Đề tài Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU 1

I. Khái niệm và các thành phần của chính sách quản lý nguồn nhân lực 2

1. Các khái niệm cơ bản. 2

1.1 Khái niệm nguồn nhân lực 2

1.2 Khái niệm quản lý nguồn nhân lực 2

1.3 Khái niệm đào tạo 3

1.4 Khái niệm phát triển. 3

1.5 Khái niệm chính sách 4

1.6 Chính sách quản lý nguồn nhân lực 4

1.7 Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 4

2. Cấu trúc của chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 4

II. Phân loại chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 5

1. Phân loại theo phạm vi điều chỉnh của chính sách: 5

1.1 Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở phạm vi quốc gia 5

1.2 Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở phạm vi địa phương 5

1.3 Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong phạm vi ngành 5

1.4 Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong phạm vi doanh nghiệp 5

2. Phân loại theo đối tượng thụ hưởng chính sách 5

3. Phân loại theo qui trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 6

3.1 Chính sách thu hút trước khi đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 6

3.2 Chính sách trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 6

3.3 Chính sách sau đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 6

III. Phân tích thực trạng chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam. 7

1. Thực trạng chính sách thu hút đầu vào trước khi đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam 7

1.1 Các chế độ chính sách ưu tiên về cộng điểm khi tuyển sinh cho thí sinh theo khu vực. 7

1.2 Chính sách về miễn giảm học phí cho sinh viên thuộc đối tượng chính sách, gia đình khó khăn. 8

1.3 Chế độ trợ cấp xã hội 10

1.4 Chính sách học bổng dành cho những sinh viên có kết quả học tập tốt. 11

1.5 Thành lập quỹ tín dụng sinh viên nhằm hỗ trợ cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập. 12

2. Thực trạng chính sách trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam. 13

2.1 Thực trạng chính sách về các nguồn kinh phí để tổ chức thực hiện quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 13

2.2 Số lượng các trường đại học và cao đẳng và sự mất cân đối về cơ cấu ngành nghề đào tạo. 14

2.3 Thực trạng về đội ngũ cán bộ giảng viên các trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam. 15

2.3.1 Số lượng cán bộ giảng viên đại học và cao đẳng ở Việt Nam. 15

2.3.2 Chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên đại học và cao đẳng của nước ta. 16

2.4 Nội dung và phương pháp dạy học ở bậc đại học. 18

2.4.1 Nội dung chương trình đào tạo và tình trạng thiếu giáo trình ở nhiều môn học 18

2.4.2 Phương pháp dạy và học ở bậc đại học. 18

3. Thực trạng chính sách sau đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam 19

3.1 Thiếu sự hợp tác giữa các cơ sở đào tạo với các đơn vị sử dụng. 19

3.2 Chính sách trọng dụng đãi ngộ cán bộ chuyên môn kỹ thuật có trình độ cao. 19

IV. Một số giải pháp nhằm hòan thiện chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 20

1. Xây dựng mức học phí hợp lý, giao quyền tự chủ về tài chính cho các trường đại học. 21

2. Nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ cán bộ giảng viên 21

3. Đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học 22

KẾT LUẬN 23

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

 

