MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC 1
Trang 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I 3
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÃI SUẤT VÀ CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT 3
I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA LÃI SUẤT 3
1. Khái niệm 3
2. Đặc điểm 3
II. CÁC LOẠI HÌNH LÃI SUẤT VÀ CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT 4
1. Các loại hình lãi suất 4
2. Các loại chính sách lãi suất 4
III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI LÃI SUẤT 5
1. Mức lạm phát kỳ vọng 6
2. Cung cầu của qũy cho vay 6
3. Thuế thu nhập 6
4. Ngân sách của chính phủ 6
5. Các yếu tó khác của đời sống xã hội 7
IV. VAI TRÒ CỦA LÃI SUẤT ĐỐI VỚI NÊN KINH TẾ́ 7
1. Vai trò Vĩ mô 7
2. Vai trò vi mô 9
CHƯƠNG II. 10
CHÍN H SÁCH LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 10
I. THỰC TRẠNG CỦA CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT VÀ DIỄN BIẾN LÃI SUẤT TẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 2007 ĐẾN NAY. 10
II. SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT TỚI NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 15
III. GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT TRONG THỜI GIAN TỚI. 22
a. Giải pháp điều hành và kiểm soát lãi suất thị trường tiến tệ. 22
b.Giải phápp tạo điều kiện và cơ sở cho việc thực hiện chính sách và cơ chế điều hành lãi suất. 25
c. Bài học đối với Việt Nam 25
31 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5106 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách lãi suất và tác động của chính sách lãi suất đến nền kinh tế thị trường giai đoạn từ năm 2007 đến nay tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
16.90-17.14
5.0-5.5
8-8.2
4.5-5
Loại kỳ hạn 6 tháng
7.56 - 9.12
4.60 - 5.20
16.96-17.16
5.2-5.56
8.2-8.4
4.7-5.4
Loại kỳ hạn 12 tháng
7.84 - 9.45
4.60 - 5.40
16.98-17.18
5.3-5.6
8.5-8.8
4.7-5.5
Nguồn: Báo cáo của NHNN
Tình hình lãi suất cho vay: Từ cuối năm 2007 đến tháng 12/2008, lãi suất cho vay VNĐ ngắn hạn khoảng 15%/năm; trung dài hạn khoảng 16%/năm. Cho đến tháng 06/2009, lãi suất cho vay ngắn hạn, trung dài hạn đều ở mức 10%/năm, giảm gấp 1.55 lần so với năm 2008.
Đối với USD, trong năm 2007 và năm 2008, lãi suất cho vay dao động trong khoảng 6,4%/năm – 8,9%/năm. Đến tháng 06/2009, lãi suất cho vay dao động trong khoảng 4%/năm – 7,5%/năm, giảm gấp 1.5 lần so với năm 2008.
Bảng 2. Lãi suất cho vay
T12/2007(%/năm)
T12/2008 (%/năm)
T6/2009(%/năm)
VNĐ
USD
VNĐ
USD
VNĐ
USD
Cho vay ngắn hạn
10.80 - 13.80
6.4 0 - 7.50
19.5-20.2
8.20-8.90
9.5-10.5
4.5-6
Cho vay trung,dài hạn
12.36 - 15.48
7.00 - 7.80
20-20.5
8.24-8.94
10-10.5
6-7.5
Bảng 3. Mức lãi suất của Ngân hàng Nhà Nước áp dụng đối với các NHTM
Loại lãi suất
2007 (%/năm)
2008 (%/năm)
2009 (%/năm)
Lãi suất cơ bản
8.5
8.5
7
Lãi suất tái cấp vốn
6.5
7.5
7
Lãi suất chiết khấu
4.5
6
5
Trong giai đoạn từ năm 2001-2006, mục tiêu của chính phủ Việt Nam là ưu tiên tăng trưởng kinh tế nên chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ liên tục được mở rộng. Lượng cung tiền mỗi năm tăng 25% trong khi lãi suất và tỷ lệ dự trữ giữ nguyên không đổi. Từ cuối năm 2005 đến 31/12/2007, lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu được duy trì ở mức 8.25%/năm – 6.5%/năm – 4.5%/năm.
