Đề tài Chính sách ngoại thương Nhật Bản

Do vậy vấn đề đặt ra đối với Việt Nam là phải hoàn thiện chính sách ngoại thương trên cơ sở của mô hình chính sách tự do hóa thương mại và bảo hộ mậu dịch để nâng cao khả năng tham gia vào hội nhập quốc tế của Việt Nam vào các tổ chức kinh tế khu vực, đồng thời vẫn bảo vệ được thị trường trong nước phù hợp với thông lệ và luật pháp quốc tế.

Nhật Bản cũng đã rất thành công trong việc kết hợp hai mô hình này. Cũng như Nhật Bản, chúng ta muốn áp dụng thành công thì trước hết phải lập một chường trình hoạt động tự do hoá thương mại dài hạn và thực hiện trên cơ sở chương trình này. Chương trình này có thể là kế hoạch trong 5 năm hoặc 10 năm. Có như vậy các doanh nghiệp kinh doanh ngoại thương và các nhà sản xuất trong nước khỏi bị động trong kinh doanh, Hiện nay, có một hiện tượng là nhà nước bất ngờ thay đổi chính sách làm cho các doanh nghiệp không kịp chuẩn bị tư tưởng dẫn đến thất bại trong kinh doanh. Cụ thể của chương trình này như sau:

- Áp dụng chính sách tự do hoá thương mại đối với những mặt hàng được phán đoán là không thể sản xuất được trong nước hiện tại và trong thời gian trước mắt.

 - Đối với những mặt hàng mà chúng ta có lợi thế so sánh hay trong nước sản xuất được có khả năng cạnh tranh với thị trường nước ngoài thì tiến hành tự do hoá trước.

 

doc79 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1329 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách ngoại thương Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à trong thời kỳ này, sản xuất công nghiệp tăng lên rất nhiều nhưng tổng lượng tiêu dùng nguyên vật liệu lại giảm đi đáng kể. 3) Phát triển lĩnh vực dịch vụ Do tình hình kinh tế thay đổi nên chính phủ quyết định thực hiện quá trình “ dịch vụ hoá toàn bộ nền kinh tế”. Nhờ vậy mà nghành dịch vụ không những tăng về tỷ trọng mà còn ngày càng đa dạng hoá các loại hình góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo bước nhảy vọt về chất trong tất cả các nghành kinh tế quốc dân. 4) Đổi mới chính sách phát triển kinh tế kỹ thuật Do không thoả mãn với việc nhập khẩu kỹ thuật của nước ngoài cho nên trong thời kỳ này chính phủ đã thực hiện chiến lược phát triển kinh tế kỹ thuật trên cơ sở ưu tiên sau: chuyển từ vay muợn thành tựu nước ngoài sang đảm bảo những kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, mở rộng hợp tác khoa học kỹ thuật trên nền khoa học cơ bản của Nhật Bản , chuyển những bộ phận tiềm năng khoa học kỹ thuật từ hướng ít triển vọng nhất sang hướng nhiều hưá hẹn nhất. Nhờ vào việc tập trung phát triển theo hướng trên mà Nhật Bản đã đạt được những thành tựu khoa học mới trên các lĩnh vực điều khiển học, tin học, công nghệ và trên một quy mô sâu rộng. 5) Đổi mới chính sách đối ngoại: ( Sẽ phân tích sâu ở phần chính sách ngoại thương ) 2. Chính sách ngoại thương và các biện pháp thực hiện chính sách ngoại thương: 2.1. Những dặc điểm chung của chính sách ngoại thương thời kỳ này: Thời kỳ có những chuyển biến mới thì chính sách ngoại thương có những đặc trưng sau đây: 1) Hoà nhập vào thị trường thế giới, dựa theo tính chất quốc tế hoá nền kinh tế Nói chung trong những năm 60, nền kinh tế thế giới phát triển tương đối tốt đẹp, nhưng bước vào thập kỷ 70 đã có những chuyển biến mới: lạm phát tăng lên, sản phẩm công nghiệp tăng lên, năng lực xuất khẩu của các nước giảm, cán cân ngoại thương càng bị