doc27 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1151 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiện khó khăn để nhằm đảm bảo thực hiện công bằng trong giáo dục, tạo điều kiện cho các thí sinh ở khu vực khó khăn có cơ hội học đại học. Khi tuyển sinh vào đại học, các thí sinh được phân chia theo các khu vực 4 khu vực: “ Khu vực 1 (KV1) gồm các xã, thị trấn thuộc miền núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo, trong đó có các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ. Các thí sinh thuộc KV 1 được cộng 1,5 điểm xét tuyển. - Những thí sinh thuộc khu vực 2 (KV2) gồm các thành phố trực thuộc tỉnh (không trực thuộc Trung ương); các thị xã; các huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc Trung ương sẽ được ưu tiên cộng 0,5 điểm xét tuyển - Các thí sinh thuộc khu vực 2 - nông thôn (KV2-NT) gồm các xã, thị trấn không thuộc KV1, KV2, KV3 sẽ được cộng 1 điểm xét tuyển - Khu vực 3 (KV3) gồm: Các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương. Thí sinh thuộc KV3 không thuộc diện hưởng ưu tiên khu vực”.[11.8] Dân số nước ta chủ yếu tập trung ở nông thôn, theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2005 thì dân số ở khu vực nông thôn chiếm 73,03% tổng dân số cả nước, do đó phần lớn dân số vẫn đang phải sống trong điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn và thiếu thốn. Hàng năm về số lượng thí sinh dự thi đai học, cao đẳng thì số thí sinh thuộc các khu vực được cộng điểm ưu tiên theo khu vực chiếm 82%[10.9] trong tổng số thí sinh dự thi. Như vậy, nếu không còn chế độ ưu tiên khu vực đối với các đối tượng nêu trên thì sẽ làm cho đa số thí sinh dự thi đại học, cao đẳng phải chịu thiệt thòi, cánh cửa vào học các trường đại học và cao đẳng sẽ trở nên hẹp lại. Từ đó không có cơ hội để nâng cao trình độ, kiến thức kỹ năng cho người lao động ở các khu vực kinh tế khó khăn. Ví dụ như đợt tuyển sinh 2005, khoảng cách điểm chênh lệch giữa đối tượng được ưu tiên cao nhất với đối tượng thuộc KV 3 là 3,5 điểm, nhờ vậy nhiều thí sinh ở KV1, KV2, KV2-NT đã vượt qua được các thí sinh ở KV 3 để vào học các trường đại học và cao đẳng. Chính sách ưu tiên về cộng điểm khi tuyển sinh đại học cho các thí sinh ở các khu vực khó khăn là một trong những chính sách cần thiết nhằm tạo điều kiện cho những thí sinh ở các khu vực mà cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn có thể thi đỗ và theo học ở các trường đại học, cao đẳng. Do vậy, qui chế tuyển sinh không thể bỏ đi đối tượng ưu tiên này mà cần phải mở rộng đối tượng ưu tiên không chỉ có thí sinh thuộc vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn mà cần có cả số thí sinh thuộc vùng kinh tế khó khăn. 1.2 Chính sách về miễn giảm học phí cho sinh viên thuộc đối tượng chính sách, gia đình khó khăn. Để nhằm giảm bớt khó khăn về mặt kinh tế, cũng như thể hiện sự biết biết ơn của nhà nước đối với những người có công với cách mạng, hiện nay nhà nước ta có chính sách miễn, giảm học phí cho sinh viên thuộc đối tượng chính sách, gia đình có công với cách mạng, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có để họ điều kiện theo học ở các trường đại học và cao đẳng. Chính sách miễn học phí là chính sách mà đối tượng của chính sách sẽ được miễn phí tòan phần về học phí. Ở nước ta hiện nay chế độ miễn học phí toàn phần được áp dụng anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang và thương binh khi theo học đại học và cao đẳng. Con thương binh, bệnh binh, con người được hưởng diện chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 61% đến 80% [9]. Các đối tượng này được áp dụng mức miễn học phí toàn phần nhằm thế hiện sự quan tâm của nhà nước đến những người có công với