4 lần lượt là 2.15/năm; 1.84/năm.
1 - Nhóm ngành chế biến thuỷ sản
2003
2004
2005
AGF
CAN
TS4
AGF
CAN
TS4
AGF
CAN
TS4
Thu nhập sau thuế (tỷ đồng)
13,400,000,000
5,453,000,000
1,834,000,000
15,225,000,000
5,655,000,000
3,625,000,000
24,475,000,000
7,630,000,000
5,241,000,000
Cổ tức (đồng/CP)
1,250
900
1,200
1,700
1,200
2,400
1,600
1,600
Số CP lưu hành
3,499,880
1,500,000
4,179,130
3,499,880
1,500,000
4,179,130
3,499,880
1,500,000
Trả cổ tức
4,374,850,000
1,350,000,000
5,014,956,000
5,949,796,000
1,800,000,000
10,029,912,000
5,599,808,000
2,400,000,000
Tỷ lệ chi trả (%)
80.22
73.61
32.94
105.21
49.66
40.98
73.39
45.79
Đầu tư mới
1,014,000,000
321,000,000
18,050,000,000
5,062,000,000
3,507,000,000
5,963,000,000
2,521,000,000
Cổ tức/đầu tư mới
431.44
420.56
27,78
117.54
286.00
93.91
95.20
P
36,900
28,000
18,100
18,500
P/E
18.6
0
22.8
0
4.8
8.3
5.3
EPS (đồng/CP)
NV
1,558
1,223
3,643
1,616
2,417
5,856
2,180
3,494
Sinh lời cổ tức (%)
NV
3.39
NV
4,61
8.57
8.84
8.65
2 - Nhóm ngành công nghiệp bưu điện
2003
2004
2005
SAM
VTC
HAS
SAM
VTC
HAS
SAM
VTC
HAS
Thu nhập sau thuế (tỷ đồng)
29,557,000,000
5,229,000,000
3,706,000,000
34,826,000,000
4,624,000,000
4,210,000,000
58,022,000,000
7,944,000,000
4,752,000,000
Cổ tức (đồng/CP)
1,500
1,200
1,000
1,600
1,350
1,300
1,600
1,350
1,400
Số CP lưu hành
12,000,000
1,500,000
1,150,000
12,000,000
1,500,000
1,150,000
18,000,000
1,797,740
1,200,000
Trả cổ tức
18,000,000,000
1,800,000,000
1,150,000,000
19,200,000,000
2,025,000,000
1,495,000,000
28,800,000,000
2,426,949,000
1,680,000,000
Tỷ lệ chi trả (%)
60.90
34.42
31.03
55.13
43,79
35.59
49.64
30.55
35.35
Đầu tư mới
1,994,000,000
1,473,500,000
4,171,000,000
5,789,000,000
2,256,166,000
123,000,000
44,000,000,000
2,934,672,000
1,270,000,000
Cổ tức/đầu tư mới
902.71
122.16
27.57
331.66
89,75
1,215.45
65.45
82.70
132.28
P
36,200
35,500
30,700
18,800
21,200
P/E
15
12
0
0
10
4
5
EPS (đồng/CP)
2,463
3,486
3,223
2,902
3,083
3,653
3,223
4,419
3,960
Sinh lời cổ tức (%)
4.14
NV
NV
4.51
NV
NV
5.21
7.18
6.60
Trong số 3 công ty được nghiên cứu, công ty CAN có tỷ lệ chi trả cổ tức rất cao, trung bình ba năm là 86.3%. Do đó, tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư thấp. Công ty xuất nhập khẩu thủy sản An Giang và công ty cổ phần thuỷ sản 4 có mức chi trả cổ tức ổn định hơn và tỷ lệ thấp hơn. Tỷ lệ chi trả trung bình hai năm của AGF và TS4 tương ứng là 37%/năm và 48%/năm. Mặc dù tỷ lệ lợi nhuận sau thuế vẫn thấp. Điều này cho thấy công ty chưa tập trung vào đầu tư mới, nên đầu tư thấp.
