MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU .5
B. NỘI DUNG . .7
Chương 1: Cơ sở lý luận liên quan đến xuất khẩu gạo. .7 I/ Khái niệm và vai trò của xuất khẩu .7 II/ Vai trò của xuất khẩu gạo đối với nền kinh tế Việt Nam .9 III/ Các công cụ chủ yếu được sử dụng để khuyến khích xuất khẩu gạo .11 VI/ Sự cần thiết của chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo .12
Chương 2: Thực trạng và chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo của Việt Nam .13
I/ Thực trạng sản xuất và kinh doanh lúa gạo 13
1.1.Những vấn đề chung của sản xuất lúa gạo hiện nay .13
1.2.Tình hình kinh doanh lúa gạo hiện nay .14
II/ Những chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo của Chính phủ .15
2.1.Nhóm chính sách vĩ mô .15
2.2. Nhóm chính sách vi mô . . .17
III/ Đánh giá chung về chính sách của nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu gạo .24
3.1. Thành tựu . .24 3.2. Hạn chế .26
Chương III: Đánh giá chung và những kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo của Việt Nam 29
3.1.Đánh giá chung .29
3.2.Kiến nghị giải pháp .32
C. KẾT LUẬN 34
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 34
36 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1775 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam Giai Đoạn 2006 – 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hẩu gạo thu được thêm ngoại tệ một phần để nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng mà trong nước không sản xuất được. Điều đó góp phần cải thiện đáng kể đời sống nhân dân, khuyến khích họ tăng cường sản xuất gạo xuất khẩu nhiều hơn nữa.
Xuất khẩu gạo tạo sự phân công lao động hợp lý trên phạm vi toàn thế giới. Dựa vào lợi thế so sánh tương đối đối với các loại gạo Việt Nam, chúng ta cần biết sản xuất loại gạo nào đạt hiệu quả cao nhất và có khả năng bán với số lượng lớn, giá cao. Tham gia vào thị trường bên ngoài rộng lớn,chúng ta hiểu rõ hơn về nhu cầu người tiêu dùng và khả năng cung cấp của các nước xuất khẩu khác để điều chỉnh định hướng xuất khẩu cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của nước ta.
III. Các công cụ chủ yếu được sử dụng để khuyến khích xuất khẩu gạo
Công cụ được sử dụng để khuyến khích xuất khẩu gạo của nhà nước:
Về các công cụ thúc đẩy hoạt động sản xuất lúa gạo như: giống, phân bón và thuốc trừ sâu. Bên cạnh đó còn có những chính sách về ruộng đất và công nghệ khoa học kĩ thuật, nhằm mục tiêu là sản xuất tập chung và nâng cao năng xuất, chất lượng của gạo.
Về công cụ Thuế quan: nhà nước đã giảm mức thuế xuất khẩu cho mặt hàng gạo xuống mức tối thiểu. Chính thức ngưng đánh thuế từ ngày 19-12. Loại thuế xuất khẩu tuyệt đối này được áp dụng từ khoảng cuối tháng 7. Nhằm mục đích khuyến khích xuất khẩu gạo. Như vậy người làm hoạt động kinh doanh xuất khẩu có lợi, người dân có lợi còn hơn thế nữa nhà nước cũng có lợi. khi giảm mức thuế đánh vào hàng gạo xuất khẩu thì mọi người có xu hướng xuất khẩu nhiều hơn. Từ đó thu lại lợi nhuận nhiều hơn. Và tới một lúc nào đó thuế cũng có tác dụng làm hạn chế xuất khẩu. khi nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu nhà nước sẽ cho mức thuế lên cao. Đó chính là công cụ để nhà nước khuyến khích hoạt đông xuất khẩu gạo. Chính phủ giảm thuế xuất khẩu gạo vẫn điều tiết giá gạo trong nước; mà lại vẫn thu được thuế vừa có hiệu quả hơn so với hạn ngạch.
Về hạn ngạch: Chính phủ đã áp dụng biện pháp hạn ngạch để điều tiết sản lượng gạo xuất khẩu, với mong muốn vừa kiểm soát được giá gạo trong nước không quá leo thang, vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Ví dụ hạn ngạch xuất khẩu gạo năm 2008 là 5 – 5.5 triệu tấn.
