MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Phần 1: Sơ lược về chính sách trợ cấp gạo của Hoa Kỳ 3
1.1 Tình hình xuất khẩu gạo của Mĩ 3
1.2 Chính sách xuất khẩu gạo của Mỹ 3
1.2.1. Thanh toán trực tiếp (Direct payment) 4
1.2.2. Trợ cấp không theo chu kỳ (Counter – cyclical Payments) 8
1.2.3. Các khoản hỗ trợ cho vay nông nghiệp (Marketing Loan Assistance) 10
1.2.4. Trợ cấp xuất khẩu 14
Phần 2: Tác động của chính sách trợ cấp xuất khẩu gạo của Mỹ 22
2.1. Tác động nội địa 22
2.1.1 Bù đắp chi phí sản xuất trong nước 22
2.1.2 Góp phần vào thu nhập của nông dân Mỹ 23
2.1.3 Gánh nặng cho người nộp thuế 24
2.1.4 Gánh nặng cho ngân sách 26
2.1.5 Phân bổ nguồn lực kinh tế không hiệu quả 26
2.1.6 Bất lợi cho người tiêu dùng 27
2.3 Tác động đối với thế giới 28
2.2.1 Chính sách trợ cấp gạo của Mỹ làm giảm giá gạo một cách bất công trên thị trường thế giới, thu hẹp thị trường xuất khẩu của các quốc gia khác và gây khó khăn cho nông dân ở các nước đang phát triển 28
2.2.2 Chính sách trợ cấp gạo nói riêng và trợ cấp nông sản nói chung của Mỹ làm chậm vòng đàm phán Doha 28
Phần 3: Sự cần thiết phải thay đổi chính sách trợ cấp xuất khẩu gạo của Mỹ 34
Kết luận 38
Tài liệu tham khảo 39
41 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1927 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo của Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hương trình bảo lãnh tín dụng xuất khẩu (GSM – 102) và chương trình bảo lãnh tín dụng xuất khẩu trung gian (GSM – 103):
Chương trình báo lãnh tín dụng xuất khẩu của USDA đảm bảo rằng tín dụng sẽ được dùng để tài trợ cho nông sản xuất khẩu của Mỹ bằng cách cung cấp các điều khoản tín dụng có tính chất cạnh tranh cho bên nhập khẩu như vậy sẽ bảo đảm rằng nhà xuất khẩu sẽ được thanh toán. Với việc giảm rủi ro tài chính cho người cho vay, bảo lãnh tín dụng khuy ến khích xuất khẩu nông sản, đặc biệt sang các nước đang phát triển, và bảo đảm rằng nhà xuất khẩu sẽ được thanh toán. Tại đó, muốn duy trì hoặc tăng lượng xuất khẩu của Mỹ phải cần đến tín dụng, nhưng việc tài trợ sẽ không thực hiện được nếu không có bảo lãnh.
Chương trình bảo lãnh tín dụng cam kết tài trợ tín dụng cho các ngân hàng nước ngoài được chấp thuận. Tín dụng này do khu vực ngân hàng tư nhân của Mỹ (hoặc nhà xuất khẩu Mỹ, tuy nhiên trường hợp này ít phổ biến hơn) cung cấp.
Điều kiện: Ngân hàng nước ngoài được chấp thuận phải sử dụng thư tín dụng không thể chuyển đổi và dùng đồng đô la để giúp nhà nhập khẩu nước đó có thể mua nông sản (gạo) của Mỹ.
Giới hạn bảo lãnh: Thông thường nhà bảo lãnh CCC bảo lãnh 98% giá trị của khối lượng nông sản Mỹ (gạo) được xuất khẩu cộng với một tỉ lệ lãi dựa trên tỉ lệ của ngân hàng thế giới Luân Đôn (LIB OR). Việc thu xếp sau này giữa ngân hàng và nhà nhập khẩu nước ngoài thực hiện hoàn toàn tách biệt và nhà bảo lãnh CCC không bảo lãnh cho những khoản này.
Thời kỳ tín dụng được bảo đảm trong GSM - 102 là 3 năm, GSM – 103 là trên 3 năm và không hơn 10 năm.
c) Chương trình bảo lãnh tín dụng cho người cung cấp (Supplier Credit Guarantee Program – SCGP):
Tương tự như chương trình tín dụng xuất khẩu, SCGP cũng do USDA quản lý.