2. Nhóm ngành bưu chính viễn thông
Ngành bưu chính viễn thông và nền kinh tế có mỗi quan hệ thuận chiều. Ngành bưu chính viễn thông là ngành cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, khi nền kinh tế tăng trưởng, ngành phát triển mạnh, ngược lại tăng trưởng của ngành tác động trở lại, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Các sản phẩm cáp và vật liệu viễn thông nằm trong danh mục A của ngành được hưởng ưu đãi đầu tư thuộc NĐ 51/1999/NĐ-CP, với mức thuế suất áp dụng là 25%. Khi chủ đầu tư thực hiện mở rộng, đầu tư chiều sâu sẽ được hưởng ưu đãi miễn thuế một năm và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhậo tăng thêm do đầu tư này mang lại. Hiện tại nhà nước đang thực hiện bảo hộ một phần các sản phẩm công nghiệp bưu điện. Mức thuế nhập khẩu các mặt hàng cáp viễn thông là 15%. Vì thế sản phầm trong nước này có ưu thế cạnh tranh về giá so với sản phẩm nhập ngoại.
Đây là ngành đòi hỏi sự cập nhập và hiện đại hoá hệ thống dây chuyền công nghệ, sử dụng cáp quang, thiết bị vệ tinh đĩa tĩnh, vệ tinh viễn thông, hệ thống thiết bị tổng đài kĩ thuật số dung lượng lớn. Vì vậy, chi phí đầu tư trang thiết bị rất lớn mà thời gian sử dụng hữu ích ngắn (tức giá trị sử dụng được phân bổ hàng năm như một chi phí lớn đang kể)
Trong số ba công ty tham gia niêm yết trong ngành công nghiệp bưu điện thì công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông (SAM) có thu nhập sau thuế cao vì vốn chủ sở hữu của công ty lớn hơn nhiều so với hai công ty còn lại gấp khoảng 10 lần vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần viễn thông (VTC) và công ty cổ phần xây lắp bưu điện Hà Nội (HAS). Mức tăng thu nhập sau thuế của công ty SAM tăng mạnh, với mức tăng 20% năm 2004 và 70% năm 2005. Công ty HAS có mức thu nhập sau thuế ổn định, hai năm 2004 và 2005 mức tăng trưởng thu nhập đều đạt 10%/năm. Thu nhập trên một cổ phiếu bình quân ba công ty trong ba năm nghiên cứu là 3400/cổ phiếu.
Đầu tư vào trang thiết bị máy móc của HAS giảm mạnh trong năm 2004, từ 112.6% xuống 2.9% tỷ lệ đầu tư so với thu nhập sau thuế, và tăng nhẹ trở lại trong năm 2005 (tăng đến 26.73%). Ngược lại, đầu tư mới của công ty SAM tăng dần đạt 75.83% tỷ lệ đầu tư so với thu nhập trong năm 2005. Trong khi đó, công ty VTC có tỷ lệ tương đối ổn định. Tỷ lệ đầu tư so với thu nhập sau thuế của SAM, VTC, HAS trung bình ba năm là 33.1%/năm; 38%/năm; 47.4%/năm. Tỷ lệ này thấp hơn so với nhóm ngành chế biến thuỷ sản. Ngược lại, tỷ lệ cổ tức so với đầu tư mới trung bình ba năm của SAM, VTC, HAS tương ứng 4.33%/năm; 0.98%/năm; 4.58%/năm (cao hơn so với nhóm ngành chế biến thuỷ sản).
Việc giảm trích chi phí bảo hành thông thường (từ 2% xuống 1%) và giảm thời gian bảo hành sản phẩm của Công ty Cổ phần vật liệu cáp viễn thông (SAM) trong năm 2004 đã làm cho lợi nhuận của công ty được tăng thêm đáng kể. Do chi phí bảo hành được trích trước và được tính vào giá thành sản phẩm nên đây là một khoản chi phí, khi khoản chi phí này giảm xuống thì lợi nhuận của công ty thu được sẽ tăng lên. Chỉ nhìn vào kết quả lợi nhuận và phân chia lợi nhuận của công ty, vị thế của công ty tăng lên rất nhiều. Trên thực tế, việc đầu tư vào công ty này hiện nay vẫn được công chúng ưu thích bởi nó có thu nhập cổ tức ổn định và vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng. Tỷ lệ chi trả cổ tức bình quân hàng năm trong ba năm xem xét là 55.2%/năm. So với công ty Cổ phần viễn thông VTC và công ty cổ phần xây lắp bưu điện Hà Nội (HAS) tỷ lệ chi trả cổ tức lần lượt là 36.3%/năm; 34%/năm, tỷ lệ chi trả cổ tức của công ty SACOM cao hơn hẳn. Tuy nhiên, đây là ngành có ưu thế độc quyền mà nhu cầu về sản phẩm phát triển mạnh, xu hướng sử dụng cáp quang và vệ tinh viễn thông ngày càng chiếm ưu thế.