Cuối tháng 05/2007, ngân hàng Nhà nước ban hành Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN ngày 28/05/2007 về việc kiểm soát quy mô, chất lượng tín dụng và cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán nhằm kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong đó khống chế dư nợ vốn cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán ở mức dưới 3% tổng dư nợ của tổ chức tín dụng, hạn chót 31/12/2007 phải đảm bảo tỷ lệ này.
Trong tháng 06/2007, ngân hàng Nhà nước đã đưa vào lưu thông 130 ngàn tỷ đồng để mua 8.1 tỷ USD.
Ngày 01/06/2007, ngân hàn Nhà nước đã điều chỉnh tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc lên gấp đôi đối với cả nội tệ và ngoại tệ: từ 5% lên 10% đối với tiền gửi VND kỳ hạn dưới 12 tháng và từ 2% lên 4% đối với kỳ hạn từ 12 tháng đến 24 tháng, tăng từ 8% lên 10% đối với tiền gửi ngoại tệ kỳ hạn dưới 12 tháng và từ 2% lên 4% đối với kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng.
Ngày 30/01/2008, ngân hàng Nhà nước thông báo điều chỉnh các lãi suất: lãi suất
cơ bản từ 8.25%/năm tăng lên 8.75% năm; lãi suất tái cấp vốn từ 6,5%/năm tăng lên 7,5%/năm; lãi suất chiết khấu từ 4,5%/năm tăng lên 6.0%/năm.
Ngày 01/02/2008, tăng dự trữ bắt buộc từ 10% lên 11% đối với VND
và từ 10% lên 11% đối với ngoại tệ, đồng thời mở rộng kỳ hạn tiền gửi phải thực hiện dự trữ bắt buộc từ dưới 24 tháng thành tất cả các kỳ hạn (Quyết định 187/QĐ-NHNN, áp dụng từ 01/02/2008 của ngân hàng Nhà nước).
Ngày 13/02/2008 ngân hàng Nhà nước ra quyết định số 346/QĐ-NHNN về việc phát hành tín phiếu ngân hàng Nhà nước bắt buộc. Theo đó, bắt buộc các tổ chức tín dụng mua tín phiếu bắt buộc với tổng giá trị 20.300 tỷ đồng, lãi suất 7.8%/năm, ngày phát hành 17/03/2008 . Ngày 26/02/2008 thông qua công điện 02/CĐ-NHNN của ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại phải điều chỉnh lãi suất huy động vốn không vượt quá 12%/năm; Các ngân hàng thương mại nhà nước tích cực tham gia nghiệp vụ thị trường mở và các kênh tái cấp vốn khác của ngân hàng Nhà nước để đảm bảo khả năng thanh toán và hỗ trợ vốn cho các ngân hàng thương mại trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất tối đa bằng lãi suất nghiệp vụ thị trường mở tại phiên giao dịch gần nhất cộng với 1%/năm.
Ngày 24/04/2008, ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành công văn số 3764/NHNN-CSTT về việc tái cấp vốn dưới hình thức cho vay có bảo đảm. Theo đó, để hỗ trợ khả năng thanh toán cho các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ, ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, quyết định tái cấp vốn dưới hình thức cho vay có bảo đảm một cách kịp thời, trên cơ sở đề nghị của ngân hàng thưương mại, điều kiện cung - cầu vốn thực tế và mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, cơ chế tái cấp vốn hiện hành.
Ngày 16/05/2008, ngân hàng Nhà nước thông báo điều chỉnh các lãi suất: lãi suất cơ bản từ 8.75%/năm tăng lên 12% năm; lãi suất tái cấp vốn từ 7,5%/năm tăng lên 13%/năm; lãi suất chiết khấu từ 6%/năm tăng lên 11/năm. Đồng thời, thông qua quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN của ngân hàng Nhà nước Việt Nam, theo đó các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh bằng VNĐ đối với khách hàng không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố để áp dụng trong từng thời kỳ.
Ngày 10/06/2008, Ngân hàng Nhà nước thông báo điều chỉnh các lãi suất: lãi suất cơ bản từ 12%/năm tăng lên 14% năm; lãi suất tái cấp vốn từ 13%/năm tăng lên 15%/năm; lãi suất chiết khấu từ 11%/năm tăng lên 15%/năm.
Ngày 11/06/2008, tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng mạnh từ mức 16.139VND/USD lên 16.461VND/USD, tăng 322VND/USD.