Cơ chế:
Chương trình tín dụng này cũng đảm bảo về mặt tài chính cho các nhà xuất khẩu nông sản của Mỹ, nhờ đó đưa ra các điều khoản rất cạnh tranh cho các nhà nhập khẩu. Với sự hỗ trợ của chương trình này, các nhà xuất khẩu nông sản Mỹ có khả năng đề nghị các nhà nhập khẩu nước ngoài các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm một khoản tín dụng trực tiếp trong ngắn hạn. Để làm được viêc này, HIệp hội tín dụng (CCC) của USDA giảm bớt những rủi ro tài chính cho các nhà xuất khẩu Mỹ bằng cách đảm bảo một tỉ lệ lớn trong tổng giá trị hợp đồng mua bán sẽ được thanh toán bởi nhà nhập khẩu trong thời gian 180 ngày. Nói cách khác, các nhà nhập khẩu có thể chậm thanh toán trong một khoảng thời gian nhất định mà các nhà xuất khẩu vẫn vui vẻ đồng ý vì họ có sự đảm bảo của USDA. Rõ ràng, sự trợ giúp này, sẽ khiến các hợp đồng xuất khẩu được kí kết dễ dàng hơn.
Điều kiện duy nhất đối với các nhà nhập khẩu là sự xác nhận chính thức và đảm bảo thanh toán của họ về việc trả chậm.
Giới hạn bảo lãnh: thấp hơn so với GSM – 102 và GSM – 103, chỉ khoảng 65 % giá trị của khối lượng nông sản Mỹ (gạo) được xuất khẩu cộng với một tỉ lệ lãi dựa trên tỉ lệ của ngân hàng thế giới Luân Đôn (LIBOR). Việc thu xếp sau này giữa ngân hàng và nhà nhập khẩu nước ngoài thực hiện hoàn toàn tách biệt và nhà bảo lãnh CCC không bảo lãnh cho những khoản này.
d) Chương trình đảm bảo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu (Facility Guarantee Program):
Chương trình này do USDA thay mặt CCC quản lý.
Cơ chế:
+ Tăng lượng nông sản (gạo) xuất khẩu của Mỹ sang các thị trường mới nổi.
Một thị trường mới nổi theo định nghiã của bộ trưởng bộ nông nghiệp phải có 2 đặc điểm:
Đang từng bước tiến lên một nền kinh tế thị trường thông qua khu vực nông nghiệp.
Có tiềm năng trở thành một thị trường lớn cho hàng nông sản (gạo) c ủa M ỹ.
Các thị trường này không đủ khả năng lưu kho, chế biến, buôn bán. Điều này làm hạn chế tiềm năng thương mại của các thị trường này. Các dịch vụ để tạo điều kiện thuận lợi liên quan đến nông nghiệp. Ví dụ: Mỹ sẽ xuất khẩu các dụng cụ, gửi chuyên gia sang các thị trường mới nổi để cải tiến hệ thống cảng biển, khả năng bốc dỡ hàng hoá, lưu kho, đông lạnh, hệ thống phân phối, và các điều kiện khác nữa, miễn là những hoạt động này được kỳ vọng là sẽ tạo thêm cơ hội cho hàng nông sản (gạo) của Mỹ được xuất khẩu sang các thị trường này.
+ Chương trình này cũng cung cấp hoạt động bảo lãnh thanh toán cho nhà xuất khẩu nông sản (gạo) của Mỹ. HIệp hội tín dụng (CCC) đảm bảo một tỉ lệ lớn trong tổng giá trị hợp đồng mua bán sẽ được thanh toán bởi nhà nhập khẩu. (ngân hàng n ước ngoài) cho nhà xuất khẩu hoặc tổ chức tài chính nào đó của Mỹ. Giới hạn bảo lãnh: 95% giá trị của khối lượng nông sản Mỹ (gạo) được xuất khẩu cộng với một tỉ lệ lãi dựa trên tỉ lệ của ngân hàng thế giới Luân Đôn (LIBOR).
Tỉ lệ nội địa hoá: Chỉ có những nông sản (gạo) của Mỹ mà giá trị kết hợp của các yếu tố nước ngoài chỉ chiếm ít hơn 50% giá trị của hợp đồng thương mại mới được hưởng lợi từ chương trình bảo đảm điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu.
Lượng thanh toán ban đầu: Ban đầu, nhà nhập khẩu phải thanh toán cho nhà xuất khẩu ít nhất 15% giá trị của hợp đồng thương mại.
Thời hạn thanh toán: Thời hạn thanh toán có thể dao động trong khoảng từ 1 năm đến 10 năm. Lãi tính theo nửa năm một.
