Đề tài Chính sách động viên thuyết phục của phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trong lĩnh vực giáo dục đại học (giai đoạn 2006-2010)

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2

1.1. Các khái niệm 2

1.1.1. Khái niệm lãnh đạo: 2

1.1.2. Khái niệm động viên: 2

1.1.3. Khái niệm thuyết phục: 2

1.2. Vai trò của động viên - thuyết phục 2

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng 3

1.3.1. Thuyết “hai nhân tố” của Herzberg 3

1.3.2. Các hình thức động viên thuyết phục theo thuyết “hai nhân tố” 3

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ CÁC CHÍNH SÁCH ĐỘNG VIÊN-THUYẾT PHỤC TRONG BẬC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 5

2.1. Thực trạng bậc giáo dục đại học trong bức tranh tổng thể nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010 5

2.1.1. Cái nhìn tổng quan về nền giáo dục Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 5

2.1.2. Sơ lược quá trình công tác trong lĩnh vực giáo dục của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân 7

2.2. Phân tích thực trạng về các chính sách động viên – thuyết phục: 9

2.2.1. Chính sách tăng lương cho Giáo viên 9

2.2.2. Thực hiên đề án học phí mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục 11

2.2.3. Nâng cao năng lực quản lý và phát triển chất lượng giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục 14

2.3. Đánh giá tổng hợp về vấn đề động viên – thuyết phục qua phần phân tích về các chính sách động viện thuyết phục của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trong nhiệm kỳ 2006-2010 17

2.3.1. Ưu điểm 17

2.3.2. Nhược điểm 18

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIÊN CÁC CƠ CHẾ ĐỘNG VIÊN-THUYẾT PHỤC TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC BẬC ĐẠI HỌC 19

3.1. Mục tiêu giải pháp 19

3.2. Một số giải pháp phát huy ưu và khắc phục nhược đối với chính sách động viên thuyết phục của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân 19

3.2.1. Giải pháp phát huy ưu điểm 19

3.2.2. Giải pháp khắc phục nhược điểm 20

KẾT LUẬN 23

 

 