Từ quý II/2008, tiếp tục chuyển khoảng 52 ngàn tỷ đồng tiền gửi của kho bạc tại các ngân hàng quốc doanh về ngân hàng Nhà nước.
Ngày 26/06/2008, điều chỉnh lãi suất tín phiếu bắt buộc, theo đó từ 01/07/2008, lãi suất tín phiếu ngân hàng Nhà nước bằng VND dưới hình thức bắt buộc phát hành ngày 17/03/2008 sẽ tăng từ 7.8%/năm lên 13%/năm, áp dụng đối với thời hạn thanh toán còn lại của tín phiếu (Quyết định 1435/QĐ-NHNN ngày 26/06/2008 của ngân hàng Nhà nước).
Ngày 26/06/2008, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng biên độ từ +-1% lên +-2% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàn áp dụng cho ngày giao dịch do ngân hàng Nhà nước thông báo theo Quyết định 1436/QĐ-NHNN.
Ngày 03/07/2008 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành 6076/NHNN-TTR về việc kiểm tra lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng, theo đó, yêu cầu các tổ chức tín dụng có mức huy động vốn bình quân từ 17.5%/năm trở lên báo cáo phương án kinh doanh phù hợp với mức lãi suất huy động vốn và có biện pháp xử lý kiên quyết phù hợp với các quy định của pháp luật đối với các tổ chức tín dụng có mức lãi suất huy động vốn ở mức cao, không có khả năng bù đắp chi phí kinh doanh.
Ngày 19/08/2008, theo Quyết định số 1849/QĐ-NHNN, các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất huy động và lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam giữa các tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do ngân hàng Nhà nước công bố. Ngày 29/08/2008, điều chỉnh lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam đối với tổ chức tín dụng: điều chỉnh từ 1,2%/năm (theo Quyết định số 923/QĐ-NHNN ngày 20/7/2004) tăng lên 3,6%/năm (Quyết định số 1907/QĐ-NHNN ngày 29/8/2008). Mục đích của việc tăng mức lãi suất này nhằm hỗ trợ các tổ chức tín dụng có điều kiện giảm lãi suất cho vay, góp phần chia sẻ cùng doanh nghiệp và người vay tác động thúc đẩy đầu tư, sản xuất, kinh doanh phát triển.
Ngày 25/09/2008, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 2133/QĐ-NNNN theo đó mức lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam đối với tổ chức tín dụng được tăng lên 5%; Quyết định 2132/QĐ-NHNN theo đó, sửa đổi Khoản 7 Điều 1 Quyết định 346/QĐ-HNN như sau:”Tín phiếu ngân hàng Nhà nước bắt buộc phát hành ngày 17/03/2008 được cầm cố để vay vốn, chiết khấu tại ngân hàng Nhà nước, được sử dụng làm công cụ cho nghiệp vụ thị trường mở do ngân hàng Nhà nước thực hiện theo quy định hiện hành”.
Ngày 20/11, Ngân hàng Nhà nước đã có các quyết định tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ và được áp dụng từ ngày 21/11. Theo đó, lãi suất cơ bản tiếp tục được cắt giảm thêm 1%, từ 12% xuống còn 11%/năm. Qua đó, mức lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng tối đa chỉ còn 16,5% thay vì 18% như hiện tại
Qua 8 tháng đầu năm 2009, kinh tế nước ta đã có những chuyển biến tích cực trên tất cả các mặt. Do đó, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm khoảng 5%; tiếp tục giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát và khống chế tăng chỉ số giá tiêu dùng, ngày 26/8/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Quyết định số 2024/QĐ-NHNN về việc quy định giữ mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam như tháng trước. Theo đó, mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 7% năm. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/9/2009, thay thế Quyết định số 1811/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam ban hành ngày 30/7/2009.
SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT TỚI NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
Sau khi Việt nam gia nhâp WTO, do sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng đã đẩy lãi suất huy động và lãi suất cho vay lên cao. Dẫn tớ việc lãi suất thực tế trong 3 năm từ năm 2007 đến năm 2009 là khá cao. Trên thực tế cho thấy lãi suất giờ đây đã phản ánh đúng hơn cung cầu trên thị trường vốn vay, các ngân hàng hoạt động theo cơ chế thị trường và sẽ đẩy mạnh cải cách để tăng cường khả năng cạnh tranh.