Cơ chế thanh toán: Nhà nhập khẩu muốn thanh toán chậm cho nhà xuất khẩu thì phải trả bằng tiền đô và sử dụng thư tín dụng không thể chuyển đổi của ngân hàng nước mình.
Hàng tháng, các báo cáo về hiệu quả của hoạt động tín dụng xuất khẩu này đều được gửi lên USDA.
VD: bản báo cáo mới nhất vào ngày 17 tháng 8 năm 2007 (đơn vị: triệu USD)
+ Khu vực Trung Mỹ:
+ Mexico:
- Phân tích:
Trong vụ Brazil kiện trợ cấp xuất khẩu bông của Mỹ, ban hội thẩm WTO đã phán quyết rằng 3 chương trình bảo lãnh tín dụng xuất khẩu của Mỹ là GSM – 102, GSM – 103, và SCGP đóng vài trò như những khoản trợ cấp xuất khẩu bị cấm vì lợi ích tài chính thu về cho chính phủ từ những chương trình này không đủ bù đắp chi phí hoạt động dài hạn. (Theo Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng - Phụ lục 1- khoản j: Nếu chính phủ (hoặc các cơ quan đặc biệt do Chính phủ quản lý) thực hiện các chương trình bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, các chương trình bảo hiểm hoặc bảo lãnh nhằm chống lại sự tăng chi phí sản phẩm xuất khẩu hay các chương trình về rủi ro ngoại hối, với phí thu thấp không hợp lý, không đủ để chi trả cho chi phí hoạt động dài hạn hoặc thâm hụt của các chương trình đó thì những chương trình đó cũng sẽ bị cấm.
Hơn nữa, các chương trình này không chỉ áp dụng đối với mặt hàng bông mà còn với tất cả các mặt hàng nông sản được hưởng các chương trình hỗ trợ nông nghiệp của Mỹ, trong đó có gạo. Như vậy, với tư cách là các khoản trợ cấp xuất khẩu, các chương trình bảo lãnh tín dụng xuất khẩu này chỉ được phép áp dụng đối với các mặt hàng nông sản được đưa vào danh sách hưởng trợ cấp xuất khẩu và Mỹ phải cam kết cắt giảm dần lượng trợ cấp xuất khẩu này.
e) Luật công chúng 480 (Public Law 480):
Luật công chúng 480 (P.L. 480) là một chương trình hỗ trợ lương thực và phát triển thị trường hướng tới nhu cầu của các quốc gia đang phát triển và đặt mục tiêu là thiết lập vị thế của của các mặt hàng nông sản (trong đó có gạo) của Mỹ ở các thị trường này và hỗ trợ sự phát triển kinh tế của các thị trường đó. Luật công chúng 480 gồm 3 title.
* Title I:
Title I do USDA thực hiện. Title này cho phép chính phủ Mỹ được trợ cấp cho việc xuất khẩu các sản phẩm nông sản sang các nước đang phát triển dưới một số các điều khoản ưu đãi về tín dụng. luật này cho phép kéo dài thời hạn tín dụng (lên tới 30 năm) cũng như giảm lãi suất của các khoản vay tín dụng trợ cấp xuất khẩu. Nước nhận trợ cấp được phép thanh toán bằng đồng tiền của nước mình nếu được Mỹ chấp thuận. Những quỹ này có thể dùng để hỗ trợ phát triển thị trường, nghiên cứu và phát triển nông nghiệp ởcác nước nhận hỗ trợ.
Một quốc gia đang phát triển sẽ được coi là nằm trong danh sách ưu đãi của Luật công chúng 480 nếu quốc gia này bị thiếu hụt nguồn ngoại tệ và gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu trong nước về lương thực thực phẩm thông qua kênh thương mại.
Bộ phận dịch vụ ngoại thương về nông nghiệp (FAS) của USDA sẽ chịu trách nhiệm trong việc phê chuẩn các hiệp ước với các quốc gia nằm trong danh sách ưu đãi. Theo đó, chính phủ các nước này phải cam kết nhập khẩu lâu dài các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ.
* Title II & III:
Title II và III không nằm dưới sự kiểm soát của USDA mà do cơ quan phát triển quốc tế (AID) thực hiện. Nội dung của hai title này là về quyền cấp phát, hỗ trợ lương thực.