Về biện pháp tài chính: nhà nước đưa ra các quy định về mức lãi xuất có lợi nhất với người dân nhằm thúc đẩy nhân dân sản xuất; với những nhà kinh doanh lúa gạo cũng có những quy định về mức lãi xuất ngân hàng phù hợp để có thể hoạt động liên tục.
IV. Sự cần thiết của chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo.
Việt nam với truyền thống từ xưa tới nay là làm về nghành nông nghiệp và có thế mạnh về nghành trồng lúa nước. Chúng ta đã và đang đứng ở vị trí thứ 2 về hoạt động xuất khẩu gạo trên thế giới. Một vấn đề đặt ra là chúng ta có thể giữ vững vị trí này tới bao giờ hay có thể là tiến lên vị trí thứ nhât điều đó đòi hỏi rất nhiều yếu tố nhưng quan trọng hơn cả đó chính là những chính sách của nhà nước nhằm khuyến khích hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo. Có những chính sách đó sẽ giúp:
Năng xuất lao động và chất lượng lúa gạo tăng cao
Người dân có vốn để tăng gia sản xuất.
Nhà kinh doanh buôn bán, nhà thu mua hay doanh nghiệp có vốn đề đầu tư vào hoạt động thu mua lúa gạo.
Nhà nước thu được nguồn lợi nhiều hơn.
Và cũng vì gạo chiếm tới khoảng 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, một tỷ lệ không nhỏ đối với riêng một mặt hàng trong rất nhiều mặt hàng xuất khẩu khác. Xuất phát từ vai trò quan trọng của gạo đối với quá trình CNH - HĐH đất nước, Đảng và Nhà nước ta nên chú trọng hơn tới các chính sách khuyến khích sản xuất và xuất khẩu gạo như tăng cường áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, đặc biệt chú ý tới những giống lúa có chất lượng và cho năng suất cao, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu gạo nhằm đem lại nguồn vốn lớn phục vụ công cuộc đổi mới đất nước.
Chương 2: Thực trạng và chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo của Việt Nam.
I/ Thực trạng sản xuất và kinh doanh lúa gạo.1.1.Những vấn đề chung của sản xuất lúa gạo hiện nay 1.1.1.Thực trạng về các hình thức sản xuất lúa gạo
Nền nông nghiệp của chúng ta đã từng bước được cơ giới hóa, năng suất và sản lượng tăng đều qua từng vụ sản xuất. bên cạnh đó còn nhiều hạn chế và bất cập trong sản xuất nông nghiệp:
Một là, hình thức sản xuất lúa gạo của các hộ nông dân cá thể. Với hình thức sản xuất rất nhỏ lẻ không tận dụng được các yếu tố về chăm sóc, đất đai để sản xuất quy mô lớn.
Hai là, hình thức sản xuất ở các nông trường. Có thể nói hiện nay hình thức này còn lại là rất ít vì trên cả nước số nông trường sản xuất chỉ là một con số nhỏ. Tiểu biểu phải kể đến một nông trường Sông Hậu đã xây dựng vùng nguyên liệu trên diện tích 5000 ha, với các giống lúa chất lượng cao như: IR64, VND 5-20, OM1490. Đặc biệt nông trường chuyển sang sản xuất lúa đặc sản Jasmine 85. Thương hiệu gạo Soharfam của nông trường đã được khách hàng nhiều nước trên thế giới tín nhiệm. Hình thức này có thể coi là hình thức sản xuất quy mô lớn.
