Đề tài Chính sách kinh tế mới của Lê - Nin và vận dụng nó vào Việt Nam

 Đại hội lần thứ IV Quốc tế Cộng sản ngày 15-10 -1922, Lê-nin đã nhấn mạnh rằng :"Điều thật sự quan trọng, chính là việc củng cố đồng rúp. Hiện nay chúng tôi, những lực lượng yêu tú của chúng tôi đang giải quyết vấn đề ấy, và chúng tôi coi nhiệm vụ ấy là có tầm quan trọng quyết định. Nếu chúng tôi ổn định được đồng rúp trong một thời gian dài, và sau đó, ổn định nó một cách vĩnh viễn thì chúng tôi sẽ thắng cuộc Lúc đó, chúng tôi có thể đặt nền kinh tế của chúng tôi trên một cơ sở vững chắc,và tiếp tục phát triển nền kinh tế lên trên một cơ sở vững chắc.

Như vậy, trong hệ thống các biện pháp để giải quyết cuộc khủng hoảng, từ thuế lương thực đến trao đổi hàng hoá giữa nông nghiệp với công nghiệp, thì việc ổn định đồng tiền trở thành khâu cuối cùng, có tác dụng quyết định củng cố toàn bộ hệ thống, chuyển hẳn nền kinh tế quốc dân sang quy đạo mới và bước vào một giai đoạn phát triển ổn định vững chắc.

 

doc48 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3877 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách kinh tế mới của Lê - Nin và vận dụng nó vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó và tính toán đến các quy luật của nó, chiếm lĩnh thị trường và bằng những biện pháp kinh tế thường xuyên, có cân nhắc và được xây dựng trên sự kiểm kê chính xác quá trình của thị trường mà nắm vững việc điều tiết thị trường và lưu thông tiền tệ". Quan điểm mới của NEP đối với lĩnh vực này phù hợp với yêu cầu chuyển nền kinh tế từ trạng thái hỗn loạn sang trạng thái quỹ đạo tái sản xuất bình thường, từ phân phối trực tiếp và bao cấp sang kinh tế hàng hoá. Do đó nội thương trở thành cái mắt xích đặc biệt cần nắm vững trong dây chuyền quản lý, điều tiết hoạt động của nền kinh tế. Lê - nin đã chỉ cho toàn Đảng thấy rằng :" Thương nghiệp đó là cái "mắt xích " trong cái dây xích những sự biến lịch sử, trong những hình thức của công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa của chúng ta vào những năm 1921-1922, đó là "mắt xích" mà chúng ta , chính quyền của nhà nước vô sản, mà chúng ta, đảng cộng sản đang nắm quyền lãnh đạo,- "chúng ta phải đem toàn lực ra nắm lấy".Nếu ngày nay chúng ta "nắm" được khá chặt mắt xích đó, thì chắc chắn là trong một ngày rất gần đây, chúng ta sẽ làm chủ được toàn bộ cái dây xích. Bằng không, chúng ta sẽ không làm chủ được toàn bộ cái dây xích, chúng ta sẽ không đặt được nền móng những mối quan hệ kinh tế và xã hội trong xã hội chủ nghĩa". Mục đích cao nhất của NEP ở bước ngoặt cách mạng là thiết lập liên minh kinh tế giữa hai gia cấp là công nhân và nông dân trong điều kiện nông nghiệp lạc hậu, phân tán thì thương nghiệp là mối liên hệ kinh tế duy nhất có thể có giữa hàng triệu tiểu nông với giai cấp vô sản,là điều kiện để cho công nghiệp và nông nghiệp có thể tái sản xuất được. Hơn nữa, không có hoạt động thương nghiệp thì không thể sử dụng các hình thức quá độ trong sản xuất và lưu thông. Trong thời gian đầu, vì thương nghiệp xã hội chủ yếu thiếu vốn, thiếu dự trữ hàng hoá, nhất là bộ máy kinh doanh kém nên bị thương nghiệp tư nhân lấn áp. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, thương nghiệp xã hội chủ nghĩa lấy lại vị trí của mình, nhờ củng cố nghành này theo quan điểm NEP. Một trong những vấn đề quan trọng nhất của NEP là phải chiếm các vị trí chỉ huy trong thương nghiệp khi triển khai quá trình lưu chuyển hàng hoá đồng thời hướng quá trình lưu thông đó đi thẳng tới nhu cầu của nông thôn và thành thị. Để nắm chắc các vị trí chỉ huy thương hiệp và làm chủ thị trường, nhà nước chú ý đặc biệt đến củng cố mối liên hệ chặt chẽ đến công nghiệp quốc doanh với thương nghiệp quốc doanh, giữa tiểu thủ công nghiệp với thương nghiệp quốc doanh và thương nghiệp tập thể, để nắm vững quỹ hàng hoá công nghiệp dùng làm phương tiện điều tiết thị trường. Để hướng tới quá trình lưu thông hàng hoá đi thẳng tới nhu cầu, nhà nước đã sử dụng nhiều hình thức thương nghiệp với một cơ cấu thương nghiệp đảm bảo phát huy vai trò của thương nghiệp nhà nước. Trong lĩnh vực thương nghiệp bán lẻ, tình hình phức tạp hơn nhiều. Ngay buổi đầu thực hiện NEP, tư bản thương nghiệp đã chiếm ưu thế. Trên thị trường bán lẻ đã diễn ra cuộc đấu tranh căng thẳng. Nhà nước sử dụng một hệ thống thương nghiệp bán lẻ gồm thương nghiệp quốc doanh, hệ thống hợp tác xã tiêu thụ rộng khắp, hình thức hội chợ và sử dụng tư thương làm đại lý cho nhà nước, để đấu tranh bằng cạnh tranh với tư bản thương nghiệp như thu hút phần lớn hàng hoá vào tay, bán ra với giá thấp hơn. Trong quá trình đó, hệ thống hợp tác xã tiêu thụ đã đóng vai trò quan trọng trên thị trường bán lẻ. Hình thức kinh doanh của hợp tác xã tiêu thụ, cùng với hình thức hội chợ đã góp phần quan trọng vào cuộc khôi phục và thiết lập mối quan hệ kinh tế giữa các địa phương riêng biệt, thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển. Trong suốt quá trình khôi phục kinh tế, thương nghiệp xã hội chủ nghĩa ngày càng thể hiện đầy đủ vai trò của chiếc cầu nối nông nghiệp với công nghiệp. Để đem toàn lực ra nắm mắt xích này nhà nước không những chăm lo thường xuyên củng cố nghành thương nghiệp, mà còn huy động sự giúp sức có hiệu quả của cơ quan ngân hàng, tài chính cho thương nghiệp, bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho thương nghiệp xã hội chủ nghĩa kinh doanh và thúc đẩy việc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với tư bản thương nghiệp (như nộp thuế cao, giảm tín dụng của tư thương ..v..v..). Trong quá trình tổ chức lưu thông hàng hoá theo tinh thần NEP, nhà nước Xô - viết đã nắm vững tính quy luật liên kết giữa thương nghiệp với tài chính và ngân hàng như một chỉnh thể. Lô- gic của sự vật khách quan là,việc đẩy mạnh chu chuyển nội thương làm cho nhu cầu tiền mặt tăng lên là việc có lợi cho việc củng cố đồng rúp. Sự phát triển của thương nghiệp đã kích thích mọi lực lượng sản xuất phát triển, tạo ra nguồn thu cho ngân sách. Theo Lê- nin, việc xây dựng nền tài chính quốc gia, thiết lập cân đối ngân sách phụ thuộc nhiều vào việc giải quyết nhiệm vụ thương nghiệp và tính ổn định của đồng rúp. Khi thành lập Ngân hàng nhà nước(4-10-1921). Lê - nin đã hướng cơ quan tín dụng đó gắn liền với hoạt động sản xuất, trước hết là thương nghiệp. Trong điều kiện chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa, có khả năng thuận lợi liên kết ngân hàng với thương nghiệp. Lê- nin đòi hỏi Ngân hàng nhà nước xã hội chủ nghĩa phải gắn chặt với thuơng nghiệp nhiều hơn gấp 100 lần các ngân hàng tư bản, để thúc đẩy toàn bộ lưu thông hàng hoá. Tổ chức quá trình lưu thông, khi nền kinh tế chuyển sang quỹ đạo NEP ngoài thương nghiệp ra, giao