Title II tập trung vào các hoạt động trợ cấp mang tính nhân văn, bao gồm cả các nhu cầu cấp thiết. Các khoản trợ cấp của title II có thể được chuyển trực tiếp cho chính phủ các quốc gia đang và chậm phát triển thông qua các tổ chức tự nguyện hoặc các tổ chức lương thực quốc tế như Chương Trình Lương Thực Thế Giới Của Liên Hiệp Quốc.
Title III tập trung vào hỗ trợ phát triển kinh tế ở các quốc gia kém phát triển nhấtt.
* Chương trình Section 416(b):
Chương trình này nhằm thực hiện những hoạt động trợ cấp hàng nông sản dư thừa (trong đó có gạo) do CCC sở hữu cho các quốc gia đang phát triển. chương trình cũng cho phép sử dụng lượng nông sản (gạo) dư thừa của CCC vào những mục đích của Title II, luật công chúng 480 và chương trình lương thực vì sự phát triển (FFP).
f) Chương trình Lương thực vì sự phát triển (Food for Progress Program):
Chương trình lương thực vì sự phát triển được tổng thống Mỹ Bush phê chuẩn và được giám sát bởi FAS của USDA. USDA cũng hợp tác với các cơ quan chính phủ khác của Mỹ gồm Millennium Challenge Corporation, C ơ quan ph át tri ển qu ốc t ế (AID), and the State Department. Chương trình này hỗ trợ lương thực cho các tổ chức, các quốc gia nghèo khó. Chính phủ Mỹ cũng rất quan tâm đến việc phát triển chương trình này. Trong năm tài chính 2004, chương trình này đã chiếm tới 5,8% lượng XK gạo của Mỹ, năm tài chính 2005 là 3,5%. Đồng thời chương trình này cũng nhằm mục tiêu giúp các nước đang phát triển thực hiện cải cách nông nghiệp thông qua một loạt các hoạt động. Các dự án FFP tập trung vào hỗ trợ phát triển khu vực nông nghiệp tư nhân như cải tiến kỹ thuật nông nghiệp, hệ thông thị trường, giáo dục, đào tạo nông dân, mở rộng năng suất chế biến, phát triển và đưa ra các nông sản mới và/ hoặc phát triển hoạt động kinh doanh liên quan đến nông nghiệp. Một số các hoạt động nh ư vậy là:
Giáo dục nông dân và cộng đồng trong các hoạt động động phát triển hợp tác nhằm nâng cao đời sống, hệ thống lương thực cùng với việc giới thiệu các cây trồng, lương thực giúp tăng cường chất dinh dưỡng cho người dân.
Phát triển các hoạt động kinh doanh nhằm hỗ trợ nâng cao thu nhập, sản lượng cho nông dân như luân canh cây trồng, cải tạo đất, hệ thống tưới tiêu, hỗ trợ xây dựng nhà kho, vận chuyển nông sản để tránh thất thoát mùa màng.
Xây dựng hoặc phục hồi hệ thống thị trường gồm có an ninh kho hàng, kiểm kê, hệ thống giao thông đường thuỷ, đường bộ.
Củng cố hệ thống tài chính (bằng cách cho vay hoặc trợ cấp) để khuyến khích các quốc gia này sử dụng các công nghệ, phương pháp nông nghiệp mới, tạo cơ hội kinh doanh lâu dài trong cộng đồng.
Cải tiến các công nghệ nông nghiệp thân thiện với môi trường như các phương pháp bảo tồn nguồn nước, luân canh cây trồng, giữ đất, các biện pháp thu hoạch hiệu quả.
Hỗ trợ các quốc gia này hình thành năng lực thực hiện các hoạt động thương mại đối với mặt hàng nông sản và nâng cao tiêu chuẩn SPS trên cơ sở khoa học cho thị trường nông sản.
Các quốc gia được hưởng chương trình này: Các nước đang phát triển mang những nhân tố về kinh tế và thương mại gồm:
Thu nhập trên đầu người dưới $2000/ năm (theo số liệu thống kê của ngân hàng thế giới)
Hơn 20% dân số bị thiếu ăn
Thực hiện những phong trào tích cực hướng tới tự do, gồm có các quyền về chính trị, tự do công dân
Nhập siêu lương thực.