Vì vậy, cần thay đổi hệ thống sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá thâm canh với quy mô ngày càng lớn hơn. Chính sách cần có là tạo mọi điều kiện môi trường thuận lợi hơn cho nông dân, giúp nông dân tham gia vào hệ thống sản xuất lớn có thể trụ vững lâu dài. Muốn thế, cái cần thiết hiện nay là hiện đại hoá nông nghiệp trong khuôn khổ phát triển nông thôn để nông dân đủ điều kiện sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.1.1.2. Sản lượng và năng suất vụ lúa
Vụ lúa hè năm 2008 được coi là trúng lớn. Vì theo dự báo ban đầu sản lượng gạo cả nước năm 2008 sẽ đạt khoảng 37,6 triệu tấn, tăng 1,7 triệu tấn so với năm 2007, trong đó: vụ đông xuân cho 18 triệu tấn, vụ hè thù cho 10,8 triệu tấn, vụ mùa cho 8,85 triệu tấn. Và nếu không có đột biến về thiên tai và phòng trừ được dịch rầy nâu thì sản luợng lúa cả năm của các tỉnh ĐBSCL đạt khoảng 20,28 triệu tấn. Nhưng theo báo cáo của Bộ NN & PTNT cho thấy mặc dù năng suất lúa của nuớc ta tăng bình quân 2.06% ( giai đoạn 1997 – 2006) tương đương 770000 ngàn tấn/năm nhưng trong giai đoạn 2003 – 2007 thì sản luợng lúa của chúng ta chỉ ở mức xấp xỉ 36 triệu tấn tấn do giảm diện tích. Ở Hà Tĩnh: năng suất lúa hè thu năm 2008 đạt 47,64 tạ/ha, tăng hơn vụ hè thu năm 2005 17 tạ, sản lượng ước đạt 188.926 tấn. Các địa phương có năng suất lúa cao là thị xã Hồng Lĩnh, huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên năng suất 50 tạ/ha, Can Lộc, Thạch Hà và Lộc Hà năng suất 48 tạ/ha.
1.2.Tình hình kinh doanh lúa gạo hiện nay1.2.1.Hệ thống các doanh nghiệp thu mua lúa gạo
Thứ nhất, hệ thống các doanh nghiệp thu mua lúa gạo ở Việt Nam hiện nay là các doanh nghiệp Quốc doanh. Các doanh nghiệp này thường thu mua với khối lượng lớn xong họ lại không chủ động trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ gạo sau khi thu mua. Do vậy đôi khi dẫn đến tình trạng thiếu hệ thống kho chứa lúa. Đặc biệt là khó khăn lớn nhất hiện nay của các doanh nghiệp này là thiếu hệ thống kho chứa lúa, thiếu điện để sản xuất dẫn đến ảnh hưởng chất lượng trong việc chế biến hạt thóc.
Vì vậy nếu hoạt động thu mua lúa gạo chững lại thì bà con nông dân lại lo lắng không bán được lúa.
Thứ hai là các thương lái tham gia thu mua lúa gạo hoặc các công ty thu mua lúa gạo ngoài Quốc doanh thì gặp khó khăn trong việc vay vốn để thu mua. Do điều kiện các ngân hàng đưa ra để họ được vay là phải có hợp đồng xuất khẩu gạo lớn trong khi đó họ là những người buôn bán nhỏ và bị hạn chế về hạn ngạch thu mua.
1.2.2. Hoạt động kinh doanh lúa gạo của các doanh nghiệp
Hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo hầu như còn rất non yếu, không chủ động tìm kiếm các cách thức tiêu thụ mà thụ động phục vụ theo nhu cầu là chính.
II/ Những chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo của Nhà nước.
2.1. Nhóm chính sách vĩ mô 2.1.1 Chính sách ruộng đất
Chính phủ đã đưa ra những chính sách: “ Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạo điều kiện thuận lợi để nông dân thực hiện đầy đủ, đúng pháp luật các quyền sử dụng đất, sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần hoặc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh xuất khẩu nông sản, chỉ đạo việc xây dựng và hoàn chỉnh quy hoạch các vùng sản xuất nông sản hàng hóa, chỉ đạo thực hiện việc dồn điền, đổi thửa ở nơi cần thiết. Các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản có nhu cầu đất đai để xây dựng nhà máy chế biến hoặc kho tàng, bến bãi bảo quản và vận chuyển hàng hóa thì được ưu tiên thuê đất. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quy định cụ thể tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục, giá cả để hỗ trợ các doanh nghiệp nhận đất đầu tư”.