thâm hụt, thể chế cũ của IMF bị phá vỡ, đồng USD Mỹ không được tự do chuyển đổi thành vàng. Đồng Yên đại diện cho nền kinh tế Nhật Bản cũng dần dần được thừa nhận là đồng tiền quốc tế. Đồng Yên được quốc tế hoá thì nền kinh tế Nhật Bản cũng bước vào một giai đoạn phát triển mới, hoà nhập chung vào nền kinh tế thế giới. Vì thế, vai trò của Nhật Bản trong nền kinh tế thế giới không chỉ tăng thêm mà Nhật Bản cũng phải quyết định các vấn đề kinh tế của mình trong bối cảnh quốc tế. Chính sách ngoại thương của Nhật Bản cũng phải dựa theo tiêu chuẩn quốc tế hoá của nền kinh tế Nhật Bản . 2) Chính sách ngoại thương gắn liền với vấn đề nhiên liệu: Nổi bật trong giai đoạn này là vấn đề nguyên nhiên liệu, vậy thì chính sách ngoại thương của Nhật Bản với vấn đề này như thế nào? Nhật Bản là một nước chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng dầu lửa do lượng dầu lửa tiêu thụ hầu hết là phụ thuộc vào nhập khẩu. So với các nước khác, Nhật Bản đã phục hồi lại nền kinh tế nhanh hơn nhưng vấn đề nguồn cung cấp nhiên liệu bất ổn định và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế thì vẫn chưa giải quyết được. Đứng trước nguy cơ của cuộc khủng hoảng, Nhật Bản , một mặt tiến hành chuyển dịch cơ cấu sản xuất, mặt khác, tìm kiếm nguồn cung cấp nhiên liệu ổn định. Một trong những cách để đảm bảo có được nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định là tăng khả năng tự cung cấp, nhưng là một nước nghèo tài nguyên thì Nhật Bản không thể tự cung cấp được được. Mặt khác, việc chuyển sang các nguồn năng lượng mới dồi dào hỏi phải có thời gian chính vì vậy, Nhật Bản chỉ có thể là dựa vào bên ngoài, tức là dựa vào ngoại thương. Để có nguồn cung cấp ổn định từ bên ngoài thì Nhật Bản phải tham gia vào việc khai thác nguồn tài nguyên ở nước ngoài, khuyến khích các công ty Nhật Bản ra nước ngoài khai thác, so với các nước khác thì Nhật Bản chậm chân hơn trong lĩnh vực này nên cũng đã gặp nhiều khó khăn. Vấn đề nhiên liệu là một vấn đề mang tính chất toàn cầu, cần phải có sự hợp tác giữa các nước nhập khẩu và các nước xuất khẩu nguyên liệu. Nhận thức được vấn đề đó, Nhật Bản đã cố gắng có được nguồn nguyên liệu ổn định mà không gây ảnh hưởng nguy hại đến các nước xuất khẩu. Chính sách ngoại thương của Nhật Bản cũng đã căn cứ vào các vấn đề quốc tế, cụ thể ở đây là vấn đề nguyên liệu. Các biện pháp cụ thể Trên cơ sở đó, chính sách ngoại thương trong thời kỳ này được thực hiện theo những khía cạnh sau: Đa phương hoá các nguồn cung cấp. Cụ thể là tìm hiểu khách hàng cung cấp ở các vùng mới để giảm dần sự phụ thuộc quá mức vào một vài nước cung cấp như trước. Để có thể đứng vững trên thị trường nguyên liệu thế giới, giảm sự phụ thuộc vào các công ty độc quyền Anh-Mỹ, mộ mặt, ký hợp đồng mua bán dài hạn với chính phủ các nước sản xuất tài nguyên thông qua sự môi giới của các công ty thương mại tổng hợp, mặt khác, đầu tư vốn và kỹ thuật trực tiếp thăm dò và khai thác ở các nước đang phát triển để cung cấp cho nhu cầu trong nước. Tiến hành gia công tại chỗ, giảm dần việc nhập khẩu và nguyên liệu thô, tăng dần tỷ trọng nhập khẩu bán thành phẩm hoặc nguyên liệu đã qua chế biến ở trình độ cao. 3) Chính sách ngoại thương trong thời kỳ này được nâng cao về mặt đối nội và đối ngoại Nền kinh tế Nhật Bản gia nhập vào nền kinh tế thế giới ngày càng sâu sắc thì chính sách ngoại thương cũng cần nâng cao năng lực