Nói chung, có ba ý kiến khác nhau về cơ chế lãi suất cơ bản.
Ý kiến thứ nhất cho cơ chế mới không có gì khác với trần lãi suất trước đây. Đặc biệt, chính sách này cũng như trần lãi suất, hoàn toàn loại bỏ những người vay vốn nhỏ (như tiểu thương, hộ sản xuất nhỏ và cá nhân) ra khỏi thị trường tài chính chính thức. Lý do là chi phí cho vay đối với các đối tượng này thường lớn nên không thể cho họ vay nếu không áp dụng lãi suất cao.
Ý kiến thứ hai nhấn mạnh tính tích cực của cơ chế lãi suất cơ bản. Trong phạm vi biên độ cho phép (0,3%/tháng đối với vay ngắn hạn và 0,5%/tháng đối với vay dài hạn) các ngân hàng có thể định mức lãi suất cho mỗi hợp đồng tùy theo mức độ rủi ro, chứ không còn áp dụng một mức chung cho tất cả các khách hàng như trước đây. Cạnh tranh trong hệ thống các tổ chức tín dụng sẽ gia tăng và hiệu quả phân bổ vốn cũng sẽ được cải thiện. Hơn thế nữa, Ngân hàng Nhà nước trong nhiều trường hợp đã thay đổi lãi suất cơ bản theo tình hình lãi suất trên thị trường. Đây là tín hiệu để có thế tiến tới tự do hóa hoàn toàn lãi suất.
Ý kiến thứ ba lại mang tính bi quan trước cơ chế mới. Theo ý kiến này, việc các ngân hàng được tự do định đoạt lãi suất trong khi các doanh nghiệp nhà nước chậm đổi mới sẽ chỉ làm trầm trọng thêm quan hệ tài chính vốn không được lành mạnh giữa hai thực thể này. Đối với các doanh nghiệp nhà nước ngầm hiểu là được chính phủ bảo lãnh, ngân hàng sẽ sẵn sàng cho vay với lãi suất trong khoảng 0,6-0,65%/tháng, trong khi khu vực tư nhân có thể phải trả lãi suất tới 0,75-0,8%/tháng vì các ngân hàng coi việc cho khu vực này vay là rủi ro hơn.
Sự cạnh tranh mở rộng quy mô Ngân hàng đẩy lãi suất lên cao, làm cho lãi suất không ổn định.
Lãi suất cơ bản hiện nay được sử dụng chỉ mang tính chất tham khảo, các công cụ chính của Ngân hàng Nhà nước sử dụng là: lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn… kết hợp với lãi suất thị trường và các công cụ tài chính khác. Hơn thế nữa, khi lãi suất cơ bản chỉ còn tính chất tham khảo thì các ngân hàng hoàn toàn có thể cho với các lãi suất khác nhau tùy theo mức độ rủi ro của khách hàng và chi phí cho vay. Các đối tượng vay như hộ kinh doanh nhỏ hay nông dân không còn bị loại ra ngoài cuộc chơi như trước đây.
Lãi suất là biến số kinh tế nhạy cảm, sự thay đổi của lãi suất sẽ tác động làm thay đổi hành vi sản xuất và tiêu dùng của xã hội. Về phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn các nước đã chứng minh, sự thay đổi lãi suất thực sẽ có tác động nhạy cảm đến sản lượng và giá cả. Vì vậy, Ngân hàng Trung ương đã rất coi trọng việc điều tiết lãi suất nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ là kiềm chế lạm phát và góp phần tăng trưởng kinh tế.