doc27 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2277 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách động viên thuyết phục của phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trong lĩnh vực giáo dục đại học (giai đoạn 2006-2010), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tiếp tục phát triển. Các loại hình nhà trường ngày càng được đa dạng hóa, thu hút được nhiều người học; các trường công lập đã giữ được vai trò nòng cốt trong phổ cập giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, quy mô giáo dục ngoài công lập phát triển. Trong bậc đào tạo Đại học: Từ cuối năm 2007, Bộ GD-ĐT đã quyết định triển khai chủ trương “Đào tạo theo nhu cầu xã hội”. Đến nay, Bộ đã tổ chức 17 hội nghị quốc gia đào tạo theo nhu cầu xã hội cho các ngành kinh tế xã hội trọng điểm, qua đó hơn 600 thoả thuận, hợp đồng đào tạo giữa các trường đại học, cao đẳng và doanh nghiệp, bệnh viện và ngân hàng đã được ký kết với số người được đào tạo là trên 10.000 người. Tăng cường đào tạo theo chương trình của các đại học có uy tín ở nước ngoài, bằng tiếng nước ngoài: năm 2006 có 10 chương trình, năm 2010 có 27 chương trình. Xây dựng thư viện giáo trình điện tử dùng chung với hơn 1.100 giáo trình và đã có hơn 15 triệu lượt người truy cập. Triển khai và hướng dẫn các cơ sở giáo dục xây dựng và công bố chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp cả nước. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển của đất nước giáo dục Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém. Giáo dục và đào tạo chưa thật sự là quốc sách hàng đầu. Mặc dù được tăng đầu tư tài chính nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao; công tác tổ chức, cán bộ, chế độ, chính sách chậm đổi mới. Chất lượng giáo dục còn thấp so với nhu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập, không đồng đều giữa các vùng, miền; quan tâm đến phát triển số lượng nhiều hơn chất lượng. Việc thẩm định cho phép thành lập mới các trường cao đẳng, đại học chưa thật chặt chẽ, dẫn đến chất lượng đào tạo thấp, nhất là ở các trường ngoài công lập và các trường của địa phương. Hệ thống giáo dục thiếu đồng bộ, chưa liên thông giữa các cấp học, ngành học và trình độ đào tạo; mất cân đối về cơ cấu đào tạo theo vùng, miền, cơ cấu trình độ và ngành nghề đào tạo. Việc giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên chưa đáp ứng mong muốn của các gia đình và đòi hỏi của sự phát triển đất nước. Chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục chậm đổi mới, chưa chú trọng phát huy tính sáng tạo, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên; áp lực thi cử còn nặng. Công tác quản lý giáo dục còn nhiều yếu kém, cơ chế quản lý giáo dục chậm đổi mới, chưa theo kịp sự đổi mới của đất nước. Hệ thống luật pháp và các chính sách về giáo dục chưa hoàn chỉnh. Việc chia cắt các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các bộ ngành khác đã làm cho công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống giáo dục còn chồng chéo, phân tán, thiếu thống nhất. Những hạn chế nêu trên là do thiếu sự chỉ đạo chặt chẽ, thường xuyên của các cấp quản lý, chậm cụ thể hóa những quan điểm của Ðảng thành cơ chế, chính sách của Nhà nước; thiếu những quyết sách đồng bộ, hợp lý ở tầm vĩ mô. Tư duy giáo dục chưa theo kịp yêu cầu đổi mới, phát triển đất nước, trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Những tác động mặt trái của cơ chế thị trường và những khó khăn của đất nước đã ảnh hưởng nhiều đến sự nghiệp phát triển giáo dục. Tâm lý khoa cử, bằng cấp vẫn chi phối nặng nề việc học và thi cử. Chậm đổi mới cơ chế, chính sách tài chính giáo dục để động viên hợp lý các nguồn lực xã hội phát triển giáo dục và sử dụng các