về đối nội lẫn đối ngoại: Thứ nhất là về đối ngoại Như chúng ta đã biết nền kinh tế Nhật Bản bước vào giai đoạn không thể giải quyết các vấn đề kinh tế trong nước nếu không cân nhắc các vấn đề quốc tế. Những chính sách kinh tế chỉ thụ động thích ứng với sự thay đổi môi trường trong nước thì chưa đủ mà cần phải tiến tới giải quyết vấn đề quốc tế. Vì thế chính sách ngoại thương của Nhật Bản đã vượt khỏi tầm nhìn của một quốc gia, đạt đến tính chất của một chính sách ngoại thương quốc tế. Cơ sở của chính sách ngoại thương Nhật Bản là tự do thương mại cũ. Với nguồn tài nguyên nghèo nàn để duy trì sự phát triển kinh tế cao như thời kỳ trước, Nhật Bản phải nhập khẩu nguyên vật liệu từ các nước khác trên thế giới đồng thời đảm bảo được con đường xuất khẩu sang tất cả các nước trên thế giới. Đấy chính là con đường tự do hoá thương mại, hạ thấp mức thuế quan mà Nhật Bản đang tiến hành. Nhật Bản nổi lên như là một nước có nền kinh tế tự do và nền công nghiệp phát triển cao đứng thứ nhì thế giới và phần của Nhật Bản trong thương mại thế giới, đặc biệt là hàng chế tạo trở nên lớn mạnh rõ rệt. Chính vì thế chính phủ Nhật Bản thấy cần thiết phải có những hành động tích cực để duy trì và tăng cường hệ thống thương mại tự do trên thế giới. Chính vì vậy, Nhật Bản tỏ ra trung thành với những nguyên tắc tự do của tổ chức GATT. Các chính sách ngoại thương của Nhật Bản được dựa trên cơ sở của các vòng đàm phán của GATT. Thứ hai là vấn đề đổi mới của chính sách ngoại thương Từ thập kỷ 70, quá trình tăng trưởng kinh tế cao mà hạt nhân là quá trình công nghiệp hoá đã bước vào giai đoạn mới. Về mặt đối ngoại, năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu Nhật Bản trên thị trường thế giới trở nên lớn mạnh, còn trong nước xuất hiện các vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề đất chật, người đông đòi hỏi của dân chúng cần một sự đầy đủ thực chất ngày càng cao. Để giải quyết những vấn đề đó, chính phủ Nhật Bản đã cố gắng tìm kiếm một con đường kinh tế mới, thay đổi cơ cấu sản xuất và chính sách ngoại thương cũng thay đổi để phù hợp với sự thay đổi này, đó là thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu cho phù hợp với cơ cấu sản xuất. Trên cơ sở nhận thức những vấn đề đó, chính sách ngoại thương của Nhật Bản trong thời kỳ mới, thời kỳ quốc tế hoá đời sống kinh tế mang những đặc trưng mới: Vừa hoà nhập vào nền kinh tế thế giới vừa thống nhất với chính sách cơ cấu sản xuất trong nước. 2.2. Chính sách đối với xuất khẩu 2.2.1. Chính sách tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu Trước đây và cho đến trong cả thời kì này, Nhật Bản luôn luôn lấy việc đẩy mạnh xuất khẩu làm động lực phát triển kinh tế của mình, nhưng trong tình hình mới có nhiều thay đổi thì chính sách xuất khẩu cũng phải thay đổi, điều đó thể hiện như sau: (1) Đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu, giảm bớt tình trạng quá tập trung vào một số mặt hàng nhất định. Các ngành sản xuất, nhất là các ngành sản xuất trụ cột, ví dụ như ngành sắt thép, đóng tàu, ôtô, hoá chất... phần lớn dựa vào thị trường nước ngoài để tiêu thụ sản phẩm của mình. Còn những mặt hàng xuất khẩu đòi hỏi lao động rẻ như gang thép, đóng tàu, ôtô, hoá chất, dệt may, đồ chơi...của Nhật Bản đã bắt đầu bị các loại hàng này của các nước đang phát triển, nhất là từ các nước NICS châu á cạnh tranh và thay thế. Trước tình hình đó