3 - Nhóm ngành kho vận và giao nhận ngoại thương
2003
2004
2005
GMD
TMS
GMD
TMS
GMD
TMS
Thu nhập sau thuế (tỷ đồng)
68,468,000,000
8,256,000,000
85,909,000,000
9,399,000,000
96,631,000,000
10,992,000,000
Cổ tức (đồng/CP)
1,800
3,000
1,800
3,200
2,200
Số CP lưu hành
2,200,000
17,178,455
2,200,000
17,178,455
2,200,000
Trả cổ tức
3,960,000,000
51,535,365,000
3,960,000,000
54,971,056,000
4,840,000,000
Tỷ lệ chi trả (%)
47.97
59.99
42.13
56.89
44.03
Đầu tư mới
20,290,000,000
14,883,000,000
46,922,000,000
2,714,000,000
43,370,000,000
29,721,000,000
Cổ tức/đầu tư mới
26.61
109.83
145.91
126.75
16.28
P
24,200
45,900
39,000
36,300
P/E
6.45
NV
10.74
6.93
7.27
EPS (đồng/CP)
NV
3,753
5,001
4,272
5,625
4,996
Sinh lời cổ tức (%)
NV
7.44
NV
3.92
8.21
6.06
4 - Nhóm ngành công nghiệp xây dựng
2003
2004
2005
BT6
BTC
BT6
BTC
BT6
BTC
Thu nhập sau thuế (tỷ đồng)
8,703,000,000
1,865,000,000
9,397,000,000
1,839,000,000
16,815,000,000
525,000,000
Cổ tức (đồng/CP)
1,200
1,298
1,200
1,500
1,200
Số CP lưu hành
1,261,345
5,882,690
1,261,345
5,882,690
1,261,345
Trả cổ tức
0
1,513,614,000
7,635,731,620
1,513,614,000
8,824,035,000
1,513,614,000
Tỷ lệ chi trả (%)
0.00
81.16
81.26
82.31
52.48
288.31
Đầu tư mới
7,797,000,000
609,000,000
13,446,000,000
1,037,000,000
9,678,000,000
1,585,000,000
Cổ tức/đầu tư mới
0.00
248.54
56.79
145.96
91.18
95.50
P
19,000
21,800
18,600
19,600
P/E
NV
NV
11.89
14.95
6.51
47.09
EPS (đồng/CP)
1,480
1,479
1,597
1,458
2,858
416
Sinh lời cổ tức (%)
NV
NV
6.83
5.50
8.06
6.12
3. Nhóm ngành kho vận và giao nhận ngoại thương
Sự phát triển của nhóm ngành dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, đường thủy nội bộ, và các dịch vụ đi kèm với xuất khẩu hàng hoá có quan hệ thuận chiều với chu kỳ kinh tế, vì hoạt động của ngành gắn liền với quan hệ thông thương giữa các vùng, miền trong nước và với các nước trên thế giới. Đặc biệt trong xu thế toàn cầu, mở cửa, hội nhập nền kinh tế, quan hệ ngoại thương ngành càng phát triển thì hoạt động của ngành được mở rộng ngày càng nhiều. Các hoạt động xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, hiện đại hoá bến cảng được xếp vào loại danh mục A, là danh mục các ngành nghề được hưởng ưu đãi theo Nghị định 51-CP của Chính Phủ năm 1999 về khuyến khích đầu tư. Hiện tại nhà nước đang thực hiện bảo hộ hoàn toàn lĩnh vực vận tải nội địa bằng tàu biển và dịch vụ đại lý hàng hải. Những biện pháp bảo hộ sẽ được giảm dần từng bước khi Việt Nam thực hiện Hiệp định Hàng hải ASEAN và WTO. Hiện ngành áp dụng công nghệ thông tin (điển hình chưong trình Vessel traffic Management and Information – VTMIS) để giảm bớt chi phí quản lý, cho phép tự động hoá, giảm thiểu thời gian tất cả các công đoạn của hoạt động khai thác bến bãi, công nghệ thông tin cũng giúp tạo lập chương trình quảng cáo, giới thiệu tên sản phẩm trên toàn thế giới, tiến tới thực hiện thanh toán dịch vụ qua mạng.
