Đề tài Chính sách đầu tư quốc tế của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

A.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HÀN QUỐC 2

1.Vị trí địa lý: 2

2.Tình hình kinh tế: 2

B. CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ CỦA HÀN QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 5

I. Chính sách đầu tư quốc tế của Hàn Quốc 5

1. Giai đoạn 1960-1990: 5

1.1.Thời kỳ 1960-1980 Hàn Quốc thực hiện thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ. 5

1.2.Thời kỳ 1981-1990: 7

2. Giai đoạn 1991 đến nay: 8

2.1.các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài trong giai đoạn này được thể hiện qua một số mốc thời gian sau: 8

2.2.các chính sách thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài: 9

II. Đánh giá những thành công và hạn chế trong chính sách đầu tư của Hàn quốc. 11

1. Thành công 11

1.1Trước hết đối với đầu tư nước ngoài vào Hàn quốc: 11

1.2. Đối với đầu tư của Hàn quốc ra nước ngoài: 13

2. Hạn chế 14

III. Bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc 15

1. Vai trò của Chính phủ 16

2. Về việc xác định quy mô doanh nghiệp của nền kinh tế có ảnh hưởng đến chính sách đầu tư. 17

3. Về chính sách phát triển nguồn nhân lực 18

C.THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM 20

I.Thực trạng đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam. 20

1. Tổng quan về tình hình đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam. 20

2. Cơ cấu ngành và phân bổ theo vùng của các dự án đầu tư FDI Hàn Quốc tại Việt Nam. 24

2.1. Cơ cấu đầu tư theo ngành: 24

2.2: Phân bổ các dự án đầu tư theo vùng. 26

II.Giải pháp thu hút đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam. 28

1. Nhóm các biện pháp về luật pháp chính sách. 28

2. Nhóm biện pháp về thủ tục hành chính: 30

3. Nhóm biện pháp về cải tiến hệ thống tài chính ngân hàng, sử dụng linh hoạt và có hiệu quả chính sách tiền tệ. 31

4.Nhóm biện pháp về hạ tầng cơ sở: 32

5.Nhóm biện pháp về hệ thống dịch vụ hỗ trợ cho đầu tư nước ngoài: 33

6. Xây dựng và triển khai hiệu quả các dự án kêu gọi vốn đầu tư: 34

KẾT LUẬN 37

Tài liệu tham khảo 39

 

 