chính phủ buộc phải thay đổi chính sách, khuyến khích xuất khẩu theo chiều hướng đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu, tránh trường hợp bị lệ thuộc quá nhiều vào thị trường xuất khẩu một số mặt hàng, giảm rủi ro trong thương mại quốc tế. (2) Thay đổi cơ cấu xuất khẩu cho phù hợp với sự thay đổi cơ cấu sản xuất Cơ cấu sản xuất trong thời kì này thay đổi theo hướng tiết kiệm nguyên liệu và có hàm lượng chất xám cao nên chính sách cơ cấu xuất khẩu trong thời kì này cũng thay đổi cho phù hợp với cơ cấu sản xuất này. Nghĩa là, gia tăng tỷ lệ xuất khẩu các mặt hàng là sản phẩm công nghệ hoá học mới, kỹ thuật mới, sản phẩm điện tử, dây chuyền sản xuất... Ngược lại, giảm xuất khẩu những mặt hàng chất lượng kém, hàng dệt, sắt thép... Khuynh hướng này chứng tỏ rằng tỷ trọng xuất khẩu những mặt hàng tập trung trí tuệ, giá trị cao ngày càng tăng. Đó cũng là cách thức đáp ứng yêu cầu về nguồn năng lượng, nguồn nguyên liệu, đóng góp cho sự phát triển hợp tác kinh tế quốc tế trong điều kiện mới, tăng cường các mối quan hệ thương mại với các nước phát triển, cân bằng ngoại thương với các nước tiên tiến. (3) Mở rộng thị trường xuất khẩu, tránh trường hợp xuất khẩu tập trung quá nhiều vào một số nước hay khu vực Trong thời kì trước, xuất khẩu của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào thị trường Mỹ và một phần thị trường Đông Nam Châu á nên tính dễ bị tổn thương ngày càng lớn. Trong những năm 50 và 60, việc xuất khẩu của Nhật Bản chưa vấp phải những vấn đề lớn do sức tiêu thụ của các bạn hàng của Nhật Bản vẫn đang trong quá trình mở rộng. Tuy vậy, từ những năm 70, môi trường trong nước và quốc tế đã có những biến đổi sâu sắc khiến cho điều kiện buôn bán của Nhật Bản xấu đi rõ rệt và Nhật Bản không thể duy trì chiến lược xuất khẩu như trước mà phải mở rộng thị trường xuất khẩu. Vì Vậy, cơ cấu thị trường xuất khẩu trong thời kì này có nhiều thay đổi lớn. Năm 1971, mức chênh lệch giữa xuất khẩu sang các nước phát triển và các nước đang phát triển lớn, nhưng đến những năm 80, mức chênh lệch này hầu như không còn nữa. Ngoài những thị trường truyền thống thì xuất khẩu sang thị trường Tây á , thị trường các nước xã hội chủ nghĩa tăng lên rõ rệt. (Bảng8) Bảng 7: Cơ cấu xuất nhập khẩu theo khu vực Xuất khẩu Nhập khẩu 1971 1975 1980 1971 1975 1980 Tổng kim ngạch (Triệu USD) 24019 55753 129807 19712 57863 140528 Các nước phát triển 54.3 42 47.1 52.1 41.3 35 Mỹ 31.2 20 24.2 25.3 20.1 17.4 Tây Âu 14.1 14.4 16.5 10.3 7.5 7.4 các nớc khác 9 7.7 6.4 16.5 13.7 10.2 các nước đang phát triển 40.9 49.6 45.8 43.1 53.5 60.3 Đông á 24 22.5 23.8 17.3 18.3 22.6 NICS 12.8 12.5 14.8 3.9 4.8 5.2 Nước sản xuât dầu mỏ 2.6 3.4 2.7 4.5 7.7 11.7 Tây á 3 10 10.1 15 28 31.1 Các nước khác 14.6 17 11.7 10.8 4.3 6.6 Các nước xã hội chủ nghĩa 4.8 8.4 7.1 4.8 5.2 4.7 Nguồn: trang 47-48 "Sách ngoại thương Nhật Bản" NXB Kinh tế Đông Dương năm 1992 (4) Tăng cường xuất khẩu tại chỗ tại các nước Các nước bạn hàng lớn của Nhật Bản ngày càng khó khăn về mặt kinh tế buộc phải tìm cách ngăn chặn sự bành trướng của hàng hoá Nhật Bản. Các nước phát triển yêu cầu Nhật Bản phải mở cửa thị trường Nhật cho hàng hoá của họ xâm nhập vào, đồng thời hạn chế xuất khẩu sang nước họ. Còn các nước ASEAN, vào những năm 70, tại các thành phố lớn xảy ra các cuộc biểu tình tẩy chay hàng Nhật. Mặt khác, do sự phát triển cao độ của thời kì trước