Đội tàu Việt Nam cách đây một vài năm đều có trọng tải thấp, thời gian sử dụng lâu nên đã xuống cấp. Tuy nhiên, từ năm 2003, ngành đã tập trung đầu tư mới và sửa chữa lớn hầu hết các loại gồm cảng tàu hàng, tàu container và tàu khách, do ngành có mức tăng trưởng đáng kể đạt 30%/năm. Tăng trưởng thu nhập sau thuế bình quân của GMD và TMS tương ứng là 19%/năm và 15.5%. Thu nhập trên một cổ phiếu của nhóm ngành kho vận và giao nhận ngoại thương cao, mức trung bình là 4826.5 đồng/cổ phiếu.
Đầu tư so với thu nhập sau thuế của GMD trung bình ba năm là 43%/năm của TMS trung bình 159.9%/năm. So sánh với mức tăng trưởng của thu nhập sau thuế, cho thấy mức tăng trưởng của đầu tư GMD và TMS không đồng đều, chính sách đầu tư trái ngược nhau. Trong năm 2004, GMD có mức tăng trưởng đầu tư là 131% thì TMS lại giảm 81.8%. Ngược lại, năm 2005, GMD giảm đầu tư 7.8% thì TMS lại tăng 995%. Tỷ lệ chi trả cổ tức trung bình ba năm của GMD và TMS lần lượt là 67.4%/năm và 44.7%/năm. Tỷ lệ này được đánh giá là ổn định. Điều này cho thấy GMD và TMS đều phải sử dụng lợi nhuận tích luỹ giữ lại của các năm để đầu tư mới hệ thống tàu, bến bãi. Tỷ lệ cổ tức so với đầu tư mới trung bình ba năm của GMD và TMS là 174.7% và 63%. Như vậy, TMS chú trọng vào đầu tư mới hơn và duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức ổn định hơn.
4. Nhóm ngành công nghiệp xây dựng
Đây là nhóm ngành đầu tư cho hạ tầng cơ sở của đất nước. Vì vậy, đòi hỏi qui mô vốn lớn và trường kỳ. Sự phát triển kinh tế của đất nước và phát triển cơ sợ hạ tầng là điều kiện thuận lợi cho mở rộng thị trường và ổn định đối với sản phẩm ngành xây dựng. Nhóm ngành với loại hình xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở được hưởng ưu đãi tại điều 15 của Nghị định chính phủ 51/1999, được hưởng thuế suất ưu đãi 25%. Ngoài ra, ngành còn được hưởng ưu đãi về tiền thuê đất, sử dụng đất, thời hạn sử dụng và tiền thuê đất, ưu đãi đầu tư xây dựng bán nhà cho thuê.
Thu nhập sau thuế của công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Bình Triệu (BTC) giảm liên tục trong hai năm, giảm mạnh trong năm 2005 (-71.5%). Vì vậy, thu nhập trên một cổ phiếu cũng giảm mạnh, bình quân đạt 1400 đồng/cổ phiếu, thì trong năm 2005 chỉ đạt 416 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, ta thấy rằng thu nhập trên cổ phiếu của nhóm ngành này là thấp.
Tỷ lệ đầu tư trang thiết bị so với thu nhập sau thuế của BT6 và BTC trung bình ba năm lần lượt là 96.8%/năm và 130%/năm. Tỷ lệ này cho thấy công ty phải sử dụng từ nguồn tích luỹ lợi nhuận giữ lại, điều này không cho phép công ty chi trả cổ tức hàng năm tỷ lệ cao. Tuy nhiên, hai công ty tham gia niêm yết lựa chọn để đánh giá, tỷ lệ chi trả cổ tức rất cao, trung bình tỷ lệ chi trả cổ tức của BT6 là 67.3%/năm và BTC là 150.6%/năm. Tỷ lệ chi trả của BTC trong năm 2005 không được xem xét đến yếu tố thu nhập sau thuế. Vì lợi nhuận sau thuế không đủ để chi trả cổ tức, mà công ty phải sử dụng nguồn lợi nhuận tích luỹ hàng năm có được để bù đắp mức chi tra này nhằm đáp ứng mục tiêu của ban quản trị đem lại hình ảnh không tốt về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của BTC trong năm 2005 và đáp ứng được mong muốn của các cổ đông của công ty.