cách mạng. đồng thời cũng giảm bớt gánh nặng về vấn đề học phí cho các đối tượng này khi phần lớn là có hoàn cảnh khó khăn. Chế độ miễn học phí còn được áp dụng đối với các sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ không có nơi nương tựa, những người bản thân bị thương tật, có khó khăn về kinh tế, khả năng lao động bị suy giảm từ 21% trở lên và có xác nhận của hội đồng y khoa. Những đối tượng này gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, hàng ngày họ phải làm việc để có thể kiếm tiền nuôi sống bản thân, tiền để trang trải cho các sinh hoạt hàng ngày như nơi ở, tiền ăn, tiền sách vởĐối với các đối tượng này thì chính sách miễn học phí thể hiện sự quan tâm của xã hội đối với những hoàn cảnh khó khăn, nhằm góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Đối tượng được hưởng chính sách miễn học phí còn gồm những sinh viên có cả cha mẹ thường trú tại hải đảo hoặc vùng sâu, vùng cao từ 3 năm trở lên theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. và gia đình thuộc diện nghèo đói có thu nhập bình quân đầu người thường dưới 13 kg gạo. Đây là những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, sinh sống ở những nơi điều kiện kinh tế xã hội chưa phát triển, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, đặc biệt là cơ sở hạ tầng về giáo dục còn rất thấp. Rất ít người ở đây được học tập và có thể theo học đến các bậc học cao như đại học cao đẳng. Chính vì vậy khi có thể thi đỗ vào các trường đại học và cao đẳng đã là một sự cố gắng rất lớn từ phía các sinh viên này. Nếu như không có chế độ miễn học phí đối với các đối tượng này với mức tiền học phí là 180000 đồng/sinh viên/ tháng như hiện nay và có thể tăng lên trong tương lai thì chắc chắn những sinh viên này sẽ phải thôi học. Nhờ có chính sách này mà đã khuyến khích được các đối tượng này cố gắng học tập, nâng cao trình độ để sau này có thể cải thiện tình trạng khó khăn của gia đình. Nhà nước còn có chế độ miễn học phí cho sinh viên hệ chính quy tập trung ngành sư phạm khi vào học có cam kết sau khi tốt nghiệp phục vụ trong ngành Giáo dục đào tạo nhằm thu hút, tạo điều kiện cho sinh viên sư phạm sau khi ra trường sẽ phục vụ cho ngành giáo dục, từng bước tăng số lượng giáo viên. Bên cạnh chính sách miễn học phí, Nhà nước còn có chính sách giảm 50% học phí cho các đối tượng sinh viên là con của thương binh; con của bệnh binh và người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 21 đến 60 %. Con cán bộ công nhân viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp thường xuyên. Có gia đình (gia đình, cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng) thuộc diện hộ nghèo theo qui định hiện hành của nhà nước. Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng quy đổi ra gạo: Dưới 25kg gạo ở thành thị; Dưới 20kg gạo ở nông thôn vùng đồng bằng và trung du; Dưới 15kg gạo ở nông thôn miền núi. Một thực trạng hiện nay đang gặp phải đối với việc thực hiện chế độ miễn giảm học phí cho đối tượng chính sách, gia đình khó khăn đó là hiện này không có qui định bắt buộc các trường ngoài công lập thực hiện miễn giảm như các trường công lập. Các trường ngoài công lập không được nhà nước cấp ngân sách nên việc miễn giảm học phí tùy thuộc vào khả năng của từng trường. Trong khi đó hàng năm có rất nhiều thí sinh thuộc diện đối tượng chính sách dự thi đại học và cao đẳng nhưng không đỗ vào các trường công lập mà theo học ở các trường ngoài công lập với mức học phí cao hơn rất nhiều so với các trường công lập ( ví dụ như đại học dân lập Văn Lang mức cao nhất là 4.400.000 đ) dẫn đến tình trạng không ít sinh viên học trong tư thế cầm cự chờ đợi đợt thi sau. 1.3 Chế độ trợ cấp xã hội Ngoài chế độ về miễn giảm học phí cho đối tượng chính sách, nhà nước còn ban hành chế độ trợ cấp cho các đối tượng sau: - Sinh viên là người dân tộc ít người, liên tục ở vùng cao (KV3) hoặc có hộ khẩu thường trú ở vùng cao (KV3) ít  nhất lên 3 năm trở lên (tính đến thời điểm nhập học tại trường); sinh viên lên người mồ côi cả cha lẫn mẹ không  nơi nương tựa, không có người đỡ đầu chính thức, người trợ cấp thường xuyên.  - Sinh viên là gười tàn tật theo quy định của nhà nước lênngười gặp khó khăn về kinh tế, khả năng lao động bị suy giảm từ 41% trở lên do tàn tật được Hội đồng Y khoa có thẩm quyền xác định. - Sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế, vượt khó học tập, gia đình thuộc diện xóa đói giảm nghèo phải xuất trình giấy tờ thuộc hộ xóa đói giảm nghèo do Sở LĐ - TB và XH cấp) Theo chế độ này thì hàng tháng mối sinh viên sẽ được hưởng mức trợ cấp xã hội là 140.000 đồng. Chế độ này nhằm góp phần giảm phần nào khó khăn về mặt kinh tế, giúp cho sinh viên có một khoản tiền để trang trải cho cuộc sống hàng ngày, để có thể có điều kiện học tập. Đồng thời để khuyến khích sinh viên học tập thì ngoài mức trợ cấp xã hội hàng tháng những sinh viên thuộc diện trợ cấp xã hộ nếu kết quả học tập đạt từ loại khá trở lên còn được nhận thêm phần thưởng khuyến khích học tập lấy từ kinh phí học bổng với các mức là: bằng 140% mức học bổng khuyến khích toàn phần nếu đạt loại xuất sắc; bằng 90% mức học bổng khuyến khích toàn phần nếu đạt loại giỏi và bằng 30% mức học bổng khuyến khích toàn  phần nếu đạt loại khá. Như vậy, mục đích của chế độ trợ cấp xã hội là hỗ trợ phần nào về kinh tế cho sinh viên có điều kiện khó khăn có thể theo học ở các bậc đại học và cao đẳng, tạo điều kiện cho họ có cơ hội học tập nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn. 1.4 Chính sách học bổng dành cho những sinh viên có kết quả học tập tốt. Chính sách học bổng khuyến khích được cấp cho những sinh viên có kết quả học tập và rèn luyện tốt để nhằm khuyến khích thúc đẩy, động viên sinh viên cố gắng phấn đấu học tập. Hiện nay, học bổng khuyến khích học tập hiện có 3 mức và được áp dụng cho 3 loại đối tượng đó là “mức 120.000đ/ tháng đối với sinh viên có kết quả học tập và rèn luyện từ 7,0 đến cận 8,0; mức 180.000đ/tháng đối với loại giỏi từ 8,0 đến cận 9,0. và mức 240.000đ/tháng đối với loại xuất sắc đạt điểm từ 9,0 trở lên”[10] Hiện nay chế độ học bổng khuyến khích học tập của nước ta còn ít về số lượng chỉ có 3 mức. Đồng thời giá trị của mức học bổng còn rất thấp chỉ đủ trang trải một phần cho học phí, không có đủ để chi trả cho việc ăn ở, mua sách vở. Với mức học phí đại học trong các trường công lập hiện nay là 180.000đ/ tháng như hiện nay thì chỉ có những sinh viên đạt loại xuất sắc mới được hưởng mức học bổng cao hơn mức học phí hàng năm, nhưng mức cao hơn này cũng chỉ rất nhỏ không đủ để trang trải bớt những chi phí học tập cho sinh viên, mặt khác số lượng sinh viên đạt kết quả xuất sắc và được hưỏng mức học bổng này thường chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số sinh viên được hưởng loại học bổng này. Còn những sinh viên đạt loại khá và giỏi thì mức học bổng chỉ vừa bằng mức học phí phải đóng hàng tháng hoặc ít hơn. Một vấn đề nữa đối với chính sách này đó là học bổng hiện nay chủ yếu được cấp dựa vào kết quả học tập của sinh viên. Do đó vấn đề đặt ra là những sinh viên con nhà giàu thường có đủ điều kiện để học tập, nên kết quả học tập thường cao hơn những sinh viên có điều kiện khó khăn ngoài thời gian học tập còn phải tham gia làm thêm nhiều công việc để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống và chi phí học tập cho nên điều kiện học tập và kết quả học tập đạt được không thể bằng những sinh viên có điều kiện học