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2937 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách đầu tư quốc tế của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i đã đạt đựơc những thành tựu vô cùng to lớn. 1.1Trước hết đối với đầu tư nước ngoài vào Hàn quốc: Ngay từ khi chính sách thu hút đầu tư nước ngoài bắt đầu được coi trọng từ 1960 thì nguồn vố FDI vào Hàn quốc không ngừng tăng đựơc thể hiện qua bảng số liệu sau: Đầu tư nước ngoài vào Hàn quốc (1962-2005) Năm Số dự án đầu tư Tổng số vốn (1000 USD) 1962 2 3.575 1965 10 21.824 1970 140 75.892 1975 99 207.317 1980 109 143.136 1985 218 532.197 1990 504 802.635 1995 906 1.947.637 2000 4.275 15.249.609 2001 3.421 11.286.223 2002 2.442 9.092.581 2003 2.599 6.469.055 2004 3.110 12.792.042 2005 3.707 11.563.518 Đầu những năm 1960, FDI chỉ chiếm chưa đầy 15% nguồn vốn đổ vào Hàn quốc nhưng chiếm một vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước. Theo bảng trên ta thấy trong những năm 1970-1980 vốn FDI tăng tương đối ổn định. Nhưng vào đầu năm 1990 giá lương thực tăng nhanh, giá đất tăng mạnh, lãi suất tăng cộng thêm sức ép làm phát đã khiên FDI giảm mạnh. Cụ thể năm 1991 là 1,396 tỉ USD, năm 1992 chỉ có 894,4 triệu USD. Tuy nhiên nhờ những cải cách năm 1993 như đã phân tích thì FDI đã tăng trở lại và năm 1995 đã đạt 1,947 tỉ USD. Cũng theo bảng trên từ 1995 đến 2000 FDI tăng đột biến, đó là do năm 1996 Hàn quốc gia nhập OECD và thực hiện tự do hoá kinh tế. Xét theo phân ngành, ngành chế tạo thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất, chiếm 80% năm 1970 và giảm xuống còn 61,3% những năm 1990 trong tổng vốn FDI vào Hàn quốc. Trong đó ngành hóa học, điện, điện tử và thiết bị giao thông vận tải chiếm tỉ trọng lớn nhất. Ngoài ra vốn đầu tư nước ngoài vào ngành dịch vụ năm 1960 chỉ chiếm 1% thì đến những năm 1990 đã trở thành ngành hấp dẫn đầu tư chiếm 37,4% (1994) và đến năm 1999 đã vượt ngành chế tạo với số vốn 8 tỉ USD. Xét theo khu vực, năm 1980, tỉ lệ đầu tư của châu Á vào Hàn quốc là cao nhất chiếm 53,5%, tiếp đó là Bắc Mĩ (32,9%), châu Âu (10,8%), Mỹ Latinh (1,3%), Trung Đông (0,2%), Nam Thái Bình Dương (0,3%), các khu vực khác (0,9%). Nhưng đến năm 1994 cơ cấu đã thay đổi: châu Á vẫn dẫn đầu trong việc đầu tư vào Hàn quốc (43,2%), tiếp theo là Bắc Mĩ (23,7%), Châu Âu (30,9%), Trung Đông (0,1%), các khu vực khác (2,1%). Trong đó Nhật bản và Mĩ là 2 nhà đầu tư quan trọng nhất. Giai đoan 1962-1994 Nhật bản chiếm 39,1% Mĩ chiếm 28,5% tổng FDI vào Hàn quốc. 1.2. đối với đầu tư của Hàn quốc ra nước ngoài: Giai đoạn 1976-1979 là thời kỳ xuất phát về vốn đầu tư ra nước ngoài của Hàn quốc, đầu tư vào thương mại, xây dựng phát triển nhanh do quy mô buôn bán được mở rộng ra toàn cầu. Năm 1977 là lần đầu tiên Hàn quốc dư thừa tài khoản hiện hành với tổng vốn đầu tư nước ngoài là 77 triệu USD. Năm 1986 Hàn quốc rơi vào tình trạng dư thừa ngoại tệ, giá nhân công trong nước tăng vọt là cho chi phí sản xuất trong nước tăng theo. Trước tình hình đó các công ty Hàn quốc đựơc khuyến khích đầu tư ra nước ngoài mạnh mẽ. Tất cả các ràng buộc về vốn đầu tư, các quyết định khác đối với các công ty đầu tư ra nước ngoài đều đựơc dỡ bỏ. Chính sách đối ngoại đa dạng hoá, đa phương hoá, hợp tác khu vực và tiến tới toàn cầu hoá đã là động lực thúc đẩy nguồn vốn đầu tư ở Hàn Quốc ngày càng tăng. Giữa những năm 1980 đầu tư ra nước ngoài tăng đột ngột: 1,2 tỉ USD (1988) năm 1995 đạt xấp xỉ 2,9 tỉ USD. Xét về cơ cấu khu vực đầu tư, Hàn Quốc đầu tư vào Mĩ nhiều nhất, sau đó đến Nhật bản, EU, Trung Quốc và ASEAN. Còn về cơ cấu ngành và lĩnh vực đầu tư thì Hàn quốc đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất, sau đó đến bán buôn bán lẻ và dịch vụ. Tuy nhiên từ năm 1997, các