2.1.2. Chính sách về chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật tiến bộ
Hàng năm, ngân sách nhà nước dành khoản kinh phí để hỗ trợ các doanh nghiệp và người sản xuất có hợp đồng tiêu thụ nông sản: áp dụng, phổ cập nhanh các loại giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản, đầu tư mới, cải tạo, nâng cấp các cơ sở sản xuất và nhân giống cây trồng, giống vật nuôi, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục..nhằm phổ cập nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới, thông tin về thị trường, giá cả đến người sản xuất. Các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có hợp đồng tiêu thụ nông sản được ưu tiên triển khai và hỗ trợ về công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Có thể thấy tiến bộ khoa học kỹ thuật tập trung vào bốn khâu : Giống, phân bón, phòng trừ sâu bệnh, bảo quản sản phẩm.
Khó khăn cơ bản cho quá trình chuyển giao là khả năng kinh tế của hộ nông dân rất eo hẹp, địa bàn sản xuất lúa gạo lại trải rộng.
Với đặc điểm của tiến bộ khoa học kỹ thuật ở từng khâu như trên, với điều kiện thuận lợi và khó khăn cơ bản như vậy, để có thể chuyển nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật đến hộ nông dân trước hết cần có sự hỗ trợ về tài chính của Nhà Nước. Mức độ hỗ trợ cho chuyển giao khoa học kỹ thuật đến hộ nông dân có thể khá lớn, song lợi ích thu được qua sản xuất và xuất khẩu gạo sẽ còn to lớn gấp bội. Ngoài ra hệ thống khuyến nông là vô cùng quan trọng, và đặc biệt là đa dạng hóa các kênh thông tin về tiến bộ khoa học kỹ thuật đến hộ nông dân.
2.1.3. Chính sách thuế xuất khẩu gạo
Sử dụng thuế xuất khẩu để ổn định cung cầu trên thị trường nội địa. Thông qua việc sử dụng thuế xuất khẩu để tăng hoặc giảm hoạt động xuất khẩu. Đây cũng là một trong các mục tiêu mà chính sách đánh thuế xuất khẩu gạo của ta.
Mới đây Thủ tướng chính phủ đồng ý về nguyên tắc đề nghị của Bộ Tài Chính về việc áp dụng thuế tuyệt đối các mặt hàng gạo xuất khẩu. Quy định gạo có giá xuất khẩu dưới 800USD/ tấn sẽ không phải chịu thuế tuyệt đối xuất khẩu. Gạo xuất khẩu trên mức này sẽ bị đánh thuế từ 800 000 đồng/ tấn trở lên cụ thể nếu xuất khẩu gạo giá từ 800 USD/tấn đến dưới 900 USD/tấn sẽ áp mức thuế tuyệt đối 800.000 đồng/tấn; từ 900 USD đến dưới 1000 USD/tấn sẽ là 1,2 triệu đồng/tấn; từ 1000 USD/ tấn đến dưới 1100 USD/tấn là 1,5 triệu đồng/tấn và nhiều mức khác nữa…
2.1.4. Chính sách hạn ngạch
Gạo là mặt hàng nằm trong rổ hàng hoá để tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam. Chỉ số giá tiêu dùng nhóm hàng lương thực, trong đó có gạo, luôn tăng mạnh hơn so với tốc độ tăng chung của CPI. Chính vì vậy, Chính phủ đã áp dụng biện hạn ngạch để điều tiết sản lượng gạo xuất khẩu, với mong muốn vừa kiểm soát được giá gạo trong nước không quá leo thang, vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Khi áp dụng hạn ngạch xuất khẩu gạo hay thu thuế xuất khẩu gạo đều giống như nhau, cả hai chính sách này đều nhằm mục tiêu điều chỉnh giá gạo nội địa để kiềm chế lạm phát.
2.2. Nhóm chính sách vi mô 2.2.1. Chính sách quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu
Đối với đồng bằng Sông Cửu Long: đây là vùng lúa trọng điểm số một của cả nước ta. Trong tương lai đây vẫn là vùng sản xuất lúa gạo cho xuất khẩu chủ yếu của nước ta.
Đối với đồng bằng Sông Hồng: đây là vùng lúa trọng điểm thứ hai của cả nước ta. Tuy nhiên vùng này có những mặt hạn chế về số lượng gạo xuất khẩu do đất chật người đông, đất canh tác không được bổ sung độ phì nhiêu tự nhiên. Bù lại vùng này có những ưu thế về chất đất, nguồn nước, thời tiết khí hậu rất thuận lợi cho phát triển các giống lúa đặc sản chất lượng cao như: tám hương, …đó là các sản phẩm nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường gạo cao cấp của thế giới.