USDA cũng thực hiện chương trình FFP đối với các nước trong thời kỳ quá độ, cả về mặt chính trị lẫn kinh tế, như các nước:
Cho thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ khu vực tư nhân
Đang phục hồi sau xung đột
USDA chắc chắn áp dụng chương trình này với các quốc gia sau: Afghanistan, Armenia, Bangladesh, Bolivia, Burundi, Cộng hoà Nam Phi, Cộng hoà Congo, Djibouti, Ethiopia, Cộng hoà Gambia, Guinea-Bissau, Honduras, Kenya, Liberia, Madagascar, Malawi, Mali, Mongolia, Mozambique, Nicaragua, Niger, Philippines, Senegal, Sierra Leone, Sri Lanka, Tanzania, Yemen, Zambia
g) Chương trình phát triển thị trường nước ngoài (Foreign Market Developmant Program):
Chương trình phát triền này cũng do FAS của USDA đảm trách. Chương trình này nhằm mục tiêu xóa bỏ các rào cản thương mại và tập trung vào việc phát triển, duy trì, và mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm nông sản của Mỹ. FAS kí thỏa thuận với các tổ chức phi lợi nhuận về thương mại nông nghiệp. Nếu thỏa thuận được phê chuẩn, các khoản trợ cấp về tài chính sẽ được cấp cho các tổ chức này với những điều khoản rất ưu đãi. Trong những năm gần đây, chương trình này đã hỗ trợ khoảng 34 triệu đô la Mỹ cho các tổ chức trên.
- Chương trình này có lợi như thế nào đối với nền nông nghiệp Mỹ?
Chương trình này đem lại lợi ích cho nông dân, người chế biến, và nhà xuất khẩu Mỹ thông qua hỗ trợ các tổ chức của họ trong việc phát triển thị trường mới ở nước ngoài và tăng thị phần ở các thị trường hiện tại. Việc phát triển thị trường nước ngoài chỉ tập trung vào nông sản cùng loại của Mỹ hơn là các nông sản có nhãn hiệu riêng và hướng tới sự phát triển dài hạn.
Các quỹ của CCC tài trợ một phần cho các tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại ở nước ngoài. Các tổ chức nông nghiệp và thương mại đại diện cho cả một ngành hoặc có phạm vi hoạt động trên cả nước sẽ được ưu tiên hơn. Những thành viên đăng ký được hưởng các khoản tài trợ này phải cho thấy được khả năng hoạt động hiệu quả dựa trên kế hoạch chiến lược dài hạn rõ ràng.
Các quy định FMD (7 CFR 1484) xác định các yêu cầu của chương trình bao gồm phân chia chi phí, lên kế hoạch chiến lược, thủ tục hoàn lại, các ghi chép và yêu cầu về báo cáo và các đánh giá.
Phần 2: Tác động của chính sách trợ cấp gạo của Mỹ
2.1. Tác động nội địa:
2.1.1 Bù đắp chi phí sản xuất trong nước:
Trợ cấp khiến nông dân thay đổi hoạt động sản xuất theo tình hình trợ cấp chứ không theo các tín hiệu và nhu cầu của thị trường.
Khi các khoản trợ cấp lên mặt hàng gạo tăng lên, việc này sẽ khuyến khích những nông dân trước kia không sản xuất gạo chuyển sang gieo trồng, sản xuất mặt hàng nông sản này, đồng thời khuyến khích những nông dân đang sản xuất gạo sản xuất nhiều hơn trước. Điều này sẽ dẫn tới một sản lượng gạo nhiều hơn nhu cầu của thị trường.
Trợ cấp giúp bù đắp chi phí sản xuất cho nông dân sản xuất gạo như sau:
Mỹ là một quốc gia sản xuất gạo đứng thứ 10 trên thế giới và xuất khẩu đứng thứ 3 trên thế giới. Tuy nhiên, đánh giá đó là dựa vào mức sản lượng sản xuất và xuất khẩu trong điều kiện trợ cấp vô cùng cao của Mỹ. Do đó, để đánh giá tính hiệu quả của ngành sản xuất gạo của Mỹ, ta cần xét đến vai trò quan trọng của trợ cấp đối với sản xuất gạo. Nếu không được trợ cấp, bức tranh về ngành sản xuất gạo của Mỹ hoàn toàn khác. Vì được trợ cấp, Mỹ dù cho chi phí sản xuất gạo có cao gấp 2 lần Việt Nam, nhưng vẫn là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới sau Việt Nam. (Một nửa sản lượng gạo của Mĩ là để xuất khẩu). Tuy nhiên, nếu dỡ bỏ cả một hệ thống trợ cấp quy mô lớn khỏi ngành gạo, Mỹ không thể cạnh tranh được với Thái Lan, Việt Nam và một số quốc gia đang phát triển khác trong ngành này bởi doanh thu nếu chỉ tính trên giá thị trường sẽ không đủ để bù đắp chi phí sản xuất gạo của Mỹ. Chỉ làm một phép so sánh giữa chi phí sản xuất gạo trung bình của nông dân Mỹ với giá gạo thế giới cũng đủ cho thấy có bao nhiêu nông dân Mỹ có khả năng bù đắp chi phí sản xuất. Vào năm 2000, giá gạo trung bình trên thế giới là $5.61/cwt, và chỉ xấp xỉ 78% số nông dân Mĩ có thể bù đắp được chi phí hoạt động. Chỉ khoảng 43% số nông dân có thể bù đắp được cả chi phí hoạt động và chi phí về sở hữu tài sản. Tuy nhiên, thực tế là gần như tất cả nông dân Mĩ đều được nhận trợ cấp từ chính phủ vào năm 2000. Do đó, tổng doanh thu cuối cùng là $8.21/c wt. Với những khoản trợ cấp, gần như tất cả (97%) nông dân Mỹ có thể chi trả được chi phí hoạt động và 84% nông dân có thể chi trả cả chi phí hoạt động và chi phí sở hữu.