công ty Hàn quốc bận rộn cải tổ lại cơ cấu kinh tế trong nước sau khủng hoảng nên đầu tư ra nước ngoài có giảm đôi chút. Trong những năm đầu của thế kỷ 21, đầu tư của Hàn quốc ra nước ngoài lại tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2005 đã đạt 40,3 tỉ USD tăng hơn 10 tỉ USD so với năm 2002, năm 2006 đã vượt ngưỡng 100 tỉ USD và dự đoán con số này trong những năm tới còn mạnh mẽ hơn nữa. Trong đó có đến 2/3 là đầu tư của các tập đoàn lớn, tiếp sau đó là các công ty vừa và nhỏ. Bên cạnh những thành công to lớn, chính sách đầu tư của Hàn quốc cũng có nhiều điểm hạn chế. Và chính những hạn chế này đã phần nào là nguyên nhân của một loạt các khủng hoảng của Hàn quốc trong thời gian gần đây, đặc biệt trong hệ thống các công ty trong nước. 2. Hạn chế Đặc trưng của nền kinh tế Hàn quốc hiện đại đó là sự thống trị của các Chaebol. Không ai có thể phủ nhận những đóng góp to lớn của các Cheabol này cho nền kinh tế Hàn quốc vì đó là bộ xương sống của nền kinh tế, tiếp thu công nghệ tiên tiến từ các quốc gia phát triển và có sức cạnh tranh quốc tế trong một số ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiêp chế tạo, điện tử; các Cheabol này không chỉ gây ảnh hưởng trong nước mà còn trên phạm vi toàn cầu với hàng trăm chi nhánh nước ngoài và số tài sản vài chục tỉ USD. Tuy nhiên những Cheabol này lại là con dao hai lưỡi vì một mặt nó là động lực cho phát triển kinh tế, mặt khác nó lại gây những ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh và môi trường xã hội Hàn quốc. Điều đó thể hiện ở chỗ chính phủ Hàn quốc đã hầu như mất khả năng khiểm soát mối quan hệ kinh tế trong các Cheabol. Ngay từ đầu, chính phủ đã tập trung cao độ vốn và công nghệ vào những công ty cỡ lớn này nên gây ra tình trạng khan hiếm vốn và các nguồn lực cho các công ty khác dẫn đến sự phá sản của một loạt các công ty vừa và nhỏ. Cụ thể: năm 1994 Hàn quốc có 5414 SMCs bị phá sản, 1676 SMCs khác phải ngừng hoạt động so với 3818 SMCs mới được thành lập. Sang năm 1995 thì đã có những 13.992 SMCs phải đóng cửa mặc dù nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng 9%. Do đó môi trường đầu tư trong nước của Hàn quốc đã là thiếu lành mạnh, thiếu công bằng. Tuy nhiên chính việc ưu đãi quá mức nguồn tín dụng cho các Chaebol đã dẫn đến tình trạng nợ nghiêm trọng. Măt khác trên thực tế, phương thức sản xuất của các công ty này là kết hợp công nghệ nước ngoài với lao động rẻ, cần cù; đầu tư R&D vào khu vực chế tạo tăng nhanh nhưng vẫn thấp hơn các nước phát triển. Ngoài ra các Chaebol này không có hệ thống các công ty vệ tinh nên thường dễ bị tấn công hơn trên thị trường quốc tế vì mức độ chuyên môn hóa không sâu, thiếu công nghệ cao để cạnh tranh với các nước lớn. Do đó năm 1997-1998 việc Hàn quốc lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính trầm trọng đã dẫn tới sự phá sản hàng loạt các Chaebol này. Về mặt xã hội, do cơ cấu kinh doanh đa dạng và đặc thù gia đình nên các công ty này chỉ mưu cầu lợi ích kinh tế mà bất chấp trách nhiệm xã hội : ngành công nghiệp nhẹ bị bỏ rơi, lạm phát tăng vọt, giá cả độc quyền, buôn lậu, trốn thuế xảy ra ở bất cứ lĩnh vực nào sinh lời… Chính sách đối với các Chaebol bộc lộ nhìêu hạn chế lớn nhất và rõ ràng nhất. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện các chính sách khác, Hàn quốc cũng vấp phải không ít sai lầm nhưng sau đó đã nhanh chóng nhận thức lại để điều chỉnh, sửa sai. III. Bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc Các biện pháp, chính sách trong lĩnh vực đầu tư mà Hàn quốc đã sử dụng có thể trở thành những tư liệu quý giá cho các nước đang phát triển trong việc hoạch định chính sách đầu tư nhằm mục tiêu phát triển đất nước trên cơ sở tiếp thu những ưu điểm một cách có chọn lọc và tránh những khiếm khuyết mà Hàn quốc đã vấp phải. Đối với Việt Nam ta có thể đưa ra những nhóm bài học lớn đó là: 1. Vai trò của Chính phủ Theo lý thuyết của trường phái Tân cổ điển, sự can thiệp của Chính phủ không góp phần đẩy nhanh và dẫn đến thành công của công nghiệp hoá và phát triển kinh tế vì xu hướng kìm hãm sự năng động của khu vực tư nhân. Tuy nhiên, đối với trường hợp của Hàn Quốc khó có thể phủ định rằng chính phủ Hàn Quốc đã góp phần tích cực trong sự phát triển nền kinh tế đất nước. Có thể giải thích cho mâu thuẫn này như sau: Chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng một hệ thống các biện pháp hỗn hợp thông qua sự can thiệp vào thị trường. Các hoạt động thích hợp của Chính phủ chủ yếu thể hiện qua việc tổ chức, sắp xếp lại các biện pháp để cải thiện tình hình kinh tế. Kết quả là đã tạo ra những cải cách chính sách kinh tế, định hướng thị trưòng và được Chính phủ tiếp sau đó kế tục. Những cải cách này nhằm củng cố sự năng động và tiến tới tự do hoá nền kinh tế. Có được sự hiệu quả trong quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế cần đến những nhân tố hỗ trợ cho cuộc cải cách chính sách là: Thứ nhất là sự duy trì mạnh mẽ và định hướng dứt khoát các mục tiêu, nhờ đó Chính phủ có thể hoạch định các chính sách, các nhà kinh doanh có thể trù tính các kế hoạch đầu tư dài hạn. Thứ hai là sự uyển chuyển và thích nghi trong việc hoạch định chính sách, việc không chần chừ nhận sai giúp cho chính phủ bắt tay ngay vào việc sửa chữa, nhờ thế mà Hàn Quốc có thể vượt qua các cuộc khủng hoảng dầu mỏ, khủng hoảng tài chính châu Á 1997,… một cách thành công. Thứ ba là mức độ hợp tác cao giữa Chính phủ và giới kinh doanh, coi giới kinh doanh là người cộng tác quan trọng và tham khảo các ý kiến của họ hầu như về tất cả các chính sách quan trọng của Hàn Quốc. Cuối cùng là việc lựa chọn những cán bộ lãnh đạo có tri thức và tận tâm với công việc. Trên cơ sở đó, Việt Nam có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho mình trong việc hoạch định chính sách kinh tế nói chung và chính sách đầu tư nói riêng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang ra sức thu hút đầu tư nước ngoài vào trong nước nhằm huy động nguồn vốn tối đa cho quá trình phát triển thì những bài học trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc là vô cùng quý báu. Cụ thể như: tích cực, mạnh dạn thu hút vốn đầu tư nước ngoài, duy trì mức đầu tư cao, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao; xác lập sự tin cậy trong quan hệ vay nợ, thông qua nhiều nguồn, nhiều chủ thể để tranh thủ vốn nước ngoài; tăng cường kinh doanh và quản lý tiền vốn nhập ngoại; và tạo môi trường tốt đẹp về chính trị, pháp chế và kinh tế cho việc đầu tư, cũng như việc kiện toàn hệ thống luật đầu tư với những quy định ưu đãi để thu hút người nước ngoài đầu tư nhiều hơn, thời hạn dài hơn. 2. Về việc xác định quy mô doanh nghiệp của nền kinh tế có ảnh hưởng đến chính sách đầu tư. Chính phủ Hàn Quốc khuyến khích, hỗ trợ cho việc hình thành và phát triển các Chaebol, ủng hộ sự thống trị của các Chaebol này trong nền kinh tế, coi đó như một đặc thù của nền kinh tế Hàn Quốc. Những tập đoàn quy mô lớn này đã có những đóng góp không nhỏ trong quá trình phát triển thần kỳ của nền kinh tế Hàn Quốc. Tuy nhiên những mặt trái của chúng như đã phân tích trong nhưng phần trên đã tạo ra quá nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với đất nước khiến cho Chính phủ Hàn quốc hiện nay phải áp dụng nhiều biện pháp để điều tiết Chaebol Vì vậy, Chính phủ Việt Nam cần cân nhắc và xem xét giữa chính sách hỗ trợ hình thành và phát triển các doanh nghiệp lớn nhằm phát huy những thế mạnh đồng thời hạn chế mặt trái của nó, đưa các doanh nghiệp này trở