Bảng : Tình hình chi trả cổ tức của các công ty niêm yết qua các năm
Mã CK
VĐL( tỷ đồng)
Số CP niêm yết
Cổ tức/ mệnh giá (%)
Năm chi trả
2002
2003
2004
2005
REE
225
22.500.000
12
15
15
12
SAM
120
12.000.000
15
15
16
16
HAP
20.08
2.008.000
32
37
30
30
TMS
22
2.200.000
18
18
22
LAF
18
1.782.300
12
10
18
SGH
17.663
1.766.300
7
7.72
6.5
9
CAN
35
3.500.000
12.5
17
16
DPC
15.8728
1.587.280
10
10
BBC
56
5.250.000
28.8
12
12
TRI
37.903
3.776.500
46
10
18
18
GIL
17
1.700.000
32
25
BTC
12.61345
1.261.345
12
12
12
BPC
38
3.800.000
7.2 (6tháng)
15
15
15.5
BT6
58.8269
5.882.690
12.89
15
GMD
200
17.178.455
32.5
32
AGF
41.7913
4.179.130
12
24
SAV
45
4.350.000
9 (7tháng)
16
TS4
15
1.500.000
9
12
16
KHA
19
1.900.000
12
16
HAS
12
1.200.000
10
13
14
VTC
18
1.786.000
12
13.5
13.5
(Nguồn : tập hợp từ các bản cáo bạch của các công ty niêm yết)
Việc chi trả cổ tức của các công ty niêm yết thực hiện đều đặn, chủ yếu dưới hình thức tiền mặt. Tỷ lệ chi trả cổ tức của mỗi công ty được Đại hội cổ đông thông qua dựa trên cơ sở lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của bản thân công ty đó. Việc thanh toán cổ tức phụ thuộc vào chiến lược tài chính của từng công ty. Mức chi trả cổ tức bình quân so với mện giá cổ phiếu thường cao hơn mức lãi suất tiền gửi ngân hàng bình quân trên thị trường (bảng)
Hiện nay, một số công ty niêm yết thuộc nhóm có chiến lược chi trả cổ tức rõ ràng đó là các công ty như REE, SACOM, HAPACO, AGF, TMS đã tạo được những sự tin tưởng nhất định và định hướng rõ ràng cho công chúng đầu tư. Trong khi đó một số công ty khác, việc chi trả cổ tức của họ lại theo xu thế chung, ý thức cũng như khả năng thực hiện chiến lược quản trị tài chính và xây dựng chính sách chi trả cổ tức còn nhiều hạn chế, mức chi trả thường xuyên theo xu thế bình quân thị trường qua các năm. Do chú ý đến tỷ lệ chi trả còn với tỷ lệ chi trả đó thì mức lợi nhuận cổ tức phải thanh toán thường rất cao trong tổng số lợi nhuận sau thuế mà công ty thu được. Điều này về hiện tại có thể tạo hình ảnh đẹp cho công ty, thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư ngắn hạn. Tuy nhiên với chiến lược phát triển dài hạn, lợi nhuận trả cổ tức cao, phần thu nhập để lại sẽ giảm đi đáng kể, nếu công ty có nhu cầu tái đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh để tăng trưởng thì sẽ gặp nhiều khó khăn. Các công ty niêm yết thuộc nhóm này đó là công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long (CAN), công ty cổ phần bánh kẹo Biên hoà (BBC), công ty cổ phần cơ khí Bình Triệu (BTC), công ty bê tông (BT6)… Điển hình là công ty bánh kẹo Biên Hoà, với tỷ lệ chi trả cổ tức chiếm khoảng 80% lợi nhuận trong năm 2004 và cả năm 2005, cơ hội đầu tư và tăng trưởng đều âm. Cho dù tỷ lệ tăng trưởng của công ty BTC âm, nhưng công ty vẫn duy trì mức chi trả cổ tức trên một cổ phiếu là 1200 đồng/cổ phiếu năm 2004 do đó tỷ lệ chi trả cổ tức của công ty trong năm 2005 vượt lên con số đáng ngạc nhiên 288.3%. Trên thực tế, các công ty vẫn tiếp tục mở rộng dây chuyền sản xuất, huy động thêm vốn (chủ yếu là vốn vay) nhưng tốc độ tăng của tỷ suất lợi nhuận thu được có xu hướng ngày càng giảm.