nguồn lực cho giáo dục hiệu quả cao. Một số ý kiến cho rằng nguyên nhân của những yếu kém, khuyết điểm này được chỉ ra trước hết là do tư duy giáo dục chậm đổi mới, phương thức quản lý giáo dục chưa theo kịp thực tiễn phát triển; việc xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chưa được quan tâm đầy đủ; công tác xã hội hoá giáo dục triển khai còn chậm và thiếu các giải pháp đồng bộ. Chúng ta đang đứng trước những thách thức to lớn là vừa phải phát triển quy mô, vừa phải nâng cao chất lượng trong điều kiện nguồn lực còn rất hạn hẹp. Sơ lược quá trình công tác trong lĩnh vực giáo dục của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Nguyễn Thiện Nhân hiện nay là Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩaViệt Nam, kiêm Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước . Ông được biết đến là người khởi động cho công cuộc "cải cách giáo dục Việt Nam" nhằm mang đến "nền giáo dục Việt Nam khác" trong tương lai. Nguyễn Thiện Nhân sinh ra trong một gia đình có nền móng học tập và chính trị. Cha ông, Nguyễn Thiện Thành là một Giáo sư, Tiến sĩ và Bác sĩ. Ông đã học hỏi được rất nhiều từ cha mình và có thêm nhiều năm nghiên cứu và học tập tại nước ngoài. Từ đó, Nguyễn Thiện Nhân đã bắt đầu hoạt động trong nhiều lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa, chính trị, giáo dục. Ông đã đưa ra nhiều quan điểm và các lý luận về lĩnh vực giáo dục trong công cuộc đổi mới và hòa nhập cùng thế giới từ khi ông được quốc hội và chính phủ đề bạc lên chức vụ Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo từ ngày 28 tháng 6 năm 2006. Ở cương vị này, Ông đã có những hoạt động nổi bật như: Trước tình hình tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục gây bức xúc trong xã hội, ngăn cản việc nâng cao chất lượng giáo dục và làm triệt tiêu động lực đổi mới và sáng tạo trong ngành, Bộ GD - ĐT đã chủ động tham mưu với Chính phủ ban hành Chỉ thị về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục và bắt đầu từ năm học 2006-2007, toàn ngành đã tích cực triển khai thực hiện thông qua cuộc vận động “Hai không” (Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục) của ngành. Nhằm phát triển hệ thống các trường THPT chuyên, năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị tổng kết và định hướng phát triển các trường THPT chuyên cả nước (đây là lần tổ chức đầu tiên sau hơn 45 năm). Ông đưa ra khẩu hiệu cho năm học 2007 - 2008 là "năm không" gồm: "nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc "ngồi nhầm lớp" (cho học sinh không đạt chuẩn lên lớp) và (dành cho các bậc đào tạo sau trung học) đào tạo không theo nhu cầu xã hội"; đẩy mạnh công cuộc "xã hội hóa giáo dục" nhằm "Huy động tổng thể sức mạnh của toàn xã hội phát triển giáo dục và đào tạo". Từ cuối năm 2007, Bộ GD - ĐT đã quyết định triển khai chủ trương “Đào tạo theo nhu cầu xã hội”. Đến nay, Bộ đã tổ chức 17 hội nghị quốc gia đào tạo theo nhu cầu xã hội cho các ngành kinh tế xã hội trọng điểm, qua đó hơn 600 thoả thuận, hợp đồng đào tạo giữa các trường đại học, cao đẳng và doanh nghiệp, bệnh viện và ngân hàng đã được ký kết với số người được đào tạo là trên 10.000 người. Đầu năm 2008, ông đệ trình chính phủ về việc tăng học phí cho giáo dục bậc đại học, tăng trách nhiệm tự chủ tài chính cho các trường đại học. Ngoài ra, ông còn nhắc lại một lần nữa về công tác nâng cao chất lượng giáo dục đại học, điều mà ông đã đề cập khi mới nhận chức Nhằm khắc phục sự yếu kém kéo dài về chất lượng và quản lý trong giáo dục đại học, năm 2009, Bộ đã chọn khâu đột phá là đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012, trong đó giải pháp đầu tiên là thực hiện 3 công khai tại mỗi cơ sở giáo dục: Công khai cam kết chất lượng đào tạo