tập. Chính vì vây, các học bổng này thường do các sinh viên con nhà giàu có đủ điều kiện học tập chiếm hết. Hiện nay vẫn tồn tại tình trạng là những sinh viên giỏi công lập được Nhà nước cấp học bổng, còn sinh viên giỏi trong các trường ngoài công lập lại không được trong khi họ cũng học giỏi. 1.5 Thành lập quỹ tín dụng sinh viên nhằm hỗ trợ cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập. Quỹ tín dụng sinh viên được thành lập năm 1995 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhằm hỗ trợ học sinh, sinh viên có điều kiện khó khăn được vay vốn học tập. Hàng năm, nhiều trường đại học chứng nhận cho khoảng 5% sinh viên là sinh viên nghèo vay vốn Nhà nước để đảm bảo điều kiện học tập. Nếu tất cả số sinh viên này được vay với mức 3 triệu đồng/năm thì mỗi năm Nhà nước cần chi cho sinh viên vay khoảng 100 tỷ đồng và sẽ tạo điều kiện học tập đến cho khoảng 40 nghìn sinh viên. Tính đến tháng 5/2002 Quy đã cho 41.534 HS - SV/126.789 HS - SV trong diện được vay vốn (trong tổng số 471.562 HS - SV trên toàn quốc) vay vốn để học tập. Tuy nhiên nguồn hình thành quỹ là do các ngân hàng phải đóng góp theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, nhưng do chỉ thị không bắt buộc, việc góp vốn hoàn toàn mang tính tự nguyện vì đối tượng vay là sinh viên, lãi suất thấp, rủi ro cao và chủ yếu là mang tính chất xã hội nên các ngân hàn không hào hứng tham gia. Chính vì vậy cho đến hiện nay thì quỹ đã cạn kiệt và trong tình trạng chi vượt thu. Cụ thể là đến ngày 30/6/2002 tổng số vốn của quỹ là 65,5 tỷ dồng, trong khi số tiền cho vay là 76,6 tỷ đồng và khoản tiền thu nợ là 6,5 tỷ đồng. Như vậy, quỹ tín dụng sinh viên đã phải cho vay vượt quá nguồn vốn thực có là 4,6 tỷ đồng. Như vậy nêu trong thời gian tới, nhà nước không có những biện pháp nhằm thu hút và bổ sung vốn cho quỹ thì sẽ có hàng chục nghìn sinh viên đang theo học tại các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trong cả nước có thể phải thôi học vì không có tiền để trang trải cho chi phí học tập. Thực trạng chính sách trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam. Thực trạng chính sách về các nguồn kinh phí để tổ chức thực hiện quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Để tổ chức quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thì cần phải có kinh phí để thực hiên. Hiện nay nguồn kinh phí này được huy động thông qua nguồn vốn ngân sách do nhà nước cấp hàng năm, học phí do học sinh và gia đình học sinh đóng góp. Hàng năm tỷ lệ % ngân sách nhà nước chi cho giáo dục đào tạo liên tục tăng lên qua các năm. Cụ thể là năm 2002 chiếm 12,04%; năm 2003 là 12,63%; năm 2004 là 17,1%, năm 2005 là 18% và năm 2006 là 20%. Tuy tỷ lệ ngân sách nhà nước hàng năm cấp cho giáo dục đào tạo có tăng nhưng với số lượng trường đại học cao đẳng ngày càng tăng lên như hiện nay thì lượng vốn ngân sách nhà nước cấp cho mỗi trường hầu như tăng không đáng kể, trong khi đó hầu hết số vốn ngân sách nhà nước này được dùng để chi trả lương cho giáo viên khoảng 85% ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, nên phần đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng trường lớp, nâng cao chất lượng đào tạo còn rất hạn chế. Chính vì vậy các trường phải trông chờ nhiều vào nguồn thu học phí. Tuy nhiên với mức học phí hiện nay mà mỗi sinh viên phải đóng là 1,8 triệu đồng/ năm là còn rất thấp so với mức chi phí đầu tư bình quân cho một sinh viên trường đại học công lập là khoảng 9 triệu đồng / năm, phần còn lại là do Nhà nước bao cấp. Điều này thực tế không còn phù hợp trong điều kiện hiện nay. Với mức đầu tư do ngân sách nhà nước cấp và mức thu từ học phí hiện này thì các trường đại học vẫn luôn trong tình trạng thiếu kinh phí, và