thành trụ cột cho nền kinh tế với sự phát triển của đa ngành nghề trong sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại và dịch vụ, đồng thời là nơi thu hút dầu tư của nước ngoài vào trong nước hay giống như Đài loan chú trọng phát triển các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ với mục tiêu tạo ra sự phát triển kinh tế một cách cân đối và đồng đều. 3. Về chính sách phát triển nguồn nhân lực Một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của chính sách đầu tư Hàn Quốc đó là nguồn nhân lực không chỉ dồi dào về số lượng mà còn có chất lượng cao, có khả năng tiếp thu, ứng dụng được các công nghệ và kỹ thuật hiện đại. Đó chính là kết quả của một nền giáo dục phát triển được hết sức coi trọng. Cùng với quá trình toàn cầu hoá, tự do hoá nền kinh tế, Hàn Quốc đã thực hiện mở rộng hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, không chỉ hợp tác mở các cơ sở đào tạo mà còn đưa sinh viên, lao động, cán bộ kỹ thuật ra nước ngoài học hỏi, tiếp thu công nghệ mới. Trong khi đó, bản thân các cơ sở đào tạo trong nước, đặc biệt là đào tạo đại học đã không ngừng cải cách chất lượng giáo dục để cạnh tranh được với nước ngoài. Sau khi đưa Hàn quốc từ một trong những nước nghèo nhất Châu Á trở thành nền kinh tế đứng thứ 11 thế giới, các nhà lãnh đạo nước này lại đang có kế hoạch biến Hàn quốc trở thành “thủ đô” giáo dục đại học ở khu vực Đông Á. Năm 2007 Hàn quốc dành 2,6% GDP cho giáo dục đại học, mức đầu tư này chỉ đứng sau Mỹ và gấp đôi mức trung bình ở các nước châu Âu. Nhìn lại Việt Nam, đầu tư cho giáo dục đào tạo trong thời gian qua còn thiếu hiệu quả và chưa tương xứng với nhu cầu phát triển. Vì thế ta cần quan tâm đúng mức hơn đến nền giáo dục nước nhà, tăng cường hợp tác đào tạo quốc tế, cải tổ giáo dục trong nước, bên cạnh đó cũng cần có những biện pháp đãi ngộ nhân tài, hạn chế tình trạng chảy máu chất xám đang diễn ra một cách nghiêm trọng đặc biệt trong điều kiện đất nước tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế C.THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM I.Thực trạng đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam. Việt Nam và Hàn Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992 nhưng từ năm 1988 các nhà đầu tư Hàn Quốc đã có mặt tại Việt Nam và chính thức tiến hành các hoạt động đầu tư vào năm 1991. Từ đó cho tới nay đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam đã có những bước phát triển lớn. 1. Tổng quan về tình hình đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam. Đơn vị:Triệu đô la Nhìn vào biều đồ trên ta có thể thấy đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam kể từ năm 1992 có xu hướng tăng nhanh và mạnh nhất là vào giai đoạn từ 1993 đến 1996. Trong những năm này Hàn Quốc luôn nằm trong tốp 10 nước và vùng lãnh thổ đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Cụ thể năm 1991 mới chỉ có 6 dự án với tổng số vốn 45.4 triệu đô la thì đến năm 1992 thì con số này là 9 và 140.6 triệu đô la. Năm 1993, Hàn Quốc vươn lên đứng thứ 3 với 30 dự án và 508,5 triệu đô la tăng gần gấp 4 lần năm 1992 ( chỉ sau Đài Loan và Hồng Kông về số dự án). Năm 1995, Hàn Quốc đứng thứ 4 sau Đài Loan, Nhật Bản và Hoa Kỳ với số vồn đầu tư 656,8 triệu đô la tăng gần gấp đôi năm 1994. Năm 1996 số dự án Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam có giảm nhưng lại tăng về quy mô dự án với tổng số vốn đăng ký là 844,5 triệu đô la. Tuy nhiên từ giai đoạn 1997 đến 2000 nhịp độ đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam có xu hướng giảm dần. Tổng vốn đầu tư năm 1997 giảm gần 2,5 lần so với năm 1996. Sự giảm sút này diễn ra mạnh nhất vàơ năm 1998 và 1999. Khi mà số dự án năm 1998 chỉ bằng một nửa năm 1997 với tổng số vốn đầu tư giảm