và đánh giá chất lượng đào tạo; công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo; công khai tài chính tại 100% các trường đại học, cao đẳng (có thể truy cập qua trang web của trường). Năm 2009, Bộ sáp nhập Trung tâm Công nghệ giáo dục và Trung tâm Nghiên cứu giáo dục dân tộc vào Viện Khoa học giáo dục Việt Nam để hoàn thiện các tổ chức nghiên cứu của ngành và thành lập Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực nhằm hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, các địa phương, các ngành, là đầu mối tiếp nhận nhu cầu và hỗ trợ triển khai đào tạo theo đặt hàng các doanh nghiệp. Đồng thời, thành lập Báo Giáo dục Thời đại điện tử, sau 1 năm đạt mức truy cập 110.000 lượt một ngày. Từ ngày 09/3/2010, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức Diễn đàn: “Vì sao phải nâng cao chất lượng đào tạo, làm gì để nâng cao chất lượng đào tạo”. Sau hơn 2 tháng tổ chức diễn đàn, đã liên tiếp đăng 34 bài viết trên ấn phẩm in và 45 bài viết báo điện tử. Phân tích thực trạng về các chính sách động viên – thuyết phục: Trước hết phải nói rằng hiện trạng nền giáo dục nước ta là hệ lụy của cả một quá trình mà tất cả các đời Bộ trưởng trước đều phải có phần trách nhiệm. Trong 4 năm lãnh đạo cho đến nay, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân là người đầu tiên có tư tưởng và hành động cụ thể đối với công cuộc đổi mới ngành giáo dục đào nói chung và hệ thống giáo dục Đại học nói riêng. Các chính sách ra đời đáp ứng đúng nhu cầu bức thiết của dư luận là cần có một cuộc cách mạng thực sự trong bậc giáo dục đại học vốn từ lâu đã chìm sâu trong “bức tranh tối màu” , trong đó phải kể đến các chính sách nổi bật như : tăng lương cho giảng viên, nâng cao chất lượng đào tạo đồng thời tăng học phí… Nhưng bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện cũng gây ra những vấn đề trục trặc, kết quả chưa đi tới cùng, hay những quan điểm trái chiều là điều dễ hiểu. Chính sách tăng lương cho Giáo viên Vào cuối năm 2006, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân (lúc đó ông đang kiêm giữ chức vu Bộ trưởng Bộ GD-ĐT) đã nói bộ sẽ trình Chính phủ đề án cải cách tiền lương nhà giáo để đến năm 2010, nhà giáo có thể sống được bằng đồng lương của mình. Phát biểu trên vào thời điểm bấy giờ đã làm nức lòng công chúng nói chung và người làm nghề giáo nói riêng. Vì bởi lẽ ai cũng nhìn thấy được tầm quan trọng của việc chăm lo cho đời sống những người làm nghề dạy học, để họ thực sự sống được bằng nghề, chuyên tâm và dành trọn vẹn thời gian và công sức cho nghề. Đó mới gọi là nâng cao chất lượng giáo dục. Thực trạng về vấn đề lương Giáo viên “Bao giờ giáo viên sống được bằng đồng lương của mình?” Câu hỏi này đã được đặt ra từ lâu nhưng chưa bao giờ có được câu trả lời. Mấy năm gần đây giá cả leo thang và sự thu nhập trong xã hội ngày càng phân hoá, chênh lệch nhau tới hàng mấy chục lần thì câu hỏi trên lại trở nên thời sự và bức xúc. Lương của giáo viên so với mặt bằng khá thấp. Trong khi đó, ngoài lương cơ bản họ hầu như không còn nguồn thu nào khác. Một số giáo viên có mức thu nhập từ dạy thêm nhưng thực tế số này rất ít, và cũng chỉ có ở thành phố. Lương chưa đủ sống, nhiều giáo viên phải làm việc khác để đảm bảo cuộc sống thường nhật cho bản thân và gia đình như giáo viên đại học phải chạy "show" như ca sĩ, có người ghi danh hợp đồng tới 5 trường đại học, cao đẳng thì còn hơi sức đâu mà họ nghiên cứu bài giảng, tiếp xúc với sinh viên, nghiên cứu khoa học... “Tuy nhiên, với nhu cầu chi tiêu ngày càng tăng, mức lương này vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi tăng thu nhập thực tế cho giáo viên, nhất là khi đã có con nhỏ, đời sống của một bộ phận nhà giáo còn không ít khó