phải co kéo giữa cac khoản thu chi để đủ được chi phí đào tạo. Chính vì vậy dẫn đến không có nguồn chi cho các yêu cầu học tập, thí nghiệm và trả lương đầy đủ hoặc cao để thu hút cán bộ giảng dạy có chất lượng. Do đó để có thể tăng nguồn kinh phí cho đào tạo thì một phương án đề ra và đang được xem xét hiện nay là điều chình tăng học phí nhằm khai thác nguồn lực sẵn có của người dân để đóng góp vào việc nâng cao chất lượng đào tạo. Nhưng một vấn đề đặt ra là nếu tăng học phí sẽ dẫn đến tình trạng rất nhiều sinh viên có điều kiện khó khăn sẽ phải thôi học vì không có đủ khả năng tài chính để theo học. Đồng thời ngân sách cho giáo dục đào tạo ( ở các trường đại học công lập hiện nay vẫn theo cách cấp phát thường niên theo như dự tóan của các trường được tính dựa trên cơ sở đầu vào hay chỉ tiêu đào tạo được giao hàng năm. Trong khi đó đầu vào lại do Bộ chủ quản quyết định. Như vậy thực chất số lượng ngân sách cuối cùng vẫn do Bộ chủ quản quyết định. Các đơn vị đào tạo đại học hàng năm lập dự toán như một cái máy mà không có tính sáng tạo, tự chủ, tính tự quyết. Vì nếu có ý kiến khác thì sẽ chỉ gặp lôi thôi trong duyệt dự toán mà điều này thì không có trường nào muốn. Do quy trình cấp phát như trên nên các cơ sở đại học chỉ có khuynh hướng làm đúng theo hướng dẫn của cấp trên và đơn vị quản lý tài chính để có được sự thuận lợi trong hoạt động đăng ký ngân sách mỗi năm. Chính vì vậy để có thể huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục đào tạo cần có những biện pháp cải tiến về phương thức cấp phát. 2.2 Số lượng các trường đại học và cao đẳng và sự mất cân đối về cơ cấu ngành nghề đào tạo. Để đáp ứng nhu cầu đào tạo ngày càng tăng nên có rất nhiều trường đại học cao đẳng được thành lập tăng nên với rất nhiều chuyên ngành mở ra. Theo số liệu điều tra của Tổng cục thống kê thì năm 2004 cả nước có 230 trường đại học và cao đẳng, đến năm 2005 đã tăng lên là 311 trường. Như vậy đã tăng lên 81 trường tương đương 35,22%. Đồng thời ngày càng có nhiều trường, các cơ sở đào tạo ngoài công lập khác nhau được thành lập. Năm 2004 có 29 trường đại học và cao đẳng ngoài công lập chiếm 12,61% và năm 2005 thì con số này là 37 trường chiếm 11,89%. Tuy nhiên, do sự tăng lên nhanh chóng về số lượng các trường đại học và cao đẳng, việc đưa các trường cao đẳng lên đại học và mở nhiều đại học dân lập trong khi chưa chuẩn bị đủ điều kiện cần thiết, đồng thời chưa đổi mới về cơ chế quản lý chất lượng các trường này nên đã dẫn đến chất lượng đào tạo của các trường này không được tốt, và xảy ra nhiều vấn đề tiêu cực nghiêm trọng diễn ra trong một thời gian dài trong một số trường dân lập ví dụ như có một trường ở tỉnh nọ chưa có cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ giảng dạy cơ hữu được phép tuyển sinh ngay một lúc đến chín ngành đào tạo, kể cả những ngành kỹ thuật. Việc phân bố các trường đại học cao đẳng chỉ mới tập trung ở một số trung tâm văn hóa, kinh tế lớn là Hà nội và TP Hồ Chí Minh. Điều này dẫn tới hạn chế số lượng sinh viên ở các vùng kinh tế khó khăn có khả năng theo học. Hiện nay ngày càng có nhiều ngành đào tạo được mở ra đáp ứng được nhu cầu của thị trường nhưng tồn tại tình trạng mất cơ cấu về ngành nghề đào tạo. Theo số liệu điều tra “trong 50 năm qua chúng ta đã đào tạo được hơn 1 triệu cán bộ các ngành khoa học, kỹ thuật có trình độ đại học với cơ cấu là: sư phạm chiếm 33,3%; khoa học kỹ thuật là 25,5%; khoa học xã hội là 17%; y dược là 9,3%; nông nghiệp là 8,1%; khoa học tự nhiên là 6,8%. Với một nước nông nghiệp như nước ta hiện nay mà chỉ có 8,1% cán bộ có trình độ đại học được đào tạo thuộc ngành nông nghiệp thì cơ cấu trên là bất hợp lý.”