Ta xét khả năng bù đắp chi phí sản xuất của trợ cấp đối với mặt hàng gạo một cách tổng quát hơn trong giai đoạn 2000 – 2004.
Bảng: Doanh thu và chi phí trung bình trên một đơn vị sản xuất của mặt hàng gạo trong giai đoạn 2000 - 2004
Doanh thu/đơn vị
từ giá thị truờng ($/đơn vị)
5.95
từ trợ cấp ($/đơn vị)
6.53
Tổng ($/đơn vị)
12.48
Chi phí sản xuất/đơn vị
Chi phí hoạt động ($/đơn vị)
4.25
Tổng chi phí ($/đơn vị)
8.56
Tỉ lệ bù đắp chi phí của
Doanh thu theo giá thị trường (%)
70%
Tổng doanh thu (có trợ cấp) (%)
146%
Từ bảng trên ta thấy:
+ Doanh thu từ giá thị trường giai đoạn 2000 - 2004 chỉ bù đắp được chi phí hoạt động (doanh thu từ giá thị trường = 140% chi phí hoạt động), nhưng không bù đắp được tổng chi phí sản xuất (doanh thu từ giá thị trường = 70% chi phí sản xuất)
+ Khi có trợ cấp (trợ cấp chi ếm 52% tổng doanh thu), tổng doanh thu lúc này còn vượt quá tổng chi phí sản xuất, đem lại cho nông dân mức lợi nhuận cao. (tổng doanh thu = 146% chi phí sản xuất)
2.1.2 Góp phần vào thu nhập của nông dân Mỹ
a) Tăng thu nhập trung bình cho nông dân:
Trợ cấp gạo của chính phủ Mỹ góp một phần đáng kể vào việc nâng cao thu nhập trung bình cho nông dân. Điều này thể hiện ở một vài con số cụ thể như sau.
+ Trong nhiều năm, phần thu nhập của nông dân có nguồn gốc từ trợ cấp còn lớn hơn phần thu nhập có được từ bán gạo. Số liệu của USDA cho biết trong những năm 1999 – 2002, khoản tiền trợ cấp cho nông dân bằng 145% thu nhập của họ có được từ bán gạo trên thị trường thế giới.
+ Năm 2003, nông dân sản xuất gạo nhận $1.3 tỉ tiền trợ cấp, tăng $200 triệu so với năm 2002.
+ Trung bình từ năm 2000 – 2004, trợ cấp gạo chiếm 52% tổng doanh thu
+ Trung bình giai đoạn 1995 – 2005, một nông dân sản xuất gạo nhận được $166,000 từ chính phủ.
b) Tạo sự bất bình đẳng trong chính tầng lớp nông dân:
Mặc dù gạo là loại nông sản được trợ cấp nhiều nhất trong số những nông sản được ưu tiên ở Mĩ, khoản trợ cấp này chủ yếu rơi vào tay những nhà sản xuất lớn. Một số ví dụ tiêu biểu như Jackie Loewer, chủ tịch hội những nhà sản xuất gạo của Mỹ dự tính rằng trung bình trợ cấp của chính phủ đóng góp 20% – 30% doanh thu của ông ta, thậm chí lên đến trên 50% khi điều kiện thị trường khó khăn; hay trong giai đoạn 1995 – 2005, dù tiền trợ cấp trung bình cho nông dân sản xuất gạo là $166,000 nhưng riêng những nhà sản xuất giàu có nhất (chiếm 1% tổng số nông dân Mỹ) đã nhận hơn ¼ tổng số tiền trợ cấp, trong khi những nông dân nghèo (chiếm đến 80% tổng số nông dân Mỹ) chỉ được nhận 15% tổng số tiền trợ cấp. Điều này nghĩa là những công ty như Riceland Food Inc., đối tượng nhận trợ cấp gạo nhiều nhất, đã được hưởng tổng số tiền l ên đ ến hơn $513 triệu, trong khi những gia đình nông dân nhỏ chỉ nhận được chưa đến $32,000 trong suốt 10 năm.