khăn” (Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân). Lương giảng viên là một trong những vấn đề cần phải đề cập dài trong thời gian tới, nó cũng là trong lý do mà các vụ việc bê bối trong giáo dục đang diễn ra, một vấn đề cần được khắc phục. Theo Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân: “Theo đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục, thu nhập của đội ngũ nhà giáo sẽ tăng trong thời gian tới”. Ta thấy, so với năm 2006, đến nay 2010, lương giáo viên đã tăng gấp 2.1 lần, vào khoảng 2.5 – 4 triệu đồng/tháng , cao hơn so với các ngành khác. Ở đây cần thấy rõ tăng hệ số lương mới thực sự là tăng lương cho ngành giáo dục, khác với lộ trình tăng chung cho cả nước (tăng lương cơ bản). Phân tích chính sách động viên – thuyết phục qua vấn đề lương bổng Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân trả lời bằng văn bản: “Ngay từ năm 2006, Bộ GD& ĐT đã xác định cần xây dựng đề án tăng thu nhập cho giáo viên. Bộ đề xuất phương án tăng hệ số ưu đãi trong tương quan với hệ số ưu đãi của lực lượng vũ trang (bộ đội, công an là 1,8), là trong những chính sách cấp bách lúc này, khi mà tình trạng chạy điểm và tiêu cực trong giáo dục đang ở mức báo động. Thực tế, ở khu vực ĐH, thu nhập giảng viên có đỡ hơn so với các cấp khác. Theo cách tính lương hiện hành, lương giảng viên Đại học căn cứ vào 3 khoản sau: Khoản 1, lương cơ bản (được tính theo thang lương của Nhà nước), bao gồm lương, phụ cấp ngạch, bậc. Khoản 2, lương giảng dạy được tính đúng, tính đủ căn cứ theo phẩm chất (chất lượng của bài giảng và học hàm), thời lượng (số tiết dạy) và khả năng tài chính của cơ quan quản lý lao động (thoả thuận giữa hai bên). Khoản 3, lương nghiên cứu khoa học. Vẫn chưa đủ để giải quyết nhu cầu cơ bản đời sống giảng viên. VD: Theo Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, hiện nay, cán bộ, giảng viên nói chung nhận được 2 khoản: lương ngân sách (theo hệ số, ngạch, bậc... ) và lương trường (từ nguồn tự có của trường) với mỗi khoản xấp xỉ nhau: 1,8 triệu đồng/tháng/người. Vì thế nên giảng viên cũng “chạy sô” dạy thêm các trường khác nhau bởi nhu cầu về việc này rất lớn (rất nhiều trường ĐH hiện nay không đủ giáo viên cơ hữu để đảm nhiệm hết) để bảo đảm thêm cuộc sống của mình. Với các giảng viên có thâm niên hoặc có sức khỏe, việc kiếm được trên 10tr/ tháng không phải là chuyện khó, thâm chí có thể cao hơn rất nhiều. Nhưng cái khó là họ phải bán sức khoẻ kiếm thu nhập,hầu như việc nghiên cứu khoa học chỉ còn là xa xỉ. Gây chảy máu chất xám nghiêm trọng. Do đó,thực tế giảng viên các trường với mức thu nhập khá cao so với mặt bằng chung nhưng đồng thời cũng phải đánh đổi. TP HCM là địa bàn đầu tiên trên cả nước đưa giảng viên ĐH vào danh sách những đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Dư luận xã hội và ý kiến đánh giá chủ quan của nhóm Về vấn đề lương bổng của đội ngũ nhà giáo, trong xã hội đã có nhiều ý kiến khác nhau như: “Bao giờ giáo viên sống bằng đồng lương của mình? Nếu câu hỏi này chưa trả lời được thì mọi hô hào nâng cao chất lượng đội ngũ chỉ là "suông" và mọi giải pháp khác nâng cao chất lượng giáo dục chỉ là hình thức.” Một số nhà giáo cho rằng: “Lương của chúng tôi chính là cái cần câu để nuôi sống cả gia đình. Nếu Chính phủ không có chế độ ưu đãi đặc biệt hoặc là không tăng lương thì thử hỏi chúng tôi có thể có điều kiện để cống hiến cho xã hội hay không?...” Rồi cũng có người lại cho rằng: “Thực tế Nhà nước mình đã có những cơ chế mới rất tích cực và thiết thực đối với đội ngũ giảng dạy của ngành giáo dục. So với thời trước, bây giờ chúng tôi đã được coi trọng và đãi ngộ hơn nhiều”. Thiết nghĩ, dù cho đánh giá hay nhìn nhận ở góc độ nào thì trước hết chúng ta cũng phải ghi nhận những