[4] Như vậy trong thời gian tới cần có những sự điều chỉnh trong việc quản lý sự thành lập và chất lượng của các trường đại học, cần có những biện pháp giải quyết sự mất cân đối về các ngành nghề đào tạo. 2.3 Thực trạng về đội ngũ cán bộ giảng viên các trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam. 2.3.1 Số lượng cán bộ giảng viên đại học và cao đẳng ở Việt Nam. Hiện nay, cùng với sự tăng lên của nhu cầu học tập nhằm nâng cao kiến thức trình độ để đáp ứng được yêu cầu của xã hội thì quy mô đào tạo được mở rộng rất nhanh với nhiều trường đại học và cao đẳng được thành lập với nhiều chuyên ngành đào tạo ra đời , đồng nghĩa với nó thì nhu cầu về đội ngũ cán bộ giảng viên đại học và cao đẳng cũng tăng lên. Nhưng trên thực tế hiện nay ở nước ta đội ngũ giảng viên ở các trường đại học và cao đẳng cò đang thiếu trầm trọng nhất là đối với những chuyên ngành đào tạo mới. Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê thì đến năm học 2005-2006 cả nước ta có 47.700 giảng viên đại học và cao đẳng chiếm 4.8% trong tổng số nhà giáo ở nước ta. Với số lượng cán bộ giảng viên đại học như trên thì tỷ lệ sinh viên/ giảng viên trung bình là 28 sinh viên/ giảng viên, đặc biệt ở một số lĩnh vực kinh tế, dịch vụ là gần 40 sinh viên/ giảng viên trong khi tỷ lệ này hợp lý chỉ là trung bình 15- 20 sinh viên / giảng viên. Thực trạng đó là do trong khi qui mô đào tạo ngày càng tăng nhưng biên chế lại không tăng, vì vậy ở nước ta một giảng viên đại học phải giảng dạy quá nhiều giờ có trường hợp lên tới 800-1.000 giờ/năm (ở nước ngoài khoảng 300-400 giờ/năm) không còn thời gian tham gia nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn của mình, không có thời gian để cập nhật kiến thức mới. Đặc biệt là sự thiếu hụt những giảng viên đầu ngành đã được đào tạo một cách có hệ thống ở nước ngoài, có kinh nghiệm sư phạm là những người thực hiện những đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp nhà nước thì đều đã tuổi cao và đã nghỉ hưu trong khi chưa có đội ngũ cán bộ giảng viên giỏi kế cận. Mặt khác hiện nay biên chế giảng viên của các trường do Bộ chủ quản quyết định nên việc các trường muốn nhận thêm giáo viên để đáp ứng yêu cầu mở rộng qui mô đào tạo của trường thường gặp nhiều khó khăn và thường phải đợi Bộ giao chỉ tiêu. Do đó chính sách về chỉ tiêu cán bộ giảng viên của các trường do Bộ chủ quản giao cho các trường đã trở nên không phù hợp với nhu cầu của các trường, không đáp ứng được nhu cầu mở rộng qui mô đào tạo ngày càng tăng lên hiện nay. Nếu không có các biện pháp đổi mới cách thức tuyển dụng đội ngũ giảng viên nhằm từng bước đáp ứng đủ số lượng giảng viên đại học, cao đẳng, giảm tỉ lệ sinh viên/ giảng viên xuống còn 20 sinh viên / giảng viên. 2.3.2 Chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên đại học và cao đẳng của nước ta. Bên cạnh việc thiếu giảng viên thì chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên đại học vẫn chưa cao. Hiện tại ở nước ta tỷ lệ giảng viên đại học cao đẳng chỉ có trình độ cử nhân kỹ sư, chiếm tới 55%; trình độ trên đại học còn rất ít cụ thể là chỉ có 13% đạt trình độ tiến sĩ, số phó giáo sư là 4% và số giáo sư chỉ chiếm một tỷ lệ vô cùng nhỏ là 1%. Một trong những nguyên nhân đưa đến tình trạng trên đó là hiện nay nước ta đang thiếu trầm trọng đội ngũ giảng viên, nên để có thể đáp ứng được nhu cầu đào tạo thì những giảng viên này thường phải giảng dạy rất nhiều giờ nên không có thời gian để học tập nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức mới. Như vậy với cơ cấu trình độ của đội ngũ cán bộ giảng viên như trên thì nước ta đang ở trong tình trạng bất hợp lý đó là trình độ đại học dạy đại học. Trường đại học có nhiệm vụ chính là giảng dạy và nghiên cứu khoa học, nhưng ở nước ta công