tới 12,5 lần chỉ đạt 27,8 triệu đô la một con số đáng lo ngại. Sở dĩ như vậy là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á bắt đầu từ năm 1997. Hầu hết các nước trong khu vực đều gặp những khó khăn và Hàn Quốc không nằm ngoài vòng tác động của nó. Các công ty Hàn Quốc găp nhiều khó khăn và dĩ nhiên tình hình đầu tư ra nước ngoài cũng khó tránh khỏi tình trạng ảm đạm. Sau cơn bão khủng hoảng này, kể từ năm 2000 đến năm 2005 cùng với sự phục hồi của nền kinh tế Hàn Quốc thì tình hình đầu tư của họ vào Việt Nam có những dấu hiệu phục hồi trở lại. Tính đến tháng 5/2004 tổng số vồn Hàn Quốc đã đầu tư vào Việt Nam lên tới 4,37 tỷ đô la và trở thành nhà đầu tư lớn thứ 4 của Việt Nam. Về phần mình, Việt nam là nước nhận đầu tư lớn thứ 5 của Hàn Quốc năm 2002 sau Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hồng Kông và New Zealand. Tuy nhiên, Việt Nam đã vươn lên chiếm lĩnh vị trí thứ 2 chỉ sau Trung Quốc vào năm 2003, và là nước nhận đầu tư lớn nhất của Hàn Quốc trong khu vực Đông Nam Á. Số vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam đạt kỷ lục mới sau một thời gian gia tăng liên tục và đạt mức 2,7 tỷ đô la vào năm 2006 cao nhất kể từ khi các nhà đầu tư Hàn Quốc có mặt tại Việt Nam. Qua đó Hàn Quốc đã vươn lên trở thành nhà đầu tư số một trong các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Đồng thời Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc trở thành điểm đầu tư hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư Hàn Quốc. Điều này có được phải kể đến sự thành công của các doanh nghiệp Hàn Quốc đã và đang hoạt động ở Việt Nam, cũng như sự cố gắng cải thiện môi trường đầu tư của Chính phủ Việt Nam. Chắc hẳn các nhà đầu tư Hàn Quốc cũng đã nhận thấy những nỗ lực rất lớn của Việt Nam để hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới bắng việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Cũng không thể không nhắc tới vai trò quan trọng của cơ quan xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc KOTRA tại Việt Nam. Điều này càng được chứng minh bởi những con số đầu tư ấn tượng của năm 2007 khi Việt Nam chính thức trở thành viên WTO cũng như việc Hiệp định thương mại tự do Hàn Quốc và Asean có hiệu lực. Trong năm này Hàn Quốc tiếp tục củng cố vị đầu bảng trong danh sách 84 nhà đầu tư nước ngoài ở Vịêt Nam: 4,2 tỷ đô la gấp đôi năm 2006 với 403 dự án đầu tư. Ngoài các dự án mới ra thì các dự án đang hoạt động cũng được bổ sung thêm 467 triệu đô la. Theo thống kê chính thức thì tính đến hết năm 2007 Hàn Quốc có 1655 dự án với 11.5 tỷ đô la chiếm gần 22.7% tổng dự án và 16,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam kể từ khi nước ta bắt đầu thực hiện chính sách thu hút vốn FDI năm 1988. Bên cạnh sự tăng trưởng không ngừng của số dự án và tổng số vốn đầu tư thì quy mô của các dự án cũng ngày càng tăng lên và có sự đột phá mạnh. Cùng với những dự án có quy mô vốn trên 100 triệu đô la đang tăng nhanh thì hàng loạt các dự án có vốn đầu tư lớn đang được triển khai. Tiếp nối những thành công mà các tập đoàn kinh tế Hàn Quốc đã đạt được ở Việt Nam như Samsung, Deawoo, LG… ngày càng xuất hiện những tập đoàn mới với những dự án đầu tư có quy mô lên tới hành tỷ đô la như: dự án xây dựng nhà máy gang thép của tập đoàn Posco ( 1,126 tỷ đô la ), dự án trung tâm văn hoá thương mại Giảng Võ và khu triển lãm Mễ Trì với tổng số vốn 2,5 tỷ đô la do tập đoàn Kumho Asiana làm chủ đầu tư, dự án xây dựng tổ hợp văn phòng và khách sạn Landmark Tower 1 tỷ đô la của tập đoàn Keangnam… Tính bình quân mỗi doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư trên 3 triệu đô la vào Việt Nam vào Việt Nam. Trong số đó trên 50% các doanh nghiệp này làm ăn có lãi. Theo đánh giá của các chuyên gia thì