đóng góp mà “đội ngũ trồng người” đã làm cho xã hội mình. Những chính sách mà Chính phủ đã dành cho họ thì cũng phù hợp và cũng rất đáng được ghi nhận. Một xã hội công bằng dó là xã hội mà ở đó “người đi cho và người khuyến khích” đối xử với nhau công bằng. Thực hiên đề án học phí mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Thực trạng về vấn đề học phí trong bậc Đại học Đại học ngoài công lập: Học phí đại học lại điệp khúc "tăng!" Với lý do chi phí đầu vào tăng, bù trượt giá, tăng mua sắm trang thiết bị… nhiều trường đại học ngoài công lập (ĐHNCL) công bố sẽ tăng học phí trong năm 2010. Nhưng liệu đây có phải là mức phí “cuối cùng” hay các trường vẫn tiếp tục bắt người học phải gánh thêm những khoản phụ thu khác? Đại học công lập: Đối với các trường ĐH công lập, trên cơ sở nguyên tắc “chia sẻ kinh phí đào tạo giữa Nhà nước và người dân”, Bộ GD-ĐT đề xuất khung học phí theo bảy nhóm ngành. Khung học phí cụ thể từ năm học 2010 -2011 đến năm học 2014 - 2015 như sau: Nhóm ngành đào tạo và khung học phí tính theo đơn vị đồng/tháng: 1. Khoa học xã hội, kinh tế, luật: Từ 290.000 đến 550.000 2. Kỹ thuật, Công nghệ: Từ 310.000 đến 650.000 3. Khoa học tự nhiên: Từ 310.000 đến 650.000 4. Nông - lâm - thủy sản: Từ 290.000 đến 550.000 5. Y dược: Từ 340.000 đến 800.000 6. Thể dục thể thao, nghệ thuật: Từ 310.000 đến 650.000 7. Sư phạm: Từ 280.000 đến 500.000 Phân tích chính sách động viên – thuyết phục qua việc xây dựng đề án học phí mới Về vật chất: Đối với cán bộ, giảng viên, công nhân viên chức: tăng học phí dẫn đến việc tăng lương, tăng thửong cho cán bộ công nhân viên. Đối với cơ sở hạ tầng, thiết bị: tăng học phí tạo điều kiện cho việc trang bị thiết bị học tập hiện đại, cơ sở mới khang trang đầy đủ hơn. Đối với ngân sách nhà nước: giảm bớt một khoản lớn cho ngân sách nhà nứơc. è Động viên đội ngũ giảng viên, cán bộ công nhân viên chức chú tâm vào giảng dạy. Về tinh thần: Tăng học phí làm tăng những phúc lợi cho đội ngũ nhân viên, tạo những phần thửơng lớn, những chuyến nghỉ dữơng, tạo sự thoải mái về tinh thần. Tăng học phí làm tạo cảm giác kiến thức là những thứ quý giá, cần phải tích cực học tập và tiếp thu. Cơ chế trên không chỉ cho phép giảm sự lệ thuộc của đại học vào nguồn ngân sách của Nhà nước mà còn cho phép nâng cao thu nhập một cách chính đáng cho giảng viên.Cơ chế học phí nói trên cũng sẽ có tác động tích cực về mặt đào tạo” Dư luận xã hội và ý kiến đánh giá chủ quan của nhóm Hằng ngày nếu chúng ta xem phim,đọc báo…chúng ta sẽ không ít lần nghe đến những cum từ như: học phí đại học tăng cao, tăng kỷ lục, ngất ngưởng, cao ngất trời… Nhưng khi đánh gía về một vấn đề chúng ta phải nhìn từ nhiều mặt.Chúng tôi xin trích một đoạn nhận định của TS Ngô Tự Lập (Khoa Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội). “Việc bàn cãi về mức học phí 6% thu nhập bình quân, và cả mức học phí mới, theo tôi, phản ánh tính chất quan liêu trong cách thức tiếp cận vấn đề. Trước hết, chúng ta hiện nay không thể xác định được mức thu nhập thật sự của người dân, nhất là tầng lớp giàu có. Bởi lẽ, chúng ta đang sống trong một nền kinh tế tiền mặt với rất nhiều mảng không chính thức. Nếu căn cứ vào mức thu nhập được khai báo để nộp thuế, hoặc căn cứ vào con số GDP tính theo đầu người được công bố chính thức, chúng ta sẽ không hiểu vì sao hàng vạn người sở hữu xe hơi sang trọng, căn hộ hay biệt thự đắt tiền. Nhiều người trong số đó sở hữu không chỉ một mà nhiều biệt thự. Nhiều người cho con đi học nước ngoài từ bậc phổ thông với chi phí hàng tỷ đồng mỗi năm. Nhưng hãy cứ giả sử là chúng ta có thể xác định được chính xác thu nhập thật của người dân, việc xác định mức thu học phí ở mức 5 hay 6% thu nhập cũng rất đáng lo ngại. Bởi lẽ, con