đã dẫn đến hậu quả là môi trường ở Nhật Bản quá ô nhiễm, buộc Nhật Bản phải hạn chế những ngành sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng. Do đó, chính phủ và các doanh nghiệp buộc phải thay đổi chính sách của mình và một trong những biện pháp đó là tăng cường đầu tư hợp tác sản xuất tại các nước Âu Mỹ nhằm bán hàng của Nhật Bản tại thị trường các nước này mà vẫn đối phó với chính sách bảo hộ của các nước. Mặt khác, di chuyển những nhà máy, sản xuất những mặt hàng đòi hỏi năng lượng và lao động sống sang các nước Châu á để xuất khẩu tại chỗ ở các nước này và cung cấp sang thị trường Âu Mỹ mà không bị các nước này phản đối. 2.3. Chính sách đối với nhập khẩu 2.3.1. Nhật Bản và vòng đàm phán Tokyo - các chính sách về thuế Vòng đàm phán Tokyo: Vòng đàm phán Tokyo diễn ra từ tháng 9/1973 đến tháng 7/1979 được tổ chức với sự tham gia của 99 nước. Những kết quả chính của vòng đàm phán này là: Mức thuế quan mà các nước phát triển đánh vào các hàng công nghiệp được giảm trung bình khoảng 33%. Thuế quan đối với hàng nông sản được giảm xuống đáng kể. Giá trị, khối lượng buôn bán quốc tế và các mặt hàng nông sản được giảm mức thuế nhập khẩu lên tới khoảng 15 tỷ USD năm 1976. Vòng đàm phán Tokyo mở rộng nội dung đàm phán đến hàng rào phi thuế quan, coi những vấn đề của hàng rào thuế quan và phi thuế quan có tầm quan trọng như nhau. Về nguyên tắc không chờ đợi sự có đi có lại của các nước đang phát triển đã đạt được một số thoả thuận về cơ sở pháp lý của kế hoạch tổng quát về ưu đãi( GSP) và những ưu đãi khác nữa giành cho các nước đang phát triển. Vòng đàm phán Tokyo và vấn đề giảm thuế quan Như đã đề cập, Nhật Bản đã nổ lực phấn đấu cho những vòng đàm phán của GATT. Vòng đàm phán Tokyo là vòng đàm phán do Nhật Bản đề xướng và cùng với Mỹ là thành viên tích cực nhất trong vòng đàm phán này. Nhật Bản đã đưa ra đề nghị giảm thuế nhập khẩu đối với một số lớn các mặt là và quốc gia đầu tiên chuẩn y nhưng bản hiệp định đã được kí kết. Ngoài ra, tháng 3 năm 1978, chính phủ Nhật Bản đã thực hiện ngay đợt giảm thuế đầu tiên trước thời gian quy định để biểu thị sự hưởng ứng trước kết quả của cuộc đàm phán. Nói chung Nhật Bản cắt giảm thuế trong khuôn khổ vòng đàm phán Tokyo nhiều hơn so với các nước khác, và mức thuế quan trung bình ở Nhật Bản sau thực hiện đầy đủ những nhượng bộ về thuế còn thấp hơn nhiều so với mức thuế đánh vào các mặt hàng tương ứng ở các nước phát triển khác. Bảng 8: Tỷ lệ giảm thuế quan trước và sau vòng đàm phán Tokyo Đơn vị (%) Hàng nông sản SP ngành CN mỏ (trừ dầu) Các sản phẩm khác (Trừ dầu) Trước Sau Trước Sau Trước Sau NB 9,7 8,6 (7,0) 5,8 3,0 (2,8) 7,2 5,0 (4,7) Mỹ 3,7 2,9 6,1 4,2 5,7 4,0 EC 12,9 12,3 6,6 4,9 8,1 6,6 Nguồn: trang 61"Thuế quan Nhật Bản" ToKyo năm 1992. Ghi chú: Giá trị ghi trong () là giá trị thực hiện. Rõ ràng là Nhật Bản đã giữ một vị trí có thế lực mạnh hơn nhiều trong cộng đồng kinh tế quốc tế so với thời kì tiến hành vòng đàm phán Kennedy. Tác dụng của việc giảm thuế quan. Người Nhật hiểu rõ hơn ai hết rằng nước họ được hưởng lợi rất nhiều qua việc thực hiện tự do thương mại giữa nhiều nước trên thế giới và do đó Nhật Bản đóng vai trò lãnh đạo trong việc duy trì và củng cố chế độ tự do hoá thương mại. Thật vậy, kết quả chính của vòng đàm phán Tokyo là giảm các loại thuế đã ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế Nhật Bản . Thứ nhất, mức