thông vận tải là khâu quan trọng . Khi tổng sản lượng tăng kên nhanh chóng thì khối lượng vận chuyển tăng lên nhiều và đa dạng. Nên do vậy Nhà nước đầu tư khôi phục lại giao thông vận tải và chủ trương cải thiện lại tài chính của nghành này bằng cách chuyển sang hạch toán kinh tế. CHẤN CHỈNH, CỦNG CỐ NỀN TÀI CHÍNH XÔ - VIẾT VÀ ỔN ĐỊNH TIỀN TỆ Khôi phục kinh tế theo quan điểm NEP đã tạo điều kiện kinh tế thuận lợi cho việc giả quyết các vấn đề tài chính, tiền tệ. Các xí nghiệp đi vào hoạch toán kinh tế không đòi hỏi kinh phí từ ngân sách nhà nước, đồng thời lại nộp lại một phần lợi nhuận vào ngân sách. Hoạt động ngoại thương được phục hồi, bắt đầu bổ xung dự trữ vàng cho nhà nước Xô - viết. Nhưng các hoạt động sản xuất và lưu thông càng mở rộng, kinh tế hàng hóa phục hồi và phát triển thì càng đòi hỏi phải giải quyết vấn đề tài chính, tiền tệ một cách cấp bách. Bước vào khôi phục kinh tế ngân sách trong tình trạng lạm phát nặng nề, ngân sách bội chi ngày càng lớn, đồng rúp mất giá. Nhà nước đứng trước hai vấn đề cực kỳ khó khăn : chấn chỉnh công tác tài chính và ổn định đồng tiền. Hai vấn đề liên quan mật thiết với nhau, không thể tách rời nhau trong quá trình cải cách lĩnh vực quan trọng này. 2.2.5.1 CHẤN CHỈNH, CỦNG CỐ NỀN TÀI CHÍNH. Quan điểm tài chính dựa trên nền kinh tế hàng hoá của Lê - nin là nhất quán. Ngay trong thời kỳ thực hiện " chính sách cộng sản thời chiến ", khi có nhiều ý kiến cho rằng không cần dùng đến tiền tệ, đến hình thức hàng tiền, thì Lê- nin đã chỉ ra rằng trong thời đại chuyên chính vô sản và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, tài chính nhà nước phải trực tiếp dụa trên cơ sở lưu thông của một bộ phận thu nhập nhất định của các độc quyền nhà nước. Sự cân đối thu chi chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở tổ chức việc thực hiện trao đổi hàng hoá đúng đắn. Đó là quan điểm tài chính trong cơ chế NEP. Quan điểm đó hoàn toàn phù hợp với quy luật tái sản xuất và các quy luật khác của kinh tế hàng hoá, được thục hiện trong điều kiện chuyên chính vô sản. Quan điểm tài chính trong cơ chế NEP là sự vận dụng các quan điểm tài chính xã hội chủ nghĩa mà Lê-nin đã chỉ ra từ năm 1918. Lê - nin đã nêu ra những quan điểm về nguyên tắc cơ bản của tài chính xã hội chủ nghĩa như sau. Vai trò của chính sách tài chính có ý nghĩa quyết định thắng lợi của công cuộc cải tạo và xây dựng trong thời kỳ quá độ." Bất kể thế nào, chúng ta cũng phải thực hiện bằng được những cải cách vững chắc về mặt tài chính, nhưng ta nên nhớ rằng nếu chính tài chính của chúng ta không thu được thắng lợi thì mọi cải cách triệt để của chúng ta cũng sẽ thất bại". "Phải có một chính sách tài chính thống nhất được quy định thật rõ ràng, và các quy tắc phải đuợc chấp hành từ trên xuống dưới". Chính sách tài chính quốc gia thống nhất dựa trên quan điểm tập trung tài chính, tập trung lực lượng của quốc gia cho cuộc cải cách vì lợi ích của người lao động. Ngay trong điều kiện kinh tế kém phát triển Lê-nin đã xác định rõ bản chất của chế độ tập trung tài chính, " tôi coi chế độ tập trung tài chính là một đảm bảo tối thiểu nhất địnhcho quần chúng lao động ". Muốn tập trung tài chính phải khắc phục xu hướng không muốn tập trung. Đến khi thực hiện NEP, Lê-nin còn chỉ ra những nguyên tắc về tài chính, tín dụng khác. Đó là : Nguyên tắc tách tài chính của