số này vừa quá cao, vừa quá thấp. Quá cao là đối với người nghèo. Chưa cần phải tăng học phí, ngay với mức 180 ngàn đồng/tháng trước khi thay đổi, học phí đại học đã là quá cao đối với nhiều gia đình nông dân. Với mức phí được coi là đã quá lạc hậu này, trên thực tế nhiều gia đình ở nông thôn đã không có khả năng chi trả để nuôi con ăn học. Trong khi đó, học phí dù có tăng đến mức cao nhất theo đề nghị của Bộ GD-ĐT (800 ngàn đồng/tháng đối với ngành y-dược) cũng vẫn là rất thấp và không hề ảnh hưởng đến những gia đình khá giả. Nhưng vấn đề không chỉ ở chỗ đó. Vấn đề là ở chỗ cho dù mức thu cao nhất ấy được chấp nhận thì nó vẫn rất thấp so với mục tiêu của Bộ GD-ĐT, đó là tăng đáng kể nguồn thu, nhằm cải thiện cơ sở vật chất, đào tạo và nâng cao đời sống giảng viên – những điều kiện quan trọng để cải thiện chất lượng. Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã rất có lý khi nói rằng khung học phí của chúng ta đã quá lỗi thời. Trong khi GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng 4,7 lần, lương tối thiểu tăng 1,86 lần, chỉ số giá cả tiêu dùng tăng gấp 2 lần trong vòng 10 năm qua (1999-2008), thì khung học phí vẫn không hề thay đổi. Theo ông Nhân, học phí đại học 180.000 đồng/tháng ở năm 2008 chỉ có giá trị tương đương với 90.000 đồng/tháng vào năm 1998 là năm khung học phí cũ được ban hành. Học phí thấp và cào bằng còn có một hệ quả gián tiếp khác rất đáng quan tâm: nó khiến cho việc lấy tấm bằng đại học trở thành một việc đầu tư rẻ tiền… Muốn vậy, chúng ta phải tăng đáng kể mức học phí. Mức học phí phổ biến ở các đại học dân lập hiện này là từ 3,5 đến 10 triệu/năm. Học phí các chương trình liên kết với nước ngoài từ 20 đến 50 triệu/năm. Học phí tại các trương phổ thông dân lập hiện cũng vào khoảng 5 đến 10 triệu/năm, cá biệt có trường thu tới vài triệu đồng/tháng. Đó là chưa kể các chương trình được gọi là “quốc tế” có mức học phí cao hoan nhiều lần. Trong mối tương quan như vậy, tôi cho rằng học phí đại học nên ở mức tối thiểu là 20 triệu/năm học (tức khoảng 2 triệu/tháng)...” Tuy nhiên thực tế thì vấn đề tăng học phí nhưng có tăng chất lượng hay chưa vẫn còn là một câu hỏi chưa có kết quả rõ ràng mà chúng ta đều hy vọng sẽ được nhìn thấy trong các nỗ lực cải cách của Bộ hiện nay và trong tương lai. Nâng cao năng lực quản lý và phát triển chất lượng giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục “Khi người ta mua một cái tivi, nếu dùng một thời gian thấy nó không tốt thì người ta có thể bỏ đi và mua cái khác nhưng không ai học một trường ĐH sau 5 năm chỉ để biết nó tốt hay không tốt.” ( Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân) Thực trạng về vấn đề chất lượng trong lĩnh vực giáo dục Đại học Nhìn chung cả nước, thì chất lượng trong lĩnh vực giáo dục Đại học còn rất yếu kém, về cơ sở vật chất thì quá kém và số lượng trường đạt tiêu chuẩn không nhiều, đội ngũ giáo viên còn thiếu và trình độ thạc sĩ và tiến sĩ không nhiều. Mức lương của đội ngũ giảng viên thấp không đủ chi trả đời sống hằng ngày. Qua đó các chương trình đào tạo giáo dục chưa hiệu quả, không áp dụng kiến thức vào thực tế . Hiện nay, đã có nhiều chuyển biến tích cực, về lương của giảng viên đã được nâng cao hơn trước nhiều, trình độ người dân được nâng cao hơn trước, đặc biệt là đội ngũ giảng viên ngày càng được cải thiện . Cụ thể là: Năm học 2009-2010 được xác định là “Năm học đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Các cơ sở giáo dục trong cả nước đều bày tỏ sự đồng thuận cao, vì chủ đề này phản ánh bản chất cốt lõi của giáo dục là chất lượng và cũng vì vấn đề chất lượng đang là thách thức đối với các nhà quản lý giáo dục. Thực trạng tác động hiện nay : Tình trạng thả nổi quản lý chất lượng các trường