thuế quan đối với hàng công nghiệp giảm 35%. Đây là một tỷ lệ giảm đáng kể. Việc giảm thuế như thế này tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp Nhật, đặc biệt là những ngành công nghiệp có lợi thế so sánh. Có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế với giá cả rất rẻ, như những ngành chế tạo, điện tử... trái lại nó cũng tạo điều kiện tốt cho chính Nhật Bản nhập khẩu với giá rẻ những sản phẩm của ngành công nghiệp mà ngành đó đang bị suy thoái. Chính phủ không khuyến khích những ngành đang suy thoái và việc giảm thuế quan đã làm cho Nhật Bản không cần phải tốn nhiều chi phí mà vẫn thoả mãn được nhu cầu tiêu dùng trong nước. Thứ hai, việc giảm thuế các mặt hàng nông sản, Nhật Bản trước sau vẫn là nước bảo hộ nông nghiệp, quota nhập khẩu hàng nông sản vẫn được áp dụng với 22 nông sản. Thế nhưng, nền kinh tế phát triển, cơ cấu sản xuất thay đổi, ngành nông nghiệp bị thu hẹp lại. Vì thế sự phụ thuộc của Nhật Bản vào ngũ cốc và các loại lương thực nhập khẩu khác lại cao hơn rất nhiều so với các nước trong cộng đồng Châu Âu hoặc Mỹ.Cho nên, mục đích bảo hộ nền nông nghiệp trong nước nhằm: (1) Duy trì ở một mức độ nhất định việc tự túc về lương thực hoặc ngăn chặn sự suy giảm đó; (2) Tạo điều kiện cho nông dân có thu nhập, đặc biệt là những nông dân ở vùng chuyên nông nghiệp ở đó không có mấy cơ hội làm ăn ngoài sản xuất nông nghiệp. Như vậy, nói chung việc giảm thuế nông sản sẽ có lợi cho Nhật Bản hơn, giúp cho người dân Nhật Bản có thể tiêu dùng nông sản với giá cả vừa phải đối với những nông sản mà hoàn toàn dựa vào nhập khẩu. Còn đối với những mặt hàng mà Nhật Bản sản xuất được một phần thì chính phủ hỗ trợ bằng cách kết hợp với các biện pháp phi thuế quan như đã đề cập. Ngoài ra, trong thời kì này, Nhật Bản gặp nhiều khó khăn về vấn đề nhiên liệu, vấn đề quan hệ với bạn hàng nên Nhật Bản cũng phải thay đổi chính sách nhập khẩu của mình. (1) Giảm mức thuế quan, tăng hàng rào bảo vệ khác Nhật Bản rất nỗ lực, cố gắng cho vòng đàm phán Tokyo bằng cách giảm mức thuế quan đánh vào hàng hoá. Nhưng thực tế, trong giai đoạn này Nhật Bản hoàn thiện hệ thống luật về nhập khẩu , tăng cường các hàng rào phi thuế quan khác nhằm bảo hộ những ngành sản xuất trong nước mình, nhất là những ngành sản xuất còn non trẻ. Chỉ riêng về nhập khẩu , Nhật Bản đã xây dựng rất nhiều luật điều chỉnh: 4 luật có liên quan đến thuế quan (luật thuế quan, tỷ lệ thuế quan, luật xử lí tạm thời thuế quan, luật hải quan), luật quản lí ngoại thương và ngoại hối... Điều đó chững tỏ rằng hàng rào phi thuế quan của Nhật Bản phức tạp đến mức độ nào và Nhật Bản đã cố gắng bảo vệ thị trường trong nước đến mức độ nào. (2) Thay đổi cơ cấu nhập khẩu phục vụ cho việc thay đổi cơ cấu sản xuất. Cơ cấu sản xuất trong thời kì này có nhiều chuyển biến mới cho nên Nhật Bản cũng thay đổi cơ cấu nhập khẩu cho phù hợp với cơ cấu sản xuất mới, phục vụ cho các ngành sản xuất mới. Về nhập khẩu , giảm nhập khẩu hàng nguyên liệu tăng nhập khẩu những mặt hàng tơ sợi, hàng tạp hoá với chất lượng thông thường và chất lượng tương đối thấp, tăng nhập khẩu các mặt hàng bán dẫn từ các nước đầu tư. Như thế có nghĩa là giảm nhập khẩu hàng nguyên liệu và tăng nhập khẩu hàng gia công. Vì vậy, thị phần nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu giảm đi rõ rệt. Nhập khẩu các nguyên liệu dệt, nguyên liệu sắt thép và các nguyên liệu