các tờ - rớt, các xí nghiệp ra khỏi tài chính nhà nước. Đó là đòi hỏi của hạch toán kinh tế và kinh doanh theo nguyên tắc xí nghiệp hoàn toàn chịu trách nhiệm về mặt tài chính đối với kết quả hoạt động kinh tế của mình. Đây là cơ sở để đi tới nguyên tắc tự hoàn vốn và tự chủ tài chính. Nguyên tắc cân đối ngân sách phụ thuộc vào việc giải quyết thành công nhiệm vụ thương nghiệp và tính ổn định của đồng tiền. Công tác tài chính gắn với công tác ngân hàng và thương nghiệp. Nguyên tắc về sự kiểm tra của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động tài chính của xí nghiệp. Bên cạnh các nguyên tắc đó thì chính quyền Xô- viết còn thi hành các biện pháp để giảm chi. Giảm biên chế nhà nước, thi hành quy định về các khoản chi tiêu ở mức tối thiểu và cắt giảm nhưng khâu chi tiêu không cần thiết, không cấp ngân sách cho các xí nghiệp ..v..v… Từ khi thực hiện chính sách kinh tế mới việc lập ngân sách quốc gia và cuộc đấu tranh để thực hiện chủ trương đó trở thành hình thức quan trọng nhất của công tác kế hoạch. Để tăng thu, đã thực hiện các biện pháp chủ yếu sau đây: Các cơ sở kinh tế nhà nước chuyển sang hạch toán kinh tế, phải trích nộp lợi nhuận và khấu hao cho ngân sách. Xây dựng lại hệ thống theo quan điểm NEP, nhằm điều tiết thu nhập các tầng lớp dân cư, trong đó có những thuế chủ yếu như. Thuế công thương nghiệp, dựa vào doanh thu của xí nghiệp. Thuế thu nhập, áp dụng cho các xí nghiệp quốc doang và hợp tác xã dựa vào thu nhập thuần tuý. Bên cạnh đó còn thuế hàng hoá. Thuế tài sản nhằm đánh vào các hộ tư sản mua sắm tài sản cất giữ hoặc kinh doanh tài sản(đến năm 1921 bỏ thuế này). Thuế nông nghiệp thay mọi thứ thuế nông nghiệp khác trước đây như thuế lương thực, thuế vận tải và các khảon đóng góp khác của dân. Nhà nước thi hành chế độ trả tiền đối với tất cả các loại hình dịch vụ (vận tải, thông tin, kinh tế công cộng… ) Phát hành công trái và tín phiếu như công trái lúa mì, công trái đường, công trái bàng tiền và công trái đặc biệt.. Ngoài ra, sự phục hồi của ngoại thương càng bỏ xung được một số dự trữ vàng cho nhà nước. Các chính sách tài chính mới theo quan điểm NEP đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng bên cạnh đó đã củng cố đuợc kỷ luật tài chính trong tất cả các khâu của bộ máy. Đồng thời củng cố ngân sách địa phương theo quan điểm NEP, góp phần giảm thâm hụt ngân sách cải thiện cân đối thu chi quốc gia. 2.2.5.2 ỔN ĐỊNH TIỀN TỆ. Đại hội lần thứ IV Quốc tế Cộng sản ngày 15-10 -1922, Lê-nin đã nhấn mạnh rằng :"Điều thật sự quan trọng, chính là việc củng cố đồng rúp. Hiện nay chúng tôi, những lực lượng yêu tú của chúng tôi đang giải quyết vấn đề ấy, và chúng tôi coi nhiệm vụ ấy là có tầm quan trọng quyết định. Nếu chúng tôi ổn định được đồng rúp trong một thời gian dài, và sau đó, ổn định nó một cách vĩnh viễn thì chúng tôi sẽ thắng cuộc…Lúc đó, chúng tôi có thể đặt nền kinh tế của chúng tôi trên một cơ sở vững chắc,và tiếp tục phát triển nền kinh tế lên trên một cơ sở vững chắc. Như vậy, trong hệ thống các biện pháp để giải quyết cuộc khủng hoảng, từ thuế lương thực đến trao đổi hàng hoá giữa nông nghiệp với công nghiệp, thì việc ổn định đồng tiền trở thành khâu cuối cùng, có tác dụng quyết định củng cố toàn bộ hệ thống, chuyển hẳn nền kinh tế quốc dân sang quy đạo mới và bước vào một giai đoạn phát triển ổn định vững chắc. Việc