Tác động của lãi suất thực đến sản lượng và giá cả
Lý thuyết kinh tế học đã chứng minh, lãi suất thực tác động đến:
a. Chi tiêu dùng và đầu tư: Một sự tăng lãi suất làm giảm sức hấp dẫn trong việc chi tiêu hiện tại hơn là chi tiêu trong tương lai của cá nhân và công ty. Tín dụng trong nước, tổng lượng tiền và cầu thực tế đều giảm (nếu lãi suất giảm sẽ có tác động ngược lại): Khi lãi suất thực tăng lên, đối với hộ gia đình sẽ giảm nhu cầu mua sắm nhà ở hoặc các hàng tiêu dùng lâu bền do chi phí tín dụng để mua các hàng hoá này tăng lên. Cùng với lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi thực cũng tăng lên. Sự gia tăng lãi suất này tác động tới quyết định tiêu dùng của khu vực hộ gia đình theo hướng giảm tiêu dùng hiện tại và tăng tiết kiệm để cho tiêu dùng trong tương lai. Đối với khu vực doanh nghiệp, sự gia tăng lãi suất làm tăng chi phí vốn vay ngân hàng. Điều này đòi hỏi dự án đầu tư sử dụng vốn vay ngân hàng phải có tỷ lệ lợi nhuận lớn hơn và kết quả là số dự án đầu tư có thể thực hiện với mức lãi suất cao hơn này có thể giảm hay nói cách khác, đầu tư cố định có thể giảm. Ngoài ra, lãi suất cao cũng làm tăng chi phí lưu giữ vốn lưu động (ví dụ như hàng trong kho) và do vậy, tạo sức ép các doanh nghiệp phải giảm đầu tư dưới dạng vốn lưu động.
b. Phân phối lại thu nhập: Lãi suất tăng cao hơn sẽ phân phối lại thu nhập từ người vay tiền sang người gửi tiền. Điều này làm tăng sức chi tiêu của người tiết kiệm, nhưng sự chi tiêu này bị hạn chế bởi mức tiêu dùng cận biên (phần chi tăng thêm cho tiêu dùng trong mỗi giá trị thu nhập tăng thêm), do vậy người tiết kiệm có xu hướng tăng chi tiêu dùng thấp hơn sự hạn chế chi tiêu đầu tư của người đi vay, nhất là khi lãi suất tăng cao vượt tỷ suất lợi nhuận đầu tư và các danh mục đầu tư và dự án, làm thu nhập của người đi vay giảm. Do vậy, dẫn đến tổng chi tiêu giảm, GDP giảm. Mặt khác, đối với các hộ gia đình nắm giữ nhiều cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất tăng sẽ làm giảm giá tài sản tài chính, do đó, giảm thu nhập, từ đó tạo sức ép giảm tiêu dùng của các hộ gia đình.
Tuy nhiên, tác động của lãi suất đến hành vi tiêu dùng và sản xuất của xã hội nhiều hay ít, nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, trong từng quốc gia thì mỗi giai đoạn phát triển của thị trường tài chính thì mức độ tác động của lãi suất cũng khác nhau.
Đối với Việt Nam từ năm 2007-2009, tác động của lãi suất đến tăng trưởng và lạm phát có thể thấy được qua việc xem xét ảnh hưởng của lãi suất trên thị trường tiền tệ Việt Nam đối với hành vi của cá nhân , các doanh nghiệp và hoạt độnng của ngân hàng thương mại từ đó đánh giá ảnh hưởng của lãi suất đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát.
Đối với cá nhân
Quan sát mức lãi suất tiết kiệm thực VND từ năm 2007 - 2009, nhìn chung là có xu hướng giảm từ mức 9,6%/ năm của năm 2007 xuống còn 9,4%/năm của năm 2009 và (năm 2007 và 2008 tăng là 0, 35%/năm) . Nhưng tiêu dùng cũng có xu hướng tăng (tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ đã loại trừ tăng giá đã tăng từ mức mức 15% năm 2007 lên 30,8% năm 2009). Mức độ tiêu dùng qua mức luân chuyển hàng hoá bán lẻ với tăng trưởng GDP thực từ năm 2007 - 2009, phần nào sát với xu hướng (thu nhập tăng thì tăng tiêu dùng). Như vậy có thể sơ bộ thấy rằng, lãi suất thực trong giai đoạn này có tác động cùng chiều đến hành vi tiết kiệm và ngược chiều với tiêu dùng của các cá nhân... Như vậy, nếu như các yếu tố khác không đổi ảnh hưởng của lãi suất đến hành vi của cá nhân là lãi suất thực giảm sẽ khuyến khích tiêu dùng hơn là tiết kiệm.
Đối với doanh nghiệp
Cuộc đua lãi suất huy động trên thị trường tiền tệ vẫn đang quyết liệt. Trong lúc một số ít người có chút tiền tiết kiệm “khấp khởi” vì gỡ gạc được đôi chút trước tốc độ tăng như “vũ bão” của giá cả thì nhiều tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn lại rơi vào cảnh lao đao.