ngoài công lập : Tình trạng nhiều trường mới được thành lập nhưng đã tuyển sinh với quy mô lớn vượt xa năng lực đào tạo (đội ngũ GV, cơ sở vật chất, phòng học, trang thiết bị thực hành, thư viện...), ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng đào tạo, đã gây bức xúc trong dư luận. Bộ GD-ĐT không tổ chức hậu kiểm đối với các cơ sở GDĐH mới được thành lập. Quyết định chính thức thành lập trường đồng thời được hiểu là quyết định cho phép hoạt động giáo dục. Do đó, nhiều cơ sở GDĐH vừa mới thành lập,chưa có đất đai, địa điểm, chưa xây dựng cơ sở vật chất và tuyển GV nhưng đã vội vã tuyển sinh và tổ chức đào tạo mà Bộ GD&ĐT không nắm được. Chất lượng đầu vào đang bị buông lỏng. Dẫn đến tình trạng chất lượng đầu vào của một bộ phận lớn sinh viên và học viên sau đại học rất yếu, không phù hợp với yêu cầu đào tạo nhân lực có chất lượng. Nói cho vui là “phổ cập đại học” “Đội ngũ giảng viên thiếu về số lượng và yếu về chất lượng” được Bộ GD-ĐT coi là “hạn chế lớn nhất” Số giảng viên có trình độ tiến sĩ trong các trường ĐH, CĐ hiện chiếm 13,86%, giảm so với tỉ lệ 14,33% của năm học 2007-2008. Hiện cả nước chỉ có 6.217 giảng viên ĐH, CĐ có trình độ tiến sĩ. Cả nước có 376 trường ĐH, CĐ nhưng số giảng viên có chức danh giáo sư trong cả nước là... 320 người Từng bước đưa ra những chính sách từ vĩ mô đến vi mô cho quá trình đổi mới chất lượng quản lý quyết tâm làm nên đột phá trong cải cách: Phân tích chính sách động viên – thuyết phục qua đề án nâng cao chất lượng giảng dạy Đã có nhiều chính sách về cải tiến về nhiều lĩnh vực và đạt được nhiều kết quả cao của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, như trong ngành giáo dục ta đã có những thay đổi tích cực thông qua chính sách và đề án cải cách đưa nền giáo dục ta thay đổi khá lớn như lương bổng, trình độ học vấn của giảng viên lên thạc sĩ và tiến sĩ, các yêu cầu mới về phương pháp giảng dạy tích cực hơn: Nâng cao năng lực quản lý và phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục: Năm học 2008 – 2009 triển khai tổng thể Đề án đào tạo đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng từ nay đến 2020. Tháng 12/2008 hoàn thành việc xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng toàn quốc. Từng trường cần tiến hành đánh giá năng lực đội ngũ giảng viên, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực giảng viên, có lộ trình tăng tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ từ nay đến năm 2015 và 2020 để sớm đạt các tỷ lệ 30% và 50% giảng viên có trình độ tiến sĩ. Xây dựng tài liệu hướng dẫn đổi mới phương pháp giảng dạy cho giảng viên các trường đại học, cao đẳng. Tổ chức hội thảo về đổi mới phương pháp giảng dạy ở các trường từ tháng 11/2008 đến tháng 01/2009. Tháng 03/2009 tổ chức. Hội thảo quốc gia về đổi mới phương pháp giảng dạy đại học . Tổ chức Hội nghị toàn quốc các trường sư phạm lần thứ II vào tháng 12/2008 và sơ kết 3 năm triển khai thực hiện Quyết định số 09/2005/ QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của thủ tướng chính phủ về “Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”. Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về khoa học quản lý, quản trị trường đại học cho 200 Hiệu trưởng, cán bộ trong diện quy hoạch lãnh đạo trường đại học, cao đẳng khóa 2 vào Quý IV/2008 . (Trích :56/2008/CT-BGDĐT) Các chính sách này đã giúp đỡ cho việc cải thiện đội ngũ giảng viên có trình độ cao trong các trường đại học và cao đẳng, giảm việc thuê mướn giảng viên trong các trường hiện nay . Hiện nay, các giảng viên trong các trường

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChính sách động viên thuyết phục của phó thủ tướng nguyễn thiện nhân trong lĩnh vực giáo dục đại học.doc
Tài liệu liên quan