Tuy nhiên, trên thị trường hiện tính tỷ lệ chi trả cổ tức bằng mức chi trả cổ tức cho một cổ phiếu so với mệnh giá của chính nó. Con số này chưa phản ánh được thực chất của tỷ lệ chi trả cổ tức. Vì thế, không đánh giá hiệu quả thực của công ty qua chỉ số này.Cách tính tỷ lệ này chỉ phản ánh thu nhập cổ tức của cổ động nắm giữ. Tức là dùng chỉ số này để so sánh lợi hơn của việc nắm giữ cổ phiếu nào đó xét về thu nhập cổ tức mà không dùng để so sánh tỷ lệ chi trả cổ tức của công ty nào cao hơn cũng như không thể so sánh hiệu quả giữa các công ty với nhau. Cổ đông nắm giữ cổ phiếu không chỉ quan tâm tới thu nhập cổ tức mà quan tâm đặc biệt hơn đến thu nhập lãi vốn. Ma thực tế không phải tỷ lệ thu nhập cổ tức cao thuận chiều với tỷ lệ thu nhập lãi vốn. Đây là điều mà các công ty hiện chưa tính toán để đem lại cho cổ đông. Mặt khác, tâm lý các nhà đầu tư mới quan tâm tới tỷ lệ thu nhập cổ tức, để so sánh hiệu quả của việc nắm giữ cổ phiếu của từng công ty. Dùng chỉ số này như thước đo so sánh với lãi suất tiền gửi trên thị trường. Do đó, chỉ số này như một bức tranh ảo về công ty.
III. Đánh giá về chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Với đặc điểm là các công ty niêm yết hầu hết là các công ty cổ phần hoá từ các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các công ty niêm yết đều tiến hành các đợt phát hành ra công chúng trước khi niêm yết nên các nhà đầu tư hướng về lợi nhuận từ chêch lệch mua bán nhiều hơn. Chính sách thuế hiện tại đang tạm thời không thu thuế thu nhập của nguồn thu nhập từ hoạt động mua bán chứng khoán và cổ tức cá nhân nên xu thế ưa thích cổ tức bằng tiền mặt chưa rõ nét nhiều khi còn yếu hơn xu thế ưa thích nhận cổ tức bằng cổ phiếu. Mặt khác, cơ hội kinh doanh và tìm nguồn tài trợ từ phát hành cổ phiếu của các công ty khá khả quan. Đây chính là các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của công ty niêm yết.
1. Các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của công ty niêm yết
1.1. Các nhân tố khách quan
Chí phí phát hành
Theo thông lệ quốc tế, công ty có thể tìm kiếm nguồn tài trợ bên ngoài từ việc vay ngân hàng, phát hành trái phiếu, phát hành cổ phiếu. Các công ty niêm yết nói chung và các doanh nghiệp khác việc phát hành trái phiếu chưa được chú ý. Duy nhất có công ty Đầu tư và Phát triển hạ tầng (CH) phát hành trái phiếu chuyển đổi. Nguồn tài trợ bên ngoài chủ yếu là vốn vay ngân hàng và phát hành thêm cổ phiếu. Việc phát hành thêm cổ phiếu đang được các công ty khai thác với chi phí phát hành khá thấp.
Hiện nay, các công ty chứng khoán là đối tượng duy nhất được phép bảo hành phát hành cổ phiếu của các công ty niêm yết. Với 20 công ty chứng khoán đang hoạt động và khoảng 38 công ty được cấp phép mới, với qui mô vốn nhỏ, hoạt động bảo lãnh phát hành của các công ty chứng khoán khá cạnh tranh. Mức phí tư vấn và phí bảo hành khá thấp chỉ vào khoảng từ 05%-2% tổng giá trị cổ phiếu phát hành. Hình thức bảo lãnh duy nhất là cam kết chắc chắn.