Chưa bao giờ, thị trường tiền tệ lại trở nên “nóng” như những ngày vừa qua, đặc biệt là từ thời điểm trung tuần tháng 2 trở lại đây. Tình trạng căng thẳng nguồn vốn VND đã đẩy các ngân hàng vào cuộc chạy đua lãi suất cực kỳ nóng bỏng.
Mức lãi suất 12,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng vừa được xác nhận là “kỷ lục” thì chỉ ngay ngày hôm sau, đã có ngân hàng khác tung ra mức lãi suất lên tới 13,2%/năm cùng kỳ hạn. Tương ứng là mức lãi suất của kỳ hạn 3 tháng cũng của ngân hàng này lên tới 13,92%/năm. Và chắc chắn, cuộc đua này sẽ chưa dừng lại.
Diễn biến của thị trường vốn đã khiến cho lãnh đạo nhiều doanh nghiệp như “ngồi trên đống lửa”. Tổng Giám đốc công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại Hoàn Dương - đơn vị chuyên sản xuất, kinh doanh mặt hàng nông sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi... lo lắng bộc bạch, đây là một trong những thời điểm cực kỳ khó khăn với doanh nghiệp khi hàng loạt những tác động bất lợi cùng “cập” đến.
Đó là tình hình thiên tai khắc nghiệt, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, chi phí đầu vào mọi mặt hàng đang đứng trước nguy cơ tăng giá dây chuyền theo giá xăng dầu và đặc biệt là tình trạng căng thẳng nguồn vốn trên thị trường ngân hàng. Nếu như trước đó, nguồn vốn vay của doanh nghiệp chỉ phải trả lãi từ 9 - 10%/năm thì nay đã lên tới ít nhất từ 12 - 13%/năm. Đương nhiên, chi phí vay cao hơn sẽ dẫn tới chi phí đầu vào của doanh nghiệp cũng tăng lên. “Đáng ngại hơn, việc có những khoản vì nhu cầu bức thiết, chúng tôi vẫn buộc phải vay và chấp nhận lãi suất “cắt cổ” nhưng cũng không được. Không phải chỉ những dự án đầu tư mới phải tạm dừng mà ngay cả hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng ngày của chúng tôi cũng bị ảnh hưởng bởi thiếu vốn. Ngay trong ngày 25-2, chúng tôi đã bị ngân hàng “phanh” lại 4 tỷ đồng tiền hàng” .
Cùng có chung mối quan tâm này, đầu tư xây dựng là một trong những lĩnh vực có nhu cầu vay vốn rất lớn. Mặc dù các nhà hoạch định chính sách đều đưa ra khuyến nghị rằng, doanh nghiệp cần “cơ cấu” lại danh mục đầu tư và cân nhắc để lựa chọn những dự án hiệu quả mới vay vốn nhưng trên thực tế, dự án nào của doanh nghiệp cũng phải đi vay cả. Sau khi biện pháp thắt chặt tín dụng được thực hiện, có đến 3, 4 dự án đang làm hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp đã phải xếp lại. Những dự án đang triển khai, tốc độ thực hiện cũng bị chậm lại. Đây cũng là mối quan tâm, lo lắng của khối doanh nghiệp.
Năm 2008 sẽ là một năm đầy khó khăn của các doanh nghiệp và nền kinh tế! Diễn biến trên thị trường tài chính, tiền tệ; thị trường hàng hóa, giá cả ngày một hiển hiện những nguy cơ này. Tính chung lại, một năm qua, giá dầu DOP chuyên dụng cho sản xuất nhựa đã tăng giá đến 200%, giá nhựa tăng 150% và sẽ còn tiếp tục tăng mạnh do xăng dầu tăng giá. Trong khi đó, giá bán sản phẩm của doanh nghiệp không thể tăng ngay với mức tương ứng.