Trong xu thế nhu cầu gạo của thị trường thế giới đang hướng tới các loại gạo có hương vị tự nhiên đậm đà, chất lượng cao, thì việc quy hoạch vùng phát triển sản xuất các loại lúa gạo đặc sản truyền thống để xuất khẩu là rất cần thiết. Ngoài ra tiến hành thí điểm khu vực hóa các giống lúa nhập nội có chất lượng cao, năng suất khá của một số nước trong khu vực. Điều đó làm phong phú thêm chủng loại gạo cao cấp cho xuất khẩu, khai thác tốt hơn lợi thế của vùng này trong sản xuất và xuất khẩu gạo.
2.2.2.Chính sách tín dụng ưu đãi, bảo hộ cho sản xuất và xuất khẩu gạo
Nhà nước đã đưa ra những yêu cầu rất rõ ràng: “ đối với tín dụng thương mại, các ngân hàng thương mại đảm bảo nhu cầu vay vốn cho người sản xuất và kinh doanh đã tham gia ký hợp đồng theo lãi suất thỏa thuận với điều kiện và thủ tục thuận lợi. Người sản xuất, kinh doanh được thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay để vay vốn ngân hàng được vay vốn bằng tín chấp và vay theo dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả”.
2.2.3.Chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất và xuất khẩu gạo
Chính sách này được thực hiện như sau:
Thứ nhất, cơ sở hạ tầng trong khâu sản xuất nông nghiệp. Trước tiên cần quan tâm đến hệ thống thủy lợi.
Thứ hai, cơ sở hạ tầng trong các khâu sau thu hoạch lúa gạo.
Do đó, thời gian tới chúng ta cần tập trung hoàn thiện các yếu tố sau: một là có hệ thống phơi, sấy thóc sau thu hoạch vì thực tế chủ yếu chúng ta làm khô thóc bằng ánh nắng mặt trời để giảm độ ẩm của thóc. Hai là có công nghệ bảo quản thóc trên cơ sở áp dụng công nghệ và thiết bị bảo quản kín gạo trắng, gạo lật và một số chế phẩm vi sinh, các chế phẩm từ thực vật có tác dụng diệt côn trùng mà không gây độc hại cho người và gia súc. Ba là nâng cao hệ thống xay sát gạo.
2.2.4. Chính sách thực hiện giải pháp đồng bộ khoa học kỹ thuật cho sản xuất ở vùng sản xuất gạo xuất khẩu 2.2.4.1. Giải pháp về giống lúa
Hiện tại chúng ta đã có nhiều trung tâm nghiên cứu về giống lúa có năng suất và chất lượng tốt mà phù hợp với điều kiện thời tiết ở từng vùng để tránh các loại sâu bệnh hại lúa khi gieo trồng.
Có thể thấy rằng trong các giải pháp thâm canh sản xuất lúa, giải pháp về giống đã đạt được nhiều thành công nhất. Tuy nhiên để có thể đạt kết quả cao hơn trong lĩnh vực này, cần hoàn thiện một số khía cạnh sau đây:
Một là, xúc tiến nhanh việc bình tuyển các loại giống lúa đặc sản của các địa phương, từ đó hình thành quỹ gen về giống lúa chất lượng cao để xuất khẩu.
Hai là, hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về giống lúa theo hướng: rút ngắn thời gian từ khâu thử nghiệm ra sản xuất đại trà, đồng thời vẫn giữ được độ an toàn khi đưa các giống mới ra sản xuất đại trà.
Ba là, hình thành hệ thống nhân giống lúa thích hợp để thường xuyên thay giống lai tạp bằng giống thuần cho nông dân, do phần lớn các giống lúa mới đều bị xuống cấp nhanh, dễ bị lai tạp.
Bốn là, mỗi vùng, tỉnh, huyện cần nghiên cứu để xác định được cơ cấu giống lúa, chủng loại lúa thích hợp với nhu cầu của thị trường ngoài nước.