ổn định tiền tệ lúc này có ý nghĩa là phải tiến hành có kết quả cuộc sống lạm phát đã vô cùng nghiêm trọng,"đồng rúp của Nga nổi tiếng, có lẽ chỉ là, vì hiện nay con số đồng rúp đã vượt quá con số nghìn triệu… thật là con số thiên văn học ". Lê-nin đã nhận định về đồng rúp như vậy. Cơ chế NEP đứng trước một thử thách có lẽ là khó nhất nhưng cần phải vượt qua. Như vậy, theo Lê-nin, nhân tố bảo đảm thắng lợi của công cuộc cải cách tiền tệ là ở chỗ hiểu được những điều kiện để ổn định đồng tiền. Bài học kinh nghiệm của việc chống lạm phát, ổn định tiền tệ trong cơ chế NEP là những điều kiện ổn định đồng tiền. Vì vậy chúng ta cần đi sâu vào phân tích những điều kiện ấy. Nhìn lại từ đầu, sau khi ban hành NEP vào màu xuân năm 1921, quá trình chuẩn bị và tiến hành cải cáh tiền tệ gồm các bước đi và giai đoạn sau: Bước chuẩn bị : Đây là thời gian thực hiện một số chính sách và biện pháp quan trọng của những khâu đầu trong cơ chế NEP như áp dụng chính sách thuế lương thực, xoá bỏ trưng thu lương thực thừa, chính sách trao đổi hàng hoá, củng cố chính sách thuơng nghiệp, phát hành những biên lai, tín phiếu được bảo đảm bằng hàng hoá hay lúa mì. Nếu xét theo góc độ của việc ổn định đồng tiền, thì những kết quả bước đầu của các biện pháp đó đã có tác động tích cực nhất trên lĩnh vực tài chúnh, tiền tệ, mà kết quả rõ rệt nhất là viẹc ổn định đồng rúp được 3 tháng trong năm 1921. Nhưng nó đã chứng minh rằng: Những chính sách về thuế lương thực, trao đổi hàng hoá và củng cố thương nghiệp là đúng đắn. Việc cải cách tiền tệ, chống lạm phát không chỉ loay hoay vào tìm những giải pháp riêng, thuần tuý về nghiệp vụ tài chính, tiền tệ, mà phải gắn liền với các với các biện pháp sản xuất và lưu thông,và phải bắt đầu tháo gỡ từ đó. Sự ổn định của đồng tiền 3 tháng là tín hiệu về đúng đắn của cơ chế NEP, có thể vững tâm tiến hành đến khâu cuối cùng của cơ chế đó. Bước thứ nhất : Tiến hành thay đổi đơn vị tiền tệ. Thực hiện hai lần thay đổi tiền tệ . Lần thứ nhất vào năm 1922, nhà nước tiến hành đổi tiền, cho lưu thông đồng rúp mới với tỷ lệ đổi như sau. 1 rúp mới năm 1922 bằng 10 nghìn rúp cũ (từ năm 1921 trở về trước). Tuy nhiên do mức độ lạm phát quá cao nên chỉ 1 lần đổi tiền thì không có nhiều tác dụng, nên đồng tiền liên tục mất giá, đòi hỏi phải tiến hành thay đổi đơn vị tiền tệ lần thứ hai.Đầu năm 1923, nhà nước phát hành đồng tiền rúp mới (đồng rúp 1923)theo tỷ lệ đổi như sau. 1rúp năm 1923 bằng 100 rúp năm 1922 (bằng 1 triệu rúp năm 1921 về truớc ). Qua hai lần đổi tiền đã nâng đồng rúp lên 1 triệu lần, đồng thời mở rộng phát hành tín phiếu. Lê- nin cho rằng : Trong nền kinh tế Xô- viết, vàng vẫn là hàng hoá tiền tệ, hệ thống tiền tệ Xô- viết phải dựa trên cơ sở mối liên hệ giữa vàng và tiền, rằng vàng dưới hình thức tự nhiên của nó phải được sử dụng chủ yếu vào ngoại thương, vàng là phương tiện trực tiếp chủ yếu trong mối quan hệ kinh tế với chủ nghĩa tư bản. Như vậy, trong mối liên hệ với vàng, hệ thống tiền tệ Xô - viết cũng như hệ thống tiền tệ tư bản chủ nghĩa. Tuy vậy, có sự khác nhau chủ yếu giữa hai hệ thống này là : hệ thống tiền xã hội chủ nghĩa ngay từ thời kỳ quá độ có khả năng tạo sự cân đối giữa khối lượng tiền tệ phát hành với khối lượng hàng hoá mà nhà nước nắm được. Bước thứ hai : Bước quá độ của cải cách tiền tệ. Tháng 10 năm 1922 nhà nước phát hành