Lúc này, không chỉ doanh nghiệp thiếu vốn để đầu tư, sản xuất và kinh doanh mà bản thân những đại lý, người chăn nuôi cũng thiếu tiền để nhập hàng. “ việc thắt chặt tín dụng để kiềm chế lạm phát là cần thiết nhưng phải đúng trọng tâm, trọng điểm. Còn với sản xuất, kinh doanh lĩnh vực lương thực, thực phẩm như doanh nghiệp phải được cân nhắc, xem xét bởi đây là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng giá cao nhất thời gian qua mà có nguyên nhân là khan hiếm nguồn cung. Và nếu hoạt động sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt... nói chung bị ảnh hưởng, giá lương thực, thực phẩm sẽ còn “nóng” hơn nữa, gây tác động tiêu cực đến giá cả nói chung” .
Một chuyên gia kinh tế cũng nhận định, xét trên một khía cạnh, cuộc đua tăng lãi suất huy động VND sẽ giúp các ngân hàng đẩy nhanh tốc độ huy động vốn, giải quyết tình trạng căng thẳng vốn VND, đồng thời giúp người dân có chút ít tiền tiết kiệm bớt thiệt thòi trong bối cảnh giá tiêu dùng tăng chóng mặt. Nhưng trên thực tế, số người dân có tiền “dư dật” để hưởng lãi từ “siêu lãi suất” không nhiều, còn đại bộ phận dân cư đang phải “thắt lưng buộc bụng”, thậm chí “gồng mình” trước “cơn lốc tăng giá”. Trong khi đó, để kiềm chế lạm phát thì chỉ riêng chính sách thắt chặt tiền tệ chưa đủ và liều lượng của “bài thuốc” này cũng là điều cần tính toán, cân nhắc. Bởi vậy, đây là thời điểm mà các Bộ, ngành như Tài chính, Công thương, ngân hàng Nhà nước... phải hợp lực để ghìm cương giá cả.
Đối với hoạt động ngân hàng thương mại.
Chính sách tăng lãi suất của Ngân hàng Nhà nước là công cụ phục vụ quản lý vĩ mô, điều tiết thị trường, nhưng gánh vác trực tiếp có thể nói là chính là hệ thống các ngân hàng thương mại. Thế nhưng đến giờ, các ngân hàng thương mại đều có câu trả lời chung cho rằng việc tăng lãi suất này không quan trọng, không ảnh hưởng gì nhiều đến mình.
“Không có gì quan trọng, vì ngân hàng thương mại điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của mình phải căn cứ vào tình hình thị trường, chứ không chỉ trên động thái của ngân hàng Nhà nước”
“Với ngân hàng của tôi, không có gì bị ảnh hưởng. Có quan trọng nhưng không đáng kể, và không có gì xáo trộn”Tổng giám đốc một ngân hàng khác cũng trên cùng địa bàn TP.HCM, cho biết.
Một chuyên gia về lĩnh vực tổ chức ngân hàng cho rằng sự thờ ơ của các ngân hàng thương mại là “có lý của nó”. Chuyên gia này cho rằng về nghiệp vụ thị trường mở, ở Việt Nam phát triển không mạnh, nên việc gia tăng lãi suất của ngân hàng Nhà nước sẽ không có tác động trực tiếp nhiều đến hoạt động của các ngân hàng thương mại. Ở Việt Nam, các ngân hàng thương mại đến ngân hàng Nhà nước chỉ để đổi ngoại tệ, còn hoạt động tín dụng chỉ chiếm một vài phần trăm, không đáng kể. Vì vậy dù ngân hàng Nhà nước có điều chínhh tăng lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn, cũng không tác động nhiều đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại .
“Vậy nên, khi ngân hàng Nhà nước không mua USD là thị trường xôn xao ngay, vì các ngân hàng thương mại thu đổi ngoại tệ sẽ bị ảnh hưởng nặng, và thị trường cũng bị tác động mạnh, nhưng thay đổi lãi suất thì chưa chắc” chuyên gia này nói.
Thậm chí, ở Việt Nam có thể còn có hoạt động trái quy luật là khi lãi suất tăng thì hoạt động tín dụng lại tăng. Một trong những nguyên nhân là khối DN tư nhân được cơ hội vay với lãi suất rẻ hơn đi vay ngoài như lâu nay. Điều này có thể ngân hàng Nhà nước chưa tiên liệu tới.
Vậy nên nếu có tình trạng này xảy ra, hiệu quả chống lạm phát từ việc tăng lãi suất sẽ hạn chế, chứ không như đáp số của bài toán đã lập sẵn.Về lý thuyết, một khi lãi suất ngân hàng tăng thì giá chứng khoán giảm.