2.2.4.2. Giải pháp về phân bón
Đây là giải pháp kỹ thuật cần phải tiến hành đồng bộ với giải pháp về giống lúa. Vì rằng, phần lớn các loại giống lúa mới, kể cả một số giống lúa đặc sản đều chịu được cường độ thâm canh cao thậm chí chúng còn đỏi hỏi phải được gieo trồng, trong điều kiện đó các loai giống lúa mới có thể đạt hiệu quả kinh doanh cao. Hướng giải quyết công tác phân bón cho sản xuất lúa trong các năm tới nên chú trọng những điểm chính như sau:
Chúng ta cần thiết và có thể vẫn duy trì việc sử dụng các loại phân hữu cơ truyền thống bón lúa( phân lợn, phân trâu bò. Đây là loại phân có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các loại phân vô cơ được bán trên thị trường và tương đối sẵn có ở hầu hết các vùng trồng lúa gạo. Giá thành rẻ rất phù hợp với khả năng kinh tế của nông dân, vừa giảm được chi phí sản xuất lúa, vừa nâng cao chất lượng gạo và khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế. Tính khả thi của hướng này thể hiện ở chỗ: sử dụng loại phân chuồng bón ruộng lúa không sợ gây ô nhiễm môi trường, không làm bẩn sản phẩm. Trong khi đó các loại phân vô cơ trên thị trường có nhiều loại phân kém chất lượng, khi bón không mang lại hiệu quả thậm chí gây ô nhiễm môi trường và sản phẩm. Nhà nước đã có nhiều biện pháp hơn để thắt chặt quản lý các doanh nghiệp sản xuất phân bón, nhằm kiểm soát chất lượng các loại phân vô cơ và khuyến khích bà con sử dụng phân hữu cơ cho sản xuất để tiết kiệm chi phí mà lại có hiệu quả cao hơn.
Thứ hai, ngay từ bây giờ chúng ta nên đặt vấn để và chuẩn bị điều kiện chuyển dịch cơ cấu phân bón giữa các loại phân hóa học với phân hữu cơ công nghiệp và phân vi sinh theo hướng tăng dần tỉ trọng hai loại phân bón phân vi sinh và phân hữu cơ công nghiệp.
Thứ ba, cần tăng cường sản xuất và nhập khẩu các loại phân bón hóa học tổng hợp. Bằng cách đó vừa để nâng cao hiệu quả sử dụng, vừa chống lối bón phân đơn điệu của nông dân ta: chỉ bón phân đạm, coi nhẹ các loại phân lân, kali và các yếu tố vi lượng khác. Đây là cách đi tốt nhất để khắc phục lối bón phân hóa học lạc hậu của nông dân từ trước đến nay.
2.2.4.3. Giải pháp về phòng trừ sâu bệnh cho lúa
Đây là giải pháp cần áp dụng đồng bộ với giải pháp về giống. Trên thực tế kết quả của giải pháp giống, phân bón có thể bị lu mờ hoàn toàn nếu phong trừ bệnh không được thực hiện chu đáo. Thực tiễn nhưng năm qua cho thấy đối với sản xuất lúa cần tập trung phong trừ các loại sâu, bệnh và côn trùng nguy hiểm là rầy nâu, châu chấu phá hoại thành dịch, ốc bươu vàng, bệnh đạo ôn, bệnh vàng lá da cam.
Giải pháp tốt nhất vẫn là sử dụng các loại thuốc trừ sâu, bệnh, côn trùng. Vấn đề là cần chú ý trong sử dụng các loại thuốc này theo 4 nguyên tắc: đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách và đúng mức. Và có một giải pháp mà tính hiệu quả rất cao xong vẫn chưa được sử dụng phổ biến đó là phòng trừ bằng phương pháp sinh học thông qua vi sinh vật kí sinh để tiêu diệt các loại sâu bệnh. Phương pháp này tiết kiệm được chi phí, bảo vệ môi trường xong đòi hỏi về mặt kỹ thuật là rất bài bản. Hy vọng trong tương lai phương pháp này sẽ được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp.
Như vậy có thể khẳng định điểm thuận lợi mà chính sách này tạo ra được là sự kết hợp đồng bộ từ giống lúa, phân bón, và phòng trừ sâu bệnh. Có được sự đồng bộ này sẽ tạo điều kiện cho sản xuất tập trung và có hiệu quả. Xong đó cũng là điểm hạn chế, vì sự kết hợp các yếu tố này đòi hỏi phải có kỹ thuật, được đào tạo thì mới tạo ra được sự hiệu quả đó.