giấy bạc ngân hàng, được gọi là đồng "Chec- vô- nét" được bảo đảm không dưới 25% bằng vàng và bằng ngoại tệ. Như vậy trong nền kinh tế lưu hành hai hệ thống tiền tệ là đồng rúp Xô - viết đã phát hành trước đó và hiện nay đang mất giá nhanh chóng với đồng " Chec- vô- net" . Khác với đồng rúp được phát hành để bù đắp cho bội chi ngân sách, đồng "Chec- vô -net"được phát hành cho các tổ chức kinh tế công thương nghiệp quốc doanh vay. Đồng "Chec-vô-net" nhanh chóng được chấp nhận và có vị trí vững chắc trong lưu thông, một mặt nó được bảo đảm bằng vàng.Mặt khác nó là công cụ tín dụng cho kinh tế quốc doanh, nên nó có vật tư và hàng hoá của các tổ chức kinh tế quốc doanh đảm bảo giá trị. Nhờ đó, nó trở thành một đồng tiền mạnh, đủ sức đẩy vàng và ngoại tệ ra khỏi lưu thông. Nó trở thành cơ sở tiền tệ ổn định, làm thước đo giá trị cho việc hạch toán kinh tế, xác định giá thành, giá cả cho việc thanh toán giữa các tổ chức kinh tế với nhau. Trong khi đó đồng rúp chỉ được coi như là một đồng tiền lẻ, nó bị loại dần khỏi lưu thông. Nhưng cũng trong thời gian đó Nhà nước có khi hàng tháng, phải xem xét lại tỷ giá giữa hai đồng tiền cho phù hợp với mức độ mất giá của đồng rúp Xô-viết. Tuy vậy ở bước quá độ này đã, cuộc cải cách tiền tệ đã đem lại những nhận thức và kinh nghiệm tốt cho bước tiếp theo hoàn thành cải cách tiền tệ : Chuyển sang hạch toán kinh tế đòi hỏi phải có một thước đo tin cậy và ổn định, nên việc tìm tòi thước đo giá trị phải dựa trên quan điểm hạch toán kinh tế và kinh doanh.Từ đó đồng tiền dùng làm thước đo phải là công cụ tín dụng chứ không phải để bù đắp ngân sách bội chi. Nó chỉ dùng để cung cấp tín dụng cho các cơ sở kinh tế vay, bắt đầu từ kinh tế quốc doanh, do đó khi trả nợ thanh toán cũng bằng tiền đó. Có thế đồng tiền ấy mới quay trở lại ngân hàng: Độ tin cậy của đồng tiền ấy được đảm bảo : 3/4 bằng hàng hoá dễ tiêu thụ và kỳ phiếu . 1/4 bảo đảm bằng vàng . Khối lượng tiền phát hành phải phù hợp với mức độ tăng trưởng kinh tế, làm thước đo giá trị, phương tiện lưu thông và thanh toán. Bước cuối cùng : Hoàn thành cải cách tiền tệ. Trong năm tài chính 1923-1924, ngân sách nhà nước đã đạt mức cân đối cần thiết, trong tình hình đó xuất hiện nhu cầu chuyển tình hình lưu hành song song 2 đồng tiền sang một đồng tiền duy nhất. Ngày 5 -2-1924, nhà nước ban hành đạo luật phát hành giấy bạc mới (rúp vàng) . Ngày 16-2-1924 ra sắc lệnh đình chỉ phát hành đồng rúp Xô - viết để trang trải ngân sách. Ngày 7- 3- 1924 Nhà nước ra đạo luật rút đồng rúp Xô - viết ra khỏi lưu thông. Tiếp theo việc ổn định đồng tiền là củng cố và phát triển hệ thống ngân hàng. Trong quá trình từ 1921- 1923, ngân hàng nhà nước đã được củmg cố. Tiếp đó đã mở rộng hệ thống tín dụng bằng cách thành lập các ngân hàng khác : Ngân hàng công thương nghiệp : cấp tín dụng cho nghành công nghiệp, thương nghiệp. Ngân hàng chuyên nghiệp và năng lượng : để cấp tín dụng cho công cuộc điện khí hoá. Ngân hàng ngoại thương. Ngân hàng trung tâm của sự nghiệp công cộng và xây dựng nhà ở. Ngân hàng trung tâm của nông nghiệp. Bên cạnh hệ thống ngân hàng, hoạt động lưu thông tiền tệ còn được bổ sung bằng một hệ thống hợp tác xã tín dụng rộng khắp ở nông thôn. Hoàn thành thắng lợi cuộc cải cách tiền tệ là một thắng lọi to lón của chính quyền Xô - viết. Cuộc cải cách tiền tệ đã mở ra "một trang mới trong