Động thái của Việt Nam thời điểm này trái ngược lại với động thái của Chính phủ Mỹ vừa qua.
Nếu chính quyền Tổng thống Bush quyết định cứu nền kinh tế bằng việc chi 140 tỷ USD (bằng việc giảm thuế) và liên tục cắt giảm lãi suất đồng USD, điều đó có nghĩa rằng Chính phủ Mỹ đã chấp nhận lạm phát để cứu thị trường chứng khoán trước.
Việt Nam ngược lại, đã chọn chống lạm phát làm mục tiêu. Và như vậy, thị trườnng chứng khoán tạm thời vẫn chưa có giải pháp.
Mặc dù tuần qua TTCK tăng 6 phiên liên tục, song chính từ việc cắt giảm lãi suất của ngân hàng Nhà nước, e rằng việc tăng trưởng này sẽ không giữ được lâu.
Cùng với việc ngân hàng nhà nước quyết định cho các ngân hàng thương mại cho vay cầm cố cổ phiếu với mức tối đa 20% vốn điều lệ là khoản siết lại đã thấy rõ, có thể xu hướng sắp tới thị trường chứng khoán sẽ lại tụt giảm bởi thị trường không còn tiền để mua bán cổ phiếu.
Một biểu hiện dễ thấy nhất là các ngân hàng thương mại đã bắt đầu có dấu hiệu hạn chế giao dịch tiền đồng. Một số người dân phản ảnh, khi đi vay tiền, có một ngân hàng đã không cho vay. Hỏi lý do thì ngân hàng này trả lời loanh quanh khó hiểu hoặc không thỏa đáng. Phó Tổng giám đốc một ngân hàng thương mại cho biết, lý do là ngân hàng không còn tiền đồng, nhưng điều này khó có thể nói với khách hàng.
Các ngân hàng thương mại thờ ơ với quyết định tăng lãi suất của ngân hànng Nhà nước đến mức, đến ngày ngân hàng Nhà nước đưa ra quyết định chính thức, nhiều ngân hàng vẫn tỏ ra gần như không hay biết. Khi TS liên lạc, một số lãnh đạo ngân hàng khá mơ hồ.
Tuy nhiên, ông Phạm Duy Hưng nói rằng, trên thực tế hầu hết các ngân hàng thương mại đều dự báo trước, nhưng thấy không ảnh hưởng gì nhiều, nên không quan tâm lắm đến thời điểm thực hiện.
Ông Hưng cho biết, trước đó vào cuối 2007 đầu 2008 khá nhiều ngân hàng thương mại đã tăng lãi suất huy động, do dự báo trước tình hình.
Đến giờ này, hầu hết các ngân hàng ở TP,HCM như Techcombank, Đông Á, ABBank VP Bank, Seabank, Habubank, EximBank, ACBđã tăng lãi suất… Những ngân hàng chưa tăng lãi suất cũng có các chương trình dự thưởng khuyến mãi lớn.
Phần lớn các ngân hàng nêu lý do là cần vốn phục vụ việc cho vay mua sắm dịp Tết, nhưng nguyên nhân sâu xa không phải như vậy.
Lạm phát cao đang làm khách hàng bị thiệt thòi khi gửi tiết kiệm và ngân hàng phải tăng lãi suất để giữ khách.
Trong bối cảnh tỷ lệ dự trữ tăng lên gấp đôi và nhiều biện pháp thắt chặt tiền tệ đã được ban hành, như sửa đổi Chỉ thị 03, khuyến cáo việc cho vay bất động sản, một phần vốn của các ngân hàng thương mại còn chôn vào ngoại tệ vì ngân hàng Nhaô nước hạn chế mua USD, buộc các ngân hàng thương mại phải tăng lãi suất đầu vào để điều chỉnh cung - cầu.
Rõ ràng, việc tăng lãi suất nằm ngoài ý muốn của ngân hàng thương mại, nhưng một khi Nhà nước không kềm chế nổi lạm phát thì buộc các ngân hàng phải tự giải quyết vấn đề của mình.
Chính vì vậy, các chuyên gia về tổ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chính sách lãi suất và tác động của chính sách lãi suất đến nền kinh tế thị trường giai đoạn từ năm 2007 đến nay tại Việt Nam.DOC