2.2.5. Chính sách Marketing trong xuất khẩu gạo
2.2.5.1. Các biện pháp để thích ứng
Kết hợp chuyên môn hóa và đa dạng hóa các doanh nghiệp xuất khẩu gạo về loại hình doanh nghiệp, về quy mô doanh nghiệp.
Cần có cơ chế mềm trong quản lý và giao hạn ngạch xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Tỉ lệ phần cơ chế mềm có thể từ 20- 30% chỉ tiêu sản lượng gạo xuất khẩu hàng năm. Cần có cơ chế quản lý và giảm sát chặt chẽ xuất khẩu gạo tiền ngạch qua các nước láng giêng nhằm tăng khả năng cân đối linh hoạt cung cầu gạo trên thị trường nội địa.
Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường để nắm bắt kịp thời nhu cầu gạo, đồng thời không bị khách hàng ép giá bán cũng như các điều kiện khác. Kinh phí để nghiên cứu thị trường nên có cơ chế huy động thích hợp để khai thác cả tiềm năng của các doanh nghiệp, giảm gánh nặng đối với ngân sách nhà nước.
Quan hệ chính trị đối ngoại cần đi trước để tạo điều kiện cho việc thâm nhập và mở rộng thị trường.
Do vậy, các bên ký kết hợp đồng cùng nhau thỏa thuận xử lý các rủi ro về thiên tai, đột biến về giá cả thị trường và các nguyên nhân bất khả kháng khác theo nguyên tắc cùng chia sẻ rủi ro và được Nhà nước xem xét hỗ trợ một phần thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2.2.5.2. Nâng cao khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu
Để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh thì cần tập trung vào một số điểm sau đây:
Không ngừng nâng cao chất lượng gạo. Muốn vậy trước hết phải hoàn thiện công tác giống lúa, xác định cơ cấu giống lúa phù hợp với nhu cầu thị trường. Sau khâu chọn và xác định cơ cấu giống phù hợp cần hoàn chỉnh hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ thu hoạch, bảo quản và xay xát gạo. Tiếp theo là nên tăng tỉ trọng các loại gạo cao cấp và đặc sản trong tổng lượng gạo xuất khẩu. Các yếu tố này thì chính phủ cũng như cơ quan quản lý có vai trò quyết định, vì mọi quyết định về nghiên cứu, nhập khẩu các giống lúa mới, giống lúa có năng suất cao là do bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Cần chủ động chuẩn bị hàng để chủ động đàm phán từng lô hàng. Khi đó sẽ không bị khách hàng gây sức ép, sẽ tranh thủ được thời cơ, được giá tốt nhất mới xuất khẩu. Muốn vậy, cần tăng cường mua dự trữ kinh doanh, kết hợp giữa dự trữ quốc gia và dự trữ kinh doanh xuất khẩu gạo. Cái quan trọng là vai trò trong điều tiết lượng dự trữ của nhà nước.
Nhà nước xem xét mức thuế suất hợp lý trong xuất khẩu gạo.
Đầu tư cho việc xây dựng hệ thống giao thông bến cảng, hệ thống thiết bị bốc xếp tại các bến bãi đầu mối
2.2.5.3.Chính sách mở rộng thị trường
Thời gian tới chúng ta phải tích cực tìm kiếm thị trường Châu Âu, Bắc Mỹ và các nước Nics bằng các gạo đặc sản. Từ uy tín gạo đặc sản để mở rộng thị trường.
Nên hợp tác với các nước Tâu Âu và các tổ chức quốc tế để tranh thủ bán gạo theo các chương trình viện trợ cho châu phi. Giải pháp này cần được coi như một trong những phương sách để mở rộng thị trường xuất khẩu gạo.