lĩnh vực xây dựng kinh tế ở Liên - Xô,tạo ra một cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế sau này "(3). Từ đó ngân sách bội thu. Công tác phát hành trở thành nhuồn vốn tín dụng cho nền kinh tế, chứ không phải trang trải cho bội chi ngân sách, tài sản của ngân hàng nhà nước không ngừng tăng, các khoản tiền giử vào ngân hàng không ngừng tăng. Thắng lợi vững chắc của cuộc cải cách tiền tệ đã góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của NEP, tạo tiền đề cần thiết cho sự phát triển sau này. Trong đó thắng lợi cơ bản nhất là ổn định đời sống nhân dân, củng cố liên minh công nông điều chỉnh lại phân phối thu nhập quốc dân. 3 VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI CỦA LÊ - NIN VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM CƠ SỞ THỰC TIỄN SỰ VẬN DỤNG NỘI DUNG, TƯ TƯỞNG NEP VÀO VIỆT NAM. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mac-Lê Nin mới chỉ dự đoán khả năng lên CNXH ở các nước lạc hậu, không qua giai đoạn lên tư bản chủ nghĩa và chỉ ra điều kiện chung để biến khả năng đó thành hiện thực. Qúa độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản là một tất yếu vì những lý do sau đây: Một là, đặc điểm thời đại ngày nay –thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH. Qúa trình cải biến xã hội cũ, xây dựng xã hội mới – xã hội chủ nghĩa không phải là quá trình cải lương, duy ý trí, mà là quá trình cách mạng sôi động trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Nhưng xu thế phát triển đi lên là phù hợp khách quan, hợp với quy luật của lịnh sử. Chủ nghĩa xã hội khoa học, tự do dân chủ và nhân đạo mà nhân dân ta và loài người tiến bộ đang vươn tới luôn đại diện cho những giá trị tiến bộ của nhân loại, đại diện lợi ích người lao động, là hình thái kinh tế xã hội cao hơn CNTB. Nó vì sự nghiệp cao cả là giải phóng con người, vì sự nghiệp phát triển tự do và toàn diện của con người, vì tiến bộ chung của loài người . Hai là, đối với nước ta mối quan hệ giữa cách mạng dân tộc dân chủ với cách mạng XHCN là cơ sở cho việc lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu của con đường XHCN là hoà bình độc lập dân tộc, tự do, dân chủ, chống áp bức bóc lột, bình đẳng, phồn thịnh và văn minh . Thực tiễn đổi mới ở Việt Nam cho thấy rằng, không thể giải quyết được những vấn đề cấp bách trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế bằng chủ trương, biện pháp dựa trên tư duy kinh tế cũ, mang đầy tính bị động và đối phó với tình hình. Bởi vậy đổi mới tư duy, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn, là bước chuyển có ý nghĩa cách mạng, đặt đúng vị trí và tầm vóc của cái tất yếu kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước phải đi theo con đường "rút ngắn ", với hình thúc quá độ "gián tiếp " mà lịch sử đã quy định. Trong một bối cảnh lịch sử cụ thể không bình thường, nhiều biến động, đương nhiên chúng ta không chỉ xây dựng đường lối chiến lược, mà cả những giải pháp tình thế, vừa có khả năng đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa tạo nền móng cho sự phát triển lâu bền. Chiến lược đó và sách lược đó phải dựa trên một nền tảng lý luận vững chắc và được hình thành trên cơ sở thực tiễn đầy đủ, kết hợp kinh nghiệm trong nước và kinh nghiệm quốc tế. Những tư tưởng cơ bản trong chính sách kinh tế mới về việc sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước; thi