Tâm lý nhà đầu tư
Do chủ yếu các công ty niêm yết là công ty cổ phần hoá và đã phát hành ra công chúng trước khi niêm yết nên các thông tin về công ty hầu hết đã được đánh giá qua thị trường. Các nhà đầu tư hướng tới lợi nhuận từ nguồn thu lãi vốn từ chênh lệch giá bán hơn là cổ tức. Xu thế ưa thích cổ tức bằng tiền mặt có tồn tại nhưng ở mức yếu. Mặt khác, cổ đông cá nhân tạm thời chưa phải nộp thuế thu nhập cá nhân từ lãi vốn và cổ tức nên trong giai đoạn lên giá của các cổ phiếu trong năm 2006 vẫn duy trì ở mức cao như hiện nay, xuất hiện xu hướng ưa thích cổ tức bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng. Xu thế này còn tiếp tục lấn át xu thế ưu thích cổ tức bằng tiền mặt vì tính thanh khoản cổ phiếu khá cao và chưa bị tính thuế từ thu nhập đầu tư chứng khoán. Khi xét về chỉ tiêu giá cổ tưc/giá cổ phiếu , chỉ tiêu này rất thấp phản ánh phần nào xu thế này của các nhà đầu tư.
Một yếu tố về tâm lý nhà đầu tư cần được xem xét là yếu tố tâm lý của các nhà đại diện phần vốn nhà nước tại công ty niêm yết. Với đặc điểm đa số các công ty niêm yết là doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá. Thông thường, một mục tiêu của chính sách cổ tức mà các đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp hướng đến là duy trì mức cổ tức bằng tiền không giảm. Đây là yếu tố tâm lý tác động tới các công ty cổ phần có phần vốn nhà nước.
Thuế thu nhập đối với cổ tức
Thông thường các cổ đông nhận cổ tức tiền mặt cũng phải chịu tác động của chính sách thuế. Đây được coi là khoản thu nhập của cá nhân, nó tương đồng như các khoản chi trả bằng tiền từ quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng của doanh nghiệp.
Hiện tại, theo quy định tại thông tư 100/2004/TT-BTC ngày 20/10/2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán và thông tư số 72/2006/TT-BTC ngày 10/08/2006 sửa đổi một số điều tại Thông tư 100/2004/TT-BTC thì cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư chứng khoán tại Việt Nam tạm thời chưa phải nộp thuế thu nhập đối với khoản thu nhập từ cổ tức, lãi trái phiếu, chênh lệch mua bán chứng khoán và các khoản thu nhập khác từ đầu tư chứng khoán theo qui định hiện hành.
Theo qui định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp, đối với các tổ chức, doanh nghiệp, cổ tức là khoản thu nhập không chịu thuế .
Với qui định hiện tại, thuế không ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp. Khi các yếu tố khác không đổi, cổ tức chi trả bằng tiền và chi trả bằng cổ phiếu sẽ tương tự nhau.
Tuy nhiên các công ty cần xem xét yếu tố này trong chiến lược chi trả cổ tức cho các năm tới. Theo dự thảo Luật thuế thu nhập cá nhân. Thuế suất tính trên lãi vốn cao hơn tính trên cổ tức. Căn cứ vào thực tế của Luật thuế thu nhập cá nhân, công ty cần xem xét mức độ ảnh hưởng tới cổ đông để đệ trình chính sách chi trả cổ tức cho hợp lý.
Công bố thông tin
Theo qui định về công bố thông tin, các công ty niêm yết đều công bố thông tin về các đợt chi trả cổ tức theo qui định. Việc công bố thông in này đảm boả cho các cổ đông có thể điều chỉnh hành vi nhận cổ tức hoặc nhận lãi vốn thông qua việc mua bán cổ phiếu trước ngày không hưởng cổ tức.
Ràng buộc pháp lý và thông lệ
Theo qui định của luật doanh nghiệp, các công ty có thể phải thu hồi cổ tức đã trả nếu như mức cổ tức tạm ứng vượt quá lợi nhuận sau thuế quyết toán vào cuối năm. Việc này rất hiếm khi xảy ra nhưng trên TTCK Việt Nam. Công ty cổ phần Bánh kẹo Biên Hoà đã chi trả tạm ứng cổ tức năm 2004 trong khi lợi nhuận sau thuế âm. Theo qui định của Luật doanh nghiệp năm 1999, công ty trả cổ tức khi kinh doanh lãi. Đến Luật Doanh nghiệp 2005, qui định này được bãi bỏ. Tuy nhiên, sự việc này là bài học cho các công ty khi quyết định chính sách cổ tức.
Trên đây là các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của công ty niêm yết. Trong thời điểm hiện tại, hai nhân tố ảnh hưởng quan trọng là chi phí phát hành và tâm lý nhà đầu tư. Trong dài hạn, nhân tố thuế sẽ bắt đầu tác độn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36015.doc