III/ Đánh giá chung về chính sách của nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu gạo
3.1. Thành tựu
Từ khi chúng ta có những chính sách khuyến khích của nhà nước thì hoạt động về lúa gạo có vẻ sôi nổi hơn như:
* Nhờ những thuận lợi của chính sách ruộng đất thời gian qua chúng ta đã trực tiếp tạo ra động lực mới trong nông thôn. Chính sách này đã đi theo hướng chuyển dần ruộng đất từ chỗ được làm chủ bởi các tập thể đến chỗ được làm chủ bởi hộ nông dân từ chỗ người nông dân chỉ được chú trọng một số khâu công việc trong quá trình trồng lúa đến chỗ họ được làm chủ toàn bộ quá trình đó – là chủ việc sử dụng ruộng đất. Đỉnh cao của quá trình đổi mới chính sách ruộng đất là sự triển khai trên thực tế, theo đó người nông dân sẽ được thực hiện năm quyền ( quyền sử dụng, quyền chuyển nhượng, quyền chuyển đổi, quyền thế chấp, quyền cho thuê).
*Những thuận lợi mà chính sách áp dụng khoa học kĩ thuật này đã tạo ra đó là về điều kiện chuyển giao công nghệ tiến bộ khoa học kỹ thuật đến nông dân sản xuất lúa gạo: phần lớn các vùng lúa gạo tập trung và xuất khẩu đều ở đồng bằng, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật bước đầu được hình thành cơ bản, trình độ dân trí của nông dân các vùng trồng lúa nói chung khá cao.
* Nhờ chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất và xuất khẩu gạo này mà về cơ bản chúng ta đã kiến tạo được hệ thống kênh mương tưới tiêu nước phục vụ sản xuất lúa gạo tương đối hoàn chỉnh, Quá trình đó đã phục vụ tưới tiêu nước tốt hơn, ngăn chặn tình trạng xuống cấp của các công trình, từng bước nâng cấp công trình đã được đấu thầu.
Thực tế đó đã được chứng minh bằng kết quả như:
* Chúng ta đã trúng thầu 17050 tấn gạo xuất khẩu sang Nhật Bản với mức giá trung bình khoảng 459,16 USD/tấn. Trong năm 2007 chúng ta đã liên tiếp 3 lần trúng thầu với tổng số lượng lên đến 45050 tấn. Đặc biệt là phải kể đến thương vụ mà chúng ta đã trúng thầu trong cuộc đầu thầu cung cấp 210000 tấn gạo cho INDONESIA, trong đó có 3 công ty Việt Nam và 1 công ty Thái Lan. Theo Bộ NN &PTNT thì sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2007 là 4500 000 tấn với giá trị thu về là 1480 triệu USD, và là một trong mười nhóm mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Và
Có thể thấy gạo Việt Nam bắt đầu xuất hiện trên nhiều thị trường thế giới và nhanh chóng khẳng định vị thế của xuất khẩu gạo trên thị trường thế giới khiến cho các đối thủ lớn như Thái Lan cũng gặp không ít trở ngại trong cạnh tranh. Gạo Thái Lan đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ gạo Việt Nam vì theo báo cáo tháng 7/2008 của Bộ nông nghiệp Mỹ cho biết gạo 5% tấm, loại gạo chất lượng hàng đầu của Việt Nam đang được chào bán dưới mức 575 USD/ tấn, trong khi đó gạo 100% B của Thái Lan, loại gạo cạnh tranh với gạo 5%tấm của ta hiện có giá 738 USD/ tấn, cơ quan này nhận định rằng gạo Thái Lan sẽ tiếp tục đối mặt với sự cạnh tranh về giá của gạo Việt Nam.
Và đã khẳng đinh được một số nhãn hàng gạo nổi tiếng như:
Năng xuất lúa gạo tăng mạnh nhờ có những chính sách đó điển hình:
Trước khi áp dụng chính sách khuyến khích xuất khẩu:
ĐVT: triệu tấn
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng
Diện tích gieo trồng (ha)
480000
500000
600000
577000
353000
2510000
Năng xuất lúa
30.4
32.7
34.6
36.2
35.79
169.69
Sản lượng xuất khẩu
2
2.5
3.92
4
5.2
17.62
Sau khi thực hiện chính sách khuyến khích xuất khẩu:
ĐVT: triệu tấn
Năm
2006
2007
2008
2009
2010
Tổng
Diện tích gieo trồng (ha)
444200
460000
387000
436000
372000
2099200
Năng xuất lúa
36.5
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam Giai Đoạn 2006 – 2010.doc