Khác xa với việc tạo nên một mạng lưới an toàn cho những nhà sản xuất nhỏ, việc trợ cấp gạo mang tính tập trung, phân biệt này chỉ góp phần làm giàu cho những tập đoàn trang trại lớn. Năm 1987, cả những trang trại nhỏ (diện tích dưới 100 mẫu) và những trang trại lớn (diện tích trên 1000 mẫu) đóng góp 8% sản lượng gạo ở Mỹ. Đến năm 1997, số lượng những trang trại nhỏ đã giảm đi trên 50% và đóng góp chưa được 3% sản lượng gạo cả nước, trong khi số lượng những trang trại lớn đã tăng hơn 220% và đóng góp 20% tổng sản lượng gạo.
Điều này cho thấy mặc dù mục tiêu ban đầu của những chương trình trợ cấp gạo là hỗ trợ đời sống và sản xuất cho nông dân, đặc biệt những nông dân nghèo, nhưng cuối cùng nó lại tạo ra sự bất bình đẳng lớn trong chính tầng lớp nông dân này. Người giàu càng giàu hơn, người nghèo cứ nghèo mãi.
2.1.3 Gánh nặng cho người nộp thuế.
Hơn 70 năm qua, việc trợ cấp kinh doanh cho ngành nông nghiệp đã tiêu tốn của những người nộp thuế ở Mỹ hàng tỷ đôla mỗi năm. Những chính sách này ra đời như một giải pháp khẩn cấp tạm thời trong thời Đại suy thoái, với tư cách là một nguồn chi của ngân sách nhà nước, dành nhiều đặc quyền đặc lợi để hỗ trợ cho những người hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Phần lớn khoản trợ cấp này rơi vào tay những chủ trại lớn. Trong những năm 1995 đến 2005, gạo là một trong những mặt hàng được trợ cấp lớn nhất với khoản chi trả hàng năm lên tới hơn 166 000$ mỗi chủ trại.
Chương trình trợ cấp gạo đã tiêu tốn của những người nộp thuế ở Mỹ trung bình hơn 1 tỷ USD mỗi năm tính từ năm 1998, và đóng vai trò là một nửa thu nhập của những nông dân trồng lúa. Trong một số năm, khoản trợ cấp này có khuynh hướng gia tăng, chẳng hạn: trong năm 2003, người nông dân trồng lúa đã được trợ cấp hơn 1,3 tỷ đô, tăng 200 triệu đô so với năm 2002. Một minh chứng hùng hồn của sự bóp méo thị trường này là các khoản trợ cấp béo bở khuyến khích cả những người vốn không trồng lúa cũng lao vào lĩnh vực này – khuynh hướng này dẫn đến ngày càng xuất hiện nhiều gạo hơn trên thị trường. Sự sản xuất tràn lan này làm giảm giá gạo, và nó duy trì cái vòng luẩn quẩn: Chi trả của chính phủ cho những người trồng lúa tăng, kéo theo tăng sản lượng lúa gạo, nhưng đồng thời cũng dẫn đến tăng tiêu tốn của những người nộp thuế.
Trên thực tế, ngành sản xuất gạo không cần trợ giá thì vẫn có thể phát triển. Năm 2000, trước khi nhận được trợ cấp, 78% các nông trang đã tự trang trải được chi phí của việc sản xuất gạo. Điều này có nghĩa rằng hầu hết các trang trại trồng lúa không phụ thuộc vào các khoản trợ cấp, mà chúng chỉ được dùng để thêm vào khoản lợi nhuận béo bở của họ.