khác giảm đi rõ rệt. Tuy nhiên, nhập khẩu dầu thô vẫn tăng. Đó là do, thứ nhất, ở Nhật Bản nhu cầu dầu vẫn lớn, thứ hai, qua 2 cuộc khủng hoảng dầu lửa, giá dầu tăng lên làm cho tỷ trọng nhập khẩu dầu trong toàn bộ kim ngạch nhập khẩu lớn, nhưng thực tế khối lượng dầu mỏ nhập khẩu vẫn giảm nhiều. (3) Mở rộng thị trường nhập khẩu để đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định Nhật Bản là một nước phụ thuộc nặng nề vào nguyên liệu nhập khẩu từ bên ngoài nhưng việc nhập khẩu này lại tập trung vào một số vùng chủ yếu. Do vậy, khi những nước này gặp biến động thì nền kinh tế Nhật Bản rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng. Chính vì vậy, Nhật Bản phải đa phương hoá thị trường nhập khẩu , tìm kiếm nguyên liệu ổn định ở các nước đang phát triển khác vì vậytỷ trong nhập khẩu từ các nước này tăng lên rõ rệt. (bảng 8) 2.4. Chính sách lãi xuất ngân hàng Chính sách về lãi xuất ngân hàng là một chính sách lớn ảnh hưởng rất nhiều đến giá trị đồng Yên, đến cán cân ngoại thương nói riêng và cán cân thanh toán quốc tế nói chung. Trong thời kì tự do hoá thương mại và tự do hoá ngoại hối thì rõ ràng chính sách tài chính nói chung và chính sách lãi xuất nói riêng cũng thay đổi nhiều. Sự thay đổi lãi suất này không chỉ đối ứng với cán cân thanh toán quốc tế mà còn phải đối ứng với sự thay đổi giá cả trong nước. Tại đây, chúng ta đề cập đến mối quan hệ giữa sự thay đổi lãi xuất và ngoại thương. Năm 1973, năm xảy ra cuộc khủng hoảng dầu lửa lần thứ nhất, cán cân ngoại thương giảm xút nghiêm trọng, ngân hàng nhà nước Nhật Bản liên tục tăng lãi xuất liên tục, đến tháng 12/1973 mức lãi xuất tăng lên kỉ lục là 9%. Việc đó dẫn đến hạn chế đầu tư làm cho nhu cầu nhập khẩu giảm, nhờ đó cán cân ngoại thương đã được cải thiện. Năm 1974, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng vẫn còn và điều kiện giao dịch giảm xuống (nhập khẩu với giá rất đắt và xuất khẩu với giá tương đối rẻ so với trước). Tuy vậy, trong suốt thời kì1973 ~ 1975, lãi suất cao, hạn chế nhập khẩu đã cải thiện được cán cân ngoại thương, nhưng thực tế đã làm hạn chế sự tăng trưởng của GNP năm 1974 là 0,7%. Năm 1975, cán cân thanh toán quốc tế đã đi vào ổn định, ngân hàng nhà nước liên tục hạ lãi xuất, cho đến tháng 3 năm 1978 lãi xuất là 3,5% và kết quả là kim ngạch xuất khẩu tăng lên liên tục, cán cân ngoại thương cũng biến đổi theo chiều hướng tốt, và nhờ đó GNP cũng tăng trưởng nhanh tróng. Tháng 4 năm 1978, chính phủ lại tăng lãi xuất để đối phó với tình hình vật giá leo thang, tốc độ phục hồi kinh tế vẫn chưa đạt yêu cầu theo quan điểm của các nhà chính trị. Trong năm 1978, chính phủ liên tục ba lần tăng lãi suất mặc dù giới doanh nghiệp rất phản đối việc này. Kết quả là tỷ lệ tăng trưởng thu nhập thực giảm, và cùng với việc đồng Yên tăng giá thì chỉ số điều kiện giao dịch giảm. Việc thực hiện chính sách này là ngoại lệ đẩu tiên từ sau cuộc chiến tranh. Trong năm 1979, cuộc khủng hoảng dầu lửa thứ II nổ ra và lần này chính phủ cũng buộc phải thắt chặt tiền tệ bằng cách tiếp tục tăng lãi suất. Chính sách này nhằm hạn chế sản xuất, hạn chế nhu cầu nhập khẩu, hạn chế mức thâm hụt trong cán cân ngoại thương do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng mang lại. Nhưng ngay trong năm 1979, chính phủ quyết định hạ lãi xuất nhằm khôi phục lại sản xuất trong nước, tăng cường khả năng xuất khẩu của mình. Vì