tác nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ giảng viên đại học còn rất ít. Ở nhiều trường đại học nước ngoài tỷ lệ thời gian của giảng viên phân bổ cho hai nhiệm vụ này là 50/50 còn ở nước ta tỷ lệ thời gian dành cho nghiên cứu khoa học còn rất ít, chủ yếu thời gian của giảng viên được sử dụng để giảng dạy, tỷ lệ này ở một số giảng viên chủ chốt ở một số trường đã có truyền thống nghiên cứu khoa học là 70% giảng dạy và 30% nghiên cứu khoa học. Đối với đội ngũ cán bộ giảng viên đại học, thì nghiên cứu khoa học giúp cho họ nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật liên tục kiến thức, làm giàu kho tàng kiến thức của minh để có thể truyền dạy lại cho sinh viên đạt hiệu quả hơn. Trong những năm qua nước ta đã có những chính sách nhằm tạo điều kiện cho giảng viên trẻ đi học tập, nghiên cứu, tham gia hội nghị, hội thảo trao đổi kinh nghiệm ở nước ngoài như hỗ trợ về mức phí. Chính sách này cần được tiếp tục thực hiện nhằm góp phần nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ giảng viên tiến tới thực hiện mục tiêu tăng tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ lên 30% và trình độ tiến sĩ lên 20% vào năm 2008. Một nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên chưa cao đó là do chế độ lương và thu nhập của giảng viên đại học còn tương đối thấp, đời sống đội ngũ cán bộ giảng viên còn có nhiều khó khăn. Chính vì vậy họ phải dành nhiều thời gian để đi dạy để tăng thu nhập, dành ít thời gian dành để nghiên cứu, nâng cao kiến thức, chưa tập trung đầu tư nâng cao chất lượng giảng dạy. Hiện nay thì chế độ lương và trợ cấp cho cán bộ giảng viên đại học đang được xem xét điều chỉnh để tạo điều kiện cho đội ngũ này yên tâm công tác, dành nhiều thời gian để nâng cao trình độ. Như vậy, hiện nay chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên đại học và cao đẳng ở nước ta vẫn chưa cao, cần có những chính sách, biện pháp nhằm nâng cao trình độ của đội ngũ này. Nội dung và phương pháp dạy học ở bậc đại học. 2.4.1 Nội dung chương trình đào tạo và tình trạng thiếu giáo trình ở nhiều môn học Nội dung chương trình đào tạo có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo và giáo trình là một công cụ để chuyển các kiến thức đó đến cho sinh viên thông qua việc nghiên cứu giáo trình. Tuy nhiên hiện nay chương trình đào tạo và vấn đề giáo trình ở nước ta còn nhiều bất cập. Đa số các trường vẫn đang trong tình trạng thiếu giáo trình, có nhiều môn học sinh viên không có giáo trình để nghiên cứu. Còn có những môn đã có giáo trình nhưng nội dung chủ yếu được biên soạn từ rất lâu. Qua thực tế điều tra ở một số trường đại học và cao đẳng ở nước ta cho thấy, giáo trình ở các trường này chủ yếu được biên soạn từ cách đây khoảng 20 đến 30 năm và các thông tin trong đó đã quá lỗi thời không còn phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ hiện nay của xã hội. Nội dung chương trình đào tạo của ta hiện nay còn nặng về lý thuyết, ít gắn với thực tiễn, chương trình học tập quá tải, chiếm hết thời gian phát huy khả năng tư duy sáng tạo của sinh viên gây ra tâm lý chán học, sợ học . Cụ thể là chương trình đào tạo đại học bốn năm ở các nước phương Tây gồm 125 đến 130[11.10] tín chỉ, trong khi đó chương trình đào tạo đại học hệ bốn năm ở nước ta trung bình khoảng 250[11.10] đơn vị học trình ( tương đương tín chỉ), trong khi kiến thức tiếp thu lại ít hơn. Hiện nay ở nước ta, việc biên soạn và in ấn giáo trình được khoán trắng cho các trường đại học tự lo do đó dẫn đến tình trạng bất cập về nội dung lẫn kinh phí thực hiện. Điều đó dẫn đến giá sách hiện tại tương đối cao so túi tiền của sinh vi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6118.doc
Tài liệu liên quan