các doanh nghiệp Hàn Quốc đã góp phần quan trọng vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động Việt nam, tăng nguồn thu cho ngân sách, tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu…cụ thể là các dự án đầu tư Hàn Quốc hiện đang tuyển dụng 500,000 nhân công Việt Nam, đóng góp 4,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2006 đạt 1,7 tỷ đô la và đến năm 2007 thì con số này là 5% và 2 tỷ đô la. Những thành công trên quả thật không phải là nhỏ, vậy đâu là nguyên nhân khiến Việt Nam trở thành địa điểm hấp dẫn của các nhà đầu tư Hàn Quốc? Theo một cuộc điều tra thăm dò có tới 90% các nhà đầu tư Hàn Quốc đánh giá tích cực về môi trường đầu tư Việt Nam nhất là trong lĩnh vực thị trường lao động: giá nhân công rẻ, trình độ lao động ngày càng được nâng cao. Mặt khác Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư nước ngoài, nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm. Và đặc biệt Việt Nam có vị trí địa lý rất thuận lợi – là trung tâm khối ASEAN. Tuy nhiên cũng theo các nhà đầu tư Hàn Quốc thì môi trường đầu tư Việt Nam còn có một số hạn chế như: thiếu thông tin về việc sửa đổi những văn bản Pháp luật, nguồn nguyên liệu phục vụ đầu vào cho sản xuất còn hiếm, thủ tục hành chính còn rắc rối... . Mặt khác họ còn lo ngại về vấn đề cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Vịêt Nam còn hạn chế, chưa có nhiều cảng biển với công suất bốc dỡ hàng hoá lớn và những lo ngại về giá thuê đất cao khi đầu tư vào Việt Nam…Theo họ nếu Việt Nam khắc phục được những hạn chế này thì các nhà đầu tư Hàn Quốc sẽ còn tìm đến Việt Nam nhiều hơn nữa. 2. Cơ cấu ngành và phân bổ theo vùng của các dự án đầu tư FDI Hàn Quốc tại Việt Nam. 2.1. Cơ cấu đầu tư theo ngành: Trong giai đoạn đầu, Hàn Quốc chủ yếu đầu tư vào ngành công nghiệp may mặc, giầy dép… và công nghiệp chế biến lâm, hải sản bởi những lĩnh vực này vố đầu tư không lớn, lại sử dụng nhiều nhân công do đó có thể tận dụng được lợi thế nhân công rẻ ở Việt Nam. Kể từ năm 1994 cơ cấu đầu tư của Hàn Quốc đã có những sự thay đổi lớn: họ tiến hành đầu tư vào các ngành công nghiệp kỹ thuật cao như điện tử, công nghiệp ô tô như các tập đoàn điện tử và ô tô hàng đầu Hàn Quốc LG, Samsung, Deawoo hay Huyndai, Kia…Công nghiệp chế tạo cơ khí và xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ…Hướng thay đổi này được đánh giá là rất phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Có thể thấy Hàn Quốc đầu tư chủ yếu vào các ngành công nghiệp: Tính tới năm 2004 thì các ngành công nghiệp chế tạo, điện tử, dệt may, xây dựng có 575 dự án ( 82,49%) tổng số vốn đầu tư là 3.05 tỷ đô la (70,68%) chiếm tỷ trọng lớn nhất, với khoảng 22,67% tổng số dự án là trong các ngành công nghiệp nặng và trên 51% trong các ngành công nghiệp nhẹ. Tiếp đến là lĩnh vực dịch vụ và du lịch tuy số dự án nhỏ 78 dự án nhưng số vốn đầu tư lại khá lớn chiếm khoảng 27,34%. Cơ cấu đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam theo ngành kinh tế (Tính tới ngày 25/3/2004 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực) STT Ngành Số dự án Tổng vốn đầu tư(triệu USD) I Công nghiệp 575 3.048 CN dầu khí 2 106 CN nhẹ 378 1.602 CN nặng 158 1.208 CN thực phẩm 14 41,594 Xây dựng 23 89,435 II Nông - lâm nghiệp 44 85,058 Nông - Lâm nghiệp 29 65,243 Thuỷ sản 15 19,815 III Dịch vụ 78 1.179 GTVT – bưu điện 24 257,17 Khách sạn - Du lịch 10 186,709 Tài chính - Ngân hàng 4 50 Văn hoá – Ytế - Giáo dục 17 48,081 XD Văn phòng - Căn hộ 7 467,938 XD hạ tầng KCN - KCX 2 156,95 Dịch vụ khác 14 11,907 Tổng số 697 4.311,619 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch và Đầu tư. Cho tới những năm gần đây thì cơ cấu đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam không chỉ tập trung vào những ngành công nghiệp chế tạo như trước mà có sự gia tăng đáng kể của các dự án lớn vào lĩnh vực bất động sản và mở rộng sang các ngành công nghiệp chủ chốt của Việt Nam như năng lương, hoá chất, hoá dầu. Trong khi các nhà đầu tư lớn khác của Việt Nam như Đài Loan, Xingapo lại có xu hướng đầu tư vào các ngành dịch vụ, khách sạn và du lịch… thì hướng đi này của Hàn Quốc phù hợp với nhu cầu phát triển của Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. 