Việc trợ cấp cho các bang được thể hiện trong bảng sau:
Bang
Trợ cấp(1995-2005)
(tỷ USD)
% trên tổng số
Arkansas
4.49
42.8%
California
2.04
19.4%
Louisiana
1.54
14.7%
Texas
1.26
12.0%
Mississippi
0.772
7.4%
Chỉ có 14 bang nhận được trợ cấp cho việc sản xuất gạo, trong đó có 5 bang nhận được hơn 95% tổng số tiền trợ cấp. Chỉ riêng bang Arkansas từ năm 1995 đến 2005 đã được trợ cấp 4,49 tỷ USD
Trợ cấp gạo chỉ tập trung vào tay những nhà sản xuất lớn. 1% trong tổng số những đối tượng nhận trợ cấp – những điền chủ giàu có lại nhận được hơn 1/4 tổng trợ cấp, trong khi 80% nông dân khác chỉ nhận được 15% số tiền trợ cấp. Điều này có nghĩa rằng những công ty lớn như Riceland Foods Inc, công ty nhận được trợ cấp về gạo nhiều nhất, được hưởng lợi với số tiền là hơn 513 triệu USD, trong khi đó những người nông dân nhỏ trong 10 năm qua chỉ được nhận không đến 32 000 USD.
Chẳng những những người nộp thuế đang phải tiêu tốn bỏ ra những đồng mồ hôi nước mắt của mình, mà điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ đang góp phần làm cho những điền chủ giàu có ngày càng giàu hơn trong khi những người nông dân nghèo buộc phải bán và mất đi ruộng đất của mình.
2.1.4 Gánh nặng cho ngân sách.
Người dân Mỹ phải trả giá cho các chương trình trợ cấp lúa gạo qua ba lần: khi là người đóng thuế, khi là người tiêu dùng, và khi là nhà sản xuất.
Chi phí của các chính sách đối với lúa gạo rõ ràng nhất là được nhận thấy trong ngân sách của liên bang. Tùy theo giá gạo thị trường mà chính phủ liên bang có thể chi từ $473 triệu đến $1.774 triệu mỗi năm đối với các khoản trợ cấp như trợ cấp trực tiếp, trợ cấp không theo chu kỳ , trợ cấp các khoản vay nợ…đối với ngành gạo trong các năm tài chính từ 1998-2005, mức trung bình hơn 1tỷ đôla một chút mỗi năm. Nếu không có cái cách, các khoản trợ cấp này được dự tính tăng đến 700 triệu đôla trong năm tài chính 2015- tổng số kinh phí lên tới 7 tỉ đôla trong 1 thập kỷ tới (xem trên biểu đồ 1).Đó sẽ là 7 tỉ đôla mà sẽ không được dùng cho sự giảm bớt thâm hụt, sự giảm nhẹ gánh nặng thuế hay bảo vệ quốc phòng của quốc gia.
2.1.5 Phân bổ nguồn lực kinh tế không hiệu quả.
Chi phí lớn nhất và dễ dàng nhận ra nhất trong chính sách trợ cấp XK gạo của Mỹ là gánh nặng đối với ngân sách chính phủ. Theo sự lên xuống của giá gạo trên thị trường, chính phủ Mỹ sử dụng khoảng 473 triệu USD đến 774 triệu USD một năm cho việc trợ cấp trực tiếp, trợ cấp trái chu kì và các khoản cho vay khác đối với ngành sản xuất gạo giữa những năm tài chính 1998 và 2005, trung bình sấp xỉ 1 tỷ USD một năm.
Chính sách trợ cấp XK gạo của Mỹ đã tạo ra một trở ngại đối với chính nền kinh tế Mỹ bởi việc phân bổ nguồn lực kinh tế bất hợp lý. Trợ cấp nôi địa và các rào cản thương mại đã làm chệch hướng các nguồn lực kinh tế. Đất đai, vốn, các đầu vào của sản xuất và lao động được tập trung để duy trì một mức sản xuất gạo lớn hơn rất nhiều so với nhu cầu của thị trường nếu như các chương trình trợ cấp cho gạo không tồn tại. Các chương trình trợ cấp này trực tiếp và gián tiếp làm tăng giá đất đai, năng lượng, nước sạch cũng như các đầu vào khác của sản xuất, làm cho các đầu vào của sản xuất đắt hơn và thiếu hụt đối với các ngành khác trong nền kinh tế. Đặc biệt ở các ngành mà lợi thế cạnh tranh của Mỹ là hơn hẳn các quốc gia khác. Do đó có thể thấy, ngành sản xuất gạo được bảo hộ của Mỹ không chỉ gây ra các tác động tiêu cự đối với các nước đang phát triển, với vòng đàm phán Đôha mà còn gây ra những cản trợ và bất lợi cho chính nước nà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo của Mỹ.docx