hành chế độ hợp tác xã : cho phép tự do buôn bán tự do trao đổi hàng hoá, kinh doanh tư nhân, trên cơ sở điều tiết của nhà nước vẫn có giá trị và có ý nghĩa lớn lao trong công cuộc đổi mới, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Thực tiễn của công cuộc đổi mới được tiến hàng ở nước ta những năm vừa qua đã chứng minh rằng : trong bối cảnh quốc tế hiện thời, chúng ta không có điều kiện để quá độ thẳng trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội, mà chỉ có khả năng thực hiện bước quá đô gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội. Với đường lối đổi mới, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng ta chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, phát triển theo kinh tế thị trường, cho phép tự do buôn bán, trao đổi hàng hoá, chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài, góp vốn, hợp tác liên doanh với tư bản nước ngoài, phát triển doanh nghiệp tư nhân, bán, cho thuê, cổ phần goá các xí nghiệp làm ăn thua lỗ ..v..vv. Thực tiễn xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay cho thấy rõ, chính sách kinh tế mới của Lê- nin là mẫu mực về một giải pháp tình thế, và còn là đường lối mang tính chiến lược, là cái đem lại cho chúng ta cơ sở lý luận về con đường quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội. Kinh nghiệm thực hiện chính sách kinh tế mới ở nước Nga đầu những năm 20 vẫn còn là bài học bổ ích ch đất nước chúng ta trong bối cảnh hiện nay. VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH KIMH TẾ MỚI VÀO VIỆT NAM. Chính sách NEP thực chất là chính sách kinh tế trong thời kỳ quá độ, vậy ta hãy xét những nhiệm vụ kinh tế chủ yếu trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta Phát triển lực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất gồm người lao động (lực lượng sản xuất cơ bản), tư liệu sản xuất và khoa học. Trong thời đại xu hướng quốc tế hoá sản xuất và đời sống ngày một gia tăng, cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới đang diễn ra như vũ bão, thì công nghiệp hoá phải đi đôi với hiện đại hoá, với việc đổi mới và nâng cao trình độ văn hoá - giáo dục, khoa học- công nghệ . Đầu tiên muốn phát huy nhân tố con người của nền sản xuất xã hội, chúng ta không thể không đầu tư phát triển, trước hết là giáo dục - đào tạo, sau đó là hàng loạt vấn đề đối với người lao động như tuyển dụng, sử dung, quản lý, chính sách đãi ngộ.... nghĩa là theo phương châm từ con người, do con người và vì con người. Trong các tác phẩm kinh điển của mình, Các Mác và Ănghen cho rằng con người phải được đặc biệt chú trọng vì con người là sản phẩm cao nhất của quá trình phát triển lâu dài của tự nhiên và xã hội. Chính vì vậy đảng và nhà nước ta luôn xác định con người VN vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Ngay từ Đại hội Đảng lần thứ III năm 1960 Đảng ta đã khẳng định “Con người là vốn quý nhất”. Đến các kỳ họp đại hội VI,VII,VIII trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng ta đã khẳng định “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”. Do vậy những chính sách, giải pháp đúng trong giáo dục và đào tạo phải hướng tới hình thành một nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời đại ngày nay. Đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTLTH037.doc
Tài liệu liên quan