2.2: Phân bổ các dự án đầu tư theo vùng. Qua cơ cấu đầu tư theo ngành trên ta cũng có thể thấy trong những năm đầu FDI của Hàn Quốc chủ yếu tập trung ở các tỉnh phía Nam của Việt Nam. Nơi mà đất đai rộng rãi, cơ sở hạ tầng tốt và nguồn lao động dồi dào rất thích hợp cho việc mở các nhà máy may, sản xuất giày dép… điển hình là các tỉnh như Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh… Các tỉnh Mìên Bắc thường không hấp dẫn được các nhà đầu tư Hàn Quốc bởi với đặc điểm là vùng sản xuất nông nghiệp, chậm đổi mới và không có chính sách thích đáng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Chỉ có các tình đồng bằng sông Hồng mà đặc biệt là Hà Nội mới đủ sức lôi kéo họ. Mặc dù, trong những năm gần đây Chính phủ có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư đều khắp cả nước cùng với nỗ lực kêu gọi đầu tư nước ngoài của nhiều tỉnh nhưng phần lớn các dự án đầu tư cuả Hàn Quốc vẫn chỉ tập trung ở hai vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam như Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh. Đây là các địa phương có cơ sở hạ tầng tốt, nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất như khu công nghiệp Sóng Thần ở Bình Dương, khu công nghiệp Linh Chung ở Thành Phố Hồ Chí Minh… thêm vào đó là hệ thống đường xá thuận tiện cho việc chuyên trở hàng hoá đi khắp các tỉnh. Ngoài ra những địa phương này đã xây dựng được cho mình là môi trường đầu tư thông thoáng và hấp dẫn với nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư về giá thuê đất, giá điện nước…thủ tục hành chính lại khá đơn giản…. Tuy nhiên những lợi thế này hoàn toàn có thể bị xoá đi nếu các điạ phương khác cũng chủ động tạo cho mình sự thay đổi để thu hút đầu tư nước ngoài. Chỉ riêng bốn tỉnh và thành phố kể trên đã có 502 dự án ( chiếm 72,02% tổng số dự án) với 1,885 tỷ đô la ( chiếm 43,72% số vốn đăng ký). Trong đó Hà Nội có 47 dự án với tổng số vốn đầu tư là 1,003 tỷ đô la, thành phố Hồ Chí Minh có 236 dự án và tổng số vốn đầu tư là 1,901 tỷ đô la, Đồng Nai thu hút được 97 dự án với 0,989 tỷ đô la, Hải Phòng thu hút được 19 dự án với 0,266 tỷ đô la. Ta có thể thấy rõ hơn trong bàng sau: Phân bố đầu tư của Hàn Quốc ở Việt Nam theo vùng lãnh thổ (Đơn vị, triệu USD) 1- Đông Nam Bộ 2.229 2 - Đồng bằng sông Hồng 1.502 3 - Đông Bắc 279,56 4 - Duyên hải miền Trung 228,649 5 - Đồng bằng sông cửu Long 59,658 6 – Tây Nguyên 9,043 7 – Tây Bắc 3 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch và Đầu tư. Trong những năm tới đây, khi mà cơ cấu đầu tư của Hàn Quốc có những sự thay đổi thì phân bổ đầu tư theo vùng của họ cũng có sự thay đổi. Trước hết là việc mở rộng đầu tư tới các vùng ven biển nơi có tiềm năng về khai thác dầu khí và hải sản, các vùng có thế mạnh sản xuất nông nghiệp bên cạnh việc phát triển các khu vực đầu tư trọng điểm của đã được xây dựng. Cộng với đó là nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, khai thác hết lợi thế của mình thì tỉnh thành phía Bắc như Hà Tây, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng…cũng như các địa phương khác trong cả nước sẽ thu hút được nhiều đầu tư của Hàn Quốc nói riêng và các nhà đầu tư nước ngoài nói chung góp phần thúc đẩy tăng trưở

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11249.doc
Tài liệu liên quan