thế mức thâm hụt lãi xuất trong năm 1979 đã được kìm chế rất nhiều. Năm 1980, cán cân thâm hụt đã hồi phục, và liên tục dư thừa trong những năm tiếp theo. Xuất khẩu tăng nhanh, kích thích sản xuất trong nước. Trong thời kì 83-84 những ngành sản xuất có liên quan đến xuất khẩu đặc biệt phát triển mạnh (chủ yếu là ngành điện tử). Tất cả các việc đó đã tạo cho Nhật Bản có thể giữ vững được tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định tuy không cao như thời kì tăng trưởng kinh tế cao độ. III. Thời kì đồng Yên tăng giá và quốc tế hoá nền kinh tế Nhật Bản (1985-nay) 1. Đặc điểm của nền kinh tế trong thời kì này (1) Mức dư thừa trong cán cân ngoại thương ngày càng gia tăng ( Bảng 3) (2) Đồng Yên liên tục tăng giá cho đến trước khủng hoảng tài chính Châu á Đồng Yên của Nhật Bản liên tục tăng giá, nhất là sau hiệp ước PLAZA được kí kết giữa các nước G5 vào tháng 9 năm 1985. Năm 85 thì 1 USD bằng 238 Yên nhưng đến năm 1994 là 102,21 Yên. (Bảng 3) (3) Nền kinh tế Nhật Bản phát triển chững lại và bắt đầu tăng trưởng ở mức thấp. Điều đó thể hiện ở chỗ tỷ lệ tăng trưởng GDP và GNP giảm đi, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp giảm. Trước năm 1992, Nhật Bản vẫn duy trì mức tăng trưởng không cao lắm nhưng cũng tương đối ổn định, nhưng từ năm 1992, mức tăng trưởng có lúc đã giảm xuống mức không. (Bảng 1) (4) Tình hình kinh tế bong bóng đã xảy ra và ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế. Nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng Châu á. Tình hình kinh tế “bong bóng” xảy ra vào năm 1986, làm cho đầu tư thiết bị tăng lên, nền kinh tế lâm vào trạng thái quá nóng, nhưng cũng nhờ đó nền kinh tế nhanh tróng hồi phục từ năm 1987. Vào năm 1991, tình hình “bong bóng” bắt đầu “vỡ”, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm nghiêm trọng. Từ giữa năm 1997, trên thế giới đã xảy ra cuộc khủng hoảng tiền tệ châu á, Điều này đã làm cho nền kinh tế Nhật Bản đình trệ, năng lực sản xuất giảm xuống, tỷ lệ tăng trưởng GDP giảm xuống mức kỉ lục 0,9%, mức tăng trưởng gần thấp nhất thế giới, và tình hình này tiếp tục cho đến khi Nhật Bản và một số nước phát triển như Mỹ chấp nhận tốc độ phát triển chậm nhưng ổn định. Chính sách kinh tế Đứng trước thách thức trên chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp xử lí tạm thời mang tính khẩn cấp. Cụ thể, từ năm 1985 ~ 1995, chính phủ đã 9 lần đưa ra những trương trình giải quyết khẩn cấp, tập trung vào việc đối phó với đồng Yên tăng giá và tình hình kinh tế bong bóng. Quan trọng nhất là việc chính phủ quyết định cải tổ nền kinh tế cho phù hợp với phân công lao động quốc tế và lấy nhu cầu trong nước làm động mực phát triển. Để đạt được mục tiêu chiến lược này, Nhật Bản tập trung vào việc giải quyết hai vấn đề lớn: mở rộng nhu cầu trong nước và thực hiện một cơ cấu hài hoà với quốc tế. Có thể nói những biên pháp chiến lược trên đã giúp Nhật Bản vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, bước vào năm 1997, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu á, nền kinh tế Nhật Bản lại đi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng. Chính phủ Nhật Bản nhận ra rằng cải cách kinh tế là lối thoát duy nhất để giải quyết khó khăn hiện nay, vì vậy, Nhật Bản đã đưa ra một số biện pháp cải cách v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchinh sach ngoai thuong.doc
Tài liệu liên quan